Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng thẻ điểm cân bằng ở doanh nghiệp sản xuất tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 143 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

VÕ NGỌC HỒNG PHÚC

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ỨNG DỤNG
THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG Ở DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

VÕ NGỌC HỒNG PHÚC

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ỨNG DỤNG
THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG Ở DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: KẾ TOÁN
Mã số: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HUỲNH LỢI


TP.Hồ Chí Minh – Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dưới
sự hướng dẫn khoa học của người hướng dẫn.
Tôi không sao chép từ bất cứ một nghiên cứu nào đã được công bố, những kết
quả kế thừa, tham khảo đều được ghi rõ nguồn gốc và tất cả đều được liệt kê trong
danh mục tài liệu tham khảo.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2018

VÕ NGỌC HỒNG PHÚC


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC SƠ ĐỒ
DANH MỤC HÌNH VẼ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TÓM TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1.

Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................1

2.


Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu .....................................................3

3.

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ..................................................3

4.

Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................3

5.

Ý nghĩa và đóng góp của đề tài .........................................................................5

6.

Kết cấu của đề tài ..............................................................................................6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ..7
1.1.

Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan ..........................................7

1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài .......................................................... 7
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước ........................................................ 11
1.2.

Khe hổng nghiên cứu ......................................................................................14

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .........................................................................16

2.1.

Tổng quan các lý thuyết có liên quan .............................................................16

2.1.1. Các khái niệm, thuật ngữ có liên quan ....................................................... 16
2.1.1.1. Khái quát về BSC ................................................................................ 16
2.1.1.2. Khái niệm BSC .................................................................................... 19
2.1.1.3. Vai trò của BSC ................................................................................... 20
2.1.2. Các quan điểm, luận điểm trong tiếp cận nghiên cứu ứng dụng BSC ........ 21
2.1.3. Nội dung quy trình ứng dụng BSC ............................................................. 22
2.1.3.1. Phương diện tài chính ........................................................................ 22


2.1.3.2. Phương diện khách hàng ................................................................... 23
2.1.3.3. Phương diện quy trình kinh doanh nội bộ ......................................... 24
2.1.3.4. Phương diện học hỏi và phát triển ..................................................... 26
2.1.3.5. Mối liên hệ nhân - quả giữa các phương diện trong BSC ................. 27
2.1.4. Khái quát doanh nghiệp sản xuất................................................................. 28
2.2.

Giới thiệu một số giả thuyết và mô hình nghiên cứu ứng dụng BSC .............29

2.3.

Lý thuyết nền ..................................................................................................39

2.3.1. Lý thuyết ngẫu nhiên (Continggency theory) .............................................. 39
2.3.1.1. Nội dung chính .................................................................................. 39
2.3.1.2. Ứng dụng trong mô hình nghiên cứu ................................................ 39
2.3.2. Lý thuyết ủy nhiệm (Agency theory) .......................................................... 40

2.3.2.1. Nội dung chính .................................................................................. 40
2.3.2.2. Ứng dụng trong mô hình nghiên cứu ................................................ 41
2.3.3. Lý thuyết về mối liên hệ giữa chi phí và lợi ích nhận được ........................ 41
2.3.3.1. Nội dung ............................................................................................ 41
2.3.3.2. Ứng dụng trong mô hình nghiên cứu ................................................ 42
2.3.4. Lý thuyết xã hội học .................................................................................... 42
2.3.4.1. Nội dung lý thuyết ............................................................................. 42
2.3.4.2. Ứng dụng trong mô hình nghiên cứu ................................................ 42
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................44
3.1.

Khung nghiên cứu và quy trình nghiên cứu....................................................44

3.1.1. Khung nghiên cứu ....................................................................................... 44
3.1.2. Quy trình nghiên cứu ................................................................................... 45
3.2.

Giới thiệu giả thuyết, mô hình và thang đo ................................................. 47

3.2.1. Mô hình nghiên cứu .................................................................................... 47
3.2.2. Xây dựng thang đo ...................................................................................... 53
3.3.

Đối tượng khảo sát, mẫu nghiên cứu và quy trình thống kê, xử lý ............. 55

3.3.1. Đối tượng khảo sát ...................................................................................... 55
3.3.2. Mẫu nghiên cứu .......................................................................................... 55
3.3.3. Quy trình khảo sát, thống kê và xử lý thông tin ......................................... 56



3.4.

Giới thiệu các kỹ thuật và tiêu chuẩn kiểm định định lượng....................... 57

3.5.

Quy trình nhập liệu, xử lý, trích xuất báo cáo phân tích ............................. 58

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................60
4.1.

Kết quả nghiên cứu ...................................................................................... 60

4.1.1. Kết quả nghiên cứu định tính ...................................................................... 60
4.1.2. Kết quả sơ bộ từ mẫu thống kê ban đầu ..................................................... 62
4.1.3. Kết quả nghiên cứu cụ thể qua kiểm định và định lượng ........................... 64
4.1.3.1. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo ....................... 64
4.1.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA ........................................................ 74
4.1.3.3. Phân tích phương trình hồi quy tuyến tính bội .................................... 79
4.2.

Thảo luận về kết quả nghiên cứu ................................................................. 86

4.2.1. Nghiên cứu định tính .................................................................................. 86
4.2.2. Thống kê mô tả ........................................................................................... 87
4.2.3. Kết quả nghiên cứu định lượng .................................................................. 88
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ...............................................................93
5.1.

Kết luận........................................................................................................ 93


5.2.

Hàm ý chính sách ........................................................................................ 95

5.3.

Hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai ............................................ 99

KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................101
Tài liệu tham khảo
PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CHUYÊN GIA
PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP KHẢO SÁT
PHỤ LỤC 3: BẢNG CÂU HỎI TRAO ĐỔI CHUYÊN GIA
PHỤ LỤC 4: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT
PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Quá trình hình thành và phát triển của BSC ............................................... 16
Bảng 2.2: Mục tiêu và thước đo của phương diện tài chính ................................................ 22
Bảng 2.3: Mục tiêu và thước đo của phương diện khách hàng............................................ 24
Bảng 2.4: Mục tiêu và thước đo của phương diện quy trình kinh doanh nội bộ ................. 25
Bảng 2.5: Mục tiêu và thước đo của phương diện học hỏi và phát triển ............................. 26
Bảng 3.1: Thang đo và mã hóa biến quan sát ...................................................................... 53
Bảng 4.1: Bảng thống kê mẫu khảo sát theo trình độ học vấn............................................. 63
Bảng 4.2: Bảng thống kê mẫu khảo sát theo chức vụ .......................................................... 63
Bảng 4.3: Bảng thống kê mẫu khảo sát theo chức vụ .......................................................... 64
Bảng 4.4: Mô tả biến Quy mô doanh nghiệp ....................................................................... 65
Bảng 4.5: Độ tin cậy của thang đo biến Quy mô doanh nghiệp .......................................... 65

Bảng 4.6: Mô tả biến Nhận thức của cấp quản lý về BSC................................................... 66
Bảng 4.7: Độ tin cậy của thang đo biến Nhận thức của cấp quản lý về BSC ...................... 66
Bảng 4.8: Mô tả biến Chiến lược kinh doanh ...................................................................... 67
Bảng 4.9: Độ tin cậy của thang đo biến Chiến lược kinh doanh ......................................... 68
Bảng 4.10: Mô tả biến Chi phí thực hiện BSC .................................................................... 68
Bảng 4.11: Độ tin cậy của thang đo biến Chi phí thực hiện BSC ....................................... 69
Bảng 4.12: Mô tả biến Trình độ kế toán viên ...................................................................... 70
Bảng 4.13: Độ tin cậy của thang đo biến Trình độ kế toán viên ......................................... 70
Bảng 4.14: Mô tả biến Mức độ cạnh tranh .......................................................................... 71
Bảng 4.15: Độ tin cậy của thang đo biến Mức độ cạnh tranh .............................................. 71
Bảng 4.16: Độ tin cậy của thang đo biến Mức độ cạnh tranh lần 2 ..................................... 72
Bảng 4.17: Thống kê mô tả biến Ứng dụng BSC ở DNSX tại TP.HCM ............................ 73
Bảng 4.18: Độ tin cậy của thang đo biến Ứng dụng BSC ở DNSX tại TP.HCM ............... 73
Bảng 4.19: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett cho biến độc lập ...................................... 74
Bảng 4.20: Tổng phương sai trích ....................................................................................... 75
Bảng 4.21: Ma trận xoay...................................................................................................... 76
Bảng 4.22: Tổng phương sai trích phân trích lần 2 ............................................................. 77
Bảng 4.23: Ma trận xoay trong phân tích lần 2 ................................................................... 78
Bảng 4.24: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett cho biến phụ thuộc.................................. 79
Bảng 4.25: Tổng phương sai trích ....................................................................................... 79
Bảng 4.26: Tương quan Pearson .......................................................................................... 80
Bảng 4.27: Kiểm định độ phù hợp của mô hình và tính độc lập của phần dư ..................... 81
Bảng 4.28: Phân tích ANOVA ............................................................................................ 82
Bảng 4.29: Kết quả hồi quy ................................................................................................. 82


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: BSC biến chiến lược thành hành động .................................................... 19
Sơ đồ 2.2: Mối liên hệ nhân – quả giữa các thước đo trong BSC............................. 27



DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 3.1: Khung nghiên cứu ..................................................................................... 45
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu .................................................................................. 48
Hình 4.1: Biểu đồ phân tán phần dư ......................................................................... 84
Hình 4.2: Biểu đồ Normal P-P plot đối với phần dư đã chuẩn hóa .......................... 85
Hình 4.3: Biểu đồ Histogram đối với phần dư đã chuẩn hóa .................................... 85


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
-

BSC: Bảng điểm cân bằng (Balanced Scorecard)

-

CNTT: Công nghệ thông tin

-

DN: Doanh nghiệp

-

DNSX: Doanh nghiệp sản xuất

-

DT: Doanh thu


-

EFA: Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis)

-

GDP: Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

-

HTK: Hàng tồn kho

-

KH: Khách hàng

-

KMO: Kaiser-Meyer-Olkin

-

KTQT: Kế toán quản trị

-

NV: Nhân viên

-


OLS: Phương pháp bình phương nhỏ nhất (Ordinary Least Square)

-

PPNC: Phương pháp nghiên cứu

-

ROCE: Tỷ suất sinh lợi trên vốn dài hạn (Return On Capital Employed)

-

SXKD: Sản xuất kinh doanh

-

TNXH: Trách nhiệm xã hội

-

TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh


TÓM TẮT
Trong một nền kinh tế mang tính toàn cầu hóa, cạnh tranh khốc liệt, rủi ro và
sự đa dạng hàng hóa, dịch vụ cùng với sự phát triển của việc ứng dụng kỹ thuật
công nghệ vào sản xuất kinh doanh, BSC là một công cụ đo lường hiệu suất cần
thiết cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên vẫn còn thiếu những nghiên cứu về
những nhân tố tác động đến ứng dụng BSC ở những doanh nghiêp sản xuất tại
TP.HCM. Nghiên cứu được thực hiện nhằm nhận diện và đo lường mức độ tác động

của những nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng BSC nhằm mục đích đo lường thành
quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở những doanh nghiệp sản xuất tại TP.HCM.
Nghiên cứu được thiết kế như một cuộc khảo sát thực tế 153 doanh nghiệp sản xuất
tại TP.HCM và sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích
mô hình hồi quy bội bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS). Kết quả
nghiên cứu cho thấy quy mô doanh nghiệp, mức độ áp lực cạnh tranh, trình độ của
kế toán viên, nhận thức của nhà quản lý về BSC, chiến lược kinh doanh của doanh
nghiệp và chi phí tổ chức thực hiện BSC có tác động tích cực đến ứng dụng BSC ở
những doanh nghiệp sản xuất tại TP.HCM. Kết quả nghiên cứu góp phần giúp
doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng BSC trong đánh giá hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất tại TP.HCM.
Từ khóa: Thẻ điểm cân bằng, Nhân tố ảnh hưởng, Doanh nghiệp sản xuất


ABSTRACT
In a globalized economy, fierce competition, risks and a variety of goods and
services along with the development of the application of technology into
production and business, BSC is a performance measurement tools necessary for
Vietnamese enterprises. However, there is still a lack of study about the factors that
influence the usage of BSC for performance measurement in manufacturing
enterprises in Ho Chi Minh City. The study was undertaken to identify and to
measure the impact of the factors affecting the usage of BSC for performance
measurement in manufacturing enterprises in Ho Chi Minh City. The study was
designed as an empirical investigation by conducting 153 questionnaires given to
the manufacturing enterprises in Ho Chi Minh City and using Exploratory Factor
Analysis (EFA), Ordinary Least Square (OLS) regression analysis. The results of
this study showed that the size of organization, intensity of competition, the
accounting level, managers perceive about BSC, the business strategy and cost of
adoption of BSC have positive impact on the usage BSC in manufacturing
enterprises in Ho Chi Minh City. This study will help manufacturing enterprises in

Ho Chi Minh City can improve the effectiveness of usage BSC for performance
measurement.
Keywords: Balanced Scorecard, Factors affecting, Manufacturing enterprises


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh của một nền kinh tế mang tính toàn cầu hóa về thị trường như
hiện nay, tính cạnh tranh, rủi ro và sự đa dạng hàng hóa, dịch vụ cộng với sự phát
triển của việc ứng dụng kỹ thuật công nghệ vào sản xuất kinh doanh, những thước
đo truyền thống được ứng dụng trong đánh giá hiệu quả hoạt động SXKD đã dần
trở nên lạc hậu. Để bắt kịp đà phát triển trên, mỗi doanh nghiệp cần phải xây dựng
một hệ thống quản lý đảm bảo cho các chiến lược của công ty thực hiện một cách
linh hoạt và hiệu quả ngay từ khi lập kế hoạch đến thực hiện và duy trì kiểm soát,
nhằm tạo điều kiện phát triển cũng như góp phần giúp cho mỗi doanh nghiệp tăng
cường lợi thế trong thị trường cạnh tranh.
Để đáp ứng những yêu cầu trên, mỗi doanh nghiệp thật sự cần một công cụ
nhằm mục đích kiểm soát quản lý, kết hợp với các công cụ kế toán tài chính cũng
như phi tài chính khác để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Thực tế đã có nhiều mô hình hệ thống quản lý và công cụ kế toán
quản trị được sử dụng và đã mang lại hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cao
cho các doanh nghiệp ở Việt Nam. Trong số đó, BSC tồn tại như một công cụ giúp
doanh nghiệp định hướng tầm nhìn và chiến lược kinh doanh của mình thông qua
bốn mục tiêu cơ bản: quy trình nội bộ, khách hàng, tài chính, và học hỏi để phát
triển. Từ đó hỗ trợ cho doanh nghiệp triển khai, đánh giá chiến lược kinh doanh,
liên kết chiến lược với hoạt động và tạo ra nhiều giá trị lợi ích trong tương lai.
Tại Việt Nam hiện nay, việc vận dụng BSC để đánh giá thành quả hoạt động đã
được các ngân hàng và doanh nghiệp thực hiện, tuy nhiên mức độ vận dụng BSC

vào các doanh nghiệp còn khá khiêm tốn. Quá trình tổ chức thực hiện BSC vào
đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt
Nam chịu sự tác động của cả nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài. Chúng có thể
tác động thúc đẩy hoặc kiềm hãm việc ứng dụng công cụ BSC vào mỗi doanh
nghiệp. Chính vì vậy, nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến ứng dụng BSC là
thật sự cần thiết. Đã có không ít các nghiên cứu về BSC tại Việt Nam nhưng đa


2

phần là đánh giá thành quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một tổ chức cụ thể,
chưa có nhiều nghiên cứu tổng hợp về nhận diện các nhân tố ảnh hưởng, đồng thời
đo lường mức độ ảnh hưởng của chúng đến ứng dụng BSC tại Việt Nam nói chung
và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
Hơn nữa, theo số liệu thống kê được tổng hợp bởi Tổng cục thống kê về cơ cấu
kinh tế năm 2017, nhóm các công ty sản xuất chiếm tỷ trọng 48.68% trong GDP của
cả nước. Riêng đối với Thành phố Hồ Chí Minh, đầu năm 2017, Tổng Cục thống kê
đã công bố rằng TP. Hồ Chí Minh có số lượng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao
trong cả nước chiếm 33.7% số doanh nghiệp cả nước và thuộc nhóm các thành phố
có tốc độ tăng số lượng doanh nghiệp cao nhất cả nước. Trong đó, tỷ trọng GDP của
chuỗi doanh nghiệp sản xuất ở TP.HCM chiếm 25.59% trong tổng GDP của Thành
phố. Từ đó ta thấy, Thành phố Hồ Chí Minh là một đầu tàu kinh tế của cả nước, đặc
biệt khu vực doanh nghiệp sản xuất đóng góp một phần không nhỏ trong tỷ lệ tăng
trưởng GDP của cả nước nói chung và của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
Trong điều kiện hội nhập gắn liền với cạnh tranh như hiện nay, một công cụ đo
lường hợp lý như BSC là một yêu cầu thiết yếu. Vì vậy, nghiên cứu những nhân tố
ảnh hưởng đến ứng dụng BSC ở các DNSX tại TP.HCM thật sự là một vấn đề
chuyên môn kế toán hết sức cần thiết. Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
đến ứng dụng BSC góp phần vào nguồn tài liệu để các doanh nghiệp sản xuất tham
khảo khi ứng dụng BSC nhằm mang lại hiệu quả quản trị cao hơn. Nhận biết được

các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng BSC, đo lường mức độ tác động và hướng tác
động của những nhân tố đó sẽ giúp thúc đẩy việc ứng dụng BSC. Bên cạnh đó,
những cán bộ quản lý doanh nghiệp, kế toán viên hay cụ thể hơn là cán bộ phụ trách
triển khai thực hiện BSC có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp với mỗi doanh nghiệp
nhằm mang lại hiệu quả cao hơn khi ứng dụng BSC.
Chính vì những lý do trên, tác giả tiến hành nghiên cứu “Các nhân tố ảnh
hưởng đến ứng dụng thẻ điểm cân bằngở các doanh nghiệp sản xuất tại Thành
phố Hồ Chí Minh” để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng BSC ở các
doanh nghiệp sản xuất kết hợp đo lường mức độ tác động của các nhân tố này.


3

2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
2.1.

Mục tiêu nghiên cứu
-

Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ứng

dụng Bảng điểm cân bằng ở các doanh nghiệp sản xuất tại TP. Hồ Chí Minh.
-

Mục tiêu cụ thể:
Nhận diện những nhân tố tác động đến ứng dụng BSC ở những

doanh nghiệp sản xuất tại TP.HCM.
Đo lường mức độ tác động của những nhân tố đến ứng dụng BSC
ở những doanh nghiệp sản xuất tại Thành phố Hồ Chí Minh.

2.2.

Câu hỏi nghiên cứu
-

Các nhân tố nào ảnh hưởng đến ứng dụng BSC ở các doanh nghiệp

sản xuất tại TP.HCM?
-

Mức độ tác động của những nhân tố đến ứng dụng BSC ở các doanh

nghiệp sản xuất tại TP.HCM và mối tương quan giữa các nhân tố đó như thế nào?
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1.

Đối tượng nghiên cứu: Những nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng BSC ở

các doanh nghiệp sản xuất tại TP.HCM.
3.2.

Phạm vi nghiên cứu: Những doanh nghiệp sản xuất tại TP.HCM đã,

đang và có thể ứng dụng BSC, số liệu khảo sát trong năm 2018.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1.

Dữ liệu nguồn
Dữ liệu thứ cấp: những ấn bản sách, bài báo, công trình nghiên cứu về


BSC trước đây đã được công bố, những nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến ứng
dụng BSC và kể cả những nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán quản
trị trong và ngoài nước.
Dữ liệu sơ cấp: được thu thập từ bảng câu hỏi khảo sát.
4.2.

Phương pháp nghiên cứu định tính: Phân tích dữ liệu, tham khảo ý

kiến chuyên gia để lựa chọn, phát thảo mô hình nghiên cứu, biểu hiện đo và thang


4

đo những nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng BSC ở các doanh nghiệp sản xuất tại
TP. HCM.
4.3.

Phương pháp nghiên cứu định lượng
Phương pháp đo lường và phân tích dữ liệu
Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhận diện các nhân tố tác

động đồng thời đo lường xem các nhân tố tác động với mức độ như thế nào và tham
khảo từ kết quả nghiên cứu những nhân tố tác động đến ứng dụng BSC của Islam và
cộng sự (2014), tác giả áp dụng mô hình EFA (mô hình phân tích nhân tố khám
phá) nhằm mục đích nhận diện và đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố ảnh
hưởng đến ứng dụng BSC ở các doanh nghiệp sản xuất tại TP. HCM có thể thu gọn
để tạo thành một nhân tố đại diện để kiểm định hay không. Theo Nguyễn Đình Thọ
(2013) thì mô hình phân tích nhân tố EFA là một mô hình phân tích đa biến, được
sử dụng để rút gọn tạo thành một tập F các nhân tố (F(biến quan sát). Tác giả sử dụng kiểm định KMO (Kaiser-Meyer-Olkin measure of

sampling adequacy), kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) và xem xét
trọng số nhân tố để xem xét tính đại diện của các biến trong mô hình. Trong nghiên
cứu này, tác giả sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha để kiểm định độ tin cậy thang đo.
Cuối cùng, tác giả tiến hành mô hình phân tích hồi quy bội thông qua
phương pháp OLS (phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường) với mục đích
kiểm định định lượng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng (biến độc lập)
đến ứng dụng BSC ở các DNSX tại TP.HCM (biến phụ thuộc). Một trong những
mô hình thống kê được sử dụng phổ biến trong kiểm định các lý thuyết khoa học
(giả thuyết, mô hình) là mô hình hồi quy tuyến tính đa biến (Nguyễn Đình Thọ,
2013). Trong mỗi mô hình thống kê trong đó có hồi quy, chúng ta cần biểu diễn mối
tương quan giữa các biến được lập trong mô hình để nắm được bản chất của chúng.
Tuy nhiên, trong thực tiễn nghiên cứu, chúng ta không biết được chúng vì chúng ta
không có dữ liệu của đám đông, vì vậy cần phải ước lượng và kiểm định bản chất
mối tương quan giữa các biến được lập trong mô hình thông qua dữ liệu mẫu
(Nguyễn Đình Thọ, 2013). Mô hình hồi quy bội biểu diễn mối quan hệ giữa nhiều


5

biến độc lập với một biến phụ thuộc định lượng có dạng: Yi = f(Xi) + εi = β0 + βiXi +
εi (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Phương pháp OLS là một kỹ thuật trong thống kê mà
tổng các độ lệch bình phương giữa 1 biến phụ thuộc và 1 biến độc lập là nhỏ nhất
(Eric Tanya, 2011). Hay nói cách khác, cực tiểu phần dư ε trong phương trình có
nghĩa là đường hồi quy biểu diễn tốt nhất mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ
thuộc với sai số nhỏ nhất (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Hơn nữa, việc thiết lập mô
hình hồi quy bội cũng nhằm mục đích nhận diện xem hiện tượng đa cộng tuyến có
xuất hiện hay không.
Công cụ phục vụ phân tích, thống kê và xử lý dữ liệu được dùng trong
nghiên cứu của tác giả là phần mềm SPSS 22.0.
5. Ý nghĩa và đóng góp của đề tài

5.1.

Về mặt lý thuyết
Đề tài hướng đến nhận diện và tổng kết được những nhân tố ảnh hưởng

đến ứng dụng BSC ở những DNSX tại TP.HCM. Bên cạnh đó, đề tài đã thực hiện
được mục tiêu đo lường mức độ tác động của các nhân tố đó đến ứng dụng BSC ở
các doanh nghiệp sản xuất tại TP. HCM. Từ hai vấn đề nền tảng trên, tác giả đúc kết
và đề xuất một số kiến nghị nhằm mục đích góp phần thúc đẩy việc ứng dụng BSC
đạt hiệu quả cao hơn ở các DNSX tại TP. HCM.
5.2.

Về mặt thực tiễn
Đề tài góp một phần vào nguồn tài liệu để các doanh nghiệp sản xuất

tham khảo khi ứng dụng BSC vào đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
nhằm mang lại hiệu quả quản trị cao hơn. Nhận biết được các nhân tố ảnh hưởng
đến ứng dụng BSC ở DNSX, đồng thời nắm được mức độ cũng như hướng tác động
của những nhân tố đó sẽ giúp những cán bộ quản lý doanh nghiệp, kế toán viên hay
cụ thể hơn là cán bộ phụ trách triển khai thực hiện BSC có kế hoạch điều chỉnh cho
phù hợp với mỗi doanh nghiệp nhằm mang lại hiệu quả cao hơn khi ứng dụng BSC.


6

6. Kết cấu của đề tài
Đề tài được trình bày theo bố cục 5 chương:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan. Giới thiệu tổng
quan các công trình nghiên cứu liên quan đến ứng dụng BSC nói chung trên thế giới
và nói riêng tại Việt Nam. Từ đó, tác giả nhận xét và đúc kết các vấn đề kế thừa

trong nghiên cứu, đồng thời nêu lên định hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.
Chương 2: Cơ sở luận về ứng dụng BSC. Trình bày tổng quan các lý thuyết có
liên quan đến ứng dụng BSC, giới thiệu một số giả thuyết và mô hình nghiên cứu đã
được công bố trước đây về những nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng BSC làm nền
tảng để tác giả thiết lập mô hình nghiên cứu chính thức của đề tài. Đồng thời, tác
giả trình bày và giải thích ảnh hưởng của một số lý thuyết nền tảng liên quan đến
mô hình nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Nội dung trọng tâm được trình bày trong
chương này là phương pháp nghiên cứu được áp dụng gồm nghiên cứu định tính kết
hợp nghiên cứu định lượng. Đồng thời, giới thiệu giả thuyết, mô hình nghiên cứu và
một số kỹ thuật cũng như tiêu chuẩn kiểm định định lượng được dùng trong giai
đoạn kiểm định giả thuyết, xây dụng mô hình và lập phương trình dự báo.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận. Trình bày kết quả nghiên cứu sơ
bộ và đã qua kiểm định định lượng, từ đó thảo luận về kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Trọng tâm của chương là trình bày kết luận
của đề tài và đề xuất một số kiến nghị nhằm cải thiện vấn đề ứng dụng BSC ở các
DNSX tại TP.Hồ Chí Minh. Cuối cùng, tác giả nhận định những điểm hạn chế của
đề tài, đồng thời đưa ra một số định hướng có thể áp dụng nghiên cứu ở tương lai.


7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN
1.1.

Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước được tác giả tiếp

cận và sắp xếp theo trình tự thời gian công bố của từng công trình nghiên cứu.

1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài
- Nghiên cứu của Noor Azizi Ismail và Malcolm King (2007), đăng
trên tạp chíJournal of Information Systems and Small Business: “Factors
influencing the alignment of accounting information systems in small and
medium sized Malaysian manufacturing firms”. Nghiên cứu sử dụng PPNC định
lượng, thu thập dữ liệu tiến hành thông qua việc khảo sát bằng bảng câu hỏi, mẫu
khảo sát là 219 doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ tại Malaysia. Kết quả nghiên cứu
cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng KTQT gồm: mức độ tác động của
CNTT lên quy trình vận hành doanh nghiệp, quy mô sản xuất, nhận thức của người
chủ doang nghiệp về KTQT, trình độ của kế toán trong doanh nghiệp, doanh nghiệp
cạnh tranh.
- Luận văn của Eric Tanyi (2011) tại Hanken School of Economics,
Phần Lan: “Factors influencing the use of the balanced scorecards by
managers”: PPNC được tác giả sử dụng trong bài nghiên cứu là PPNC định lượng.
Tác giả đưa ra ý tưởng nghiên cứu các nhân tố tác động đên ứng dụng BSC bao
gồm: những hệ thống kiểm soát được ứng dụng trong doanh nghiệp (OCS), phương
thức nhà quản lý đánh giá các cấp phụ thuộc (ESM), phương thức cán bộ quản lý
nhận thức các nguồn thông tin (MRI), tính dễ sử dụng (PEOU) và ảnh hưởng của sự
nhận thức về tinh hữu ích (PU). Tác giả đã tiến hành khảo sát 34 cấp quản trị trong
các tổ chức đang sử dụng BSC ở Phần Lan. Kết quả nghiên cứu công bố 2 nhân tố
tác ảnh hưởng đến tổ chức ứng dụng BSC là MRI và PEOU.
- Nghiên cứu của Islam và cộng sự (2014), đăng trên International
Journal of Business Information Systems: “Factors affecting balanced scorecard
usage”: Tác giả đã áp dụng PPNC định lượng với dữ liệu được thu thập thông qua


8

thực hiện việc khảo sát bằng bảng câu hỏi. Tác giả nghiên cứu sự tác động của ba
nhân tố đến ứng dụng BSC bao gồm: nhận thức của cấp quản lý về tính khả thi của

BSC, nhận thức của cấp quản lý về sự hữu ích của BSC và nhận thức của cấp quản
lý về tính dễ sử dụng của BSC. Tác giả nhận được 71 bảng khảo sát hợp lệ từ các
đối tượng khảo sát được xác định là các nhà quản lý của doanh nghiệp lớn và vừa
tại Mỹ và Canada. Kết quả nghiên cứu công bố cả ba nhân tố trên đều có tác động
đến ứng dụng BSC với mức độ tác động giảm dần từ nhân tố nhận thức của cấp
quản lý về tính khả thi của BSC đến nhân tố nhận thức của cấp quản lý về tính dễ sử
dụng và cuối cùng là nhân tố nhận thức của cấp quản lý về sự hữu ích của BSC.
- Nghiên cứu của Liu, L., Ratnatunga, J., và J. Yao, L. (2014), đăng
trên International Journal of Accounting & Information Management: “Firm
characteristics and balanced scorecard usage in Singaporean manufacturing
firms”. Trong nghiên cứu này, tác giả nghiên cứu các đặc trưng của doanh nghiệp
việc sử dụng BSC trong các doanh nghiệp sản xuất ở Singapore. Phương pháp
nghiên cứu định lượng được tác giả sử dụng trong bài nghiên cứu với số liệu được
tổng hợp bằng kỹ thuật khảo sát thông qua bảng câu hỏi. Tổng số lượng mẫu khảo
sát thu được là 22 phản hồi hợp lệ từ các thành viên Liên đoàn công nghiệp tại
Singapore. Kết quả nghiên cứu mà tác giả nhận được cho thấy rằng việc ứng dụng
BSC có tương quan thuận, đồng thời có mối tương quan đáng kể với vòng đời sản
phẩm (PLC), môi trường bên ngoài và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sản
xuất. Quy mô của doanh nghiệp và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp có mối
tương quan thuận với việc sử dụng BSC, nhưng ý nghĩa thống kê lại không tồn tại.
-

Nghiên cứu của Rababa'h, A. (2014), International Review of

Management and Business Research: The Implementation of Management
Accounting Innovations “The Case of Balanced Scorecard Implementation
within Jordanian Manufacturing Companies”: Bằng PPNC định tính, tác giả
nghiên cứu xác định việc thực hiện BSC trong bối cảnh các công ty sản xuất của
Jordan. Kết quả phỏng vấn bán cấu trúc cho thấy các yếu tố bao gồm hình thức,
quyết định bắt buộc, sự thú vị nhất thời và hiệu quả liên quan trực tiếp đến quyết



9

định thực hiện BSC tại các công ty mục tiêu. Ngoài ra, các yếu tố vừa tạo điều kiện
và khuyến khích thực hiện BSC là: sự ủng hộ của nhà quản lý, công nghệ thông tin
cao hơn, toàn cầu hoá của người sử dụng, cạnh tranh ngày càng tăng. Các kết quả từ
các cuộc phỏng vấn cũng cho thấy những rào cản đối với việc thực hiện BSC là chi
phí lắp đặt và duy trì hệ thống cao do thiếu thông tin để thực hiện BSC, phản đối từ
người lao động, thiếu các gói phần mềm hỗ trợ BSC và có những hiểu nhầm về mối
quan hệ giữa chiến lược tổ chức và BSC.
review:

“20

Nghiên cứu của Zahirul Hoque (2014), The British accounting
years

of

studies

on

the

balanced

scorecard:


Trends,

accomplishments, gaps and opportunities for future research”. Nghiên cứu này
hệ thống lại 114 bài báo được xuất bản trong 67 bài báo và 25 tạp chí kế toán trên
các tạp chí kinh doanh, quản trị trong thời gian từ năm 1992 đến năm 2011. Nghiên
cứu này cung cấp tổng quan về việc thực hiện và ứng dụng BSC, phương pháp thực
hiện nghiên cứu, định hướng lý thuyết và kỹ thuật trong quá trình phân tích dữ liệu.
Ngoài ra, tác giả còn rút ra bài học kinh nghiệm, phát hiện những khe hổng nghiên
cứu từ những nghiên cứu trước về BSC, từ đó đề xuất một số định hướng cho các đề
tài nghiên cứu tương lai. Cụ thể là: Phân tích và trình bày cách một doanh nghiệp
thực hiện thành công BSC nhằm tạo cái nhìn cụ thể hơn về việc vận dụng BSC;
Nghiên cứu kết hợp với so sánh về sự thất bại và thành công trong ứng dụng BSC;
Sự kết hợp cả các biện pháp chủ quan và biện pháp khách quan về đo lường hiệu
suất trong đánh giá hiệu quả hoạt động của BSC.
- Nghiên cứu của Carol Chepng’eno Koske and Dr. Willy Muturi
(2015), đăng trên Strategic Journal Of Business & Change Management: “Factors
affecting application of balanced scorecard: A case study of non-governmental
organizations in Eldoret, Kenya”. Tác giả nghiên cứu những nhân tố tác động đến
ứng dụng BSC trong những tổ chức phi chính phủ tại Eldoret, Kenya. Nghiên cứu
được thực hiện bằng phương pháp định lượng, dữ liệu được thu thập thông qua
thông qua kỹ thuật khảo sát bằng bảng câu hỏi. Mẫu khảo sát của nghiên cứu được
xác định là 55 nhân viên và cán bộ quản lý công tác tại 11 tổ chức phi chính phủ.


10

Kết quả nghiên cứu tác giả công bố các nhân tố sau có ảnh hưởng đến ứng dụng
BSC: chi phí tổ chức thực hiện BSC, nhận thức của cấp quản lý về tính hữu ích của
BSC, quy mô của doanh nghiệp và nhận thức của cấp quản lý về tính dễ sử dụng
BSC.

-

Nghiên cứu của Oghuvwu, M. E., & Omoye, A. S. (2016):

“Determinants of Balanced Scorecard Adoption: A Review of Perspectives”.
Kiểm tra các yếu tố quyết định của việc sử dụng BSC như một thước đo hiệu quả
hoạt động kinh doanh dựa trên việc xem xét, đánh giá các quan điểm trong các
nghiên cứu trước là trọng tâm chính của nghiên cứu này. Từ cuộc khảo sát các tài
liệu thực nghiệm, có thể suy ra rằng việc áp dụng BSC ở các nước đang phát triển
vẫn còn ở giai đoạn phôi thai. Dựa trên lý thuyết dự báo, nghiên cứu xác định rằng
tổ chức ứng dụng BSC nhằm mục đích đo lường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh có thể phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp, yếu tố thái độ, sự ủng hộ của cán
bộ quản lý, văn hóa tổ chức và các yếu tố môi trường.
- Nghiên cứu của Quesado, P. R., Aibar-Guzmán, B., & Rodrigues,
L. L. (2016), đăng trên tạp chíEuropean Journal of Management and Business
Economics: “Extrinsic and intrinsic factors in the balanced scorecard
adoption: An empirical study in Portuguese organizations”. Trong nghiên cứu
này, tác giả hướng đến việc phân tích mối quan hệ giữa một tập hợp các yếu tố bên
trong và bên ngoài tổ chức với việc chấp nhận BSC của các tổ chức tư nhân tại Bồ
Đào Nha. Phương pháp nghiên cứu định định tính và định lượng được tác giả sử
dụng trong bài nghiên cứu với số liệu được tổng hợp thông qua kỹ thuật khảo sát
bằng bảng câu hỏi được gửi qua bưu điện, thu được 155 phản hồi hợp lệ từ các tổ
chức tư nhân. Kết quả cho thấy mức độ phong phú của sản phẩm/dịch vụ mà tổ
chức cung cấp, quyền sở hữu của các nhóm nước ngoài và quy mô tổ chức có tương
quan tích cực với việc thực hiện BSC. Gửi bảng câu hỏi khảo sát qua bưu điện chưa
thật sự hiệu quả và giới hạn mẫu nhỏ không mang tính khái quát cao chính là những
giới hạn còn tồn tại của nghiên cứu trên.


11


Nhận xét chung các công trình nghiên cứu nước ngoài: Trên thế giới, từ
khi BSC được nghiên cứu và công bố vào năm 1992 đến nay, đã có không ít những
nghiên cứu về BSC như: những khía cạnh của BSC, ứng dụng BSC để đo lường
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, những nhân tố ảnh hướng đến ứng dụng
BSC trong những doanh nghiệp đa dạng về loại hình và lĩnh vực kinh doanh,….
Đồng thời, những nghiên cứu trước đây bên cạnh việc tổng kết cũng đã đo lường
mức độ tác động của những nhân tố đến ứng dụng BSC dựa trên những góc độ khác
nhau của nhà quản lý, chủ sở hữu doanh nghiệp hay của nhân viên kế toán…. Mặc
dù vậy, từng tác giả chỉ đặt trọng tâm nghiên cứu vào một góc nhìn cụ thể về những
nhân tố tác động đến ứng dụng BSC.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
- Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2013) trường Đại học
kinh tế TP. Hồ Chí Minh: “Áp dụng bảng cân bằng điểm (BSC – Balanced
Scorecard) trong các doanh nghiệp Việt Nam”. Nghiên cứu được tác giả thực
hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính. Tác giả đã khảo sát 20 doanh nghiệp
chia thành 3 nhóm: chưa ứng dụng BSC, đang ứng dụng BSC và dự định ứng dụng
BSC. Từ kết quả khảo sát, tác giả đã nhận diện thực trạng, những yếu tố thuận lợi
và khó khăn trong việc tổ chức ứng dụng BSC của các doanh nghiệp ở Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu kết luận: quy mô của công ty, chiến lược kinh doanh của doanh
nghiệp, cấp quản lý nhận thấy BSC khó sử dụng và văn hóa của doanh nghiệp ảnh
hưởng đến ứng dụng BSC. Ngoài ra, căn cứ vào thực trạng vận dụng BSC vừa phân
tích, tác gia đã đề xuất một số giải pháp hỗ trợ cho việc vận dụng BSC vào doanh
nghiệp Việt Nam hiệu quả hơn.
- Nghiên cứu của Phạm Hùng Cường, Bùi Văn Minh (2014), đăng
trên Tạp chí khoa học Đại học An Giang: “Thực trạng áp dụng phương pháp thẻ
điểm cân bằng (balanced scorecard) trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại
Thành phố Hồ Chí Minh”. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên sự kết hợp cả hai
phương pháp định tính và định lượng, thông qua khảo sát và điều tra thực tế bằng
bảng câu hỏi. Đối tượng khảo sát là nhân viên, cán bộ quản lý đang công tác trong



12

150 doanh nghiệp vừa và nhỏ ở TP. HCM, trong đó có 109 bảng khảo sát được
hoàn thành hợp lệ. Tác giả đã nghiên cứu mức độ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp của bảy nhân tố sau đây: quy mô ứng dụng
BSC trong doanh nghiệp; bảng điểm cân bằng được cấp điều hành của doanh
nghiệp sử dụng; BSC được ban điều hành của doanh nghiệp thiết kế; bảng điểm cân
bằng được chủ doanh nghiệp sử dụng; nhận thức về vai trò thực thi chiến lược kinh
doanh; quản lý mục tiêu tốt và phát triển KHKT. Kết quả nghiên cứu công bố,
doanh nghiệp càng mở rộng việc áp dụng BSC cho càng nhiều cấp quản trị, bộ phận
chức năng và quản lý tốt mục tiêu, đồng thời ứng dụng tiến bộ của KHKT, CNTT
sẽ giúp cho doanh nghiệp ứng dụng BSC một cách hiệu quả, nâng cao hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các biến khác trong mô hình nghiên
cứu có tác động tiêu cực đến ứng dụng BSC để đánh giá hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Luận văn của Đào Khánh Trí (2015), trường Đại học Công nghệ
TP.Hồ Chí Minh: “Những nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị
cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP. Hồ Chí Minh”. Tác giả đã kết hợp
phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng trong phân tích những nhân tố ảnh
hưởng đến ứng dụng KTQT gồm: sự quan tâm của doanh nghiệp về KTQT, trình độ
kế toán, chi phí thực hiện KTQT tại doanh nghiệp, ứng dụng CNTT và áp lực cạnh
tranh thị trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy: trình độ kế toán viên, sự quan tâm
của doanh nghiệp về KTQT, chi phí đầu tư cho việc vận hành hệ thống KTQT tại
doanh nghiệp ảnh hưởng đến ứng dụng KTQT trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ
tại TP.HCM.
- Luận án của Trần Ngọc Hùng (2016), trường Đại học Kinh tế TP.Hồ
Chí Minh: “Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các
doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam”. Tác giả đã thực hiện nghiên cứu dựa

trên số liệu khảo sát 290 doanh nghiệp Việt Nam với quy mô nhỏ và vừa. Nghiên
cứu được thực hiện kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để
phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng KTQT vào doanh nghiệp nhỏ và vừa


13

tại Việt Nam gồm: chiến lược kinh doanh, quy mô của doanh nghiệp, mức cạnh
tranh của thị trường, chi phí tổ chức thực hiện KTQT, trình độ của kế toán viên, văn
hóa của doanh nghiệp, mức sở hữu của nhà nước và nhận thức của chủ doanh
nghiệp về KTQT. Kết quả nghiên cứu công bố rằng, ngoại trừ yếu tố trình độ của kế
toán viên thì việc ứng dụng KTQT vào doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ và
vừa chịu tác động bởi tất cả các yếu tố còn lại. Từ đó, tác giả đã đưa ra một số giải
pháp và kiến nghị nhằm mục đích nâng cao hiệu quả ứng dụng KTQT ở những tổ
chức tại Việt Nam.
- Nghiên cứu của Hoang Van Tuong, Dinh Hoai Nam, Nguy Thu
Hien (2017), đăng trên FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS AND
BUSINESS: “Factors Influencing the Usage of Balanced Scorecard for
Performance Measurement in Enterprises in Viet Nam”. Bằng PPNC định
lượng, tác giả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng BSC nhằm mục
đích đo lường thành quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tại
Việt Nam bao gồm: chiến lược kinh doanh, cơ cấu tổ chức, nhận thức về sự biến
động của môi trường, áp lực cạnh tranh và quản lý chất lượng toàn diện. Khảo sát
trực tuyến từ ngày 1/8/2016 đến ngày 30/9/2016, mẫu cuối cùng gồm 217 bảng câu
hỏi có dữ liệu hợp lệ. Kết quả nghiên cứu tác giả công bố rằng tất cả các nhân tố
đều có tác động đến ứng dụng BSC, ngoại trừ nhân tố cơ cấu tổ chức của doanh
nghiệp.
- Luận án của Vũ Thùy Dương (2017), trường Đại học Kinh tế Quốc
dân: “Vận dụng thẻ điểm cân bằng để đánh giá hiệu quả hoạt động trong các
doanh nghiệp may Việt Nam”. Để tiến hành nghiên cứu, tác giả đã sử dụng cả

phương pháp định tính và định lượng, trên cơ sở số liệu khảo sát được thu thập từ
250 doanh nghiệp May lớn nhỏ với hơn 462/500 phiếu khảo sát hợp lệ được phản
hồi từ các nhà quản lý để nghiên cứu thực trạng cũng như nhu cầu sử dụng BSC để
đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp May Việt Nam. Một số điểm mới
của nghiên cứu: (1) Thực trạng vận dụng BSC để đánh giá HQHĐ trong những
doanh nghiệp May Việt Nam chỉ mới ở giai đoạn đầu trong các doanh nghiệp có


×