Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

MỘT số vấn đề CHUNG về văn học TRÀO PHÚNG THỜI TRUNG đại và HAI tác GIẢ tú XƯƠNG kép TRÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.54 KB, 37 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ VĂN HỌC TRÀO PHÚNG
THỜI TRUNG ĐẠI VÀ HAI

TÁC GIẢ TÚ XƯƠNG KÉP TRÀ


Văn học trào phúng và thơ trào phúng Việt Nam thời
trung đại
Giới thuyết khái niệm - quan niệm về văn học trào
phúng và thơ trào phúng thời trung đại
Theo Từ điển Hán Việt của nhà nghiên cứu Đào Duy
Anh, “trào phúng” được giải nghĩa như sau: “Trào” tức là
cười (cười nhạo), giễu (chế giễu). “Phúng” là nói bóng gió,
nói ví. Vậy: “Trào phúng” có nghĩa là nói ví để cười nhạo, là
châm biếm, chế giễu, giễu cợt. [1]
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Trào phúng theo
nghĩa nguyên là dùng lời lẽ bóng bảy, kín đáo để cười nhạo
để cười nhạo, mỉa mai kẻ khác, song trong lĩnh vực văn học
trào phúng gắn liền với phạm trù mĩ học và cái hài với các
cung bậc hài hước umua, châm biếm”. [31, tr.363]
Theo nhà nghiên cứu Trần Thị Hoa Lê trong cuốn Văn
học trào phúng Việt Nam thời trung đại: “Văn học trào phúng
bao gồm tất cả những văn bản, diễn ngôn văn học mang yếu tố
“tiếng cười” kết hợp với sự phê phán xã hội ở những mức độ,
dạng thức khác nhau”. [50, tr.17]


Hiện nay phần lớn các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam
đã lựa chọn khái niệm “trào phúng” để gọi tên “văn học trào
phúng”- “một loại hình của sáng tác văn học, gắn liền với


phạm trù mỹ học cái hài, với các cung bậc tiếng cười: hài
hước (u mua), châm biếm, đả kích...một khuynh hướng sáng
tác văn học, một kiểu loại/thể tài văn học độc đáo. [82,
tr.1962].
Tiếp thu các từ điển và chuyên luận, chúng tôi quan
niệm văn học trào phúng là tất cả những văn bản văn học có
yếu tố tiếng cười kết hợp với sự phê phán xã hội với các cung
bậc khác nhau như hài hước, mỉa mai, châm biếm, đả kích.
Văn học trào phúng bao gồm một số thể loại văn học sử dụng
nghệ thuật trào phúng như thơ trào phúng, hài kịch, kịch hề…
Các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
đi đến khái niệm thơ trào phúng là: “Thể thơ thuộc loại trào
phúng, dùng tiếng cười để xây dựng tư tưởng, tình cảm cho
con người, chống lại cái xấu xa, lạc hậu, thoái hóa, rởm đời,
hoặc để đả kích, vạch mặt kẻ thù, đánh vào những tư tưởng,
hành động mang bản chất thù địch với con người”. [31,
tr.316-317]


Khi nhắc tới thơ trào phúng, chúng ta cũng cần phải lưu
ý tới tính trào phúng và tính trữ tình trong thơ trào phúng.
Thực ra việc sắp xếp thơ trào phúng vào loại nào của văn học
đã có một lịch sử lâu đời cùng với sự xuất hiện của nó. Từ
thời cổ đại, lí luận văn học truyền thống coi trào phúng là một
dạng của trữ tình. Đến thời phục hưng, quan niệm này bị nghi
ngờ. Theo L.I. Ti - mô - phê - ép, “trào phúng là một loại đặc
biệt của sáng tác văn học gần gũi với trữ tình, sử thi và kịch
trong những trường hợp cụ thể”. [31, tr.363]
Từ đó, theo chúng tôi thơ trào phúng là một dạng đặc
biệt của thơ trữ tình, nghĩa là cũng hội tụ những đặc trưng

của thơ trữ tình như cảm xúc, nhân vật trữ tình, vần và nhạc
điệu…song do nó mang yếu tố tiếng cười và nhằm mục đích
phúng thích xã hội, thơ trào phúng lại có điểm tương đồng
với một số thể loại văn học khác. Vậy nên thơ trào phúng vừa
là thơ trữ tình lại vừa vượt qua phạm vi trữ tình thông thường.
Để phân biệt thơ trào phúng và thơ trữ tình thuần túy, chúng
ta cần chú ý đến đối tượng phản ánh. Nếu thơ trữ tình thuần
túy lấy thế giới nội tâm, cảm xúc của con người làm đối tượng
chủ yếu thì thơ trào phúng thiên về phản ánh thế giới bên
ngoài như cái ác, cái xấu xa, cái mới…Với đối tượng thưởng


thức, nếu thơ trữ tình viết cho người đồng điệu nhằm giãi bày,
tâm tư, cảm xúc thì thơ trào phúng chủ yếu viết cho đối tượng
tiếng cười.
Theo chúng tôi, có thể chia thơ trào phúng với ba cấp độ,
cung bậc tiếng cười khác nhau:
Hài hước: Tiếng cười hiền lành, trào lộng, hóm hỉnh, giải
trí.
Châm biếm: Tiếng cười mỉa mai, giễu cợt, nhạo báng
với mục đích phê phán nhưng không ác độc.
Đả kích: Đánh thẳng vào kẻ thù, mức độ phê phán, tố
cáo mạnh mẽ đấu tranh.
Tuy văn học trào phúng thành văn có nền tảng từ văn
học dân gian nhưng để khẳng định tiếng cười trào phúng xuất
hiện sớm hay muộn trong văn học trung đại vẫn còn là vấn đề
tồn tại nhiều luồng ý kiến trái chiều. Hiện nay trong giới
nghiên cứu, phê bình văn học tồn tại hai quan niệm khác
nhau:
Quan niệm thứ nhất cho rằng có yếu tố “tiếng cười”/

“văn học trào phúng” xuất hiện từ khá sớm, tiếng cười thấp


thoáng ẩn hiện từ cuối thế kỉ XIII - đầu thế kỉ XIV, tạo tiền đề
cho khuynh hướng văn học trào phúng nở rộ vào cuối thế
XIX.
Quan niệm thứ hai cho rằng tiếng cười/ văn học trào
phúng chỉ xuất hiện muộn (sau thế kỉ XVII) cho đến cuối thế
kỉ XIX.
Đứng trước hai quan niệm khác nhau như vậy, chúng tôi
tiếp thu, kế thừa quan niệm thứ hai và tán thành quan niệm
thứ nhất, cho rằng tiếng cười trong văn học thời trung đại Việt
Nam xuất hiện từ khá sớm (thế kỉ XIII) nhưng “phát triển
chậm chạp qua những khúc quanh co nhiều năm tháng, phải
đến thế kỉ XVIII, văn học trào phúng mới thực sự hình thành”
và trở thành một dòng văn học độc đáo vào thế kỉ XIX.
Khái lược tiến trình văn học trào phúng thời trung đại
Chúng tôi phân kỳ văn học trào phúng trung đại thành ba
giai đoạn và nhận thấy ba giai đoạn này không hoàn toàn
trùng khớp với tiến trình văn học trung đại nói chung do đặc
thù riêng của văn học trào phúng.


- Văn học trào phúng từ thế kỉ XIII - đến thế kỉ XVII
Văn học trào phúng không thể hình thành từ ngay buổi
đầu sơ khai của lịch sử văn học bác học khi truyền thống Nho
học đang ở thời kì hưng thịnh. Các nhà nho sáng tác văn học
chữ Hán với quan niệm “văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí” và coi
văn chương là công cụ, phương tiện để giáo hóa, chế dục,
củng cố quyền lực thống trị của Nho giáo nên nên thời kì đầu

họ luôn tránh xa nội dung văn học mang tiếng cười trào phúng
“miệt thị trời đất, người xưa là một điều đắc tội. Lấy không
làm có, lấy thực làm hư - tức là chỉ vào bút pháp phóng đại,
yếu tố ước lệ trong văn học trào phúng - là điều không thể
chấp nhận” [28, tr.29]. Họ cho rằng “lối văn đả kích châm
biếm là một thứ văn chương khinh bạc, không nên làm” [42, tr.
29]. Tuy nhiên, trong thực tế có một số nhà nho bình dân, sống
gần gũi với nhân dân, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của của tiếng
cười trào phúng dân gian nên dần có những yếu tố tiếng cười
trào phúng xuất hiện trong sáng tác. Dựa trên những công trình
nghiên cứu đi trước và những tư liệu còn lại chúng tôi nhận
thấy tiếng cười/ văn học trào phúng ở thời kì này phát triển
theo những giai đoạn sau.


Từ thế kỉ XIII - đến đầu thế ki XV là thời điểm khởi đầu
cho yếu tố tiếng cười xuất hiện trong văn học trung đại. Đại
Việt sử kí toàn thư là thư tịch đầu tiên giới thiệu về sự xuất
hiện của những bài thơ trào phúng Nôm sớm nhất có tên tác
giả. Trong đó khẳng định Nguyễn Sĩ Cố là tác giả đầu tiên của
dòng thơ trào phúng Việt Nam thời trung đại “thuộc dòng
Đông Phương sóc, giỏi khôi hài, hay làm thơ phú quốc ngữ,
nước ta làm nhiều thơ phú quốc ngữ bắt đầu từ đó” [51,
tr.91]. Bộ văn học sử giới thiệu cho công chúng những tác
phẩm thơ trào phúng Việt Nam (thành văn, bằng chữ Hán) là
cuốn Việt Nam cổ văn học sử (1942) của học giả Nguyễn
Đổng Chi, với số lượng tác giả, tác phẩm thơ trào phúng rất
khiêm tốn, chỉ có hai tác giả (Nguyễn Sĩ Tố, Nguyễn Công
Phụng) với bốn dẫn chứng, trong đó chỉ có hai tác phẩm trọn
vẹn là hai bài thơ chữ Hán của Nguyễn Sĩ Tố (Có lẽ là

Nguyễn Sĩ Cố?) Yết đền Tản Viên và Yết đền Uy Hiển Vương.
Trong cuốn Thi văn Việt Nam, Hoàng Xuân Hãn và Nghiêm
Toản giới thiệu thêm một số tác giả, tác phẩm văn nôm từ đời
Trần đến cuối đời Mạc, trong đó Lê Đức Mao (1462-1529), có
thể coi là một trong những tác giả trào phúng (Nôm) đầu tiên
của văn học cổ Việt Nam, sau Nguyễn Sĩ Cố (?-1312). Tiếc


rằng những tác phẩm đó do quan niệm văn học chính thống
chi phối và biến thiên lịch sử nên hiện nay đã không còn
nhiều.
Những sáng tác thơ Nôm có yếu tố tiếng cười xuất hiện
khá rõ nét trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi (13801442). Ta thấy, trong những bài thơ nói về thói đời của tác giả,
thấp thoáng ý vị, mỉa mai chua chát của một bậc đại quan về ở
ẩn: “Sự thế dữ lành ai hỏi đến/ Bảo rằng ông đã điếc hai tai”
(Ngôn chí V). Về với thôn quê, Ức Trai xem nhẹ thế sự với
một nụ cười mỉm kín đáo và thâm thúy. Nếu như ở Nguyễn
Trãi ẩn hiện nụ cười thấp thoáng thì đến những bài thơ thời
Hồng Đức trong Quốc Âm thi tập của Hội Tao Đàn, tiếng cười
đã rõ nét, nhiều dáng vẻ hơn. Có tiếng cười mang yếu tố phồn
thực, bóng gió về hoạt động tính giao của con người trong bài
Cây đánh đu, cũng có tiếng cười vui tươi về cuộc sống sinh
hoạt của người nông dân trong bài Tự thú.
Từ thế kỉ XVI, tiếng cười trào phúng có một bước tiến
mới với Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585). Có lẽ, ông là tác
giả thơ Nôm đầu tiên với những bài thơ ẩn chứa tiếng cười
còn lưu lại. Khi chế độ phong kiến đã dần suy vi, ông phê
phán sự xuống cấp của đạo đức xã hội và giai cấp thống trị



đương thời. Với ý vị mỉa mai, ông cười thói đời mặn nhạt:
“Đời nay nhân nghĩa tựa vàng mười/ Có của thì hơn hết mọi
lời/ Trước đến tay không, nào thốt hỏi/ Sau vào gánh nặng,
lại vui cười/ Anh anh chú chú, mừng hơ hải/ Rượu rượu chè
chè, thết tả tơi/ Người, của lấy cân ta thử nhắc/ Mới hay rằng
của nặng hơn người” (Thơ nôm, bài 47). Tuy nhiên, lời thơ
của Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ dừng lại ở mục đích răn dạy, chỉ
ra những khiếm khuyết, mặt trái của xã hội để mong sửa chữa,
thay đổi mà thôi.
Cùng với thơ ca, dấu vết của tiếng cười trào phúng cũng
xuất hiện trong văn xuôi với tập Truyền kì mạn lục của
Nguyễn Dữ (thế kỉ XVI) với truyện Kim Hoa thi thoại kí có
ông Khách Sái Thuận nói rằng: “người nay làm thơ…hễ
không có giọng đong đưa tất có giọng mỉa giễu, làm phú Cao
đường thì bôi xấu Thần nữ, làm ca Thất tịch thì nói mỉa Thiên
tôn, bày chuyện đặt điều, không còn cách nào tệ hơn nữa”; trả
lời với ông khách, phu nhân (Ngô Lan Chi) nói “những kẻ
thiển bạc bày chuyện nói xằng, thường làm những câu thơ
mỉa giễu”, ông khách tiếp lời “Nào có một mình phu nhân
như thế đâu! Xưa nay những người trinh liệt bị ngòi bút trào


phúng làm cho bực mình biết bao nhiêu mà kể” [24, tr.240241].
- Văn học trào phúng từ thế kỉ XVIII - đến giữa thế kỉ
XIX
Đến thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX, thơ trào phúng
bắt đầu khởi sắc. Lúc này xã hội phong kiến đã rơi vào khủng
hoảng trầm trọng, mâu thuẫn giữa tầng lớp thống trị với nhau
và tầng lớp thống trị với nhân dân diễn ra gay gắt. Tư tưởng
chính thống Nho giáo ngày càng mất dần địa vị. Chính vì vậy

quan niệm, khuynh hướng sáng tác cũng dần thay đổi. Bên
cạnh quan niệm cho rằng thơ ca nghệ thuật là địa hạt để các
nhà nho tỏ chí, tỏ lòng thì trong thời trung đại Việt Nam, đặc
biệt là từ thế kỉ XVIII, xuất hiện ngày càng rõ nét quan niệm
thơ ca phản ánh hiện thực đất nước, đời sống nhân dân cũng
như quan niệm thơ ca phúng thích, trào lộng. Điều đó khiến
cho tiếng cười trào phúng giai đoạn này xuất hiện nhiều hơn
với hàng loạt các tác giả như Nguyễn Bá Lân, Nguyễn Cư
Trinh, Hồ Xuân Hương, Phạm Thái, Nguyễn Công Trứ, Cao
Bá Quát, Nguyễn Quý Tân... Sự xuất hiện của “bà chúa thơ
Nôm” Hồ Xuân Hương (? - ?) đã lấp đầy khoảng trống, gián
đoạn của thơ ca trào phúng trước đó. Thơ Nôm trào phúng


của bà là sự kết hợp hài hòa giữa cái dân dã, bình dị, nôm na
của văn học dân gian và sự thâm thúy, kín đáo, trang trọng
của văn chương nhà nho. Bà “được coi là tác giả đỉnh cao
của thơ trào phúng thời trung đại cho đến giữa thế kỉ XIX…
Thơ Nôm Hồ Xuân Hương trào phúng đối tượng nam quyền,
cường quyền, thần quyền, hoặc hài hước trước đời sống sinh
lý phản tự nhiên. Đặc biệt có thể coi đây là tác giả trào
phúng đầu tiên tập trung tiếng cười vào giới sư sãi, mở đầu
cho tràng cười giòn giã tiếp theo trong thơ Tú Xương, Kép
Trà, Tú Mỡ, Tú Poanh…” [49, tr.50]. Phạm Thái (1777-1813)
góp mặt thơ ca trào phúng giai đoạn này với hai bài thơ Nôm
Tự trào và những đoạn thơ mỉa mai về cảnh chùa chiền, viên
quan trong Sơ kính tân trang.
Nguyễn Công Trứ (1778-1858) chuyên về thơ Nôm với
hơn 60 bài thơ trào phúng, nội dung khá phong phú với tự
trào, châm biếm thói đời, giễu cợt nhà nho… ông đặc biệt

hứng thú “trong việc trào phúng thói đời đen bạc cũng như
thế lực của đồng tiền” với các bài Vịnh đồng tiền, Vịnh nhân
tình thế thái…Trong thơ chữ Hán, Cao Bá Quát (1809-1854)
có 32 bài trào phúng, nội dung phong phú không kém Nguyễn
Công Trứ từ tự trào đến châm biếm chính trị. Nguyễn Quý


Tân (1811-1856) còn gọi là Nghè Tân cũng có một số bài thơ
Nôm trào phúng trích trong Thơ văn trào phúng Việt Nam của
Vũ Ngọc Khánh, tiêu biểu với bài Đèn kéo quân vang lên
tiếng cười châm biếm, chế giễu quan lại: “Một lũ ăn mày, một
lũ quan/ Quanh đi quẩn lại vẫn một đoàn/ Đến khi dầu hết
đèn không cháy/ Chẳng thấy ăn mày chẳng thấy quan”.
Bên cạnh thơ ca chữ Nôm, giai đoạn này còn xuất hiện
một số tác giả khác cũng có thơ chữ Hán mang giọng điệu
trào lộng góp phần tạo tô đậm tiếng cười trào phúng như: Trần
Danh Án (?-1794), Lê Quý Đôn (1726-1784), Ngô Thì Sĩ
(1726-1780), Ninh Tốn (1743-?), Ngô Thế Lân (?-?), Nguyễn
Hành (1771-1824)…Từ đó, ta thấy thơ trào phúng giai đoạn
này ngày càng thiên về phúng thích xã hội, cười nhạo, chế
giễu thói đời, nền chính trị suy thoái… Nghệ thuật trào phúng
chủ yếu là tiếng cười hài hước, lối nói bóng bẩy, chưa đến
mức châm biếm đả kích gay gắt.
Tóm lại, do nhiều yếu tố chi phối từ phía xã hội, tư
tưởng, quan niệm văn chương nên thơ ca trào phúng trong văn
học thành văn xuất hiện muộn hơn các khuynh hướng văn học
khác và phát triển chậm chạp, đứt đoạn. Tuy nhiên, ta có thể
khẳng định văn chương bác học đầu thế kỉ XIX trở về trước



không quá “nghèo nàn” khi tiếng cười thấp thoáng trong thơ
ca ở thế kỉ XIII, rõ nét hơn ở thế kỉ XIV, XVI và đậm nét,
nhiều hình nhiều vẻ hơn ở thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX.
Đây chính là tiền đề quan trọng cho tiếng cười trào phúng
phát triển rực rỡ vào nửa sau thế kỉ XIX.
- Văn học trào phúng giai đoạn nửa sau thế kỉ XIX
Như trên đã nói, văn học trào phúng chỉ hình thành và
phát triển khi có điều kiện thuận lợi về xã hội, tư tưởng nhất
định. Tiếng cười trào phúng đa dạng trong văn học dân gian
cùng với thơ ca trào phúng giai đoạn trước đã đặt nền móng
vững chắc, tạo đà cho bước nhảy vọt của văn học trào phúng
ở giai đoạn này. Xã hội Việt Nam lúc này có nhiều thay đổi
biến động, đất nước chịu ách đô hộ của thực dân Pháp. Sự
xâm nhập mạnh mẽ của văn hóa phương Tây đấu tranh gay
gắt với văn hóa nhà nho thời mạt vận. Quan niệm “văn
chương điển nhã” không còn phù hợp thay vào đó là khuynh
hướng văn học tố cáo hiện thực. Sáng tác của các tác giả thời
kì này dần hướng tới “những điều trông thấy”. Tất cả những
điều đó đã khiến cho văn học trào phúng có cơ hội phát triển
và trở thành một dòng văn học lớn - dòng văn học trào phúng.


Thơ trào phúng nửa cuối thế kỉ XIX đến những năm đầu
của thế kỉ XX (1910) có nhiều thay đổi về diện mạo. Đầu tiên
là đội ngũ tác giả đông đảo phân bố khắp các vùng miền BắcTrung-Nam, Miền Bắc có Nguyễn Khuyến (1835-1909),
Nguyễn Thiện Kế (1858-1917), Trần Tế Xương (1870-1907),
Hoàng Thụy Phương (Kép Trà) (1873-1928)…; miền Trung
có: Tú Quỳ (1828-1926?), Phan Điện (1874-1945) …; miền
Nam có: Cử Trị (1830-1910), Học Lạc (1842? - 1915?),
Nhiêu Tâm (? - ?) …

Về thể loại, có cả thơ Nôm và thơ chữ Hán nhưng chủ
yếu là thơ Nôm. Văn học trào phúng phát triển thành một
dòng với những đặc điểm riêng về đối tượng/ nội dung, giọng
điệu, cách thức trào phúng. Trong thơ ca trào phúng giai đoạn
này, đối tượng/ nội dung trào phúng mở rộng phạm vi, mọi
ngóc ngách trong đời sống xã hội đều được soi chiếu với
những quan niệm mới mẻ bước ra ngoài quỹ đạo tư tưởng
Nho giáo trước kia, từ tầng lớp thống trị quan lại phong kiến
tới dân thường; từ thành thị đến nông thôn; từ những lớp
người được kính trọng như thầy đồ, sư sãi, sĩ tử… đến những
kẻ mạt hạng của xã hội như đĩ bợm, me Tây … Lực lượng
sáng tác đông đảo hơn và có những cây bút coi văn học trào


phúng là dòng thơ ca chủ đạo. Nổi bật trong giai đoạn này
phải kể đến những sáng tác của Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn
Khuyến, đặc biệt hơn nữa là phải nói đến bậc thầy trào phúng
Trần Tế Xương, nhà thơ trào phúng tài ba Kép Trà…Thơ trào
phúng vượt qua tiếng cười hài hước mua vui để tiến đến tiếng
cười có chiều sâu và mạnh bạo hơn. Đó là tiếng cười thâm
trầm, kín đáo, ý nhị nhưng rất sâu sắc của một bậc đại nho
Nguyễn Khuyến; tiếng cười sôi nổi, châm biếm, đả kích mạnh
mẽ, đập thẳng vào đối tượng trong thơ của Tú Xương; tiếng
cười gay gắt, suồng sã, đả kích trực diện của Kép Trà hay
tiếng cười sâu sắc nhưng bóng gió, ẩn dụ đặc trưng Nam Bộ
của Học Lạc…Nghệ thuật trào phúng cũng phát triển lên một
bước mới với nhiều thể thơ được sử dụng như thất ngôn bát
cú, thất ngôn tứ tuyệt, lục bát, song thất lục bát, tự do… Các
thủ pháp ngôn ngữ trào phúng linh hoạt với lối thơ vịnh vật,
chơi chữ, phóng đại (ngoa dụ), nói mỉa, ngôn ngữ văn học dân

gian…
Tóm lại, văn học trào phúng giai đoạn này phát triển rực
rỡ và đạt được nhiều thành tựu cả về nội dung lẫn nghệ thuật.
Đây được coi là giai đoạn đỉnh cao và nở rộ của văn học trào


phúng trung đại, mở đường cho sự phát triển của văn học trào
phúng và văn học hiện thực phê phán ở các thời kỳ sau.
- Tiền đề của thơ trào phúng Tú Xương và Kép Trà
- Tiền đề thời đại, văn hóa, văn học
Giai đoạn cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là thời đại đầy
biến động, khá phức tạp và có nhiều đổi thay về mặt xã hội,
chính trị, văn hóa, văn học. Đó là sự biến đổi thăng trầm của
triều đại phong kiến cuối thế kỉ XIX, sự xâm lược của thực
dân; sự va chạm giữa nền văn minh Đông-Tây và sự thay đổi
về quan niệm trong sáng tác văn học. Những yếu tố ấy là tiền
đề tạo nên thơ trào phúng nói chung và cũng chính là nguyên
nhân đưa Tú Xương và Kép Trà đi chung vào dòng thơ trào
phúng cuối thế kỉ XIX.
Về mặt xã hội, thời kì này có nhiều đổi thay phức tạp.
Tú Xương sinh năm 1870 mất năm 1907 còn Kép Trà sinh sau
Tú Xương ba năm - 1873 và mất năm 1928. Tuy Kép Trà trải
qua thêm hơn 20 năm đầu của thế kỉ XX nhưng có thể nói, cả
hai nhà thơ đều sống trong một giai đoạn lịch sử đặc biệt của
nước nhà, cùng thuộc thế hệ nhà “Nho lỡ”. Vào những năm
60 của thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng


cuộc chiến tranh xâm lược Nam Kì, chuẩn bị tấn công đánh
chiếm toàn bộ nước ta thì triều đình nhà Nguyễn vẫn tiếp tục

thực hiện các chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời, lạc hậu
khiến cho nước ta rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Từ thời
của vua Gia Long, Minh Mệnh đến Thiệu Trị, đặc biệt là thời
Tự Đức “dường như nước Đại Nam cứ yên vị trong một khối
sương mù bao phủ cô lập với cả thế giới đang biến động từng
ngày” [50, tr.172]. Tự Đức là một vị vua hiếu thảo, yêu thích
văn chương, mang tinh thần dân tộc cao nên ông luôn bảo vệ
“quyền tự quyết của nước Đại Nam” với một tư tưởng bảo thủ
đến lạc hậu. Vì thế, trong khi các nước cùng khu vực đang
ngày ngày đổi mới canh tân theo kịp với thời đại thì nước ta
vẫn giậm chân tại chỗ. Hơn nữa bộ máy chính quyền từ trung
ương đến địa phương trở nên mục ruỗng, quan lại nhũng
nhiễu, tham quan lộng hành; nông nghiệp, thủ công nghiệp và
thương nghiệp đình trệ; tài chính cạn kiệt, đời sống nhân dân
vô cùng khó khăn. Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc
ngày càng gay gắt.
Trước tình trạng đất nước ngày một nguy khốn, đồng
thời xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho nước
nhà giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc tấn công ngày càng


dồn dập của kẻ thù, một số quan lại, sĩ phu yêu nước thức thời
đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị cải cách tiến bộ, yêu cầu
đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá... của
nhà nước phong kiến như đề nghị cải cách của Nguyễn
Trường Tộ (1863,1867,1871), Nguyễn Hiệp năm 1789, Lê
Đĩnh 1881... Nhưng những tư tưởng cải cách đó hầu như bị
vua quan phong kiến từ chối vì họ chỉ chấp nhận những cải
cách thuộc tư tưởng Nho giáo còn Công giáo thì bị loại bỏ.
Bên cạnh đó, thực dân Pháp xâm lược làm thổi bùng lên ngọn

lửa mâu thuẫn, kì thị giữa các tư tưởng tôn giáo và đường lối,
sách lược giữ nước. Vua quan chia bè, kết phái không tìm
được tiếng nói chung khi một bên thì muốn giảng hòa một
bên thì chiến đấu đến cùng. Vậy nên, đất nước ta rơi vào cảnh
như con thuyền không người lái lênh đênh giữa biển khơi.
Điều này dẫn đến sự thất bại của những phong trào yêu nước
ngay trong những buổi đầu chống Pháp. Tháng 6/1884, triều
đình nhà Nguyễn ký Hiệp ước Patơnốt, từ đó Pháp thiết lập sự
thống trị trên toàn cõi Việt Nam. Đất nước ta chuyển mình
sang chế độ thực dân nửa phong kiến.
Thực dân Pháp thi hành chính sách cai trị trực tiếp ở
Đông Dương. Chúng dùng bộ máy quân sự, cảnh sát, nhà tù


thủ tiêu mọi quyền dân chủ, đàn áp, khủng bố khắp nơi; dùng
chính sách “chia để trị”, chia nước ta thành ba kỳ với ba chế
độ thống trị khác nhau. Chúng vẫn tiếp tục duy trì triều đình
phong kiến nhà Nguyễn và giai cấp địa chủ làm công cụ tay
sai để áp bức về chính trị và bóc lột về kinh tế. Nhân dân ta
mất nước trở thành nô lệ, bị đàn áp, bóc lột, cuộc sống vô
cùng khổ cực. Về kinh tế, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai
thác thuộc địa Đông Dương lần thứ nhất (1897 - 1914) và lần
thứ hai (1919- 1929), trong đó lấy Việt Nam làm trọng điểm.
Chúng lập các đồn điền cao su, cà phê, chè…và khai thác
khoáng sản chủ yếu là than, sắt, thiếc, vàng... để thu lợi
nhuận. Chúng còn xây dựng giao thông vận tải đường bộ,
đường sắt; phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến... Ngân
hàng Đông Dương của Pháp độc quyền tài chính, đặt ra hàng
trăm thứ thuế, tàn ác nhất là thuế thân. Kết quả là nền kinh tế
nước ta có sự phát triển mức độ nào đó theo hướng tư bản chủ

nghĩa nhưng là nền kinh tế thuộc địa, phụ thuộc vào Pháp.
Về văn hóa, thời kì này nước ta chịu sự xâm nhập mạnh
mẽ của nền văn minh phương Tây dẫn đến sự va chạm, giao
thoa giữa hai nền văn hóa Đông - Tây. Sau khi thực dân Pháp
nổ tiếng súng đầu tiên xâm lược nước ta tại bán đảo Sơn Trà -


Đà Nẵng, chúng bắt tay vào công cuộc khai thác thuộc địa từ
Nam kì ra Bắc kì. Dưới sự khai thác của thuộc địa, các đô thị
mới hình thành kéo theo sự xuất hiện của tầng lớp mới. Nho
sĩ - tầng lớp trên của xã hội bất lực, tan rã với nhiều hướng đi
khác nhau. Nhóm thứ nhất là nhà nho yêu nước, chủ trương
chống giặc cứu nước nhưng đường lối thiếu thực tế; nhóm thứ
hai ít nhất có hai loại, loại thứ nhất là nhóm chủ hòa mang
danh nhà nho, bàn tính kế sách, làm tay sai cho giặc, loại thứ
hai là nhóm hiểu được thời thế, chủ trương tạm hòa hoãn với
Pháp để canh tân đất nước và nhóm nhà nho thứ ba là nhóm
khá phức tạp, họ là những nhà nho giữ gìn tiết tháo, hay thầy
đồ thầy đạc công không thành danh chẳng toại…nhưng vì một
số lí do họ không tham gia đánh giặc nên chọn con đường ở
ẩn về với nông thôn. Trong cảnh mưa Âu gió Á, tầng lớp cựu
nho tiếp tục phân rã, vật vã lựa chọn giữa Tây hay Ta còn tầng
lớp tân nho được chính quyền thực dân bảo hộ, đi theo Tây
học, ra làm công ăn lương phục vụ cho chính quyền mới. Bên
cạnh nho sĩ, thì tầng lớp nông dân bị thực dân Pháp tịch thu
ruộng đất, mở đồn điền; thợ thủ công thất nghiệp do Pháp mở
nhà máy sản xuất. Hai tầng lớp này bỏ nông thôn ra thành thị
kiếm sống bằng đủ thứ nghề như đi làm công nhân cho các



đồn điền, hầm mỏ hoặc buôn bán, phu xe, con sen hoặc tha
hóa thành đĩ bợm…
Nền tảng Nho học với tam cương ngũ thường đến đây đã
hoàn toàn bất lực trước xã hội tư sản phương Tây. Chữ Quốc
ngữ, tiếng Pháp dần thay thế chữ Nho. Thực dân Pháp thay
đổi hệ thống giáo dục, mở các trường Pháp-Việt, Hậu bổ…
Các kì thi của triều đình phong kiến vẫn được duy trì nhưng
không phải để chọn ra người hiền tài ra giúp nước mà để tìm
ra bọn tay sai bán nước cầu vinh. Sang đầu thế kỉ XX, trí thức
Tây học chính thức kiếm sống bằng văn chương. Từ đây xuất
hiện nghề viết văn, nhà báo kéo theo đó là các xưởng in ấn,
phát hành, tòa soạn ra đời phục vụ nhu cầu thị hiếu dân
chúng. Điều ấy, hình thành những lối sống mới, tư tưởng, tâm
lý của con người khác trước, không phù hợp với nền tảng Nho
giáo từ ngàn đời xưa. Những nhà nho thấm thía trước sự tiêu
tan của tư tưởng mà họ từng tôn thờ nay càng trở nên đau đớn
bất lực khi chứng kiến nền văn hóa Hán học cổ truyền đang
từng phút lâm chung với những quan niệm, những nghịch
cảnh phơi bày, những điều nhố nhăng điên đảo, vi phạm luân
thường đạo lí, chạy theo danh lợi… Hơn nữa tư tưởng phương
Tây ngày cành chiếm ưu thế vậy nên sự mâu thuẫn giữa cái cũ


và cái mới, giữa hai luồng tư tưởng, văn hóa ngày càng gay
gắt. Tất cả những điều ấy khiến nhà nho không còn cách nào
khác là tìm đến vũ khí duy nhất còn trong tay họ, ấy chính là
tiếng cười. Họ đưa tiếng cười vào sáng tác thơ ca như một
cách để chiến đấu với kẻ thù, tự trấn an tinh thần thoát khỏi sự
mua chuộc của thực dân, châm biếm mỉa mai cái mới…
Về quan niệm văn học và lí tưởng thẩm mĩ cũng có

nhiều sự đổi thay. Tình hình xã hội biến động, sự mâu thuẫn
gay gắt giữa hai nền văn hóa Đông - Tây đã kéo theo sự đổi
thay của văn học trong quan niệm sáng tác và lí tưởng thẩm
mĩ. Nền “văn chương điển nhã” với quan niệm “thi dĩ ngôn
chí, văn dĩ tải đạo” cùng lối thơ vịnh vật gắn liền với những
quy phạm chặt chẽ của luật Đường thi như bút pháp ước lệ
tượng trưng, tả cảnh ngụ tình…nay đã không còn phù hợp.
Khi chữ Hán mất dần địa vị, tư tưởng Nho giáo bị lung lay
đến tận gốc rễ thì lối thơ ấy cũng trở nên lạc lõng và đi vào bế
tắc.
Tuy nhiên, văn học “tải đạo” có sự trở lại mạnh mẽ
trong văn học yêu nước của cụ Đồ Chiểu, Phan Văn Trị,
Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Quang Bích… “tải đạo” ấy nay đã
khác khi dùng để chiến đấu, coi văn chương là một thứ vũ khí


để “Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”. Tiếc rằng văn chương
ấy tuy có thừa khí thế, hừng hực tinh thần yêu nước nhưng
không thể đánh đuổi quân xâm lược. Vì vậy, văn học giai
đoạn này cùng tồn tại hai cảm hứng cơ bản đó là cảm hứng bi
tráng trong thơ văn của các chí sĩ yêu nước và tiếng cười trào
phúng của những nhà nho yêu nước, giữ gìn tiết tháo trong
sạch nhưng vì những lí do khác nhau họ không thể cầm súng
chiến đấu. Tiếng cười đó có nguồn gốc nội tại từ nền văn học
dân gian và thấp thoáng trong những thế kỉ đầu văn chương
thành văn nước nhà. Đồng thời, tiếng cười ấy còn chịu sự ảnh
hưởng tiếng cười mới mẻ trong văn học Phương Tây mà đặc
biệt là văn học Pháp, vào nước ta theo con đường giao lưu
dịch thuật, truyền bá văn hóa, tân thư của các tri thức Tây học.
Thay vì cầm súng, nhà nho dùng ngòi bút với tiếng cười trào

phúng để mỉa mai, châm biếm, đả kích xã hội đương thời.
Không nằm ngoài dòng chảy đó của văn học, Tú Xương và
Kép Trà là những nhà nho bước vào thơ văn trào phúng như
thế.
Càng về những năm tháng cuối đời Tú Xương và Kép
Trà càng phải chứng kiến những cảnh đau lòng của xã hội,
văn hóa và tư tưởng. Tú Xương sống giữa thị thành, nơi phồn


hoa đô hội nên sự xáo trộn diễn ra gay gắt. Thành Nam lúc ấy
là một trong những trọng điểm khai thác thuộc địa (sau Hà
Nội, Hải Phòng) của thực dân Pháp. Chúng bắt đầu đặt nền
móng công thương ở đây, tiến hành lấp sông, xây nhà, mở
mang kỹ nghệ, buôn bán làm cho cuộc sống có nhiều đổi thay.
Sự đổi thay về vật chất kéo theo hàng loạt sự thay đổi về đời
sống tinh thần khiến cho luân thường đạo lý suy thoái, cuộc
sống thị dân với muôn mặt lố lắng, xấu xa, đồi bại chẳng mấy
chốc bao trùm lên Nam Định quê ông. Còn Kép Trà, sinh ra
và lớn lên ở vùng đất Duy Tiên, một huyện của phủ Lý Nhân
lúc bây giờ. Trong guồng quay chung của cơn quốc biến, quê
hương Kép Trà ít nhiều cũng bị ảnh hưởng. Phủ Lý Nhân
cũng bị thực dân khai phá, xây nhà, cầu đường, trường học…
kéo theo đó là sự xuất hiện đủ các loại quan ta quan Tây.
Nhân dân vùng chiêm trũng vốn đã quanh năm đói khổ nay
càng cơ cực hơn. Như vậy, làm sao mà cả hai nhà thơ có thể
ngoảnh mặt làm ngơ trước cảnh “những điều trông thấy mà
đau đớn lòng” rồi “sự phẫn uất đã xui nên thành câu thơ” để
cùng nhau “vung ngọn bút lông” mỉa mai, châm biếm, đả
kích. Thời thế đã đưa hai nhà thơ đi chung vào một dòng thơ dòng thơ trào phúng cuối thế kỉ XIX.



×