Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

THỰC TRẠNG PHỐI hợp các lực LƯỢNG CỘNG ĐỒNG TRONG GIÁO dục PHÒNG CHỐNG bạo lực GIA ĐÌNH đối với PHỤ nữ TỈNH hải DƯƠNG TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.17 KB, 50 trang )

THỰC TRẠNG PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG
CỘNG ĐỒNG TRONG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG
BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TỈNH HẢI
DƯƠNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY


-Khái quát về khảo sát thực trạng phối hợp các lực
lượng cộng đồng trong giáo dục phòng chống bạo lực gia
đình đối với phụ nữ
- Mục đích khảo sát
Tập trung làm rõ công tác giáo dục phòng chống bạo lực
gia đình đối với phụ nữ ở huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương
và thực trạng phối hợp giữa các lực lượng cộng đồng trên địa
bàn huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương trong việc giáo dục
phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ trên địa bàn
huyện.
- Nội dung khảo sát
Tình hình phối hợp các lực lượng cộng đồng cũng như
các yếu tố ảnh hưởng đến phối hợp giữa các lực lượng cộng
đồng trong giáo dục phòng chống bạo lực gia đình đối với
phụ nữ trên địa bàn huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương.
- Đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát chủ yếu của đề tào bao gồm: người
dân huyện Kim Thành, đặc biệt là phụ nữ trong các hộ gia
đình, thành viên của các lực lượng cộng đồng như Hội Nông


dân, Hội Phụ nữ, Hội chữ thập đỏ, Hội Cựu chiến binh. Ngoài
ra, những đối tượng trưng cầu ý kiến bao gồm: Thường trực
Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban chấp hành Đảng bộ
huyện.


Tổng số người được khảo sát là 196 người.
- Địa bàn khảo sát
Địa bàn khảo sát là huyện Kim Thành, tác giả tập trung
khảo sát trên 3 xã là Lai Vu, Cẩm La và Phúc Thành.
Vài nét về địa bàn khảo sát:
Huyện Kim Thành có diện tích 163,5 km2, dân số 914
người/km2 gồm 20 xã và 1 thị trấn. Kim Thành là huyện nằm
ở phía Đông của tỉnh Hải Dương. Phía Bắc giáp huyện Kinh
Môn, ranh giới là sông Kinh Môn, phía Nam giáp huyện An
Lão (Thành phố Hải Phòng), ranh giới là con sông Lạch Tray,
phía Tây giáp huyện Thanh Hà, ranh giới là con sông Ran,
phía Đông giáp huyện An Dương (Thành phố Hải Phòng).
Kim Thành thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có độ
nóng và độ ẩm cao. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23 độ C.
Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.453 mm. Độ ẩm trung


bình hằng năm 85%. Có hai con sông lớn chảy qua địa bàn
huyện là sông Kinh Môn và sông Rạng. Đây là nguồn cung
cấp nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất. Đồng thời cũng là
nguồn mang lại phù sa cho đất.
Huyện Kim Thành có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho
sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cây trồng vụ đông, tạo cho
huyện có cây trồng phong phú đa dạng: cây lương thực (lúa,
ngô), cây thực phẩm (rau, hành tỏi, dưa hấu, củ đậu).
Trên địa bàn huyện có quốc lộ 5 và đường sắt Hà Nội –
Hải Phòng chạy qua rất thuận lợi cho các hoạt động giao lưu
kinh tế với các tỉnh thành khác trong khu vực. Ngoài ra còn có
hệ thống tỉnh lộ 188 và 186 đi các huyện khác trong tỉnh.
Di tích và danh thắng cảnh của huyện Kim Thành có thể

kể đến như: đình Nại Thượng, chùa Muống, đình chùa Dưỡng
Thái, đình Kiên Lao, chùa Linh Quang, chùa Khánh Quang,
đình Lương Xá.
- Phương pháp khảo sát
Phương pháp khảo sát chủ yếu là tiến hành thăm dò ý
kiến, phỏng vấn những đối tượng có liên quan thông qua các


bảng hỏi đã được thiết kế, sau đó tiến hành tổng hợp, phân
tích và xử lý thông tin trong bảng hỏi để đưa ra những kết
luận khách quan và chính xác nhất.
- Thực trạng bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ
trên địa bàn huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương
- Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở huyện
Kim Thành
Theo nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với
phụ nữ tại Việt Năm năm 2010 cho thấy, có 32% phụ nữ đã
từng kết hôn cho biết họ đã phải hứng chịu bạo lực thể xác
trong đời, 10% phụ nữ đã từng kết hôn cho biết rằng họ đã
từng bị bạo lực tình dục trong đời, 54% phụ nữ đã hứng chịu
bạo lực trong đời, 9% đã từng bị bạo lực về kinh tế. Báo cáo
của các tỉnh, thành phố cũng như qua các phương tiện thông
tin cũng cho thấy, bạo lực gia đình xảy ra ở tất cả các địa
phương trong cả nước, địa bàn huyện Kim Thành, tỉnh Hải
Dương cũng không phải ngoại lệ.
Trong các cuộc thảo luận của Hội phụ nữ và các lực
lượng cộng đồng khác ở huyện Kim Thành cho thấy phần lớn
người phụ nữ đều chưa có nhận thức đầy đủ và rõ ràng về bạo



lực gia đình. Thông thường, người phụ nữ khi bị đánh đập,
chửi bới thường cam chịu và nín nhịn, chờ đợi sự thay đổi từ
người đàn ông trong gia đình mà không có bất kỳ sự chống
trả, phản kháng hay ít nhất là nhờ sự trợ giúp từ phía các hội,
các lực lượng cộng đồng do tâm lý e ngại “xấu chàng hổ ai”
đã ăn sâu vào nếp nghĩ của họ. Qua khảo sát điều tra, có
những trường hợp như chị M (thuộc xã Phúc Thành) là một
người vợ hiền lành, chăm chỉ, hết lòng vì gia đình nhưng
chồng chị lại gia trưởng, độc đoán, hay uống rượu và đánh
đập vợ con. Mặc dù vậy, chị H vẫn âm thầm chịu đựng những
trận đòn roi của chồng và gần đây nhất chị bị đánh trọng
thương phải nhập viện điều trị với kết quả thương tích 30%.
Tuy nhiên, chị vẫn chưa ý thức được rõ mình cần phải làm gì
để bảo vệ bản thân, ngay cả việc cầu cứu những người xung
quanh chị cũng chưa từng nghĩ đến. Chỉ khi chị nhập viện thì
chính quyền địa phương và những người thân xung quanh
mới biết về sự việc này. Đây chỉ là một trường hợp điển hình
trong số rất nhiều trường hợp nạn nhân bị bạo lực gia đình
không dám lên tiếng và cũng không ý thức được việc mình
cần phải lên tiếng để bảo vệ quyền lợi của mình khỏi những
hành vi bạo lực.


Bên cạnh những hành động bạo lực dã man và thô bạo,
một loại bạo lực gia đình khá phổ biến đang phát triển ở Việt
Nam nói chung và ở huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương nói
riêng là hành vi ép buộc vợ quan hệ tình dục. Dạng bạo lực
này ngày càng gây ra những hậu quả nghiêm trọng về thể xác
và tâm lý đối với phụ nữ. Tuy nhiên, dạng bạo lực này lại
không mấy ai biết và chú ý đến bởi vì nó được ngụy trang một

cách kín đáo dưới vỏ bọc là “quan hệ tình cảm” giữa hai vợ
chồng trong gia đình. Mặt khác, đây là vấn đề tế nhị cho nên
chị em phụ nữ thường giấu giếm vì không muốn “vạch áo cho
người xem lưng”. Những điều này góp phần làm cho bạo lực
về tình dục ngày một phát triển và gây ra những hậu quả
nghiêm trọng đối với phụ nữ ở huyện Kim Thành.
- Công tác giáo dục phòng chống bạo lực gia đình đối
với phụ nữ ở huyện Kim Thành
Công tác tuyên truyền nhận thức, xử lý và phối hợp hành
động của tất cả các cơ sở ban ngành liên quan các lực lượng
cộng đồng ở huyện Kim Thành còn lỏng lẻo. Mỗi đơn vị đều
có những định hướng và những biện pháp riêng đối với vấn
đề bạo lực gia đình, tuy nhiên những định hướng và giải pháp
của các cơ quan, đơn vị dường như lại không chung một


hướng, có sự chồng chéo, đan xen trong nhiệm vụ, quyền hạn
của các cơ quan có liên quan ở địa phương. Chẳng hạn, Ủy
ban nhân dân xã cũng có những kế hoạch và một bộ phận
nhân sự thực hiện vai trò tuyên truyền giáo dục phòng chống
bạo lực gia đình. Hội phụ nữ lại làm việc độc lập cũng với
những mục tiêu giúp đỡ những phụ nữ rơi vào hoàn cảnh bị
bạo lực. Điều quan trọng là hoạt động của hai đơn vị này lại
rời rạc, đơn lẻ và không có sự phối hợp để tận dụng thế mạnh,
nguồn lực của cả hai bên để công tác giáo dục phòng chống
bạo lực đạt được hiệu quả cần thiết.
Mặc dù chưa có sự phối hợp giữa các bên liên quan
trong công tác phòng chống bạo lực gia đình nhưng huyện
Kim Thành cũng đang có những nỗ lực nhất định nhằm cải
thiện tình hình. Ủy ban nhân dân huyện Kim Thành đã tổ

chức các hoạt động về phòng, chống bạo lực gia đình nhằm
tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính
quyền, đoàn thể, thành viên gia đình và xã hội về ý nghĩa, tầm
quan trọng của công tác phòng, chống bạo lực gia đình, qua
đó góp phần đấu tranh đẩy lùi các hành vi bạo lực gia đình
trên địa bàn huyện. Những hoạt động này bao gồm: triển khai
các văn bản pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; tuyên


truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của
nhà nước nhằm nâng cao nhận thức và sự hiểu biết của cán bộ
các cấp và nhân dân về bạo lực gia đình; tập huấn cho các bộ
các ngành tư phasp, công an, đại diện chính quyền, đoàn thể
xã thị trấn, thành viên các tổ chức chính trị - xã hội trong
huyện kiến thức về phòng chống bạo lực gia đình, kỹ năng
giúp đỡ, tư vấn cho nạn nhân bị bạo lực gia đình; tổng hợp
cập nhật thông tin và bổ sung thường xuyên các số liệu cần
thiết về bạo lực gia đình trên địa bàn huyện theo quy định để
thống kê, tập hợp thông tin về bạo lực gia đình định kỳ 6
tháng, 1 năm một lần; xây dựng lồng ghép nội dung phòng
chống bạo lực gia đình vào phong trào “Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa”… Những biện pháp nói trên phần
nào cho thấy, huyện Kim Thành đang có những bước đi phù
hợp và đúng hướng với tình hình, bối cảnh hiện tại. Nếu có sự
hợp tác với các lực lượng cộng đồng thì hiệu quả đạt được sẽ
cao hơn.
Huyện Kim Thành cũng đã có những phân công nhiệm
vụ nhất định cho các cơ quan, đơn vị có liên quan đến công
tác giáo dục phòng chống bạo lực gia đình cho phụ nữ trên địa
bàn huyện. Cụ thể như sau:



Phòng Văn hóa và Thông tin huyện
Tổ chức các hoạt động về phòng, chống bạo lực gia đình
theo lĩnh vực ngành phụ trách. Tổ chức các đợt kiểm tra, giám
sát việc thực thi luật và các văn bản quy phạm pháp luật trong
lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; định kỳ hàng năm
tổng hợp kết quả báo cáo UBND huyện, Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch theo quy định.
Hướng dẫn, triển khai, tập huấn, đánh giá, giám sát hoạt
động công tác phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn toàn
huyện.
Dự toán kinh phí thực hiện kế hoạch phòng, chống bạo
lực gia đình của Ban Chỉ đạo công tác gia đình huyện hàng
năm.
Phòng Tư pháp huyện
Chủ trì phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin trong
việc tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, tập huấn, bồi
dưỡng Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 và các
văn bản liên quan, giám sát thực hiện các văn bản về gia đình,
hướng dẫn kiểm tra, thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở và


các hoạt động liên quan đến bạo lực gia đình.
Phòng Y tế, Trung tâm Y tế huyện
Chủ trì lập kế hoạch và thực hiện các trợ giúp chuyên
môn trong việc sàng lọc phát hiện, chăm sóc bệnh nhân là nạn
nhân của bạo lực gia đình; hướng dẫn các cơ sở khám chữa
bệnh thống kê, báo cáo đối với người bệnh là nạn nhân bạo
lực gia đình được khám và điều trị.

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện
Có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, xây dựng kế hoạch thực
hiện trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình tại các cơ sở bảo trợ
xã hội.
Chỉ đạo việc lồng ghép nội dung phòng, chống bạo lực
gia đình vào các chương trình giảm nghèo, đào tạo nghề, giải
quyết việc làm, bảo vệ, chăm sóc trẻ em và phòng, chống tệ
nạn xã hội, đảm bảo bình đẳng giới.
Công an huyện
Có trách nhiệm phối hợp với Tòa án nhân dân huyện,
Viện Kiểm sát nhân dân huyện, các đơn vị có liên quan thực
hiện các biện pháp phát hiện, ngăn chặn, điều tra, xử lý các


hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
Thống kê các vụ xử lý hành vi bạo lực gia đình trên địa bàn
huyện.
Củng cố và tăng cường năng lực cho lực lượng công an
cấp xã, đặc biệt trong việc ngăn chặn, xử lý vi phạm, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân bạo lực gia đình, bảo
vệ quyền lợi cho người phụ nữ trong gia đình.
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện
Chủ trì, phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin huyện
nghiên cứu bổ sung, cập nhật vào chương trình giáo dục ngoại
khóa nội dung về phòng, chống bạo lực gia đình phù hợp với
từng cấp học và trình độ đào tạo. Các nội dung đưa vào chương
trình giáo dục phải đa dạng, phong phú và được thể hiện dưới
những hình thức dễ hiểu để học sinh nắm được những kiến thức
cơ bản về phòng chống bạo lực gia đình.
Chỉ đạo việc phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng,

chống bạo lực gia đình; tuyên truyền giá trị đạo đức lối sống
gia đình Việt Nam trong nhà trường, tạo ra những hoạt động
thường niên có nội dung về phòng chống bạo lực gia đình để
có những tác động manh tính lâu dài cho học sinh.


Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện
Cân đối, bố trí nguồn kinh phí để chi cho các hoạt động
về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn huyện, đồng
thời, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn kinh
phí theo quy định đảm bảo tiêu chí sử dụng kinh phí tiết kiệm,
hợp lý và hiệu quả
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội phụ nữ và các đoàn thể
huyện
Tuyên truyền giáo dục hội viên, đoàn viên và người dân
những giá trị văn hóa gia đình Việt Nam thông qua các buổi
hội thảo chuyên đề, các buổi tập huấn, hội nghị, sinh hoạt
đoàn thể; tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về
phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn huyện
Phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành và chính quyền các
cấp triển khai kế hoạch thực hiện Luật PCBLGĐ năm 2007 và
tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình theo
sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân huyện Kim Thành.
Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn
Trên cơ sở kế hoạch của UBND huyện chủ động xây


dựng kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn. Ngoài ra chú
trọng thực hiện các nội dung:
+ Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

về phòng, chống bạo lực gia đình.
+ Cập nhật đầy đủ, chính xác số liệu về phòng, chống
bạo lực gia đình thường xuyên, liên tục.
+ Có kế hoạch nhân rộng mô hình phòng, chống bạo lực
gia đình và xây dựng các mô hình trợ giúp nạn nhân bị bạo
lực gia đình; xây dựng mạng lưới tư vấn, đường dây nóng về
công tác phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn.
+ Triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phụ
trách công tác gia đình cấp xã, thị trấn, cán bộ thôn, khu phố.
Cân đối, bố trí ngân sách hàng năm thực hiện kế hoạch
phòng, chống bạo lực gia đình.
- Thực trạng phối hợp giữa các lực lượng cộng đồng
trong giáo dục phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ
nữ trên địa bàn huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương
- Thực trạng mục tiêu phối hợp


Căn cứ Quyết định số 1464/QĐ-TTg ngày 22/7/2016 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phòng ngừa và ứng
phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016 - 2020 và tầm
nhìn đến năm 2030”, Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương đã xây
dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh
Hải Dương, triển khai đến tất cả các huyện, thành phố, thị xã.
Trong đó, xác định mục tiêu là: Nâng cao nhận thức và trách
nhiệm của chính quyền các cấp, các ngành và cộng đồng
trong việc phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới,
chú trọng nhóm có nguy cơ cao gây bạo lực, đối tượng dễ bị
tổn thương do bạo lực trên cơ sở giới. Theo đó, các mục tiêu
cụ thể trong công tác phòng chống bạo lực gia đình, cũng
phản ánh các mục tiêu cho công tác phối hợp giữa các lực

lượng xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình phấn đấu
đến năm 2020 là:
100% nạn nhân bị bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện
sẽ được hỗ trợ và can thiệp kịp thời;
50% người gây bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện sẽ
được tư vấn hoặc có hình thức xử lý phù hợp;
100% các trường Trung học trên địa bàn tỉnh tổ chức


lồng ghép các hoạt động tuyên truyền về phòng ngừa và ứng
phó với bạo lực trên cơ sở giới, bạo lực học đường;
Trên 90% cán bộ theo dõi công tác bình đẳng giới các
đơn vị, địa phương, đội ngũ cộng tác viên tại cộng đồng được
tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng về phòng ngừa ứng phó
với bạo lực trên cơ sở giới.
Đồng thời, xác định tầm nhìn đến năm 2030 là: Xây
dựng và hoàn thiện hệ thống cung cấp dịch vụ trợ giúp nhằm
phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới hướng tới
môi trường an toàn, bình đẳng, không bạo lực; hình thành
mạng lưới cộng tác viên, tuyên truyền viên nòng cốt từ tỉnh
đến cơ sở.
-Thực trạng nội dung phối hợp
Thực tế cho thấy, có nhiều nội dung phối hợp được thực
hiện giữa các lực lượng cộng đồng trong giáo dục phòng
chống bạo lực gia đình nói chung và trên địa bàn huyện Kim
Thành nói riêng, tỉnh Hải Dương nói chung. Khảo sát về các
nội dung phối hợp chủ yếu được thực hiện giữa các lực lượng
cộng đồng trong giáo dục phòng chống bạo lực gia đình đối
với phụ nữ trên địa bàn huyện Kim Thành, tác giả tiến hành



điều tra bảng hỏi đối với số lượng 200 đối tượng là cán bộ,
công chức, viên chức và người dân tham gia phối hợp thực
hiện giáo dục phòng chống bạo lực gia đình trên địa bàn và thu
được kết quả như Bảng sau. Số lượng phiếu khảo sát phát ra là
200 và thu về hợp lệ là 196. Kết quả khảo sát được tính trên số
phiếu hợp lệ.
- Các nội dung phối hợp giữa các lực lượng cộng
đồng trong giáo dục phòng chống bạo lực gia đình đối với
phụ nữ trên địa bàn huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương

S
TT

S
Nội dung phối hợp


lượng

1

Phối hợp xây dựng, ban hành
văn bản pháp luật trong lĩnh vực
phòng, chống bạo lực gia đình

2

Thực hiện các chương trình
truyền thông, phổ biến các chính

sách, pháp luật, các chương trình
hành động về phòng, chống bạo lực

13
4/196
16
8/196

T
ỷ lệ %

6
8.4%
8
5/7%


gia đình
3

Phát hiện, tiếp nhận, xử lý vụ
việc bạo lực gia đình

4

Thu thập, báo cáo, quản lý và
khai thác thông tin, số liệu, dữ liệu
về phòng, chống bạo lực gia đình

5


14
8/196

7
5.5%

96
/196

4
9%

Hướng dẫn, thanh tra, kiểm
tra, theo dõi, đôn đốc, đánh giá việc
thực hiện các hoạt động phòng,

85
/196

4
3.4%

chống bạo lực gia đình
Số liệu thống kê trên cho thấy mức độ chủ yếu của các
nội dung phối hợp giữa các lực lượng cộng đồng trong giáo
dục phòng chống bạo lực gia đình trên địa bàn huyện Kim
Thành, tỉnh Hải Dương lần lượt là: 1. Thực hiện các chương
trình truyền thông, phổ biến các chính sách, pháp luật về
phòng, chống bạo lực gia đình, các chương trình hành động

nhằm thay đổi nhận thức và hành vi đặc biệt của nam giới và
trẻ em trai về phòng, chống bạo lực gia đình. Nội dung này
đồng thời kết hợp với nâng cao năng lực của các chủ thể có


liên quan, tăng cường sự ủng hộ của lãnh đạo các cấp để thực
hiện công tác truyền thông, vận động tham gia xây dựng và
phối hợp thực hiện chính sách liên quan đến phòng, chống
bạo lực gia đình; 2. Phát hiện, tiếp nhận, xử lý vụ việc bạo lực
gia đình; 3. Phối hợp xây dựng, ban hành văn bản pháp luật
trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; 4. Hướng dẫn,
thanh tra, kiểm tra, theo dõi, đôn đốc, đánh giá việc thực hiện
các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình; và 5. Thu thập,
báo cáo, quản lý và khai thác thông tin, số liệu, dữ liệu về
phòng, chống bạo lực gia đình.
Có thể lý giải cho kết quả khảo sát trên và rút ra những
đánh giá như sau:
Một là, thực tế cho thấy nguyên nhân chính gây nên tình
trạng bạo lực gia đình, trước tiên và chủ yếu đối với phụ nữ và
trẻ em là do sự mất bình đẳng và nhận thức kém về bình đẳng
giới. Nhận diện đúng, đủ về tệ nạn bạo lực gia đình để mọi
người ý thức chấp hành tốt Luật Bình đẳng giới, coi đó là việc
làm cần thiết cho từng mái ấm. Chính vì vậy, công tác tuyên
truyền về vấn đề bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình,
hay giáo dục nâng cao hiểu biết pháp luật về Luật Bình đẳng
giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình đến với mọi tầng lớp


nhân dân luôn là việc làm thường xuyên, có sự chung tay của
toàn xã hội. Điều này góp phần chuyển biến nhận thức và hành

vi của từng cá nhân, của cộng đồng dân cư về giới và bình đẳng
giới trong quan hệ đối xử giữa nam và nữ, trong thực hiện kế
hoạch hoá gia đình, trong lựa chọn sinh con theo giới tính, về vị
thế của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội. Như vậy, yêu cầu
đặt ra là tiếp tục phát huy nội dung tuyên truyền, truyền thông
nâng cao nhận thức của chính quyền các cấp, các ngành, các tổ
chức và người dân về chính sách pháp luật có liên quan đến
phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới và ảnh
hưởng của bạo lực trên cơ sở giới tới sự phát triển bền vững
của xã hội.
Hai là, thực trạng hạn chế trong nội dung phối hợp về
các công tác thanh kiểm tra, thu thập, báo cáo về thực trạng
phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ trên địa bàn
huyện là do: hạn chế về năng lực của các chủ thể tham gia
phối hợp – điều này sẽ được phân tích thực trạng dưới đây,
bao gồm trình độ chuyên môn nghiệp vụ, văn hóa và tác
phong làm việc. Bên cạnh đó, cơ chế làm việc của chính
quyền địa phương cũng là nguyên nhân dẫn đến việc hạn chế
trong công tác phối hợp xây dựng, ban hành các văn bản


hướng dẫn về phòng chống bạo lực gia đình. Điều này đặt ra
yêu cầu về việc nâng cao năng lực và trách nhiệm của cơ quan
quản lý Nhà nước về việc phòng ngừa và ứng phó với bạo lực
trên cơ sở giới.
Ba là, để tăng cường nội dung phát hiện, xử lý kịp thời
các trường hợp bạo lực gia đình, cần triển khai các dịch vụ,
mô hình hỗ trợ, can thiệp để phòng ngừa và giảm thiểu bạo
lực trên cơ sở giới.
- Thực trạng hình thức phối hợp

Đánh giá thực trạng các hình thức phối hợp giữa các lực
lượng cộng đồng trong giáo dục phòng chống bạo lực gia đình
đối với phụ nữ, tác giả tiến hành khảo sát các chủ thể tham gia
phối hợp bằng câu hỏi mở. Câu hỏi như sau: Ông/bà đã tham
gia công tác giáo dục phòng chống bạo lực gia đình đối với
phụ nữ bằng các hình thức nào. Kết quả thống kê về các hình
thức phối hợp chủ yếu trong công tác giáo dục phòng chống
bạo lực gia đình được thể hiện như Bảng dưới đây.
- Các hình thức phối hợp giữa các lực lượng cộng
đồng trong giáo dục phòng chống bạo lực gia đình đối với
phụ nữ trên địa bàn huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương


ST

Hình thức phối hợp

T
1

Số
lượng

Tỷ lệ

Tổ chức các cuộc họp liên ngành định
kỳ, đột xuất; Tổ chức hội nghị sơ kết,
tổng kết theo giai đoạn; Thành lập các 30/196
đoàn công tác liên ngành định kỳ, đột


15.3
%

xuất
2

Tổ chức các hội nghị, buổi nói
chuyện chuyên đề, mít tinh, tọa đàm, 134/19
hội thi, giao lưu, đối thoại, sinh hoạt

6

68.4
%

câu lạc bộ
3

Sản xuất, nhân bản các sản phẩm
truyền thông về phòng ngừa và ứng
phó với bạo lực trên cơ sở giới như tờ

46/196

23.5
%

rơi, sổ tay, băng rôn, panô...
4


Cung cấp dịch vụ hỗ trợ nạn nhân của 15/196
bạo lực trên cơ sở giới: Hỗ trợ chăm
sóc, tư vấn cho nạn nhân tại cơ sở y
tế; Duy trì các mô hình “Ngăn ngừa

7.65
%


và giảm thiểu tác hại của bạo lực trên
cơ sở giới”, mô hình “địa chỉ tin cậy,
nhà tạm lánh cộng đồng” để hỗ trợ
nạn nhân bị bạo lực giới; mở rộng mô
hình “trường học an toàn, thân thiện,
không bạo lực”…
5

Tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng tự
kiểm soát bản thân với nhóm đối
tượng có nguy cơ cao gây bạo lực; kỹ
năng phòng tránh bạo lực đối với

9/196

4.6%

nhóm đối tượng dễ bị tổn thương do
bạo lực giới.

Ngoài các hình thức được thống kê như trên, khảo sát

còn cho thấy có các hình thức phối hợp khác ít phổ biển hơn
như: Trao đổi ý kiến hoặc cung cấp thông tin bằng văn bản
theo yêu cầu của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp; Tổ chức
các hoạt động của mạng lưới quốc gia phòng, chống bạo lực
gia đình, các chương trình hợp tác quốc tế; Tham khảo, học
tập kinh nghiệm một số mô hình hiệu quả trong việc thực hiện


phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; Tổ chức
kiểm tra tình hình thực hiện các hoạt động về phòng ngừa và
ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tại các cơ quan, đơn vị,
địa phương …
Như vậy, có thể thấy sự đa dạng, phong phú trong các
biện pháp hay hình thức phối hợp trong giáo dục phòng chống
bạo lực gia đình đối với phụ nữ trên địa bàn huyện Kim
Thành.
Nói thêm rằng, thực tế cũng cho thấy, địa phương đã tích
cực tập trung, chỉ đạo công tác bình đẳng giới; phòng, chống
bạo lực gia đình; xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái. Cụ
thể như: thường xuyên đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục,
truyền thông; Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công
tác gia đình; Thành lập và duy trì hoạt động có hiệu quả các
câu lạc bộ “Gia đình phát triển bền vững”; Thành lập Ban Chỉ
đạo, xây dựng triển khai thực hiện Luật Phòng, chống bao lực
gia đình tại 100% xã, phường; một số ban, ngành đã phối hợp
lồng ghép với phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa", xây dựng các mô hình thí điểm can thiệp
phòng chống bao lực gia đình, xây dựng các địa chỉ tin cậy,
nhà tạm lánh, cơ sở tư vấn để hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân bị bạo



hành gia đình, tuyên truyền nâng cao vai trò, trách nhiệm của
cá nhân trong phòng chống bao lực gia đình, xây dựng gia
đình hòa thuận, hạnh phúc….
Công tác phối hợp liên ngành trong phòng chống bạo lực
gia đình những năm qua cũng được phát huy với nhiều kết
quả khả quan. Tiêu biểu như Sở Lao động, Thương binh và
Xã hội lồng ghép nội dung phòng chống bạo lực gia đình vào
nội dung tuyên truyền Luật Bình đẳng giới, hướng dẫn các cơ
sở bảo trợ xã hội bố trí nơi tạm lánh và chăm sóc tư vấn tâm
lý cho nạn nhân bạo lực gia đình. Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh
đã thành lập được 309 địa chỉ tin cậy cho nạn nhân bị bạo lực
đến tạm lánh. Trung tâm tư vấn hỗ trợ hôn nhân của Hội cũng
góp phần hỗ trợ, tư vấn, bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ gặp vấn
đề trong hôn nhân…
Bên cạnh đó, công tác tập huấn, bồi dưỡng nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình được chú trọng với
gần 6.000 lượt học viên được tập huấn, trang bị kiến thức. Các
đề án, dự án, mô hình về phòng, chống, bạo lực gia đình đã
được triển khai và nhân rộng. Đặc biệt, từ năm 2011, thống kê
trên địa bàn toàn tỉnh về triển khai thí điểm đường dây tư vấn
về bạo lực gia đình cho thấy: Mỗi năm trung bình có trên 500


×