Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

THỰC TRẠNG QUẢN lý HOẠT ĐỘNG GIÁO dục HƯỚNG NGHIỆP CHO học SINH ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DTNT THCSTHPT HUYỆN lạc sơn, TỈNH hòa BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.21 KB, 58 trang )

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG PHỔ
THÔNG DTNT THCS&THPT HUYỆN LẠC SƠN, TỈNH
HÒA BÌNH


Khái quát về kinh tế - xã hội của huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa
Bình và Trường Phổ thông DTNT THCS & THPT huyện Lạc Sơn
Khái quát về kinh tế - xã hội của huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa
Bình
Về kinh tế, văn hóa, xã hội
Vị trí địa lý : “Lạc Sơn là một huyện có diện tích đất tự
nhiên trên 581 km2, Địa hình Lạc Sơn chủ yếu là đồi núi, chia cắt
bởi sông suối, xen kẽ là các cánh đồng nhỏ. Phía bắc huyện Lạc
Sơn giáp huyện Kim Bôi, phía nam giáp huyện Thạch
Thành (Thanh Hóa), phía đông giáp huyện Yên Thủy, phía tây
giáp huyện Tân Lạc. Con sông lớn nhất chảy qua huyện là sông
Bưởi, chạy qua huyện vào huyện Thạch Thành - Thanh Hóa. Phía
nam có dãy núi đá vôi thuộc vườn quốc gia Cúc Phương ngăn
cách Hòa Bình và Thanh Hóa”.
Về kinh tế, xã hội: “Lạc Sơn là huyện trung du, miền núi
phía Nam tỉnh Hòa Bình. Là huyện giàu tiềm năng về đất đai, lao
động và có điều kiện phát triển một số ngành công nghiệp, đặc
biệt là ngành sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm
sản”. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006- 2010 toàn
huyện đạt 11,3%/năm, cao hơn giai đoạn 2001 - 2005


(10,3%/năm). Năm 2010, tổng giá trị sản xuất (GTSX) trên địa
bàn Huyện là 1.483 tỷ đồng, đạt mức GTSX bình quân đầu người
11,3 triệu đồng/người (GTGT là 7,5 triệu đồng/người). Xét về cơ


cấu kinh tế, tỷ trọng ngành nông nghiệp vẫn chiếm trên 50%
trong tổng GTSX toàn huyện; tỷ trọng các ngành công nghiệp và
dịch vụ chiếm tỷ lệ tương ứng 27,9% và 21,1%.
Về dân cư: Lạc Sơn là một huyện có 28 xã và 1 thị trấn
( trong đó có 19 xã khu vực III - xã đặc biệt khó khăn, 06 xã vùng
II - xã khó khăn theo Quyết định 582 của TTg Chính phú), dân
hơn 14 nghìn người, dân tộc Mường chiếm 90,3%, dân tộc Kinh
chiếm 9,63%, còn lại là 5 dân tộc khác.
Thành phần lao động hầu hết là lao động nông nghiệp, thu
nhập bình quân đầu người thấp nhất so với mặt bằng chung của
tỉnh, hơn 70% hộ dân (trên tổng số gần 30 nghìn hộ) thuộc diện hộ
nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Chính phủ.
Văn hóa xã hội ngày càng phát triển mạnh, sự nghiệp giáo
dục và đào tạo của Huyện đã được quan tâm, chăm lo, phát triển.
Giáo dục ở các vùng đặc biệt khó khăn cũng có những chuyển
biến rất tích cực;


Giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn, do địa hình là huyện
miền núi, địa bàn rộng, nhiều xã vùng cao, vùng sâu, xã đặc biệt
khó khăn thuộc chương trình 135 của Chính phủ.
Thực trạng lao động - việc làm:
Lực lượng dân số trong tuổi lao động của huyện khá đông,
chiếm khoảng 51% dân số của toàn huyện Lạc Sơn. Tuy nhiên
trình độ của người lao động chưa cao, lao động không có trình độ
chuyên môn vẫn chiếm tỷ trọng lớn, lao động qua đào tạo qua các
năm đã tăng lên, nhưng tỷ lệ này còn thấp (năm 2009 mới đạt trên
22%).
Công tác giải quyết việc làm cho người lao động đã được các
cấp ủy đảng, chính quyền ở Lạc Sơn từ huyện đến xã quan tâm chỉ

đạo. Hàng năm, huyện đã hướng dẫn nhân dân xây dựng dự án,
cho vay vốn, tư vấn cho lao động đi làm việc tại các khu công
nghiệp trong nước, phối hợp với các trung tâm dịch vụ việc làm
và các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, từ đó giải quyết việc làm
mới cho người dân (số lao động có việc làm mới tăng lên qua các
năm từ 3.125 người năm 2005, 3200 người năm 2006 lên 3550
người năm 2009, năm 2010 là 3.568 người), đồng thời, tích cực
chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thâm canh tăng vụ, khôi
phục các ngành nghề truyền thống như đan dăng khọ, mây xuất


khẩu, thêu ren... đã làm tăng thời gian sử dụng lao động nông thôn
(84,5% năm 2006 lên 85,3% năm 2009), giảm tỷ lệ thất nghiệp ở
khu vực thành thị (từ 4,8% năm 2006 xuống còn 4,3% năm 2009).
Thực trạng mức sống dân cư
Nhờ sản xuất phát triển khá và tăng dân số tương đối ổn định ở
mức thấp, nên thu nhập của người dân Lạc Sơn đã tăng lên qua các
năm. Năm 2005 thu nhập bình quân đầu người mới đạt 3,47 triệu,
năm 2006 là 3,7 triệu, năm 2007 là 4 triệu đồng, đến năm 2009 đã
tăng lên 6,8 triệu (theo giá hiện hành), năm 2010 đạt 8,2 triệu đồng,
đến năm

2017 thu nhập bình quân đầu người đạt 32,0 triệu

đồng/người/năm. Thu nhập tăng đã làm cho người dân Lạc Sơn có
điều kiện cải thiện nhanh đời sống vật chất và tinh thần của bản
thân và gia đình, đặc biệt là điều kiện ăn, ở, đi lại, học tập, chăm
sóc sức khoẻ, nghe nhìn và thông tin liên lạc.
- Về giáo dục
Hiện nay, toàn huyện có 29 xã, thị trấn. Quy mô trường lớp

được ổn định với 60 đơn vị trường học với 242 chi điểm trường
(30 trường MN, 20 trường Tiểu học, 17 trường THCS, 11 trường
TH&THCS, 02 trường Phổ thông DTNT THCS&THPT, 04 trường
THPT); Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên ngày càng nâng cao
về số lượng và chất lượng 2528 cán bộ, giáo viên, nhân viên: Mầm


Non: 913 người, Tiểu học: 670 người, THCS: 440 người,
TH&THCS: 421 người, PTDTNT

THCS&THPT: 84 người,

THPT: 228 người
Năm học 2017-2018, ngành GD&ĐT huyện Lạc Sơn vinh dự
có 02 cá nhân trong tổng số 07 cá nhân của toàn tỉnh được phong
tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú năm 2017; Giáo dục Mầm non
huyện Lạc Sơn tham gia hội thi giáo viên mầm non dạy giỏi cấp
tỉnh năm học 2017-2018 đạt 02 giải Nhì, 02 giải Ba và 02 giải
Khuyến khích; Giáo dục tiểu học huyện Lạc Sơn tham gia hộithi
giáo viên dạy giỏi tiểu học cấp tỉnh năm học 2017-2018 đạt 02
giải Nhất, 02 giải Nhì, 03 giải Ba và xếp giải Nhì toàn đoàn; Giáo
dục thường xuyên huyện Lạc Sơn tiếp tục duy trì vững chắc kết
quả đạt chuẩn Phổ cập giáo dục, Xóa mù chữ năm 2017 đối với
29/29 xã, thị trấn, trong đó, đạt chuẩn Phổ cập giáo dục mầm non
cho trẻ 5 tuổi; đạt chuẩn Phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; đạt
chuẩn Phổ cập giáo dục THCS mức độ 2 (trong đó, có 17 xã đạt
chuẩn mức độ 3, tăng 07 xã so với năm 2016) và đạt chuẩn xóa
mù chữ mức độ 2.
- Khái quát về Trường Phổ thông DTNT THCS & THPT
huyện Lạc Sơn và đặc điểm tâm sinh lý học sinh nhà trường



- Khái quát về Trường Phổ thông Dân tộc nội trú
THCS&THPT huyện Lạc Sơn.
Trường Phổ thông DTNT THCS&THPT huyện Lạc Sơn là
trường phổ thông theo mô hình liên cấp trực thuộc Sở Giáo dục và
Đào tạo tỉnh Hòa Bình, được thành lập từ năm 1994. Trường đóng
trên địa bàn huyện Lạc Sơn và là nơi đào tạo theo mô hình trường
phổ thông dân tộc nội trú nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác dân
tộc trên địa bàn huyện Lạc Sơn.
Nhiệm vụ của nhà trường là đào tạo nguồn học sinh cấp
trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông cho con em các đồng
bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lạc Sơn.
Trường Phổ thông DTNT THCS&THPT huyện Lạc Sơn hiện
nay có quy mô 250 học sinh cấp là trung học cơ sở (lớp 9 với 70
học sinh). Nhà trường hiện có 41 cán bộ, giáo viên, nhân viên
nhằm đảm bảo nhiệm vụ đào tạo. Trong những năm vừa qua, kết
quả thực hiện nhiệm vụ giáo dục, các hoạt động ngoài giờ trên lớp
của Nhà trường luôn đạt kết quả cao so với các trường phổ thông
DTNT THCS&THPT trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Trong đó, có
nhiều học sinh đạt giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi các môn văn
hóa và tại các kỳ đại hội thể thao của tỉnh Hòa Bình; tỉ lệ tốt
nghiệp THCS luôn đạt tỉ lệ 100%, nhiều em thi đỗ vào trường


THPT Chuyên, và đỗ các đại học chất lượng cao trong nước. Với
những thành tích đã đạt được trong những năm vừa qua, Thủ
tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân tỉnh
Hòa Bình và Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình tặng thưởng
Cờ thi đua, Bằng khen, Giấy khen, Bằng công nhận trường chuẩn

Quốc gia, Bằng công nhận đạt chuẩn chất lượng giáo dục,...đối
với Trường phổ thông DTNT THCS&THPT huyện Lạc Sơn.
Nhà trường luôn là địa chỉ tin cậy về chất lượng giáo dục, tổ
chức các hoạt động giáo dục, giáo dục nhân cách học sinh, cũng
như quản lý nội trú được CMHS tin tưởng gửi con em mình theo
học trong các năm qua.
- Đặc điểm học sinh Trường Phổ thông DTNT THCS&THPT
huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình.
Trường Phổ thông DTNT THCS&THPT huyện Lạc Sơn
thuộc hệ thống các trường công lập trên cả nước, là nơi tạo nguồn
cho các trường TCCN, Cao đẳng, Đại học để đào tạo cán bộ có
năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề cao, có sức khỏe, có
phẩm chất đạo đức tốt để tham gia vào công cuộc đổi mới xây
dựng đất nước và trở về quê hương cùng góp phần làm giàu trên
mảnh đất anh hung.


Học sinh học tập tại nhà trường được nhà nước đảm bảo các
điều kiện cần thiết để học tập, sinh hoạt. Các hoạt động học tập
thực hiện như học sinh các trường phổ thông, cùng với đó học
sinh được ở tại trường, được chăm sóc nuôi dưỡng, được trang
cấp học phẩm học tập, tư trang cá nhân,…. Với đặc thù là trường
chuyên biệt, tính đặc thù được thể hiện rõ nét ở hai đặc điểm Dân
tộc và Nội trú. Do đó, học sinh đang học tập tại trường có trên
95% là con em các dân tộc thiểu số (người dân tộc Mường), số
còn lại là học sinh người dân tộc Kinh có hộ khẩu thường trú tại
các xã đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ.
Học sinh học tập tại nhà trường được tuyển sinh từ các xã
khó khăn và đặc biệt khó khan trên địa bàn huyện Lạc Sơn. Gia
đình các em đa số khó khan về kinh tế, nhiều gian thuộc hộ cận

nghèo và hộ nghèo, cùng với đó các em nhà đều xa trường, gia
đình sinh sống ở các địa bàn có địa hình đồi núi hiểm trở, giao
thông đi lại khó khăn, ít có cơ hội tiếp xúc với nền văn hóa vùng
thành thị, khó khăn trong việc tiếp cận các thông tin chính thống.
Các em học sinh đến từ các xã khác nhau, do dó nét văn hóa,
phong tục tập quán cũng có điểm khác nhau (tuy khác nhau không
quá lớn), Song, tất cả các em đều khát vọng vươn lên trong học
tập, có ý chí học tập tốt để thay đổi cuộc sống bản thân tốt đẹp


hơn. Các em đều ngoan hiền, biết nghe lời thầy cô, có các kỹ năng
lao động nông nghiệp. Tuy nhiên, khi mới vào trường các em
thiếu tự tin, các kỹ năng tự lập yếu, việc tiếp cận công nghệ thông
tin chậm, chưa có các kỹ năng tối thiểu trong sinh hoạt tập thể.
Trong học tập đa số các em thích học các môn khoa học xã hội,
với các môn khoa học tự nhiên đa số các em tư duy chậm.
- Giới thiệu khái quát về khảo sát thực trạng quản lý
hoạt động GDHN tại Trường phổ thông DTNT THCS&THPT
huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình
- Mục đích khảo sát
Trên cơ sở nghiên cứu và đánh giá thực trạng GDHN cho
học sinh Trường phổ thông DTNT THCS&THPT huyện Lạc Sơn,
tỉnh Hòa Bình, rút ra những kết luận cần thiết, làm cơ sở thực tiễn
cho đề tài nghiên cứu.
- Đối tượng và phương pháp khảo sát
Đối tượng khảo sát được chọn gồm: CBQL, GV, NV, HS lớp
9 và CMHS lớp 9 tại Trường phổ thông DTNT THCS&THPT
huyện Lạc Sơn tỉnh Hòa Bình



Đề tài tiến hành khảo sát thực trạng HĐGDHN ở Trường phổ
thông DTNT THCS&THPT huyện Lạc Sơn tỉnh Hòa Bình với
những nội dung sau:
Thực trạng HĐGDHN và quản lý HĐGDHN;
Sự lựa chọn hướng học, lựa chọn nghề nghiệp của HS;
Những nguyên nhân ảnh hưởng đến quản lý HĐGDHN.
Các phương pháp được dùng để khảo sát thực trạng
HĐGDHN Trường phổ thông DTNT THCS&THPT huyện Lạc
Sơn tỉnh Hòa Bình.
Phương pháp điều tra xã hội học
Xây dựng bộ công cụ điều tra khảo sát gồm các bộ phiếu
điều tra gồm hệ thống các câu hỏi đóng và mở xung quanh các
vấn đề về HĐGDHN, dành cho các đối tượng sau: HS lớp 9,
CBQL, GV, NV trong trường và phiếu hỏi cho CMHS để nghiên
cứu thực trạng GDHN ở Trường phổ thông DTNT THCS&THPT
huyện Lạc Sơn tỉnh Hòa Bình.
Phương pháp phỏng vấn


Phương pháp này được tiến hành khi tổ chức phỏng vấn với
GV, CMHS và HS Trường phổ thông DTNT THCS&THPT huyện
Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình
- Xử lý kết quả khảo sát
Nhập dữ liệu thô bằng chương trình bảng tính Excel và xử lý
số liệu tính tỷ lệ %.
Sắp xếp theo thứ tự giảm dần hoặc tăng dần để dễ nhìn thấy.
Dùng tỷ lệ phần trăm của các đối tượng điều tra khác nhau
để so sánh và vẽ biểu đồ các mục điều tra giống nhau.
- Thực trạng hoạt động GDHN tại Trường phổ thông DTNT
THCS&THPT huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình.

- Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và các
đối tượng có liên quan về giáo dục hướng nghiệp.
-Thực trạng nhận thức của CMHS về hoạt động giáo dục hướng
nghiệp trong nhà trường.
Qua phỏng vấn CMHS về vấn đề GDHN tại Trường phổ
thông DTNT THCS&THPT huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình kết
quả thu được như sau:


CMHS chưa quan tam đến vấn đề chọn trường, chọn nghề
của con em mình. Nhiều CMHS muốn con mình học tiếp lên
THPT để sau này thi tuyển vào trường Đại học.
Khi được hỏi về lý do muốn con mình học lên THPT và theo
học Đại học, đa số CMHS trả lời vì các anh, chị trước nó cũng
học như thế và lý do chính họ đã nghe theo sự lựa chọn của chính
con của mình. CMHS không có cơ sở khoa học để giải thích sự
lựa chọn muốn con học lên THPT, cũng không có kiến thức khoa
học để giúp con em họ lựa chọn trường, chọn nghề.
CMHS chủ yếu là lao động tự do và làm nông nghiệp, họ
không có kiến thức về GDHN. Một số ít CMHS là cán bộ, viên
chức, công chức đã hướng nghiệp cho con em mình theo kinh
nghiệp, kiến thức tích lũy của bản thana quan Báo chí, Internet
hoặc do sự góp ý từ người than, đồng nghiệp.
Qua đó, có thể nhận định rằng CMHS đa số không có kiến
thức khoa học về GDHN trong quá trình định hướng cho con em
mình chọn hướng học lên THPT hay học nghề hay tham gia thị
trường lao động.
- Thực trạng nhận thức của học sinh về HĐGDHN.



Để tìm hiểu về nhận thức học sinh Trường phổ thông DTNT
THCS&THPT huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình về

HĐGDHN

chúng tôi đã tiến hành khảo sát 70 học sinh thuộc khối học lớp 9
năm học 2017 – 2018.
Kết quả như sau:
Với câu hỏi “Em đã quan tâm suy nghĩ về lựa chọn nghề
nghiệp chưa?” chúng tôi nhận được kết quả:
- Mức độ quan tâm của học sinh đến vấn đề lựa chọn nghề
nghiệp
Mức độ quan tâm
Rất quan tâm

Quan tâm

17,2%

45,7%

Lớp
Lớp 9

Chưa quan
tâm
37,1%

Với kết quả như trên, có thể nhận định đa số học sinh đã
nghiêm túc, đã quan tâm, có trách nhiệm với bản thân qua việc

quan tâm suy nghĩ về sự lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai của
mình.
Tuy nhiên, còn không ít học sinh chưa quan tâm tới vấn đề
chọn nghề cho tương lai. Với kết quả trên cho thấy tác động từ


giáo viên, gia đình tới học sinh đến vấn đề lựa chọn nghề nghiệp
chưa hiệu quả, còn hạn chế, còn bất cập.
Với câu hỏi: “Em dự địnhsẽ làm gì sau khi tốt nghiệp
THCS?” kết quả nhận được:
- Dự định của học sinh sau khi tốt nghiệp THCS
Dự định
Thi vào THPT
Lớp
Lớp 9

92,9%

Đi học các trường đào
tạo nghề
7,1%

Qua kết quả trên, có thể thấy định hướng của học sinh
Trường phổ thông DTNT THCS&THPT huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa
Bình không có nhiều học sinh của trường dự định đi học các
trường đào tạo nghề. Điều này là dễ hiểu vì học sinh Trường phổ
thông DTNT THCS&THPT huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình
thường mong muốn đi học THPT nhiều hơn học nghề để các em
có khả năng phát triển khi học cao lên. Kết quả này cũng cho thấy
việc hướng nghiệp cho học sinh Trường phổ thông DTNT

THCS&THPT huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình cũng phải được
định hướng theo cách khác với các trường THCStrên địa bàn
huyện, nơi mà học sinh sau khi tốt nghiệp THCS chủ yếu thi vào


THPT, ít HS theo học trung cấp nghề hoặc đi làm. Chương trình
giáo dục hướng nghiệp cũng phải thay đổi phù hợp với đặc điểm
học sinh của trường, tập trung tư vấn, hướng nghiệp theo hai
hướng: lựa chọn trường THPT và lựa chọn ngành nghề, trường
chuyên nghiệp.
Với câu hỏi: “Vì sao em lựa chọn trường TCCN/CĐN”, kết
quả như sau:
- Lý do chọn trường của học sinh
Lớp

Lớp 9

Lý do chọn trường

SL

Tỷ lệ

Là trường có chuyên ngành em thích

21

30%

Là trường vừa với năng lực học tập của em


07

10%

Trường đó có học phí phù hợp với khả năng

12

17,2%

Trường có uy tín, có chất lượng đào tạo tốt

21

30%

Nhiều anh (chị) ở cùng xã đã học tại trường

02

2,8%

07

10%

kinh tế của gia đình em

đó

Cha (mẹ) muốn em vào học trường đó


Lý do khác

00

00%

Kết quả trên cho thấy khi chọn trường, các em đã cân nhắc
nhiều đến yếu tố chất lượng đào tạo của trường, sở thích của cá
nhân. Yếu tố tài chínhvề mức học phí của trường đã được các
emquan tâm, vì nhiều HS có năng lực học tập khá, tốt, song điều
kiện kinh tế gia đình còn khó khăn về kinh tế. tuy nhiên, việc lựa
chọn trường của học sinh lại ít em quan tâm tới năng lực học tập
của bản thân, điều này có thể gây khó khan cho các em trong quá
trình học tập sau này. Tín hiệu đáng mừng là rất ít học sinh chọn
trường chỉ vì bạn bè của mình nhiều người thi vào đó.
Với câu hỏi : “Vì sao em lựa chọn ngành học đó?.” kết quả
như sau:

- Lý do chọn ngành học của học sinh
Lớp
Lý do chọn ngành

Lớp 9
Số

Tỷ lệ



lượng
Vì em thích ngành học đó

34

Vì em thấy nó phù hợp với năng lực bản

20

thân
Vì ngành học đó hiện đang rất “hot”

04

Vì ngành học đó hiện nay đang thiếu

04

nhân lực
Vì các bạn của em lựa chọn ngành học đó

04

nhiều
Vì cha mẹ, người thân định hướng cho
em học chuyên ngành đó

04


48,6%
28,6%
5,7%
5,7%

5,7%

5,7%

Với kết quả trên, ta nhận thấy sự lựa chọn ngành học của học
sinh đã quan tâm tới sở thích, hứng thú, say mê nghề. Như vậy,
nhiều học sinh Trường phổ thông DTNT THCS&THPT huyện
Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình đã hiểu được tầm quan trọng của sự phù
hợp năng lực với nghề và hứng thú nghề.
Tuy nhiên, thị trường lao động (việc làm sau khi tốt nghiệp)
có rất ít học sinh quan tâm, bỏ qua yếu tố này học sinh sẽ không


có sự chắc chắn về cơ hội tìm kiếm việc làm và sự thuận lợi trong
tìm kiếm việc làm sau này.
Các lý do về ngành học đó hiện đang rất “hot”, các bạn của
em lựa chọn ngành học đó nhiều hay cha mẹ, người thân định
hướng cho em học chuyên ngành đó có ít học sinh lựa chọn. điều
đó có thể nhận định học sinh lựa chọn ngành học đã có cơ sở khoa
học nhiều hơn cảm tính.
Với câu hỏi “Em có biết sau khi học xong ngành học ấy em
sẽ làm nghề gì trong tương lai?.” chúng tôi nhận được kết quả như
sau:
- Hiểu biết của học sinh về nghề nghiệp lựa chọn
Mức độ hiểu

biết

Biết rất


Biết rõ

Không rõ

Không biết

lắm

gì cả

31%

27 %

Lớp
Lớp 9

12%

20%

Qua bảng ta có thể thấy nhiều HS Trường phổ thông DTNT
THCS&THPT huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình chưa có những hiểu
biết về nghề tương lai. Khi tìm hiểu về nghề nghiệp trong tương lai
các em vẫn còn khá mơ hồ, không rõ nhu cầu xã hội cần, không biết



nơi nào sẽ sử dụng lao động, lương thưởng như thế nào, nơi làm
việc đó sẽ ở những vùng miền nào,…..
Khi được hỏi: “Nguồn thông tin để em tìm hiểu về trường và
ngành học trong tương lai?”, kết quả thu được:
- Nguồn thông tin học sinh có được về ngành học
Lớp 9

Lớp
Nguồn thông tin

Số
lượng

Tỷ lệ

Qua các phương tiện truyền thông

15

21,4%

Qua cha mẹ, người thân

22

31,4%

Qua thày giáo, cô giáo


21

30%

Qua bạn bè, các anh chị cùng trường

06

8,6%

06

8,6%

00

0%

Qua các hoạt động giáo dục hướng nghiệp
trong nhà trường
Qua kênh thông tin khác


Kết quả trên cho thấy, thông tin học sinh có được về ngành
học của

mình chủ yếu qua các phương tiện truyền thông, qua bạn

bè, qua cha mẹ, người thân và thày cô giáo.

Thông tin về trường và ngành họcqua các hoạt động giáo dục
hướng nghiệp ở trường lớp là rất thấp. Điều này cho thấy hiệu quả
hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường chưa cao, học sinh chưa
có cơ sở khoa học để chọn nghề.
Khi được hỏi: “Trong nhà trường, ai là người giúp em chọn
nghề trong tương lai có hiệu quả” có kết quả sau:
- Đối tượng giúp học sinh chọn nghề có hiệu quả
Lớp

Lớp 9
Số lượng

Tỷ lệ

Ban giám hiệu

02

2,9%

Giáo viên chủ nhiệm

11

15,7%

Tổ chức Đội TNTPHCM

04


5,8%

Giáo viên bộ môn KHCB

07

10%

Giáo viên dạy hướng nghiệp

15

21,4%


Giáo viên dạy NPT

12

17,1%

Đối tượng khác

19

27,1%

Từ kết quả trên cho thấy, đối tượng giúp học sinh chọn nghề
là Ban giám hiệu, Giáo viên chủ nhiệm, Tổ chức Đội TNTPHCM,
Giáo viên bộ môn KHCB, Giáo viên dạy hướng nghiệp, Giáo viên

dạy NPT có tỷ lệ chưa cao, còn phân tán. Số học sinh tham khảo
thong tin từ các đối tượng khác chiếm tỷ lệ cao. Như vậy hoạt
động giáo dục hướng nghiệp ở trường chưa mang lại hiệu quả cho
học sinh.
Như vậy,học sinh Trường phổ thông DTNT THCS&THPT
huyện Lạc Sơn đã có nhận thức về hướng nghiệp, song việc chọn
nghề còn mang tính tự phát là chủ yếu do thiếu sự hướng dẫn của
hoạt động tư vấn hướng nghiệp.
- Thực trạng nhận thức của các đối tượng có liên quan đến
HĐGDHN của nhà trường
Đội ngũ giáo viên thực hiện nhiệm vụ GDHN trong nhà
trường còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng. Mặt khác, số
giáo viên này còn tham gia giảng dạy các môn học KHCB, họ


dành sự quan tâm nhiều hơn đến môn dạy mình được đào tạo
chính quy, và được đảm bảo vị trí việc làm với môn dạy đó, nên
đối tượng này ít quan tâm đến GDHN, cũng như việc đổi mới
hình thức tổ chức.
Việc tích hợp nội dung GDHN qua các môn văn hoá KHCB
được các thầy cô bộ môn thực hiện khi lên lớp tích hợp giảng dạy.
Tuy nhiên, ban giám hiệu khó kiểm tra, đánh giá hiệu quả của
hình thức này. Do đó chưa thể đánh giá hiệu quả đạt được của
hoạt động này đối với lợi ích hướng nghiệp cho học sinh.
GVCN chưa được đào tạo về GDHN, không có kiến thức, kỹ
năng về GDHN, chưa có đủ năng lực hướng nghiệp, ít các thông
tin liên quan đến hướng nghiệp, chỉ tiến hành công việc qua kinh
nghiệm bản than vào các tiết sinh hoạt cuối tuần. Mặt khác, nhiều
giáo viên cho rằng trách nhiệm của giáo viên là làm sao để học
sinh ngoan, học giỏi. Còn lựa chọn hướng học và định hướng cho

học sinh đi theo ngành nghề nào là việc của học sinh và gia đình,
việc nghề có phù hợp với học sinh hay không, khả năng tìm việc
sau khi tốt nghiệp có cao không, xã hội có cần nhân lực ở ngành
nghề đó hay không, không phải việc của GVCN mà là việc của
bản thân học sinh và của xã hội.


Qua khảo sát bằng phỏng vấn 20 giáo viên về hoạt động giáo
dục hướng nghiệp trong nhà trường, chúng tôi nhận được kết quả
sau:
- Mức độ quan tâm của giáo viên đến vấn đề GDHN cho học
sinh
Mức độ
Nội dung
Quan tâm đến HN
Giáo dục hướng
nghiệp

Rất thường

Thường

xuyên

xuyên

10%

60%


30%

10%

65%

25%

Rất ít

Trong số 20 giáo viên được khảo sát, không có giáo viên
được đào tạo giáo dục hướng nghiệp thường xuyên, số ít giáo viên
còn lại được tham dự các lớp tập huấn về giáo dục hướng nghiệp.
Đa số giáo viên cho rằng trách nhiệm GDHN thuộc về
CMHS, CBQL, GVCN và giáo viên được phân công thực hiện nội
dung SHHN. Giáo viên cũng cho rằng nhà trường cần có một bộ
phận bán chuyên trách về hướng nghiệp và chịu trách nhiệm giáo
dục hướng nghiệp, khi đó HĐGDHN mới mang tính chuyên
nghiệp và hiệu quả mới thu được cao.


Qua phân tích trên chúng tôi nhận thấy có một bộ phận cán
bộ quản lý các tổ bộ môn, giáo viên chưa quan tâm đúng mức đến
hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường, chưa có nhận
thức về định hướng phát triển kinh tế của đất nước trong giai đoạn
hiện nay.
- Thực trạng quản lý HĐGDHN ở Trường phổ thông
DTNT THCS&THPT huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình
- Thực trạng về lập kế hoạch hoạt động GDHN
HĐGDHN trong nhà trường có thực sự hiệu quả hay không,

cần có một kế hoạch tổng thể và các kế hoạch tác nghiệp. Trong
QLGD thì lập kế hoạch là vấn đề quan trọng, vấn đề đầu tiên của
quản lý. Lập kế hoạch cho HĐGDHN là quá trình xác định các
mục tiêu trước mắt, mục tiêu lâu dài cho công tác hướng nghiệp
và lựa chọn các giải pháp tốt nhất để thực hiện được các mục tiêu
đặt ra.
Công tác lập kế hoạch triển khai HĐGDHN đã được Ban
giám hiệu quan tâm, xây dựng kế hoạch từ đầu năm học. Ngoài kế
hoạch thực hiện HĐGDHN chung còn có các kế hoạch tác nghiệp
như: kế hoạch tổ chức các hoạt động hướng nghiệp thông qua
thăm quan, ngoại khóa; Kế hoạch giáo dục hướng nghiệp thông
qua dạy môn công nghệ, nghề phổ thông; Kế hoạch sinh hoạt


×