Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

NGHỆ THUẬT TRÀO PHÚNG TRONG THƠ nôm tú XƯƠNG và kép TRÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.72 KB, 66 trang )

NGHỆ THUẬT TRÀO PHÚNG
TRONG THƠ NÔM TÚ
XƯƠNG VÀ KÉP TRÀ


Nghệ thuật trào phúng của Tú Xương và Kép Trà cũng có
nhiều điểm tương đồng và khác biệt. Để làm rõ sự tương đồng
và khác biệt đó chúng tôi sẽ đi khảo sát và phân tích trong
những yếu tố nghệ thuật về thể thơ, các thủ pháp ngôn ngữ trào
phúng và cách vận dụng ngôn ngữ dân gian.
- Thể thơ
Trong thơ Nôm trào phúng, Tú Xương và Kép Trà đã vận
dụng đa dạng, linh hoạt các thể thơ khác nhau. Tuy là giai đoạn
cuối cùng của thời kì văn học trung đại, văn học chính thống
mất dần địa vị nhưng các nhà thơ giai đoạn này vẫn ưa chuộng
sử dụng những thể thơ Đường luật thường thấy như thất ngôn
bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, bên cạnh đó còn có lục bát, song
thất lục bát, tự do... Không nằm ngoài hướng đi chung đó, Tú
Xương và Kép Trà cũng sử dụng chủ yếu thể thất ngôn bát cú
và thất ngôn tứ tuyệt. Trong quá trình khả sát thơ Nôm trào
phúng của hai nhà thơ (Tú Xương 98 bài Kép Trà 38 bài),
chúng tôi thống kê được như sau:
Tác

T

Thể thơ


giả


Thất ngôn tứ

Thất

ổng

Các thể

số

ngôn bát cú

tuyệt

tác

Đường luật

Đường luật

phâ

S

m

Xương

Trà


ố bài ỷ lệ %
9

8

Kép

5
4

3
8

T

55
,1

3
0

79
,0

thơ khác

Số
bài

Tỷ

lệ %

26

4

S

ố bài ỷ lệ %

26,
5

5

1
8

10,

T

18
,4

4

10
,5


Tú Xương có khoảng 54/98 bài làm theo thể thất ngôn bát
cú và khoảng 26/98 bài làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt, 18 bài
còn lại làm theo các thể thơ khác. Tú Xương vận dụng chủ yếu
cả hai thể thơ trong đó thể thơ thất ngôn bát cú chiếm quá nửa
tổng số bài thơ. Kép Trà có 30/38 bài làm theo thể thất ngôn bát
cú và 4/38 bài theo thể thất ngôn tứ tuyệt, 4 bài còn lại làm theo
các thể thơ khác. Như vậy, Kép Trà chủ yếu sử dụng thể thơ thất
ngôn bát cú.


Cả hai nhà thơ cùng lựa chọn thể thơ thất ngôn bát cú, thất
ngôn tứ tuyệt để sáng tác thơ Nôm trào phúng và đều vừa truyền
thống vừa phá cách với kết cấu thường thấy của hai thể thơ này.
Kết cấu thường thấy của một bài thơ thất ngôn bát cú Đường
luật là Đề, Thực, Luận, Kết và của thất ngôn tứ tuyệt Đường
luật là Khai, Thừa, Chuyển, Hợp nhưng trong những bài thơ
Nôm trào phúng, Tú Xương và Kép Trà đều có dấu hiệu giải
quy phạm rất rõ nét. Thể thơ Đường luật thường quy định rất
chặt chẽ về niêm luật, vần đối, kết cấu và hình ảnh thơ phải
mang tính quy phạm vốn có. Nhưng ở những bài thơ của Tú
Xương và Kép Trà, ta thấy việc thực hiện những quy định đó
đều khá lỏng lẻo tạo nên tứ thơ thoải mái với hình ảnh giản dị
đời thường. Vậy sự biến đổi kết cấu, thể thơ ở hai nhà thơ là do
dụng ý nghệ thuật hay do “sơ tài”? Có lẽ đó không phải ngẫu
nhiên hay do “sơ tài” mà là một dụng ý, một thủ pháp nghệ
thuật để thể hiện tiếng cười trào phúng. Mỗi tác giả lại có biến
đổi kết cấu bài thơ khác nhau. Từ kết cấu đó tạo nên mâu thuẫn
và bật ra tiếng cười trào phúng.
Tú Xương thường đi theo kết cấu 2-4-2/6- 2 hoặc 7-1 với
thơ thất ngôn bát cú và 2- 2 hoặc 3-1 với thơ thất ngôn tứ tuyệt.



Cái tài của ông là thường nhập đề và kết luận một cách “bất
ngờ, đột ngột”. Đọc thơ Tú Xương chúng ta không thể biết kết
thúc sẽ như thế nào. Và chính cách nhập đề và kết luận bất ngờ
như vậy đã khiến tiếng cười trong thơ ông bật lên một cách giòn
giã, mỉa mai, đả kích gay gắt vào đối tượng. Những câu thơ mở
đầu của Tú Xương thường cụ thể, đi ngay vào đề một cách
thẳng thắn, tự nhiên, mạnh mẽ “Tú Xương nhập đề thẳng ngay
vào việc, không quanh co, úp mở”. Giới thiệu một ông Cử Tú
Xương nói luôn sự dốt nát: “Sơ khảo khoa này bác Cử Nhu/
Văn như hũ nút, chữ như mù”. Ông đi thẳng vào vấn đề, giới
thiệu ngay nhân vật: “Cử Thăng, Huấn Mỹ, Tú Tây Hồ…”
Cái đặc biệt hơn trong thơ Tú Xương chính là câu kết bất
ngờ với kết cấu 6-2/7-1 và 2-2/3-1. Đọc thơ Tú Xương ta
thường thấy sáu câu thơ trên rất đỗi hiền lành, nhưng rồi ông hạ
bút một câu kết đầy bất ngờ, thú vị hoặc tàn nhẫn. Nó như một
đòn đánh thẳng tay vào đối tượng, mạnh mẽ quất thẳng vào mặt
bọn quan lại hay kẻ rởm đời, đĩ bợm “Có thể nói những câu kết
thường là những câu “thần” trong thơ Tú Xương. Nó kết tinh
cái tinh túy, cái chủ đề toàn bài. Nó thể hiện dụng công, tài
năng của tác giả” [70.tr,560]. Kết cấu đó ta có thể thấy ở những


bài thơ như Hương thí tự trào, Than nghèo, Sắm tết, Hà Nam
tức sự, Ngày xuân bỡn làng thơ, Hỏi ông Tiến sĩ, Ông cử thứ
Năm, Đùa ông Phủ…
Ví dụ như, trong bài thơ Hà Nam tức sự, sáu câu thơ đầu
Tú Xương nói về sự danh giá của ông Cò, với những lời vuốt
ve, mơn trớn khiến ông ta như một người có uy, ai ai cũng nể

sợ: “Hà Nam danh giá nhất ông Cò/ Trông thấy, ai ai chẳng
dám ho/ Hai mái trống toang, đành chịu dột/ Tám giờ chuông
đánh, phải nằm co/ Người quên mất thẻ âu trời cãi/ Chó chạy
ra đường có chủ lo” Cuối cùng ông hạ một câu kết, chửi thẳng
vào mặt ông Cò, cho ông Cò ăn c… chó mà điều ấy chẳng ai
ngờ thấy được:
“Ngớ ngẩn đi xia may vớ được
Chuyến này ắt hẳn kiếm ăn to”
Tiêu biểu cho lối kết cấu phá cách 3/1 là bài thơ Ngày
xuân bỡn làng thơ. Ba câu thơ đầu ông Tú nói về việc làm thơ
vào ngày xuân. Đó là một nét đẹp văn phong nho nhã đầu năm
mới: “Ngày ba tháng tám thấy đâu mà/ Sao đến ngày xuân lắm
thế a/ Ý hẳn xôi thịt lèn chặt dạ”. Câu thơ thứ ba đã hé lộ việc


bọn dốt nát nhân ngày xuân, cùng họp nhau làm thơ ngâm vịnh
để che mắt thiên hạ và để phè phỡn chè chén với nhau. Đến câu
kết mới đậm ý mỉa mai đầy bất ngờ, đột ngột, ghê gớm khi ông
Tú ví von việc sáng tác văn chương của các nhà thơ này như
chuyện tiêu hóa “Cho nên con tự mới thòi ra” qua các từ “lèn”,
“thòi” hết sức mộc mạc nhưng đầy táo tợn, hài hước. Hóa ra
văn chương nho nhã của “làng thơ” như một thứ chất thải. Đây
chính là biệt tài đả kích một đòn chết tươi đối tượng của Tú
Xương.
Như vậy, có thể nói cách biến đổi kết cấu này là một thủ
pháp đắc lực để bộc lộ tiếng cười, châm biếm đả kích đối tượng
trong thơ Nôm Tú Xương. Lối kết thúc bất ngờ chính “là sở
trường của Tú Xương nó góp phần tăng cường giá trị châm
biếm của thô ông; nó như ngọn kiếm của người múa kiếm có
tài, nó đâm vào đích lúc nào không ai biết, nhưng đâm rất

trúng, rất ngọt, không thể nào tránh được nó” [70, tr.738].
Kép Trà cũng biến đổi kết cấu nhưng ngược lại với Tú
Xương. Trong thơ Kép Trà, xuất hiện nhiều nhất với lối kết cấu
2-6 hoặc 1-7 với thể thất ngôn bát cú Đường luật và 2-2 hoặc 13 với thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Tiêu biểu như Quan


công…tài, Gửi các quan tỉnh Hà Nam mới nhận chức, Vịnh các
quan tỉnh Hà Nam, Vịnh tri huyện Nguyễn Hữu Hậu, Nhắn trợ
tá Giảng, Vịnh viên quản đề lao, Nha, lệ thương dân, Vịnh mụ
Chánh kỳ, Gái ngoan…Không như kết cấu 6-2/ 7-1 với câu kết
bất ngờ như Tú Xương mà Kép Trà sử dụng kết cấu 2-6/ 1-7 với
cách “nâng giả đánh thật”. Ở hai câu đề bao giờ ông cũng nâng
đối tượng lên bằng những lời khen ngợi bóng bây nhưng sáu
câu thơ tiếp theo lại giáng cho đối tượng những đòn mạnh mẽ
không ngờ tới. Chính điều đó đã góp phần quan trọng tạo nên
tiếng cười mỉa mai, châm biếm, đả kích đối tượng.
Chẳng hạn như trong bài thơ Vịnh các quan tỉnh Hà Nam,
hai câu thơ đề tác giả ca ngợi sự “nhân từ” và dân tình có phúc
lớn khi có các quan về làm việc:
“Năm quan phủ huyện rất nhân từ
Dân đất Hà Nam đội phúc dư”
Nhưng hóa ra cái sự “nhân từ” và “phúc dư” ấy lại được
nhà thơ phanh phui, vạch mặt không thương tiếc ở sáu câu tiếp:
“Miệng chửi chú Đoàn nghe ráo hoảnh/ Ngón chim cu Phụng
đọc trơn lừ/ Đừng khinh Kim Bảng tay non choẹt/ Cũng gớm


Thanh Liêm mặt chín dừ/ Nuốt búa to gan, ai đó tá/ Duy Tiên
hơn hẳn các me xừ”.
Tiêu biểu cho lối kết cấu phá cách 1/3 của thể thơ thất

ngôn tứ tuyệt trong thơ Kép Trà là bài Vịnh viên quản đề lao,
nhà thơ mở đầu bằng câu ngợi ca công lao của tên cai ngục:
“Nhà nước khen cho có quản công” nhưng đến ba câu cuối ông
chẳng ngại ngần mà chỉ rõ cái công lao ấy là đánh đập, tham
tiền của tù nhân- thật là nhục nhã: “Lọ là dẹp bắc với chinh
đông/ Cứ thằng tù xác lèn cho kỹ/ Rồi cũng mề - đay cũng sắc
rồng”.
Tiêu biểu cho lối kết cấu 2/6 còn có bài Nha lệ thương
dân, Kép Trà mở đầu bằng hai câu thơ ca ngợi tình thương và
biểu dương công “khó nhọc” của nha, lệ khi dân bị lụt:
“Nước lụt năm nay khó nhọc to
Thương dân nha lệ dốc lòng lo”
Nhưng ở sáu câu thơ tiếp tiếng cười châm biếm, mỉa mai
vang lên khi sự thật về công lao khó nhọc của nha lệ được phơi
bày - “khó nhọc” vì còn mải vơ vét của cải của nhân dân:
“Chửa nhai tre hết còn nhai bạc/ Mới bắt trâu xong lại bắt bò/


Mấy xã Bạch Sam anh Lệ nuốt/ Trăm năm Chuyên Nghiệp chú
thừa no/ Còn đê, còn nước, dân còn khổ/ Ai bảo Duy Tiên huyện
vẫn cò”.
Thơ Kép Trà còn rất nhiều những câu đề kiểu “nâng giả,
đánh thật” như để nói về cái sự tham lam, vơ vét, đĩ thõa của
một mụ Chánh kỳ “Khéo khéo khôn khôn mụ Chánh kỳ/ Tiền
nghìn, bạc vạn thoáng chi chi” (Vịnh mụ Chánh kỳ), rồi cái tính
lẳng lơ của một cô gái con quan: “Cái gái nhà ai gái mới
ngoan/ Chồng làm thông phán, vợ con quan” (Gái ngoan) …
Nếu như lối kết thúc bất ngờ là một “sở trường” của Tú
Xương để châm biếm đả kích thì với lối mở đầu “nâng giả
đánh thật” cũng là một thủ pháp nghệ thuật độc đáo của Kép

Trà để ông có thể vuốt ve đối tượng rồi quay lại đánh gục đối
tượng một cách bất ngờ. Nhà thơ giả vờ tâng bốc, vuốt ve để rồi
cuối cùng lôi tuột người ta xuống, đánh một đòn chí mạng, hạ
gục đối tượng.
Như vậy, tuy sáng tác cùng một thể loại, chủ yếu là thất
ngôn bát cú Đường luật và Tú tuyệt Đường luật nhưng Tú
Xương và Kép Trà lại có sự biến đổi khác nhau về kết cấu. Tú
Xương thường đi theo kết cấu 6-2/ 7-1 hoặc 2-2/3-1 với câu kết


bất ngờ đánh một đòn chết tươi đối tượng thì Kép Trà lại ưa
dùng kết cấu 2-6/1-7 hoặc 2-2/ 1-3 giả vờ vuốt ve sau đó hạ gục
đối tượng. Cả hai nhà thơ đã vận dụng và phá cách kết cấu các
thể thơ thật tài tình để tạo nên tiếng cười châm biếm, đả kích
mạnh mẽ trong thơ Nôm trào phúng.
- Các thủ pháp trào phúng
Để tạo nên tiếng cười trong thơ Nôm trào phúng, Tú
Xương và Kép Trà đều khéo léo vận dụng các thủ pháp ngôn
ngữ như chơi chữ, phóng đại/ngoa dụ, nói mỉa, vật hóa. Tuy cả
hai nhà thơ hầu như đều dùng các thủ pháp ngôn ngữ này nhưng
ở mỗi thủ pháp mức độ và cách vận dụng lại có nhiều điểm khác
nhau.
- Thủ pháp ngôn ngữ
- Chơi chữ
Tú Xương và Kép Trà sử dụng khá nhiều và rất nhuần
nhuyễn lối chơi chữ đồng âm - trực dịch Hán Việt - một thủ
pháp ngôn ngữ của nghệ thuật trào phúng.
Qua khảo sát, chúng tôi thống kê được Tú Xương có
khoảng 13 bài sử dụng lối chơi chữ. Ông chủ yếu chơi chữ với



những từ ngữ liên quan đến cái danh của tầng lớp quan lại như
Đùa ông Hàn, Bỡn ông Ấm Điềm, Làm ruộng, Ngày xuân bỡn
làng thơ, Cô hầu gửi quan lớn, Thành pháo, Đề Ảnh, Giễu ông
đồ Bốn ở phố Hàng Sắt, Chế ông Hàn sợ vợ bỏ…Danh vị ông
Hàn tu soạn là phâm hàm quan lại hàng thất phâm, là người làm
công việc chuyên biên soạn sách vở, văn bản thế mà một tên
nấu rượu, có chút tiền đã mua luôn được chức quan đó, bằng lối
chơi chữ Tú Xương đã gán luôn cho cái danh Hàn nghĩa là “hàn
nồi” cho bõ tức:
“Hàn lâm tu soạn kém gì ai
Đủ cả vung nồi cả cóng chai
Ví phỏng quyển thi ông được chấm
Đù cha đù mẹ đứa riêng ai”.
Một đồng âm khác của từ “tu soạn” nghĩa là “cỗ bàn” cho
nên ở đây Tú Xương còn chơi chữ nhằm nhạo báng phâm hàm
mà ông Hàn có được là do luồn lọt, xôi thịt mà có được.
Để chế nhạo vẻ lăng xăng của một cậu Ấm Điềm con quan
đồng thời nhân đó giễu cợt sự tạp nham, lôm côm của những
người mang danh Ấm đương thời, tác giả đã mượn hai từ đồng


âm: “ấm” (ấm nước, ấm trà) và “ấm” (tước hiệu của con cái
quan lại): “Ấm không ra ấm, ấm ra nồi/ Ấm chạy lăng quăng,
Ấm chẳng ngồi/ Chán cả đồ chuyên cùng chén mẫu/ Luộc giò
nấu thịt lại đồ xôi” (Bỡn ông Ấm Điềm).
Lối chơi chữ tài tình hơn cả phải kể đến bài Thành pháo.
Ông Tú viết về một tên bồi bếp cho Tây may được giữ chức
phòng thành ở Nam Định tên là Pháo, người dân quen gọi là
Thành Pháo. Bất kì ai biết đánh tam cúc, khi đọc xong bài thơ

này cũng đoán ra ngay được ván bài ấy thành pháo:
“Tượng tượng xe xe xé lẻ rồi
Sĩ đen sĩ đỏ chẳng thành đôi
Đố ai biết ngỏ quân gì kết
Mã cũng chui mà tốt cũng chui”.
Trong lối chơi bài tam cúc, một ván bài mà sĩ, tượng, xe,
mã và tốt đều bị xé lẻ thì nhất định quân kết phải là cặp pháo.
Ván bài như vậy, tiếng chuyên môn của tam cúc gọi là “thành
pháo” và như thế Tú Xương chơi chữ, mượn cách chơi bài tam
cúc mà mỉa mai, dù không nói tên nhưng ai cũng biết là bài thơ
nói đến Thành pháo. Sâu xa hơn ông chơi chữ để mỉa mai, chế


giễu nhẹ nhàng chức vụ phòng thành của Pháo do may mắn mà
có chứ không phải tài năng gì. Những quân tốt (người giỏi) đều
không còn: “Tượng tượng xe xe xé lẻ rồi/ Sĩ đen sĩ đỏ chẳng
thành đôi” nên pháo (Thành pháo) mới may mắn kết bài (giữ
chức phòng thành).
Đối với thầy đồ giả danh, ông Tú châm biếm: “Hỏi thăm
quê quán ở nơi mô/ Không học mà sao cũng gọi là đồ?” (Giễu
ông đồ Bốn ở phố Hàng Sắt). Ông Đồ Bốn vốn là người bán
hàng sắt nhưng lại tự xưng mình là thầy đồ vậy nên Tú Xương
đã chơi chữ “đồ” (dạy học) để bỡn cợt ông này vì trong dân
gian tiếng Bắc Bộ từ “đồ” còn cùng để chỉ “cái ấy” của người
phụ nữ.
Kép Trà có khoảng sáu bài thơ sử dụng lối chơi chữ. Ông
không chơi chữ với cái danh, chức vụ như Tú Xương mà ông
thích chơi chữ với tên của các quan huyện tỉnh nhà và địa danh
“Thơ Kép Trà ít lời nhưng nói được nhiều ý. Cách chơi chữ
trong thơ Kép Trà cũng đa dạng cho giọng trào phúng thêm

sâu” [13, tr.23] với các bài như: Vịnh tri huyện Đoàn Ngưng,
Vịnh tri huyện Nguyễn Hữu Hậu, Vịnh tri huyện Lê Hữu Tích,
Vịnh tri huyện Phó Bá Thuận…


Tri huyện Duy Tiên Nguyễn Hữu Hậu (có lòng nhân hậu)
được đổi tên là Vô Hậu cũng tại quan tham lam vô độ, vơ vét
“quốc trái”. Vì vậy việc làm của quan không có lòng nhân hậu
(Vô hậu):
“Quốc trái Duy Tiên bạc rất nhiều
Ai đem Hữu Hậu đến mà tiêu…
Rõ ràng hữu hậu mà vô hậu
Gia Viễn người ta gạo muối theo”
(Vịnh tri huyện Nguyễn Hữu Hậu)
Quan tri huyện Đoàn Ngưng thì được ông gọi là “huyện
Đùn” để ám chỉ thói tham lam, keo bân của viên quan này:
“Kim Bảng phù hoa có huyện Đùn/ Cò kè mặc cả lối phường
buôn/ Dân vào ít lễ sang mồm chửi/ Bạn đến thăm nhà giở
giọng chuồn/…Núi Rồng sông Quế bao nhiêu của/ Vơ vét ra tay
trấu chẳng còn” (Vịnh tri huyện Đoàn Ngưng). Ông chơi chữ
với tên vùng đất “Kim Bảng” ý chỉ vùng đất giàu có nhiều vàng
bạc, cuộc sống sung túc, nho nhã “phù hoa” mà lại có một tên
quan “huyện Đùn” thì thật là nhục nhã.


Tri huyện Phó Bá Thuận:
“Ai ơi sẵn suối liêm tuyền đó
Thuận uống hay là uống nước khe”.
Ông Kép chơi chữ với địa danh quê hương “Liêm Tuyền”
và từ “khe” (có thể hiểu là “khe rãnh” hoặc “khe suối”) để hỏi

rằng Thuận bằng lòng uống nước trong suối hay uống nước
khe, nước rãnh? Ông mỉa mai tên tri huyện liệu sẽ lựa chọn con
đường làm quan như nào: tốt đẹp hay xấu xa? Ông đặt câu hỏi
nhưng với một kẻ bỏ tiền ra mua quan mà lại còn cờ bạc, tham
lam như Phó Bá Thuận thì sao có thể trong sạch được? Với lối
chơi chữ địa danh hóm hính nhưng đầy sâu cay, ông hỏi nhưng
thực ra là khẳng định tên quan huyện ấy đã làm ô danh quê
hương Liêm Tuyền.
Kép Trà cũng có chơi chữ với danh vị như Tú Xương
nhưng chỉ có chơi chữ đồng âm giữa hai từ “hàn vá” (chắp vá)
và “hàn lâm” (Chức quan làm công việc liên quan đến sách vở)
của “Cụ lớn Hàn” - một kẻ chuyên nghề bán thuốc nhưng không
hiểu gì về thuốc, nhằm mỉa mai cái chức quan mà hắn ta có
được là do giỏi luồn lách, dùng tiền mua được: “Chỗ nào sứt


mẻ hay hàn lại/ Kẻo nữa khi lăn nó lại mòn” (Quan lớn được
ban…đòn).
Ngoài ra Kép Trà còn vận dụng lối chơi chữ khi châm
biếm giới sư sã với bài “Tặng sư chùa Bầu”: “Tiếng chuông
triêu mộ nghe giòn giã/ Sóng bể trầm luân giỡn nhấp nhô”. Nhà
thơ chơi chữ với từ “triêu mộ” vừa là để diễn tả một sự việc xảy
ra mỗi ngày đó là tiếng chuông vào hai buổi sáng tối của nhà
chùa nhưng sâu xa hơn là ông ám chỉ chùa không còn là nơi
thanh tịnh mà là nơi đêm ngày, sớm tối diễn ra những trò trai
gái, nhố nhăng giữa các bậc tu hành.
Có thể nói, nhờ thủ pháp chơi chữ đồng âm tài tình, thông
minh mà Tú Xương và Kép Trà khiến cho nhiều kẻ phải “giật
mình” sợ hãi, tức giận mà không làm gì được. Thủ pháp này vừa
tạo nên tiếng cười hài hước, thoải mái nhưng cũng thâm trầm,

sâu cay, châm biếm, đả kích mạnh mẽ như những ngọn roi vút
xuống khiến đối tượng không đau ngay mà đau lâu, ngấm sâu.
- Từ láy
Giống như Hồ Xuân Hương và Nguyễn Khuyến, Tú
Xương và Kép Trà cũng sử dụng nhuần nhuyễn ngôn ngữ dân


tộc vào trong thơ Nôm trào phúng. Đó là việc sử dụng rất nhiều
từ láy và đây cũng là một thủ pháp ngôn ngữ độc đáo trong
ngôn ngữ để tạo nên tiếng cười trào phúng. Qua khảo sát, chúng
tôi thống kê được như sau:


c gia

Xương

p Trà

Tổn

Từ láy

g số tác
Số bài

Tỷ lệ %

98


45

46,0

38

20

52,6%

phẩm

Đặt trong đối sánh, chúng tôi thấy số lượng từ láy (hơn 90
từ), các kiểu láy mà Tú Xương sử dụng nhiều và phong phú, đa
dạng hơn Kép Trà từ láy hai, láy ba, láy tư và cả láy tượng hình
và tượng thanh (Phụ lục 2). Những từ láy đó xuất hiện trong
khoảng 45 bài thơ Nôm trào phúng như Đĩ rạc đi tu, Đi hát mất
ô, Ngẫu vịnh, Tự trào I, II, Than cùng, Than đạo học, Đi thi,


Hương thí tự trào, Đi thi gặp bạn, Lễ xướng danh khoa Đinh
Dậu, Ngày xuân ngẫu hứng, Ông cử thứ Năm, Khen người ở
phố Hàng Sắt, Giễu ông đồ Bốn ở phố Hàng Sắt, Già chơi
trống bỏi, , Sư ông và mấy ả lên đồng v.v…
Có thể nói đến với thơ Nôm trào phúng thời kì này, Tú
Xương chính là một trong những tác giả sử dụng từ láy thành
công hơn cả. Cùng với Nguyễn Khuyến, Tú Xương đã làm
phong phú thêm kho tàng từ láy của ngôn ngữ Việt Nam. Ông
sử dụng từ láy tượng hình nhiều hơn từ láy tượng thanh. Nếu
so sánh Tú Xương với cụ Tam nguyên Yên Đổ thì ta thấy ông

sử dụng từ láy tượng thanh nhiều hơn Nguyễn Khuyến: ậm ờ,
eo sèo, nghêu ngao, ậm ọe, chí cha chí chát, ha hả, khì khì, bi
bô, ỳ èo, thủ thỉ, ấm ớ, xì xèo, đì đẹt, om sòm...; số lượng từ
láy tượng hình sử dụng ngang bằng với Nguyễn Khuyến: tấp
tểnh, dập dìu, trơ trơ, dở dở, ương ương, lơ láo, lăng nhăng,
ngơ ngơ, ngẩn ngẩn, khéo khéo, lăm le, rách rưới, phe phẩy,
nông nổi, ngao ngán, nhạt nhèo, san sẻ, lăng quăng, dơ dáng,
tục tằn, lim dim, nhấp nhổm, rụt rè, liều lĩnh, khấp khểnh, lôi
thôi, keo cú, tham lam, ngơ ngẩn, đen thủi đen thui, đông đúc,
lượt là, xênh xang, tẻo tèo teo, ngấp nghé, đĩnh đạc, nhề


nhàng, gồ gồ, hom hem, tẻo teo, thấp thoáng, thướt tha, xô bồ,
cô lô cô lốc, luẩn quẩn loanh quanh, thẹn thùng, mập mờ,
long ngóng, lẩn thẩn, nghênh ngang…; không chỉ có láy đôi
Tú Xương còn sử dụng cả láy tư: toác toạc toàng toang, chí
cha chí chát, cô lô cô lốc, lẩn quẩn loanh quanh…láy ba như:
tẻo tèo teo…
Với từ láy tượng hình, nhà thơ sử dụng rất đắt trong việc
khắc họa ngoại hình, chân dung của mọi đối tượng nhân vật để
tạo nên những tràng dài của tiếng cười châm biếm, đả kích. Ông
sử dụng đồng loạt láy tượng hình, láy đôi, láy bốn “toác toạc
toàng toang, chán chê, tấp tểnh, dập dìu” vạch trần bản chất
thật và chân dung của những cô gái giang hồ “Cũng ra đi rạc/
Bấy lâu nay đã toác toạc toàng toang/ Chán chê rồi về đến đầu
làng/ Toan tấp tểnh những đường tu lí…Dập dìu tiếng mõ tiếng
chuông” (Đĩ rạc đi tu); còn đây là chân dung của sĩ tử nho học
“lôi thôi”, “rụt rè” đến thảm hại phản ánh sự xuống cấp của nhà
Nho đương thời: “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ” (Lễ xướng danh
khoa Đinh Dậu), “Sĩ khí rụt rè gà phải cáo” (Than đạo học).

Chân dung của bọn quan lại, tầng lớp thị dân mới đương
thời hiện lên rõ nét với những từ láy tượng hình:


“Chí cha chát khua giày dép
Đen thủi đen thui cũng lượt là”
(Ngày xuân ngẫu hứng)
Với việc sử dụng liên tiếp láy tư “chí cha chí chát”, Đen
thủi đen thui’’ và láy đôi “lượt là”, tác giả đã làm hiện lên một
cách sinh động sự khoe khoang, hãnh tiến của bọn thị dân và
quan lại.
Tú Xương còn dùng từ láy để vẽ nên một bức tranh biếm
họa về nền Nho học, sĩ tử, thi cử khoa bảng đương thời:
“Cô hàng bán sách lim dim ngủ
Thầy khóa tư lương nhấp nhổm ngồi
Sĩ khí rụt rè gà phải cáo
Văn trường liều lĩnh đấm ăn xôi”
(Than đời)
Chỉ với bốn câu thơ, nhà thơ đã mô tả rõ nét sự suy đồi của
Nho giáo thời kì mạt vận bằng việc sử dụng một loạt các từ láy:
“lim dim, nhấp nhổm, rụt rè, liều lĩnh” khắc họa thành công


từng đối tượng. Người ta chán đạo học đến mức chẳng ai buồn
mua sách nên cô nàng bán sách mới “lim dim ngủ”, không ai
còn muốn đi học chữ thánh hiền nên thầy đồ “nhấp nhổm” lo
mất việc, sĩ tử thì “rụt rè” sợ hãi vì cơ hội công danh sự nghiệp
cũng không còn và cố đi thi xem có ăn may hay không mà thôi
“liều lĩnh”.
Một tên chuyên buôn bán tự nhận mình là thầy đồ cũng bị

ông vạch trần: “Áo quần đĩnh đạc trông ra cậu/ Ăn nói nhề
nhàng nhác giọng Ngô/ Hỏi mãi mới ra thằng bán sắt/ Mũi nó
gồ gồ trán nó giô” (Giễu ông Đồ Bốn ở phố Hàng Sắt). Xã hội
thị dân ở Nam Định với sự suy đồi của giá trị đạo đức càng rõ
nét hơn qua những từ láy: “Keo cú, người đâu như cứt sắt/
Tham lam chuyện thở những hơi đồng” (Than đời). Với hai từ
láy “keo cú, tham lam”, ông đã lột tả được thói bần tiện, tham
lam của những kẻ chạy theo đồng tiền mà bỏ quên những giá trị
đạo đức.
Và thói lả lơi, ong bướm của những bậc tu hành nơi thanh
tịnh cũng chẳng giấu nổi với những từ láy “thấp thoáng, thướt
tha, thủ thỉ” không khó làm người ta liên tưởng đến những trò
phóng đãng, lố lăng, đồi bại: “Thấp thoáng bên đèn lên bóng


cậu/ Thướt tha dưới án nguýt sư ông/ Chị em thủ thỉ đêm thanh
vắng/ “Chẳng sướng gì hơn lúc thượng đồng” (Sư ông và mấy
ả lên đồng). Tú Xương còn dùng nhiều từ láy để miêu tả cảnh
“nghèo đến cùng cực” của gia đình ông: “Vợ lăm le ở vú/ Con
tấp tểnh đi bồi” (Than cùng), “Một tuồng rách rưới con như
bố/ Ba chữ nghêu ngao vợ chán chồng” (Mùa nực mặc áo
bông) …
Tú Xương sử dụng rất sáng tạo với từ láy tượng thanh. Ông
sử dụng từ láy tượng thanh chủ yếu để miêu tả âm thanh của
những tiếng cười, tiếng nói của những đối tượng khác nhau nhằm
tạo nên tiếng cười châm biếm mỉa mai. Đó là tiếng “ậm ờ” đầy
tình tứ của một cô đầu: “Hỏi ô, ô mất bao giờ/ Hỏi em, em cứ ậm
ờ không thưa” (Đi hát mất ô); giọng của một tên quan trường cứ
“ậm ọe” không ra tiếng mà lại không giống tiếng nói nghe như
tiếng ói mửa: “Ậm ọe quan trường miệng thét loa” (Lễ xướng

danh khoa Đinh Dậu); hay tiếng cười “ha hả, khì khì” của ông
già, bà già khi nghe tin con trai học hành dốt nát gặp may đỗ vào
hàng ông Cử thứ năm: “Nghe tin cụ cố cười ha hả” (Ông Cử thứ
năm I), “Nghe tin bà cố cười khì khì” (Ông Cử thứ năm II).


Có khi ông còn dùng từ láy tượng thanh để miêu tả cái âm
thanh tiếng pháo ngày Tết. Với những từ láy “đì đẹt, om sòm”,
ông đã khắc họa đúng không khí tươi vui nhưng cũng chẳng
kém phần ảm đạm của ngày xuân: “Đì đẹt ngoài sân tràng
pháo chuột/ Om sòm trên vách bức tranh gà” (Ngày xuân ngẫu
hứng).
Trong thơ Kép Trà, số bài thơ sử dụng từ láy nhiều hơn Tú
Xương và chiếm hơn 50% tống số 38 bài thơ của ông. Tuy
nhiên số lượng từ láy ông dùng ít hơn (hơn 30 từ) và chưa
phong phú, đa dạng như Tú Xương (Phụ lục 3). Nếu xét riêng
trong tổng số 38 bài thơ, ông sử dụng từ láy đến 20/38 bài thì rõ
ràng con số này không phải ít với các bài như Quan công…tài,
Gửi các quan tỉnh Hà Nam mới nhậm chức, Vịnh tri huyện
Đoàn Ngưng, Vịnh quan huyện mới, Nhắn trợ tá Giảng, Vịnh tri
huyện Phó Bá Thuận, Vịnh tri huyện Nguyễn Hữu Hậu, Vịnh
mụ Chánh kỳ, Cậu phán cô Thông, Vịnh “cụ lớn Hàn”, Tặng sư
chùa Bầu, Tặng sư chùa Điệp Sơn, Ông tơ khéo vẽ vời…
Kép Trà cũng giống Tú Xương ở chỗ sử dụng số lượng từ
láy tượng hình nhiều hơn từ láy tượng thanh. Những từ láy
tượng thanh của Kép Trà xuất hiện ít hơn rất nhiều so với Tú


Xương Ấm a ấm ớ, phì phèo, khúc khích, giòn giã. Nếu Tú
Xương vận dụng cả hai loại từ láy tượng thanh và tượng hình thì

Kép Trà chủ yếu dùng từ láy tượng hình. Nếu Tú Xương sử
dụng chúng để châm biếm, đả kích hầu như mọi đối tượng thì
Kép Trà tập trung vào hai đối tượng chính là quan lại và sư sãi:
mênh mông, ngất ngưởng, sừng sộ, long đong, nhợt nhạt, phì
phèo, bỏm bẻm, vơ vét, soi mói, lập lòe, khúm núm, nho nhe,
lung tung, khôn khôn, khéo khéo, chi chi, gật gù, vênh váo, rõ
ràng, thiên thung, lạ lùng, lu bù, nhấp nhô, lơ mơ, phấp phới,
già giặn, thảnh thơi, tý táy, lả lơi, sung sướng, rười rượi...
Từ láy tượng hình được Kép Trà sử dụng đắt giá để vạch
mặt những chân dung xấu xa của bọn tri huyện vô lại, tàn nước
hại dân. Đó là tên những tên quan mới nhậm chức nghiện thuốc
phiện “phì phèo”, vơ vét của dân “bỏm bẻm”: “Bình Lục phì
phèo mồi thuốc vật/ Thanh Liêm bỏm bẻm miếng trầu hôi”
(Gửi quan tỉnh Hà Nam mới nhận chức).
Chỉ với hai từ láy tượng hình “soi mói” và “lập lòe”, Kép
Trà đã vạch trần “ngón nghề” hạch sách dân kiếm tiền và thói
nghiện thuốc phiện đêm ngày của một tên quan huyện mới:
“Ngón tiêm văn tự ưa soi mói


×