Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Tăng cường công tác thu nợ đọng bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (618.22 KB, 90 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên cứu của bản thân mình được thực
hiện dựa trên cơ sở lý thuyết kết hợp với thực tiễn thông qua quá trình nghiên cứu khảo sát
.Các số liệu và kết quả sử dụng trong luận văn này là trung thực được trích dẫn nguồn
gốc rõ ràng, các giải pháp đưa ra xuất phát từ thực tế và kinh nghiệm công tác của bản
thân. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa từng được tác giả công bố dưới bất
kỳ hình thức nào.

Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn

Hoàng Thái Tư

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng
dẫn, giúp đỡ quý báu của thầy giáo Trần Quốc Hưng và các thầy cô trong Khoa Kinh
tế và quản lý trường Đại học Thủy Lợi, các anh chị trong tập thể lớp. Với lòng kính
trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
Ban Giám hiệu Trường Đại học Thủy Lợi, và các thầy cô giáo đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này
Thầy giáo Trần Quốc Hưng, Trường Đại học Thủy Lợi. người đã hướng dẫn khoa học
của luận văn, giúp tôi hình thành lý tưởng các nội dung nghiên cứu từ thực tiễn để
hoàn thành đề tài này.
Xin gửi lời cảm ơn tới những ý kiến đóng góp và sự động viên của gia đình, bạn bè,
các anh/chị trong lớp cao học 24QLKT12 trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu;
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo BHXH tỉnh Lạng Sơn đã tạo
điều kiện giúp đỡ và cung cấp cho tôi nguồn tài liệu tham khảo quý báu.
Học viên



Hoàng Thái Tư

ii


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ ....................... viii
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ THU NỢ
ĐỌNG BẢO HIỂM XÃ HỘI .......................................................................................... 5
1.1 Khái niệm về BHXH và Thu BHXH .................................................................... 5
1.1.1 Khái niệm về BHXH...................................................................................... 5
1.1.2 Đối tượng tham gia và trách nhiệm đóng góp BHXH bắt buộc .................... 7
1.1.3 Khái niệm về thu BHXH ............................................................................. 16
1.1.4 Các chế độ của BHXH bắt buộc .................................................................. 22
1.1.5 Cơ sở pháp lý của việc thu BHXH .............................................................. 43
1.2 Thu nợ đọng Bảo hiểm xã hội ............................................................................. 30
1.2.1 Khái niệm về nợ đọng BHXH ..................................................................... 30
1.2.2 Các hình thức nợ đọng BHXH .................................................................... 30
1.2.3 Nguyên nhân và hậu quả của nợ đọng BHXH ............................................ 31
1.2.4 Phương thức thu nợ đọng BHXH ............................................................... 32
1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác thu nợ đọng BHXH ……………...…32
1.3 Bài học kinh nghiệm thu nợ đọng BHXH. .......................................................... 34
1.3.1 Bài học thu nợ đọng BHXH của BHXH Đà Nẵng ...................................... 34
1.3.2 Bài học thu nợ đọng của BHXH tỉnh Quảng Ninh ...................................... 35
1.3.3.Các bài học rút ra kinh ngiệm cho BHXH tỉnh Lạng Sơn ........................... 36
Kết luận chương 1……………………....................................................................37

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THU NỢ ĐỌNG BHXH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2014-2016 ................................... 38
2.1 Giới thiệu tổng quan về BHXH tỉnh Lạng Sơn ................................................... 38
2.1.1 Sơ lược lịch sử hình thành BHXH tỉnh Lạng Sơn ...................................... 38
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của BHXH tỉnh Lạng Sơn ................................................. 39

iii


2.1.3 Kết quả thu BHXH của BHXH tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2014 -2016 ...... 43
2.2 Thực trạng về tình trạng nợ đọng BHXH của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
Lạng Sơn. .................................................................................................................. 50
2.2.1 Số nợ đọng BHXH của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. ...... 51
2.2.2 Nguyên nhân phát sinh tình trạng nợ đọng BHXH của các doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. .................................................................................. 52
2.3 Thực trạng thu nợ đọng BHXH của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng
Sơn. ........................................................................................................................... 52
2.3.1 Quy trình tổ chức thu nợ đọng BHXH ........................................................ 52
2.3.2 Kết quả thu nợ đọng BHXH qua các năm. ................................................. 56
2.3.3 Xử lý thu nợ đọng đối với các doanh nghiệp. ............................................. 56
2.4 Những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân ............................................. 57
2.4.1 Kết quả đạt được trong công tác quản lý thu BHXH bắt buộc giai đoạn
2014-2016 ............................................................................................................. 57
2.4.2 Những hạn chế còn tồn tại trong giai đoạn 2014-2016 .............................. 59
2.4.3 Những nguyên nhân dẫn đến hạn chế đang tồn tại ...................................... 61
2.5. Giải pháp tăng cường công tác thu nợ đọng BHXH tại các doanh nghiệp trên
địa bàn tỉnh Lạng Sơn………………………………………………………...……62
2.5.1 Tăng cường tuyên truyền, giáo dục cho các chủ SDLĐ…………………..62
2.5.2 Đẩy mạnh công tác thu nợ đọng tại các doanh nghiệp……………………63
2.5.3 Tăng cường xử lý các vi phạm về nợ đọng BHXH……………………….63

Kết luận chương 2 ..................................................................................................... 65
CHƯƠNG 3 TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THU NỢ ĐỌNG BHXH TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN. .......................................... 66
3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp .................................................................................... 66
3.1.1. Định hướng phát triển của BHXH tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020 .............. 66
3.1.2. Mục tiêu thu nợ đọng BHXHBB đến năm 2020 ....................................... 70
3.2. Một số kiến nghị ................................................................................................ 70
3.2.1. Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước ................................................... 70
3.2.2. Kiến nghị với Bảo hiểm xã hội Việt Nam .................................................. 72
3.2.3. Kiến nghị với cơ quan bảo hiểm tỉnh Lạng Sơn ......................................... 73
iv


Kết luận chương 3 ..................................................................................................... 74
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 77

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Quy trình thu BHXH ..................................................................................... 18
Hình 2.1: Hệ thống Bảo hiểm xã hội Lạng Sơn ............................................................ 39
Hình 2.2: Quy trình thu nợ BHXH ................................................................................ 54

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tỷ lệ đóng BHXH qua các năm ....................................................................17

Bảng 2.1: Tình hình thực hiện kế hoạch thu BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Lạng Sơn
năm 2014-2016 ..............................................................................................................47
Bảng 2.2: Kết quả thu BHXHBB theo khối ngành BHXH giai đoạn 2014-2016 .........49
Bảng 2.3: Số nợ đọng BHXHBB theo khối ngành BHXH giai đoạn 2012 -2016 ........50
Bảng 2.4: Tỷ lệ nợ đọng BHXHBB giai đoạn 2012 – 2016.........................................51
Bảng 2.5: Kết quả thu nợ đọng BHXHBB giai đoạn 2012 -2016 .................................56
Bảng 2.6: Tỷ lệ thu nợ đọng BHXHBB giai đoạn 2012 – 2016 ..................................56
Bảng 3.1: Dự kiến số thu BHXH bắt buộc đến năm 2020 ............................................70

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
BHXH

: Bảo hiểm xã hội

BHYT

: Bảo hiểm y tế

BHTN

: Bảo hiểm tự nguyện

NLĐ

: Người lao động

NSDLĐ


: Người sự dụng lao động

SDLĐ

: Sử dụng lao động

HĐLĐ

: Hợp đồng lao động

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

NSNN

: Ngân sách nhà nước

DN

: Doanh nghiệp

DNNN

: Doanh nghiệp nhà nước

UBND

: Ủy ban nhân dân


DNNQD

: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

ASXH

: An sinh xã hội

KT-XH

: Kinh tế-xã hội

HĐND-UBND

: Hội đồng nhân dân-Ủy ban nhân dân

LĐTB&XH

: Lao động thương binh và xã hội

viii


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta góp phần bảo
đảm ổn định đời sống cho cán bộ, công chức viên chức, công nhân và người lao động,
ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ
Tổ quốc. Chính vì vậy từ khi thành lập đến nay, Nhà nước ta đã quan tâm thường

xuyên đến việc thực hiện các chế độ, chính sách Bảo hiểm xã hội đối với cán bộ công
chức viên chức, quân nhân và người lao động thuộc các thành phần kinh tế.
Qua thời gian hoạt động, hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam nói chung, Bảo hiểm xã
hội tỉnh Lạng Sơn nói riêng từng bước được củng cố, hoàn thiện và không ngừng phát
triển. Công tác thu, chi, quản lý quỹ và giải quyết chế độ, chính sách BHXH cho các
đối tượng theo luật định đi vào nề nếp, tạo điều kiện thuận lợi cho những người tham
gia và hưởng các chế độ BHXH. Tuy nhiên, trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế quản lý
BHXH hiện nay, rất nhiều người lao động còn thiếu hiểu biết hoặc nhận thức chưa đầy
đủ về ý nghĩa, bản chất và những quy định của pháp luật về chế độ, chính sách bảo
hiểm xã hội.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự
quản lý của Nhà nước, BHXH ngày một phát triển và trưởng thành nhanh chóng.
BHXH là một trong những bộ phận cấu thành và đóng vai trò quan trọng trong hệ
thống chính sách xã hội. Ở Việt Nam, BHXH là trụ cột của hệ thống ASXH. Quan
điểm này thể hiện tính thống nhất của Đảng và Nhà nước về tính xã hội của BHXH, là
một bộ phận không thể thiếu và có tính ổn định trong hệ thống chính sách bảo đảm xã
hội.
Công tác thu bảo hiểm xã hội là khâu quan trọng và quyết định đến sự tồn tại và phát
triển của việc thực hiện chính sách BHXH bởi các lý do sau:
- Công tác thu bảo hiểm xã hội bắt buộc là hoạt động thường xuyên và đa dạng của
ngành BHXH nhằm đảm bảo nguồn quỹ tài chính BHXH đạt được tập chung thống
nhất
- Để chính sách BHXH được diễn ra thuận lợi thì công tác thu bảo hiểm xã hội bắt

1


buộc có vai trò như một điều kiện cần và đủ trong quá trình tạo lập cũng như thực hiện
chính sách BHXH
- Công tác thu bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa đảm bảo cho quỹ BHXH được tập trung

về một mối, vừa đóng vai trò như một công cụ thanh kiểm tra số lượng người tham ra
BHXH biến đổi ở từng khối lao động, cơ quan, đơn vị, ở từng địa phương hoặc trên
phạm vi toàn quốc. Hơn nữa, hoạt động thu bảo hiểm xã hội bắt buộc là hoạt động liên
quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của cả một đời người và có tính thừa kế, số thu BHXH
một phần dựa trên số lượng người tham gia bảo hiễm xã hội bắt buộc để tạo lập quỹ
BHXH, cho nền nghiệp vụ công tác thu bảo hiểm xã hội bắt buộc có một vai trò hết
sức quan trọng và rất cần thiết trong thực hiện chính sách BHXH bởi đây là khâu đầu
tiên giúp cho chính sách BHXH thực hiện được các chức năng cũng như bản chất của
mình.
Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam tính đến hết tháng 6-2017, cả nước có
13,17 triệu lao động tham gia BHXH., trong đó số đơn vị nợ BHXH lớn, chiếm tỷ lệ
cao. Đây là thực trạng gây trở ngại lớn cho cơ quan BHXH thời gian qua, vì nguồn lực
tài chính để giải quyết quyền lợi cho NLĐ bị thất thu.
Trước thực trạng đó, yêu cầu tăng cường công tác thu hồi nợ đọng BHXH tại các
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn là nội dung cấp bách, cần thiết. Kết hợp giữa
hệ thống kiến thức lý luận với nhu cầu công tác thực tiễn, em chọn đề tài Tăng cường
công tác thu nợ đọng bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
Lạng Sơn làm luận văn tốt nghiệp của mình. Thực hiện và áp dụng đề tài này, sẽ góp
phần quan trọng cho việc tìm ra và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy nghiệp vụ thu
BHXH, hoàn thành nhiệm vụ thu hồi nợ đọng BHXH, qua đó giải quyết kịp thời các
chế độ BHXH cho NLĐ, góp phần đảm bảo ASXH và quyền lợi cho NLĐ.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích của luận văn là nghiên cứu và tìm ra các giải pháp tăng cường công tác quản
lý thu, thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN và định hướng công tác thu hồi nợ đọng
BHXH, BHYT, BHTN trong tương lai.

2


3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở các hệ thống văn bản, chế độ chính sách hiện hành về BHXH, BHYT,
BHTN của nhà nước và tình hình thực tế về công tác thu hồi nợ đọng BHXH tại địa
phương nói riêng và cả nước nói chung.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác thu nợ đọng tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Tuy nhiên, do
đối tượng liên quan đến công tác thu nợ Bảo hiểm xã hội tỉnh Lạng Sơn khá nhiều, đa
dạng (bao gồm cả BHXH bắt buộc và tự nguyện, BHYT, BHTN) nên trong phạm vi đề
tài này chỉ tập trung nghiên cứu công tác thu nợ đọng BHXH bắt buộc tại các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh (không nghiên cứu các đối tượng quỹ khám chữa bệnh,
BHXH tự nguyện và Bảo hiểm thất nghiệp).
4.2. Phạm vi và không gian nghiên cứu
4.2.1.Phạm vi nghiên cứu
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản suất, kinh doanh, dịch vụ.
4.2.2. Không gian nghiên cứu
Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Trong các loại hình doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hoạt động trên địa bàn tỉnh
Lạng Sơn.
4.3. Thời gian nghiên cứu
Thực trạng công tác thu hồi nợ đọng BHXH tại BHXH Lạng Sơn giai đoạn 2014 –
2016 và đề xuất giải pháp đến năm 2020.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của công tác thu hồi nợ đọng BHXH
5.1 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá về thực trạng thu BHXH tại BHXH
tỉnh Lạng Sơn từ năm 2014 đến năm 2016, phân tích các nguyên nhân chủ
SDLĐ muốn trốn tránh việc tham gia BHXH cho NLĐ, sự thiếu hiểu biết của
NLĐ về chính sách BHXH hoặc biết nhưng do áp lực việc làm phải thỏa
thuận với chủ SDLĐ trốn tham gia BHXH, vì vậy quyền lợi của NLĐ bị bỏ
rơi. Trách nhiệm này thuộc về NLĐ, chủ SDLĐ hay cơ quan quản lý nhà
3



nước về lao động tại địa phương; đưa ra những biện pháp khắc phục. Nhờ
vậy, các giải pháp mà luận văn đưa ra sẽ có tính khả thi mang ý nghĩa ứng
dụng thực tiễn cao nhằm gia tăng số lao động được tham gia BHXH, góp
phần làm tăng số thu, ổn định quỹ BHXH hoàn thiện công tác thu BHXH trên
địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phần mục lục, phụ lục, danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung chính của luận văn được cấu trúc thành 3 chương như sau:
Chương 1 : Cơ sở lý luận thực tiễn về Bảo hiểm xã hội và thu nợ đọng Bảo hiểm xã hội
Chương 2 : Thực trạng thu nợ đọng BHXH tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
Lạng Sơn giai đoạn 2014-2016
Chương 3 : Tăng cường công tác thu nợ đọng BHXH của các doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh Lạng Sơn.

4




×