PHẦN THỨ HAI : LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY
CHƯƠNG I:
VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1919-1930
Bài 14.
VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
1. Mục tiêu
a. Kiến thức : Nắm được :
- Nguyên nhân mục đích, đặc điểm của chương trình khai thác thuộc địa lần
thứ hai của thực dân Pháp.
- Hiều được những thủ đoạn chính trị, văn hoá, giáo dục, thâm độc của Pháp
nhằm phục vụ cho công cuộc khai thác.
- Nắm được sự phân hoá xã hội Việt Nam sau chương trình khai thác, thái độ
chính trị và khả năng cách mạng của từng giai cấp.
b. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng quan sát bản đồ, phân tích đánh giá các sự kiện lịch
sử.
c. Thái độ :
- Giúp cho học sinh thấy rõ những chính sách thâm độc, xảo quyệt của TD
Pháp và đồng cảm với những vất vả, cơ cực của người lao động dưới ách thống trị
của TDP.
2. Chuẩn bị của GV và HS :
a. Chuẩn bị của GV : Bản đồ Việt Nam kí hiêu các nguồn lợi của tư bản
TDP ở VN trong công cuộc khai thác lần thứ hai.Một số hình ảnh về công cuộc
khai thác lần thứ hai, cuộc sống nhân dân lao động trong thời kỳ 1919-1929.
b. Chuẩn bị của HS : Đoc SGK, xem lại phần lịch sử lớp 8, bài cuộc khai
thác thuộc địa lần thứ nhất.
3. Tiến trình bài dạy
* Sĩ số 9A
/35 vắng.............................
9B
/32 vắng ............................
9C
/29 vắng .............................
9D
/29 vắng.............................
9E
/32 vắng .............................
9Q
/16 vắng.............................
a. Kiểm tra bài cũ: (2’) Không kiểm tra, hệ thống các kiến thức lịch sử VN từ
năm 1918 đến nay. Gồm 7 chương
Chương I: VN trong những năm 1919-1930
Chương II: VN trong những năm 1930-1939
Chương II: Cuộc vận động tiến tới CM tháng 8/1945
Chương IV: VN sau CM tháng 8 toàn quốc kháng chiến
Chương V: VN cuối những năm 1946-1954
Chương VI: VN từ năm 1954-1975
Chương VII: VN từ năm 1975-2000.
b. Dạy nội dung bài mới:
Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, Pháp rút ra khỏi cuộc chiến tranh với tư thế
oai hùng của một kẻ chiến thắng, song nền kinh tế Pháp lại bị thiệt hại nặng nề, để
bù đắp lại những thiệt hại đó, TDP tăng cường khai thác ở thuộc địa, trong đó có
Đông Dương và Việt Nam,
I. Chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp. (15’)
GV: Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra từ năm 1914 đến năm 1918, gọi là chiến
tranh thế giới nhưng chiến trường diễn ra chủ yếu ở hai mặt phía Đông, phía Tây,
vào trận không được bao lâu Pháp đã bị Đức đánh chiếm 10 tỉnh Đông Bắc nước
Pháp. Kết thúc chiến tranh nước Pháp thắng trận nhưng bị thiệt hại nặng kinh tế.
?HS(TB): Tại sao thực dân Pháp lại tiến hành khai thác lần thứ hai ở Đông Dương
và Việt Nam?
- Sau chiến tranh thế giới I, Pháp là nước thắng trận nhưng kinh tế kiệt
quệ, để bù đắp thiệt hại do chiến tranh, Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần
thứ 2.
?HS(TB): Em hãy nêu nội dung khai thác của thực dân Pháp?
(Pháp bỏ nhiều vốn nhất vào khai mỏ (chủ yếu là than) là hai mặt hàng mà Pháp và
thế giới có nhu cầu nhất)
Gọi HS đọc chữ in nhỏ từ năm 1927 đến Đông Triều.
GV chỉ trên bản đồ nguồn lợi của TB Pháp trong cuộc khai thác Việt Nam lần 2.
- Nội dung:
+ Công, Nông nghiệp: chúng bỏ vốn nhiều nhất vào đồn điền cao su, khai
mỏ (chủ yếu than) vì đây là mặt hàng thị trường Pháp và thế giới có nhu cầu.
GV: Năm 1927, số vốn đầu tư vào nông nghiệp lên tới 400 triệu phơ răng gấp
nhiều lần trước chiến tranh, diện tích cao su từ 15000 ha 1918 đến 120000 ha 1930
nhiều công ty cao su ra đời. Pháp chủ trương khai mỏ, các công ty than có từ trước
có thêm vốn đều hoạt động mạnh nhiều công ty than ra đời
chúng còn mở thêm 1 số cơ sở công nghiệp chế biến
?KG: Dựa vào lược đồ trình bày các công ty chế biến được Pháp thành lập ở thời
kỳ này
Hải Phòng (nhà máy sợi, thuỷ tinh, sửa chữa tàu thuỷ, xi măng) Hà Nôi( dệt, rượu,
xay sát)Nam định,Vinh(dệt, rượu, gỗ, diêm) Sài Gòn (xay xát, đóng tàu thuỷ..)
GV: Sau công nghiệp khai thác các ngành sản xuất xi măng, gạch ngói, điện nước,
chế biến gỗ, xay sát diêm, rượu đường, vải sợi cũng đem lại cho chúng những
nguồn lợi
?HS(TB): Chính sách của TDP trong chính sách thương nghiệp có gì khác
(Phát triển hơn thời kỳ chiến tranh để nắm thị trường VN và Đông dương. TDP
đánh thuế nặng hàng hoá nhập của nước ngoài chủ yếu lµ hàng TQuốc, Nhật, nhờ
đó hàng hoá Pháp nhập vào VN tăng nhanh.
+ Thương nghiệp phát triển: TB pháp độc quyền đánh thuế nặng hàng
hoá các nướcngoài nhập vào nước ta .
GV: TDP xây dựng hệ thống giao thông vận tải đường bộ vươn tới các nơi hẻo
lánh, đường thuỷ khai thác triệt để sông ngòi, đường sắt đầu tư thêm về đường sắt
xuyên Đông dương như : Đồng Đăng - Na Sầm, Vinh - Đông Hà.
?HS(TB): TDP mở rộng hệ thống giao thông vận tải nhằm mục đích gì?
(Tăng cường bóc lột kinh tế và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân)
+ Giao thông vận tải: Đầu tư và phát triển thêm đường sắt
+ Ngân hàng Đông Dương: Tư bản tài chính Pháp chi phối các hoạt động
kinh tế Đông Dương.
GV: Chính sách khai thác thuộc địa của TDP không thay đổi hạn chế công nghiệp
đặc biệt là công nghiệp nặng, tăng cường thủ đoạn bóc lột, vơ vét tiền của nhân
dân ta, bằng cách đánh thuế, như thuế ruộng, thân, muối, rượu, thuốc phiện và
hàng trăm thứ thuế khác.
+ Thuế khoá: Đánh thuế nặng với hàng trăm thứ thuế.
?HS(KG): Nêu đặc điểm của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai so với thứ nhất ?
(Nội dung cuộc khai thác không khác lần một, chỉ diễn ra với tốc độ và quy mô lớn
chưa từng thấy từ trước đến nay)-> Cuộc khai thác lần hai so với lần thứ nhất diễn
ra với tốc độ và quy mô lớn hơn.
II. Các chính sách chính trị, văn hoá giáo dục. (10’)
GV: Treo sơ đồ bộ máy cai trị của Pháp:
TDP thành lập lỉên bang Đông dương, đứng đầu là tên toàn quyền người Pháp chia
VN làm ba sứ với ba chế độ cai trị, Bắc Kỳ sứ nửa bảo hộ, Trung Kỳ là sứ nửa bảo
hộ, Nam Kỳ là sứ thuộc địa.Bộ máy chính quyền từ trung ương đến cơ sở đều do
thực dân Pháp chi phối, vua quan Nam triều chỉ là bù nhìn tay sai, chúng cấm đoán
mọi tự do dân chủ, vừa đàn áp vừa khủng bố vừa dụ dỗ.
?HS(TB): Sau chiến tranh thế giới thứ I, TDP đã thi hành những thủ đoạn chính trị
như thế nào?
- Chính trị: Thi hành chính sách ''chia để trị'', chia nước ta thành ba sứ
với ba chế độ chính trị khác nhau.
GV: Theo báo cáo gửi toàn quyền Đông Dương 1/3/1899 thống sứ Bắc Kì viết
'' Kinh nghiệm của các dân tộc châu Âu khác, đã chỉ rõ việc truyền bá một nền
học vấn đầy đủ cho người bản sứ là hết sức dại dột ''mục đích của nền giáo dục
thuộc địa là duy trì vĩnh viễn ách thống trị của từng giai đoạn mà đưa ra chính
sách cai trị"
- Văn hoá giáo dục: Thi hành chính sách văn hoá nô dịch, khuyến khích
các hoạt động mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội. Trường học mở hạn chế, xuất bản
sách báo tuyên truyền cho chính sách khai hoá
GV: Chúng mở chủ yếu trường tiểu học dạy chữ hán và chữ quốc ngữ, chữ Pháp
là môn tự nguyện.
?HS(TB): Những thủ đoạn về chính trị, văn hoá giáo dục nhằm mục đích gì?
Những chính sách trên nhằm phục vụ đắc lực cho cuộc khai thác thuộc
địa của TDP.
III. Xã hội Việt Nam phân hoá.(15’)
GV: Sau chiến tranh TG thứ nhất sự phân hoá giai cấp trong xã hội VN càng sâu sắc.
?HS(TB): Sau chiến tranh thế giới thứ nhất xã hội VN phân hoá như thế nào?
( Xuất hiện nhiều giai cấp mới tư sản, tiểu tư sản, công nhân.)
?HS(TB): Những nguyên nhân nào dẫn đến sự phân hoá như thế nào?
( Do cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp)
- Giai cấp địa chủ phong kiến: làm tay sai cho Pháp và bóc lột nông dân.
Có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ ít nhiều có tinh thần yêu nước
GV: Đại bộ phận địa chủ cường hào tay sai đắc lực TDP thì không đợi chung của
dân tộc, còn một số ít địa chủ vừa và nhỏ có ít nhiều tinh thần yêu nước nên đã
tham gia
vào phong trào yêu nước khi có điều kiện.
Gọi học sinh đọc từ tầng lớp tư sản dễ thoả hiệp.
?HS(TB): Quá trình thành phát triển của giai cấp TSVN sự phân hoá của giai cấp
này:
- Giai cấp tư sản ra đời mấy năm sau chiến tranh ->Phân hoá thành hai
bộ phận:
+ Tư sản mại bản: làm tay sai cho Pháp.
+ Tư sản DT: ít nhiều có ý thức dân tộc.
GV: Tư sản dân tộc có khuynh hướng kinh doanh độc lập nên ít nhiều có tinh thần
dân tộc chống đế quốc, phong kiến nhưng thái độ không kiên định, dễ thoả hiệp.
?HS(TB): Em hãy cho biết thái độ chính trị và khả năng CM của giai cấp này?
(Họ bị TDP bạc đãi, khinh dẻ đời sống bấp bênh, nên rễ bị đẩy vào con đường phá
sản thất nghiệp, một bộ phận tri thức, sinh viên học sinh có điều kiện tiếp sức với
trào lưu tư tưởng văn hoá tiến bộ nên có tinh thần hăng hái CM là một lực lượng
CMDTDC.
- Giai cấp tiểu tư sản: Tăng nhanh về số lượng, một bộ phận trí thức họ
có tinh thần hăng hái CM là một lực lượng CMDTDC.
- giai cấp Nông dân: Chiếm 90% dân số là lực lượng hăng hái CM.
?HS(KG): tại sao giai cấp nông dân là lực lượng quan trọng nhất của CM nước ta.
( Họ bị TDP bóc lột nặng nề bị bần cùng hoá, phá sản trên quy mô lớn, họ có mối
thù mất nước mất ruộng, đây là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất
GV: Giai cấp công nhân VN ra đời và phát triển cùng với cuộc khai thác thuộc địa
của TDP, sau chiến tranh thế giới thứ nhất giai cấp công nhân tăng nhanh lên đến
22 vạn(1929)
- Giai cấp công nhân: Tăng nhanh về số lượng và chất lượng, sống tập
chung họ chịu ba tầng áp bức bóc lột, có quan hệ mật thiết với nông dân họ là
lực lượng tiên tiến lực lượng lãnh đạo CM.
c. Củng cố và luyện tập (1’)
Giai cấp công nhân VN có đặc điểm gì khác giai cấp công nhân TG
( Là lực lượng lao động đại diện cho nền sản xuất tiên tiến và bị Pháp áp bức bóc
lột làm việc rất cao từ 12-14 h, phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng
phân bổ đều tập chung ở các khu công nghiệp. Và họ chịu ba tầng áp bức bóc lột,
PK, TD, TS VN có quan hệ mật thiết với giai cấp nông dân nên kế thừa truyền
thông yêu nước anh hùng và bất khuất của dân tộc, công nhân nhanh chóng vươn
lên nắm quyền lãnh đạo.
d. Hướng dẫn học ở nhà(1’).
- Học bài: + Nội dung cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của TDP
+ Chính sách chính trị văn hoá.
+ Sự phân hoá của xã hội VN sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
Đọc bài 2: Phong trào CM VN sau chiến tranh thế giới I(1919-1925).
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
- Thời
gian : ......................................................................................................................... .
.....................................................................................................................................
........
Nội
dung: ..........................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.........
Phương
pháp : ................................................................................................................... ......
.....................................................................................................................................
...