Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm- Tập đọc 4-5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.13 KB, 8 trang )

Chuyên
đề
Chuyên
đề
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống, Tiếng Việt là vốn ngôn ngữ phát triển toàn diện nhất, có khả
năng đáp ứng mọi nhu cầu giao tiếp trong xã hội. Tiếng Việt là tiếng phổ thông
trong cả nước, có vai trò đặc biệt trong cộng đồng người Việt Nam nói chung và
trong trường phổ thông nói riêng mà đặc biệt là trường tiểu học. Tập đọc là
một trong năm phân môn của môn tiếng Việt. Dạy Tập đọc nhằm giúp học sinh
rèn các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Phân môn TĐ còn xây dựng cho HS thói
quen tìm đọc sách ở thư viện, dùng sách làm công cụ để ghi chép những thông
tin cần thiết.
Để dạy Tập đọc có hiệu quả, người giáo viên cần nắm vững mục tiêu,
chương trình, phương pháp và biện pháp dạy học theo hướng đổi mới “ phát huy
tính tích cực của học sinh” và nghiên cứu tốt chuẩn kiến thức và kỹ năng của môn
Tiếng Việt.
Tuy nhiên, việc dạy Tiếng Việt nói chung và môn Tập đọc nói riêng còn
nhiều băn khoăn và trăn trở bởi GV còn quen dạy với PPDH truyền thống. Đổi
mới PPDH theo hướng tích cực hoá hoạt động của HS nhằm tác động có hiệu quả
đến quá trình dạy Tập đọc, giúp HS đọc tốt, cảm thụ sâu sắc văn bản và tiến tới
đọc diễn cảm hay hơn. Có dạy Tập đọc theo PPDH tích cực sẽ giúp tiết học diễn
ra nhẹ nhàng, HS ham thích học hơn. Đó cũng là lý do chúng tôi thực hiện chuyên
đề : “Tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh trong giờ dạy tập đọc lớp 4”.
B. PHẦN NỘI DUNG
I.Đặc điểm tình hình:
1)Thuận lợi :
-Được sự quan tâm giúp đỡ của BGH nhà trường và các ban ngành đoàn thể.
-Giáo viên tổ khối 4,5 đã được tham gia các lớp tập huấn thay sách, nghiên cứu
chương trình bồi dưỡng thường xuyên và lớp học bồi dưỡng chuyên môn.
-Phương tiện giảng dạy, tài liệu nghiên cứu tương đối đầy đủ.


-Đa số học sinh ham thích môn Tập đọc .
2) Khó khăn :
-Một số HS đọc bài chưa tốt : đọc chưa trôi chảy, chưa lưu loát, phát âm còn
sai.
-Phong trào đọc sách ở thư viện chưa tốt : các em chưa biết tìm đọc những
quyển sách hay có nội dung phục vụ việc học tập mà chỉ xem tranh.
-Một số GV chưa vận dụng tốt việc đổi mới PPDH theo hướng phát huy
tính tích cực của HS, chưa quan tâm đến đối tượng HS yếu.
*Qua khảo sát chất lượng đầu năm, kết quả kiểm tra môn TĐ như sau :
II/ Mục tiêu dạy tập đọc :
*Kỹ năng :
-Củng cố kỹ năng đọc trơn, đọc nhẩm, tăng cường tốc độ đọc, biết đọc lướt để
chọn thông tin nhanh, bước đầu biết đọc diễn cảm.
-Phát triển các kỹ năng đọc hiểu lên mức cao hơn, nắm và vận dụng được một
số kỹ năng như đề tài, cốt truyện, nhân vật, tính cách … Hiểu ý nghóa của bài và
phát hiện về giá trò nghệ thuật trong các bài văn thơ.
*Kiến thức:
-Mở rộng vốn hiểu biết về tự nhiên xã hội, con người để góp phận hình thành
nhân cách của con người mới.
- Giáo dục HS lòng yêu quê hương, tinh thần vượt khó, lòng dũng cảm, ý chí
nghò lực , tinh thần lạc quan.
III./ Chương trình:
-Để giúp HS học tốt phân môn TĐ , GV phải nắm toàn bộ nội dung chương
trình gồm: 70 tiết / năm, có 32tiết ở HKI, 30 tiết ở HKII và 8 tiết ôn tập kiểm
tra -Phân môn TĐ ở lớp 4,5 tiếp tục củng cố và nâng cao kỹ năng đọc trơn,
đọc thầm đã được phát triển từ các lớp dưới đồng thơiø rèn luyện thêm kỹ năng
đọc diễn cảm. Ngoài ra còn giúp các em nâng cao kỹ năng đọc – hiểu văn bản
cụ thể là :
+Nhận biết được đề tài, cấu trúc của bài.
+Biết cách tóm tắt bài ,làm quen với thao tác đọc lướt để nắm nội dung bài.

+Phát hiện giá trò của một số biện pháp nghệ thuật trong các văn bản văn
chương.
-Nội dung các bài TĐ trong SGK TV 4,5 được mở rộng và phong phú hơn so
với các bài TĐ ở các lớp dưới. Các bài TĐ tập trung phản ánh một số vấn đề cơ
HS Điểm kiểm tra
88 9-10 7-8 5-6 3-4 1-2
17(19,3%) 31(35,2%) 16(18,2%) 9(10,2%) 15(17,1%)
bản về đạo đức, phẩm chất, sở thích, thú vui lành mạnh…của con người thông
qua ngôn ngữ văn học và những hình tượng giàu chất thẩm mó và nhân văn. Do
vậy các văn bản đọccó tác dụng giáo dục tư tưởng, tình cảm và trao dồi nhân
cách cho HS
IV/ . Phương pháp dạy học:
- Để dạy học tốt phân môn TĐ ta phải sử dụng PPDH tích cực .Đây là khái
niệm mới nhưng thực chất là PPDH theo hướng tích cực hoá hoạt động của
người học, lấy người học làm trọng tâm trong đó GV đóng vai trò người tổ chức
hoạt động, mỗi HS đều được tham gia hoạt động.
- Việc sử dụng PPDH tích cực không có nghiã là GV làm việc ít hơn mà GV
phải đầu tư ở khâu thiết kế, thông qua việc vận dụng linh hoạt các PPDH đặc
trưng.Cụ thể :
* Phương pháp phân tích mẫu: Dưới sự hướng dẫn của GV, HS phân tích các vật
liệu mẫu (văn bản ) để hình thành các kiến thức văn học , các kỹ năng sử dụng
ngôn ngữ. Từ những hiện tượng chứa đựng trong các văn bản, GV giúp HS phân
tích các nhiệm vụ đã nêu trong SGK để các em hiểu bài. Để học sinh phân tích
mẫu được dễ dàng, GV có thể tách các câu hỏi ,các công việc nêu trong SGK ra
thành những câu hỏi, nhiệm vụ nhỏ hơn. Về hình thức tổ chức, tuỳ từng
bài,từng nhiệm vụ cụ thể, GV có thể cho HS làm việc độc lập, làm việc theo
nhóm, sau đó trình bày kết quả phân tích trước lớp.
* Phương pháp trực quan: GV hướng dẫn học sinh quan sát các tranh minh hoạ
trong các bài TĐ giúp các em hiểu thêm một số chi tiết, tình huống và nhân vật
trong bài.

* Phương pháp thực hành giao tiếp: GV tổ chức các hoạt động trong giờ học sao
cho mỗi HS, trong lớp đều được đọc, (đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc đồng
thanh, đọc cá nhân,đọc theo nhóm,…), được trao đổi nhận thức riêng của mình
với thầy cô, bạn bè.
* Phương pháp cá thể hoá sản phẩm của HS: GV chú ý đến từng HS, tôn trọng
những phát hiện và ý kiến riêng của từng em, thận trọng khi đánh giá HS, tạo
điều kiện để HS tự phát hiện và sửa chữa lỗi diễn đạt.
*Phương pháp cùng tham gia: GV tổ chức cho học sinh cùng cộng tác thực hiện
các nhiệm vụ học tập, cùng tham gia các trò chơi luyện đọc nhằm hình thành
kiến thức, rèn luyện kó năng và phát triển khả năng làm việc với cộng đồng.
Các hình thức phổ biến để thực hiện phương pháp cùng tham gia là luyện đọc
và trao đổi theo nhóm, đóng vai, thi đua.
V. QUI TRÌNH :
Để giảng dạy phân môn TĐ đạt hiệu quả cao ngoài việc sử dụng đa dạng các kỹ
năng sư phạm, các PPDH phong phu ùsinh động đòi hỏi người GV cần vận dụng
linh hoạt qui trình dạy học.
1/ Kiểm tra bài cũ :
Kiểm tra 2,3 HS đọc thành tiếng ( hoặc đọc thuộc lòng) bài TĐ (HTL) tiết
trước, sau đó GVđặt câu hỏi cho HS trả lời về nội dung đoạn đọc để củng cố kỹ
năng đọc hiểu.
2/. Dạy bài mới :
a)Giới thiệu bài : cần ngắn gọn gây hứng thú cho HS khi tiếp xúc với văn bản sẽ
học. Riêng đối với các bài TĐ đầu tuần thuộc chủ điểm mới GV giới thiệu vài
nét chính về chủ điểm sắp học. GV có thể dùng tranh ảnh giới thiệu bài mới sao
cho nhẹ nhàng hấp dẫn nhưng không cầu kì kéo dài thời gian.
b)Luyện đọc:
- 1 HS đọc bài. Cả lớp chia đoạn .
- HS đọc nối tiếp từng đoạn lần 1,2,3 : Kết hợp luyện đọc phát âm, giải nghóa từ
khó (SGK), hướng dẫn luyện đọc câu dài
Lưu ý : Có thể dành thời gian cho HS luyện đọc nhóm đôi ở khâu luyện đọc

đúng nếu HS đọc trơn chưa tốt
- 1-2 HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
c)Tìm hiểu bài:
- GV hướng dẫn HS luyện đọc –hiểu : HS đọc thầm, đọc lướt trả lời cá nhân
hoặc thảo luận các câu hỏi trong SGK theo các hình thức tổ chức dạy học thích
hợp của từng bài.
d) Đọc diễn cảm : ( đối với văn bản nghệ thuật) hoặc luyện đọc lại ( đối với văn
bản phi nghệ thuật), GV hướng dẫn HS đọc từng đoạn nối tiếp và tìm hiểu cách
đọc hay, tập trung hướng dẫn HS luyện đọc kỹ 1 đoạn( đọc cá nhân, theo cặp,
theo nhóm) để sau đó tổ chức cho HS thi đọc trước lớp.
-Đối với bài TĐ có yêu cầu học thuộc lòng sau khi hướng dẫn HS đọc diễn cảm,
GV dành thời gian thích hợp cho HS tự đọc thuộc một đoạnhoặc cả bài sau đó
thi đọc thuộc và diễn cảm trên lớp.
3/. Củng cố – Dặn dò:
Nêu nhận xét tiết học .
Nêu yêu cầu tiếp tục luyện tập và chuẩn bò cho bài sau.
VI. CÁC BIỆN PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Trong giờ TĐ, để tích cực hoá các hoạt động của người học, làm cho mỗi học
sinh đều được bộc lộ mình và được phát triển, cần tổ chức hoạt động học của
HS thông qua các biện pháp và hình thức luyện tập chủ yếu sau:
1.Đọc mẫu:( của GV )
Đọc toàn bài :Nhằm giới thiệu, gây xúc cảm, tạo hứng thú và tâm thế đọc
cho HS.GV căn cứ vào trình độ HS của lớp mình, có thể đọc 1 hoặc 2 lần tuỳ
mục đích đề ra.
Đọc câu, đoạn : nhằm minh hoạ, hướng dẫn, gợi ý hoặc “ tạo tình huống” để
HS nhận xét, giải thích, tự tìm ra cách đọc … ( Có thể đọc một vài lần trong quá
trình dạy đọc).
Đọc từ,cụm từ:nhằm sữa lỗi phát âm và rèn luyện cách đọc đúng cho HS.
2. Hướng dẫn đọc và học thuộc lòng:

a) Luyện đọc thành tiếng:
- Các hình thức: từng HS đọc , từng cặp HS đọc, cả nhóm(bàn, tổ)đọc đồng
thanh, cả lớp đọc đồng thanh, một nhóm HS đọc theo cách phân vai.GV cần
lắng nghe HS đọc để phát hiện khả năng đọc của mỗi em, từ đó có cách rèn
luyện thích hợp với từng em,khuyến khích HS trong lớp trao đổi, nhận xét về
chỗ “được”, “hay” “chưa được” của bạn, nhằm giúp HS rút kinh nghiệm để
học tốt hơn…
b) Luyện đọc thầm:
- Dựa vào SGK, GV giao nhiệm vụ cụ thể cho HS nhằm đònh hướng việc” đọc –
hiểu” (Đọc câu, đọan thơ, khổ thơ thế nào ? Đọc để biết , hiểu, nhớ điều
gì…”Có đoạn văn , đoạn thơ cần cho HS đọc thầm 2, 3 lượt với tốc độ nhanh dần
và từng bước thực hiện các nhiệm vụ từ dễ đến khó , nhằm rèn cho các em có
kó năng đọc hiểu. Tránh đọc thầm hình thức, chiếu lệ…
c)Luyện đọc diễn cảm:
Bước luyện đọc diễn cảm chỉ tập trung luyện đọc 1 đoạn hay 1 vài câu .GV
hướng dẫn học sinh tự phát hiện giọng đọc thông qua GV hoặc học sinh khá giỏi
đọc mẫu. Sau đó học sinh luyện đọc theo nhóm và thi đọc trước lớp.
d) Luyện đọc thuộc lòng:
- Với nhữngbài dạy có yêu cầu học thuộc lòng(HTL), GV cần cho HS luyện đọc
kó hơn.Có thể ghi bảng một số “từ chốt” làm “điểm tựa” cho - - HS dễ nhớ và
học thuộc, sau đó xoá dần “từ chốt” để HS tự nhớ và đọc thuộc toàn bộ, hoặc
tổ chức cuộc thi hay trò chơi luyện HTL nhẹ nhàng, hứng thú với HS…
3. Hướng dẫn HS tìm hiểu nghóa của từ vựng trong bài và nội dung của bài:
a) Tìm hiểu nghóa của từ ngữ trong bài:

×