Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Giáo án Lịch sử 9 bài 21: Việt Nam trong những năm 1939 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.17 KB, 5 trang )

CHƯƠNG III:
CUỘC VẬN ĐỘNG TIẾN TỚI CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945

BÀI 21
VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1939 – 1945
I. Mục tiêu:
a.Kiến thức:
- nắm được sự thoả thuận giữa TDP vói PX Nhật và sự cấu kết giữa Pháp và Nhật
để áp bức, bóc lột nhân dân ta, dẫn đến đời sống nhân dân khổ cực
- Những nét chính về diễn biến, ý nghĩa lịch sử của KN Bắc Sơn, Nam Kỳ và binh
biến Đô Lương
b. Tư tưởng: Giúp học sinh thấy rõ chính sách áp bức, bóc lột tàn bạo của đế quốc,
phát xít Pháp, Nhật và lòng kính yêu khâm phục tinh thần dũng cảm của nhân dân ta.
c. Kĩ năng: Tập dượt cho học sinh biết phân tích các thủ đoạn thâm độc của NhậtPháp, biết đánh giá ý nghĩa của 3 cuộc nổi dậy, điền tên và biết sử dụng bản đồ.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
Thày : Lược đồ cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam kỳ, Binh biến Đô Lương.Tranh ảnh
chân dung một số nhân vật lịch sử Nguyễn văn Cừ, Nguyễn Thị Minh Khai, Phan
Đăng Lưu, Hà Huy Tập...
Trò: Đọc SGK
3 /Tiến trình bài dạy.
* Sĩ số: 9C...........................................................9D.........................................
A. Kiểm tra bài cũ.(5ph) Chủ trương của Đảng ta trong thời kì 1936-1939, có gì
khác so với 1930-1931(kẻ thù và nhiệm vụ)
Đáp án:
- Thời kì 1930-1931 xác định kẻ thù là đế quốc phong kiến 1936-1939
bọn phản động Pháp cùng tay sai chống phát xít chống chiến tranh đế quốc, đòi tự
do cơm áo hoà bình

- Nhiệm vụ (1930-1931) chống đế quốc giành độc lập dân tộc, chống phát
xít giành ruộng đất cho nông dân cày, (1936-1939) chống phản động Pháp cùng tay
sai, chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa tay


sai đòi tự do dân chủ, cơm áo hoà bình.

B. Dạy nội dung bài mới:
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ ở châu Á, PX Nhật tiến sát biên giới Việt
-Trung và xâm nhập vào nước ta TDP quỳ gối dâng Đông Dương cho Nhật, nhân
dân ta một cổ hai tròng ngột ngạt dưới ách thống trị của PX đế quốc Nhật, Pháp,
hàng loạt các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta đã nổ ra trong thời kì này.
I /Tình hình thế giới và Đông Dương.(14 ph)


GV: Tháng 9/1939, chiến trah thế giới thứ hai bùng nổ ở Châu Âu, tháng 9-1940,
quân đội phát xít Đức kéo vào nước Pháp, chính phủ Pháp đầu hàng PX Đức. Ở
viễn Đông, quân phiệt Nhật cũng đẩy mạnh xâm lược Trung Quốc và cho quân kéo
sát biên giới Việt Trung.
?HS(TB): Tình hình thế giới sau khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ?
- Tình hình thế giới:
+ 9-1939. chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Đức tấn công Pháp, chính
phủ Pháp đầu hàng.
+ Ở Viễn đông: Quân Nhật tiến sát biên giới Việt - Trung và kéo vào Đông
Dương
GV: TDP ở Đông Dương đứng trước hai nguy cơ một là ngọn lửa CM giải phóng
của nhân dân Đông Dương sớm muộn sẽ bùng cháy hai là phát xít Nhật đang lăm
le hất cẳng chúng.
?HS(KG): Trước tình hình đó thái độ của Pháp như thế nào?
( bắt tay với phát xít Nhật để đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân Đông
Dương)
- Đông Dương:
+ Nhật và Pháp cấu kết với nhau, Pháp suy yếu Nhật lấn bước để biến
Đông Dương thành thuộc địa và căn cứ chiến tranh, ngày 23-7-1941, Pháp kí
hiệp ước với Nhật hiệp ước Phòng thủ Đông Dương.

Gọi học sinh đọc phân chữ nhỏ (trang 81)
GV: Mặc dù bị Nhật ức hiếp tước đoạt mọi bề nhưng TDP vẫn có nhiều thủ đoạn
gian xảo để thu được lợi nhuận cao.
?HS(TB): Để thu được lợi nhuận cao cho mình TDP đã làm gì?
+ TD Pháp: chúng thi hành chính sách “ kinh tế chỉ huy” để nắm độc
quyền kinh tế Đông Dương, tăng các loại thuế
.+ PXNhật : Thu mua lương thực với giá rẻ mạt dẫn đến nhân dân ta bị
chết đói.
 Dưới hai tầng áp bức, bóc lột của Pháp - Nhật, các tầng lớp nhân dân
đều khổ cực điêu đứng.
GV: Sự áp bức bóc lột của thực dân Pháp làm cho mâu thuẫn giữa toàn thể nhân
dân Đông Dương Với Nhật Pháp ngày càng sâu sắc điều đó đã dẫn đến phong trào
đấu tranh mạnh mẽ.
II/ Những cuộc nổi dậy đầu tiên(25ph)
1. Khởi nghĩa Bắc Sơn (27-9-1940)
GV: Từ sau thất bại ở chính quốc, TDP ở Đông Dương đã chấp nhận yêu sách của
PXN. Để làm áp lực buộc Pháp phải hoàn toàn khuất phục, cuối tháng 9-1940 quân
Nhật từ Quảng Tây kéo vào Lạng Sơn.
?HS(TB): Nguyên nhân nào dẫn đến khởi nghĩa Bắc Sơn?


( Nhật đánh vào Lạng Sơn, Pháp thua chạy dự định qua đường Bắc Sơn rút về Hà
Nôi. Đảng bộ ĐCS ĐD tại Bắc Sơn đã kịp thời phát động nhân dân Bắc Sơn vùng
dậy khởi nghĩa tước khí giới quân Pháp.)
- Nguyên nhân: Quân Nhật đánh Lạng Sơn, Pháp thua chạy qua Bắc
Sơn, Đảng bộ Bắc Sơn lãnh đạo nhân dân nổi dậy.
GV: Sử dụng bản đồ những cuộc khởi nghĩa nổ ra trong thời gian chiến tranh thế
giới thứ hai bùng nổ, giới thiệu kí hiệu trên bản đồ, dưới sự lãnh đạo của Đảng
nhân dân nổi dậy tước khí giới của Pháp giải tán chính quyền địch thành lập chính
quyền cách mạng đánh Mỏ Nhài, Bình Gia tiếp đó quân khởi nghĩa tiến đánh Vũ

Lăng.
?HS(TB): Trước khí thế tấn công của nghĩa quân TDP đã làm gì?
( Pháp thoả hiệp với Nhật, quay lại đàn áp, dồn dân, bắt giết cán bộ đốt nhà cửa
cướp tài sản của nhân dân)
- Diễn biến:
+ 27-9-1940, nhân dân nổi dậy tước khí giới quân Pháp, giải tán chính
quyền địch, thành lập chính quyền cách mạng
+ Nhật thoả hiệp Pháp quay trở lại đàn áp CM
+ Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân đấu tranh chống khủng bố, duy
trì lực lương CM, quân khởi nghĩa lập được căn cứ quân sự, đội du kích Bắc
Sơn được thành lập 1941 phát triển thành cứu quốc quân.
2/ Khởi nghĩa Nam Kì (23-11-1940)
GV: Lợi dụng bối cảnh quân Pháp thua trận ở châu Âu và yếu thế ở Đông Dương
bọn quân phiệt Xiêm được Nhật xúi dục giúp đỡ khiêu khích và gây xung đột dọc
biên giới Lào, Cam- pu-chia để chống lại, Pháp đã bắt binh lính VN đến vùng này
để đánh nhau với quân Thái Lan.
?HS(TB): Nguyên nhân dẫn đến khởi nghĩa Nam Kì.
- Nguyên nhân: Pháp bắt binh lính VN ra trận đánh nhau với quân Thái
Lan chết thay cho chúng, nhân dân Nam kì bất bình đã bí mật liên lạc với Đảng
bộ Nam Kì quyết định khởi nghĩa.
GV: Lệnh đình chỉ phát động cuộc khởi nghĩa của Trung ương Đảng từ Bắc Sơn
đưa vào Nam Kì chậm nên kế hoạch khởi nghĩa vẫn nổ ra theo đúng ngày giờ quy
định là đêm 2223-11-1940, nhưng trước đó một ngày kế hoạch khởi nghĩa bị lộ,
thực dân Pháp lập tức đối phó thiết quân luật, giữ binh lính người việt tập trung trong
trại và tước hết khí giới, ra luật giới nghiêm và bủa lưới săn lùng các chiến sĩ CM
- Diễn biến:
+ Trước ngày khởi sự, TDP cho thiết quân luật, ra lệnh giới nghiêm săn
lùng các chiến sĩ CM
+ Cuộc khởi nghĩa vẫn nổ ra vào đêm 22 rạng ngày 23-11-1940, ở khắp
nơi các tỉnh Nam Kì nghĩa quân triệt hạ nhiều đồn bốt, thành lập chính quyền

nhân dân, toà án CM, lá cở đỏ sao vàng xuất hiện.


?HS(TB): nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Nam kì?
( Nổ ra chưa đúng thời cơ, kế hoạch bị bại lộ)
3 /Binh biến Đô Lương(13-11-1941)
GV: Phong trào CM dâng cao đã ảnh hưởng đến tinh thàn giác ngộ của binh lính
người Việt trong quân đội Pháp, tại Nghệ An binh lính người Việt hết sức bất bình
vì bị bắt sang Lào làm bia đỡ đạn ,cho quân Pháp.
- Nguyên nhân: Binh lính người Việt bất bình bị bắt sang Lào làm bia
đỡ đạn cho quân đội Pháp họ nổi dậy
GV: Ngày 13-1-1941 dưới sự chỉ huy của Đội Cung binh lính đồn chợ Rạng đã nổi
dậy họ chiếm đồn Đô Lương rồi lên ô tô kéo về Vinh định phối hợp với binh lính ở
đây chiêm thành nhưng kế hoạch không thực hiện được Đội Cung bị quân Pháp sử
tử cùng 10 đồng chí của ông
- Diễn biến: 13-1-1941, binh lính đồn chợ Rạng nổi dậy chiếm đồn Đô
Lương, rồi kéo về Vinh song bị thất bại
GV: Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, nam Kì binh biến Đô Lương tuy thất bại nhưng có
ý nghĩa to lớn
?HS(TB): Ý nghĩa của hai cuộc khởi nghĩa và binh biến?
-`Ý nghĩa : Các cuộc khởi nghĩa và binh biến nói trên để lại cho Đảng
Cộng sản Đông Dương những bài học bổ ích về khởi nghĩa vũ trang, xây dựng
lực lượng vũ trang, chiến tranh du kích
C.Củng cố và luyện tập: (1ph)
Tóm tăt diễn biến khởi nghĩa Bắc Sơn 27-9-1940, nhân dân nổi dậy tước khí giới
quân Pháp giải tán chính quyền địch, thành lập chính quyền cách mạng=> Nhật
thoả hiệp Pháp quay trở lại đàn áp CM. Dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân đấu
tranh chống khủng bố, duy trì lực lương CM, quân khởi nghĩa lập được căn cứ
quân sự, đội du kích Bắc Sơn được thành lập =>1941 phát triển thành cứu quốc
quân.

D/ Hướng dẫn học ở nhà:
- Tình hình VN trong thời gian chiến tranh thế giới thứ hai Nguyên nhân,
diễn biến, ý nghĩa khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì và binh biến Đô Lương
- Làm bài tập trong vở bài tập
................................................................................................................................
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
- Thời gian:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
- Nội dung:


.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.
- Phương pháp
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..



×