CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG
VUI CHƠI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON
- Tổng quan nghiên cứu vấn đề
- Những nghiên cứu về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em
Trên thế giới, đã có nhiều tổ chức quan tâm, tìm hiểu và
nghiên cứu về KNS. Đây là một nhu cầu cấp thiết của việc nghiên
cứu và phát triển con người. Hiện nay chưa có một khái niệm nào
thống nhất trên toàn thế giới về KNS. KNS được tiếp cận theo
nhiều quan điểm khác nhau.Quan niệm rộng nhất là quan niệm
do Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hiệp quốc
(UNESCO) đưa ra, dựa trên cơ sở của 4 trụ cột của giáo dục đó
là: Học để biết – Học để làm – Học để là chính mình – Học để
cùng chung sống. Dựa vào đó, UNESCO định nghĩa “KNS là
năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia
vào cuộc sống hàng ngày”.Quan niệm hẹp hơn là quan niệm
do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra, dựa trên lý thuyết học tập
xã hội của Bandura (1997), tức là nhấn mạnh sự học tập qua quá
trình trải nghiệm của con người, qua sự tích lũy kinh nghiệm
sống, cấu trúc kinh nghiệm và chủ động nắm lấy kinh nghiệm
[28]. Theo đó, WHO định nghĩa “Kỹ năng sống là những năng
lực giao tiếp đáp ứng và những hành vi tích cực của cá nhân có
thể giải quyết có hiệu quả những yêu cầu và thách thức của cuộc
sống hàng ngày”.Theo Quỹ cứu trợ nhi đồng Liên Hiệp Quốc
(UNICEF) thì “Kỹ năng sống là những KN tâm lý xã hội có liên
quan đến các tri thức, những giá trị và thái độ, cuối cùng sẽ thể
hiện ra bằng những hành vi làm cho cá nhân có thể thích nghi và
giải quyết một cách có hiệu quả các yêu cầu và thách thức của
cuộc sống”.
Việc GDKNS, ở các nước phương tây, đã vận dụng tổng hợp
những quan điểm và các nghiên cứu của những tổ chức trên thế
giới như WHO, UNICEF để GDKNS cho thanh thiếu niên. Các
nhóm KNSchuyên biệt mà các nước xác định, đó là: KN thuộc về
tâm lý cá nhân, KN trong mối quan hệ với người khác, KN cộng
đồng và KN làm việc nhóm. Tuy nhiên, việc rèn luyện hay trang
bị KNS cho thanh thiếu niên còn được lồng ghép và tích hợp một
cách chủ động, có mục đích vàotrong từng môn học thuộc chương
trình giáo dục.Mỗi kế hoạch bài dạy và từng môn học đều xác
định rõ yêu cầu hình thành KNS một cách cụ thể thông qua các
hoạt động chi tiết.
Tại Australia, Hội đồng Kinh doanh Australia(BCA) và
Phòng thương mại và công nghiệp Australia (ACCI) dưới sự bảo
trợ của Bộ Giáo dục, Đào tạo và Khoa học (DEST) và Hội đồng
giáo dục quốc gia Australia (ANTA) đã xuất bản cuốn “Kỹ năng
hành nghề cho tương lai” (năm 2002). “Cuốn sách cho thấy các
KN và kiến thức mà người sử dụng lao động yêu cầu bắt buộc
phải có. KN hành nghề (employability skills) là các kỹ năng cần
thiết không chỉ để có được việc làm mà còn để tiến bộ trong tổ
chức thông qua việc phát huy tiềm năng cá nhân và đóng góp vào
định hướng chiến lược của tổ chức”[30].
Tác giả Pat Broadhead trong cuốn: “Early years play and
learning: Developing social skills and cooperation” đã thiết kế
một quy trình khá đầy đủ, cụ thể và chi tiết để giúp GVcó thể tổ
chức các trò chơi cho trẻ tham gia để thông qua đó phát triển các
kỹ năng xã hội và KN hợp tácNgoài ra, tài liệu này còn giúp cho
các GVnhận thức rõ mối quan hệ giữa sự phát triển trí thông minh
với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ [29].
Những năm đầu của thế kỷ XX, một số nước trong khu vực
Đông Nam Á như: Lào, Indonexia, Malaysia, Thái Lan, …cũng
bắt đầu nghiên cứu về GDKNS. Việc nghiên cứu KNS theo hướng
dạy thử nghiệm rất được các nước quan tâm và triển khai áp dụng
vào chương trình GDKNS ở các bậc học phổ thông. Mục tiêu lớn
nhất của việc GDKNS được xác định là: “Nhằm nâng cao tiềm
năng của con người để có hành vi thích ứng và tích cực nhằm
đáp ứng nhu cầu, sự thay đổi, các tình huống của cuộc sống hằng
ngày, đồng thời tạo ra sự đổi thay và nâng cao chất lượng cuộc
sống”.
Điển hình như tại Lào (1997 – 2002), GDKNS được thực hiện
với các KN cơ bản như: KN giao tiếp có hiệu quả; KN tư duy sáng
tạo; KN giải quyết vấn đề… Trongquá trình triển khai, các nhà giáo
dục Lào đã đúc kết được một số bài học như: Cần có nhiều tài liệu
tham khảovề GD KNS cho GVvà họcsinh .Bên cạnh đó, cần đổi
mới công tác bồi dưỡng GVchuyên về GDKNS trực tiếp tại các nhà
trường ở cả khía cạnh nội dung và phương pháp theo hướng tích
cực hóa các hoạt động.
Tại Malaysia, một số nhà nghiên cứu khoa học xem KNS là
một môn học của cuộc sống và môn học này được dạy như một
môn học chính ở các bậc học của trường phổ thông. Mục tiêu của
môn học về KNS ở trường tiểu học là cung cấp cho người học
những KN cần thiết cơ bản để có thể thực hiện tốt nhất các nhiệm
vụ trong đời sống hằng ngày; còn ở bậc Trung học cơ sở(THCS)
là hướng đến việc trang bị các KN để góp phần tạo nên những cá
nhân độc lập, tự chủ về cuộc sống của mình, có KN sáng tạo và
sự tự tin, có khả năng tương tác tốt với người khác.
Tại Thái Lan, KNS được mọi người quan tâm khá sớm. Các
đề tài nghiên cứu về KNS được các tổ chức phi chính phủ cũng
như các tổ chức giáo dục của Chính phủ, nhà nước Thái Lan triển
khai thực hiện nghiên cứukhá sớm và tương đối nhiều. Ở đây,mọi
ngườichorằng KNS là những thuộc tính hay năng lực tâm lý xã
hội, giúp bản thân của mỗi người đương đầu được với tất cả
những tình huống xảy ra cuộc sống và đáp ứng được với từng
hoàn cảnh cụ thể để sống hạnh phúc. Hay nói cách khác, KNS là
năng lực của mỗi cá nhân có thể giải quyết tốt những vấn đề nảy
sinh trong cuộc sống hằng ngày để con người sống an toàn và
hạnh phúc. Với cách hiểu như trên, các nhà giáo dục Thái Lan cho
rằng: Muốn con người trưởng thành và thích ứng với cuộc sống
thì cần hình thành cho họ ít nhất 10 KNS lõi sau: KN ra quyết
định, KN giải quyết xung đột, KN sáng tạo, KNphân tích – đánh
giá, KN giao tiếp, KN quan hệ liên nhân cách, KN làm chủ cảm
xúc, KN làm chủ được những cú sốc, KN đồng cảm, KN thực
hành.
Còn ởIndonexia, KNS được tập trung nghiên cứu như một
môn khoa học giáo dục.KNS được xem như những kiến thức,
KN, thái độ giúp người học sống một cách độc lập. Việc GDKNS
cho con người sẽ mang đến những lợi ích nhất định như: Cơ hội
việc làm cho người học được nâng cao, chất lượng nguồn nhân
lực cũng được nâng cao, từ đó thúc đẩy việc thực hiện các chính
sách tự chủ tại địa phương, tạo ra chất lượng giáo dục cho người
nghèo và người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Mặc khác,việc
GDKNS tại quốc gia này do các tổ chức phi chính phủ cũng như
những trung tâm giáo dục chuyên biệt thực hiện và được đầu
tưkhá tốt.
Trước những năm 1990, việc GDKNS cho thế hệ trẻ luôn là
mục tiêu được chú trọng của các nhà giáo dục ở Việt Nam.Mặc dù
các khái niệm về KNS chưa được nêu ra và những nghiên cứu về
KNS chưa có.Tuy nhiên, có thể dễ dàng nhận thấy vấn đề này
được đề cập đến trong chương trình giáo dục của nước ta, như
môn học Đạo đức, Giáo dục công dân. Bên cạnh đó, có nhiều tác
giả, dịch giả, học giả nghiên cứu và biên soạn ra những tài liệu,
sách học, giúp người học có thể học và biết về cách làm người,
cách đối nhân xử thế, phương pháp học tập, tổ chức công việc
theo khoa học,… Có thể nêu lên một số tác phẩm nổi tiếng như:
tác phẩm “Đắc nhân tâm” của dịch giả Nguyễn Hiến Lê.[11] . Tác
phẩm “Giao tiếp và ứng xử sư phạm” của Ngô Công Hoàn.[9].
Và tác phẩm “Nhân cách trước đã” của Hoàng Xuân Việt [22] ,
… Những tài liệu này đã góp phần rất lớn trong việc trang bị
những KNS nhất định cho người Việt Nam. Điều đó cho thấy việc
nghiên cứu KNS tuy chưa được coi chính thức như nghiên cứu về
KNS nhưng đã được chú ý và đề cập đến nhiều.
Tuy nhiên, thuật ngữ “Kỹ năng sống” chỉ bắt đầu xuất hiện
và được quan tâm tại nước ta vào những năm 90 của thế kỷ XX.
Khi ấy, nền kinh tế - xã hội mới bắt đầu có những chuyển biến
phức tạp với việc du nhập các nền văn hóa từ nhiều nước trên thế
giới vào Việt Nam; bên cạnh đó, sự biến đổi của môi trường tự
nhiên cũng có ảnh hưởng rất lớn đến con người; Vì vậy, đòi hỏi
con người cần phải học cách thích nghivới những biến đổi nhanh
chóng và nhiều mặt đó; Bên cạnh những yêu cầu cao về trình độ
học vấn, tư cách đạo đức, thì cũng đòi hỏi ở mỗi người phải được
trang bị hệ thống các KNS cần thiết. Đây chính là điều kiện để
những người làm công tác trong ngành giáo dục ở Việt Nam chú
tâm đến thuật ngữ “Kỹ năng sống” trong chương trình giáo dục và
triển khai một số dự án của các tổ chứcphi chính phủ tại Việt
Nam.
Một trong những văn bản đầu tiên của Chính phủ nước ta có
liên quan đến GDKNS cho học sinh làquyết định 1363/TTg về
việc “đưa nội dung giáo dục môi trường vào hệ thống giáo dục
quốc dân”được thông qua vàođầu những năm 1990.Văn bản này
có đề cập đến việc trang bị những KN ứng xử với môi trường,
thái độ sống cũng như những biểu hiện ban đầu của cácKNS.Tuy
nhiên, thuật ngữ “Kỹ năng sống”theo đúng tên gọi của nó được
người Việt Nam biết đến bắt đầu từ chương trình của UNICEF
(1996) "GDKNS để bảo vệ sức khoẻ và phòng chống HIV/AIDS
cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường"[5]. Tiếptheolà chỉ
thị số 24/CT&GD năm 1996 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công
tác phòng chống ma túy tại các trường học. Trong chỉ thị này
nhữngKNS được đề cập cần giáo dục cho học sinh như: KN từ
chối, KN bảo vệ bản thân, KN ứng xử với ngưới có HIV…[4]
Sau những năm 1990, một số dự án bắt đầu được thực hiện
ở các tỉnh thành để thử nghiệm việc GDKNS cho những đối
tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Trên cơ sở đó, những
nghiên cứu về KNS bắt đầu được phát triển từ những năm 1998 –
2000.Dưới sự phát triển cùng với những thử thách của đời sống
xã hội, KNS không chỉ là vấn đề cần thiết cho trẻ em mầm non
mà thanh thiếu niên cũng là những đối tượng rất cần trang bị các
KNS[15].
Năm 2009, tác giả Lê Bích Ngọcxuất bảntác phẩm “Giáo
dục kỹ năng sống cho trẻ từ 5- 6 tuổi”. Ngoài mục đích chính là
GDKNS cho trẻ từ 5- 6 tuổitác giả còn muốn “nhằm” đến các bậc
cha mẹ có con từ 5-6 tuổi ở vùng miền núi. Trên cơ sở phân tích
khoa học, tác giả đã phân chia các KNScủa trẻ 5- 6 tuổi thành
7nhóm; mỗi nhóm được tác giả liệt kê nhiều KNScụ thểvới từng
tên gọi, những điều cha mẹ cần hướng dẫn cho trẻ và những gợi
ýmang tính định hướngvề các hoạt động, phương tiện và hình
thức giáo dục cho trẻ [13].
Tác giả Nguyễn Thanh Bình trongtác phẩm “Giáo trình
chuyên đề giáo dục kỹ năng sống” đã đi sâu làm rõ khái niệm
KNS, các phương pháp và nguyên tắc GDKNS hiệu quả.Tuy
nhiên, vì đây là giáo trình giảng dạy tại cơ sở đào tạo GV, nêntác
giả không đi sâu phân tíchcác nội dung cơ bản của từng KN [2].
Đến năm 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạomới chính thức đưa
cụm từ GDKNS vào trong các cơ sở giáo dục phổ thông tại công
văn số: 463/BGDĐT GDTX về việc” hướng dẫn triển khai thực
hiện GDKNS tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ
thông và giáo dục thường xuyên”[6].Cụ thể:Giáo dục cho người
học những KNScơ bản và cần thiết, với mục đích nhằm hình
thành những thói quen tốt giúp người học thành công,đồng thời
phải đảm bảo vừa phù hợp với thực tế địa phương và thuần phong
mỹ tục của nước ta vừagiúp cho người học hội nhập quốc tế. Bộ
yêu cầu các nội dung GDKNS phải phù hợp với mọi lứa tuổi và
được thiết kế theo hướng đồng tâm theo mức độ khótăng dần. Đối
với từng bậc họcviệc GDKNS cần tập trung vào các nội dung sau:
*. Đối với trẻ lứa tuổi mầm non:
GDKNS sẽ giúp trẻ biết tự nhận thức về bản thân, tự tin, tự
lực, thực hiện những quy tắc đảm bảo an toàn cho bản thân,
biếttự phục vụ bản thânhình thành và phát triển một số KN xã hội
cần thiết như: KN thể hiện tình cảm với mọi người, KNchia sẻ,
hợp tác, kiên trì, vượt khó; các KN ứng xử phù hợp với gia đình,
cộng đồng, bạn bè và môi trường.
*. Đối với học sinh tiểu học:
Các em học sinh ở lứa tuổi nàycần tiếp tục rèn luyện các KN
đã được học ở bậc học mầm non, đồng thời chú trọnghình thành
cho các em KN giao tiếp; KN xây dựng tình bạn đẹp; KN kiên trì
trong học tập…tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện về nhân
cách của học sinh.
*. Đối với học sinh Trung học
Ở bậc học này, các em HS được yêu cầu tiếp tục rèn luyện
các KN đã được học ở bậc học tiểu họcvàtập trung giáo dục các
KNS cốt lõi,cần thiết cho người học ở lứatuổi nàynhư: KN tư duy
phê phán và sáng tạo, KN giao tiếp và hợp tác, KN tự nhận thức
và cảm thông,KN ra quyết định và giải quyết vấn đề,…
Nhìn chung GDKNS cho con người nói chung, cho trẻ mầm
non nói riêng đã được các nước trên thế giới và đặc biệt là nướcta
đã quan tâm khai thác, nghiên cứu, tiếp cậndưới nhiều góc độ
khác nhau, nhưng với vấn đề GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi thông qua
hoạt động vui chơi ở các trường mầm non, huyện Sơn Hòa, Tỉnh
Phú Yên thì chưa có đề tài nào nghiên cứu.
-Những nghiên cứu về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi
thông qua hoạt động vui chơi ở các trường mầm non
Từ thập kỷ 80 trở lại đây vấn đề GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi
thông qua hoạt động vui chơi được các nhà giáo dục quan tâm
nhiều hơn. Một số nhà khoa học trong nước nghiên cứu về hoạt
động vui chơi đối với sự phát triển của trẻ nhỏ được chú ý đến
như: Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết trong sách: "Trò chơi của trẻ em"
đã đề cập đếnmột sốloại hìnhtrò chơi và làm rõ vai trò quan trọng
của trò chơi đối với sự phát triển toàn diện của trẻlứa tuổi mầm
non. Tác giả đã đi sâu phân tích làm rõ bản chất xã hội của trò
chơi, cấu trúc và đặc điểmcủa hoạt động chơi và sự tác động tích
cực của người lớn lên trò chơi của trẻ.Đồng thời, tác giả
cũngkhẳng trò chơi như là một trong những phương tiện quan
trọng để giáo dục trẻ [19]. Bên cạnh đó, trong “Giáo trình giáo
dục hành vi văn hóa cho trẻ em” bà cũng đề cập đến rất nhiều
khía cạnh có liên quan đến GDKNS cho trẻ mầm non dưới tên gọi
là giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ trong các mối quan hệ
vớithiên nhiên; đồ dùng, đồ chơi;và đối với người xung
quanh[20].
Theo tác giả Nguyễn Thị Thanh Hà, “...trong lĩnh vực giáo
dục
trẻ
nhỏ,
việc
chơi được coi là một trong những phương tiện giáo dục không thể
thay thế” [7].
Theo nhóm tác giảPhạm Thị Châu, Nguyễn Thị Oanh, Trần
Thị Sinh cho rằng: Hoạt động vui chơi chính là phương tiện giáo
dục có hiệu quảở mọi khía cạnh giúptrẻ mẫu giáo phát triển toàn
diện nhân cách[4].
*. Hoạt động vui chơi là phương tiện phát triển trí tuệ cho
trẻ mẫu giáo: Đối với trẻ mẫu giáo, việc học của trẻ thông qua
vui chơi diễn ra một cách tự nhiên, không gò bó với nhiều nội
dung phong phú, đa dạng, phản ánh thế giới hiện thực xung quanh
trẻ. Chính vì thế, qua hoạt đông chơi, trẻ sẽ củng cố, chính xác
hóa, cụ thể hóacũng như làm tăng vốn hiểu biết của mình về thế
giới xung. Ngoài ra, trong quá trình chơi trẻ không những vận
dụng những kiến thức hiểu biết đã có mà còn có thể lĩnh hội đươc
những hiểu biết mới bởi vìtrong quá trình chơi sự hấp dẫn và
hứng thú của các trò chơisẽ tạo điều kiện để trẻ chiếm lĩnh tri thức
mới một cách tự nhiên nhất. Chính điều này góp phần thúc đẩy
phát triển các năng lực trí tuệ của trẻ như năng lực tư duy, năng
lực ngôn ngữ, năng lực cảm xúc…
*. Hoạt động vui chơi là phương tiện giáo dục đạo đức cho
trẻ mẫu giáo:Hoạt động vui chơi có tác động rất lớn đến tâm tư,
tình cảm, đạo đức của trẻ mẫu giáo.Thông qua các hoạt động vui
chơi đặc biệt là trò chơi “sắm vai”, trò chơi theo chủ đề với những
tình huống, những nhân vật phản ánh hiện thực xung quanh trẻ, từ
đó giúp trẻ tập làm quen và hình thành những cách ứng xử, cách
thể hiện tình cảm, cũng như những hiểu biết về các mối quan hệ,
sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau như thế nào trong từng trường
hợp. Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuồi, trẻ ở lứa tuổi này chưa
phân biệt rành mạch giữa trò chơi với đời thường nên những gì
các em được “học” được “thể hiện” trong trò chơi, các em sẽ thể
hiện nó trong cuộc sống hàng ngày, trong mối quan hệ với mọi
người. Trẻ sẽbiết quan tâm giúp đỡ bạn bè, biết yêu thương các
em nhỏ hơn, biết chăm sóc cho người thân khi người thân bị
bệnh,… Nghĩa là “các quy tắc ứng xử “bên ngoài” do động cơ
chơi đã trở thành các quy tắc ứng xử “bên trong” của trẻ như
thông cảm, sẻ chia, quan tâm, trung thực, dũng cảm, ý chí kiên
cường,…Có thể nói rằng vui chơi là cầu nối giữa trẻ với các quy
tắc đạo đức, giúp quá trình hình thành những phẩm chất đạo đức
diễn ra dễ dàng, tự nhiên và bền vững hơn”.
*. Hoạt động vui chơi là phương tiện phát triển thể chất cho
trẻ mẫu giáo:Trong quá trình chơi, trẻ vận động rất nhiều cộng với
không khí thoải mái, vui vẻ nên chơisẽ giúp trẻ phát triển thể lực
và tinh thần khỏe mạnh, sảng khoái.
*. Hoạt động vui chơi là phương tiện giáo dục và phát triển
thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo:Trong khi chơi, trẻ được tiếp xúc với
nhiều loại đồ chơi khác nhau. Điều này sẽ giúp trẻ sẽ cảm nhận
được cái đẹp của một số đồ chơi như màu sắc, hình dạng, kích
cỡ.., Đồng thời, cách cư xử của các nhân vật trong trò chơi cũng
giúp trẻ cảm nhận được cái đẹp trong hành vichơi từ lời ăn, tiếng
nói đến cách cư xử,….Ngoài ra, với những trò chơi đóng vai theo
chủ đề, trò chơi xây dựng….trẻ còn có cơ hội, điều kiện để tạo ra
cái đẹp thông qua việc tạo ra các sản phẩm cũng như cách sử
dụng các ngôn từ trong giao tiếp, trong ứng xử với các tình
huống…
*. Hoạt động vui chơi là phương tiện giáo dục lao động cho
trẻ mẫu giáo:Trong khichơi, nhờ sự hướng dẫn của GV sẽ giúp
trẻhình thành một số KN như: KN sáng tạo, kiên trì, yêu lao động.
Năm 2009, tác giả Lê Bích Ngọc đã đề cập đến việc
GDKNS xã hội cho trẻ qua tác phẩm “Giáo dục kỹ năng sống cho
trẻ từ 5-6 tuổi”, tác giả nhận định “Trẻ từ 5 đến 6 tuổi thích kết
bạn mới,... Trẻ có thể hợp tác, nhận và hoàn thành nhiệm vụ,
tôn trọng quy tắc xã hội, giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, quý trọng đồng
tiền.Những KN này thúc đẩy sự phát triển trí lực, tinh thần trách
nhiệm, tính tích cực, lạc quan, dễ thích ứng với xã hội của trẻ”
[13].
Các quan điểm của các nhà khoa học nêu trên cho thấy họ
đều đề cập đến sự cần thiết của việc sử dụng trò chơi cũng như
thông qua hoạt động vui chơi để giáo dục trẻ nói chung
và GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi nói riêng. Nhưng hầu như ít người
nghiên cứu về GDKNS qua hoạt động vui chơi. Đặc biệt là đề tài
GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các
trường mầm non huyện Sơn Hòa, Tỉnh Phú Yên chưa có tác giả
nào nghiên cứu.
- Hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở các trường mầm non
- Khái niệm và phân loại kỹ năng sống
- Khái niệm kỹ năng sống
Trên diễn đàn khoa học, hiện tồn tại nhiều quan niệm khác
nhau, dẫn đến nhiều định nghĩa về KNS. Mỗi định nghĩa nhấn
mạnh đến các khía cạnh riêng:
(i) Theo UNESCO: KNS là năng lực của mỗi cá nhân để
thực hiện đầy đủ các chức năngvà tham gia vào cuộc sống hàng
ngày. Vì thế, theo tổ chức này thì KNS gắn với 4 trụ cột của giáo
dục, đó là: Học để biết, Học làm người, Học để sống với người
khác và Học để làmbao gồm các KNS như: KN tư duy, KN giao
tiếp, KN đảm nhận trách nhiệm...
(ii) Theo WHO: “KNS là khả năng để có hành vi thích ứng
(adaptive) và tích cực (positive), giúp các cá nhân có thể ứng xử
hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hằng
ngày. Đó là cácKN tâm lý xã hội và KN giao tiếp mà mỗi cá nhân
có thể có để tương tác với những người khác một cách hiệu quả
và giải quyết một cách tích cực hoặc ứng phó với những vấn đề
hay những thách thức của cuộc sống hàng ngày”[28].
(iii)Theo UNICEF: KNS là tập hợp nhiều KN tâm lý, xã
hội và giao tiếp mang tính cá nhân giúp con người đưa ra những
quyết định đúng đắn, giao tiếp hiệu quả, phát triển các KN quản
lý bản thân để từ đó giúp cá nhân có cuộc sống lành mạnh, an
toàn, có chất lượng.
(iv)Tương đồng với quan niệm của WHO, “còn có quan
niệm KNS là những KN tâm lí xã hội liên quan đến những tri
thức, những giá trị và những thái độ, cuối cùng được thể hiện ra
bằng những hành vi làm cho các cá nhân có thể thích nghi và giải
quyết có hiệu quảcác yêu cầu và thách thức của cuộc sống” [2].
(v).Theo Frederic Luskin và Ken Pelletier: "Kỹ năng sống là
các công cụ cần thiết để làm chủ sự căng thẳng do sự thay đổi, ốm
đau, mất mát, làm việc quá độ, li dị, đi lại kéo dài và những trải
nghiệm bình thường khác của cuộc sống, KNS là những kế hoạch,
chương trình thực tế nhanh chóng và hiệu quả mà bạn có thể sử
dụng bất kỳ lúc nào để trở nên lạc quan ứng xử và hưởng thụ
trong công việc và khi vui chơi" [31].
(vi). Một khái niệm khác, KNS là tập hợp các hành vi tích
cực và khả năng thích nghi cho phép mỗi cá nhân đối phó hiệu
quả với các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng
ngày[29].Nói cách khác là khả năng tâm lý xã hội[26],đó là tập
hợp các KN mà con người tiếp thu qua giáo dục hoặc trải nghiệm
trực tiếp được dùng để xử lý các vấn đề và câu hỏi thường gặp
trong đời sống con người. Các chủ đề rất đa dạng tùy thuộc vào
chuẩn mực xã hội và mong đợi của cộng đồng.KNS có chức năng
đem lại hạnh phúc và hỗ trợ các cá nhân trở thành người tích cực
và có ích cho cộng đồng.
Các quan niệm nêu trên cho thấy quan niệm về KNS của tổ
chức UNESCO có nội hàm rộng nhất.Nó bao gồm những KNScốt
lõi như: KN đọcviết, KN tự nhận thức, KN giao tiếp; KN cảm
thông; KN làm việc nhóm; KN điều chỉnh cảm xúc; KN ứng phó
với sự căng thẳng….Theo tiến sĩ tâm lý Huỳnh Văn Sơn, “Kỹ năng
sống là những KN tinh thần hay những KN tâm lý, KN tâm lý – xã
hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống.
Những KN này giúp cho cá nhân thể hiện được chính mình cũng
như tạo ra những nội lực cần thiết để thích nghi và phát triển. KNS
còn được xem như một biểu hiện quan trọng của năng lực tâm lý
xã hội giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống có nhiều thách
thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại”[17]. Từ góc độ tâm
lý học tác giả Nguyễn Quang Uẩn khẳng định: “KNS là một tổ hợp
phức tạp của một hệ thống KN nói lên năng lực sống của con
người, giúp con người thực hiện công việc và tham gia vào cuộc
sống hằng ngày có kết quả, trong những điều kiện xác định của
cuộc sống” [22].
Tuy nội hàm của khái niệm về KNS nêu trên rộng, hẹp khác
nhau, nhưng về cơ bản giữa chúng có sự thống nhất đó là hiểu
KNS thuộc về phạm trù năng lực, bao hàm cả tri thức, hành vi và
thái độ trong một lĩnh vực cụ thểnào đó.
Theo quan niệm của chúng tôi, “KNS là những năng lực tâm
lý – xã hội cơ bản giúp cho mỗi cá nhân thích ứng và tồn tại trong
cuộc sốnghàng ngày.Bên cạnh đó, những KN này sẽ giúp bản thân
của mỗi ngườithể hiện được năng lực của mình vàtham gia vào
giải quyết các vấn đề của cuộc sống hằng ngàymột cách có hiệu
quả, an toàn và chất lượng”.
- Phân loại kỹ năng sống
Tùy vào mỗi quan niệm khác nhau về KNS mà tên gọivàsố
lượng của những KNS sẽ khác nhau. Có thể đề cập đến một vài
cách phân loại như sau:
(i). Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Theo WHO [1]“danh
sách KNS có thể rất dài, nhưng các KN có thể được chấp nhận ở
những nền văn hóa khác nhau được xác định là các KN cơ bản
sau:
- Ra quyết định;
- Giải quyết vấn đề;
- Suy nghĩ sáng tạo;
- Suy nghĩ có phán đoán;
- Truyền thông có hiệu quả;
- Giao tiếp giữa người và người;
- Ý thức về bản thân;
- Khả năng thấu cảm;
- Ứng phó với cảm xúc;
- Ứng phó với stress.
KN sáng tạo góp phần vào việc lấy quyết định và giải quyết
vấn đề, bằng cách giúp chúng ta xem xét tất cả các biện pháp khác
nhau và suy nghĩ về các hậu quả khác nhau của việc chúng ta
hành động hay không hành động.
KN ra quyết định giúp chúng ta chọn những quyết định tích
cực liên quan đến cuộc sống của chúng ta.
KN giải quyết vấn đề giúp ta xử lý những khó khăn gặp phải
một cách tích cực nhất. Những vấn đề gặp phải nếu không quan
tâm giải quyết sẽ gây ra stress, dẫn theo những xáo trộn về cuộc
sống và sức khoẻ. Truyền thông có hiệu quả là khi chúng ta diễn
đạt suy nghĩ của mình bằng lời nói hay không bằng lời nói, một
cách phù hợp với hoàn cảnh hay bối cảnh văn hóa. Điều này có
nghĩa là khả năng diễn đạt những ước muốn cũng như tìm sự
tham vấn khi cần.
KN giao tiếp giúp ta quan hệ một cách tích cực với những ai
tương tác với chúng ta.Có nghĩa là kết bạn, gìn giữ tình bạn vì
điều này có thể rất quan trọng cho sức khỏe tinh thần và xã hội
của ta.Nó cũng có nghĩa là giữ mối quan hệ tốt với gia đình,
nguồn hỗ trợ quan trọng. Nhưng cũng có ý nghĩa cắt đứt các mối
quan hệ một cách xây dựng, ý thức về bản thân bao gồm: Sự nhìn
nhận về bản thân, tính tình, mặt mạnh, mặt yếu, ước muốn của
chúng ta cũng như những điều mà chúng ta không thích. Ý thức
về bản thân giúp chúng ta nhận ra stress hay tình trạng bị áp lực
để ứng phó kịp thời. Ý thức về bản thân là một tiền đề quan trọng
để truyền thông và giao tiếp có hiệu quả cũng như để thấu cảm
với người khác. Khả năng thấu cảm là khả năng hình dung hoàn
cảnh sống của người khác mà có khi họ còn xa lạ với ta. Thấu
cảm giúp ta chấp nhận người kia dù họ rất khác với chúng ta.
Điều này sẽ giúp cải thiện các mối tương tác xã hội.Đồng thời,
thấu cảm còn giúp chúng ta có thái độ phù hợp với những người
cần sự giúp đỡ, chăm sóc của chúng ta. Ứng phó với cảm xúc, đó
là nhìn nhận các cảm xúc nơi ta và người khác, ý thức rằng cảm
xúc ảnh hưởng đến hành vi như thế nào và có khả năng ứng phó
với cảm xúc một cách phù hợp. Ứng phó với stress, đó là biết
nhận ra các nguyên nhân gây stress trong đời sống chúng ta, nhận
ra stress tác động đến chúng ta như thế nào và hành động để giảm
bớt các nguồn gây stress, giữ stress ở mức độ chấp nhận được,
hoặc học cách thư giãn để giữ sự căng thẳng không hại đến sức
khỏe”.
(ii). Theo Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp
quốc (UNESCO) [27]
“Theo UNESCO thì KN phải được phân chia dựa trên
những KN cơ bản cũng như những KN chuyên biệt trong đời sống
cá nhân của con người ở những mối quan hệ khác nhau cũng như
ở những lĩnh vực khác nhau. Theo đó, có thể có những nhóm
KNS như sau:
*. Nhóm KN chung: Nhóm chung này bao gồm những KN
cơ bản mà mỗi cá nhân đều có thể có để thích ứng với cuộc sống
chung bao gồm các KN nhận thức, KN liên quan đến cảm xúc và
các KN cơ bản về xã hội.
*. Nhóm KN chuyên biệt: Nhóm KN chuyên biệt gồm các
KN được thể hiện trong các lĩnh vực cụ thể khác nhau của đời
sống xã hội như: Các KN về sức khỏe và dinh dưỡng, KN liên
quan đến giới và giới tính, KN về các vấn đề xã hội như ma túy,
HIV- AIDS, các KN liên quan đến môi trường thiên nhiên, các
vấn đề bạo lực, rủi ro, những KN quan đến cuộc sống gia đình,
môi trường cộng đồng, hòa bình và giải quyết xung đột, phòng
tránh buôn bán trẻ em và phụ nữ”.
(iii). Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) [1]: “Tổ
chức này nghiên cứu sâu về KNS dưới góc độ tồn tại và phát triển
của cá nhân. Theo đó, các KN phân loại theo các mối quan hệ như
sau:
* Nhóm những KN tự nhận thức và sống với chính mình, bao
gồm các KN sau:
- KN tự nhận thức và đánh giá bản thân
- KN xây dựng mục tiêu cuộc sống
- KN bảo vệ bản than
- KN kiên định
- KN đương đầu với cảm xúc
- KN đương đầu với căng thẳng.
*.Nhóm KN nhận thức và sống với người khác. Nhóm này
có các KN:
- KN thiết lập quan hệ
- KN tương tác liên nhân cách
- KN Sự cảm thông – thấu cảm (Empathy)
- KN Giao tiếp có hiệu quả - KN thương lượng
- KN đứng vững trước những áp lực tiêu cực của bạn bè hoặc
của người khác.
*. Nhóm KN ra quyết định và làm việc hiệu quả, bao gồm
những KN sau:
- Tư duy phê phán
- Tư duy sáng tạo
- Ra quyết định
- Giải quyết vấn đề”
(iv). Tổ chức ESCAP KNS được phân thành 3 loại như sau:
- KNS liên quan đến phát triển cá nhân
- KNS liên quan đến mối quan hệ với người khác
- KNS công nghệ thông tin,
Từ những cách phân loại KNS nêu trên, chúng ta có thể thấy
cách phân chia KNS của mỗi tổ chức, cá nhân, đều mang tính
tương đối.Tùy thuộc vào các khía cạnh xem xét, hoặc các góc độ
nhìn nhận mà một KNS có thể được xếp vào các nhóm KNS
mang các tên gọi khác nhau. Có nhiều cách phân loại như vậy,
nhưng dù phân loại theo hình thức nào thì KNS phải là những khả
năng thuộc vềphạm trù năng lực của mỗi cá nhân giúp bản thân
họ tồn tại, thích nghivà làm chủ cuộc sống của mình.Một số KN
được coi là những KN cốt lõi như:
- KN tự nhận thức
- KN giao tiếp
- KN xác định giá trị
- KN ra quyết định
- KN đặt mục tiêu .......
Từ đây, có thể nhận thấy các KNScần thiết nhất đối với con
người cũng chính là những KN cơ bản mà họ cần có ngay từ
những năm đầu đời, đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổicó liên quan