Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

CƠ sở lý LUẬN về PHỐI hợp các lực LƯỢNG CỘNG ĐỒNG TRONG GIÁO dục PHÒNG CHỐNG bạo lực GIA ĐÌNH đối với PHỤ nữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.37 KB, 56 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHỐI HỢP CÁC LỰC
LƯỢNG CỘNG ĐỒNG TRONG GIÁO DỤC PHÒNG
CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ


Cơ sở lý luận
Ở nước ngoài
Chủ nghĩa Mác và vấn đề giải phóng phụ nữ, Nxb Phụ
nữ, Hà Nội, 1962.
C.Mác và Ph. Ăngghen, Gia đình thần thánh, Nxb Sự
thật, Hà Nội, Toàn tập, tập 2, 1983.
Ph.Ăngghen, Nguồn gốc của gia đình của chế độ tư hữu
và của Nhà nước, Nxb Sự thật, Toàn tập, tập 21, 1995.
C.Mác và Ph.Ăngghen luôn đánh giá cao vai trò của
người phụ nữ trong đời sống xã hội. Trong đó, nhấn mạnh
không thể cột chặt người phụ nữ vào công việc gia đình, phải
đưa họ tham gia vào nền sản xuất xã hội; xã hội cần phải giúp
phụ nữ giảm nhẹ gánh nặng công việc gia đình, lao động gia
đình phải trở thành bộ phận của lao động xã hội. Hơn nữa,
C.Mác và Ph.Ăngghen cũng cho rằng phải đồng thời xây
dựng hôn nhân và gia đình tiến bộ, hôn nhân tự nguyện dựa
trên cơ sở tình yêu chân chính chứ không bị lợi ích kinh tế chi
phối. Trong những tác phẩm của C.Mác và Ph.Ăngghen hầu
hết đều chỉ rõ rằng để giải phóng xã hội đồng thời phải giải


phóng phụ nữ, tức là giải phóng phụ nữ gắn liền với giải
phóng giai cấp và giải phóng xã hội. Quan điểm của C.Mác và
Ph.Ăngghen thấm đượm bản chất nhân văn, nhân đạo và đặt
nền móng cho những bước phát triển về hệ tư tưởng của nhiều
học giả ở nhiều quốc gia trên thế giới về giải phóng phụ nữ,


về bình đẳng giới.
- Ở trong nước
Kế thừa quan điểm tiến bộ của C.Mác và Ph.Ăngghen,
nhiều nước trên thế giới đã có những công trình nghiên cứu
đồ sộ về vai trò của người phụ nữ trong xã hội cũng như quá
trình đấu tranh giành quyền bình đẳng cho nữ giới. Ở Việt
Nam, nghiên cứu về bình đẳng giới đã được quan tâm từ lâu.
Trong “Luận cương chính trị” năm 1930 của Đảng Cộng sản
Đông Dương đã khẳng định rõ 3 nhiệm vụ của cách mạng
Việt Nam là: Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải
phóng phụ nữ. Ba nhiệm vụ đó đã được thực hiện đồng thời
và hỗ trợ cho nhau trong cuộc đấu tranh chung. Phụ nữ đã
tham gia vào cuộc cách mạng với tư cách là một lực lượng và
có nhiều đóng góp quan trọng cho thắng lợi của Cách mạng
tháng Tám năm 1945 thành công.


Tiếp đó, vào năm 1946, Hiến pháp đầu tiên của Nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tuyên bố “nam nữ bình đẳng
trên mọi phương diện” và xóa bỏ mọi hủ tục khắt khe với phụ
nữ. Điều đó đã tạo ra bước ngoặt lớn trong nhận thức về bình
đẳng giới của người dân lúc bấy giờ. Từ đó trở đi, quan điểm
tôn trọng phụ nữ đã và đang từng bước đi vào đời sống xã hội
và tạo lập một lối sống mới về sự bình đẳng trong xã hội.
Khoảng 20 năm trở lại đây, bình đẳng giới, quyền của
người phụ nữ lại được xem là chủ đề quan trọng trong các
cuộc thảo luận chính sách, trong những hội thảo nghiên cứu
và trong cuộc sống hàng ngày nhất là trong bối cảnh Việt
Nam dần hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Những công
trình, đề tài nghiên cứu nổi bật phải kể đến là:

Trần Vân Anh - Nguyễn Hữu Minh, Bình đẳng giới ở
Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008.
Đặng Ánh Tuyết, Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin
về giải phóng phụ nữ và kết quả thực hiện bình đẳng giới ở
Việt Nam, Tạp chí lý luận chính trị số 2/2007, Tr 56-60, 2007.
Lê Duẩn, Vai trò và nhiệm vụ của người phụ nữ Việt
Nam trong giai đoạn mới của cách mạng, Nxb Sự thật, Hà


Nội, 1974.
Dương Thị Duyên, Liên hợp quốc về vấn đề bình đẳng
nam nữ, Tạp chí khoa học về phụ nữ, số 3/ 1996, 1996.
Nguyễn Linh Khiếu, Nghiên cứu phụ nữ giới và gia
đình, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003.
Nguyễn Thị Mão, Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng
phụ nữ và xây dựng đội ngũ cán bộ nữ, Tạp chí nghiên cứu lý
luận số 9/1996, Tr 11-12, 1996.
Hồ Chí Minh, Nam nữ bình quyền, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, Toàn tập, tập 6, 1995.
Nguyễn Hữu Minh, Bạo lực chống đối với vợ ở Việt
Nam trong những năm gần đây, Tạp chí khoa học về phụ nữ,
số 3/2006, Tr 23, 2006.
Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
Luật bình đẳng giới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007.
Lê Thị Quý - Đặng Vũ Cảnh Linh, Bạo lực gia đình một sự sai lệch giá trị, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007.
Lê Thi, Phụ nữ và bình đẳng giới trong đổi mới ở Việt


Nam, Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 2006.
Những tác phẩm, công trình nghiên cứu trên đã kế thừa

và phát triển những tư tưởng tiến bộ, nhân văn của C.Mác và
Ph.Ăngghen; đồng thời khẳng định phụ nữ Việt Nam hoàn
toàn có vị thế, vai trò ngang bằng với nam giới trong xã hội.
Những nội dung chính được đề cập trong những tác phẩm trên
chủ yếu bao gồm: (i) phản ánh tình trạng bạo lực gia đình; (ii)
những giải pháp khả thi để giảm thiểu bạo lực gai đình ở Việt
Nam; (iii) chỉ ra nguyên nhân bạo lực gia đình; (iv) vai trò, vị
thế quan trọng không thể thay thế của người phụ nữ trong gia
đình và ngoài xã hội…Những nội dung này đều xoay quanh
thực trạng bạo lực phụ nữ trong gia đình, tìm nguyên nhân và
đưa ra giải pháp nhằm chống lại nạn bạo lực gia đình. Hơn nữa,
những nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, những tổ chức hoạt
động vì bình đẳng giới còn yếu và thiếu khiến các hoạt động
đoàn thể chưa có hiệu quả; đồng thời, việc giáo dục và thực thi
pháp luật về bình đẳng giới vẫn còn nhiều hạn chế khiến công
tác tuyên truyền, giáo dục cho người dân về bình đẳng giới
chưa đạt được kết quả cao.
Trong phạm vị nghiên cứu của đề tài, tác giả tập trung
xoay quanh nội dung phối hợp các lực lượng cộng đồng trong


phòng chống bạo lực gia đình trên địa bàn huyện Kim Thành,
tỉnh Hải Dương nhằm tìm ra vai trò của các tổ chức xã hội,
đoàn thể trong công tác giáo dục phòng chống bạo lực gia
đình ở huyện Kim Thành và đưa ra các giải pháp để các tổ
chức này phối hợp với nhau để đạt được mục đích nâng cao
hiểu biết, nhận thức của người dân về bạo lực gia đình, từ đó
làm giảm thiểu số lượng các vụ bạo lực gia đình tại huyện
Kim Thành, tỉnh Hải Dương.
- Một số khái niệm cơ bản của đề tài

- Gia đình
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Gia đình là tập hợp những
người cùng sống chung thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội,
gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu, thường
gồm có vợ chồng, cha mẹ và con cái”. Định nghĩa này chưa tính
đến các hình thức gia đình mới đang phát sinh trong các xã hội
hiện đại ngày nay khi ngày càng có nhiều hình thức và cấu trúc
gia đình khác nhau xuất hiện.
Dưới góc độ xã hội, gia đình được coi là tế bào của xã
hội. Không giống bất cứ một nhóm xã hội nào khác, gia đình
có sự đan xen các yếu tố tâm lý, sinh học, kinh tế, văn hóa


thông qua những mối liên hệ cơ bản dựa vào hôn nhân, huyết
thống, nuôi dưỡng.
Dưới góc độ pháp lý thì “Gia đình là tập hợp những
người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống
hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa
vụ giữa họ với nhau theo quy định của luật hôn nhân và gia
đình” (Khoản 2 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).
Quy định này xác định khá rõ các thành viên trong gia đình
ngoài quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng thì còn có
các ràng buộc về nghĩa vụ và trách nhiệm giữa các thành viên
trong gia đình với nhau.
Trên thế giới tồn tại nhiều nền văn hóa khác nhau, nhiều
lối sống khác nhau nên cũng có nhiều hình thức và cấu trúc
gia đình khác. Khó có thể đưa ra một định nghĩa chung nhất,
bao quát nhất về gia đình. Tuy nhiên, hầu hết các nhà khoa
học trên thế giới và trong nước đều thống nhất gia đình là một
thiết chế xã hội đặc thù, một hình ảnh thu nhỏ cơ bản nhất của

xã hội. Trải qua quá trình phát triển lâu dài, lịch sử nhân loại
đã tồn tại những hình thức hôn nhân như tạp hôn, đối ngẫu,
một vợ – một chồng, thì cũng có các hình thức gia đình: tập
thể, cặp đôi, cá thể và cũng có các loại gia đình: một thế hệ,


hai thế hệ và nhiều thế hệ.
- Bạo lực gia đình
Trong tiếng Việt, bạo lực được hiểu là “sức mạnh dùng
để cưỡng bức, trấn áp hoặc lật đổ”. Trên thực tế, bạo lực được
coi như là một phương thức hành xử trong các mối quan hệ xã
hội nói chung vốn rất đa dạng và phức tạp. Hành vi bạo lực
xảy ra khi có mâu thuẫn, xung đột trong các mối quan hệ
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Hành vi bạo lực tồn tại dưới
nhiều dạng khác nhau tùy theo từng góc độ nhìn nhận như bạo
lực nhìn thấy và bạo lực không nhìn thấy được, bạo lực với
phụ nữ, bạo lực với trẻ em, bạo lực gia đình…
Bạo lực gia đình có rất nhiều khái niệm khác nhau
nhưng khái niệm bạo lực gia đình của Liện Hiệp Quốc thông
qua năm 1993 được các tổ chức cũng như nhà khoa học trên
thế giới chấp nhận rộng rãi như sau: “Bạo lực chống lại phụ
nữ là bất kỳ hành động bạo lực trên cơ sở giới nào dẫn đến
hoặc có thể dẫn đến những tổn thất về thân thể, tâm lý hay
tình dục hay những đau khổ của phụ nữ, bao gồm cả sự đe
dọa có những hành động như vậy, việc cưỡng bức hay tước
đoạt sự tự do, dù ở nơi công cộng hay trong cuộc sống riêng


tư”.
Bộ luật của Bang Georgia (Mỹ) số 19-13-1 định nghĩa

bạo lực trong gia đình là một số hành vi tội phạm thực hiện
giữa những người có quan hệ với nhau. Các hình thức tội
phạm bao gồm hành hung, doạ nạt, rình rập, phá hoại tài sản
mang tính tội phạm, câu thúc bất hợp pháp, xâm nhập mang
tính tội phạm, và bất cứ tội hình sự nào khác. Các hành vi
diễn ra giữa những con người có liên hệ với nhau như vợ
chồng trong hiện tại hay quá khứ, là cha mẹ chung của cùng
một đứa trẻ, cha mẹ và con cái, cha mẹ kế và con kế hoặc
ngay cả những người ngoài hiện đang hoặc đã sống chung
trong một gia đình.
Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội, là
“hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả
năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các
thành viên khác trong gia đình” (Điều 1 Luật Phòng, chống
bạo lực gia đình năm 2007). Gia đình là tế bào của xã hội, là
hình thức thu nhỏ của xã hội nên bạo lực gia đình có thể coi
như là hình thức thu nhỏ của bạo lực xã hội với rất nhiều dạng
thức khác nhau bao gồm:


Bạo lực về thể chất: là hành vi ngược đãi, đánh đập
thành viên gia đình, làm tổn thương tới sức khỏe, tính mạng
của họ.
Bạo lực về tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi
làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm, tâm lý của thành viên
gia đình.
Bạo lực về kinh tế: là hành vi xâm phạm tới các quyền
lợi về kinh tế của thành viên gia đình (quyền tự do lao động,
tự do kinh doanh, quyền sở hữu tài sản, đất đai…).
Bạo lực về tình dục: là bất kỳ hành vi nào mang tính

chất cưỡng ép trong các quan hệ tình dục giữa các thành viên
gia đình, kể cả việc cưỡng ép sinh con.
Mỗi hình thức bạo lực có thể được biểu hiện dưới nhiều
hành vi khác nhau.
- Phòng chống bạo lực gia đình
Phòng chống bạo lực gia đình là một cách thức, hành
động phòng bị, chống lại hành vi cố ý của thành viên gia đình
gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh
thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình.


Phòng chống bạo lực gia đình có thể được thực hiện bởi chính
thành viên trong gia đình hoặc cũng có thể được thực hiện bởi
các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương, các lực lượng cộng
đồng trong xã hội.
- Cộng đồng
Cộng đồng được hiểu theo nghĩa chung nhất là một hệ
thống xã hội, một nhóm người cùng có đặc điểm chung (như
văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo…) sống với nhau, cùng chia sẻ
tài nguyên và những lợi ích chung. Theo Từ điển Oxford,
“cộng đồng là một tập thể cùng chia sẻ, hoặc có tài nguyên
chung, hoặc có tình trạng tương tự nhau về một số khía cạnh
nào đó”
Xét về mặt địa lý, cộng đồng là tập thể người sống trong
cùng một khu vực, một tỉnh hoặc một quốc gia và được xem
như một khối thống nhất.
Xét về mặt xã hội, cộng đồng là một nhóm người có
cùng tín ngưỡng, chủng tộc, cùng loại hình nghề nghiệp, hoặc
cùng mối quan tâm.
Cộng đồng có thể được phân thành hai loại:



Cộng đồng địa lý bao gồm những người dân cư trú trong
cùng một địa bàn có thể có chung các đặc điểm văn hoá xã
hội và có thể có mối quan hệ ràng buộc với nhau. Họ cùng
được áp dụng chính sách chung. Ví dụ: Cộng đồng địa lý:
Cộng đồng người Hoa, người Chăm, cộng đồng dân cư tại xã
Lai Vu, thuộc Kim Thành, tỉnh Hải Dương.
Cộng đồng chức năng gồm những người có thể cư trú
gần nhau hoặc không gần nhau nhưng có lợi ích chung. Họ
liên kết với nhau trên cơ sở nghề nghiệp, sở thích, hợp tác hay
hiệp hội có tổ chức. Như vậy, cộng đồng có thể ở quy mô các
cấp khác nhau từ lớn đến nhỏ, từ chung chung đến cụ thể. Ví
dụ: hội đồng hương tỉnh Quảng Ngãi; cộng đồng học sinh,
sinh viên Việt Nam đang du học tại các nước; cộng đồng
những công nhân nhập cư tại khu phố A…
Các yếu tố cấu thành một cộng đồng bao gồm con
người, môi trường và mối tương tác. Trong một môi trường,
con người có những hoạt động tương tác, chia sẻ với nhau.
Con người gồm những đặc điểm về nhân chủng học như họ
tộc, dân tộc, ngôn ngữ... Môi trường gồm cả môi trường địa
lý, môi trường trao đổi thông tin, liên lạc,… là nơi để con
người có thể tương tác qua lại lẫn nhau. Các tương tác của


con người trong cộng đồng với nhau và với môi trường của
mình để chia sẻ những quan tâm, lợi ích chung, bao gồm
nguồn sống, thu nhập, nghề nghiệp, sở thích…
- Phụ nữ
Phụ nữ là một khái niệm chung để chỉ một người, một

nhóm người hay toàn bộ những người trong xã hội mà một
cách tự nhiên, mang những đặc điểm giới tính được xã hội
thừa nhận về khả năng mang thai và sinh nở khi cơ thể họ
hoàn thiện và chức năng giới tính hoạt động bình thường.
- Phối hợp lực lượng cộng đồng
Phối hợp là hoạt động cùng nhau của hai hay nhiều cá
nhân, tổ chức để hỗ trợ cho nhau thực hiện một công việc
chung nào đó.
Phối hợp các lực lượng cộng đồng trong giáo dục phòng
chống bạo lực gia đình cho phụ nữ là sự cùng bàn bạc, hỗ trợ
lẫn nhau của các lực lượng cộng đồng nhằm tạo ra sự thống
nhất về nhận thức, hành động trong công tác thực hiện phòng
chống bạo lực gia đình cho phụ nữ.
- Pháp luật quốc tế và trong nước về phòng chống


bạo lực gia đình
- Pháp luật quốc tế
Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) thì: “Bạo
lực trên cơ sở giới là bạo lực giữa nam và nữ, trong đó phụ nữ
thường là nạn nhân và điều này bắt nguồn từ các mối quan hệ
quyền lực bất bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ, bao gồm
những tổn hại về thân thể, tình dục và tâm lý (sự đe dọa, gây
đau khổ, cưỡng bức, tước đoạt tự do xảy ra trong gia đình
hoặc trong cộng đồng... Trước thực trạng bạo lực giới ngày
một gia tăng, để kêu gọi toàn thế giới cùng đấu tranh xóa bỏ
bạo lực đối với phụ nữ, năm 1999 Liên Hợp Quốc đã lấy ngày
25/11 hàng năm là “Ngày quốc tế về xóa bỏ nạn bạo lực đối
với phụ nữ” và nguyên Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Kofi
Annan đã nói: “Hãm hiếp phụ nữ, đánh đập phụ nữ trong gia

đình, cưỡng bức phụ nữ làm nghề mãi dâm, lạm dụng tình dục
ở trẻ em, xúc phạm phụ nữ ở nơi làm việc và nhiều hình thức
đối xử thô bạo khác với phụ nữ vượt ra ngoài ranh giới về văn
hóa, tôn giáo và khu vực...
Phải đề cao quyền của tất cả phụ nữ được sống một cuộc
sống không bị đối xử thô bạo, một cuộc sống bình đẳng, phát


triển và hòa bình”.
Trước đây, do quan niệm bạo lực đối với phụ nữ là vấn
đề cá nhân, gia đình nên luật quốc tế không có cơ chế bảo vệ
tích cực và đầy đủ, tuy nhiên các công ước vẫn ghi nhận rất rõ
nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử về giới tính.
Tuyên ngôn Nhân quyền năm 1945, Công ước Giơnevơ năm
1949; Công ước về các quyền dân sự, chính trị, kinh tế - xã
hội và văn hóa năm 1966; đặc biệt là Công ước về xóa bỏ mọi
hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ năm 1979 nhấn mạnh
sự cần thiết phải xóa bỏ nạn phân biệt đối xử với phụ nữ trong
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. “Bất kỳ sự phân biệt, loại
trừ hay hạn chế nào dựa trên cơ sở giới tính mà có tác dụng
hoặc nhằm mục đích làm tổn hại hoặc vô hiệu hóa việc phụ
nữ được công nhận, hưởng thụ hay thực hiện các quyền con
người và những tự do cơ bản… bất kể tình trạng hôn nhân,
trên cơ sở bình đẳng nam nữ”. Pháp luật quốc tế đã coi mọi
hình thức bạo lực đối với phụ nữ đều là sự vi phạm nghiêm
trọng các quyền con người và quyền tự do cơ bản của công
dân, thể hiện sự phát triển đáng kể trong tiến trình xóa bỏ mọi
hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, có những giá trị ràng
buộc về mặt đạo đức và thể hiện sự đồng thuận, quyết tâm của



các quốc gia. Tuy không có giá trị ràng buộc về mặt pháp lý
nhưng trong xã hội toàn cầu hiện nay, nếu chúng ta không có
biện pháp can thiệp kịp thời để đẩy lùi bạo lực gia đình sẽ rất
dễ bị các phần tử phản động lợi dụng dùng chiêu bài nhân
quyền để can thiệp công việc nội bộ chống phá đoàn kết, chia
rẽ dân tộc, kìm hãm sự phát triển nhằm làm mất uy tín của
Việt Nam trên trường quốc tế. Do tính chất phổ biến và phức
tạp của các hình thức bạo lực, nên việc xây dựng cơ chế bảo
vệ phụ nữ khỏi các hành vi bạo lực là hết sức cần thiết.
- Pháp luật trong nước
Ở Việt Nam ngay từ buổi đầu dựng nước, Nhà nước đã
ghi nhận rất rõ quyền tự do, bình đẳng của mọi công dân được
thể hiện trong bản Tuyên ngôn độc lập ngày 02/9/1945: “Tất
cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ
những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những
quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu
hạnh phúc”. Tinh thần này được phát triển qua các bản Hiến
pháp sau này của Nhà nước Việt Nam. Đến nay, trong quá
trình toàn cầu hóa, Việt Nam đã phê chuẩn hầu hết các công
ước quốc tế về quyền con người, các công ước có liên quan
đến việc xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và triển khai các hoạt


động nhằm trấn áp các hành vi xúc phạm nhân phẩm danh dự
con người. Chúng ta cũng đã nỗ lực trong việc bổ sung và
hoàn thiện cơ chế chính sách và hệ thống pháp luật bảo vệ con
người, không trái với tinh thần của luật pháp và các điều ước
quốc tế cũng như phù hợp với truyền thống và phong tục Việt
Nam.

Trong Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói
giảm nghèo năm 2002 đã nhìn nhận là bất bình đẳng giới và
bạo lực gia đình là những cản trở đối với sự phát triển. Tuyên
bố của Việt Nam trong Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đưa
ra mục tiêu nhằm giảm khả năng dễ bị tổn thương của phụ nữ
đối với bạo lực gia đình; hay trong Chiến lược phát triển gia
đình Việt Nam cũng đưa ra mục tiêu giảm mạnh bạo lực gia
đình bình quân hàng năm từ 10-15%... Có thể nói, Nhà nước
ta rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ con người, vì con người
vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, đặc biệt sự
quan tâm đánh giá cao vai trò của người phụ nữ. Tuy nhiên,
thực tế tình trạng bạo lực trong gia đình lại ngày một gia tăng
và đáng báo động cả về số vụ lẫn mức độ nghiêm trọng, bất
kể khu vực, thành phần, lứa tuổi hay địa vị xã hội. Vậy đâu là
sự bất cập giữa lý luận và thực tiễn?


Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có văn bản luật hay
chính sách hoàn chỉnh để có thể giải quyết vấn đề bạo lực gia
đình. Hiến pháp năm 2013 đã đưa ra những cơ sở pháp lý cao
nhất để bảo vệ quyền con người ở Việt Nam như tại khoản 1
Điều 20: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể,
được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm;
không bị tra tấn, bạo lực, truy bức nhục hình hay bất kỳ hình
thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm
danh dự, nhân phẩm”. Ở mức độ nào đó, Bộ luật Hình sự;
Luật Hôn nhân và gia đình có đề cập tới bạo lực đối với phụ
nữ trong gia đình ở các điều khoản như: Cấm hành hạ hoặc
ngược đãi ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu hoặc người
nuôi dưỡng; nghiêm cấm những hành vi bạo lực trong gia

đình. Đối với bạo lực thể chất, hành vi cố ý gây thương tích
cho người khác chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi
thương tích của nạn nhân được cơ quan có thẩm quyền giám
định là trên 11%. Thực tế, khi người phụ nữ bị chồng hành
hung họ thường cảm thấy đau đớn, tủi nhục và tìm mọi cách
giấu xung quanh, xa lánh mọi người, họ chỉ chịu đến bệnh
viện khi thương tích trầm trọng nguy hiểm đến tính mạng.
Đối với bạo lực tinh thần, Điều 155 Bộ Luật Hình sự năm


2015 quy định “tội làm nhục người khác”, song mức độ
nghiêm trọng về mặt tinh thần là rất khó xác định, đặc biệt
khó đối với nạn nhân của bạo lực gia đình. Về bạo lực tình
dục (chồng - vợ), thực tế đã xảy ra nhiều trường hợp nhưng
hầu như chưa có Tòa án nào xét xử tội cưỡng dâm/hiếp dâm
giữa chồng và vợ. Trong văn hóa Việt Nam hiện nay, ngược
đãi tinh thần và ngược đãi tình dục trong gia đình (chồng vợ) vẫn chưa được nhìn nhận như một hình thức của bạo lực
gia đình. Còn bạo lực thể chất trong gia đình chủ yếu vẫn
được giải quyết bằng con đường hòa giải hoặc nội bộ gia đình
hoặc Hội Phụ nữ khuyên giải với phương châm “một sự nhịn
là chín điều lành”, “chồng nóng thì vợ bớt lời…” gợi hình ảnh
tương lai vì những đứa con để đoàn tụ gia đình bằng những
lời hứa, những bản kiểm điểm… chứ chưa giải quyết tận gốc
vấn đề. Bạo lực gia đình chưa thể giảm khi còn tồn tại quan
niệm bạo lực gia đình là chuyện riêng tư, là quyền dạy vợ của
nam giới, chưa tạo được dư luận mạnh mẽ của xã hội lên án
hành vi này. Tư tưởng về “quyền lực đàn ông” còn tồn tại
trong nhiều nam giới hiện chưa được xóa bỏ. Bản thân người
phụ nữ cũng chưa nhận thức hết về quyền và trách nhiệm của
mình đối với gia đình, xã hội nên thường cam chịu và giấu



kín.
Năm 2006, Luật bình đẳng giới được thông qua quy định
vấn đề bình đẳng giới trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống
và chi tiết về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, gia đình.
Tiếp theo là Luật Phòng chống bạo lực gia đình được thông
qua năm 2007 đưa ra những biện pháp bảo vệ để ngăn không
cho bạo lực xảy ra trong phạm vi gia đình đối với các thành
viên và Luật cũng nêu chi tiết một loạt các hành vi bạo lực gia
đình. Luật Phòng chống bạo lực gia đình là một luật dân sự và
bổ sung cho Bộ luật Hình sự và các luật khác đã đề cập những
hình thức bạo lực khác. Để thúc đẩy việc thực hiện Luật bình
đẳng giới và Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Chính phủ
đã ban hành một số nghị định, thông tư và kế hoạch hành
động quốc gia nêu rõ vai trò và trách nhiệm đối với việc thực
hiện, theo dõi, báo cáo, điều phối và dự trù kinh phí của các
Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp, các tổ chức quần chúng,
cộng đồng và các cá nhân. Mặc dù Việt Nam đã thể hiện sự
cam kết cao trong việc xây dựng luật và các chính sách nhằm
đối phó với bạo lực gia đình, thì vẫn còn tồn tại những khoảng
trống giữa lý thuyết và thực tế thực hiện ở tất cả các cấp. Kiến
thức và nhận thức về bạo lực gia đình của người dân và những


người có trách nhiệm vẫn còn hạn chế. Yếu tố chính góp phần
vào tình hình này là do bạo lực gia đình vẫn bị coi là một vấn
đề riêng tư mà xã hội không nên can thiệp và bạo lực được
chấp nhận như một hành vi bình thường.
Luật phòng chống Bạo lực gia đình (PCBLGĐ) là cơ sở

pháp lý hết sức quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích của các
thành viên trong gia đình, nhất là người cao tuổi, phụ nữ và
trẻ em, những người rất dễ trở thành và thường là nạn nhân
của bạo lực gia đình (BLGĐ). Luật PCBLGĐ khẳng định
rằng cuộc đấu tranh ngăn chặn tệ nạn BLGĐ đang tồn tại dai
dẳng trong đời sống gia đình là nhiệm vụ của toàn xã hội, bởi
BLGĐ không phải là chuyện riêng của từng gia đình mà là
một vấn đề xã hội. Sự ra đời của bộ Luật này cũng thể hiện rõ
quyết tâm của chính phủ Việt Nam trong việc thực hiện các
cam kết với cộng đồng quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân
biệt đối xử với phụ nữ. Luật PCBLGĐ thể hiện rõ tính nhạy
cảm giới nên để thực hiện được, đòi hỏi sự thay đổi mạnh mẽ
định kiến giới và các chuẩn mực truyền thống về gia đình, vị
trí và vai trò của người nam và người nữ trong gia đình.
Những điều này vốn đã ăn sâu trong nhận thức của phụ nữ và
nam giới, của những người lãnh đạo trong bộ máy chính


quyền, các tổ chức xã hội, cộng đồng và chính những người
có chức năng thi hành luật. Đây là một thách thức rất lớn đối
với việc thực hiện Luật PCBLGĐ, cho dù ngày 4/2/2009,
chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 08/2009/NĐ-CP,
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
PCBLGĐ. Luật PCBLGĐ có được thực hiện nghiêm túc và
hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự tích cực của
bộ máy thực thi và giám sát, của hoạt động thông tin tuyên
truyền phổ biến pháp luật tới mọi tầng lớp nhân dân.
BLGĐ hiện nay xảy ra ở tất cả các nhóm xã hội cơ bản,
vượt qua ranh giới về khu vực, văn hóa, thu nhập, mức sống,
tuổi tác, địa vị xã hội... Vấn nạn này là nỗi đau, mối lo ngại của

không ít gia đình, của mỗi quốc gia và cộng đồng quốc tế.
BLGĐ xảy ra ở các nước phát triển và các nước đang phát triển,
phương Đông lẫn phương Tây và ở mọi tầng lớp xã hội. Bạo
lực gia đình cũng không phải chỉ mới xuất hiện trong xã hội
hiện đại (hay là sản phẩm của xã hội hiện đại) mà nó tồn tại
trong lịch sử xã hội từ hàng nghìn năm trước, nhưng chỉ được
coi là các mối quan hệ có tính chất riêng tư giữa cá nhân, các
thành viên trong gia đình, dòng họ. Vài năm gần đây, do tình
trạng này ngày một gia tăng và hậu quả để lại cho xã hội là rất


lớn, đặc biệt đối với nạn nhân trực tiếp là phụ nữ và trẻ em.
Điều này đã khiến các nhà khoa học, các nhà hoạch định, tư vấn
chính sách nhìn nhận, chú ý và nghiên cứu một cách nghiêm
túc.
- Những vấn đề cơ bản về công tác giáo dục phòng
chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ
- Các hành vi bạo lực gia đình
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Phòng chống
bạo lực gia đình 2007 thì các hành vi bạo lực gia đình bao
gồm:
Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác
xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự,
nhân phẩm;
Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm
lý gây hậu quả nghiêm trọng;
Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ
gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ
và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;



đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;
e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản
trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác
cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia
đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng
góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của
thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài
chính;
Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra
khỏi chỗ ở.
Như vậy, những hành vi kể trên là những hành vi nằm
trong nhóm hành vi bạo lực gia đình được pháp luật quy định
và có chế tài cụ thể tùy theo mức độ bạo lực. Bạo lực gia đình
không những gây ra những nguy cơ và hậu quả khôn lường
đối với đời sống mỗi thành viên trong gia đình mà còn làm
ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội hiện đại.
- Nguyên nhân của bạo lực gia đình


×