Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên liệu phế thải.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.83 KB, 15 trang )

Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên trẻ 5 tuổi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
I.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Giáo dục Mầm non có mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng nhằm giáo dục toàn diện cho
trẻ về thể chất, tinh thần, tình cảm, đạo đức trí tuệ, thẩm mỹ, là cơ sở hình thành nên
nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa.
Xuất phát từ quan điểm đổi mới phương pháp dạy và học ở các trường Mầm non,
hoạt động của trẻ là hoạt động chủ đạo hay còn gọi là “ Lấy trẻ làm trung tâm” ,đó
là 1 quan điểm cực kỳ tiến bộ, bởi vì nó khẳng định vai trò chủ động, tích cực, sáng
tạo của trẻ, giúp giáo viên định hướng tốt trong khi lập kế hoạch, xây dựng môi
trường giáo dục phù hợp với trẻ, phù hợp với điều kiện của đơn vị mình, đồng thời
khuyến khích giáo viên tìm tòi, sáng tạo trong việc thiết kế các đồ dùng, đồ chơi
dạy học, các hoạt động nhằm giúp trẻ đạt được kết quả như mong đợi. Đổi mới
phương pháp dạy học “ Lấy trẻ làm trung tâm” thì đồ dùng đồ chơi cho trẻ trải
nghiệm là không thể thiếu được,. Không thể có 1 giờ dạy tốt khi không có đồ dùng,
đồ chơi phục vụ tiết dạy,trẻ không thể phát huy tính tự lực học tập khi không có đồ
dùng đồ chơi để trẻ lĩnh hội kiến thức. Đối với trẻ đồ chơi được ví “như cơm ăn,
nước uống” hàng ngày của trẻ.
1.Cơ sở lý luận :
Như chúng ta đã biết .Vui chơi là hoạt động chủ đạo đối với trẻ lứa tuổi Mầm non.
Bởi thông qua chơi trẻ được học –Trẻ học bằng chơi và đồ chơi là sách giáo khoa, là
phương tiện để trẻ được sờ mó, khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh, đồ chơi là
nguồn vui thông qua đồ chơi giúp trẻ tiếp thu bài học, khám phá thế giới xung
quanh một cách hào hứng, sinh động, nhiệt tình và hiệu quả hơn. Vì vậy đồ chơi có
ý nghĩa to lớn đối với tâm hồn trẻ thơ, đồ chơi là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu
đối với cuộc sống của trẻ . Mọi người đều cho rằng: Đồ chơi chẳng khác gì bữa ăn,
giấc ngủ, áo quần của trẻ .Tuy nhiên không phải ai cũng có tiền để mua hoặc mua


hết đồ chơi cho trẻ và ở trường Mầm non cũng vậy đồ chơi không thể đáp ứng đầy
đủ các nhu cầu mục đích của chương trình dạy học trong trường Mầm non . Hơn thế
nữa, việc mua quá nhiều đồ chơi cho trẻ còn làm ảnh hưởng đến kinh tế của các bậc
phụ huynh, trong khi xung quanh chúng ta có rất nhiều các phụ phế phẩm từ gia
đình rất đa dạng, sẵn có, có thể sử dụng tái tạo làm đồ dùng, đồ chơi để phục vụ
cho công tác giảng dạy và phục vụ nhu cầu chơi của trẻ. Khi món đồ chơi do chính
tay mình làm ra trẻ sẽ cảm thấy yêu quý và hứng thú hơn rất nhiều so với đồ chơi
mua sẵn .Đây cũng chính là một hình thức dạy trẻ biết yêu quý sức lao động ngay từ
khi còn bé . Mặt khác trong quá trình trẻ tham gia làm đồ dùng đồ chơi, là chính trẻ
1/19


Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên trẻ 5 tuổi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo

được tham gia hoạt động trải nghiệm , trẻ có điều kiện tiếp thu cái đẹp, cái tốt trong
xã hội, trải nghiệm các xúc cảm, tình cảm trong giao tiếp, học hỏi về các kỹ năng xã
hội, chính nội dung này đã dẫn dắt trẻ nhanh chóng hòa nhập trẻ vào xã hội xung
quanh. Quá trình sáng tạo ra sản phẩm sẽ giúp trẻ được rèn luyện các kỹ năng hoạt
đông thực tiễn, thói quen làm việc một cách tự giác, tích cực, đây cũng là 1 trong
điều kiện tốt góp phần chuẩn bị tâm lý cho trẻ bước vào lớp 1, bởi hoạt động này
giáo dục ở trẻ lòng ham muốn tiếp thu những điều mới lạ,những phương thức hoạt
động mới, giúp trẻ hình thành thói quen học tập một cách có mục đích, có tổ chức,
biết lắng nghe và thực hiện lời chỉ bảo của cô giáo, nó còn là môi trường cho trẻ rèn
luyện năng lực điều khiển hành vi của mình nhằm thực hiện nhiệm vụ đã đề ra. Tóm
lại: hoạt động trẻ được tự làm đồ dùng đồ chơi, có tác dụng rất tốt trong việc giáo
dục –Phát triển trẻ toàn diện : Phát triển vận động, ngôn ngữ, tình cảm, sự khéo léo,
khả năng chú ý, trí tuệ, cách cư xử, các giác quan ….Đặc biệt trong quá trình tạo ra
sản phẩm đã tạo nên những điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển cảm giác, tri
giác thẩm mỹ của trẻ về hình dáng màu sắc, cấu trúc, sự xắp xếp hợp lý, giúp trẻ
nhận ra nét độc đáo, sự hấp dẫn của sản phẩm tự tạo bởi chúng được tạo ra từ đôi

bàn tay của chính mình .Từ những nguyên vật liệu thiên nhiên , vật liệu phụ phế sẵn
có, dễ tìm kiếm, dễ làm nguồn đồ chơi tự tạo là vô tận.
I.2 . Cơ sở thực tế
Trong những năm làm công tác chỉ đạo chuyên môn, hàng ngày thăm lớp dự giờ,
được tiếp xúc với trẻ, được quan sát trẻ học, được xem trẻ chơi, tôi nhận thấy trẻ rất
thích được chơi với với những đồ chơi mới ( do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi:
Thích cái mới lạ song lại nhanh chán.) đặc biệt những đồ dùng, đồ chơi được làm từ
các nguyên vật liệu thiên nhiên hay những đồ phế phẩm từ gia đình làm trẻ thích thú
say sưa chơi hoặc khám phá.. Trong khi dó đồ chơi mua sẵn lại mang tính phổ biến,
hạn chế về mẫu mã, số lượng giới hạn. Vì vậy không phát huy được tính tích cực,
sáng tạo trong các hoạt động. Vậy làm thế nào để có đủ đồ dùng, đồ chơi dạy trẻ ?
Tại sao chúng ta không dựa vào nguồn nguyên liệu sẵn có trong cuộc sống để cho
trẻ thỏa sức sáng tạo? Đây là vấn đề đặt ra cho người làm công tác quản lý chỉ đạo
chuyên môn cũng như đội ngũ giáo viên trong các trường Mầm non.Trên thực tế
làm đồ chơi tự tạo là một hoạt động sáng tạo và độc đáo. Với người lớn điều này có
vẻ đơn giản và dễ dàng song với trẻ Mầm non thì phức tạp và hết sức khó khăn.
Chính vì thế mà phần đa giáo viên rất ngại tổ chức hoạt động này, bởi khả năng
thiết kế mẫu của giáo viên còn hạn chế, quá trình tổ chức trẻ chưa thực sự tập chung
chú ý, sản phẩm của trẻ còn vụng về … Nói điều này để chúng ta thừa nhận rằng
:Việc hướng dẫn trẻ Mầm non làm đồ chơi tự là một việc làm rất vất vả và đầy sáng
2/19


Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên trẻ 5 tuổi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo

tạo của người dạy trẻ . Nếu không tạo ra niềm hững thú cho trẻ bằng nhiều hình
thức và nhiều thủ pháp giáo dục thì khó mà thành công . Nhưng cái khó là bản thân
cô mà tạo nên niềm vui, sự hứng thú cho trẻ thì đó mới là thành công. Xuất phát từ
thực tế trên, năm học 2017- 2018 với cương vị là người làm công tác chỉ đạo
chuyên môn tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên 5 tuổi hướng

dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi tự tạo từ nguyên vật liệu phế thải” nhằm giúp giáo
viên có thêm kinh nghiệm làm đồ chơi cho trẻ, tạo cơ hội cho trẻ được tham gia trải
nghiệm, sáng tạo và cũng là góp phần thúc đẩy sự phát triển nhân cách,thẩm mỹ
toàn diện của trẻ. Qua một thời gian thí nghiệm và áp dụng đề tài này.Tôi cũng đã
gặt hái được những thành công bước đầu ,sau đây tôi xin trình bày cùng với đồng
nghiệp .
2.Phạm vi nghiên cứu
2.1 Thời gian :
- Đề tài được tiến hành một năm học từ tháng 9/2017 đến tháng 4/2018
2.2 Phạm vi :
- Nhóm giáo viên, gồm 8 giáo viên đứng lớp 4 lớp 5 tuổi với tổng số và 135 trẻ
PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I. ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.
1.Thuận lợi :
- Trường có khung cảnh khang trang, diện tích lớp học đạt chuẩn, có khu vui chơi,
khu sáng tạo dành riêng cho trẻ…. điều kiện cơ sở vật chất nói chung và đồ chơi
cho trẻ nói riêng tương đối đầy đủ và hiện đại
- Học sinh trong các lớp đồng đều về nhận thức ,trẻ có thể lực tốt ,nhanh nhẹn năng
động.
- Đội ngũ giáo viên khối 5 tuổi đạt trên chuẩn 100% , có 50% giáo viên là giáo viên
cốt cán của nhà trường.
- Đa số giáo viên có năng lực trong quá trình sáng tạo và làm đồ dùng đồ chơi tự tạo
- Phụ huynh quan tâm đến con .
2.Khó khăn :
- Đồ dùng đồ chơi trong lớp tuy có song lại lặp đi lặp lại giữa số lượng các danh
mục và các lớp có chủng loại giống nhau.
- Đề tài tuy không mới song ít được sự quan tâm và ủng hộ của đội ngũ giáo viên.
3/19



Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên trẻ 5 tuổi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo

- Nhận thức của phụ huynh :Tuy có quan tâm đến con song họ vẫn cho rằng với 5
tuổi chỉ cần học chữ và toán là đủ
3. Khảo sát thực tế :
Muốn nắm được tình hình thực tế việc giáo viên tổ chức hoạt động tạo hình nói
chung đặc biệt hoạt động hướng dẫn trẻ làm đồ chơi từ nguyên liệu phụ phế phẩm
và thiên nhiên như thế nào. Trẻ có hứng thú với hoạt động này không? Kỹ năng làm
của trẻ ra sao? Qua hoạt động trẻ có thái độ thế nào? Kết quả đạt được là gì? ….
Chính vì thế tôi đã lên kế hoạch dự giờ, thăm lớp lần lượt các lớp khối 5 tuổi với 1
số hoạt động tổ chức hướng trẻ làm đồ dùng, đồ chơi ở các thời điểm khác nhau
như: Hoạt động có chủ đích, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc và sinh hoạt
chiều. Kết quả tôi thu được sau :
• Về phía trẻ:
STT Tính tích cực của trẻ
1

Số
lượng

Tỷ lệ

Ghi chú

Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
0

2

Kỹ năng sử dụng vật liệu


8.8%
4

3

Sản phẩm của trẻ sáng tạo

28.9%
13

*Về phía giáo viên :
Qua dự 1 số hoạt động do giáo viên của 4 lớp tổ chức, kết quả như sau:
STT Xếp loại
1

Số
lượng

Tỷ lệ

Ghi chú

Hoạt động xếp loại tốt
0

2

Hoạt động xếp loại khá


8.8%
4

3

Hoạt động xếp loại đạt yêu cầu

28.9%
13

4

Hoạt động xếp loại không đạt yêu cầu

Nhìn vào kết quả trên khiến tôi vô cùng băn khoăn suy nghĩ . Làm thế nào để lôi
cuốn sự say mê của trẻ với hoạt động này ? Làm sao để kích thích sự sáng tạocủa
4/19


Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên trẻ 5 tuổi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo

trẻ trong từng sản phẩm để chất lượng của hoạt động ngày càng được nâng cao .Với
suy nghĩ như vậy tôi thôi thức tôi đi sâu tìm tài liệutham khảo .Tôi đã đọc cuốn tài
liệu
- Hướng dẫn trẻ làm đồ chơi theo chủ đề -NXB giáo dục
- Đồ chơi của bé –Trung tâm nghiên cứu chiến lược và phát triển chương trình
giáo dục mầm non
- Tài liệu gợi ý cách hướng dẫn tổ chức các hoạt động tạo hình cho giáo viên Mầm
non – Tác giả : Lê Thị Đức; Nguyễn Thanh Thùy; Phùng Thị Tường.
-Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Mầm non chu kỳ II(2004-2007)

Rồi từng bước tôi xây dựng kế hoạch ,đề ra những mục đích yêu cầu của hoạt động
này .Đặc biệt tìm ra 1 số biện pháp phù hợp đem lại hiệu quả cao .Sau đây là một số
biện pháp mà tôi đã thực hiện :
IV.BIỆN PHÁP :
Biện pháp 1: Bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên.
Xuất phát từ nhận thức: Muốn nâng cao chất lượng việc tổ chức hướng dẫn trẻ làm
đồ dùng, đồ chơi,thì trước tiên phải nâng cao kiến thức chuyên môn cho đội ngũ
giáo viên, bởi giáo viên là nhân tố quan trọng trong việc định hướng, hướng dẫn, tổ
chức hoạt động cho trẻ. Để giáo viên kịp thời bắt kịp về cách tổ chức, hướng dẫn trẻ
làm đồ dùng, đồ chơi, ngay từ đầu năm học, tôi lên kế hoạch tổ chức học chuyên đề
các hoạt động nói chung, đi sâu hoạt động tạo hình đặc biệt hoạt động hướng dẫn trẻ
làm đồ dùng, đồ chơi. Tôi chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch tháng, bao gồm
tuần, từng ngày cụ thể, lưu ý: mỗi tháng hoặc 1 chủ đề phải có ít nhất 1 hoạt động
hướng dẫn trẻ làm đồ dùng,đồ chơi ( Vì chính việc làm đồ dùng, đồ chơi theo chủ
đề đã cho trẻ được trải nghiệm, khám phá về chủ đề).
Như chúng ta biết đối với trẻ Mầm non bất cứ hoạt động nào cũng vậy, muốn đạt
được kết quả theo như kết quả mong đợi thì phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố
khác nhau. Song yếu tố lập kế hoạch đóng vai trò rất quan trọng và không thể
thiếu,bởi vì có lập kế hoạch thì sẽ giúp cho giáo viên bám sát vào mục đích yêu cầu
đề ra, bám sát vào thực tế hiện tại của trẻ để triển khai thực hiện có hiệu quả, nhằm
đạt được mục đích giáo dục.
VD: Tháng 10 – Thực hiện chủ đề gia đình ( Riêng hoạt động tạo hình)
Tuần 1: Hướng dẫn trẻ làm 1 số đồ dùng gia đình từ nguyên liệu phế thải.
Tuần 2: Vẽ đồ dùng trong gia đình bé.
Tuần 3: làm khung ảnh.
5/19


Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên trẻ 5 tuổi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo


Tuần 4: Nhà thiết kế thời trang.
Như vậy với kế hoạch cụ thể như trên, giáo viên sẽ chủ động chuẩn bị nguyên liệu,
chuẩn bị thiết kế mẫu hoặc nghiên cứu cách hướng dẫn tổ chức sao cho phù hợp với
trẻ của lớp mình.
Tuần I : Hướng dẫn trẻ làm 1 số đồ dùng trong gia đình :
-Chuẩn bị: 1 số chai đựng dịch truyền y tế, lọ cồn ( loại 500ml), chai la vi to , nhỏ,
nắp chai các loại…
- Hướng dẫn: Giáo viên hướng dẫn trẻ làm 1 số đồ dùng về nấu ăn như xoong,
chảo, cốc uống nước, thìa, …. Ưu điểm những nguyên liệu này mỏng, dẻo, dễ tạo
hình nên trẻ có thể cắt dễ dàng. Hoặc
Tuần III: Làm khung ảnh:
- Chuẩn bi: Giấy bìa cũ hoặc lịch cũ,que kem bằng gỗ, ống hút, cúc áo, hột hạt, len,
sợi …
- Hướng dẫn: Giáo viên hướng dẫn trẻ dùng giấy, bìa, gấp dán thành khung ảnh,
hoặc dùng que kem, ống hút dán ghép lại với nhau thành khung ảnh,dùng cúc áo,hột
hạt trang trí xung quanh khung ảnh, như vậy trẻ đã có 1 chiếc khung ảnh xinh xắn
cho mình rồi hoặc những đồ dùng này còn được đưa vào các góc chơi, các hoạt
động khác.
Quá trình trẻ làm đồ dùng, đồ chơi, không những đạt được mục đích yêu cầu đề ra
về kiến thức, kỹ năng của động tạo hình mà còn tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm
kỹ năng cuộc sống, kiến thức khám phá chủ đề tốt hơn, trẻ biết đồ dùng để ăn là
gồm có những gì, để uống thì sao. Đặc biệt trẻ còn hiểu tại sao đồ dùng để ăn, để
uống như miệng bát, miệng cốc lại tròn nên trẻ sẽ không dùng những chiếc chai
nhựa có dạng vuông thành để cắt làm cốc.
Sau khi trao đổi hướng dẫn giáo viên về cách lên từng loại kế hoạch, tôi cho giáo
viên chia nhóm thảo luận lựa chọn ngân hàng nội dung (đề tài), cách tổ chức của 1
hoạt động hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi cụ thể.
Căn cứ vào kết quả của các nhóm, tôi chỉ cho giáo viên thấy những chỗ đúng và
chưa đúng trong việc lập kế hoạch cũng như cách tổ chức, hướng dẫn trẻ. Qua kết
quả của giáo viên, bản thân tôi cũng nắm được trình độ chuyên môn của của giáo

viên để từ đó có kế hoạch tiếp theo.
Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi tự tạo
Ngay từ cuối tháng 8, tôi đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo chuyên môn,trong đó chú
trọng đến chuyên đề chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng đồ chơi. Sauk hi Hiệu trưởng
6/19


Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên trẻ 5 tuổi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo

duyệt kế hoach, tôi thống nhất với BCH công đoàn và tổ trưởng các khối về kế
hoạch làm ĐDĐC trong năm học và triển khai kế hoạch đó trong buổi sinh hoạt đầu
tiên của tháng 9. Kế hoạch được cụ thể hóa như sau:
Đợt - Tháng

Đợt I

Nội dung công việc

Tổ chức thực hiện

- Khảo sát thực trạng làm đồ dùng đồ chơi tại - Ban giám hiệu
các nhóm lớp

( 9+10+11) - Lập kế hoạch triển khai chuyên đề “Làm đồ- Ban giám hiệu
dùng đồ chơi tự tạo” cấp trường
Chào mừng
ngày Nhà - Cung cấp tài liệu, sách hướng dẫn Làm đồ- Ban giám hiệu
giáo Việt dùng đồ chơi tự tạo và phát cho giáo viên
Nam
- Huy động sự đóng góp của phụ huynh về

nguyên vật liệu, đồ dùng đã qua sử dụng, thông- BGH + giáo viên
qua các cuộc họp phụ huynh đầu năm học và
qua Hội nghị Cán bộ CNVC .
- Sưu tầm nguyên vật liệu, thiết kế mẫu, phục
- Giáo viên
vụ cho việc làm đồ dùng đồ chơi tự tạo
- Tập huấn cho đội ngũ giáo viên về cách thức,
nội dung, yêu cầu của công tác làm đồ dùng đồ- Hiệu phó CM + Tổ
chuyên môn
chơi tự tạo cho trẻ mầm non.
- Phát động phong trào thi đua “Làm đồ dùng - BGH+ Công đoàn +
đồ chơi tự tạo” giữa các nhóm lớp trong trường Giáo viên + trẻ
nhân ngày 20/11.
- Tổ chức trưng bày đồ dùng đồ chơi tự tạo. Dự Giáo viên
kiến 18/11/2017
- Tổ chức chấm điểm, rút kinh nghiệm và tuyên
Tổ chuyên môn +
dương khen thưởng qua các đợt thi đua.
BCH Công đoàn

7/19


Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên trẻ 5 tuổi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo

Đợt II
(12 + 1+2)

- Tiếp tục thi đua làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo - Giáo viên
giữa các nhóm lớp, các tổ trong trường


Trẩy hội mùa - Tiếp tục tuyên truyền huy động sự hỗ trợ của - Giáo viên
phụ huynh về nguyên vật liệu cho việc làm đồ
xuân
dùng đồ chơi tự tạo
- Tiếp tục sưu tầm nguyên vật liệu, phế liệu
phục vụ cho việc làm đồ dùng đồ chơi tự tạo -Giáo viên + Trẻ
- Tổ chức thi đua làm đồ dùng đồ chơi tự tạo
giữa các nhóm lớp để chủ đề “ Trẩy hội mùa
xuân” . Dự kiến tuần II/ 2/2018

-Giáo viên + trẻ

- Tham gia Hội thi “Làm đồ dùng đồ chơi tự
tạo” cấp Huyện ( nếu phòng tổ chức)

- BGH + Giáo viên

Đợt III

- Tổ chức chấm đồ dùng đồ chơi, đánh giá, rút - BGH + Công đoàn
kinh nghiệm, khen thưởng, tuyên dương- Tiếp+ Giáo viên
(3+4+5)
tục sưu tầm nguyên vật liệu, phế liệu phục vụ - Giáo viên
Chào mừng cho việc làm đồ dùng đồ chơi tự tạo
ngày 8/3
- Tiếp tục tuyên truyền huy động sự hỗ trợ của
phụ huynh về nguyên vật liệu cho chuyên đề -Giáo viên + trẻ
- Tổ chức Hội thi “Làm đồ dùng đồ chơi tự tạo”
cấp trường

- Tổ chức đánh giá, xếp loại giáo viên về việc - BGH + Giáo viên
thực hiện chuyên đề Làm đồ dùng đồ chơi tự
tạo trong trường mầm non.
- BGH + Công đoàn
Căn cứ vào kế hoạch của hiệu phó chuyên môn , yêu cầu các Đ/c trong BCH Công
đoàn, tổ trưởng chuyên môn, các đ/c giáo viên bám sát vào kế hoạch chung của nhà
trường để xây dựng kế hoạch của tổ, của cá nhân sao cho sát thực với nhóm, lớp của
mình và có hiệu quả cao. Sau đó tôi phối kết hợp với các đ/c trong tổ chuyên môn
trực tiếp duyệt kế hoạch làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo cả năm học của các tổ và cá
nhân trong tháng 9.
+ Đưa việc làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo bằng nguồn nguyên liệu sẵn có của
giáo viên trở thành hoạt động thường xuyên trong nhà trường, góp phần nâng cao
8/19


Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên trẻ 5 tuổi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo

hiệu quả thực hiện chương trình GDMN và tạo môi trường giáo dục thân thiện an
toàn.
+ Làm đồ dùng đồ chơi tự tạo sẽ tạo động lực, khuyến khích sự sáng tạo của
đội ngũ giáo viên nhà trường trong việc bồi dưỡng khả năng tự học và thực hành.
+ Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên,
trong phong trào làm đồ dùng dồ chơi tự tạo trong nhà trường.
+ Làm đồ dùng đồ chơi tự tạo phù hợp sẽ là phương tiện, là điều kiện tác
động đến sự phát triển phù hợp với từng trẻ và từng lứa tuổi.
- Đối với phụ huynh và xã hội: Quá trình thực hiện chuyên đề sẽ huy động
được sự tham gia của phụ huynh và sự đóng góp của cộng đồng xã hội đối với sự
phát triển của trẻ trong từng giai đoạn, trong từng thời kì. Đồng thời huy động
nguồn kinh phí đóng góp của hội cha mẹ học sinh phục vụ cho chuyên đề.
2.Biện pháp thứ hai : Thiết kế mẫu :

Việc thiết kế mẫu là một viêc làm rất quan trọng , nó mang tính ứng dụng thực tế
cao . Bởi vậy trong quá trình thiết kế đòi hỏi người giáo viên phải sáng tạo lựa chọn
mẫu sao cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi song vẫn đảm bảo sự đa
dạng phong phú về mẫu .Việc thiết kế và lựa chọn nguyên vật liệu kiếm,dễ tìm ,đặc
biệt là gần gũi với trẻ .
Ví dụ :Thiết kế mẫu “chong chóng xinh “
Nguyên vật liệu :
- Giấy (Lịch tranh treo tường cũ ),chỉ ,bút màu,kéo
Cách làm :
- Úp chiếc đĩa ăn (đồ chơi )lên tờ giấy lấy bút chì vẽ lên đường tròn tờ giấy ,dùng
bút chì vẽ tiếp đường xoắn ốc tới tâm của hình tròn . Dùng kéo cắt theo đường vừa
vẽ
- Sâu sợi chỉ hoặc len qua tâm rồi thắt nút phía dưới cho thật chắc .Treo trang trí (có
thể treo lên dây , cây thông noel hoặc cành đào …)
Tuy nhiên các mẫu đồ chơi này còn phải dựa trên kinh nghiệm và khả năng của
trẻ ,không nên thiết kế mẫu quá xa lạ và khó đối với trẻ dẫn đến trẻ chán không
thích làm hoặc có chăng thì sản phẩm không mang tính sáng tạo
3.Biện pháp thứ 3:Tận dụng nguồn nguyên vật liệu sẵn có :

9/19


Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên trẻ 5 tuổi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo

Đối với hoạt động này, nguyên vật liệu tạo nên sản phẩm của trẻ là những đồ
dùng ,dụng cụ trẻ sử dụng để thể hiện bản thân một cách thoải mái , tự nhiên và tự
phát trong các hoạt động làm đồ chơi mà những nguyên vật liệu đó lại có mặt ở
khắp mọi nơi , xung quanh chúng ta , nhưng để có được thì chúng ta phải làm cách
nào ?
Ngay từ đầu năm học , sẵn việc lên kế hoạch từ trước , khi triển khai họp phụ huynh

và hàng ngày giao tiếp với phụ huynh , tôi đã tuyên truyền với phụ huynh về tầm
quan trọng của hoạt động làm đồ chơi tự tạo cần thiết với trẻ như thế nào ? Và quá
trình tạo sản phẩm đã giúp trẻ phát triển nhân cách toàn diện ra sao ? Kết hợp tuyên
truyền mũi nhọn của năm học “Xây dựng trường học thân thiện –Học sinh tích cực
“ nghĩa là gì? Đồng thời cho phụ huynh xem một số mẫu đồ chơi do tay tôi làm
bằng các nguyên vật liệu phế thải .
Trong buổi họp , phụ huynh trao đổi rất sôi nổi , có một vị phụ huynh phát
biểu :“Giờ tôi mới hiểu . Lớp 5 tuổi không phải chỉ cần học chữ và toán mà tất cả
các hoạt động khác cũng rất quah trọng trong đó có hoạt động làm động làm đồ chơi
góp phần không nhỏ để các cháu phát triển toàn diện “.
Sau ý kiến đó phụ huynh cưa cả lớp tôi nhiệt tình tham gia hưởng ứng và sưu tầm
và vận dụng nguyên vật liệu phế thải giúp cô và trẻ .Có một phụ huynh làm nghề
thợ may phát biểu :”Tôi sẽ giúp cô thiết kế một số mẫu đồ chơi đơn giản để cô
hướng dẫn trẻ “.Sau buổi họp phụ huynh hôm đó tôi rất tự tin váo đề tài tôi đã lựa
chọn và càng tự tin hơn rằng đề tài sẽ thành công và công việc tiếp theo tôi
làm đó là
Biện pháp thứ tư : Tạo môi trường hoạt đông thuận lợi :
Tạo điều kiên , cơ hội để trẻ thường xuyên được tiếp xúc với môi trường xung
quanh và tự nhiên muôn hình muôn vẻ .Từng bước cung cấp các biểu tượng phong
phú về đối tượng cho trẻ tự khám phá bằng cách huy động sự tham gia của các giác
quan , các quá trình tâm lý khác nhau để lĩnh hội các khía cạnh khác nhau của sự
vật . Đồng thời , trẻ phân tích , so sánh , tổng hợp, tìm ra những đặc điểm chung và
riêng của các đối tượng làm tăng vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh.
Đặt và sắp xếp các vật liệu sao cho trẻ có thể dễ thấy và lấy được dễ dàng và thực
hiện hoạt động này vào bất cứ lúc nào trẻ thích và trưng bày sản phẩm của mình
Tạo môi trường nghệ thuật xung quanh trẻ như : Bày đồ chơi đẹp , sắp xếp các vật
liệu , đồ dùng một cách hợp lí , phù hợp với từng chủ đề và đẹp mắt , bố trí phòng
ngộ nghĩnh ….Môi trường nghệ thuật sẽ tạo cho trẻ cảm giác thích thú ,sung sướng
10/19



Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên trẻ 5 tuổi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo

và mong muốn được tái tạo . Nhờ được thường xuyên ngắm nhìn , nghe các âm
thanh khác nhau , trẻ có nhiều cảm xúc và dễ dàng tập trung chú ý vào hoạt động :
Ví dụ :Với chủ đề :Thế giới động vật . Để khỏi bị rối , tôi đã bày đồ chơi theo từng
chủ đề nhánh . Ngoài các con vật bằng nhựa ra tôi làm một số mẫu con vật bằng đồ
chơi tự tạo như con mèo , con chó, con gà , con trâu …đơn giản chỉ từ những vỏ
hộp sữa tươi và lọ nước trái cây , kết hơp với xốp bitis đã tạo nên các mẫu con vật
với nhiều tư thế khác nhau trông vừa ngộ nghĩnh , màu sắc lại phong phú . Nguyên
vật liệu tôi để vào từng chiếc mẹt giỏ mây qua dưới sàn nhà khiến trẻ rất dễ lấy và
quá trình thực hiện tạo sản phẩm cũng rất dễ dàng tạo điều kiện cho trẻ được giao
lưu với bạn một cách tự nhiên . Làm xong trẻ cũng có thể bày luôn lên giá của góc
nghệ thuật hoặc chơi luôn cùng sản phẩm của mình . Chính điều này đã giúp tôi
phát hiện ra những trẻ có năng khiếu về tạo hình và những trẻ còn kém về lĩnh vực
này, để từ đó có biện pháp giáo dục phù hợp .
Biện pháp thứ năm : Lấy trẻ làm trung tâm :
Nghĩa là cô giáo phải tăng cương sử dụng các câu hỏi gợi ý giúp trẻ củng cố và vận
dụng những kinh nghiệm đã lĩnh hội được từ các hoạt động khác khuyến khích trẻ
suy nghĩ , tìm cách giải quyết vấn đề, đồng thời thăm dò khả năng của trẻ . Hãy để
trẻ tự miêu tả những gì trẻ sẽ , đang , đã làm (đó là kinh nghiệm của trẻ ).
Ví dụ : Cô luôn đặt câu hỏi :
- Con hãy nói cho cô biết : Để làm được chiếc thuyền buồm cần nguyên vật liệu gì ?
- Nếu cô làm bằng nguyên vật liệu khác như đất , giấy thì sao ? Chiếc thuyền đó sẽ
như thế nào nhỉ ?
- Tại sao con lại nghĩ thuyền giấy lài rách còn thuyền đất lại chìm ?
- Con sẽ cần cái gì ? Còn gì nữa ?...
Điều đáng nói ở đây là giáo viên cần phối hợp những câu hỏi và lời khuyến khích
với việc thể hiện thái độ tỏ rõ cho trẻ thấy là trẻ được đánh giá tốt(được khen )việc
trẻ đang làm . Chẳng hạn :Cô nói

- Ôi con trâu làm đẹp quá . Cô rất thích con làm chiếc sừng của nó .
*Lưu ý : Trong khi hướng dẫn trẻ làm đồ chơi không nên lạm dụng các sản phẩm
mẫu và làm mẫu . Càng ít làm mẫu và sử dụng vật mẫu sẽ càng kích thích trẻ tích
cực tư duy tìm kiếm cách thể hiện . Qua thực tế những bài hướng trẻ làm đồ chơi tự
tạo theo mẫu , tôi thấy sản phẩm của trẻ không có sáng tạo bằng các bài hướng dẫn
trẻ làm theo đề tài . Đặc biệt các bài làm theo ý thích sản phẩm của trẻ đầy cảm xúc
và sáng tạo .Trẻ luôn tìm tòi , sáng tạo cái mới mang đậm nét đặc trưng của tâm hồn
trẻ thơ.
11/19


Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên trẻ 5 tuổi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo

Ví dụ : Trẻ làm con trâu bằng thân cây bèo :
-Trẻ không để liền cuống của cây bèo làm đầu trâu như ta tưởng , mà trẻ cắt cuống
ra , khoét lỗ rồi cắm thân cây bèo vào làm đầu trâu và khi chơi với sản phẩm của
mình , chiếc đầu trâu lúc lắc theo nhịp đồng dao về con trâu trông thật ngộ nghĩnh
Còn nếu những bài làm theo mẫu thì cô cũng không nên vội vàng làm mẫu ngay, mà
phải giúp trẻ tích cực suy nghĩ bằng các câu hỏi gợi ý xoay quanh mẫu .Tạo tình
huống như mình không biết mà phải nhờ trẻ giúp .
Ví dụ :cô hỏi trẻ :
Làm thế nào để dựng được cột buồm của chiếc thuyền nhỉ ?
Và khi làm mẫu phải luân coi trọng quan điểm của trẻ , phải tạo điều kiện để trẻ
phát triển khả năng phân tích , suy nghĩ về nhiệm vụ, tìm cách thực hiện và cô luôn
khuyến khích động viên giúp trẻ tự tin , tích cực chủ động thể hiện sự sáng tạo .
V.KẾT QUẢ
Qua thời gian là một năm học thực hiện các biện pháp trên ,tôi nhận thấy những
biện pháp trên có tác dung thực sự đối với hoạt động hướng dẫn trẻ làm đồ chơi tự
tạo của trẻ lớp tôi , tthực hiện và kết quả tôi thu được như sau :
Kết quả so sánh đối chứng:

STT Tính tích cực và
sáng tạo của trẻ
1
2
3
4

Loại tốt
Loại khá
Loại trung bình
Loại yếu

Đầu
năm
Số lượng
0
4
13
28

Cuối năm
Tỷ lệ
0
8.8
28.9
62.2

Số lượng
17
19

9
0

Tỷ lệ
37.8
42.2
20

Nhìn vào bảng so sánh ở trên ta thấy trẻ trong lớp có sự tiến bộ rõ rệt hơn hẳn so
với đầu năm .trẻ tích cực hoạt động với hoạt động làm đồ chơi tự tạo ,tự tin khi
tham gia với hoạt động này . Đặc biệt sản phẩn của trẻ có sáng tạo hơn hẳn .Tôi xin
giới thiệu một số sản phẩm do các cháu lớp tôi đã làm như sau :
1.Sản phẩm :Chong chóng xinh :
* Nguyên vật liệu :
-Tranh lịch cũ ,chỉ ,bút màu ,kéo
12/19


Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên trẻ 5 tuổi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo

* Cách làm :
- Úp chiếc đĩa đồ chơi lên tờ giấy , lấy bút chì vẽ theo đường tròn của vành đĩa ta
được hình đĩa giấy .Hình1: Trẻ thực hiện.
- Cắt dời đĩa giấy , dùng bút chì vẽ đường xoắn ốc tới tâm của đĩa tròn . Dùng kéo
cắt theo đương vẽ Hình 2: Trẻ thực hiện.
- Xâu sợi dây chỉ hoặc len qua tâm rồi thắt nút thật chắc.
Hình 3: Trẻ thực hiện.
* Cách sử dụng : Có thể treo vào dây cả lớp chơi chung hoặc treo vào que của mỗi
trẻ .Có thể treo lên cây thông Noel , cành đào để trang trí.
2.Sản phẩm : ”Chú hề ”

* Nguyên vật liệu :
- Lõi cuộn giấy vệ sinh , giấy màu , kéo , hồ gián .
* Cách làm : Dán giấy màu xung quanh lõi giấy ,1/3 phía trên dán một màu ,2/3
phía dưới dán một màu khác.
Hình 1: Trẻ thực hiện.
- Dùng dây luồn vào lỗ nhỏ đục sẵn sát với phần đầu của lõi giấy.
Hình 2: Trẻ thực hiện luồn dây.
- Cưa đôi điểm giữa của đoạn 2/3 . Không cưa đứt (Cô làm giúp trẻ )mà để chừa lại
khoảng 1cm.
- Làm mũ cho chú hề : Cắt một đường tròn có đường kinh là 9cm bằng giấy cùng
màu hoặc lịch cũ . Bên trong hình này khoét một hình tròn có chu vi đường tròn
của lõi giấy .Phần còn lại ta làm vành mũ.
- Lồng vành mũ vào lõi giấy. Đẩy vành mũ sát với đường nối giữa 2 màu giấy
- Cho trẻ vẽ hoặc cắt giấy dán trang trí mắt , mũi , miệng , chú tếu .

Hình ảnh 3:Trẻ luồn vành vào lõi giấy và tranh trí mắt ,mũi ,miệng
*Cách sử dụng : Dùng chú hề để kể chuyện ,đọc thơ ,đối thoại (hai hoặc nhóm trẻ
chơi với nhau ). Trẻ :1 tay cầm phía sau của hình người ,1 tay cầm dây giật ,giật
theo lời đối thoại
3. Sản phẩm : Bè dọc khoai :
*Nguyên vật liệu :
- Chọn dọc khoai (Dọc chuối ,thân cây bèo tây) không bị dập
13/19


Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên trẻ 5 tuổi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo

- 1 lá to bản ( lá mít , lá đa , lá bàng …)
- 2 que tre( nứa) nhỏ dài
* Cách làm :

- Cắt dọc khoai (dọc chuối)thành những đoạn bằng nhau
Hình 1: Trẻ thực hiện cắt dọc chuối.
- Dùng que xâu ngang qua các đoạn dọc đó để kết thành bè
Hinh 2: Trẻ thực hiện cắm tăm thành bè
- Cắm lá thành buồm
Hình 2 :Trẻ thực hiện cắm lá làm cánh buồm
- Thả thuyền bơi trong chậu nước.
* Cách chơi : Sử dụng trong các giờ học hoạt động chủ đề :”Giao thông ”
* Lưu ý : Có thể thay dọc khoai bằng miếng xốp lá làm buồm thay bằng miếng vải
vụn , cách làm đơn giản hơi còn cách chơi giống nhau .
Trên đây là một số mẫu đồ chơi mà trẻ lớp tôi đã làm .Thực tề ở mỗi chủ đề trẻ lớp
tôi lại làm được rất nhiều đồ chơi ,nhưng đồ chơi đó vừa là sách giao khoa để giúp
trẻ tiếp thu bài học nhanh hơn hiệu quả hơn ,vừa là phương tiện củng cố lại kiến
thức trẻ đã học.
- Bản thân tôi có thêm kinh nghiệm hơi trong việc hướng dẫn trẻ làm đồ chơi tự tạo
nói riêng và các hoạt động khác nói chung .
- Tạo mỗi quan hệ thân thiện ,gắn bó ,cởi mở gữa cô và trẻ đáp ứng nhu cầu giáo
dục hiện nay đó là :”Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”
- Qua mỗi đơt phát động phong trào làm đồ dùng đồ chơi tự tạo do ban chấp hành
công đoàn kết hợp với ban giá hiệu nhà trường tổ chức ,lớp tôi luôn là lớp đứng đầu
toàn trường .Vì vậy lớp tôi có tương đối đầy đủ đồ dùng đồ chơi tự tạo để học các
môn học khác .
- Mặt khác tôi đã góp phần giúp các đồng nghiệp của tôi có thêm sự quan tâm tới
hoạt động này . Một số đồng nghiệp đã say sưa hơn trong quá trình sáng tạo mẫu và
hướng trẻ làm đồ chơi như cô Nguyễn Thị Hồng Dung ,cô Đỗ Thị Thu Hương …
3.Với phụ huynh :

14/19



Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên trẻ 5 tuổi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo

- Gắn chặt mỗi quan hệ gữa gia đình và nhà trường ,tạo điều kiện cho cô và trẻ thực
hiện thàh công đề tài này
- Giúp phụ huynh hiểu được giá trị của hoạt đọng này nói riêng và việc làm của giáo
dục mầm non nói chung và sau đây tôi xin rút ra bài học kinh nghiệm như sau
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Một là : Giáo viên phải có lòng nhiệt tình ,say mê với hoạt động mang tính sáng tạo
và nghệ thuật này .
Hai là : Biết phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để chuổn bị tốt cơ sở vật chất
Ba là : Xây dựng trường học thân thiện ,gần gũi,tọa điều kiện cho trẻ hoạt động
Bốn là : Gần gũi, thân thiện, cởi mở với trẻ ,luân coi trọng trẻ .biết lấy trẻ làm trung
tâm
Năm là : Luân sáng tạo cái mới và làm mới các hình thức tổ chức hướng dẫn trẻ
hoạt động
VII.KẾT LUẬN
Thật vậy . Qua một năm thực hiện đề tài tôi thấy trẻ lớp toi thực sự tích cực ,nhanh
nhẹn ,tự tin hơn hẳn so với đầu năm .Chính hoạt động làm đồ chơi đã tạo điều kiện
cho trẻ phát triển nhân cách . Đặc biệt sự khéo léo ,tính sáng tạo và óc thẩm mỹ
được tăng lên rõ rệt ,điều đó được thể hiện qua các sản phẩm của trẻ .Thông qua đề
tài đã góp phần nâng cao chất lượng các giờ dạy khác của bản thân với đồng
nghiệp ,tạo sự tự tin cho tôi trong quá trình giảng dạy tiếp theo .
VII.KIẾN NGHỊ
Để đề tài được quan tâm hơn nữa của đội ngũ giáo viên trong nhành mầm non ,tôi
xin có một số đề nghị sau :
- Bổ sung tài liệu tham khảo về mẫu đồ dùng đồ chơi tự tạo .
- Thường xuyên nhân rộng các tiết dạy và một số hoạt động hướng dẫn trẻ làm đồ
dùng đồ chơi tự tạo và phát động các phong trào làm đồ dùng đồ chơi tự tạo trong
nhà trường
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong quá trình “Hướng dẫn trẻ 5 tuổi

làm đồ chơi tự tạo “. Mong có sự đóng góp của đồng nghiệp để đề tài được hoàn
thiện hơn .Tôi xin chân thành cảm ơn .

15/19



×