Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng khu dân cư tại bản Nậm củm, xã Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (974.17 KB, 71 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

LÙ THỊ YẾN

ĐÁNH GIÁ CƠNG TÁC GIẢI PHĨNG MẶT BẰNG
KHU DÂN CƯ TẠI BẢN NẬM CỦM, XÃ MƯỜNG TÈ,
HUYỆN MƯỜNG TÈ, TỈNH LAI CHÂU

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Quản lí đất đai

Khoa

: Quản lí tài ngun

Khóa học

: 2014-2018

Thái Nguyên - 2018



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

LÙ THỊ YẾN
ĐÁNH GIÁ CƠNG TÁC GIẢI PHĨNG MẶT BẰNG
KHU DÂN CƯ TẠI BẢN NẬM CỦM, XÃ MƯỜNG TÈ,
HUYỆN MƯỜNG TÈ, TỈNH LAI CHÂU

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Quản lí đất đai

Lớp

: K46 – QLĐĐ – N01

Khoa

: Quản lí tài ngun

Khóa học

: 2014-2018


Giảng viên hướng dẫn

: PGS.TS. Nguyễn Khắc Thái Sơn

Thái Nguyên - 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là khoảng thời gian vơ cùng quan trọng đối với mỗi
một sinh viên, đó là lúc sinh viên vận dụng những kiến thức từ lý thuyết đã
học từ sách vở và các bài giảng thầy cô từ trong nhà trường đi vào thực tiễn
trong quá trình thực tập tại các cơ sở địa phương. Nó đánh giá được phần nào
khả năng thực hành của sinh viên, đồng thời cũng giúp mỗi sinh viên có thêm
kiến thức từ thực tế để sau khi ra trường có thể làm quen được với cơng việc
liên quan đến chun ngành của mình. Được sự nhất trí của Ban chủ nhiệm
Khoa Quản lí Tài ngun Trường đại học Nơng Lâm Thái Nguyên, tôi tiến
hành thực tập tốt nghiệp với đề tài:Đánh giá cơng tác giải phóng mặt bằng
khu dân cư tại bản Nậm củm, xã Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
Trong quá trình nghiên cứu và viết khóa luận tơi đã nhận được sự quan
tâm, hướng dẫn, giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngồi trường.
Trước tiên tơi xin chân thành cảm ơn các thầy, cơ giáo Khoa Quản lí
Tài ngun Trường đai học Nông Lâm là những người đã hướng dẫn, truyền
đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong những năm tháng
học tập tại trường. Đồng thời tôi xin cảm ơn ban lãnh đạo và các cán bộ Trung
tâm phát triển quỹ đất huyện Mường Tè đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
việc cung cấp thông tin, tài liệu cũng như có những đóng góp ý kiến có liên
quan đến việc nghiên cứu giúp tơi hồn thành đề tài này. Đặc biệt tôi xin gửi

lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Khắc Thái Sơn giảng viên Trường
đại học Nơng Lâm Thái Ngun đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tơi trong suốt
q trình tơi nghiên cứu đề tài của mình.
Cuối cùng tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè
là chỗ dựa tinh thần vững chắc giúp tơi hồn thành tốt việc học tập, nghiên
cứu của mình trong những năm học vừa qua.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018
Sinh viên
Lù Thị Yến


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1: Diện tích các loại đất phải thu hồi .................................................. 37
Bảng 4.2: Kết quả thu hồi đất nông nghiệp .................................................... 39
Bảng 4.3 : Các loại đất bị thu hồi .................................................................... 39
Bảng 4.4: Tổng hợp các loại cây cối bị thiệt hại ............................................. 41
Bảng 4.5: Kết quả bồi thường về tài sản, cơng trình, vật kiến trúc ................ 43
Bảng 4.6: Kết quả hỗ trợ của dự án................................................................. 45
Bảng 4.7: Kết quả tái định cư.......................................................................... 46
Bảng 4.8: Kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng ...................................... 47
Bảng 4.9: Sự hiểu biết chung của người dân trong khu vực GPMB về công tác
BTGPMB ........................................................................................................ 48


iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


NĐ-CP

Nghị định chính phủ

QĐ-UBND

Quyết định ủy ban nhân dân

NQ-HĐND

Nghị quyết hội đồng nhân dân

UBND

Ủy ban nhân dân

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

BTGPMB

Bồi thường giải phóng mặt bằng

GPMB

Giải phóng mặt bằng

TT-BXD


Thơng tư Bộ xây dựng

NĐ-BCT

Nghị định Bộ cơng thương

TT-BTC

Thơng tư Bộ tài chính

TT-BTNMT

Thơng tư Bộ tài nguyên môi trường


iv

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
PHẦN 1 MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2.Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU .................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học của cơng tác bồi thường giải phóng mặt bằng ................. 4

2.1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 4
2.1.2. Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 8
2.2. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên thế giới, trong nước và ở
Lai Châu .......................................................................................................... 11
2.2.1. Công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng trên thế giới................... 11
2.2.2. Cơng tác bồi thường giải phóng mặt bằng ở trong nước ...................... 14
2.2.3. Cơng tác bồi thường và giải phóng mặt bằng ở Lai Châu .................... 18
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG , NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..26
3.1.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 26
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................ 26
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 26
3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 27


v

3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ................................................... 27
3.4.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp ....................................... 27
3.4.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ................................................ 28
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 29
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.......................................................... 29
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 29
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 30
4.1.3. Thành phần dân tộc khu vực GPMB ..................................................... 34
4.2. Đánh giá cơng tác bồi thường, hỗ trợ và giải phóng mặt bằng tại bản Nậm
Củm, xã Mường Tè, huyện Mường Tè , tỉnh Lai Châu .................................. 34
4.2.1. Đối tượng và điều kiện bồi thường ....................................................... 34
4.2.2. Quy trình thực hiện giải phóng mặt bằng ............................................. 35
4.3. Đánh giá kết quả của dự án giải phóng mặt bằng khu dân cư tại Bản Nậm
Củm, xã Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu ................................... 37

4.3.1. Kết quả bồi thường về đất ..................................................................... 37
4.3.2. Đánh giá kết quả bồi thường về tài sản trên đất .................................... 40
4.3.3. Kết quả hỗ trợ và tái định cư khu vực giải phóng mặt bằng ................. 45
4.3.4. Tổng hợp về kinh phí bồi thường và giải phóng mặt bằng ................... 47
4.4 . Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng qua ý kiến của người dân. ....... 48
4.4.1. Đánh giá sự hiểu biết chung của người dân về cơng tác bồi thường giải
phóng mặt bằng. .............................................................................................. 48
4.4.2. Đánh giá sự hiểu biết về tài chính của người dân khi bồi thường ........ 50
4.4.3. Đánh giá ý kiến nhận xét của người dân về công tác GPMB của dự án ...........51
4.5 Một số khó khăn , tồn tại của cơng tác giải phóng mặt bằng dự án khu dân
cư bản Nậm Củm xã Mường Tè , huyện Mường Tè , tỉnh Lai Châu .................... 52


vi

4.5.1.Khó khăn ................................................................................................ 52
4.5.2. Tồn tại.................................................................................................... 53
4.6. Đề xuất một số giải pháp , khắc phục những khó khăn và tồn tại của dự án khu
dân cư bản Nậm Củm , xã Mường Tè , huyện Mường Tè. .................................... 53
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................... 55
5.1. Kết luận .................................................................................................... 55
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 57
PHỤ LỤC


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong xã hội ngày nay cùng với sự phát triển trên các lĩnh vực của
đời sống kinh tế - xã hội, tất yếu cũng nảy sinh nhiều sự vụ, sự việc bức
xúc, phức tạp liên quan đến những vấn đề quan trọng trong đời sống hàng
ngày của mỗi người dân chúng ta. Trong đó, có những vấn đề nổi cộm và
còn tồn đọng kéo dài, liên quan đến công tác đầu tư xây dựng cơ bản và
quản lý sử dụng đất đai, đó là vấn đề về cơng tác giải phóng mặt bằng để
xây dựng các cơng trình phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội trên
địa bàn tỉnh Lai Châu.
Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, trong
những năm qua rất nhiều dự án đầu tư đã và đang được phát triển mạnh mẽ
trên cả nước. Tuy nhiên, các dự án quy hoạch ở nước ta, nhất là các dự án
xây dựng cơ bản có tiến độ rất chậm, thậm chí nhiều khi khơng thực hiện
được dẫn đến tình trạng dự án, quy hoạch “treo”. Để xảy ra tình trạng trên
một phần do công tác thu hồi đất, bồi thường và giải phóng mặt bằng (BT
& GPMB) phục vụ cho việc phát triển các dự án đã và đang gặp rất nhiều
khó khăn (giá đất biến động, ý thức của người dân....). Chính những khó
khăn đó đã làm chậm tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng và từ đó làm cho việc
đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho lực lượng lao động, phát triển
kinh tế xã hội bị chậm lại.
Cùng với sự phát triển của cả nước nói chung và tỉnh Lai Châu nói
riêng trong những năm gần đây đã có nhiều cơng trình, dự án được phát
triển nhằm mục đích đẩy mạnh nền kinh tế của tỉnh, nâng cao chất lượng
cuộc sống của người dân và góp phần khơng nhỏ vào sự nghiệp phát triển


2

chung của cả nước. Có những dự án được đưa vào sử dụng song bên cạnh
đó cịn rất nhiều dự án treo do cơng tác GPMB cịn gặp nhiều khó khăn,

nhiều đơn thư khiếu nại được gửi tới các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
đề nghị giải quyết liên quan đến GPMB.
Để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, một trong những
nội dung cần tập trung thực hiện đó là vấn đề đầu tư xây dựng kết cấu hạ
tầng kinh tế-xã hội, nhất là đầu tư hệ thống khu dân cư, các cơng trình
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phúc lợi công cộng, phục vụ dân sinh…
Đất đai ngày càng có giá trị cao, nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng. Đây
là những vấn đề rất thiết thực, bức xúc, nhưng lại rất đa dạng, diễn ra phức tạp,
kéo dài. Vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, quy định, ban hành
nhiều loại văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến đất đai, về vấn đề bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư trong việc thu hồi đất, giải quyết các vấn đề liên quan
đến cơng tác giải phóng mặt bằng xây dựng cơng trình.
Nội dung của đề tài nhằm mơ tả, phân tích q trình diễn biến,
nguyên nhân, hậu quả của tình huống, đồng thời đưa ra phương án giải
quyết khả thi, tối ưu, những đề xuất kiến nghị mang tính chung nhất, về
các vấn đề liên quan đến công tác áp giá bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
trong việc giải phóng mặt bằng để thi cơng dự án giải phóng mặt bằng khu
dân cư trên địa bàn xã Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu nói
riêng và nói chung cho nhiều cơng trình khác.
Thực tế cho thấy cơng tác GPMB là cơng việc rất khó khăn, phức
tạp và tồn tại nhiều bất cập. Bởi công tác GPMB là một hoạt động mới
đươc thực hiện, nên cịn ít kinh nghiệm trong điều hành, tổ chức chưa linh
động giải quyết các vấn đề nhạy cảm. Ngoài ra khung giá bồi thường của
Nhà nước thấp hơn so với giá thị trường. Người dân khơng chấp nhận mức
giá đó, họ cho rằng, với mức bồi thường như vậy là chưa thỏa đáng, do
vậy, họ không tự nguyện di chuyển. Trong việc hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi


3


công ăn việc làm, cũng như tiến độ xây dựng khu tái định cư phục vụ dự
án quá chậm. Điều đó đã làm chậm tiến độ GPMB, ảnh hưởng nhiều đến
thời gian hoàn thành dự án.
Trên đây là một số khó khăn, bất cập trong cơng tác GPMB đã và
đang gặp phải. Chính vì thế cần tìm ra những phương án, những giải pháp
để giải quyết vấn đề này.
Qua việc nhận thức được những yêu cầu bức xúc, tầm quan trọng và
ý nghĩa của vấn đề nêu trên,dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo:
PGS/TS.Nguyễn Khắc Thái Sơn, em thực hiện và chọn Đề tài: “Đánh
giá công tác giải phóng mặt bằng khu dân cư tại Bản Nậm Củm,xã
Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu”.
1.2.Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được kết quả công tác GPMB giai đoạn 2015-2017, từ đó
xác định được những thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp của dự án giải
phóng mặt bằng khu dân cư trên địa bàn Bản Nậm Củm xã Mường Tè,
huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
* Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Để giúp sinh viên bổ sung hoàn thiện kiến thức đã học trong nhà
trường, đồng thời tiếp cận và thấy được những thuận lợi và khó khăn của
công tác bồi thường GPMB.
- Rèn luyện kỹ năng, phương pháp làm việc chuyên môn, làm việc độc lập
và theo nhóm để rèn luyện bản thân và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.
* Ý nghĩa trong thực tiễn
Kết quả của đề tài là tài liệu có ý nghĩa tham khảo quan trọng để các
cơ quan quản lí có các giải pháp hữu hiệu hơn với cơng tác giải phóng mặt
bằng.


4


PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của cơng tác bồi thường giải phóng mặt bằng
2.1.1. Cơ sở lý luận
Thực chất của việc GPMB là chuyển nhượng quyền sử dụng đất,
chuyển mục đích sử dụng đất dưới sự điều tiết của Nhà nước.
Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với đất đai như sau:
- Quyết định mục đích sử dụng đất thơng qua việc giải quyết, xét
duyệt quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất.
- Quy định về hạn mức giao đất và thời hạn sử dụng đất.
- Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển đổi
mục đích sử dụng đất.
Theo Luật đất đai (2003) quy định các trường hợp Nhà nước thu hồi
đất trong công tác bồi thường GPMB.
Điều 38: Các trường hợp Nhà nước thu hồi đất khi thực hiện công tác
GPMB.
Nhà nước thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
1. Nhà nước sử dụng đất vào mục đích quốc phịng, an ninh, lợi ích
quốc gia, lợi ích cơng cộng, phát triển kinh tế.
2. Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất,
được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có
nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng
năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc khơng cịn nhu cầu
sử dụng đất.
3. Sử dụng đất khơng đúng mục đích, sử dụng đất khơng có hiệu quả.
4. Người sử dụng đất cố ý huỷ hoại đất.


5


5. Đất được giao không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền.
6. Đất bị lấn, chiếm trong các trường hợp sau đây:
a) Đất chưa sử dụng bị lấn, chiếm.
b) Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của
Luật này mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm.
7. Cá nhân sử dụng đất chết mà khơng có người thừa kế.
8. Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất.
9. Người sử dụng đất cố ý không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.
10. Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn mà không được
gia hạn khi hết thời hạn.
11. Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn
mười hai tháng liền; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời
hạn mười tám tháng liền; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời
hạn hai mươi bốn tháng liền.
12. Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà
không được sử dụng trong thời hạn mười hai tháng liền hoặc tiến độ sử
dụng đất chậm hơn hai mươi bốn tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu
tư, kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa mà khơng được cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất đó cho phép.
Điều 42: Bồi thường, tái định cư cho người có đất bị thu hồi trong
khu vực GPMB.
1. Nhà nước thu hồi đất của người sử dụng đất mà người bị thu hồi đất
có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp giấy
chứng quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 50 của luật này thì người thu
hồi đất được bồi thường, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2, 3, 4, 5, 6,
7, 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 38 và các điểm b, c, d, đ và g khoản 1 Điều 43 của
luật này.



6

2. Người bị thu hồi loại đất nào thì được bồi thường bằng việc giao
đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu khơng có đất để bồi thường thì
được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định
thu hồi.
3. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập và
thực hiện các dự án tái định cư trước khi thu hồi đất để bồi thường bằng
nhà ở, đất ở cho người bị thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở. Khu tái
định cư được quy hoạch chung cho nhiều dự án trên cùng một địa bàn và
phải có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.
4. Trường hợp khơng có khu tái định cư thì người bị thu hồi đất
được bồi thường bằng tiền và được ưu tiên mua nhà hoặc thuê nhà thuộc
sở hữu của Nhà nước đối với khu vực đô thị; bồi thường bằng đất ở đối với
khu vực nông thôn, trường hợp giá trị quyền sử dụng đất bị thu hồi lớn hơn
đất ở được bồi thường thì người bị thu hồi đất được bồi thường bằng tiền
đối với phần chênh lệch đó.
5. Trường hợp thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất
mà khơng có đất để bồi thường cho việc tiếp tục sản xuất thì ngồi việc
được bồi thường bằng tiền, người bị thu hồi đất còn được Nhà nước hỗ trợ
để ổn định đời sống, đào tạo chuyển đổi ngành nghề, bố trí việc làm mới.
Trường hợp người sử dụng đất được Nhà nước bồi thường khi thu
hồi đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định của
pháp luật thì phải trừ đi nghĩa vụ giá trị tài chính chưa thực hiện trong giá trị
bồi thường, hỗ trợ.
6. Chính phủ quy định việc bồi thường, tái định cư cho người có đất
bị thu hồi và việc hỗ trợ để thực hiện thu hồi đất.(Luật đất đai, 2003) [8].
Điều 43: Những trường hợp Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường.



7

1. Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất trong các
trường hợp sau đây:
a) Thu hồi đất trong các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5,
6, 7, 8, 9, 10, 11 và điều 12 Điều 38 của Luật này.
b) Đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất xây dựng trụ sở cơ
quan, xây dựng cơng trình sự nghiệp; đất sử dụng vào mục đích quốc
phịng, an ninh; đất giao thơng, thuỷ lợi; đất xây dựng các cơng trình văn
hố, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao và các cơng trình cơng cộng
khác khơng nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa.
c) Đất nông nghiệp là do cộng đồng dân cư sử dụng.
d) Đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, nhận quyền
chuyển nhượng sử dụng đất mà tiền sử dụng đất, tiền nhận chuyển nhượng
quyền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước.
đ) Đất thuê của Nhà nước.
e) Trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất quy định tại Điều 50 của Luật này.
g) Đất nơng nghiệp sử dụng vào mục đích cơng ích của xã,
phường, thị trấn.
2. Khi Nhà nước thu hồi đất, người bị thu hồi đất không được bồi
thường về tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp sau đây:
a) Tài sản gắn liền với đất được tạo ra tại khu vực đất bị thu hồi sau
khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy
hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơng bố mà khơng được
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.
b) Tài sản gắn liền với đất được tạo ra trước khi có quyết định thu
hồi đất mà trái với mục đích sử dụng đất đã được xác định trong quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại thời điểm xây dựng cơng trình đó.



8

c) Đất bị thu hồi thuộc các trường hợp quy định tại các khoản 4, 6, 7
và 10 Điều 38 của Luật này.
3. Người bị thu hồi đất quy định tại khoản 1 nhưng không thuộc
khoản 2 Điều này được bồi thường thiệt hại về tài sản gắn liền với đất bị
thu hồi.
4. Chính phủ quy định việc xử lý đối với tiền sử dụng đất, tiền thuê
đất, tài sản đã đầu tư trên đất trong các trường hợp thu hồi đất quy định tại
khoản 2, 3, 5, 8, 9, 11 và 12 Điều 38 của Luật này.
Điều 44: Thẩm quyền thu hồi đất.
1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết
định thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điều
khoản 2 Điều này.
2. Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh
quyết định thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được mua nhà ở
gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất quy định tại khoản 1
và khoản 2 Điều này không được ủy quyền”. (Luật Đất đai, 2003) [8].
2.1.2. Cơ sở pháp lý
2.1.2.1. Các văn bản pháp quy của nhà nước có liên quan đến cơng tác bồi
thường GPMB
- Luật Đất đai 2003.
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về
hướng dẫn thi hành luật đất đai 2003.
- Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.



9

- Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về
phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
- Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/07/2007 của Chính phủ về
sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày
16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá
các loại đất.
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ về
Quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi
đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự bồi thường hỗ trợ tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
- Thơng tư 114/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện
Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương
pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
- Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính
hướng dẫn thực hiện Nghị đinh 197/2004/NĐ-CP của Chính phủ về bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Thông tư số 69/2006/TT-BTC ngày 02/08/2006 của Bộ Tài chính
hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thơng tư số 116/2004/TT-BTC ngày
07/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định
197/2004/NĐ-CP của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất.
- Thông tư số 06/2007/TT- BTNMT ngày 25/05/2007 hướng dẫn
thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007
của Chính phủ về Quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự bồi thường hỗ
trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.



10

- Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường Quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất.
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ về
việc Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi
thường, hỗ trợ tái định cư.
- Quyết định số 819/QĐ-TTg ngày 07/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện Lai Châu.
- Quyết định số 188/QĐ-TTg ngày 29/1/2011 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành cơ chế quản lý và thực hiện Dự án thủy điện Lai
Châu.
- Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 30/1/2011 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư Dự án thủy điện
Lai Châu.
- Quyết định số 34/QĐ-TTg ngày 08/04/2010 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các dự
án thủy lợi thủy điện.
2.1.2.2. Các văn bản pháp quy của địa phương có liên quan đến công tác
BT & GPMB.
- Quyết định số 85/QĐ-UBND ngày 18/01/2012 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Lai Châu về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết Khu tái định cư tập
trung nông thôn xã Nậm Khao, huyện Mường Tè.
- Quyết định số 460/QĐ-UBND ngày 07/05/2012 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Lai Châu về việc thu hồi đất, giao đất để giải phóng mặt vằng
vùng ngập lịng hồ thủy điện Lai Châu tại huyện Mường Tè.
- Quyết định số 36/QĐ-UBND ngày 26/11/2012 của Ủy ban nhân

dân tỉnh Lai Châu về việc ban hành đơn giá bồi thường về nhà, công trình


11

xây dựng trên đất, cây trồng, vật nuôi và các tài sản khác gắn liền với đất
khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
- Quyết định số 44/2012/QĐ-UBND ngày 21/12/2012 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Lai Châu về việc ban hành quy định một số nội dung về bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư; trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê
đất trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
- Quyết định số 43/2012/QĐ-UBND ngày 21/12/2012 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Lai Châu về việc ban hành quy định giá các loại đất năm
2013 trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
- Quyết định số 15/2010/QĐ-UBND ngày 09/08/2010 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Lai Châu về việc ban hành quy định hạn mức giao đất ở, hạn
mức cơng nhận đất ở đối với thửa đất có vườn ao, hạn mức giao đất chưa
sử dụng, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đơn vị sự nghiệp, diện tích tối thiểu
được tách thửa trên địa bàn.
2.2. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên thế giới, trong
nước và ở Lai Châu
2.2.1. Cơng tác bồi thường và giải phóng mặt bằng trên thế giới
2.2.1.1. Công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng ở Thái Lan
Mặc dù chưa có chính sách bồi thường và tái định cư của mỗi quốc
gia nhưng Hiến pháp 1982 quy định việc trưng dụng đất cho xây dựng cơ
sở hạ tầng quốc phòng, phát triển nguồn tài nguyên cho đất nước, phát
triển đô thị, cải tạo đất đai và các cơng trình cơng cộng khác phải theo thời
giá thị trường cho những người hợp pháp về tất cả các thiệt hại do việc
trưng dụng đất gậy ra và quy định việc bồi thường phải khách quan cho
người chủ mảnh đất và người có quyền thừa kế tài sản đó. Dựa trên các

quy định này, các ngành có quy định chi tiết cho việc trưng dụng đất cho
ngành mình.


12

Năm 1987, Thái Lan ban hành luật trưng dụng về bất động sản áp
dụng cho việc trưng dụng đất sử dụng vào việc xây dựng tiện ích cơng
cộng, quốc phịng, phát triển nguồn tài nguyên hoặc lợi ích khác cho đất
nước, phát triển đô thị, nông nghiệp, công nghiệp, cải tạo đất đai sử dụng
vào mục đích cơng cộng. Luật quy định những nguyên tắc về trưng dụng
đất, nguyên tắc tính giá trị đền bù các loại tài sản bị thiệt hại. Căn cứ vào
đó, từng ngành đưa ra những quy định cụ thể về trình tự tiến hành bồi
thường tái định cư, nguyên tắc cụ thể xác định bồi thường, các bước lập và
phê duyệt dự án bồi thường tái định cư, trình tự đàm phán, nhận tiền bồi
thường, quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện ra tòa ( Viện nghiên cứu địa
chính, 2002 ) [1].
2.2.1.2. Cơng tác GPMB ở Ơxtrâylia
Ơxtrâylia có lịch sử hình thành từ thuộc địa của Anh, nhờ vậy cơ sở
và hệ thống pháp luật quản lý xã hội nói chung và quản lý sở hữu và sử
dụng đất đai nói riêng được hình thành từ rất sớm. Theo chiều dài lịch sử,
pháp luật và chính sách đất đai của Ơxtrâylia mang tính kế thừa và phát
triển liên tục, không bị thay đổi và gián đoạn bởi thay đổi thể chế chính trị.
Trên cơ sở tập hợp và vận dụng hàng chục luật khác nhau của đất nước nên
pháp luật và chính sách đất đai phát triển nhất quán, ngày càng hoàn thiện
thuộc loại hàng đầu thế giới.
Luật Đất đai ở Ôxtrâylia quy định đất đai của quốc gia, thuộc hai
loại sở hữu là sở hữu Nhà nước và sở hữu tư nhân. Luật Đất đai bảo hộ
tuyệt đối quyền lợi và nghĩa vụ của chủ sở hữu đất đai. Chủ sở hữu đất đai
có quyền cho thuê, chuyển nhượng, thế chấp, thừa kế theo di chúc mà

khơng có sự cản trở nào, kể cả việc tích lũy đất đai. Luật cũng quy định
Nhà nước có quyền trưng thu đất tư nhân phục vụ vào mục đích cơng


13

cộng, phục vụ phát triển kinh tế- xã hội và việc trưng thu gắn với việc Nhà
nước thực hiện bồi thường.
Ở mỗi bang ngồi luật đất đai, có các văn bản quy định cụ thể việc
thực hiện và các đạo luật khác có liên quan nhằm bảo vệ quyền lợi của chủ
sở hữu đất để phát triển bền vững đất đai, khai thác tối đa hiệu quả trong
sử dụng đất. Về quản lý cơng trình cơng cộng, Luật quy định được lấy đất
để làm đường bộ, đường sắt và các cơng trình cơng cộng cần thiết. Phạm
vi áp dụng luật này rất rộng đối với tất cả các cơng trình cơng cộng là quy
tắc chung bao trùm các luật có liên quan tới đất, ngay cả trong trường hợp
mảnh đất đó thuộc sở hữu tư nhân, giấy chứng nhận của cá nhân đó có ghi
quyền bảo lưu của Nhà nước lấy lại mảnh đất đó phục vụ cho cơng trình
cơng cộng ( Viện nghiên cứu địa chính, 2002 ) [1].
2.2.1.3. Cơng tác bồi thường và giải phóng mặt bằng ở Trung Quốc
“ Với hình thức sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể về đất đai, mục
tiêu bao trùm tái định cư ở Trung Quốc là hạn chế tối đa việc thu hồi đất
cũng như số người chịu ảnh hưởng bởi dự án.
Trong trường hợp không thể tránh khỏi việc tái định cư sẽ được
chuẩn bị thành những chương trình cụ thể để đảm bảo cho những người bị
ảnh hưởng được bồi thường và hỗ trợ đầy đủ trong đó đã tính đến lợi ích
của cả ba bên là nhà nước, tập thể, cá nhân. Tại các thành phố lớn như Bắc
Kinh, Quảng Châu, Vũ Hán và một số tỉnh. Nhiệm vụ quy hoạch đất đai ở
đô thị và nông thôn được Nhà nước Trung Quốc quan tâm và thực hiện
triệt để.
Công tác bồi thường và tái định cư ở Trung Quốc những năm gần

đây đạt được kết quả đáng kể, nguyên nhân là do xây dựng các chính sách
và thủ tục rất chi tiết, ràng buộc các hoạt động tái định cư với nhiều lĩnh
vực khác, mục tiêu của các chính sách này là cung cấp cơ hội phát triển


14

cho tái định cư, thông qua cách tiếp cận và tạo nơi ở mới ổn định, tạo
nguồn lực sản xuất cho người thuộc diện bồi thường, tái định cư. Đối với
các dự án phải bồi thường để giải phóng mặt bằng tái định cư chi tiết được
chuẩn bị trước khi thông qua dự án, cùng với việc dàn xếp kinh tế khơi
phục cho từng địa phương, từng gia đình và người bị ảnh hưởng.
Thành cơng của Chính phủ Trung Quốc trong việc bồi thường và tái định
cư là do hệ thống pháp luật đồng bộ, pháp luật đất đai và chính sách đất đai đầy
đủ, phù hợp, cơng tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất rất năng động, khoa học
cùng với một Nhà nước pháp quyền vững chắc, năng lực thể chế của chính quyền
địa phương theo thẩm quyền có hiệu lực cao, người dân có ý thức pháp luật
nghiêm minh, nhân dân tin tưởng vào chế độ tốt đẹp của Nhà nước xã hội chủ
nghĩa (Viện nghiên cứu địa chính, 2002) [1].
2.2.2. Cơng tác bồi thường giải phóng mặt bằng ở trong nước
2.2.2.1. Công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng ở Hà Nội
Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước có mơ hình Ban chỉ
đạo GPMB thuộc UBND thành phố. Qua 10 năm hoạt động, Ban chỉ đạo
GPMB thành phố Hà Nội khẳng định vai trị tích cực và cần thiết trong
thực hiện GPMB. Với vai trò là cơ quan chuyên trách, giúp UBND thành
phố, năm 2009, Ban đã phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, các quận,
huyện, các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là các địa phương mới hợp nhất về
Hà Nội, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ,
với phương châm: dân chủ, công khai, công bằng, đúng pháp luật, quan
tâm đến lợi ích chính đáng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong diện thu

hồi đất. Ban đã chủ động nghiên cứu cơ chế, chính sách của Chính phủ,
hướng dẫn của các bộ, ngành, bám sát thực tiễn, đặc điểm tình hình của
thành phố, chính sách của các tỉnh Hà Tây, Hồ Bình, Vĩnh Phúc để kịp
thời ban hành ngay chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư GPMB của


15

thành phố Hà Nội sau khi mở rộng, ban hành kịp thời Quyết định
108/2009/QĐ-UBND có hiệu lực của nghị định 69/2009/NĐ-CP từ ngày
01/10/2009. Những chính sách mới của Chính phủ, thành phố, Ban chỉ đạo
GPMB đều tổ chức tập huấn kỹ cho cán bộ làm công tác GPMB tại cơ sở,
các tổ chức đoàn thể như Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Trung tâm
trợ giúp pháp lý và cho các chủ đầu tư. Để đẩy nhanh tiến độ triển khai
cơng tác GPMB, Ban tập trung cải cách hành chính, gắn trách nhiệm cụ
thể cho từng thành viên của Ban chỉ đạo. Ngồi các thành viên chun
trách, Ban có 17 thành viên kiêm nhiệm là lãnh đạo các sở, ban, ngành. Do
vậy, trước đây, mỗi khi có cuộc họp cần có ý kiến các sở, ngành, chỉ riêng
thời gian để tập hợp đủ ý kiến bằng văn bản, có chữ ký, con dấu của tất cả
các sở có liên quan đã gần cả tháng, hiện nay, Ban đã cải cách theo hướng,
sau các cuộc họp liên ngành, căn cứ vào ý kiến của các sở tại cuộc họp,
Ban chủ động thay mặt liên ngành trình UBND thành phố. Cơng việc được
giải quyết chỉ trong ba đến năm ngày.
Trước đây việc phê duyệt phương án bồi thường, tái định cư của các
dự án tại tỉnh Hà Tây (cũ), huyện Mê Linh (trước đây thuộc tỉnh Vĩnh
Phúc) và bốn xã của huyện Lương Sơn (trước đây thuộc tỉnh Hồ Bình)
đều do UBND tỉnh quyết định nên thời gian thực hiện GPMB phải kéo dài.
Khi hợp nhất về Hà Nội, ban chỉ đạo GPMB thành phố đã chủ động tập
huấn, hướng dẫn các cán bộ địa phương để có thể nhanh chóng thực hiện
công việc này. Đến nay, tất cả 29 quận, huyện, thị xã đều đã kiện toàn ban

Bồi thường GPMB và được phân cấp để chủ động phê duyệt phương án
bồi thường, hỗ trợ tái định cư của các dự án trên địa bàn. Khi xây dựng
chính sách mới hoặc khi có dự án vướng mắc, khó khăn, Ban đều mời các
quận, huyện, chủ đầu tư để cùng trao đổi trực tiếp, giải quyết nhanh. Trong
năm 2009, Ban đã cùng với liên ngành có gần 1.000 tờ trình, văn bản đề


16

xuất giải quyết những vướng mắc tồn tại, những cơ chế đặc thù để kịp thời
tháo gỡ khó khăn khi áp dụng chính sách vào những thời điểm khác nhau
của các dự án khác nhau. Các cán bộ trong ban phải bám sát địa bàn,
những dự án, những “điểm nóng” phức tạp, để có thể chủ trì đối thoại với
nhân dân những nơi có khiếu nại liên quan đến cơng tác GPMB. Để làm
tốt công tác tham mưu giải quyết khiếu nại tố cáo, các cán bộ trong Ban
phải nắm vững chế độ, chính sách, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tăng
cường kiểm tra, giám sát tại các dự án cụ thể, nhất là trong bố trí tái định
cư và các vấn đề nảy sinh sau GPMB.
Với những nỗ lực và giải phóng đồng bộ, kịp thời, năm 2009, thành
phố đã hồn thành tồn bộ và phân kỳ cơng tác GPMB của 428 dự án, bàn
giao 1.987 ha đất, chi trả hơn 5.911 tỷ đồng và bố trí tái định cư cho 2.681
hộ, trong đó có nhiều dự án còn tồn đọng qua nhiều năm như đường vành
đai 3, đường 32, quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên, đường cao tốc Hà
Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lào Cai…
Năm 2010, trên địa bàn thành phố còn có 9 dự án trong danh mục
các cơng trình trọng điểm chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà
Nội chưa đủ điều kiện triển khai thu hồi đất GPMB. Thành phố đặt mục
tiêu tiếp tục quán triệt trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức chính
trị xã hội trong thực hiện nhiệm vụ này là tiêu chí đánh giá kết quả nhiệm
vụ chính trị, bình xét thi đua, đánh giá cán bộ. Các sở, ban, ngành tiếp tục

ra soát, phân loại các dự án, hồn thiện cơ chế, chính sách với phương
châm tăng cường phân cấp, kiểm tra xử lý, giải quyết nhanh các vướng
mắc phát sinh từ thực tiễn, cải cách thủ tục hành chính trong mỗi khâu
cơng việc, đặc biệt là sự phối hợp giữa các sở, ngành, quận, huyện với chủ
đầu tư. Thành phố cũng sẽ triển khai thực hiện đề án “Xây dựng khu đô thị
tái định cư” để đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, phục vụ tốt nhất


17

những hộ dân phải di dời tại các dự án. Thành phố yêu cầu các cấp, các
ngành và các địa phương trong quá trình thực hiện cần nghiên cứu, linh
hoạt vận dụng các quy chế, chính sách có lợi nhất cho người dân bị thu hồi
đất. (www.hanoimoi.com.vn)[15]
2.2.2.2. Công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng ở Phú Thọ
“Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc BTGPMB đối với phát triển
đô thị, công tác Bồi thường GPMB luôn luôn được các cấp Uỷ Đảng,
chính quyền quan tâm, tập trung cơng sức chỉ đạo giải quyết. Thành phố đã
thành lập được ban chuyên trách công tác Bồi thường GPMB. Năm 2009
thành phố Việt Trì triển khai Bồi thường GPMB cho 81 dự án (trong đó có
47 dự án chuyển tiếp). Đến nay đã có 25 dự án cơ bản hồn thành và bàn
giao mặt bằng cho chủ đầu tư. Một số dự án trọng điểm đang được tập
trung tiến hành kiểm kê, bồi thường, giải phóng mặt bằng như: Dự án
đường Nguyễn Tất Thành giai đoạn II. đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai;
đường 32C, Quảng trường Hùng Vương. Với sự nỗ lực của các cơ quan
chức năng của thành phố, đến nay đã kiểm kê được 199 ha của trên 6.300
hộ; trình thẩm định được 178 ha, đã phê duyệt phương án bồi thường gần
102 ha của 3.434 hộ với số tiền trên 108 tỷ đồng.
Trong năm, một số chế độ bồi thường được điều chỉnh, bổ sung,
thay đổi theo Nghị định 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ

01/10/2009. UBND tỉnh vừa có Quyết định số 3995/2009/QĐ-UBND ngày
20/11/2009 Ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình
tự thủ tục thực hiện khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh, có hiệu lực
từ ngày 30/11/2009. Vì vậy, các hộ có đất bị thu hồi chưa chấp nhận bồi
thường theo đơn giá cũ, không hợp tác, không cho kiểm kê, một số bộ
phận nhân dân nhận thức về chính sách Bồi thường GPMB còn hạn


×