Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại tòa án tỉnh bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (553.42 KB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

VÕ THẾ TRANG ĐỀN

TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG
TẠI TÒA ÁN TỈNH BẾN TRE

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2018

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

VÕ THẾ TRANG ĐỀN

TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG
TẠI TÒA ÁN TỈNH BẾN TRE
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số : 8380107

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÊ VĂN HƯNG


Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2018

2


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... 5
LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA VẤN ĐỀ TRANH CHẤP VÀ GIẢI
QUYẾT CÁC TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG ................................... 13
1.1. KHÁI NIỆM VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG ................................................... 13
1.1.1. Định nghĩa hợp đồng tín dụng (HĐTD): .................................................... 13
1.1.2. Nguyên tắc hợp đồng tín dụng:................................................................... 15
1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG ................................................. 15
1.3. KHÁI NIỆM PHÁP LUẬT TRANH CHẤP HĐTD ..................................... 17
1.4. THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN TRONG GIẢI QUYẾT CÁC TRANH
CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG: .......................................................................... 20
1.4.1. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện:............................................ 20
1.4.2. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh: ............................................... 21
1.4.3. Xác định điều kiện về thẩm quyền của Toà án đối với giải quyết tranh chấp
phát sinh từ hợp đồng tín dụng có yếu tố nước ngoài: .............................................. 21
1.4.4. Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án: ..................... 21
1.5. ĐẶC TRƯNG GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP PHÁT SINH TỪ
HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TẠI TÒA ÁN: .............................................................. 23
1.5.1. Về trình tự giải quyết: ................................................................................. 23
1.5.2. Về việc xác định đương sự trong vụ án: ..................................................... 24
1.5.3. Về áp dụng pháp luật để giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng
tín dụng:..................................................................................................................... 24
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN
DỤNG QUA MỘT SỐ VỤ ÁN TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE. . 25

2.1. VỤ ÁN THỨ NHẤT VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG LIÊN
QUAN ĐẾN TÀI SẢN THẾ CHẤP LÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ĐỨNG TÊN
NGƯỜI THỨ 3 ........................................................................................................ 26
3


2.1.1. Nội dung vụ án:........................................................................................... 26
2.1.2. Những vấn đề pháp lý rút ra từ vụ án: ....................................................... 30
2.2. VỤ ÁN THỨ HAI VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG LIÊN
QUAN ĐẾN TÀI SẢN THẾ CHẤP LÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ĐỨNG
TÊN HỘ GIA ĐÌNH ............................................................................................... 32
2.2.1. Nội dung vụ án:.......................................................................................... 33
2.2.2. Những vấn đề pháp lý rút ra từ vụ án: ....................................................... 37
2.3. VỤ ÁN THỨ BA VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG THỰC
HIỆN KHÔNG ĐÚNG QUY TRÌNH KÝ KẾT THEO LUẬT CÔNG CHỨNG39
2.3.1. Nội dung vụ án:........................................................................................... 39
2.3.2. Những vấn đề pháp lý rút ra từ vụ án: ....................................................... 44
2.4. VỤ ÁN THỨ TƯ VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN CHẤP VÀ NẶNG
LÃI ............................................................................................................................ 45
2.4.1. Nội dung vụ án:.......................................................................................... 46
2.4.2. Những vấn đề pháp lý rút ra từ vụ án: ....................................................... 48
2.5. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ: ........................................................................ 50
2.5.1. Giải pháp và kiến nghị thứ nhất:................................................................. 50
2.5.2. Giải pháp và kiến nghị thứ hai: ................................................................... 52
2.5.3. Giải pháp và kiến nghị thứ ba: .................................................................... 54
2.5..4. Giải pháp và kiến nghị thứ tư: ................................................................... 56
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 57
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. 59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 60


4


LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là Võ Thế Trang Đền. MSSV: 7701270028A – là học viên lớp Cao
học, Khóa 1 chuyên ngành Luật kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ
Chí Minh, là tác giả của Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “ Thực trạng giải quyết
và xét xử các vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Toà án nhân dân tỉnh Bến Tre”
(Sau đây gọi tắt là “Luận văn”).
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là
kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn
khoa học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học
của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và
có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn
khách quan và trung thực.

Học viên thực hiện

5


LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, tín dụng ngân
hàng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nó không chỉ
đáp ứng được phần lớn nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong
nền kinh tế mà thông qua hoạt động tín dụng ngân hàng còn tạo ra mét phần lợi
nhuận cho các tổ chức tín dụng và chính yếu tố này lại trở thành động lực thúc đẩy
các tổ chức tín dụng huy động vốn tạm thời nhàn rỗi trong nhân dân để mở rộng

hoạt động cho vay. Kinh tế càng phát triển, nhu cầu về vốn càng lớn thì vai trò của
các tổ chức tín dụng trong việc đáp ứng vốn cho nền kinh tế trên cơ sở hợp đồng tín
dụng càng trở nên quan trọng Chính sách tín dụng ngân hàng trở thành một vấn đề
không thể xem nhẹ trong các chính sách kinh tế của đất nước.
Như chúng ta đã biết: “Hợp đồng tín dụng là sự thỏa thuận bằng văn bản
giữa tổ chức tín dụng (bên cho vay) với tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện do luật
định (bên vay), theo đó tổ chức tín dụng thỏa thuận ứng trước một số tiền cho bên
vay sử dụng trong một thời hạn nhất định, với điều kiện có hoán trả cả gốc và lại,
dựa trên sự tín nhiệm”1.
Hợp đồng tín dụng về bản chất là những hợp đồng cho vay tài sản theo quy
định của Bộ luật Dân sự. Tuy nhiên, chỉ gọi là hợp đồng tín dụng trong trường hợp
bên cho vay là các tổ chức tín dụng, trong đó chủ yếu là các ngân hàng (sau đây gọi
chung là ngân hàng).
Hợp đồng tín dụng chính là hợp đồng cho vay, theo đó ngân hàng là bên cho
vay giao cho bên vay một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một
thời hạn nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Còn
những hoạt động cấp tín dụng khác như bảo lãnh, cầm cố, chiết khấu giấy tờ có giá
được gọi chung là hợp đồng cấp tín dụng. Hợp đồng tín dụng ngân hàng và các
phương thức giải quyết tranh chấp này cũng là một dạng của hợp đồng vay tài sản
nhưng bên cho vay là các tổ chức tín dụng chủ yếu là các ngân hàng tín dụng.
Theo định nghĩa về hợp đồng tín dụng nêu trên thì ngoài những dấu hiệu
chung của các loại hợp đồng theo quy định pháp luật thì hợp đồng tín dụng khi phân

1

Bộ luật Dân sự năm 2005

6



biệt với các loại hợp đồng khác thì hợp đồng tín dụng còn có các đặc trưng cơ bản
khác để phân biệt hợp đồng tín dụng với tranh chấp dân sự như sau:
- Về mặt chủ thể: Bao giờ trong hợp đồng tín dụng nhất thiết một bên tham
gia ký kết hợp đồng phải là tổ chức tín dụng phải có đủ điều kiện theo quy định
pháp luật, đầy đủ điều kiện tham gia với tư cách là bên cho vay; còn bên vay có thể
là cá nhân, tổ chức cũng phải đầy đủ các điều kiện vay vốn mà pháp luật đã quy
định.
- Về mặt đối tượng của hợp đồng tín dụng: Trong hợp đồng tín dụng thì đối
tượng bao giờ cũng là tiền. Số tiền mà bên cho vay cho bên vay vay bao giờ cũng
phải được ghi rõ, số tiền cụ thể và xác định phải được các bên thỏa thuận cụ thể ghi
trong văn bản của hợp đồng phải được các bên thống nhất.
Hợp đồng tín dụng phải được ký kết dưới hình thức bằng văn bản trong đó
có nội dung về điều kiện vay, mục đích sử dụng tiền vay, số tiền vay, mục đích vay,
thời hạn vay, hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm, phương thức trả nợ và
những cam kết khác do các bên thoả thuận2. Hợp đồng được các bên ký kết phải
tuân thủ chặt chẽ về các nội dung bắt buộc theo quy định pháp luật về các nội dung
bắt buộc, năng lực chủ thể của các bên tham gia ký kết hợp đồng, mục đích sử dụng
vốn vay của bên vay vốn, lãi suất cho vay và các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp
đồng tín dụng, tài sản thế chấp (nếu có thế chấp) hoặc cá biện pháp bảo đảm khi
hợp đồng là hợp đồng tín chấp. Hợp đồng tín dụng ngân hàng luôn luôn nhằm mục
đích phát sinh lợi nhuận.
Quyền và nghĩa vụ của các bên bao giờ cũng phải được ghi rõ ràng và cụ thể
trong hợp đồng tín dụng, có tính chất ràng buộc của các bên. Hợp đồng ghi cụ thể
nghĩa vụ của bên vay số tiền nhằm mục đích sử dụng gì? Thời hạn trả nợ cụ thể
từng lần vốn và lãi hay chỉ đóng lãi và trả vốn ở cuối kỳ, ghi rõ lãi suất hai bên thỏa
thuận đóng hàng tháng, hàng quý…quyền lợi của bên cho vay có quyền kiểm tra,
giám sát quá trình sử dụng vốn vay hoặc thu hồi nợ theo quy định. Trong trường
hợp bên vay không thực hiện đúng các nghĩa vụ về mục đích sử dụng vốn vay hoặc
thời gian trả nợ hoặc các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng thì bên cho vay có
quyền thu hồi nợ trước thời hạn mà các bên đã thỏa thuận. Nghĩa vụ của bên cho

vay phải giải ngân theo đúng thời gian đã thỏa thuận và ký kết.

2

Điều 51 Luật tổ chức tín dụng

7


Trong quá trình thực hiện hợp đồng mà các bên đã ký kết, một trong các bên
không thực hiện đúng về quyền hoặc nghĩa vụ của mà đã ký kết trong hợp đồng nên
xảy ra tranh chấp. Các bên xảy ra tranh chấp đa phần là do bên vay đã sử dụng số
tiền vay không đúng mục đích dưới sự kiểm tra giám sát theo quyền hạn của tổ chức
tín dụng. Trường hợp khi có một bên trong quan hệ hợp đồng đã ký kết vi phạm hợp
đồng tín dụng, bên còn lại có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn
hoặc yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có
thiệt hại xảy ra theo thực tế. Trong thực tế, quy định của pháp luật còn nhiều
khoảng trống trong việc quy định về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên
khi tham gia hợp đồng tín dụng chưa được chặt chẽ và thiếu cụ thể, chưa thống nhất
đặt biệt là vấn đề thực hiện và nghĩa vụ cụ thể trong hợp đồng tín dụng đã ký kết
chưa thật sự khách quan và công bằng cho hai bên để các bên khi tham gia hợp
đồng tín dụng còn lợi dụng kẽ hỡ của pháp luật gây ra nhiều mâu thuẩn và xung đột
về quyền lợi của nhau. Do đó, khi giải quyết vấn đề về tranh chấp hợp đồng tín
dụng thì cần xem xét mấu chốt của vấn đề tranh chấp liên quan đến vấn đề gì trong
quyền và lợi ích của họ.
Trường hợp tranh chấp xảy ra còn có nguyên nhân khác khi bên vay không
có khả năng trả vốn hoặc đóng lãi cho ngân hàng theo thỏa thuận mà xảy ra tranh
chấp. Trong trường hợp các bên không thể thỏa thuận về việc điều chỉnh kỳ hạn trả
nợ hoặc gia hạn nợ thì bên vay có thể áp dụng bằng các hình thức thu hồi nợ và thu
hồi số lãi suất còn nợ của bên vay chưa thanh toán; hoặc trường hợp bên vay còn

phải chịu trả khoản nợ theo lãi suất nợ quá hạn và nợ lãi vốn vay nếu bên vay chậm
trả nợ lãi vốn vay khi bên vay bị phạt hợp đồng.
2. Tình hình nghiên cứu:
Thực tế cho thấy đa số các vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng đã giải quyết
tại Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre đa phần là tranh chấp xuất phát từ việc phía bên
vay tiền không thực hiện đúng việc trả nợ cho tổ chức tín dụng ngân hàng như đã
thỏa thuận, không thực hiện việc trả lãi hoặc trả vốn cho phía bên cho vay theo hợp
đồng đã ký kết
Tranh chấp hợp đồng tín dụng là một trong những dạng tranh chấp phổ biến
hiện nay được Tòa án nhân dân các cấp giải quyết. Việc giải quyết các tranh chấp
phát sinh từ hợp đồng tín dụng nân hàng tại Tòa án nhân dân đóng vai trò quan
trọng trong việc góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp
của các tổ chức, các cá nhân, giữ gìn an ninh chính trị, an toàn xã hội tại địa
phương.
8


Một trong những đặc trưng cơ bản của hợp đồng tín dụng là sự chứa
đựng nguy cơ rủi ro rất lớn cho quyền lợi của bên cho vay vì theo cam kết trong hợp
đồng tín dụng bên cho vay chỉ có thể đòi tiền của bên vay sau một thời hạn nhất
định, nếu thời hạn cho vay càng dài thì nguy cơ rủi ro và bất trắc càng lớn, vì thế mà
các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng cũng thường xảy ra với số lượng và tỷ lệ lớn
hơn so với các hợp đồng khác.
Trên cơ sở thực tế giải quyết những vụ án tại TAND tỉnh Bến Tre, luận văn
sẽ chỉ ra những khó khăn vướng mắc, những bất cập của pháp luật trong quá trình
giải quyết các vụ án. Trên cơ sở đó, đề xuất những kiến nghị và những giải pháp
góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp
đồng tín dụng trong thời gian tới.
3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu:
Pháp luật giải quyết tranh chấp về hợp đồng tín dụng tại Tòa án là việc tổng

hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình giải
quyết các tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng tại Tòa án nhân dân.
Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng bằng con đường Toà án
dựa trên nguyên tắc tôn trọng quyền quyết định và tự định đoạt của các đương sự;
nguyên tắc các đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh; bình đẳng
về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự; bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự;
nguyên tắc hoà giải; nguyên tắc xét xử vụ án dân sự phải có Hội thẩm nhân dân
tham gia; nguyên tắc Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai và nguyên tắc
bảo đảm tranh tụng trong xét xử.
Tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng là những mâu thuẫn phát sinh từ
việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng giữa bên cho vay (tổ
chức tín dụng) và bên vay (khách hàng). Đó là những tranh chấp về lãi suất, nợ gốc,
nợ lãi, việc giải ngân, xử lý tài sản bảo đảm...
Tranh chấp hợp đồng tín dụng là tranh chấp về hợp đồng dân sự khi bên vay
vốn là hộ gia đình, cá nhân hay tổ chức không có đăng ký kinh doanh và không có
mục đích lợi nhuận. Tranh chấp hợp đồng tín dụng là tranh chấp kinh doanh,
thương mại khi bên vay vốn là cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh và đều có
mục đích lợi nhuận.
Có nhiều dạng tranh chấp hợp đồng tín dụng như tranh chấp về hành vi vi
phạm nghĩa vụ của một hoặc các bên trong hợp đồng; tranh chấp về việc thực hiện
biện pháp bảo đảm đối với hợp đồng tín dụng có bảo đảm bằng tài sản; tranh chấp
9


về chủ thể xác lập, thực hiện hợp đồng; tranh chấp về định giá, xử lý tài sản bảo
đảm đối với những hợp đồng tín dụng có bảo đảm bằng tài sản và tranh chấp về
pháp luật giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng.
Để bảo đảm quyền lợi của các chủ thể tham gia giải quyết tranh chấp hợp
đồng tín dụng, việc giải quyết tranh chấp đòi hỏi phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Tranh chấp cần được giải quyết một cách kịp thời, chính xác, đúng pháp

luật, để hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro và có thể tận dụng được những cơ
hội kinh doanh mới cho các chủ thể tham gia tranh chấp.
- Trong quá trình giải quyết tranh chấp phải bảo đảm giữ được bí mật của
hoạt động kinh doanh cũng như uy tín của các bên trong quan hệ tranh chấp.
- Quá trình giải quyết cần đảm bảo tính dân chủ và quyền tự định đoạt của
các bên với chi phí giải quyết thấp.
Pháp luật hiện hành quy định các phương thức giải quyết tranh chấp phát
sinh từ hợp đồng tín dụng cụ thể như: Thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án.
Trong đó, phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án là hình
thức cuối cùng mà các bên lựa chọn để giải quyết tranh chấp. Việc đưa tranh chấp
ra giải quyết tại tòa án có nhiều ưu điểm nhưng cũng có những nhược điểm nhất
định.
Ưu điểm của hình thức giải quyết tranh chấp thông qua tòa án gồm: Đặc
trưng cơ bản của thủ tục giải quyết tranh chấp bằng tòa án là thông qua hoạt động
của bộ máy tư pháp và nhân danh quyền lực Nhà nước để đưa ra phán quyết buộc
các bên có nghĩa vụ thi hành.
Vì vậy, quyết định của tòa án có tính cưỡng chế cao, quyền lợi của người
thắng kiện sẽ được đảm bảo nếu như bên thua kiện có tài sản để thi hành án. Chi phí
giải quyết tranh chấp bằng toà án ít hơn nhiều so với chi phí giải quyết tranh chấp
bằng trọng tài thương mại.
Tuy vậy, việc lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng
tín dụng bằng con đường Tòa án cũng có những nhược điểm nhất định so với các
hình thức khác như: Thủ tục giải quyết tranh chấp thông qua tòa án thường dài hơn
so với giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại; nguyên tắc xét xử công khai
tại tòa án có thể làm sụt giảm uy tín của các bên trên thương trường… Ngoài ra, bản
án xét xử xong chưa được thi hành ngay mà các bên có quyền kháng cáo, khiếu nại
nên thời gian kéo dài ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của các bên.
10



Tóm lại, việc giải quyết các tranh chấp từ các hợp đồng tín dụng như đã phân
tích trên tại Toà án có một vai trò rất lớn nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của các bên đương sự, các tổ chức, các cá nhân nhằm góp phần giữ vững an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội ở tại địa phương và nhất là việc góp phần ổn định
trong việc xây dựng và phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên, tại tỉnh Bến Tre nói riêng
nền kinh tế thị trường hiện nay các giao dịch về hợp đồng tín dụng ngày càng xảy ra
nhiều và các vụ án ngày càng phức tạp gây không ít khó khăn trong việc giải quyết
các tranh chấp xảy ra ở Toà. Vì vậy, các văn bản pháp luật và hệ thống pháp luật áp
dụng để giải quyết các dạng tranh chấp này cần hải hoàn thiện hơn nhằm tạo điều
kiện cho cơ quan giải quyết các vụ án được đẩy nhanh tiến độ giải quyết các tranh
chấp trong lĩnh vự này để ổn định hơn nữa trong việc bảo vệ quyền và lợi ích chính
đáng của các bên khi xảy ra tranh chấp.
Việc giải quyết các tranh chấp hợp đồng tín dụng với Ngân hàng nêu trên,
pháp luật hiện hành quy định cũng khá rỏ ràng. Tuy nhiên, trong thực tế còn rất
nhiều bất cập trong hoạt động giải quyết xét xử các vụ án về tranh chấp hợp đồng
tín dụng, pháp luật vẫn còn kẽ hở trong áp dụng thực tiễn. Bên cạnh giải quyết các
hợp đồng tín dụng hiện nay trên địa bàn tỉnh Bến Tre còn nổi cộm các hình thức tín
dụng đen trá hình, các hình thức cho vay nặng lãi hay các hình thức hụi họ…nhằm
mục đích hám lợi bất cập hiện ngày càng nhiều. Để giải quyết những vấn đề này
còn rất nhiều bất cập trong hệ thống pháp luật, xuất phát từ những vấn đề bất cập
trong quá trình giải quyết xét xử tại Tòa án nêu trên nên tôi xin chọn đề tài: “giải
quyết tranh chấp Hợp đồng tín dụng tại Tòa án tỉnh Bến Tre”. Qua bài viết này,
giúp tôi học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm, nâng cao kiến thức pháp luật của mình về
lĩnh vực hợp đồng tín dụng trên thực tế. Từ đó đề ra những giải pháp nâng cao các
quy định của pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng
con đường Tòa án.
4. Phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Những năm gần đây, đã có nhiều bài viết với nhiều đề tài, công trình nghiên
cứu liên quan đến lĩnh vực giải quyết tranh chấp tại Tòa án nói chung và giải quyết
tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án nói riêng của nhiều nhà làm luật. Trên cơ

sở nội dung của đề tài bài báo cáo, tôi đã tìm hiểu thu thập các thông tin một cách
đầy đủ, khách quan, bao quát được toàn bộ vấn đề cần tìm hiểu, tôi đã vận dụng kết
hợp giữa lý thuyết đã học và thực tiễn công tác giải quyết xét xử tại cơ quan Tòa án
nhân dân tỉnh Bến Tre nhằm viết đầy đủ những tình tiết nội dung bài báo cáo.

11


Với nội dung bài luận văn này, tôi mong muốn tìm hiểu những quy định của
pháp luật quy định về hợp đồng tín dụng; làm rõ hơn những vấn đề cơ bản về hợp
đồng tín dụng, những giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng, chỉ ra
những bất cập của việc thực hiện các quy định pháp luật trong thực tiễn giải quyết
các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng. Từ đó, đề xuất những giải pháp góp
phần hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng
bằng con đường giải quyết tại Tòa án ở Việt Nam hiện nay. Mục đích của việc
nghiên cứu là tìm ra những vướng mắc của pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp
đồng tín dụng tại Tòa án và thực tiễn áp dụng pháp luật, trên cơ sở đưa ra giải pháp
hoàn thiện pháp luật. Để đạt được mục đích này, luận văn cần tìm hiểu những nội
dung sau:
- Những quy định cơ bản của pháp luật về hợp đồng tín dụng: khái niệm, đặc
điểm, khái niệm về tranh chấp, thẩm quyền giải quyết và các quy định cụ thể trong
giải quyết các tranh chấp…
- Những vụ án tranh chấp cụ thể về tranh chấp hợp đồng tín dụng, hợp đồng
cho vay nặng lãi và những bản án đã xét xử tại Tòa án nhân dân hai cấp tại tỉnh Bến
Tre.
- Phân tích và làm rõ một số quy định của pháp luật về hợp đồng tín dụng
còn vướng mắc, khó khăn áp dụng trong thực tiễn.
- Tìm hiểu thực tiễn vận dụng pháp luật khi giải quyết về tranh chấp hợp
đồng tín dụng tại Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre trong những năm gần đây và đưa ra
phương hướng và giải pháp nâng cao giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại

Tòa án nhân dân các cấp.
5. Cơ cấu của luận văn:
Ngoài các phần lời mở đầu, kết luận. mục lục, danh mục, nội dung của luận
văn có 02 chương cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở pháp lý của vấn đề tranh chấp và giải quyết các tranh chấp
hợp đồng tín dụng.
Chương 2: Thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Toà án
nhân dân tỉnh Bến Tre và một số kiến nghị.

12


THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT VÀ XÉT XỬ CÁC HỢP ĐỒNG
TÍN DỤNG TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA VẤN ĐỀ TRANH CHẤP
VÀ GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN
DỤNG
1.1. KHÁI NIỆM VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG
1.1.1. Định nghĩa hợp đồng tín dụng (HĐTD)3:
HĐTD là một dạng cụ thể của hợp đồng vay tài sản được quy định trong Bộ
luật Dân sự 2005. Trong hợp đồng được ghi nhận sự thỏa thuận của hai hay nhiều
bên mà làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên. Tuy
nhiên, Hợp đồng tín dụng ngân hàng chỉ là trường hợp bên cho vay là các tổ chức
tín dụng, mà chủ yếu là các ngân hàng là bên cho vay.
HĐTD về bản chất là hợp đồng cho vay, theo đó ngân hàng là bên cho vay
giao cho bên vay một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời
hạn nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Đây là hợp
đồng dân sự là quan hệ mang tính thỏa thuận, tự định đạt giữa các bên.
Trong các hợp đồng tín dụng, các bên tự nguyện thỏa thuận với nhau với lãi

suất cho vay, lãi suất quá hạn cao và các bên còn thỏa thuận cả về lãi phạt vi phạm
đối với phần lãi suất chậm trả. Theo quy định tại Điều 468 BLDS năm 2015 quy
định: “Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi
suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay,
trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và
theo đề xuất của Chính Phủ, Ủy ban thường vụ Quốc Hội quyết định điều chỉnh
mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ hợp gần nhất. Trường hợp lãi suất
theo thỏa thuận quá lãi suất giới hạn quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt
quá không có hiệu lực”. Quy định này là quy định mới so với quy định của Bộ luật

3

Tham khảo tại Báo Công ty Luật Đại Việt: Hợp đồng tín dụng và thực tiễn

13


Dân sự năm 2005 nhằm khắc phục hạn chế việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn
chưa được thống nhất.
Trong cụm từ “trường hợp luật khác có liên quan quy định khác” như vậy
trong trường hợp khác có được đề cập đến các tổ chức tín dụng hay không vì theo
quy định tại các khoản 2, 3 Điều 91 BLDS thì đã quy định về “lãi suất theo thỏa
thuận”.
Do đó, khi các bên giao dịch tham gia hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín
dụng với khách hàng thì các bên sẽ thỏa thuận với lãi suất như thế nào thì được
pháp luật chấp nhận hay có bị vi phạm về lãi suất trong BLDS. Vì vậy, cần nên quy
định rõ hơn trường hợp khác theo quy định Điều 468 BLDS cụ thể là đối với lãi
suất thỏa thuận của các tổ chức tín dụng với khách hàng là tự do các bên thỏa thuận
hay cần có giới hạn nhất định để đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên khi xảy ra
tranh chấp.

Mặc dù giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế và các tranh chấp
phát sinh từ các hợp đồng tín dụng ngân hàng diễn ra ngày một nhiều và gây thiệt
hại không nhỏ cho các chủ thể. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một văn bả pháp
luật nào của nước ta khái niệm chính thức về hợp đồng tín dụng ngân hàng mà chỉ
liệt kê những nội dung chủ yếu của hợp đồng tín dụng ngân hàng như: “1. Thoả
thuận cho vay được lập thành văn bản, trong đó tối thiểu có các nội dung sau:a0
Tên, địa chỉ, mã số doanh nghiệp của tổ chức tín dụng cho vay; tên, địa chỉ, số giấy
chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu hoặc mã số doanh nghiệp
của khách hàng; b) Số tiền cho vay, hạn mức cho vay dự phòng đối với trường hợp
cho vay theo hạn mức; hạn mức cho vay dự phòng đối với trường hợp cho vay theo
hạn mức dự phòng; hạn mức thấu chi đối với trường hợp cho vay theo hạn mức thấu
chi trên tài khoả thanh toàn, c) Mục đích sử dụng vốn vay; d) Đồng tiền cho vay; đ)
Phương thức cho vay; e) Thời hạn cho vay: thời hạn cho vay duy trì hạn mức đối
với trường hợp cho vay theo hạn mức, thời hạn, hiệu lực của hạn mức cho vay dự
phòng đối với trường hợp cho vay theo hạn mức cho vay dự phòng, hoặc thời hạn
duy trì hạn mức thấu chi đối với trường hợp cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài
khoản thanh toán; g) Lãi suất cho vay theo thoả thuận và mức lãi suất quy đổi theo
tỷ lệ % trên năm tính theo số dư nợ cho vay thực tế đó theo quy định tại hoản 3
Điều 13 Thông tư này; nguyên tắc và các yếu tố xác định lãi suất, thời điểm xác
định lãi suất cho vay có điều chỉnh; lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn;

14


lãi suất áp dụng đối với lãi chậm trả; loại phí liên quan đến khoản vay và mức phí
áp dụng…”4
1.1.2. Nguyên tắc hợp đồng tín dụng:
Các bên có quyền tự thỏa thuận với nhau trong việc giải quyết vụ án không
trái với đạo đức xã hội và theo quy định pháp luật. Theo đó, khi giải quyết tranh
chấp, trong quá trình hòa giải, Tòa án hòa giải để nhằm các bên thỏa thuận với nhau

trong việc giải quyết vụ án ngay cả tại phiên tòa các bên vẫn có quyền hòa giải thỏa
thuận với nhau về việc giải quyết vụ án mà không trái với nguyên tắc thỏa thuận.
Nói tóm lại, có nhiều khái niệm về hợp đồng tín dụng nhưng có thể định
nghĩa như sau: Hợp đồng tín dụng là sự thoả thuận bằng văn bản giữa một bên là tổ
chức tín dụng (bên cho vay) với bên kia là tổ chức, cá nhân thoả mãn điều kiện luật
định (bên đi vay), theo đó, bên cho vay cấp cho bên đi vay một khoản tiền để sử
dụng vào mục đích và trong thời hạn đã thoả thuận, hết thời hạn đó, bên đi vay phải
hoàn trả gốc và lãi cho bên cho vay.
Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN thì “Cho vay là hình thức
cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một
khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo
thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”. Từ quy định này, nên có sự
khác biệt rỏ rang khi so sánh với hợp đồng vay thông thường, đây là quan hệ cho
vay giữa tổ chức tín dụng và khách hàng tiềm ẩn nhiều rỉu ro cao nên hợp đồng tín
dụng phải có những quy định về điều kiện chủ thể phải chặt chẽ, hình thức hợp
đồng, thời hạn hợp đồng, mục đích sử dụng tiền vay và có lãi suất trên cơ sở hai bên
có thoả thuận tính chấp pháp lý rang buộc bằng văn bản theo quy định pháp luật.
1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG
Như phân tích về khái niệm hợp đồng tín dụng ở phần trên, trong một hợp
đồng được ký kết phải có đầy đủ các nội dung đúng theo dự thoả thuận của các bên
khi tham gia hợp đồng. Hợp đồng, với tư cách là một thuật ngữ pháp lý được hiểu là
sự thoả thuận bằng lời nói hoặc văn bản hoặc bằng cách khác giữa hai hay nhiều
chủ thể có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi, nhằm xác lập, thay đổi hay

Trích quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối
với khách hàng (Sau đây gọi tắc là Thông tư số 39/2016/TT-NHNN)
4

15



chấm dứt các quyền và nghĩa vụ nhất định trên cơ sở phù hợp với pháp luật và đạo
đức xã hội.
Với những định nghĩa về hợp đồng tín dụng nêu trên, có thể thấy ngoài
những dấu hiệu chung của một loại hợp đồng, hợp đồng tín dụng còn có một số đặc
điểm đặc trưng sau đây để phân biệt với các loại hợp đồng khác trong giao dịch dân
sự và thương mại5:
Thứ nhất: Một bên chủ thể tham gia hợp đồng tín dụng bao giờ cũng là tổ
chức tín dụng có đủ điều kiện luật định với tư cách là bên cho vay. Còn chủ thể bên
kia (bên vay) có thể là tổ chức, cá nhân thoả mãn những điều kiện vay vốn do pháp
luật quy định.
Thứ hai:
thức văn bản.

HĐTD

ngân

hàng

phải

được



kết

dưới


hình

Thứ ba: Đối tượng của HĐTD bao giờ cũng là tiền (Bao gồm tiền mặt và
bút tệ). Về nguyên tắc: Đối tượng của HĐTD bao giờ cũng phải là một số tiền xác
định và phải được các bên thoả thuận ghi rỏ trong văn bản hợp đồng. .
Thứ tư: HĐTD phải được tuân thủ chặt chẽ về các nội dung bắt buộc, năng
lực chủ thể của các bên tham gia quan hệ tín dụng, mục đích sử dụng vốn vay, giới
hạn vốn vay, lãi suất vay và bảo đảm thực hiện hợp đồng
Thứ năm: Về tính rủi ro: HĐTD vốn chứa đựng nguy cơ rủi ro rát lớn cho
quyền lợi của bên cho vay. Sở dĩ như vậy là vì theo cam kết trong HĐTD, bên cho
vay chỉ có thể đòi tiền của bên vay sau một thời gian nhất định (Đến hết thời hạn
hợp đồng). Nếu thời hạn cho vay càng dài thì nguy cơ rủi ro và bất trắc càng lớn. Vì
thế mà các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng cũng thường xuyên xảy ra với
số lượng và tỷ lệ lớn hơn so với đa số các loại hợp đồng khác.
Thứ sáu: Về cơ chế thực hiện quyền và nghĩa vụ: trong HĐTD, nghĩa vụ
chuyển giao tiền vay (nghĩa vụ giải ngân) của bên cho vay bao giờ cũng phải được
thực hiện trước, làm cơ sở, tiền đề cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của bên
vay. Do đo, chỉ khi nào bên cho vay chứng minh được rằng họ đã chuyển giao tiền
vay theo đúng hợp đồng tín dụng cho bên vay thì khi đó họ với có quyền yêu cầu
bên vay phải thực hiện các nghĩa vụ đối với mình (bao gồm các nghĩa vụ chính như

5

Tham khảo tại tác giả Luật Dương Gia, tại trang chủ “Tư vấn pháp luật”

16


sử dụng tiền vay đúng mục đích; nghĩa vụ hoàn trả tiền vay đúng hạn cả gốc và

lãi…)
Thứ bảy: HĐTD ngân hàng luôn nhằm mục đích sinh lợi.
1.3. KHÁI NIỆM PHÁP LUẬT TRANH CHẤP HĐTD
Cùng với sự tồn tại và phát triển của các hợp đồng tín dụng là các tranh chấp
trong hợp đồng tín dụng phát sinh từ sự mâu thuẩn hay không thống nhất về quyền
và nghĩa vụ hoặc tranh chấp về lợi ích trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng
của các bên tham gia là các tổ chức tín dụng và khách hàng.
Một hợp đồng tín dụng coi là có tranh chấp khi có sự xung đột, bất đồng về
quyền lợi giữa các bên đã được thể hiện ra bên ngoài thông qua những bằng chứng
cụ thể và xác định được.
Tranh chấp hợp đồng khác với vi phạm hợp đồng. Vi phạm hợp đồng là hành
vi pháp lý của các bên đã xử sự trái với các điều khoản được cam kết trong hợp
đồng. Còn tranh chấp hợp đồng là ý kiến không thống nhất của các bên về hành vi
vi phạm đó và cách thức giải quyết hậu quả phát sinh từ sự vi phạm hợp đồng đó
được thể hiện ra bên ngoài nên không phải khi nào vi phạm hợp hợp đồng thì khi đó
có tranh chấp mà đôi khi sự vi phạm hợp đồng diễn ra trước và tranh chấp hợp đồng
lại là sự kiện diễn ra sau một thời gian nhất định và đôi khi có sự vi phạm hợp đồng
tín dụng nhưng có thể không xảy ra tranh chấp bởi vì các bên không bày tỏ ra bên
ngoài về sự bất đồng hay xung đột lợi ích giữa họ với nhau bằng các hành vi phản
kháng cụ thể có giá trị chứng cứ.
Tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng là những mâu thuẫn phát
sinh từ việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng giữa bên
cho vay tổ chức tín dụng và bên vay khách hàng.
Pháp luật giải quyết các tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án là tổng hợp
các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình giải quyết
những mâu thuẩn phát sinh tranh chấp nói trên tại Tòa án.
* Các dạng tranh chấp HĐTD
Xuất phát từ thực tiễn hoạt động kinh doanh ngân hàng và giải quyết các
tranh chấp hợp đồng tín dụng cụ thể có thể nhận diện những dạng tranh chấp hợp
đồng tín dụng phát sinh như sau:

- Tranh chấp về hiệu lực của hợp đồng

17


Theo quy định của pháp luật thì khi hợp đồng tín dụng phát sinh hiệu lực
pháp lý sẽ đương nhiên làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các bên
tham gia hợp đồng kể từ khi thời điểm hợp đồng được xác lập (trừ trường hợp các
bên có thoả thuận khác). Một hợp đồng tín dụng sẽ đương nhiên bị vô hiệu hoặc có
thể bị coi là vô hiệu khi hợp đồng này không thoả mãn đầy đủ các điều kiện có hiệu
lực do pháp luật quy định, theo đó, hợp đồng có thể bị Toà án tuyên vô hiệu trong
một số trường hợp sau:
Thứ nhất: vô hiệu do chủ thể
Thứ hai: vô hiệu do đối tượng của hợp đồng (đồng tiền cho vay)
Thứ ba: vô hiệu do hình thức hợp đồng
Thứ tư: vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật.
- Tranh chấp do các bên vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng
Thực tiễn giải quyết tranh chấp các hợp đồng tín dụng thời gian qua cho thấy
tranh chấp do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng là một dạng tranh chấp xảy
ra phổ biến nhất. Có thể kể đến các tranh chấp điển hình như sau:
Thứ nhất: Tranh chấp do vi phạm giải ngân của tổ chức tín dụng. Đây là
hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên cho vay (ngân hàng) khi hợp đồng tín dụng có
hiệu lực vì một lý do nào đó bên cho vay đã không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng, không đầy đủ nghĩa vụ giải ngân. Điều này làm ảnh hưởng xấu đến quyền và
lợi ích hợp pháp của bên vay.
Thứ hai: Hành vi vi phạm nghĩa vụ trả gốc là lãi của bên vay. Đây là dạng
tranh chấp phổ biến nhất trong các tranh chấp hợp đồng tín dụng. Bản chất của dạng
tranh chấp này là việc khách hàng vay vốn không thực hiện hoặc thực hiện không
đầy đủ nghĩa vụ trả nợ, bao gồm nợ gốc , nợ lãi vay và trong một số ít trường hợp là
việc khách hàng vay vốn trả nợ trước hạn không đúng thoả thuận trong hợp đồng

nhưng không thanh toán phí trả nợ trước hạn cho tổ chức tín dụng,
Thứ ba: Tranh chấp về lãi suất: Lãi suất trong quan hệ vay vốn là một nội
dung thoả thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng vay vốn được quy định rỏ
trong hợp đồng tín dụng. Thông thường hợp đồng tín dụng sẽ quy định một mức lãi
cho vay cố định trong suốt thời gian của hợp đồng hoặc quy định cơ chế lãi suất thả
nổi, đồng thời quy định lãi suất áp dụng cho khoản nợ quá hạn bằng 150% lãi suất
cho vay. Tuy nhiên, đây là một trong những tranh chấp khá phổ biến trong quan hệ

18


tín dụng và đang còn tồn tại với những cách hiểu và cách giải quyết khác nhau trong
thực tiễn xét xử.
Các tranh chấp về lãi suất trong hợp đồng tín dụng khá đa dạng, trong đó
những tranh chấp hiện nay phổ biến nhất là :
Tranh chấp về áp dụng mức lãi suất cho vay theo đó bên vay là cá nhân
thường lập luận trên cơ sở HĐTD là hợp đồng vay tài sản được quy định trong
BLDS sự năm 2015 nên lãi suất áp dụng không quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân
hàng nhà nước công bố từng thời kỳ6 còn các tranh chấp tín dụng thì lập luận là lãi
suất cho vay áp dụng theo lãi suất của Ngân hàng nhà nước7.
Tranh chấp về mức lãi suất nợ quá hạn: cũng tương tự như trường hợp trên,
tranh chấp của các bên cũng xuất phát từ quan điểm khác nhau về việc áp dụng theo
quy định tại điều 476 BLDS năm 2005 hay theo quy định tại Điều 305 BLDS năm
2005 và quy định của Ngân hàng nhà nước.
Tranh chấp về việc áp dụng lãi suất quá hạn trên tiền lãi chậm trả: Một số
HĐTD hiện nay áp dụng cơ chế tính lãi suất quá hạn trên số tiền lãi chậm trả. Quan
điểm này xuất phát từ việc áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 305 Bộ luật Dân sự
năm 2005. Tuy nhiên, hiện nay ngân hàng nhà nước chưa có quy định này.
Tranh chấp cách lãi thả nổi hoặc tranh chấp phát sinh khi bên vay cho rằng tổ
chức tín dụng đã tự ý điều chỉnh lãi suất không có cơ sở, không đúng trình tự thủ

tục được thoả thuận, điều chỉnh lãi suất mà không thong báo trước cho bên vay là
không đúng quy định.
Tranh chấp xảy ra từ việc thực hiện biện pháp bảo đảm đối với hợp đồng tín
dụng có bảo đảm bằng tài sản.
Như chúng ta đã biết và phân tích phần trên, bản chất của hợp đồng tín dụng
chứa đựng nhiều rủi ro nên các tổ chức tín dụng coi việc bảo đảm tín dụng là nguồn
thu nợ thứ hai khi nguồn thu nợ thứ nhất không thể thanh toán được nợ. Trong quan
hệ tín dụng, khi xác lập hợp đồng tín dụng các bên thường lựa chọn biện pháp bảo
đảm tiền vay là cầm cố tài sản hoặc thế chấp tài sản.

6

Điều 476 Bộ luật Dân sự năm 2005

Khoản 2 Điều 91 Luật CTCTD năm 2010; khoàn 2 Điều 13 Quy chế cho vay 1627; Thông tư số
12/2010/TT-NHNN ngày 14/4/2010 của Ngân hàng nhà nước hướng dẫn TCTD cho vay bằng đồng Việt
Nam đối với khách hàng theo lãi suất thoả thuận
7

19


Hiện nay tại Tòa án nhân dân các huyện cũng như tại TAND tỉnh Bến Tre
giải quyết các tranh chấp HĐTD có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tranh chấp này:
gồm nguyên nhân từ phía ngân hàng cho vay; nguyên nhân từ phía bên vay; nguyên
nhân từ thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước về bình ổn kinh tế và
nguyên nhân từ việc thay đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng vay tiền tại các tranh
chấp tín dụng không đúng quy định pháp luật.
1.4. THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN TRONG GIẢI QUYẾT CÁC TRANH
CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG:

Khi xác định về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh về H HĐTD,
Toà án đã thụ lý hồ sơ thì cần phân biệt rõ thẩm quyền giải quyết về dân sự hay
thẩm quyền về kinh tế. Việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ
hợp đồng tín dụng thuộc về Toà án sẽ loại trừ thẩm quyền giải quyết tranh chấp của
Trọng tài thương mại và ngược lại. Luật Trọng tài thương mại quy định: Tranh chấp
giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại, tranh chấp phát sinh giữa các bên
trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại; hoặc tranh chấp khác giữa các
bên mà pháp luật quy định giải quyết bằng Trọng tài thuộc thẩm quyền giải quyết
của Trọng tài thương mại nếu acc1 bên có thoả thuận trọng tài. Thoả thuận trọng tài
có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp8. Vì vậy, khi giải quyết tranh
chấp liên quan đến hợp đồng tín dụng, các bên không có quyền khởi kiện yêu cầu
Toà án giải quyết trừ trường hợp thoả thuận trong tài vô hiệu theo quy định tại Điều
18 Luật trọng tài thương mại năm 2010 hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực
hiện được9.
1.4.1. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện:10
Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm
những tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng ngân hàng mà không có đương sự
hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, tức là các tranh chấp phát sinh
từ hợp đồng tín dụng ngân hàng không có yếu tố nước ngoài.

8

Khoản 1 Điều 5 Luật Trọng tài Thương mại năm 2010

Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20/3/2014 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao
hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Trọng tài thương mại.
9

10


Bộ luật Tố tụng Dân sự

20


1.4.2. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh:
Toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp theo thủ
tục sơ thẩm những tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng ngân hàng mà có
đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại
diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án ở nước
ngoài. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm
những tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng ngân hàng mà không có đương sự
hoặc tài sản ở nước ngoài, hay cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, tức là tranh chấp phát sinh từ
hợp đồng tín dụng ngân hàng không có yếu tố nước ngoài.
1.4.3. Xác định điều kiện về thẩm quyền của Toà án đối với giải quyết tranh
chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng có yếu tố nước ngoài:
Cần chú ý các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 về thẩm quyền
chung của Toà án Việt Nam trong giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước
ngoài11; thẩm quyền riêng biệt của Toà án Việt Nam12, thoả thuận của các bên
đương sự về lựa chọn Trọng tài, Toà án nước ngoài13
1.4.4. Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án:
Gồm giai đoạn khởi kiện và thụ lý vụ án, hoà giải và chuẩn bị xét xử, xét xử
sơ thẩm và xét xử phúc thẩm. Việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng
tín dụng ngân hàng của Tòa án đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giữ gìn an toàn xã hội và đặc biệt là góp
phần đưa đất nước phát triển đi lên như mục tiêu của Đảng và Nhà nước đề ra.
Các đương sự có quyền nộp đơn lại Toà án và hướng dẫn việc trả đơn đương
sự được quy định tại Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05/5/2017 của Hội

đồng Thẩm phán Toà án nhân dân Tối cao hướng dẫn một số quy định tại khoản 3
Điều 192 Bộ luật Tố tụng Dân sự số 92/2015/QH3. Để làm rỏ về vấn đề này, tại
Điểm 8 văn bản số 152/TANDTC-PC, Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn về quyền
khởi kiện vụ án, hình thức, nội dung đơn khởi kiện, trả lại đơn khởi kiện và nơi cư
trú của người bị kiện, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Theo đó, về quyền

11

Điều 469 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

12

Điều 470 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

13

Điều 472 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

21


khởi kiện vụ án, cơ quan tổ chức cá nhân có quyền tự mình hoặc thong qua người
đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi là người khởi kiện) tại Toà án có
thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình14.
Về hình thức, nội dung đơn khởi kiện: Cơ quan tổ chức là người khởi kiện
thì người đại diện hợp pháp của cơ quan tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người
khác làm đơn hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải
ghi tên địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp
của cơ quan tổ chức đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp của cơ quan tổ
chức phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp tổ chức khởi kiện

là doanh nghiệp thì phải sử dụng con dấu theo quy định của Luật Doanh nghiệp15.
Về trả đơn khởi kiện: Sau khi nhận đơn khởi kiện, Thẩm phán được phân
công xem xét đơn khởi kiện, nếu xét thấy đơn khởi kiện cần phải sửa đổi hoặc bổ
sung thì Thẩm phán phải thông báo sửa đổi, bỏ sung đơn khởi kiện. Trong trường
hợp người khởi kiện nhận thong báo mà không sửa đổi bổ sung theo yêu cầu thì
Thẩm phán ra thông báo về việc trả lại đơn khởi kiện16.
Về nơi cư trú17 của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
Trường hợp một bên trong quan hệ dân sự thay đổi nơi cư trú gắn với việc thực hiện
quyền và nghĩa vụ thì phải thông báo cho bên kia biết về nơi cư trú mới. Đồng thời
áp dụng Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân
tối cao nêu trên. Theo đó, tại Điều 5 và Điều 6 Ngị quyết này đã hướng dẫn cụ thể,
chi tiết về xác định địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan
và việc xử lý việc ghi địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan.
Các phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm cũng là nơi tòa án thực hiện việc giáo dục
pháp luật; Thông qua hoạt động xét xử của tòa án, những người tham dự phiên tòa
biết rõ hơn các quy định của pháp luật được tòa án áp dụng giải quyết vụ án, từ đó
nâng cao được ý thức pháp luật.

14

Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

15

Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự

16

Khoản 2 Điều 193 Bộ luật Tố tụng Dân sự


17

Điều 40 Bộ luật Tố tụng Dân sự

22


Nhìn chung, các vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng ở Tòa án nhân dân tỉnh
Bến Tre là tranh chấp giữa ngân hàng và cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đi vay. hợp
đồng tín dụng đảm bảo tính pháp lý, nội dung chặt chẽ nên thuận lợi cho việc giải
quyết vụ án phù hợp với trình độ chuyên môn của Thẩm phán, dễ dàng đưa ra
đường lối giải quyết và ra bản án phù hợp với quy định của pháp luật.
Cơ sở để giải quyết tranh chấp về hợp đồng tín dụng hiện nay khá thuận lợi
với hệ thống pháp luật có liên quan để giải quyết các tranh chấp được quy định
tương đối rõ ràng, đầy đủ và cụ thể trong các văn bản luật và dưới luật về hoạt động
cho vay tín dụng của ngân hàng.
1.5. ĐẶC TRƯNG GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP PHÁT SINH TỪ
HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TẠI TÒA ÁN:
Khi giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng tại Toà án là
việc Toà án có thẩm quyền phải áp dụng các quy định của pháp luật hiện hành
chuyên ngành về tín dụng và các giao dịch bảo đảm; pháp luật liên quan đến các
hoạt động tín dụng và các giao dịch bảo đảm; các quy định trong nội bộ của các tổ
chức tín dụng ban hành nhằm quy định các biện pháp để giải quyết khi các bên có
tranh chấp; các biện pháp chế tài quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên.
Thủ tục, trình tự giải quyết các tranh chấp hợp đồng tín dụng tuân theo các
quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có các đặc trưng cơ bản sau:
1.5.1. Về trình tự giải quyết:
Các tranh chấp liên quan đến hợp đồng tín dụng được Toà án giải quyết theo
một trình tự, thủ tục nhất định trên cơ sở của Bộ luật dân sự năm 2005 (trước đây

đối với những vụ án xảy ra tranh chấp và giải quyết trước ngày BLDS năm 2015 có
hiệu lực) và BLDS 2015 và các văn bản hướng dẫn dưới luật. Các tranh chấp hợp
đồng tín dụng xuất phát từ chủ thể giao kết hợp đồng, mục đích giao kết hợp đồng
tín dụng mà pháp luật quy định phân chia thành hai dạng: Hợp đồng dân sự và hợp
đồng kinh doanh thương mại. Về trình tự thủ tục giải quyết phải có sự phân biệt
giữa trình tự giải quyết tranh chấp về dân sự và trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp
về kinh doanh thương mại. Cụ thể, khi áp dụng giải quyết các tranh chấp liên quan
đến các hợp đồng tín dụng thì áp dụng trình tự thủ tục giải quyết án kinh doanh
thương mại về việc xác định thời hiệu khởi kiện của nguyên đơn, về thời hạn chuẩn
bị xét xử, về cách tín án phí, về áp dụng các văn bản luật và các quy định về luật nội
dung để giải quyết tranh chấp.

23


1.5.2. Về việc xác định đương sự trong vụ án:
Trong các vụ án nào cũng vậy, tranh chấp dân sự hay tranh chấp kinh doanh
thương mại khi phát sinh tranh chấp đều xác định nguyên đơn, bị đơn, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án. Đương sự trong vụ án tranh chấp liên
quan đến hợp đồng tín dụng bao giờ một bên tất nhiên là các tổ chức tín dụng
(thường các tổ chức tín dụng là nguyên đơn).
Với tính chất đặc thù của các hoạt động tín dụng là sự cung ứng nguồn vốn
đến các tổ chức, cá nhân có nhu cầu vay vốn, đây là dấu hiệu đặc trưng nhằm phân
biệt và nhận biết đây là tranh chấp hợp đồng vay tài sản thông thường giữa các tổ
chức và cá nhân khác nhưng không phải là tranh chấp hợp đồng tín dụng hay tranh
chấp hợp đồng tín dụng khi các bên xảy ra tranh chấp. Đối với các tranh chấp liên
quan đến hợp đồng tín dụng thì chỉ có chính các bên hay người đại diện hợp pháp
của họ mới có quyền đi khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên đi
vay hay các tổ chức tín dụng. Không có trường hợp nào mà tranh chấp hợp đồng tín
dụng phát sinh do tổ chức, cá nhân khác đi khởi kiện để bảo vệ quyền lợi cho các

bên tham gia các hợp đồng tín dụng.
1.5.3. Về áp dụng pháp luật để giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp
đồng tín dụng:
Hợp đồng tín dụng là một loại hình kinh doanh có tính đặc thù có điều kiện,
chứa đựng nhiều rủi ro cao cho các tổ chức tín dụng nên hoạt động này chịu sự chi
phối chặt chẽ của pháp luật chuyên ngành, đồng thời còn chịu nhiều quy định điều
chỉnh của nhiều ngành luật liên quan. Các văn bản quy định trong nội bộ của các tổ
chức tín dụng cũng có giá trị áp dụng trong một số trường hợp khi Toà án giải quyết
các vụ án nếu pháp luật quy định tổ chức tín dụng có quyền hoặc nghĩa vụ ban hành
văn bản nội bộ nhằm để điều chỉnh các hoạt động nghiệp vụ liên quan đến tranh
chấp. Trong trường hợp khi các bên có sự thoả thuận về thời hạn, về lãi suất…bằng
văn bản cụ thể thì cần áp dụng điều chỉnh theo sự thoả thuận của các bên trong văn
bản. Khi giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo
đảm thì ngoài việc nghiên cứu các văn pháp luật tố tụng dân sự thì cần phải nghiên
cứu lựa chọn và áp dụng các loại văn bản luật về tín dụng và giao dịch bảo đảm;
văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng và ngân hàng; văn bản nội bộ do
các tổ chức tín dụng ban hành trong hoạt động giao dịch.

24


CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP
ĐỒNG TÍN DỤNG QUA MỘT SỐ VỤ ÁN TẠI TÒA ÁN
NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE.
Trong những năm gần đây, các tranh chấp liên quan đến hợp đồng tín dụng
xảy ra ngày càng nhiều, tính chất các vụ án xảy ra ngày càng phức tạp được đưa ra
giải quyết trong hệ thống ngành Toà án nói chung đặt biệt tại Toà án nhân dân tỉnh
Bến Tre án kinh doanh thương mại giải quyết các tranh chấp về hợp đồng tín dụng
ngày càng nhiều ở mỗi năm nên việc Toà án khi giải quyết các tranh chấp này
không tránh khỏi nhiều khó khăn, nhiều vướng mắc. Cụ thể mỗi năm theo thống kê

của từng năm báo cáo tại Toà án nhân dân tỉnh Bến Tre 05 năm gần đây số liệu như
sau18:
Năm

Tổng thụ lý

Cấp tỉnh
thụ lý

Cấp huyện, thành
phố thụ lý

2013

153 vụ (tăng 78 vụ so với cùng kỳ)

29 vụ

153 vụ

2014

107 vụ (giảm 20 vụ so với cùng kỳ)

28 vụ

79 vụ

2015


160 vụ (tăng 53 vụ so với cùng kỳ)

56 vụ

104 vụ

2016

167 vụ (tăng 07 vụ so với cùng kỳ)

58 vụ

109 vụ

2017

158 vụ (giảm 09 vụ so với cùng kỳ)

53 vụ

105 vụ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tranh chấp hợp đồng tín dụng. Nhìn chung,
các tranh chấp cụ thể giải quyết tại Toà án tỉnh Bến Tre là các dạng tranh chấp giữa
ngân hàng và cá nhân đi vay. Hợp đồng tín dụng đảm bảo tính pháp lý, nội dung
chặt chẽ nên cũng có phần nào thuận lợi cho việc giải quyết vụ án. Cơ sở để giải
quyết các tranh chấp về hợp đồng tín dụng hiện nay cũng khá thuận lợi với hệ thống
pháp luật có liên quan để giải quyết các tranh chấp được quy định trong việc giải
quyết các quan hệ này cũng khá rõ ràng, đầy đủ và cụ thể trong các văn bản dưới
luật về hoạt động cho vay tín dụng của ngân hàng với cá nhân đi vay.


18

Số liệu Báo cáo 5 năm liền tại Toà án nhân dân tỉnh Bến Tre

25


×