Tải bản đầy đủ (.docx) (76 trang)

THỰC TRẠNG QUẢN lý HOẠT ĐỘNG ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO học SINH tại TRUNG tâm GIÁO dục kỹ THUẬT TỔNG hợp HƯỚNG NGHIỆP hải PHÒNG THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO dục PHỔ THÔNG mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.82 KB, 76 trang )

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐỊNH
HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH TẠI
TRUNG TÂM GIÁO DỤC KỸ THUẬT TỔNG HỢP HƯỚNG NGHIỆP HẢI PHÒNG THEO CHƯƠNG
TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI


-Khái quát về đặc điểm kinh tế, văn hóa,
xã hội, giáo dục của Hải Phòng
- Khái quát về vị trí địa lý, tình hình kinh tế - văn hóaxã hội, giáo dục của Hải Phòng
Hải Phòng là trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn
nhất miền Bắc Việt Nam, và là trung tâm kinh tế, văn hoá, y
tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của Vùng
duyên hải Bắc Bộ. Đây là thành phố lớn thứ 3 cả nước, lớn
thứ 2 miền Bắc sau Hà Nội. Hải Phòng còn là một trong
5 thành phố trực thuộc trung ương, đô thị loại 1 trung tâm cấp
quốc gia, cùng với Đà Nẵng và Cần Thơ. Được thành lập vào
năm 1888, Hải Phòng là nơi có vị trí quan trọng về kinh tế, xã
hội, khoa học, công nghệ và an ninh, quốc phòng của vùng
Bắc Bộ và cả nước, trên hai hành lang - một vành đai hợp tác
kinh tế Việt Nam - Trung Quốc. Hải Phòng hội tụ đủ các loại
hình giao thông là đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường
hàng không. Lợi thế đó đưa Hải Phòng trở thành đầu mối giao
thông quan trọng, cửa ngõ chính của cả miền Bắc, kết nối với
các tỉnh ven biển duyên hải Bắc Bộ và thủ đô Hà Nội, đặc biệt
là đầu mối của các tuyến giao thông hàng hải quốc tế luôn


nhộn nhịp hoạt động vận tải và xuất nhập khẩu hàng hóa của
khu vực phía Bắc.
Hải Phòng là Trung tâm kinh tế - khoa học - kỹ thuật
tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ nên trên địa bàn Hải


Phòng có nhiều khu công nghiệp, thương mại lớn và trung
tâm dịch vụ, du lịch, giáo dục, y tế và thủy sản của vùng
duyên hải Bắc Bộ Việt Nam. Hải Phòng là một trọng điểm
tăng trưởng kinh tế phía Bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng và
Quảng Ninh, nằm ngoài Quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Hải
Phòng còn giữ vị trí tiền trạm của miền Bắc, nơi đặt trụ sở của
bộ tư lệnh quân khu 3 và Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam.
Hải Phòng có diện tích đất liền: 1.561,8 km2; dân số:
1,963 triệu người (tính đến tháng 12/2016), là thành phố đông
dân thứ 3 ở Việt Nam, sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh. Thành phố Hải Phòng gồm 7 quận nội thành, 6 huyện
ngoại thành và 2 huyện đảo; (223 đơn vị cấp xã gồm 70
phường, 10 thị trấn và 143 xã).
Hải Phòng còn được gọi là thành phố Cảng. Việc hoa
phượng đỏ được trồng rộng rãi nơi đây và sắc hoa đặc trưng
trên những conphố cũng khiến Hải Phòng được biết đến với


mỹ danh "Thành phố Hoa Phượng Đỏ". Hải Phòng không chỉ
là thành phố cảng lớn nhất miền Bắc mà còn là trung tâm văn
hóa, du lịch lớn của cả nước. Hải Phòng hấp dẫn du khách về
kiến trúc các chùa, đình, miếu cổ. Nhắc đến Hải Phòng không
thể không kể đến Quần đảo Cát Bà với hệ rừng nguyên sinh
được UNESCO công nhận và khu du lịch nghỉ dưỡng Đồ Sơn.
Hải Phòng còn hấp dẫn du khách bởi ẩm thực và các lễ hội
truyền thống.
Hiện nay, Hải Phòng là một trong những trung tâm kinh
tế trọng điểm của Việt Nam. Trong những năm gần đây, Hải
Phòng luôn là một trong những thành phố đóng góp ngân sách
cho nhà nước nhiều nhất. Năm 2015, Hải Phòng đã thu được

ngân sách là 56 288 tỷ đồng. Năm 2016 thu ngân sách 62640
tỷ đồng. Thu ngân sách năm 2017 đạt 72100 tỷ đồng. Năm
2013 Hải Phòng đứng ở vị trí thứ 15 cả nước về Chỉ số năng
lực cạnh tranh cấp tỉnh.
- Tình hình giáo dục Hải Phòng
Hải Phòng không chỉ là trung tâm công nghiệp lớn mà
còn là một trung tâm giáo dục lớn của Việt Nam. Hiện nay,
trên địa bàn thành phố có 5 trường Đại học và học viện, 16


trường Cao đẳng, 26 trường Trung cấp chuyên nghiệp, 56
trường Trung học phổ thông và hàng trăm trường học từ bậc
học cơ sở tới ngành học mầm non. Hải Phòng cũng là thành
phố duy nhất có học sinh đạt giải Olymic quốc tế trong 21
năm liên tiếp.
Bên cạnh đó, Hải Phòng là một trong những thành phố
có các trường đại học và phổ thông uy tín trong cả nước.
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam là trường đại học duy
nhất của Việt Nam đào tạo các chuyên ngành liên quan đến
ngành hàng hải, cũng là trường Đại học đầu tiên ở Việt Nam
đạt chuẩn ISO 9001-2000, và có bằng cấp được công nhận tại
tất cả các nước trên thế giới. Trường Trung học phổ thông
chuyên Trần Phú là một ngôi trường danh tiếng thành phố,
xếp hạng thứ 3 toàn quốc tính theo thành tích trong các kỳ thi
học sinh giỏi Quốc gia. Trường Trung học phổ thông Vĩnh
Bảo được xem là cái nôi hiếu học của Thành phố Hải Phòng.
Trường vinh dự nhận kỉ lục Việt Nam là trường Trung học
phổ thông khu vực nông thôn có nhiều thủ khoa nhất. Các
trường Đại học, Cao đẳng hàng năm đã đào tạo ra hàng nghìn
cử nhân giỏi góp phần vào sự phát triển chung của thành phố.

Hàng năm, Hải Phòng luôn xây dựng các chính sách về công


tác giáo dục đào tạo, bồi dưỡng nhân tài. Và công tác ĐHNN
cho HS là một trong những chính sách của thành phố nhằm
phát huy yếu tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa
hiện đại hóa đất nước.
- Thị trường lao động ở địa phương
Với lợi thế về giao thông, Hải Phòng đang là một trong
các thành phố thu hút nhiều khu công nghiệp có quy mô lớn
như khu công nghiệp Vsip, khu công nghiệp Đình Vũ, khu
công nghiệp- đô thị Tràng Cát, khu công nghiệp Tràng Duệ,
khu công nghiệp Nam cầu Kiền, khu công nghiệp Nomura và
khu công nghiệp Đồ Sơn đóng
góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của thành phố
và đất nước. CNH, HĐH có tác động to lớn trên nhiều lĩnh
vực của đời sống xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa tư tưởng
đến an ninh quốc phòng của thành phố Hải Phòng. Xây dựng
và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ CNH, HĐH
đất nước, Hải Phòng đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật về
kinh tế, an ninh quốc phòng, văn hóa xã hội đạt nhiều kết quả
tích cực. Tuy nhiên, Hải Phòng vẫn còn hạn chế một số mặt.
Kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế,


chưa bảo đảm tốt bền vững. Phát triển công nghiệp, du lịch,
tài chính, thương mại xây dựng đô thị, giao thông để trở thành
trung tâm lớn chưa rõ nét, có mặt còn chậm. Phát triển văn
hóa- xã hội trên một số mặt chưa tương xứng với yêu cầu.
Hải Phòng là một thành phố công nghiệp, do đó các

doanh nghiệp đi vào hoạt động ngày càng tăng, thị trường lao
động dịch chuyển – cầu vượt cung, tình trạng thiếu lao động
diễn ra ngày một trầm trọng. Theo Trung tâm dịch vụ và giới
thiệu việc làm Hải Phòng, nhu cầu tuyển dụng lao động, nhất
là về lao động phổ thông rất lớn. Riêng năm 2016, thành phố
có gần 1.500 lượt doanh nghiệp tham gia tuyển lao động tại
sàn giao dịch việc làm với số lượng tuyển hàng vạn người.
Nhưng số lượng người lao động được tuyển đạt tỷ lệ rất thấp
so với nhu cầu của các doanh nghiệp. Thậm chí, từ đầu năm
năm 2017 đến nay, tại các Trung tâm giới thiệu việc làm trên
địa bàn thành phố Hải Phòng còn không có mấy người đến
tìm việc, con số chỉ dừng lại ở mấy chục người đến vài ba
trăm người.
Theo Ban quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng, trên địa bàn
thành phố có 12 khu công nghiệp. Khi 12 khu công nghiệp lấp
đầy, nhu cầu lao động dự báo khoảng 150.000 người. Theo


đó, lao động có trình độ quản lý bậc cao, bao gồm tiến sỹ,
thạc sỹ, kỹ sư và cử nhân… khoảng 3%, tương ứng 4500
người. Lao động quản lý có trình độ bậc trung, bao gồm các
thợ bậc cao, cử nhân cao đẳng nghề, kỹ sư thực hành…
khoảng 7% tương ứng 10.500 người. Công nhân kỹ thuật và
người lao động qua đào tạo khoảng 40% tương ứng với
60.000 người. Số còn lại là lao động phổ thông khoảng 50%,
tương ứng 75.000 người.
Hải Phòng đang là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư
với nhiều tập đoàn lớn trên thế giới như Brigestone, LG,
Kyocera, Fuji Xerox… Đây là thuận lợi, thu hút lao động
thành phố làm việc trong môi trường sản xuất hiện đại, tiên

tiến. Tuy nhiên việc tuyển dụng lao động có chuyên môn,
chất lượng cao đối với nhiều doanh nghiệp FDI không dễ.
Đối với lao động phổ thông, việc tuyển dụng không khó lắm
vì nguồn nhân lực trên địa bàn thành phố khá dồi dào. Khó
khăn nhất là tuyển dụng lao động có kỹ thuật, chuyên môn ở
một số ngành như kỹ thuật viên khoa học vật lý, điện, cơ khí,
hóa học. Nhiều doanh nghiệp sẵn sàng chi mức lương cao từ
300 đến 500 USD/ tháng với yêu cầu người lao động có thể
làm được việc ngay nhưng chưa tuyển được như mong muốn.


Việc thiếu lao động kỹ thuật cao là khó khăn chung với các
khu công nghiệp, trên địa bàn thành phố. Còn người lao động
ở địa phương khi được tuyển dụng vào công ty, họ chưa qua
thực tiễn, yếu về ngoại ngữ nên nhiều kỹ sư trẻ có bằng cấp,
được đào tạo nhưng chưa đáp ứng yêu cầu công việc.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động
kỹ thuật như hiện nay là do quy mô đào tạo ở các cơ sở dạy
nghề tại Hải Phòng còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng nhu cầu
thực tế. Hơn nữa, do trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật
phục vụ dạy và học tại các cơ sở dạy nghề hạn chế nên chất
lượng đào tạo chưa thật sự đáp ứng yêu cầu công việc, các
chương trình đào tạo nghề chậm được đổi mới phù hợp với
thực tế. Các cơ sở đào tạo nghề không có điều kiện đầu tư cơ
sở vật chất tốt nhất cho học viên thực hành nên trang thiết bị
dạy và học vốn lạc hậu lại càng trở nên thiếu thốn hơn. Học
viên không được thực hành, thiếu thực tế do không được tiếp
cận các thiết bị, máy móc hiện đại, tiên tiến của các nước trên
thế giới. Mặt khác, các trườngnghề phần lớn không đào tạo
ngoại ngữ cho học viên nên khi ra trường, dù có tay nghề giỏi

nhưng các học viên gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp khi
làm việc tại doanh nghiệp nước ngoài.


Các cơ sở dạy nghề thiếu lại chưa đồng bộ và còn đào
tạo dàn trải, chưa gắn với nhu cầu của doanh nghiệp. Chương
trình khung gồm nhiều kỹ năng thiếu chuyên sâu. Chưa chú
trọng trang bị cho học viên đào tạo nghề là đạo đức, tác
phong, tính kỷ luật, kiến thức pháp luật lao động, ngoại ngữ.
Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý về lao động trên địa bàn
thành phố còn yếu ở khâu dự báo. Điều này dẫn đến sự “mò
mẫm” trong khâu đào tạo những ngành nghề trọng điểm mang
tầm chiến lược mà thành phố thu hút đầu tư để có chiến lược
đào tạo lâu dài. Bên cạnh đó, có cơ chế hỗ trợ, khuyến khích
các cơ sở đào tạo nghề liên doanh, liên kết với các doanh
nghiệp nước ngoài đào tạo hoặc gửi lao động theo học các
trường nghề tại các nước trên thế giới.
- Quan điểm phát triển giáo dục & đào tạo
UBND thành phố vừa có Văn bản truyền đạt ý kiến của
Thường trực Thành ủy về việc xây dựng Quy hoạch phát triển
giáo dục và đào tạo thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định
hướng đến năm 2030.
Theo nội dung chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, Quy
hoạch phát triển Giáo dục và đào tạo thành phố Hải Phòng


đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 cần đạt tới mục tiêu
phát triển theo đúng yêu cầu của Nghị quyết 32 – NQ/T; Kết
luận số 72 – KL/TW của Bộ Chính trị; Chương trình hành
động số 34 của Ban Thường vụ Thành ủy khóa XIV thực hiện

Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó nhấn
mạnh mục tiêu “Hải Phòng phải trở thành Trung tâm giáo dục
– đào tạo của vùng Duyên hải Bắc Bộ”.
Quy hoạch phải đánh giá đúng đặc điểm tình hình, thực
trạng của giáo dục và đào tạo thành phố; những kết quả, thành
tựu về kinh tế - xã hội trong những năm gần đây và định
hướng phát triển của thành phố trong giai đoạn đến 2025. Gắn
giáo dục với công tác định hướng đào tạo nghề, đảm bảo tính
liên thông, liên kết với quy hoạch đào tạo nghề đang được Sở
Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện. Nghiên cứu sắp
xếp, cơ cấu lại hệ thống các trường cao đẳng, đại học của
thành phố nhằm sớm hình thành các trường đại học trọng
điểm quốc gia, chất lượng cao của vùng Duyên hải Bắc Bộ.
Đồng thời, xác định rõ nguồn lực thực hiện, các nhóm giải
pháp và lộ trình thực hiện Quy hoạch với quan điểm tăng
cường xã hội hóa, phân cấp và tự chủ trong giáo dục và đào


tạo.
Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm
2017 thông qua quy hoạch phát triển giáo dục thành phố Hải
Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã đề ra mục
tiêu và định hướng phát triển sau:
* Mục tiêu
Xây dựng giáo dục Hải Phòng trở thành trung tâm giáo
dục chất lượng cao hàng đầu vùng Duyên hải Bắc Bộ, luôn
đứng trong tốp đầu của giáo dục cả nước. Nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài gắn kết chặt chẽ với yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng Hải Phòng

trở thành thành phố Cảng xanh, văn minh, hiện đại, hội nhập
quốc tế, phát triển bền vững.
Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu
quả giáo dục; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây
dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Xây
dựng nền giáo dục mở, thực học, dạy tốt, học tốt, quản lý
tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây
dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất
lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và


hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục; giữ vững định hướng xã
hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc.
- Khái quát về Trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp
- hướng nghiệp Hải Phòng
- Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
Tính đến năm học 2017- 2018, Trung tâm có 1 Giám đốc
và 2 Phó giám đốc; có 05 tổ chuyên môn, nghiệp vụ gồm: Tổ
tin học, Tổ Kỹ thuật công nghiệp, Tổ Kỹ thuật phục vụ, Tổ
Hành chính - Tổng hợp và Tổ Giáo vụ - Văn phòng. Tổng số
cán bộ, giáo viên, nhân viên trong biên chế là 40 người, 100%
đạt chuẩn theo chức năng nhiệm vụ, trong đó có:
+ 04 đồng chí có trình độ Thạc sĩ;
+ 01 đồng chí có trình độ sau đại học; 01 đ/c chí có trình
độ cao cấp chính trị;
+ 06 đồng chí có 2 bằng Đại học;
+ 06 đồng chí cán bộ giáo viên đạt trên chuẩn (= 18,7%
tổng số CBNV trong biên chế), 100% giáo viên có trình độ
ngoại ngữ từ A trở lên, 100% giáo viên và cán bộ văn phòng
có chứng chỉ B trở lên về Tin học (trong đó: 15 người có



Bằng cử nhân Tin học).
- Học sinh
Năm học 2017- 2018, Trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng
hợp - hướng nghiệp Hải Phòng tiếp tục ổn định về quy mô
dạy học nghề phổ thông. Số lượng các đơn vị giáo dục nghề
phổ thông phối hợp với trung tâm là 12, với tổng số 1867 HS
học nghề phổ thông tham gia.
- Số học sinh học nghề phổ thông từ năm 2015 đến năm
2018

T
T

Năm học

Số HS

Số lớp
nghề

Tỷ lệ %(Số
HS / tổng
số)

1

2015- 2016


2.254

87

100

2

2016- 2017

2043

80

100

3

2017- 2018

1.867

71

100

-Quy mô phân bổ các nghề phổ thông từ năm 2015 đến


năm 2018

Tỷ lệ %
ST
T

Nghề phổ thông

Số

Số lớp

HS

nghề

(Số HS /
tổng số)

1

Tin

học

văn

phòng

858

32


38.1

2

Nấu ăn

296

11

13.1

3

Điện dân dụng

288

11

12.8

4

Cắt may

148

07


6.6

5

Xe máy

98

04

4.3

6

Điện lạnh

77

03

3.4

7

Điện tử

71

03


3.1

8

Vi

Năm học
20152016

sinh

3.0

66

03

Thêu

352

13

15.6

Tổng

2.254


87

100

dưỡng
9

dinh


ST

Nghề phổ

Số

Số lớp

T

thông

HS

nghề

1

Tin


học

văn

phòng

Năm học
2016-

576

22

Tỷ lệ %
(Số HS /
tổng số)
28.3

2

Nấu ăn

276

11

13.5

3


Điện dân dụng

225

9

11.0

4

Cắt may

185

8

9.0

5

Xe máy

136

5

6.7

6


Điện lạnh

105

4

5.1

7

Điện tử

94

4

4.6

8

Vi

2017

sinh

4.0

83


3

Thêu

363

14

17.8

Tổng

2.043

80

100

dưỡng
9

dinh


ST
T
1

Nghề phổ thông Số HS


Tin

học

văn

phòng

Năm

Số lớp
nghề

630

24

Tỷ lệ %
(Số HS /
tổng số)
33.8

2

Nấu ăn

199

7


10.7

3

Điện dân dụng

183

8

9.8

4

Cắt may

190

8

10.1

5

Xe máy

91

4


4.8

6

Điện lạnh

100

4

5.4

7

Điện tử

77

3

4.1

8

Vi

học
20172018

sinh


dưỡng
Tổng

dinh

397

13

1.867

71

21.3

100


- Cơ sở vật chất
+ Diện tích mặt bằng: 3078 m2 gồm 4 dãy nhà 3 tầng liên
hoàn, 02 Hội trường và một số công trình phụ trợ khác...
+ Số phòng học và phòng chức năng: 29 phòng học (19
phòng thực hành và 10 phòng Lý thuyết), 28 phòng làm việc
và phòng chức năng khác, 01 Hội trường lớn ở tầng 1 rộng
hơn 200 m2, 01 Hội trường gần 150 m 2 trên tầng 3 nhà C
mới được xây dựng, đây là một trong những điều kiện thuận
lợi để đơn vị ổn định và phát triển.
+ Trang thiết bị máy móc, dụng cụ dạy học thường
xuyên được bảo dưỡng. Hiện tại Trung tâm có trên 140 máy

tính các loại, trong đó có 115 máy mới; 03 máy Photocopy;
05 máy chiếu đa năng; 03 máy chiếu phim trong; với 04
phòng thực hành Tin học, 03 phòng thực hành Nấu ăn, 01
phòng thực hành Vi sinh dinh dưỡng với đầy đủ tiện nghi cần
thiết, 02 phòng thực hành may, 01 phòng Thêu, 01 phòng Sửa
chữa xe máy, 02 phòng Điện dân dụng, 01 phòng Điện lạnh,
01 phòng Điện tử, 01 phòng thực hành Tiện, 01 phòng thực
hành Cơ khí sắt-hàn,...v.v với các trang thiết bị tương đối đầy
đủ để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh phổ thông và


phục vụ tốt việc đào tạo liên kết.
Hệ thống phòng học đạt chuẩn THPT, đảm bảo luôn luôn
sạch sẽ, sáng, có đầy đủ đèn, quạt, bàn ghế, bảng chống lóa.
Trung tâm có 01 phòng truyền thống, 01 Hội trường có diện
tích đủ lớn gần 200 chỗ ngồi với đầy đủcác thiết bị âm
thanh, nghe nhìn đảm bảo phục vụ cho các hoạt động, sinh
hoạt tập thể, tổ chức hội nghị, 01 Hội trường nhỏ khoảng
100 chỗ ngồi mới xây dựng xong đã có thể đưa vào sử dụng,
v.v
Hệ thống cây xanh được quy hoạch hợp lý trong khuôn
viên của đơn vị, kết hợp với việc thường xuyên được chăm
sóc, đảm bảo không gian “xanh - sạch - đẹp”, tạo cảnh quan,
môi trường học tập và làm việc khang trang, an toàn, thoáng
mát cho học sinh và cán bộ, giáo viên, công nhân viên của
Trung tâm.
- Giới thiệu về quá trình khảo sát thực tế
- Đối tượng và mục đích khảo sát
* Đối tượng khảo sát
Đề tài tiến hành nghiên cứu trên một số đối tượng sau:



- Trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp
Hải Phòng: Khảo sát thực trạng trên 400 HS; 40 cán bộ, giáo
viên, nhân viên của trung tâm.
- Lực lượng cộng đồng: Khảo sát thực trạng trên 400
phụ huynh.
* Mục đích khảo sát
Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt
động ĐHNN cho HS tại Trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp
- hướng nghiệp Hải Phòng, từ đó có cơ sở thực tiễn đề xuất
các biện pháp phù hợp, hiệu quả trong công tác quản lý hoạt
động ĐHNN cho HS tại trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp
- hướng nghiệp Hải Phòng.
- Nội dung khảo sát
Khảo sát đánh giá thực trạng quản lý hoạt động ĐHNN
cho HS tại trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp - hướng
nghiệp Hải Phòng; Xác định được các yếu tố về nhận thức của
cán bộ, giáo viên, nhân viên, của HS và phụ huynh HS; Các
yếu tố về quản lý hoạt động ĐHNN cho HS bao gồm kế
hoạch, nội dung hình thức, việc chỉ đạo và kế hoạch kiểm tra


đánh giá hoạt động ĐHNN cho HS, các biện pháp đã áp dụng
cho hoạt động ĐHNN cho HS từ trước đến nay và kết quả đạt
được.
Đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt
động ĐHNN cho HS tại Trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp
- hướng nghiệp Hải Phòng.
- Phương pháp khảo sát

- Phương pháp quan sát
Chúng tôi tiến hành quan sát các hoạt động ĐHNN cho
HS tại Trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp
Hải Phòng trên cơ sở đó có các dữ liệu trực quan cho việc
đánh giá thực trạng quản lý hoạt động ĐHNN cho HS tại
Trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp Hải
Phòng.
- Phương pháp khảo sát, điều tra bằng phiếu hỏi, phỏng
vấn
Chúng tôi thiết kế các phiếu câu hỏi dành cho đối tượng
là cán bộ quản lý giáo viên, học sinh, phụ huynh để có căn cứ
đánh giá sâu sắc và khách quan các kết quả điều tra thu được.


- Thời gian khảo sát thực trạng
Khảo sát được thực hiện trong năm học 2017 - 2018.
- Xử lý kết quả khảo sát
- Xử lý kết quả khảo sát được đưa về tỉ lệ (%) để đánh
giá
- Kết qủa khảo sát được xử lý, theo công thức

Trong đó:
Là số trung bình cộng các mức độ trả lời.
Điểm ở mức độ .
Là tần số xuất hiện các câu trả lời.
= số người
Để xác định các tiêu chí trong từng câu hỏi có đạt được
hay không chúng tôi tiến hành tính toán các điểm bình quân
cho mỗi tiêu chí và ước lượng các khoảng đạt được cho từng



tiêu chí sau:
+ điểm TB từ 1 ≥ 1,6 là mức Trung bình
+ Điểm TB từ 1,6 ≥ 2,3 điểm là mức Khá
+ Điểm TB từ 2,3 ≥ 3 điểm là mức Tốt
- Thực trạng triển khai hoạt động ĐHNN cho HS
- Thực trạng việc xác định và thực hiện nội dung định
hướng nghề nghiệp
Qua phiếu khảo sát, chúng tôi tìm hiểu về việc xác định
và thực hiện các nội dung ĐHNN cho HS tại Trung tâm giáo
dục kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp Hải Phòng trong những
năm gần đây, theo các mẫu phiếu điều tra với số 40 phiếu
dành cho giáo viên của trung tâm, 400 phiếu dành cho HS và
phụ huynh và thu về đủ số phiếu đã phát ra ( tỉ lệ %). [ Mẫu
phiếu kèm theo ở phần phụ lục ]. Đối tượng điều tra là cán bộ,
giáo viên trong trường, HS và phụ huynh HS. Kết quả thăm
dò qua các phiếu điều tra đã cho những nhận xét đánh giá
dưới đây:
- Giáo dục thái độ lao động và ý thức đúng về nghề nghiệp
cho HS


Giáo dục thái độ lao động và ý thức đúng về nghề
nghiệp cho HS là giáo dục nhận thức cho các em khi bước
vào hoạt động nghề nghiệp. P.Anghen từng khẳng định “ Mọi
hành động của con người trước khi thể hiện ra ngoài nó đã
được hình thành trong đầu óc của họ”.[ 62] Hành động của
con người sẽ thể hiện nhận thức của họ, đó là một quy luật
hoạt động của tâm lý người với tư cách là chủ thể của ý thức.
Mặt khác, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng giáo

dục thái độ lao động và ý thức đúng đắn về nghề nghiệp càng
sớm càng tốt. Tác giả Anh Quang với bài “Học nghề sớm có
nhiều lợi thế” đã khẳng định rằng:“ Ở tuổi 15-24 của nước ta
chiếm tới 15% tổng số lực lượng lao động xã hội, nhóm tuổi
này lại rất có tiềm năng để tiếp thu những tri thức, kỹ năng,
kỹ thuật, công nghệ mới. Đây là vấn đề được đặt ra với nhiều
HS tốt nghiệp THCS...bước vào tuổi nghề là sự lựa chọn hoàn
toàn khả thi. [63].
Trên thực tế ý thức học nghề của học sinh còn rất hạn
chế. Học sinh học nghề với mục đích là để cộng điểm khi thi
tốt nghiệp hoặc thi vào lớp 10.


Giáo dục thái độ lao động và ý thức học tập phải bắt đầu
từ gia đình. Gia đình mang tính quyết định và đóng vai trò
then chốt trong vấn đề này. Việc đầu tiên của các gia đình là
sớm phát hiện ra những đam mê, năng khiếu, sở thích của con
em mình. Từ đó giúp các em phát huy được các năng khiếu và
sở thích của mình.
Qua phiếu khảo sát, chúng tôi tìm hiểu thực trạng việc
giáo dục thái độ lao động, ý thức nghề nghiệp cho HS từ phía
gia đình, từ các thầy cô giáo và chính các em HS, cụ thể :
- Thực trạng giáo dục thái độ lao động và ý thức nghề
nghiệp của phụ huynh với con mình tại trung tâm giáo
dục kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp Hải Phòng

Nội dung

Trả


hỏi

lời

Câu 1:Ý
thức nghề



nghiệp
Câu 3:



SL %

15 37,

Trả
lời

SL %

Chưa 40 10

Trả
lời

SL %


Chỉ

21 52,

học

0

5

0

5

12

32 Khôn 10 26 Tùy 16

42


×