Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trình bày trên báo cáo tài chính của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập tại tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 141 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

VÕ THỊ THÚY KIỀU
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN
KẾ TOÁN TRÌNH BÀY TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC
ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ CÔNG LẬP TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÉ TP. HỒ CHÍ MINH

VÕ THỊ THÚY KIỀU
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN
KẾ TOÁN TRÌNH BÀY TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC
ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ CÔNG LẬP TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM NGỌC TOÀN

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các số
liệu trong luận văn là trung thực. Những kết quả của luận văn chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác
TPHCM, ngày 26 tháng 02 năm 2019
Tác giả

Võ Thị Thúy Kiều


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
TÓM TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ........................................................................ 1
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ................................................................................ 2
2.1 Mục tiêu nghiên cứu: .............................................................................................. 2
2.2 Câu hỏi nghiên cứu: ................................................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:............................................................................ 2
4. Phương pháp nghiên cứu: ......................................................................................... 3
5. Ý nghĩa của nghiên cứu............................................................................................. 3
6. Kết cấu luận văn ........................................................................................................ 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC .................................. 5
1.1 Các nghiên cứu nước ngoài ..................................................................................... 5

1.2 Các nghiên cứu trong nước ..................................................................................... 8
1.3 Nhận xét và khe hổng nghiên cứu ......................................................................... 15
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .......................................................................................... 24
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ....................................................................... 25
2.1 Tổng quan về CLTTKT ........................................................................................ 25
2.1.1 Thông tin kế toán ............................................................................................... 25
2.1.2 Chất lượng thông tin .......................................................................................... 26
2.1.3 Chất lượng thông tin kế toán .............................................................................. 29


2.1.3.1 Theo quan điểm của Chuẩn mực kế toán Việt Nam ....................................... 29
2.1.3.2 Quan điểm của IPSASB .................................................................................. 29
2.2 BCTC của các ĐVSNCL ...................................................................................... 30
2.2.1 BCTC của các ĐVSNCL theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ................ 30
2.2.1.1 Khái niệm, mục đích lập BCTC của các ĐVSNCL ........................................ 30
2.2.1.2 Trách nhiệm của các đơn vị trong việc lập BCTC ......................................... 32
2.2.1.3 Nội dung và thời hạn nộp BCTC .................................................................... 33
2.2.2 BCTC của các ĐVSNCL theo chuẩn mực kế toán công quốc tế....................... 33
2.2.2.1 Khái niệm và mục đích lập BCTC của các ĐVSNCL .................................... 33
2.2.2.2 Yêu cầu của hệ thống BCTC trong khu vực công .......................................... 34
2.3 Các lý thuyết nền liên quan đến CLTTKT trình bày trên BCTC của các đơn
vị sự nghiệp y tế công lập ........................................................................................... 34
2.3.1 Lý thuyết thông tin bất cân xứng ....................................................................... 35
2.3.2 Lý thuyết ủy quyền............................................................................................. 35
2.3.3 Lý thuyết thông tin hữu ích ................................................................................ 36
2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến CLTTKT trình bày trên BCTC của các đơn vị
sự nghiệp y tế công lập................................................................................................ 36
2.4.1 HTTTKT ............................................................................................................ 36
2.4.2 Môi trường pháp lý ............................................................................................ 37
2.4.3 Trình độ NVKT .................................................................................................. 39

2.4.4 Cam kết của nhà quản lý .................................................................................... 39
2.4.5 Cơ chế tài chính áp dụng tại đơn vị ................................................................... 40
2.4.6 Chất lượng dữ liệu.............................................................................................. 41
2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất.................................................................................. 42
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .......................................................................................... 45
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 46
3.1 Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................... 46
3.1.1 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 46


3.1.2 Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 47
3.2 Thang đo nháp ....................................................................................................... 48
3.3 Nghiên cứu định tính ............................................................................................. 51
3.4 Mô hình nghiên cứu và thang đo chính thức ........................................................ 55
3.5 Nghiên cứu định lượng ......................................................................................... 57
3.5.1 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát ........................................................................... 57
3.5.2 Mẫu và phương pháp chọn mẫu ......................................................................... 58
3.5.3 Thu thập dữ liệu ................................................................................................. 59
3.5.4 Xử lý và phân tích dữ liệu .................................................................................. 60
3.5.4.1 Phương pháp thống kê mô tả .......................................................................... 60
3.5.4.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo .......................................................................... 60
3.5.4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA................................................................... 60
3.5.4.4 Phân tích hồi quy đa biến ................................................................................ 61
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .......................................................................................... 63
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ................................... 64
4.1 Kết quả mô tả thống kê mẫu khảo sát ................................................................... 64
4.2 Kết quả nghiên cứu ............................................................................................... 66
4.2.3 Đánh giá thang đo. ............................................................................................. 66
4.2.3.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo. ................................................................... 66
4.2.3.2 Đánh giá giá trị thang đo các biến nghiên cứu ................................................ 69

4.2.4 Phân tích mô hình hồi quy đa biến ..................................................................... 73
4.2.4.1 Mô hình hồi quy tổng thể ................................................................................ 73
4.2.4.2 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu ..................................... 74
4.2.4.3 Kiểm định trọng số hồi quy............................................................................. 74
4.2.4.4 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến. ............................................................. 75
4.2.4.5 Kiểm định hiện tượng tự tương quan của phần dư ......................................... 76
4.2.4.6 Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư ........................................................ 76


4.2.4.7 Kiểm định giải định phương sai của sai số (phần dư) không đổi ................... 77
4.2.4.8 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.............................................................. 78
4.3 Bàn luận kết quả nghiên cứu ................................................................................. 79
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .......................................................................................... 82
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................... 83
5.1 Kết luận ................................................................................................................. 83
5.2 Kiến nghị ............................................................................................................... 84
5.2.1 Chất lượng dữ liệu.............................................................................................. 84
5.2.2 HTTTKT ............................................................................................................ 86
5.2.3 Cơ chế tài chính áp dụng tại đơn vị ................................................................... 87
5.2.4 Trình độ NVKT .................................................................................................. 88
5.2.5 Môi trường pháp lý ............................................................................................ 88
5.2.6 Cam kết của nhà quản lý .................................................................................... 89
5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài ............................................... 90
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 .......................................................................................... 92
KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................ 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

AIS: Accounting Information System
BCTC: Báo cáo tài chính
CLTT: Chất lượng thông tin.
CLTTKT: Chất lượng thông tin kế toán
ĐVSNCL: Đơn vị sự nghiệp công lập
FASB: Financial Accounting Standards Board
HTTTKT: Hệ thống thông tin kế toán
IASB: International Accounting Standards Board.
IPSAS: International Public Sector Accounting Standard
IPSASB: International Public Sector Accounting Standards Board
NVKT: Nhân viên kế toán
TTKT: Thông tin kế toán


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tổng hợp các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài nghiên cứu .......... 16
Bảng 2.1: Tiêu chuẩn CLTT ....................................................................................... 27
Bảng 2.2: Căn cứ xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất ........................................... 43
Bảng 3.1 Căn cứ xây dựng thang đo cho nhân tố HTTTKT ....................................... 48
Bảng 3.2: Căn cứ xây dựng thang đo cho nhân tố môi trường pháp lý ...................... 48
Bảng 3.3: Căn cứ xây dựng thang đo cho nhân tố môi trường pháp lý ...................... 49
Bảng 3.4: Căn cứ xây dựng thang đo cho nhân tố trình độ NVKT ............................ 49
Bảng 3.5: Căn cứ xây dựng thang đo cho nhân tố cam kết của nhà quản lý .............. 50
Bảng 3.6: Căn cứ xây dựng thang đo cho nhân tố chất lượng dư liệu ........................ 50
Bảng 3.7: Căn cứ xây dựng thang đo cho nhân tố CLTTKT ...................................... 51
Bảng 3.8: Kết quả khảo sát chuyên gia về thang đo nghiên cứu ................................ 53
Bảng 3.9: Thang đo chính thức của các biến nghiên cứu trong mô hình nghiên
cứu các nhân tố ảnh hưởng đến CLTTKT trình bày trên BCTC của các đơn vị
sự nghiệp y tế công lập tại TP.HCM ........................................................................... 56
Bảng 3.10: Tình hình thu thập dữ liệu nghiên cứu định lượng ................................... 60

Bảng 4.1: Kết quả thống kê về mẫu khảo sát .............................................................. 64
Bảng 4.2 Kết quả phân tích Crobach’s Alpha cho thang đo biến độc lập. ................. 67
Bảng 4.3 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha cho thang đo biến cam kết quản
lý (lần 2) ...................................................................................................................... 68
Bảng 4.4 Kết quả phân tích Crobach’s Alpha cho thang đo biến phụ thuộc .............. 69
Bảng 4.5 Kiểm định KMO và Bartlett cho thang đo các biến độc lập ....................... 69
Bảng 4.6 Bảng phương sai trích cho thang đo nhân tố độc lập .................................. 70
Bảng 4.7 Ma trận xoay các nhân tố ............................................................................. 71
Bảng 4.8 Kiểm định KMO và Bartlett cho thang đo biến phụ thuộc.......................... 72
Bảng 4.9 Bảng phương sai trích cho thang đo biến phụ thuộc ................................... 72
Bảng 4.10 Ma trận nhân tố biến phụ thuộc ................................................................. 73
Bảng 4.11 Bảng tóm tắt mô hình hồi quy ................................................................... 74


Bảng 4.12 Bảng ANOVA ........................................................................................... 74
Bảng 4.13 Bảng trọng số hồi quy ................................................................................ 75
Bảng 5.1: Thứ tự ảnh hưởng của các nhân tố đến CLTTKT trình bày trên BCTC
của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập tại TP.HCM................................................... 83


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Kết quả nghiên cứu của Trát Minh Toàn (2016) ........................................ 10
Hình 1.2: Kết quả nghiên cứu của Đỗ Nguyễn Minh Châu (2016) ............................ 11
Hình 1.3: Kết quả nghiên cứu của Trần Mỹ Ngọc (2017) .......................................... 13
Hình 1.4: Kết quả nghiên cứu của Đỗ Thị Hải Yến (2017) ........................................ 14
Hình 1.5: Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Hiếu và cộng sự
(2018) .......................................................................................................................... 15
Hình 2.1: Sơ đồ thể hiện đặc điểm CLTTKT theo IPSASB ....................................... 30
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất ....................................................................... 44
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu .................................................................................. 47

Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất ....................................................................... 55
Hình 4.1: Thống kê mẫu khảo sát theo thời gian làm việc trong lĩnh vực kế toán ..... 65
Hình 4.2: Thống kê mẫu khảo sát theo trình độ học vấn ............................................ 65
Hình 4.3: Thống kê mẫu khảo sát theo chức vụ.......................................................... 66
Hình 4.4 Đồ thị Histogram của phần dư đã chuẩn hóa ............................................... 76
Hình 4.5 Đồ thị P-P Plot của phần dư đã chuẩn hóa ................................................... 77
Hình 4.6 Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy ........................ 78


TÓM TẮT
Trong thời gian qua, cơ chế hoạt động, tài chính ở các cơ sở y tế công lập
được đổi mới theo hướng tăng cường giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm
cho đơn vị đã đem đến cho các đơn vị sự nghiệp y tế công lập tại TP.HCM nhiều
thách thức trong công tác quản lý tài chính. Ngoài ra, nhu cầu về đảm bảo
CLTTKT tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập tại TP.HCM tăng lên. Tuy nhiên
thực tế cho thấy các đối tượng sử dụng thông tin vẫn chưa hài lòng với TTKT
trên BCTC mà các đơn vị sự nghiệp y tế công lập TP.HCM cung cấp, mà nguyên
nhân chủ yếu xuất phát từ những hạn chế liên quan đến đội ngũ NVKT,
HTTTKT,...Do đó đề tài được thực hiện nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng
đến CLTTKT trình bày trên BCTC của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập tại
Tp.HCM. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện kết hợp giữa nghiên cứu
định tính và nghiên cứu định lượng. Kết quả nghiên cứu xác định được 6 nhân
tố ảnh hưởng đến CLTTKT trình bày trên BCTC của các đơn vị sự nghiệp y tế
công lập tại Tp.HCM bao gồm: HTTTKT, môi trường pháp lý, trình độ NVKT,
cam kết của nhà quản lý, cơ chế tài chính áp dụng tại đơn vị, chất lượng dữ liệu.
Từ khóa: nhân tố, ảnh hưởng, chất lượng thông tin, báo cáo tài chính, y
tế công lập
ABSTRACT
In recent years, the mechanism of operation and finance in public health
facilities has been renewed in the direction of strengthening the autonomy and

self-responsibility for units that have brought to medical service units public in
Ho Chi Minh City has many challenges in financial management. In addition,
the demand for quality information assurance in public health service units in
Ho Chi Minh City increased. However, the fact that the information users are
still not satisfied with the accounting information on the financial statements
provided by Ho Chi Minh public health units, but the main cause comes from
from restrictions related to accounting staff, accounting information system,


etc. Therefore, the topic is implemented to determine the factors affecting the
quality of accounting information presented in the newspaper. Financial
statements of public health service units in Ho Chi Minh City. The research
method is done in combination of qualitative research and quantitative
research. The research results identified 6 factors affecting the quality of
accounting information presented on the financial statements of public health
service units in Ho Chi Minh city including: accounting information system,
legal environment, accounting staff qualifications, managerial commitment,
financial mechanism applicable in units and data quality.
Keywords: factors, influence, quality of information, financial reports,
public health


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Tham gia vào hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân có
sự đóng góp của nhiều tổ chức, lực lượng xã hội và các tầng lớp nhân dân như Nhà
nước, các cơ sở khám, chữa bệnh, y tế dự phòng, dược, các tổ chức phi lợi
nhuận…Trong đó các cơ sở y tế chính là bộ phận trực tiếp quyết định mức độ hiệu

quả của công tác này. Chính vì vậy các hoạt động ở cơ sở y tế ở Việt Nam nói
chung và ở TP. Hồ Chí Minh nói riêng luôn là vấn đề được quan tâm nhằm đem lại
những đóng góp to lớn cho sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân
dân.
TTKT là kết quả của HTTTKT và là công cụ để mô tả vấn đề tài chính của
đơn vị. Nâng cao CLTTKT đã và đang trở thành nhu cầu cần thiết trong toàn xã hội
và trong mọi tổ chức ở nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, CLTT trong các đơn vị hành chính
sự nghiệp đang dần được quan tâm nhằm cải thiện hiệu quả quản lý, tự chủ tài chính
và kiểm soát tình hình sử dụng nguồn lực công một cách tiết kiệm và nâng cao hiệu
quả hoạt động.
Trong thời gian qua, cơ chế hoạt động, tài chính ở các cơ sở y tế công lập đã
từng bước được đổi mới theo hướng tăng cường giao quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm cho đơn vị đã đem đến cho các đơn vị sự nghiệp y tế công lập tại TP.HCM
nhiều thách thức không nhỏ trong công tác quản lý tài chính. Thêm vào đó những
bài học kinh nghiệm về vấn đề gian lận, làm sai lệch thông tin trong báo cáo tài
chính dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng phá sản của các đơn vị trong và ngoài
nước góp phần nâng cao nhu cầu về đảm bảo CLTTKT tại các cơ sở y tế này. Tuy
nhiên thực tế hiện nay cho thấy các đối tượng sử dụng thông tin vẫn chưa thực sự
hài lòng với TTKT nói chung và TTKT trên BCTC mà các đơn vị sự nghiệp y tế
công lập TP.HCM cung cấp, mà nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ những hạn chế
liên quan đến đội ngũ nhân viên kế toán tại đơn vị, HTTTKT, hay sự hạn chế trong
chất lượng dữ liệu,...
Nhận thức được tầm quan trọng của CLTTKT trên BCTC, nhiều tác giả đã


2

lựa chọn nghiên cứu đề tài về CLTTKT trên BCTC theo nhiều hướng tiếp cận khác
nhau, đối tượng nghiên cứu khác nhau, thời gian và không gian nghiên cứu khác
nhau. Tuy nhiên qua tìm hiểu, tác giả nhận thấy vẫn ít có nghiên cứu về các nhân tố

ảnh hưởng đến CLTTKT trên BCTC của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập trên địa
bàn TP.HCM được thực hiện. Từ những phân tích trên, tác giả lựa chọn đề tài “Các
nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trình bày trên BCTC của các
đơn vị sự nghiệp y tế công lập tại TP.HCM” làm luận văn của mình.
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu:
- Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến CLTTKT trình
bày trên BCTC của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập tại TP.HCM.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến CLTTKT trình bày trên BCTC của các
đơn vị sự nghiệp y tế công lập tại TP.HCM.
+ Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến CLTTKT trình bày trên
BCTC của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập tại TP.HCM.
2.2 Câu hỏi nghiên cứu:
Nghiên cứu được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi chính:
+ Câu hỏi 1: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến CLTTKT trình bày trên BCTC
của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập tại TP.HCM ?
+ Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến CLTTKT trình bày trên
BCTC của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập tại TP.HCM như thế nào ?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu trong luận văn này là các
nhân tố ảnh hưởng đến CLTTKT trình bày trên BCTC của các đơn vị sự nghiệp y tế
công lập tại TP.HCM.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu tại các đơn vị sự
nghiệp y tế công lập tại TP.HCM.


3


+ Về thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 06/2018 –
tháng 12/2018.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp: Định tính kết hợp với
định lượng.
Phương pháp định tính: Kế thừa các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài
nghiên cứu và tổng hợp cơ sở lý thuyết về chất lượng thông tin kế toán, tác giả xây
dựng mô hình nghiên cứu đề xuất và xây dựng thang đo nháp, bằng phương pháp
nghiên cứu định tính, thông qua khảo sát chuyên gia, tác giả nhận diện mô hình
nghiên cứu chính thức các nhân tố ảnh hưởng đến CLTTKT trình bày trên BCTC
của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập tại TP.HCM, và xây dựng thang đo nghiên
cứu chính thức cho đề tài, từ đó xây dựng bảng câu hỏi khảo sát chính thức phù hợp
với điều kiện ở các đơn vị sự nghiệp y tế công lập tại TP.HCM.
Phương pháp định lượng: Để nghiên cứu các nhân tố tác động đến CLTTKT
trình bày trên BCTC của các các đơn vị sự nghiệp y tế công lập tại TP. HCM, tác
giả tiến hành khảo sát thực tế các đối tượng qua bảng câu hỏi khảo sát bằng thang
đo Likert 5 mức độ, chọn mẫu bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Sử dụng
phần mềm SPSS 20.0 để hỗ trợ xử lý dữ liệu nghiên cứu. Đánh giá độ tin cậy thang
đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA, phân tích hồi quy để xác
định nhân tố và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến CLTTKT trình bày
trên BCTC của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập tại TP.HCM.
5. Ý nghĩa của nghiên cứu
Qua quá trình nghiên cứu, luận văn giải quyết được các mục tiêu như xác định
các nhân tố ảnh hưởng đến CLTTKT trình bày trên BCTC của các đơn vị sự nghiệp
y tế công lập tại TP.HCM và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến
CLTTKT trình bày trên BCTC của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập tại TP.HCM.
Từ đó nghiên cứu góp phần đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao CLTTKT trình
bày trên BCTC của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập tại TP.HCM. Qua nghiên



4

cứu luận văn nêu ra các gợi ý chính sách giúp cho các nhà quản lý có thể nâng cao
chất lượng thông tin BCTC và từ đó đưa ra các quyết định quản lý hoạt động, điều
hành tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập tốt hơn.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 5 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị


5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Ở chương 1, tác giả trình bày một số nghiên cứu tiêu biểu trong và ngoài
nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu về CLTTKT trình bày trên BCTC tại các
đơn vị, các nghiên cứu được liệt kê như sau:
1.1 Các nghiên cứu nước ngoài
Ball và cộng sự (2000) với nghiên cứu “The effect of international
institutional factors on properties of accounting earnings”. Journal of Accounting
and Economics. Volume 29, Issue 1, February 2000, Pages 1-51. Nghiên cứu này
tập trung vào các yếu tố thể chế để nghiên cứu sự tác động của nó đến CLTTKT vì
họ cho rằng chất lượng kế toán không chỉ phụ thuộc vào các chuẩn mực kế toán mà
còn dựa trên các yếu tố thể chế này để tuân theo các chuẩn mực kế toán. Họ nghiên
cứu sự khác biệt tại các quốc gia như Úc, Canada, Anh, Mỹ, Pháp, Đức và Nhật
Bản và phân loại các hệ thống pháp lý của các quốc gia này dưới dạng mã hoặc luật
chung. Ball và cộng sự (2000) cho thấy rằng các quốc gia mà hệ thống pháp lý ở đó

hướng đến bảo vệ các cổ đông thì CLTTKT sẽ tốt hơn; tiếp đó, các quốc gia mà luật
pháp ít hướng tới việc bảo vệ các bên liên quan thì CLTTKT ở quốc gia đó cũng
giảm xuống. Nghiên cứu được thực hiện với mẫu bao gồm hơn 40.000 quan sát của
các công ty trong giai đoạn từ 1985-1995.
Hongjiang Xu (2003) với nghiên cứu “Critical success factors for
accounting information systems data quality”. University of Southern Queensland.
Tác giả nhận định rằng thông tin chất lượng rất quan trọng cho sự thành công của tổ
chức trong môi trường cạnh tranh cao. Tác giả thực hiện nghiên cứu bằng phương
pháp nghiên cứu định tính qua đánh giá tài liệu, đánh giá công trình nghiên cứu
trước đây về quản lý CLTTKT, chất lượng dữ liệu và HTTTKT. Dựa trên các tài
liệu và những phát hiện của các nghiên cứu trước, tác giả xây dựng một mô hình
nghiên cứu sơ bộ cho các yếu tố ảnh hưởng đến CLTT trong HTTTKT. Đồng thời
nghiên cứu cũng tìm hiểu mối quan hệ giữa các bên liên quan và CLTT trong các
HTTTKT. Các bên liên quan chính là người cung cấp thông tin, người quản lý
thông tin, người sử dụng thông tin và kiểm toán nội bộ. Kết quả nghiên cứu cho


6

thấy có ba yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo CLTT trong AIS là: cam kết nhà
quản lý, giáo dục và đào tạo, và bản chất của các HTTTKT. Tiếp đó, các tác giả này
xác định chất lượng của TTKT có thể được đánh giá bằng bốn thuộc tính gồm tính
chính xác, kịp thời, đầy đủ và nhất quán, đồng thời kết quả nghiên cứu cũng cho
thấy vấn đề tổ chức, hệ thống và vấn đề con người là quan trọng để xác định
CLTTKT.
Bakisa Hariet Matovu (2005) với nghiên cứu “Perceived quality of
accounting information and performance of Small and Medium Enterprises
(SMEs)”. Accounting and finance Makerere University. Theo nghiên cứu này,
thông tin chất lượng rất quan trọng đối với sự thành công của các tổ chức, đồng thời
Hội đồng chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB) và Ủy ban Kế toán Tài chính (FASB,

1980) đã phát triển một khuôn khổ khái niệm cho BCTC, trong đó mức độ liên
quan, độ tin cậy, dễ hiểu và khả năng so sánh là những đặc điểm về CLTTKT.
Nghiên cứu tìm ra mối quan hệ tuyến tính tích cực đáng kể giữa CLTTKT và hiệu
quả hoạt động của các DNNVV. Từ đó tác giả đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao
CLTTKT (mức độ liên quan, chính xác, dễ hiểu và độ tin cậy), từ đó góp phần nâng
cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này. Trong nghiên cứu này để đo
lường CLTTKT tác giả đã sử dụng thang đo bao gồm các biến quán sát như:
 Thông tin trình bày hỗ trợ trong việc ra quyết định và phân bổ nguồn lực;
 Thông tin giúp bạn trong việc ra quyết định về huy động vốn;
 Thông tin được trình bày theo cách dễ hiểu;
 Thông tin giúp dự đoán và xác nhận mức chi tiêu;
 Nội dung BCTC ảnh hưởng đến quyết định kinh tế;
 Nguồn và mức chi tiêu có thể dễ hiểu;
 Nội dung BCTC ảnh hưởng đến nhận định của bạn về tình trạng của doanh
nghiệp;
 Thông tin giúp xác nhận kết quả của các hoạt động đã lên kế hoạch;
 Các hạng mục và mức chi tiêu có thể dễ dàng được hiểu
Ahmad Al-Hiyari và cộng sự (2013) với nghiên cứu “Factors that Affect


7

Accounting Information System Implementation and Accounting Information
Quality: A Survey in University Utara Malaysia”. American Journal of Economics
2013, 3(1): 27-31. Tạm dịch “Các yếu tố ảnh hưởng đến HTTTKT và CLTTKT:
Khảo sát tại Đại học Utara Malaysia”. Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định và
đo lường các nhân tố tác động đến HTTTKT và CLTTKT. Cụ thể nghiên cứu tiến
hành kiểm định các giả thuyết như:
 H1: Giữa con người và HTTTKT có mối quan hệ đáng kể.
 H2: Giữa sự tin tưởng của con người và CLTTKT có mối quan hệ đáng kể.

 H3: Giữa cam kết quản lý và HTTTKTcó mối quan hệ đáng kể.
 H4: Giữa cam kết quản lý và CLTTKT có mối quan hệ đáng kể.
 H5: Giữa HTTTKT và CLTTKT có mối quan hệ đáng kể.
 H6: Giữa chất lượng dữ liệu và HTTTKT có mối quan hệ đáng kể.
 H7: Giữa chất lượng dữ liệu và CLTTKT có mối quan hệ đáng kể.
Kết quả nghiên cứu cho thấy không có mối quan hệ giữa cam kết quản lý, chất
lượng dữ liệu kế toán đến CLTTKT, nguyên nhân được giải thích rằng doanh
nghiệp có thể kiểm soát, quản lý để có được dữ liệu kế toán có chất lượng cao và
điều này liên quan đến hành vi quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên,
nghiên cứu cũng đưa ra kiến nghị rằng cam kết quản lý là cần thiết cho hỗ trợ việc
thực hiện HTTTKT và đảm bảo nguồn lực đầy đủ cho công tác kế toán. Hơn nữa,
công tác quản trị đơn vị hiệu quả có thể làm tăng CLTTKT.
Hongjiang Xu (2015) với nghiên cứu “What Are the Most Important
Factors for Accounting Information Quality and Their Impact on AIS Data
Quality Outcomes?”Journal of Data and Information Quality.Volume 5 Issue 4,
February 2015 Article No. 14. Hongjiang Xu (2015) nhận định HTTTKT là một
trong những hệ thống quan trọng nhất trong bất kỳ tổ chức nào. Bằng việc đánh giá
tài liệu và tóm tắt các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài nghiên cứu, tác giả
xác định được các yếu tố quan trọng nhất tác động đến CLTTKT. Kết quả nêu ra ba
yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến CLTT của HTTTKT gồm: cam kết quản lý,
bản chất của HTTTKT (như sự phù hợp của hệ thống) và kiểm soát chất lượng dữ


8

liệu đầu vào.
Hassan, E., Yusof, Z. M., & Ahmad, K. (2018) với nghiên cứu “Determinant
Factors of Information Quality in the Malaysian Public Sector”. In Proceedings
of the 2018 9th International Conference on E-business, Management and
Economics (pp. 70-74). ACM. Các tác giả này nhận định thông tin luôn được coi là

thiết yếu và là cốt lõi của bất kỳ tổ chức nào. Thông tin chất lượng góp phần đáp
ứng các yêu cầu của người dùng trong việc ra quyết định, nó cũng là chìa khóa
trong việc giảm thiểu các rủi ro nhất định liên quan đến quá trình ra quyết định của
các đối tượng sử dụng thông tin. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định các
yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trong các tổ chức công cộng ở Malaysia
và cách thức các yếu tố này ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trong các dịch vụ
công cộng của Malaysia. Các tác giả đã xây dựng 13 giả thuyết để xem xét mối
quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin. Dữ liệu được thu thập
bằng bảng câu hỏi sau đó được phân tích bằng phương pháp PLS-SEM. Kết quả
nghiên cứu cho thấy có 10 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin gồm: (1)
cam kết quản lý cao nhất, (2) chính sách, (3) đào tạo, (4) quản lý hồ sơ và thông tin,
(5) sự tham gia của nhân viên, (6) cải tiến liên tục, (7) làm việc theo nhóm, (8) tập
trung vào khách hàng, (9) đổi mới, (10) quản lý nhà cung cấp thông tin. Nghiên cứu
này cũng đề xuất rằng lãnh đạo tổ chức nên ưu tiên mười yếu tố đã được chứng
minh là có ảnh hưởng đến chất lượng thông tin để quản lý chất lượng thông tin, từ
đó nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ công.
1.2 Các nghiên cứu trong nước
Nguyễn Bích Liên (2012) với nghiên cứu “Xác định và kiểm soát các nhân tố
ảnh hưởng CLTTKT trong môi trường ứng dụng hệ thống hoạch định nguồn lực
doanh nghiệp (ERP) tại các doanh nghiệp Việt Nam”. Luận án tiến sĩ kinh tế,
trường đại học kinh tế TP.HCM. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm giải quyết
những mục tiêu nghiên cứu như: hệ thống cơ sở lý thuyết về CLTTKT trong môi
trường ERP; xác định các nhân tố ảnh hưởng đến CLTTKT trong môi trường ERP
tại doanh nghiệp Việt Nam; và đo lường mức độ tác động của các nhân tố ảnh


9

hưởng đã nhận diện ở trên từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao CLTTKT
trong môi trường ERP. Qua nghiên cứu, tác giả đã xác định các nhân tố ảnh hưởng

đến CLTTKT gồm: Năng lực Ban quản lý và kiến thức nhà tư vấn triển khai ERP;
Phương pháp, kinh nghiệm của các nhà tư vấn triển khai và chất lượng dữ liệu; Chất
lượng phần mềm ERP; Thử nghiệm hệ thống và huấn luyện nhân viên; Đảm bảo hệ
thống ERP tin cậy; Chính sách nhân sự và quản lý thông tin cá nhân.
Nguyễn Xuân Hưng và cộng sự (2016) với nghiên cứu “Tác động của các
nhân tố bên ngoài doanh nghiệp đến tính thích đáng của CLTTKT trên BCTC”.
Journal Article. Theo các tác giả này thì hướng nghiên cứu về CLTT là đề tài thu
hút được rất nhiều tác giả tham gia nghiên cứu, có thể kể đến như CLTTKT, chất
lượng HTTTKT, CLTTKT quản trị,… Các tác giả nhận định TTKT được xem là
thành phần chủ yếu của thông tin quản lý, đảm nhận vai trò quản lý nguồn lực tài
chính của doanh nghiệp quyết định khả năng cạnh tranh và sự thành công. Bằng
phương pháp nghiên cứu định tính, tác giả đã xác định được các nhân tố bên ngoài
doanh nghiệp tác động đến tính thích đáng của CLTTKT trên BCTC. Tiếp đó sử
dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, qua kết quả nghiên cứu mô hình hồi quy,
tác giả xác định có mối quan hệ tác động của các nhân tố như: Áp lực về thuế, niêm
yết chứng khoán và kiểm toán độc lập đến tính thích đáng của CLTTKT trên
BCTC.
Trát Minh Toàn (2016) với nghiên cứu “Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng
đến CLTTKT trên BCTC tại các trường học công lập trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Long”. Nghiên cứu được thực hiện nhằm giải quyết các mục tiêu như xác định nhân
tố ảnh hưởng đến CLTTKT trên BCTC tại các trường học công lập trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Long và đánh giá mức độ các nhân tố ảnh hưởng đến CLTTKT trên BCTC tại
các trường học công lập trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Cụ thể kết quả nghiên cứu
được thể hiện ở mô hình dưới đây.


10

Chính sách kế toán áp dụng tại
đơn vị (β=0.741)

Thanh tra, giám sát (β=0.262)

Nhận thức của nhà quản lý
(β=0.247)

Chất lượng TTKT
trên BCTC tại các
trường học công
lập trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Long
(R2 hiệu chỉnh =
0.733)

Cơ chế tài chính áp dụng tại đơn
vị (β=0.187)

Khả năng kế toán viên tại trường
(β=0.164)

Hình 1.1: Kết quả nghiên cứu của Trát Minh Toàn (2016)
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, nhân tố chính sách kế toán áp dụng tại đơn vị
tác động mạnh nhất đến CLTTKT trên BCTC tại các trường học công lập trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Long, tiếp đến các nhân tố khác tác động giảm dần như thanh tra,
giám sát, nhận thức của nhà quản lý, cơ chế tài chính áp dụng tại đơn vị và cuối
cùng là sự tác động của nhân tố khả năng kế toán viên tại trường.
Đỗ Nguyễn Minh Châu (2016) với nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến
CLTT trên BCTC tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lâp trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh”. Trình bày tổng quan và cơ sở lý thuyết về CLTT trên BCTC,
các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài để từ đó đưa ra mô hình nghiên cứu đề

xuất. Nghiên cứu này chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp trong đó


11

nghiên cứu định tính góp phần xác định các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT trên
BCTC tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trên địa bàn TP.HCM và nghiên
cứu định lượng nhằm đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến CLTT trên
BCTC tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lâp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu tác giả đã đề xuất một số kiến nghị nhằm
nâng cao CLTT liên quan đến từng nhân tố theo mức độ tác động của chúng. Cụ thể
kết quả nghiên cứu được thể hiện ở mô hình dưới đây.

Môi trường pháp lý
( =0.175)
Môi trường kinh tế
( =0.081)
CLTT trên

Môi trường văn hóa

BCTC tại các

( =0.106)

đơn vị sự
nghiệp giáo

Môi trường chính trị


dục công lập
trên địa bàn

( =0.213)

TP. Hồ Chí

Hệ thống TTKT của đơn vị (
0.194)

=

Minh
2

(R hiệu chỉnh
= 0.712)

Khả năng của nhà quản lý
( =0.149)
Trình độ nhân viên kế toán
( =0.116)

Hình 1.2: Kết quả nghiên cứu của Đỗ Nguyễn Minh Châu (2016)
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)


12

Kết quả nghiên cứu cho thấy thứ tự tác động của các nhân tố đến CLTT trên

BCTC tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trên địa bàn TP. HCM theo thứ tự
giảm dần như sau: Môi trường chính trị; Hệ thống TTKT của đơn vị; Môi trường
pháp lý; Khả năng của nhà quản lý; Trình độ nhân viên kế toán; Môi trường văn
hóa; Môi trường kinh tế. Bên cạnh đó, mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu là
71.2% như vậy các nhân tố vừa nêu giải thích được 71.2% sự biến thiên của CLTT
trên BCTC tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trên địa bàn TP. HCM, còn
lại 28.8% sự biến thiên của CLTT trên BCTC tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục
công lập trên địa bàn TP. HCM là do các nhân tố khác chưa được nghiên cứu trong
đề tài này quyết định.
Trần Mỹ Ngọc (2017) với nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất
lượng thông tin BCTC phường/xã trên địa bàn huyện Châu Thành tỉnh Bến
Tre”. Nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp dựa trên
việc kiểm định, đánh giá độ tin cậy thang đo và phân tích nhân tố EFA với số lượng
mẫu là 151 mẫu. Kết quả nghiên cứu góp phần giải quyết những mục tiêu như: Xác
định các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin BCTC phường/xã trên địa bàn
huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến
chất lượng thông tin BCTC phường/xã trên địa bàn huyện Châu Thành tỉnh Bến
Tre. Qua kết quả nghiên cứu tác giả cũng đã đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao
chất lượng thông tin BCTC phường/xã trên địa bàn huyện Châu Thành tỉnh Bến
Tre. Kết quả nghiên cứu của tác giả này được trình bày tóm tắt theo mô hình dưới
đây:


×