Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Theo dõi một số bệnh thường gặp trên cá Bỗng, cá tầm thương phẩm và biện pháp phòng trị tại Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ nuôi trồng thủy sản vùng Đông Bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 47 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

THÁI DUY HẢO
Tên đề tài:
THEO DÕI MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÁ BỐNG, CÁ
TẦM THƯƠNG PHẨM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ TẠI TRUNG
TÂM NGHIÊN CỨU VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ NUÔI
TRỒNG THỦY SẢN VÙNG ĐƠNG BẮC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM THÁI NGUN.

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Ni trồng Thủy sản

Khoa

: Chăn ni - Thú y

Khóa học

: 2011- 2015

Thái Nguyên – năm 2015



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

THÁI DUY HẢO
Tên đề tài:
THEO DÕI MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÁ BỐNG, CÁ
TẦM THƯƠNG PHẨM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ TẠI TRUNG
TÂM NGHIÊN CỨU VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ NUÔI
TRỒNG THỦY SẢN VÙNG ĐƠNG BẮC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM THÁI NGUN.

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Ni trồng Thủy sản

Khoa

: Chăn ni - Thú y

Khóa học

: 2011- 2015

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Hữu Hòa


Thái Nguyên – năm 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập đề tài tốt nghiệp cuối khóa, dưới sự hướng dẫn
trực tiếp của giáo viên hướng dẫn Th.S. Nguyễn Hữu Hòa, cùng với sự quan
tâm giúp đỡ của nhà trường, các thầy cô trong khoa Chăn nuôi - Thú y và các
cán bộ Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ nuôi trồng
thủy sản vùng Đông Bắc trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ
tôi nhận được nhiều kiến thức mới, đồng thời đây còn là thời gian giúp tôi
làm quen áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế, làm cơ sở nền tảng cho
tôi trong cuộc sống cũng như trong công việc chuyên môn sau này.
Nhân dịp này tơi xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu Nhà
trường, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi - Thú y, đặc biệt là sự chỉ bảo quan
tâm hướng dẫn tận tình của cơ giáo hướng dẫn Th.S. Nguyễn Hữu Hòa và các
cán bộ Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ nuôi trồng
thủy sản vùng Đông Bắc trường đại học Nông Lâm Thái Ngun đã giúp tơi
khơng chỉ về chun mơn mà cịn giúp đỡ tôi cả về vật chất và tinh thần trong
suốt thời gian thực tập thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Nhân dịp này tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn tới các bạn sinh viên lớp
K43- Nuôi trồng thủy sản đã trao đổi và giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập.
Đồng thời qua đây tơi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và người thân đã giúp
đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường.
Do thời gian nghiên cứu và năng lực bản thân có hạn, đặc biệt là kinh
nghiệm thực tế cịn hạn chế nên q trình thực hiện đề tài khơng tránh khỏi
những sai sót, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, các cơ và các
bạn sinh viên để khóa luận tốt nghiệp của em được hồn thiện hơn
Cuối cùng tơi xin kính chúc các thầy giáo, cơ giáo cùng tồn thể gia

đình ln mạnh khỏe, hạnh phúc và công tác tốt. Chúc các bạn sinh viên K43-


ii

Ni trồng thủy sản sau khi ra trường có một công việc như ý và thực hiện
được ước mơ của mình trong tương lai.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Thái ngun ngày 4 tháng 6 năm 2015
Sinh viên
Thái Duy Hảo


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 4.1.Kết quả công tác phục vụ sản xuất ....................................................................21
Bảng 4.2.Kết quả theo dõi cá tầm bị bệnh ........................................................................22
Bảng 4.3.Kết quả theo dõi cá bỗng bị bệnh ......................................................................22
Bảng 4.4.Kích thước các chiều đo và khối lượng của cá tầm bị bệnh. ...........................23
Bảng 4.5. Kích thước các chiều đo và khối lượng của cá bỗng bị bệnh .........................24
Bảng 4.6.Tỷ lệ cá tầm mắc bệnh theo thời gian. ..............................................................25
Bảng 4.7.Dấu hiệu bệnh lý xảy ra trên cá bị bệnh............................................................25
Bảng 4.8.Kết quả phân tích mẫu bệnh cá tầm thu được ..................................................26
Bảng 4.9.Kết quả phân tích mẫu bệnh cá bỗng thu được ................................................27
Bảng 4.10.Kết quả điều tra điều trị bệnh cho cá tầm bị bệnh ..........................................27
Bảng 4.11.Kết quả điều tra điều trị bệnh cho cá bỗng bị bệnh ........................................28



iv

DANH MỤC ẢNH

Trang
Hình 2.1: Cá tâm .........................................................................................................3
Hình 4.1: Cá bỗng bị bệnh do trùng mỏ neo .............................................................26
Hình 4.2: Ruột cá tầm bị xung huyết ........................................................................26
Hình 4.3: Tắm thuốc tím cho cá ................................................................................28


v

MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1.Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2.Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ..............................................................................2
1.3.Ý nghĩa của đề tài ..................................................................................................2
1.3.1.Ý nghĩa khoa học ...............................................................................................2
1.3.2.Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................3
2.1.Cơ sở khoa học của đề tài .....................................................................................3
2.1.1.Đặc điểm sinh học của cá tầm,cá bỗng ..............................................................3
2.1.2.Đặc điểm phân bố của cá tầm,cá bỗng ...............................................................4
2.1.3.Đặc điểm sinh sản và sinh trưởng của cá tầm,cá bỗng ......................................5
2.1.4.Đặc điểm dinh dưỡng của cá tầm,cá bỗng .........................................................6
2.1.5.một số bệnh thường gặp khi ni cá tầm,cá bỗng ..............................................6
2.2.Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước ...........................................................8

2.2.1.Tình hình nghiên cứu trong nước .......................................................................8
2.2.2.Tình hình nghiên cứu trên thế giới .....................................................................9
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG,NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .........................................................................................................12
3.1.Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................12
3.2.Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................................12
3.2.1.Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................12
3.2.2.Thời gian nghiên cứu .......................................................................................12
3.3.Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................12
3.4.Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi...............................................12
3.4.1.Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................12
3.4.2.Các chỉ tiêu theo dõi .........................................................................................13


vi

3.5. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................................14
PHẦN 4. DỰ KIẾN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC .......................................................15
4.1.Công tác phục vụ sản xuất ..................................................................................15
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................15
4.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của trung tâm nghiên cứu và chuyển
giao khoa học công nghệ nuôi trồng thủy sản vùng Đông Bắc ................................17
4.1.3 Đánh giá chung ................................................................................................19
4.1.4.Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất ......................................20
4.2.Kết quả nghiên cứu chuyên đề ............................................................................22
4.2.1. Kết quả theo dõi cá bị bệnh. ............................................................................22
4.2.2.Kích thước các chiều đo và khối lượng của cá bị bệnh. ..................................23
4.2.3.Tỷ lệ cá mắc bệnh theo thời gian. ....................................................................25
4.2.4.Dấu hiệu của bệnh xảy ra trên cá bị bệnh ........................................................25
4.2.5.Kết quả phân tích mẫu bệnh thu được..............................................................26

4.2.6.Kết quả của các phương pháp điều trị bệnh .....................................................27
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................29
5.1.Kết luận ...............................................................................................................29
5.2.Đề nghị ................................................................................................................29
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................31
I.Tiếng việt. ...............................................................................................................31
II.Tiếng anh. ..............................................................................................................31
III.Tài liệu trích dẫn từ internet. ................................................................................32


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề
Ngành nuôi trồng thủy sản đang ngày càng phát triển và đã trở thành
một nền kinh tế quan trọng của đất nước.Trong những năm qua,ngành đã
đóng góp một tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu khá lớn trong các mặt hang xuất
khẩu của nước ta,gia tăng nguồn thu ngoại tệ,góp phần xóa đói giảm nghèo và
làm giàu cho người dân trên chính đất canh tác của mình.
Sản lượng các ngành nông lâm ngư nghiệp đang ngày càng được nâng
lên,để đáp ứng nhu cầu của thế giới,nước ta đã áp dụng các thành tựu khoa
học kỹ thuật của các nước trên thế giới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm
của mình đồng thời nâng cao sản lượng và giảm sức lao động của nhân cơng
trong q trình làm việc.Tuy vậy,do nước ta thuộc vùng khí hậu nhiệt đới ẩm
với bốn mùa rõ rệt,thích hợp cho các loại dịch bênh phát triển,gây khó khăn
cho sự phát triển của kinh tế nước ta.Trong đó,ngành thủy sản là một trong
những ngành chịu nhiều tổn thất khi dịch bệnh xảy ra.Với đặc thù của ngành
là các loài thủy sản sống dưới nước nên việc phát hiện và phịng chữa bệnh
khó hơn so với các ngành khác.

Hiện nay ở Việt Nam có 4 lồi cá tầm đang được ni tại các trang trại
ni thủy sản ở các khu vực miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây
Nguyên.Cá tầm là loài cá xương sụn,thịt cá tầm trắng,dai,có vị béo
ngậy,thành phần chất dinh dưỡng cao,dễ hấp thụ.Vài năm trở lại đây,nghề
nuôi cá bỗng xuất hiện ở các tỉnh vùng núi phía bắc đã đem lại lợi nhuận cao
cho người dân.Cá bỗng là loài cá có thịt thơm,tốc độ sinh trưởng trung
bình,hiệu quả kinh tế cao,góp phần trong cơng cuộc xóa đói giảm nghèo,đóng
góp to lớn trong nghề nuôi cá nước ngọt nước ta.Tuy nhiên như các loài cá
khác,dịch bệnh cũng xuất hiện nhiều trên cá tầm,cá bỗng như bệnh do


2

virus,bệnh do vi khuẩn như bệnh xuất huyết,bệnh thối vây,mòn đi gây
nhiều thiệt hại cho người ni.
Vì vậy,để giúp người nuôi đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế khi nuôi
cá tầm,cá bỗng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Theo dõi một số bệnh thường
gặp trên cá Bỗng, cá tầm thương phẩm và biện pháp phòng trị
tại Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ nuôi trồng
thủy sản vùng Đông Bắc trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên”.
1.2.Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
- Tìm hiểu dấu hiệu của các bệnh thường gặp xảy ra trên cá tầm
thương phẩm.
- Tìm hiểu dấu hiệu của các bệnh thường gặp xảy ra trên cá bỗng bố
mẹ,cá thương phẩm và cá giống.
- Tìm hiểu phương pháp phịng và trị các bệnh thường gặp xảy ra trên cá
tầm thương phẩm.
- Tìm hiểu phương pháp phịng và trị các bệnh thường gặp trên cá bỗng
bố mẹ,cá giống và cá thương phẩm.
- Tìm hiểu các bệnh thường gặp ở cá tầm thương phẩm,cá bỗng có thế

giúp phát hiện bệnh qua đó phịng và trị bệnh hiệu quả hơn,góp phần sản xuất
lồi cá tầm,cá bỗng tại Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học cộng
nghệ nuôi trồng thủy sản vùng Đông Bắc trường đại học nông lâm Thái
Nguyên được tốt hơn.
1.3.Ý nghĩa của đề tài
1.3.1.Ý nghĩa khoa học
- Đề tài đóng góp thêm những tư liệu khoa học về các bệnh thường gặp
trên cá bỗng,cá tầm thương phẩm và các phương pháp phịng và trị bệnh.
- Góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi cá Tầm thương phẩm,cá bỗng
trong ao nuôi
1.3.2.Ý nghĩa thực tiễn
- Góp phần phịng và trị bệnh hiệu quả khi nuôi cá tầm thương phẩm,cá
bỗng. Nâng cao thu nhập cho người dân.


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1.Đặc điểm sinh học của cá tầm,cá bỗng

Hình 2.1: Cá tâm
2.1.1.1.Đặc điểm sinh học của cá tầm
Cá Tầm thuộc:
Lớp : Actinopterygii
Bộ : Acipenseriformes
Họ : Acipenseridae
Giống cá Tầm:Acipenser Linnaeus 1758
Có thân dài và rất thuôn,di chuyển nhiều và thay đổi vùng sinh thái.Cá

Tầm có thể cân nặng trên 1 tấn và dài hơn 4 m.Cá xuất hiện trên trái đất
khoảng 100 triệu năm trước và chia làm 4 chủng loại khác nhau bao gồm 25
loài bao gồm cá tầm trắng,cá tầm mũi ngắn,cá tầm sao…
Bộ xương cá chỉ là những sụn. Thân cá hình ống gồm 5 hàng xương gai
(sụn), da dầy, nhám khơng vảy, màu sắc thay đổi tùy lồi, tuổi và tùy vùng


4

sinh thái. Ðuôi cá dạng chia chẻ đôi. Miệng cá nhỏ nằm ngang, khơng răng;
mũi dài nhọn có 4 râu hình trụ cứng, dùng quậy để kiếm mồi
2.1.1.2.Đặc điểm sinh học của cá bỗng
Cá Bỗng thân dài, hơi tròn hoặc hình thoi, dẹp bên nhất là cán đi.
Viền lưng và viền bụng cong trịn. Đầu vừa phải, sống đầu hình cung. Mõn
trịn tù, hơi nhơ ra phía trước. Da mõm không che lấp môi trên. Miệng ở dưới
hoặc kề dưới hình móng ngựa. Mơi trên phía trong có viền liên tục, ít hoặc
khơng có, gờ ngồi tù hoặc trơn nhẵn. Mơi trên và mơi dưới liền nhau ở góc
miệng. Có 2 đôi râu. Mắt vừa phải, gần mút mõm hơi viền sau nắp mang. Vây
lưng có khởi điểm ở trước hoặc sau khởi điểm ở vây bụng, có 3 – 4 tia đơn và
8 – 9 tia phân nhánh. Tia đơn ở cuối vây lưng là tia phân mảnh, cứng khơng
hồn tồn hoặc gai cứng hồn tồn, phía sau trơn làng hoặc có gai răng cưa.
Viền sau vây lưng lõm. Trước vây lưng có một gai mọc ngược hướng về phía
đầu và ẩn dưới da. Vây hậu mơn có 3 tia đơn và 5 tia phân nhánh. Vây ngực
không chạm vây bụng. Vây bụng chưa chạm đến vây hậu môn. Vây đuôi phân
thùy sâu. Màng mang liền với eo mang. Lược mang cứng, nhọn. Răng hầu 3
hàng 2.3.5 – 5.3.2 hình dẹp bên và đỉnh hơi cong. Vẩy trịn lớn, đường bên
hồn tồn, hơi cong về phía dưới và chạy giữa cán đuôi. Hậu môn sát gốc vây
hậu môn.
2.1.2.Đặc điểm phân bố của cá tầm,cá bỗng
2.1.2.1.Đặc điểm phân bố của cá tầm

Cá chỉ gặp ở vùng Bắc Bán Cầu và thường gặp tại Bắc Ðại Tây Dương,
Bắc Thái Bình Dương, Vùng Biển Caspian, Biển Ðen, tại nhiều sông và hồ
như sông Delaware, Rhin, Garonne, Elbe, Volga, Danube và hồ Ladoga. Vài
lồi chỉ sinh sống nơi vùng nước ngọt, có lồi sống ngồi biển khơi nhưng bơi
ngược trở về sơng để đẻ trứng.
2.1.2.2.Đặc điểm phân bố của cá bỗng
Cá Bỗng phân bố ở vùng trung và thượng lưu các sông lớn của các tỉnh
phía Bắc. Cá thích sống ở các vùng có nước chảy, trên sơng Hồng tập trung từ


5

Yên Bái trở lên, trên sông Lô tập trung từ Tuyên Quang trở lên và trên sông
Lam tập trung ở Con Cuông, Cửa Rào Nghệ An.
Cá Bỗng sống ở tầng giữa và tầng đáy. Đây là loài cá nước ngọt có giá
trị kinh tế cao, thịt thơm ngon chiếm sản lượng lớn trong sản lượng cá khai
thác được trên hệ thống sông Hồng trong thập kỷ 60 – 70 của thế kỷ trước.Cá
Bỗng cũng đã được một số đồng bào dân tộc vùng ven các con sông lớn như
sông Lô, sơng Gâm, sơng Thao, sơng Chảy nơi có nhiều cá Bỗng con vớt đưa
vào ao nuôi, lồng nuôi. Cá Bỗng được cho là lồi cá ni q vừa cho thực
phẩm thơm ngon vừa làm cá cảnh.
2.1.3.Đặc điểm sinh sản và sinh trưởng của cá tầm,cá bỗng
2.1.3.1.Đặc điểm sinh sản và sinh trưởng của cá tầm
Vào đầu mùa hè, cá tầm di cư vào sơng hay về phía bờ của các hồ nước
ngọt thành các bầy lớn để đẻ trứng. Các trứng đơn lẻ rất nhỏ, và số lượng
trứng mà một con cá cái có thể đẻ có thể lên tới 3 triệu quả trong một mùa.
Trứng của một số loài được quan sát thấy là sẽ nở trong vòng vài ngày sau khi
được đẻ ra. Có lẽ tốc độ lớn của cá bột là rất nhanh, nhưng người ta hiện vẫn
chưa rõ là những con cá con ở lại vùng nước ngọt trong bao lâu trước khi di
cư ra biển. Sau khi đạt tới độ tuổi trưởng thành thì tốc độ lớn của chúng

dường như là chậm lại rất nhiều, mặc dù vẫn còn tiếp tục trong vài năm.
Cá tầm có thể sống tới 100 năm thậm chí có thể tới 200 năm(cá tầm BelugaAcipenser huso)
2.1.3.2.Đặc điểm sinh sản và sinh trưởng của cá bỗng
Phương pháp xác định tuổi của cá bỗng được dựa trên số vòng thể hiện
trên vảy cá. Đối với cá Bỗng vòng tuổi trên vảy thể hiện vừa có tính chất tiếp
giáp giữa vịng vân xếp dày, thưa và vừa có tính cắt nhau giữa các vịng vân.
Vịng tuổi thể hiện hồn tồn rõ ở hai bên sườn vảy và vai vảy. Cá Bỗng hình
thành vịng tuổi ở cuối mùa đông và đầu mùa xuân hằng năm.
Cá Bỗng là lồi cá có kích thước lớn. Chiều dài của cá có thể đạt gần 1m
và nặng khoảng 15kg, con lớn nhất có thể đạt 30kg. Cấu trúc tuổi của quần
thể khá phức tạp, tuổi thọ cao đến 15.


6

2.1.4.Đặc điểm dinh dưỡng của cá tầm,cá bỗng
2.1.4.1.Đặc điếm dinh dưỡng của cá tầm
Cá tầm là các loài cá ăn ở tầng đáy. Với chiếc mõm hình nêm chúng sục
sạo lớp đáy bùn mềm và bằng cơ quan xúc giác nhạy cảm (râu) thì chúng có
thể phát hiện các lồi động vật giáp xác và cá nhỏ, là nguồn thức ăn của
chúng. Vì khơng có răng nên chúng khơng thể bắt các con mồi lớn
2.1.4.2.Đặc điểm dinh dưỡng của cá bỗng
Cá Bỗng là loài cá ăn tạp, thức ăn chủ yếu là các loại thực vật bậc cao
điển hình. Lúc còn nhỏ cá ăn động vật phù du, mùn bã hữu cơ, khi đạt kích cỡ
trên 6cm cá mới có thể ăn thực vật thủy sinh. Cá càng lớn thể hiện càng rõ
tính ăn thực vật; cá ăn thực vật, lá cây, quả. Theo nghiên cứu của Đoàn Văn
Đẩu và Lê Thị Lệ (1971), cá Bỗng ăn khoảng 25 loài cây khác nhau như: rau
muống, lá sắn, bèo hoa dâu, bắp cải... Ngồi ra cá cịn thích ăn các loại thức
ăn công nghiệp như thức ăn viên, cám hỗn hợp trong điều kiện nuôi dưỡng
của cá bỗng.

2.1.5.một số bệnh thường gặp khi nuôi cá tầm,cá bỗng
2.1.5.1. Bệnh do ký sinh trùng:
Theo Bazari và cộng tác viên(2010) khi nghiên cứu sự nhiễm ký sinh
trùng trên cá tầm Ba Tư (Acipenser persicus) ở giai đoạn ấu trùng và cá giống
trong bể Vniro và ao đất. Không phát hiện thấy ký sinh trùng trên cá giai đoạn
ấu trùng sau khi cho ăn thức ăn ngoài 3 – 5 ngày, tuy nhiên Trichodina
reticulate được tìm thấy trên ấu trùng trong tuần đầu cũng như cá giống 20
ngày sau khi được chuyển ra ao đất với tỷ lệ nhiễm lần lượt là 10,0 –
20,0% và 10,0 – 46,7%. Ngồi ra người ta cịn thấy xuất hiện Diplostomum
spathaceum với

tỷ lệ nhiễm 6,7

– 30,0% trên

cá tầm giống.

Giống Nitzschia (Baer, 1875) được biết nhiều khi nghiên cứu bệnh ký sinh do
giun dẹp trên cá tầm. Trong số đó, loài Nitzschia sturionis (Abildgaard, 1794)
nhiễm trên mang của cá tầm ở Châu Âu. Hai loài khác là N. monticelli (Price,


7

1939) từ cá tầm A. sturio ở địa trung hải và N. superba (MacCallum, 1924) từ
mang của cá tầm Bắc Mỹ được nghiên cứu bởi hai tác giả Schulman (1954)
và Bychowsky (1957). Nitzschia sturionis là loài ký sinh trùng khá lớn với
chiều dài lên đến 10 mm, ký sinh trên cả cá tầm nước mặn và lợ.
Tuy nhiên, nó chết một cách nhanh chóng trong mơi trường nước ngọt nên khi
vật chủ di cư để sinh sản thì chỉ thấy xuất hiên loài ký sinh trùng này ở giai

đoạn đầu trong q trình di cư đó.
1.3.1.2. Vi khuẩn
Vuillaume và cộng sự (1987) công bố bệnh xuất huyết trên da và nội
tạng của cá tầm Siberi ở trại ni phía Tây Nam nước Pháp. Với tỷ lệ tử vong
là 10% ở cá giai đoạn giống cỡ 15 – 30g. Theo báo cáo này, nhóm nghiên cứu
đã phân lập được vi khuẩn Yersinia ruckeri từ gan, lách, thận và ruột của cá
tầm chết do xuất huyết ở nhiều bộ phận trên cơ thể. Vi khuẩn này nhạy cảm
với amoxicillin, acid oxolinic, flumequine. Bauer và cs (2002) báo cáo đã
phân lập được vi khuẩn Flavobacterium johnsonae gây bệnh xuất huyết trên
cá tầm được nuôi ở Konakov miền Trung nước Nga. Bệnh thường bùng phát
vào mùa xuân, khi nhiệt độ nước thấp hơn 16 0C trên cá giống cỡ 3 – 4g. Loài
vi khuẩn này cũng được xác định là tác nhân gây bệnh xuất huyết ở vòng
miệng,xung quanh vây và kèm theo những đốm màu xám trên da của cá tầm
Nga nuôi tại Thổ Nhĩ Kỳ, bệnh gây chết ở tỷ lệ không đáng kể.
Với những dấu hiệu bên ngoài như cá bị tổn thương da vùng quanh hậu
mơn, giải phẫu cá có những biểu hiện như bóng hơi phình to, xuất huyết phần
ruột đặc biệt ở phần đầu và cuối.
1.3.1.3. Nấm:
Nấm thuộc nhóm có bào tử động (zoosporic fungi) là tác nhân gây bệnh
trên nhiều đối tượng thủy sản từ động vật nhuyễn thể đến các nhóm cá, gây
thiệt hại lớn đối với nghề nuôi trồng thủy sản trên thế giới. Saprolegnia
australis được báo cáo tìm thấy trên một vài lồi cá. Czeczuga và cộng sự


8

(1995) thơng báo tìm thấy lồi này trên trứng của cá tầm Acipenser
guldenstadti persicus, Acipenser nudiventris và Acipenser stellatus
Bệnh xảy ra ở giai đoạn cá giống, với những dấu hiệu ban đầu như xuất
hiện đốm màu đỏ của sợi nấm dạng sợi kèm theo tổn thương da, sau đó xuất

hiện lớp nhầy, các đốm đỏ dần dần lây lan rộng, xuất hiện những điển vùng
có cấu trúc dạng bơng hình trịn trên da cá, sau đó dạng cấu trúc giống bơng
này lan rộng ra tạo ra các đốm có kích thước 1cm. Bệnh do Saprolegnia gây
ra khi có những biến động trong môi trường nước như nhiệt độ từ 8 – 22 0C,
pH tăng lên 9, oxy hòa tan giảm xuống 4 mg/L. Cũng theo báo cáo này, cá
chết sau thời gian khoảng 12 – 15 ngày từ khi bị nhiễm nấm Saprolegnia.
Thời gian này còn phụ thuộc vào vị trí lây nhiễm nấm ban đầu, loại mơ bị phá
hủy, tốc độ tăng trưởng của nấm
2.2.Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước
2.2.1.Tình hình nghiên cứu trong nước
Cá tầm lần đầu tiên được đưa vào nuôi thử nghiệm tại miền Bắc Việt
Nam năm 2005 thông qua dự án đồng tài trợ của Đại sứ quán Phần Lan tại Hà
Nội và Trung tâm khuyến ngư quốc gia thuộc Bộ Thủy sản cũ (nay là Tổng
cục Thuỷ sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Qua 9 năm phát
triển với khoảng 15 địa phương nuôi cá tầm gồm Lào Cai, n Bái, Lai Châu,
Điện Biên, Sơn La, Hịa Bình, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Cao Bằng,
Bắc Cạn, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Kon Tum, Bình Thuận,... được đánh giá là loại
thủy sản mang lại giá trị kinh tế cao và còn nhiều tiềm năng phát triển.
Trong thời gian qua Việt Nam đã bắt đầu nghiên cứu sản xuất giống,
trứng cá muối (caviar). Với lợi thế nguồn nước lạnh ổn định duy trì ở 17280C nên cá tầm phát triển nhanh không cần trải qua giai đoạn ngủ đông như
ở nước ngồi. Vì vậy cá tầm Siberi ni tại Việt Nam năm thứ 4 đã bắt đầu có
thể cho trứng, mặt khác các sản phẩm thịt cá tầm được người tiêu dùng Việt
Nam ưu chuộng nên dễ dàng tiêu thụ.


9

Việc nuôi cá tầm tuy đạt được nhiều thành công nhưng nhìn tổng thể
mà nói việc phát triển cá tầm cịn nhỏ lẻ, cơng nghệ sản xuất giống, thức
ăn, chế biến cịn phải cải tiến hồn thiện nhiều. Ngồi ra, các hiện tượng thời

tiết cực đoan xảy ra càng nhiều đã ảnh hưởng lớn tới người nuôi cá tầm
như nắng nóng kéo dài, lũ quét, sạt lở đất, mưa đá, rét hại tại các vùng miền
núi phía bắc. Điều đó địi hỏi cần phải quy hoạch vùng ni và có các chính
sách hỗ trợ người dân kiên cố hóa hệ thống ao ni, nâng cấp cơ sở hạ tầng
vùng ni.
2.2.2.Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Cá Tầm trên được phân bố rộng khắp trên thế giới nhưng chủ yếu ở lục
địa Á-Âu và các dịng sơng thuộc bắc Mỹ.Hai mươi mốt loài cá tầm
(Acipenser) gần như phân bổ đồng đều giữa Cựu và Tân thế giới. Phần lớn
các loài hiện nay được coi là cực kỳ nguy cấp, nguy cấp hay dễ thương tổn [2].
Theo Encyclopỉdia Britannica 1911 thì các lồi quan trọng nhất là:
Cá tầm thơng thường (Acipenser sturio), còn gọi là cá tầm châu Âu, cá
tầm Đại Tây Dương hay cá tầm Baltic, có tại tất cả các vùng bờ biển châu Âu,
nhưng khơng có tại biển Đen. Gần như tất cả các cá tầm đánh bắt được tại
Anh là thuộc về lồi này; chúng cũng khơng phải hiếm tại khu vực ven biển
của Bắc Mỹ. Loài này có thể dài tới 4 m nhưng thường xuyên bị đánh bắt ở
dạng đơn lẻ, vì thế khơng thể coi là cá có tầm quan trọng kinh tế-thương mại.
Hình dáng mõm của nó thay đổi theo tuổi (giống như ở các loài khác), trở nên
cùn và ngắn ở những con cá già. Chúng có 11-13 tấm xương chắn dọc theo
lưng và 29-31 dọc theo hông. Cá tầm châu Âu hiện nay gần như khơng cịn do
đánh bắt thái q.
Cá tầm Nga (Acipenser gueldenstaedtii), là một trong những lồi cá có
giá trị lớn nhất trong các con sông ở Nga, tại đây chúng được gọi là sét,người
ta cho rằng chúng còn sinh sống cả trong những con sông vùng Siberi và có
thể tới tận hồ Baikal. Chúng có kích thước tương tự như cá tầm thông thường


10

và đã từng khá phổ biến tại các con sông chảy ra biển Đen và biển Caspi.

Trên ¼ lượng trứng cá muối và thạch cá tầm được sản xuất tại Nga và Iran là
từ loài cá này. Tuy nhiên, do đánh bắt trộm và đánh bắt thái quá nên hiện nay
nó là lồi đang nguy cấp.
Cá tầm sao (Acipenser stellatus), trong tiếng Nga gọi là "sevruga",có
nhiều tại các con sơng chảy ra biển Đen và biển Azov. Chúng có mõm dài và
nhọn, tương tự như ở sterlet nhưng chỉ có một râu khơng tua. Mặc dù có kích
thước chỉ cỡ một nửa các loài trên đây, nhưng giá trị của nó thì khơng thua
kém, thịt của nó được đánh giá cao hơn và trứng cũng như thạch từ lồi này
có giá cao hơn. Năm 1850 người ta thông báo rằng mỗi năm có trên 1 triệu cá
tầm này được đánh bắt.
Cá tầm hồ (Acipenser rubicundus hay Acipenser fulvescens), theo ý
kiến của các nhà ngư học Bắc Mỹ thì lồi cá tầm này với cá tầm ở miền đông
Bắc Mỹ (Acipenser maculosus?) là một loài, trong những năm gần đây đã trở
thành khách thể của ngành công nghiệp lớn và nhiều lợi nhuận tại các khu
vực khác nhau trên hồ Michigan và hồ Erie; thịt của nó được hun khói sau khi
được lạng thành các mảnh và ngâm nước muối nhẹ; Những phần cắt bỏ (đầu,
đuôi v.v) và các phần mỏng còn lại được dùng để nấu lấy dầu; gần như toàn
bộ trứng cá muối được chuyển sang châu Âu. Một hãng sản xuất trung bình
mỗi năm dùng hết khoảng 10.000-18.000 cá tầm, trung bình mỗi con nặng
23 kg. Cá tầm hồ không thể di cư ra biển, trong khi các cá thể phía dưới thác
Niagara lại có thể tự do di chuyển ra biển; và hồn tồn có thể là các con cá
thuộc lồi này mà người ta nói rằng thu được tại vịnh Tay trên thực tế là đánh
bắt được tại khu vực ven biển của Scotland.
Cá tầm nhỏ (Sterlet - từ tiếng Nga cтерлядь) (Acipenser ruthenus, một
số tài liệu gọi là cá tầm sông Danube, nhưng thực ra rất ít khi đánh bắt được
chúng tại sơng này), là một trong những loài cá tầm nhỏ nhất, chúng sinh
sống tại các biển như biển Đen, Caspi, Azov, Baltic, Bạch Hải, Barents, Kara


11


và ngược dịng vào sơng với khoảng cách lớn từ biển hơn nhiều so với các
lồi cá tầm khác; vì thế nó có thể là khơng phải là phổ biến tại khu vực sơng
Danube ven Viên, nhưng lại có thể đánh bắt được tại các khu vực xa hơn về
thượng nguồn như ở Ratisbon và Ulm. Nó phổ biến hơn nhiều tại các con
sơng của Nga, tại đây nó được đánh giá cao do chất lượng tuyệt hảo của thịt
cũng như cung cấp các loại trứng cá muối và thạch cá tốt nhất. Trong thế kỷ
18 đã có các ý định đưa loại cá có giá trị này vào tỉnh Prussia và Thụy Điển,
nhưng không thành. Cá tầm nhỏ được phân biệt với các loài cá tầm châu Âu
khác bởi chiếc mõm dài và hẹp cùng râu có tua. Nó ít khi dài quá 1 m.
Cá tầm Beluga (Acipenser huso, hiện nay là Huso huso, ("hausen" của
Đức), được nhận ra bởi sự thiếu vắng các tấm xương trên mõm và sợi râu xúc
giác bẹt, tương tự như một băng vải. Nó là một trong những lồi lớn nhất, có
thể dài trên 5 m và cân nặng trên 900 kg .Chúng sinh sống tại khu vực biển
Đen, biển Caspi và biển Azov, từ đây mà.Trong những năm trước đây hàng
đàn cá lớn bơi vào các con sông lớn của Nga và sông Danube. Nhưng số
lượng của chúng đã giảm nhiều trong thời gian gần đây và các cá thể nặng
khoảng 540 kg hiện nay là rất hiếm. Thịt, trứng và bong bóng của chúng có
giá trị lớn hơn so với phần lớn các loài cá nhỏ nhưng phổ biến hơn.
Các loài khác
Năm 1990, cá tầm đã được phân loại của Ủy ban về địa vị của động vật
hoang dã Canada đưa vào danh sách loài động vật nằm trong nguy cơ bị biến
mất.Vào năm 1994,Mỹ cũng xếp cá tầm trông danh sách này và đưa ra các
biện pháp để nuôi nhân tạo.Kế hoạch phát triển và phục hồi cho loài cá tầm
được diễn ra bởi hai nhà khoa học tới từ tỉnh British Clumbia.


12

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG,NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:Cá tầm thương phẩm,cá bỗng bố mẹ,cá bỗng
thương phẩm và cá bỗng giống.
- Phạm vi nghiên cứu:Môi trường ao nuôi cá nhân tạo.
3.2.Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.2.1.Địa điểm nghiên cứu
- Tại Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ nuôi
trồng thủy sản vùng Đông Bắc trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
3.2.2.Thời gian nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu từ ngày 5 tháng 1 năm 2015 đến ngày 24 tháng 5
năm 2015.
3.3.Nội dung nghiên cứu
- Theo dõi một số bệnh thường gặp trên cá bỗng bố mẹ,cá thương
phẩm,cá giống và các biện pháp phòng trị bệnh.
- Theo dõi một số bệnh thường gặp trên cá tầm thương phẩm và cá biện
pháp phòng trị bệnh.
3.4.Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi
3.4.1.Phương pháp nghiên cứu
3.4.1.1.Theo dõi một số bệnh thường gặp trên cá Bỗng bố mẹ, cá giống,
thương phẩm và áp dụng các biện pháp trị bệnh
- Cá bố mẹ được theo dõi hàng ngày, khi cá có biểu hiện bất thường sẽ
tiến hành lấy mẫu.
- Đối với cá hương và cá giống sẽ tiến hành thu mẫu hàng tháng để quan
sát các bệnh thường gặp
Nếu cá bị bệnh sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu bệnh như sau:


13


- Nghiên cứu vi khuẩn dựa vào phương pháp nghiên cứu bệnh động vật
thủy sản của Muselius (1983), Plump 1983, Frerich (1993)[8]
- Nghiên cứu bệnh do nấm gây ra dựa theo phương pháp phân lập nấm
của Kishio Hatai (1989)[11]
- Nghiên cứu bệnh do kí sinh trùng gây ra dựa theo phương pháp
nghiên cứu ký sinh trùng ở cá của Dogiel được Bukhovskaia, Pavlopskaia và
Hà Ký bổ sung (1969).
Mẫu cá Bỗng được thu 1lần/tháng để kiểm tra bệnh.
3.4.1.2.Theo dõi một số bệnh thường gặp trên cá tầm thương phẩm và áp
dụng các biện pháp trị bệnh
- Cá tầm thương phẩm được theo dõi hàng ngày, khi cá có biểu hiện bất
thường sẽ tiến hành lấy mẫu.
Nếu cá bị bệnh sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu bệnh như sau:
- Nghiên cứu vi khuẩn dựa vào phương pháp nghiên cứu bệnh động vật
thủy sản của Muselius (1983), Plump 1983, Frerich (1993)[8]
- Nghiên cứu bệnh do nấm gây ra dựa theo phương pháp phân lập nấm
của Kishio Hatai (1989)[11]
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu toàn diện ký sinh trùng trên cá(Hà
Ký và Bùi Quang Tề,2007)[5]mẫu cá sau khi thu được đo chiều dài,chiều
rộng,độ dày và trọng lượng.
- Phương pháp nghiên cứu ký sinh trùng đơn bào(Lom và
Dykova,1992)[9].
3.4.2.Các chỉ tiêu theo dõi
- Kích thước chiều đo (dài thân, rộng thân,dày thân) bằng thước kẹp
(mm),khối lượng cá bị bệnh.
- Dấu hiệu của bệnh xảy ra trên cá.
- Các chỉ tiêu phân tích các mẫu thu được trên cá bị bệnh.
- Tình hình nhiễm bệnh và biện pháp điều trị.



14

- Tỷ lệ sinh trưởng của cá trong thời gian điều trị.
3.5. Phương pháp xử lý số liệu
- Tính tốn theo phương pháp thống kê sinh vật học.
- Sử dụng phần mềm Excel.


15

PHẦN 4
DỰ KIẾN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

4.1.Công tác phục vụ sản xuất
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ nuôi trồng
thủy sản vùng Đông Bắc là một trung tâm thuộc trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên. Trung tâm nằm về phía Tây của trường, thuộc Xóm Nước 2, xã
Quyết Thắng, Thành phố Thái Ngun.
+ Phía đơng giáp ký túc xá K của Đại học Thái Nguyên.
+ Phía tây giáp Trung tâm giáo dục quốc phịng tỉnh Thái Ngun.
+ Phía Nam giáp khu dân cư Xóm Nước 2, xã Quyết Thắng, TPTN.
+ Phía Bắc giáp Vườn ươm giống cây trồng – trường Đại Học Nơng
Lâm Thái Ngun.
4.1.1.2. Địa hình đất đai
Trung tâm được bao bọc quanh của hệ thống dân cư Xóm Nước 2, và các
Trung tâm thực hành thực nghiệm khác của Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên và đặc biệt có hệ thống suối nước từ hồ Núi Cốc chảy qua, nằm trong
vùng có nguồn nước thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.

Nguồn nước tương đối sạch, pH ổn định, chất đáy bùn cát.
4.1.1.3. Khí hậu thủy văn
Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ ni trồng
thủy sản vùng Đơng Bắc mang khí hậu đặc trưng của vùng có 4 mùa rõ rệt
nhiệt độ biến động giữa các mùa khá lớn ( 15,20C – 360C), vào mùa đơng
nhiệt độ xuống thấp nên gặp nhiều khó khăn tới nuôi và sản xuất thủy sản.


16

4.1.1.4. Về giao thông
Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ nuôi trồng
thủy sản vùng Đông Bắc có đường giao thơng đi lại khá thuận lợi, cạnh
đường cao tốc mới xây dựng tiếp giáp với các tỉnh lân cận như Hà Nội, Bắc
Kạn, Tuyên Quang....
Nhìn chung hệ thống giao thông đi qua trung tâm rất thuận lợi cho việc
lưu thông cung cấp con giống và chuyển giao khoa học cơng nghệ cho người
dân trong tỉnh nói riêng và các tỉnh miền Bắc nói chung.
4.1.1.5. Điều kiện kinh tế - xã hội
- Điều kiện kinh tế
+ Cở sở vật chất
Tổng kinh phí đầu tư: 42 tỷ đồng
Tổng diện tích: 10ha trong đó diện tích mặt nước là 6.63ha
+ Cơ sở hạ tầng bao gồm:
Khu nhà làm việc 3 tầng: 720m2
Khu nhà sản cuất cám 1 tầng : 850m2
Khu nhà sản xuất giống nhân tạo, bể ấp, bể đẻ : 500m2
Khu nhà công nghệ cao: 900m2
Khu bể chứa nước : 200m2
Khu nhà bảo vệ: 200m2

Nhà trạm bơm.
4.1.1.6. Đời sống xã hội
Về các hoạt động văn hóa thể thao của trung tâm tương đối mạnh.
Trung tâm đã tham gia các giải văn nghệ thể thao do trường Đại học Nông
Lâm tổ chức và đạt kết quả cao.
Trung tâm là nơi tập trung nghiên cứu các đề tài dự án, nghiên cứu
khoa học trong lĩnh vực nuôi trồng thủy đặc sản. Phối hợp cùng các trung tâm
khác trong tỉnh cùng nghiên cứu khoa học đạt kết quả cao.


17

4.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của trung tâm nghiên cứu và
chuyển giao khoa học công nghệ nuôi trồng thủy sản vùng Đông Bắc
4.1.2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý của trung tâm
+ Nhân lực
Tổng số nhân lực hiện tại:08 trong đó có: 1 Tiến sỹ; 4 Đại học; 1 Trung
cấp và 2 Công nhân.
+ Cơ cấu tổ chức:
- Ban giám đốc: 1 giám đốc và 1 phó giám đốc.
- Phịng hành chính: 1 trường phịng hành chính và 1 kế tốn kiêm thủ
quỹ, 1 bảo vệ.
4.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của trung tâm
* Chức năng
Đảm bảo sản xuất, cung cấp con giống thủy sản nước ngọt chất lượng
cao và kỹ thuật nuôi cho các nông hộ, trang trại nuôi cá vùng Đông Bắc. Đảm
bảo khu thực hành thực nghiệm cho các sinh viên trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên đặc biệt là sinh viên ngành nuôi trồng thủy sản. Đảm bảo phục
vụ các nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước
* Nhiệm vụ

- Tiến hành các chương trình nghiên cứu, thí nghiệm nâng cao chất
lượng di truyền các loài thủy sản nước ngọt để tạo ra các sản phẩm giống mới
có đặc tính ưu việt trong nuôi thủy sản
- Nghiên cứu xây dựng các quy trình cơng nghệ lưu giữ gen, cơng nghệ
sản xuất giống và công nghệ nuôi các đối tượng thủy sản nước ngọt. Tổ chức
quỷ lý lưu giữ đàn giống gốc đảm bảo chất lượng tốt, bao gồm các giống địa
phương, các giống mới gia hóa hoặc các giống nhập nội đã gia hóa hiệu quả.
- Tái sản xuất các giống gốc để cung cấp đàn cá hậu bị cho các trại
giống, các nông hộ, các trang trại cá của người dân để hình thành đàn cá bố
mẹ sản xuất ra con giống có chất lượng đảm bảo cung cấp cho người nuôi.


×