Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Ngữ Văn THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT LƯƠNG ĐẮC BẰNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN THPT

Họ và tên: Nguyễn Ngọc Anh
Chức vụ : Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ văn

THANH HOÁ, NĂM 2019


MỤC LỤC
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài……………………………………………………………………..1
1. 2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………………………..2
1. 3. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………….....2
1.4. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………….....3
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của SKKN……………………………………………………………..4
2.2. Cơ sở thực tiễn của SKKN…………………………………………………………..4
2.3. Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học ngữ văn THPT………….....5
2.3.1. Trải nghiệm qua hoạt động Ngoại khóa văn học………………………………….5
2.3.2. Trải nghiệm qua hoạt động Sinh hoạt Câu lạc bộ Văn học……………………….12
2.3.3.Trải nghiệm qua hoạt động "Hành trình về miền di sản”………………………….12
2.3.4. Trải nghiệm qua hoạt động gặp gỡ các nghệ nhân dân gian địa phương…………13
2.4. Hiệu quả của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học ngữ văn


THPT…………………………………………………………………………………….15
3.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.…………………………………………………………………………….16
3.2. Kiến nghị…………………………………………………..……………………….16

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
VB

Văn bản

NL

Năng lực

HS

Học sinh

PPDH

Phương pháp dạy học

THPT

Trung học phổ thông

HĐTNST

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo


CT

Chương trình

SGK

Sách giáo khoa

VD

Ví dụ


1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1.

Lí do chọn đề tài
Chương trình giáo dục phổ thông nhằm tạo ra những con người
Việt Nam phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, có những phẩm
chất cao đẹp, có các năng lực chung và phát huy tiềm năng của bản
thân, làm cơ sở cho việc lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời.
Trong chương trình giáo dục THPT, môn Ngữ Văn có vai trò quan
trọng góp phần giáo dục tư tưởng, bồi dưỡng hoàn thiện nhân cách
học sinh. Mỗi bài thơ, bài văn, mỗi tác phẩm văn học trong chương
trình học phổ thông là một bài học đạo đức dành cho học sinh. Môn
Ngữ Văn thực sự là môn học quan trọng giúp học sinh học tốt các
môn học khác và ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống.
Qua thực tế giảng dạy bộ môn Ngữ Văn ở trường THPT chúng tôi
nhận thấy có một thực trạng có một phần lớn học sinh không thích
học môn Văn. Nguyên nhân có nhiều song trước hết có lẽ vì học văn,

dạy văn là một công việc khó. Người dạy, người học trước hết phải
có niềm say mê yêu thích văn chương, có tâm hồn nhạy cảm giàu
cảm xúc, thêm vào đó là vốn tri thức phong phú, vốn Tiếng Việt dồi
dào…Đó là yêu cầu khắt khe mang tính đặc thù của bộ môn. Hơn nữa
xu hướng nghề nghiệp hiện nay rộng mở. Học các ngành khoa học tự
nhiên học sinh dễ chọn trường, chọn nghề đó cũng một trong những
nguyên nhân dẫn tới học sinh thờ ơ với môn Văn. Bên cạnh đó, hình
thức truyền thống lấy thuyết giảng làm chính đã trở nên đơn điệu
không phù hợp với tâm lý của con người hiện đại. Điều này cũng ảnh
hưởng không nhỏ đến hứng thú học tập, khả năng sáng tạo của học
sinh.
Với mục đích nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn, gần đây
trên các diễn đàn, trong các hội nghị, hội thảo đã bàn nhiều đến việc
đổi mới phương pháp dạy học Văn. Mối quan tâm bức xúc của những
người trực tiếp giảng dạy Ngữ Văn ở trường THPT là làm thế nào để
học sinh phát huy được sự chủ động sáng tạo của học sinh, nâng cao
hiệu quả giáo dục thẩm mĩ, khơi gợi niềm say mê hứng thú học tập
môn Văn trong tình hình hiện nay. Góp phần giải quyết thực trạng
trên đây, thiết nghĩ rằng cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy cả
giờ chính khóa lẫn hoạt động ngoại khóa mà trước hết là phải có một
quan niệm đúng về tầm quan trọng, ý nghĩa của hoạt động trải
nghiệm sáng tạo trong dạy học Ngữ Văn.


Vì vậy, từ thực tiễn giảng dạy, tôi mạnh dạn đề xuất sáng kiến : “Tổ chức hoạt
động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Ngữ Văn THPT”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Sau khi ứng dụng sáng kiến vào thực tế giảng dạy, học sinh được tham gia trải nghiệm
các hoạt động sáng tạo trong bộ môn Ngữ văn. Từ đó nâng cao chất lượng học tập bộ
môn cũng như phát huy khả năng sáng tạo, năng lực cảm nhận Văn học của học sinh, góp

phần bồi dưỡng niềm yêu thích bộ môn Văn ở học sinh. Quan trọng nhất, học sinh có
được kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống một cách hiệu quả nhất.
1. 3. Đối tượng nghiên cứu:
Người viết tập trung vào phần đọc hiểu văn bản văn học, chủ yếu là chương trình ngữ
văn lớp 10
Qua đó, người viết hi vọng sẽ cung cấp cho người dạy cách tổ chức hoạt động trải
nghiệm sáng tạo trong dạy học ngữ văn THPT, từ đó có thể áp dụng linh hoạt trong các
giờ dạy khác của chương trình THPT.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp tiếp cận: Hệ thống nội dung cơ bản về hoạt động trải nghiệm sáng tạo
và trình bày một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Ngữ văn


2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của SKKN:
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng
dẫn và tổ chức của nhà giáo, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các
hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội
với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất
nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình. Trải nghiệm sáng tạo
được coi trọng trong từng môn học; đồng thời trong kế hoạch giáo dục cũng có những
hoạt động trải nghiệm sáng tạo riêng, mỗi hoạt động này mang tính tổng hợp của nhiều
lĩnh vực giáo dục, kiến thức, kĩ năng khác nhau.
“Bằng hoạt động trải nghiệm của bản thân, mỗi học sinh vừa là người tham gia,
vừa là người kiến thiết và tổ chức hoạt động cho chính mình nên học sinh không những
biết tích cực hóa bản thân, khám phá bản thân, điều chỉnh bản thân mà còn biết cách tổ
chức hoạt động, tổ chức cuộc sống và biết làm việc có kế hoạch, có trách nhiệm” (Dự
thảo nội dung chương trình giáo dục phổ thông mới). Điều này có ý nghĩa đặc biệt đối
với học sinh ở vùng nông thôn như trường THPT Lương Đắc Bằng với lực học không
đồng đều; nhiều kĩ năng, năng lực còn yếu như : giao tiếp, tổ chức, làm việc nhóm,

không có điều kiện được thăm quan, học tập thực hiện những hoạt động trải nghiệm. Vì
vậy, việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Ngữ Văn có ý nghĩa
quan trọng đối với học sinh.
Hoạt động trải nghiệm trong nhà trường cần được hiểu là hoạt động có động cơ,
có đối tượng để chiếm lĩnh, được tổ chức bằng các việc làm cụ thể của học sinh, được
thực hiện trong thực tế, được sự định hướng, hướng dẫn của nhà trường. Đối tượng để
trải nghiệm nằm trong thực tiễn. Qua trải nghiệm thực tiễn, người học có được kiến


thức, kĩ năng, tình cảm và ý chí nhất định. Sự sáng tạo sẽ có được khi phải giải quyết
các nhiệm vụ thực tiễn phải vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có để giải quyết vấn đề,
ứng dụng trong tình huống mới, không theo chuẩn đã có, hoặc nhận biết được vấn đề
trong các tình huống tương tự, độc lập nhận ra chức năng mới của đối tượng, tìm kiếm
và phân tích được các yếu tố của đối tượng trong các mối tương quan của nó, hay độc
lập tìm kiếm ra giải pháp thay thế và kết hợp được các phương pháp đã biết để đưa ra
hướng giải quyết mới cho một vấn đề.
2.2. Cơ sở thực tiễn:
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường nói chung và trong dạy học
Ngữ văn nói riêng có vai trò vô cùng quan trọng
Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, kế hoạch giáo dục bao gồm các
môn học, chuyên đề học tập (gọi chung là môn học) và hoạt động trải nghiệm sáng tạo;
hoạt động giáo dục (theo nghĩa rộng) bao gồm hoạt động dạy học và hoạt động trải
nghiệm sáng tạo.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo:
* Mục đích chính: Hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí,
tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những năng lực chung cần có ở con người trong xã
hội hiện đại.
* Nội dung:
- Kiến thức thực tiễn gắn bó với đời sống, địa phương, cộng đồng, đất nước, mang tính
tổng hợp nhiều lĩnh vực giáo dục, nhiều môn học; dễ vận dụng vào thực tế.

- Được thiết kế thành các chủ điểm mang tính mở, không yêu cầu mối liên hệ chặt chẽ
giữa các chủ điểm.
* Hình thức tổ chức:
- Đa dạng, phong phú, mềm dẻo, linh hoạt, mở về không gian, thời gian, quy mô, đối
tượng và số lượng...
- Học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm
- Có nhiều lực lượng tham gia chỉ đạo, tổ chức các hoạt động trải nghiệm với các mức
độ khác nhau (giáo viên, phụ huynh, nhà hoạt động xã hội, chính quyền, doanh
nghiệp,...).
*Tương tác, phương pháp:
- Đa chiều
- Học sinh tự hoạt động, trải nghiệm là chính.
*Kiểm tra, đánh giá:
- Nhấn mạnh đến kinh nghiệm, năng lực thực hiện, tính trải nghiệm.
- Theo những yêu cầu riêng, mang tính cá biệt hóa, phân hóa
- Thường đánh giá kết quả đạt được bằng nhận xét.
Trong các môn học, Ngữ văn là môn học giữ vị trí quan trọng trong chương trình
đào tạo bậc trung học phổ thông. HĐTNST giúp học sinh chinh phục kho tàng tri thức
một cách hiệu quả, nắm bắt được những giá trị tinh thần quý giá nhất trong đời sống


tinh thần của con người bằng chính những hoạt động của các em. Từ đó, hình thành,
phát triển cho người học những giá trị sống, cũng như năng lực cần thiết như: bồi
dưỡng năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, khả năng sáng tạo, năng lực thẩm
mỹ, giao tiếp, hợp tác cho học sinh. Học sinh được bồi dưỡng thái độ tôn trọng các giá
trị văn hóa của dân tộc, biết yêu thương con người, có sự rung cảm trước tác phẩm văn
học.
2. 3. Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Ngữ văn THPT
Sáng kiến : “Đẩy mạnh hoạt độngtrải nghiệm sáng tạo trong dạy học Ngữ Văn
THPT” được chúng tôi tiến hành tại trường THPT Lương Đắc Bằng và được hiện thực

hóa trong quá trình giảng dạy môn Ngữ Văn do tôi giảng dạy. Vì vậy, tôi đã thực hiện
các bước để hiện thực hóa sáng kiến qua một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong
dạy học Ngữ văn, góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giảng
dạy và học tập bộ môn như sau:
2.3.1. Trải nghiệm qua hoạt động Ngoại khóa văn học:
Ngoại khóa về Văn học dân gian trong chương trình Ngữ Văn 10 ( trong đó có
thể tổ chức hoạt động ngoại khóa về văn học dân gian như: truyện cổ dân gian, ngoại
khóa về thơ ca dân gian, ngoại khóa về sân khấu dân gian); ngoại khóa về thơ Mới
1930 – 1945 trong chương trình Ngữ Văn 11, ngoại khóa về văn xuôi Việt nam giai
đoạn 1930 – 1945 trong chương trình Ngữ Văn 11, ngoại khóa về hình tượng người
lính trong văn học 1945 – 1975, ngoại khoá về hình tượng người mẹ trong chương
trình Ngữ Văn 12...
Có thể đơn cử một ví dụ về việc tổ chức hoạt động ngoại khoá Văn học dân gian
trong chương trình Ngữ Văn 10 như sau:
Một bộ phận văn học rất quan trọng được đưa vào đầu chương trình lớp 10, đó
chính là văn học dân gian. Văn học dân gian được ví như bầu sữa tinh thần nuôi dưỡng
tâm hồn người học. Học sinh tìm hiểu văn học dân gian không chỉ khám phá được cái
hay, cái đẹp của sáng tác nghệ thuật ngôn từ, mà còn mở rộng vốn hiểu biết về văn hóa
xã hội, phong tục tập quán, nếp sinh hoạt dân gian của dân tộc. Tuy nhiên, với đặc thù
riêng của bộ phận văn học dân gian, những sáng tác có khoảng cách xa so với thực tại,
chứa đựng những tư duy, những quan niệm thẩm mỹ của người xưa là những khó khăn
lớn đối với người học hiện nay. HĐTNST chính là một trong những chìa khóa giúp
giáo viên đưa học sinh trở về cội nguồn, hòa mình vào không gian văn hóa của những
ngày đầu dựng nước, những năm tháng giữ nước và nhiều miền quê trên mọi miền tổ
quốc. Chủ đề được biên soạn dựa trên nội dung các bài học cụ thể trong sách giáo khoa
Ngữ văn 10 bao gồm các bài học văn học dân gian như: Chiến thắng Mtao
Mxay (trích sử thi Đăm Săn); Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy;
Tấm Cám; Nhưng nó phải bằng hai mày; Tam đại con gà; Ca dao than thân, yêu
thương, tình nghĩa; Ca dao hài hước; Lời tiễn dặn (trích truyện thơ Tiễn dặn người
yêu)...



Để những kiến thức của phần văn học dân gian trở nên sống động, dễ cảm nhận
và tiếp thu giáo viên có thể tổ chức bằng hình thức sân khấu hoá với các đội chơi từ các
tổ với những tên gọi như Cô Tấm, Đăm Săn.
Nội dung chương trình gồm có:
1. Màn chào hỏi: Các đội thi giới thiệu về đội mình: các thành viên, ý nghĩa tên
đội, mục tiêu đến với ngoại khoá…
2. Phần thi khởi động: Mỗi đội thi lần lượt chọn một bộ câu hỏi gồm 10 câu có
liên quan đến nội dung các tác phẩm đã học
3. Phần thi tăng tốc: Dưới dạng đuổi hình bắt chữ (nhìn hình đoán tên tác phẩm
văn học, hoặc điền những từ thiếu vào chỗ trống…)
4. Phần thi dành cho khán giả: Với những hình thức như thi đọc ca dao, thi đọc
những câu tục ngữ, hát dân ca, sáng tác ca dao theo mô tip…
Khối lớp 10 do tôi phụ trách đã có buổi ngoại khóa văn học dân gian khá thành
công, tôi xin được trình bày để đồng nghiệp tham khảo:
Nội dung chương trình ngoại khoá Văn học dân gian
"Văn học dân gian là cội nguồn, là bầu sữa mẹ nuôi dưỡng tâm hồn dân tộc Việt
Nam". Đến với văn học dân gian Việt Nam, chúng ta không chỉ khám phá được cái hay,
cái đẹp của sáng tác nghệ thuật ngôn từ, mà còn thu thập được vốn hiểu biết về văn hóa
xã hội, phong tục tập quán, nếp sinh hoạt dân gian của dân tộc ta.
1. Màn chào hỏi của hai đội Cô Tấm và Đăm Săn
Hai đội thi lần lượt giới thiệu về đội của mình: tên thành viên tham gia, ý nghĩa của tên
đội, phương châm tham gia hội thi
2. Phần thi 1: Khởi động
- Hai đội thi tìm hiểu về kiến thức văn học
- Mỗi đội lần lượt chọn 01 bộ câu hỏi gồm 10 câu .
- Thời gian trả lời cho mỗi câu hỏi là 5s.
- Mỗi câu đúng được 3 điểm.
Bộ câu hỏi số 1:

Câu 1: Văn học dân gian Việt Nam gồm có bao nhiêu thể loại?
A. 8
B. 10
C. 12
D.14
Câu 2. Hình ảnh “bến” trong ca dao thường tượng trưng cho điều gì?
A. Người đi
B. Kẻ ở.
C. Người về.
D. Tình yêu.
Câu 3. Dòng nào sau đây nói lên kết cấu độc đáo của truyền thuyết “An Dương Vương
và Mị Châu Trọng Thủy”?
A. Bi kịch cá nhân lồng vào bi kịch gia đình.
B. Bi kịch gia đình lồng vào bi kịch đất nước.
C. Bi kịch cá nhân lồng vào bi kịch đất nước.
D. Bi kịch tình yêu lồng vào bi kịch cha con.
Câu 4. Thủ pháp nghệ thuật gây cười trong truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày” là
gì?


A. Chơi chữ.
B . Nói quá.
C. Ẩn dụ. D. Nói giảm, nói tránh.
Câu 5. Trong các tác phẩm sau, tác phẩm nào không thuộc thể loại sử thi?
A. Đẻ đất, đẻ nước
B. Đăm săn
C. Tiễn dặn người yêu
D. Ramayana
Câu 6. Câu tục ngữ nào phù hợp với nội dung truyện “Tam đại con gà”?
A. Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.

B. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.
C. Tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại
D. Xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ.
Câu 7. Truyện cười xuất hiện khi nào?
A. Khi xã hội có chiến tranh.
B. Khi xã hội suy thoái.
C. Khi xã hội cường thịnh
D. Khi xã hội ấm no , hạnh phúc.
Câu 8: Ca dao không có đặc điểm nghệ thuật nào?
A. Miêu tả nhân vật với tính cách đa dạng, phức tạp.
B. Sử dụng phong phú phép điệp
C. Sử dụng lối nói so sánh, ẩn dụ
D. Diễn tả tâm tư, tình cảm của con người
Câu 9: Truyện thơ khác với truyện cổ tích ở điểm nào?
A. Thể hiện niềm thương cảm trước số phân những con người nhỏ bé, bất hạnh.
B. Bày tỏ sự phản kháng đối với cái xấu, cái ác.
C. Thể hiện ước mơ và khát vọng hạnh phúc
D. Kết hợp giữa tự sự và trữ tình, vừa phản ánh hiện thực vừa miêu tả thế giới tâm tư
tình cảm sâu kín của con người.
Câu 10: Tục ngữ không thể hiện điều gì?
A. Trí tuệ dân gian
B. Tiếng nói trữ tình dân gian
C. Triết lí dân gian
D. Tri thức bách khoa dân gian
Bộ câu hỏi số 2:
Câu 1. Ca dao thường sử dụng thể thơ nào trong các thể thơ sau?
A. Lục bát.
B. Ngũ ngôn.
C . Song thất lục bát.
D. Thất ngôn.

Câu 2. Ca dao than thân thường mở đầu bằng cụm từ “thân em…” . “Thân” có nghĩa là
gì?
A. Thân thể. B. Thân cận.
C. Thân phận.
D. Thân nhân.
Câu 3. Sử thi “Đăm săn” miêu tả hành động của Đăm Săn bằng những thủ pháp nghệ
thuật cơ bản nào?
A. Ẩn dụ, so sánh.
B. Tả thực, ẩn dụ.
C. Tả thực, phóng đại.
D. So sánh, phóng đại.
Câu 4. Trong truyện “Tấm Cám”, vật nào sau đây được coi là dấu hiệu kết nối nhân
duyên giữa nhà vua với Tấm?


A. Con cá bống và miếng trầu.
B. Quả thị và miếng trầu.
C. Chiếc giày và miếng trầu.
D. Chim vàng anh và miếng trầu.
Câu 5. Truyền thuyết “ An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy” xuất hiện lần đầu
tiên trong tác phẩm nào?
A. Việt Điện U linh
B. Đại Việt sử kí toàn thư.
C. Lĩnh Nam chích quái.
D. Đại Việt sử kí.
Câu 6. Đặc trưng quan trọng của cổ tích thần kì là sự tham gia của các yếu tố?
A .Thần kì.
B . Bất ngờ.
C. Hấp dẫn. D. Độc đáo.
Câu 7. Ý nghĩa quan trọng nhất của truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu –

Trong Thủy” là gì?
A. Tình cảm cha con.
B. Tình nghĩa vợ chồng.
C. Bài học dựng nước.
D. Bài học giữ nước.
Câu 8: Vật gì làm bằng chứng thuyết phục nàng Pê-nê-lốp công nhận Uy-lít-xơ là
chồng mình?
A. Vết sẹo ở chân Uy-lít-xơ
B. Chiếc cung tên mà chỉ có Uy-lít- xơ mới giương nổi dây cung
C. Chiếc giường
D. Tấm vải “ngày dệt đêm tháo”.
Câu 9: Hình ảnh ngọc trai- giếng nước trong Truyện An Dương Vương và Mị ChâuTrọng Thuỷ có ý nghĩa gì?
A. Ngợi ca tình yêu chung thuỷ.
B. Biểu trưng cho mối oan tình được hoá giải.
C. Ngợi ca sự hi sinh cao cả vì tình yêu.
D. Biểu trưng cho một bi kịch tình yêu.
Câu 10: Vật gì không được ví làm chiếc cầu trong ca dao?
A. Dải yếm.
B. Cành bằng lăng
C. Cành hồng
D. Ngọn mồng tơi
3. Phần thi 2: Tăng tốc (Đuổi hình bắt chữ)
- Nhìn hình đoán tên tác phẩm văn học.
- Dùng cờ hiệu để giành quyền trả lời.
- Mỗi câu đúng được: 3 đ
Hình 1

-> Tam đại con gà



Hình 2

-> Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thuỷ
Hình 3

-> Dẫn cưới – Thách cưới (Ca dao hài hước)
Hình 4

-> Nhưng nó phải bằng hai mày (Truyện cười dân gian)

Hình 5


-> Khăn thương nhớ ai (Ca dao yêu thương tình nghĩa)
Hình 6

? Hình ảnh này gợi cho em nhớ đến câu ca dao nào
-> Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi
4. Phần thi 3: Về đích
Phần thi gồm 4 câu hỏi với 3 dữ kiện theo độ khó giảm dần.
- Trả lời đúng ở dữ kiện 1, được 30 điểm.
- Trả lời đúng ở dữ kiện 2, được 20 điểm;
- Trả lời đúng ở dữ kiện 3, được 10 điểm.
Câu 1. Đây là nhân vật nào?
a. Nhân vật là một người anh hùng.
b. Khát vọng của chàng là xây dựng một cộng đồng hùng mạnh, giàu có.
c. Chàng đã dũng cảm chiến đấu với kẻ thù để bảo vệ danh dự, bảo vệ cuộc sống gia
đình và sự bình yên của bộ tộc.
Đáp án: Đăm-Săn

Câu 2. Đây là bài ca dao nào?
a. Nhân vật chính của bài ca dao là một cô gái
b. Cô có cách thể hiện tình yêu vừa táo bạo, vừa nữ tính.
c. Cô khao khát rút ngắn khoảng cách trong tình yêu, mong chờ người yêu đến với
mình.
Đáp án: Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi


Câu 3. Đây là truyện cổ tích nào?
a. Truyện ca ngợi nghĩa tình chung thuỷ, sắt son của con người.
b. Truyện có ba nhân vật chính: người anh, người em và người vợ.
c. Kết thúc truyện là sự hoá thân của cả ba nhân vật.
Đáp án: Truyện cổ tích Trầu cau
4. Đây là câu tục ngữ nào?
a. Thuộc chủ đề: công lao- hưởng thụ
b. Đề cao tính siêng năng, kiên trì bền bỉ của con người.
c. Câu tục ngữ khuyên con người: việc gì đòi hỏi nhiều công sức đến mấy nếu có lòng
kiên trì bền bỉ nhất định sẽ làm được.
Đáp án: Có công mài sắt, có ngày nên kim
Phần thi dành cho khán giả

? Hình ảnh trên gợi cho em nhớ đến câu tục ngữ nào
Đáp án: Ếch ngồi đáy giếng
? Hình ảnh dưới đây gợi cho em nhớ đến câu tục ngữ nào

5. Tổng kết, trao giải


Với những nội dung trên, thực sự những kiến thức VHDG trở nên gần gũi, đọng lại

ấn tượng lâu bền trong trí nhớ của học sinh.
2.3.2. Trải nghiệm qua hoạt động Sinh hoạt Câu lạc bộ Văn học
Đây là hoạt động bổ ích dành cho học sinh trong dạy học Ngữ Văn. Sinh hoạt
câu lạc bộ có thể tổ chức trong qui mô từng lớp, từng khối, toàn trường hoặc một bộ
phận học sinh yêu văn học, có hứng thú đặc biệt với môn Ngữ Văn. Ở từng đối tượng
thì hình thức sinh hoạt cũng sẽ khác nhau. Ví dụ, tổ chức cho một nhóm học sinh học
tốt môn Văn giáo viên có thể lựa chọn chủ đề sâu, khó để khắc sâu kiến thức cho học
sinh, bồi dưỡng tình cảm thẫm mỹ nơi các em. Như thi bình ca dao với những hình
ảnh hay, đặc sắc, sáng tạo. Bình thơ của Hồ Chí Minh hoặc thơ ca về Bác với chủ đề
"Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn"… Đây là cách giáo viên phát hiện, bồi dưỡng học
sinh có năng khiếu văn học.
Đối với sinh hoạt câu lạc bộ cấp trường, giáo viên có thể tổ chức dưới hình thức: biểu
diễn các tác phẩm văn học dân gian như: Tấm Cám; Truyện An Dương Vương và Mỵ
Châu, Trọng Thủy; Chiến thắng Mtao Mxay... bằng cách sân khấu hóa. Học sinh sẽ thể
hiện năng lực diễn xuất, khả năng nói trước đám đông và thể hiện sự ghi nhớ nội dung
tác phẩm, làm sống lại tác phẩm văn học dân gian trong môi trường hiện đại. Thông
qua các hình thức trình diễn bằng lời, học sinh sẽ làm sáng lên vẻ đẹp độc đáo của văn
học dân gian, đồng thời có cơ hội hiểu sâu hơn về những giá trị văn hóa của quê hương,
đất nước...
Sinh hoạt câu lạc bộ Văn học cần theo định kì như mỗi tháng một lần hoặc theo
quý với nội dung phong phú, đa dạng như: Sáng tác thơ, văn; phân tích, bình giảng các
tác phẩm hay, hình tượng hay như hình tượng người mẹ, người lính…Kết thúc buổi
sinh hoạt cần đề ra nội dung cho buổi tiếp theo để học sinh có sự chuẩn bị kĩ lưỡng.
Một điều quan trọng là tuỳ từng khối, lớp mà giáo viên xây dựng nội dung phù hợp.
2.3.3.Trải nghiệm qua hoạt động "Hành trình về miền di sản”:
Tổ chức cho học sinh thăm quan, du lịch các địa danh, di tích lịch sử, khu lưu
niệm liên quan đến các tác giả, tác phẩm trong chương trình THPT như: khu di tích
quốc gia đặc biệt Nguyễn Du tại xã Tiên Điền, Nghị Xuân, Hà Tĩnh kết hợp với thăm
quan khu di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc và về thăm quê Bác làng Sen hay tham dự
hội Lim, hội Gióng… Điều này có ý nghĩa vô cùng đối với học sinh THPT, đặc biệt là

học sinh vùng nông thôn như trường THPT Lương Đắc Bằng. Các em ít có điều kiện
thăm quan, du lịch các địa danh, di tích lịch sử, khu lưu niệm liên quan đến các tác giả,
tác phẩm trong chương trình THPT. Việc học thông qua hoạt động trải nghiệm này thực
sự bổ ích bởi các em không chỉ được biết thêm về các tác giả, tác phẩm mà còn được
trải nghiệm ở nhiều vùng đất, vùng văn hoá khác nhau. Từ đó mở rộng tầm mắt cũng
như sự hiểu biết. Để tổ chức hoạt động này cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa nhà
trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp, của trường, của giáo viên chủ nhiệm.
Có thể tổ chức hoạt động này như một phần thưởng cho học sinh có nhiều cố gắng
trong học tập, rèn luyện sau mỗi đợt thi đua, sau mỗi năm học hoặc cho các lớp có nhu


cầu. Bởi mỗi chuyến đi là một trải nghiệm cuộc sống thú vị và “đi một ngày đàng, học
một sàng khôn”.
2.3.4. Trải nghiệm qua hoạt động gặp gỡ các nghệ nhân dân gian địa phương.
Thông qua hoạt động trải nghiệm này học sinh sẽ được tìm hiểu về cội nguồn
văn hoá, văn học dân gian- nơi các em sinh ra và lớn lên thông qua ca dao tục ngữ để
từ đó các em thấy được sự đa dạng, phong phú trong vốn văn hoá, văn học dân tộc
mình từ đó thêm trân trọng, yêu quý quê hương, .
Để hoạt động này có hiệu quả, giáo viên phải là người kết nối với các nghệ nhân
dân gian bằng cách gặp gỡ, chuyện trò và thu xếp thời gian để học sinh được chuyện
trò với các nghệ nhân trong đó có nghệ nhân Mo Mường, hát sắc bùa (Ngọc Lạc, Bá
Thước), nghệ nhân Khặp Thái, khua luống (Thường Xuân, Quan Hóa, Mường Lát),
nghệ nhân hò sông nước, hò biển, hát chèo, hát tuồng (Hoằng Hóa, Tĩnh Gia..).
Trong các chuyến đi trải nghiệm đầy thú vị ấy, chúng tôi đã được lắng nghe những câu
ca dao tục ngữ Mường phong phú, đa dạng mà trước hết là những câu nói về các địa
danh, vùng đất và đặc sản nổi tiếng của xứ Mường như:
- Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động.
- Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui, ngày lui, tháng tới.
- Măng cuốc núi Chù
Ăn ngon hơn thịt trâu xóm Bả

- Rau tớn mường Kha,
Ăn ngon hơn thị gà xóm Mận.
- Rau mẹ mường Khang
Ăn ngon hơn cá pạng sông Bờ
- Rau đắng Bưa Cà,
Ngon hơn thịt gà Bái Thiện.
Thầy trò chúng tôi còn được xem những trích đoạn tuồng cổ gồm: vở Triệu Trinh
Nương đề cờ, Triệu Tử tuần giang, Đổng Lân qua đèo, Châu Long dệt gấm và Đô
thống Đại tướng quân Lê Phụng Hiểu do các nghệ nhân quen biết ở làng Quì Chửhuyện Hoằng Hóa trình diễn.
Đường về quê lúa hôm nay
Nghe lòng xao xuyến đắm say bồi hồi
Quê em có từ bao đời
Phượng Mao em đó là nơi hát chèo...


Đó là những làn điệu chèo xã Hoằng Phượng, huyện Hoằng Hóa, để chúng tôi được
đắm mình trong nền văn hóa truyền thống của quê hương, để các học trò tránh xa
không gian sống ảo trên mạng xã hội..
Biển từ lâu đời đã gắn bó với người Việt cổ xứ Thanh, biển cũng là nơi gắn bó
với hầu hết học sinh trường THPT Lương Đắc Bằng. Sống trong môi trường biển,
những cư dân biển tỉnh Thanh qua nhiều thế hệ đã sáng tạo và lưu giữ nhiều di sản văn
hóa truyền thống có giá trị mang đậm dấu ấn biển khơi.Trong kho tàng di sản văn hóa
ấy, ta bắt gặp truyền thuyết về Mai An Tiêm với quả Dưa đỏ thời Hùng Vương đã bắt
đảo hoang dâng cho con người sự sống. An Dương Vương trong thế cùng phải rời bỏ
thành Cổ Loa cùng con gái Mỵ Nương chạy tới mảnh đất tận cùng đảo Nghi Sơn và
được Thần Kim Quy rẽ sóng nước đi vào lòng đại dương sâu thẳm. Thần Độc Cước,
một nửa người theo những người dân chài đánh cá ngoài khơi, một nửa ở lại đất liền
cùng người dân cày cấy, gieo trồng cây trái, chống lại bọn qủy biển. Hệ thống truyền
thuyết ở miền biển tỉnh Thanh còn lưu truyền lại nhiều câu chuyện về ông Lau, ông
Nưa, ông Tần... ông Cõng đá, ông Khổng lồ gánh đất lấn biển để mở mang đồng ruộng.

Ông quảy núi, sắp đặt nên các đảo Mê, đảo Nẹ, Hòn Bò, Hòn Bảng, núi Linh Trường...
ở vùng biển Tĩnh Gia, Hoằng Hóa, Hậu Lộc. Bà Triều dạy dân dệt xăm xúc để cho
“lưới dài, chài rộng” mỗi chuyến ra khơi trở về “cá đổ chan chan”, mọi nhà no ấm.Ca
dao làng biển phản ánh tâm hồn tình cảm và những bài ca lao động vất vả nhọc nhằn
của cư dân với môi trường biển đầy sóng và gió nhưng vẫn lạc quan bát ngát tình đời.
Với thế đứng trước biển đã hình thành cho họ tính cách: Khảng khái, thẳng thắn, phóng
khoáng, “ăn sóng nói gió”, “có cứng mới đứng đầu gió”.Ngư dân coi biển là nguồn
sống cho họ cơm no áo ấm: “Bao giờ cho đến tháng mười/ Bát cơm đầy cười, con cá
bắc ngang”; biển khơi là mẹ, cánh buồm là cha nuôi lớn tâm hồn và khí phách của họ.
Trước cảnh sắc biển trời của quê hương tươi đẹp, người dân làng biển xúc động và cảm
tác: “Làng ta phong cảnh hữu tình/ Gió yên biển lặng có mình, có ta/ Lặng thì hôm sớm
vào ra/ Con thuyền, tay lái có ta có mình”. Họ tự hào về sự tài ba, đảm đang công việc
vẹn toàn của trai thanh, gái lịch đã thành mỹ tục: “Trai làng vào lộng ra khơi/ Gái làng
chợ búa muôn nơi đã từng/ Trai thời ra bể, vào sông/ Gái thời chăm chỉ lo trông cửa
nhà”...Dân ca làng biển được thể hiện trong Hát Khúc, phản ánh nghề nghiệp của cư
dân nơi cuối sông đầu bể: “Ngồi buồn chặt thép uốn câu/ Đốn cần xe nhợ gọt dao mắc
mồi/ Trải chiếu ra ngồi/ Bờ sông đủng đỉnh/ Là chốn thanh nhàn/ Là chốn ngao du/ Cá
vược cá thu nghe mồi tìm lại/ Cá ở dưới bãi cá trắng như bông/ Anh trông xuống sông,
buồn rung gió thổi/ Kẻ lặn người lội, kẻ chắng người đăng...”.
Qua một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trên sẽ giúp cho học sinh hiểu được
ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm sáng tạo từ đó sẽ tích cực hóa bản thân, khám phá
bản thân, điều chỉnh bản thân và biết cách tổ chức hoạt động, tổ chức cuộc sống và biết
làm việc có kế hoạch, có trách nhiệm.


2.4. Hiệu quả của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn
ngữ văn THPT
2.4.1.Nhận xét chung:
Sáng kiến : “Tổ chức hoạt độngtrải nghiệm sáng tạo trong dạy học Ngữ Văn
THPT” sẽ góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng trong quá trình giảng dạy môn Ngữ

Văn. Qua sáng kiến này bản thân tôi nhận thấy hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong
dạy học Ngữ Văn còn tích hợp liên môn với các bộ môn khác như: Lịch Sử, Địa lí…từ
đó không chỉ góp phần nâng cao khả năng tư duy, tăng cường khả năng sáng tạo trong
học tập kích thích lòng ham muốn tìm tòi khám phá những kiến thức mới mà còn góp
phần hoàn thiện khả năng chuyên môn, kĩ năng sư phạm của người thầy trong quá trình
chuẩn bị và đồng hành cùng học trò khám phá tri thức mới.
Sáng kiến : “Tổ chức hoạt độngtrải nghiệm sáng tạo trong dạy học Ngữ Văn
THPT” áp dụng được không chỉ trong chương trình Ngữ Văn 10 mà còn có thể áp
dụng trong việc dạy học Ngữ Văn ở các khối lớp khác nhau trong nhà trường với
những nội dung phong phú, đa dạng.
2.4.2. Kết quả thực nghiệm cụ thể :
Trước khi áp dụng phương pháp trên:
Lớp Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
Số HS % Số HS % Số HS % Số HS % Số HS %
10A4 49
1
2
10 20
30 60
8
18
0
0
10A10 46
0

0
16 35
20 43 10 22
0
0
10A11 45
0
0
8
18
29 64
7
16
1
2
Sau khi áp dụng phương pháp trên
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
Số HS % Số HS % Số HS % Số HS % Số HS %
10A4
49
7
14 32 66
10
20

0
0
0
0
10A10
46
5
11 26 56
12
26
3
7
0
0
10A11
45
4
9
21 51
18
36
2
4
0
0

3.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Với những điều đã trình bày ở trên, sáng kiến : « Tổ chức hoạt động trải nghiệm
sáng tạo trong dạy học Ngữ Văn » đã góp phần cải thiện thực trạng ngại học Văn của

học sinh. Thiết nghĩ rằng Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Ngữ Văn là


hoạt động chuyên môn bổ ích, lý thú và có tính ứng dụng cao. Hoạt động trên cần
được các nhà trường tiếp tục đẩy mạnh để nâng cao chất lượng giáo dục góp phần quan
trong vào việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn.
2. Đề xuất
Để những hoạt động trải nghiệm sáng tạo đạt được hiệu quả thiết thực cần có sự
cố gắng, lòng nhiệt tình, tâm huyết, sự sáng tạo của giáo viên. Tổ chức hoạt động trải
nghiệm sáng tạo là một công việc vừa có ý nghĩa thực tiễn vừa có ý nghĩa khoa học.
Tuy nhiên để tổ chức tốt hoạt động này cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về khâu tổ
chức và nghiên cứu kĩ về chương trình. Giáo viên phải là người định hướng cho học
sinh, cố vấn cho học sinh và học sinh được tham gia các hoạt động trải nghiệm. Đồng
thời, các nhà trường cũng cần tạo điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất để các hoạt động
có chất lượng. Từ đó thiết thực góp phần nâng cao, đổi mới chất lượng dạy và học.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị:

Thanh Hóa, ngày 27 tháng 5 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.

Nguyễn Ngọc Anh

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Lê A, Nguyễn Thu Hòa , Phạm Thị Huệ , Đỗ Nguyên Thương, Nguyễn Thị
Tỵ, Kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kỳ môn Ngữ văn lớp 11, tập 1 NXB Giáo
dục, 2008.

2. Nguyễn Văn Bính, Nguyễn Đức Khuông, Tạ Thị Thanh Hà, Tìm hiểu tác
phẩm Văn học Ngữ văn 12 qua hệ thống câu hỏi, NXB Giáo dục, 2009.
3. Phan Trọng Luận, Phương pháp dạy Văn, NXB Đại học Quốc gia, năm 1996.
4. Nguyễn Đức Khuông, Tạ Thị Thanh Hà, Đoàn Kim Nhung, Hoàng Thị Minh
Thảo, Bài tập trắc nghiệm và tự luận Ngữ văn 10, NXB Giáo dục, 2008.
5. Phan Trọng Luận (Chủ biên), Lã Nhâm Thìn, Bùi Minh Toán, Lê A, Lê
Nguyên Cẩn, Đoàn Lê Giang, Nguyễn Thị Bích Hải, Phan Thị Thu Hiền, Nguyễn Thái
Hòa, Đỗ Kim Hồi, Nguyễn Xuân Lạc, Đặng Ngọc Lệ, Trần Đức Ngôn, Lê Trường
Phát, Vũ Dương Quỹ, Trần Nho Thìn, Ngữ Văn 10, tập 1, NXB Giáo dục, 2014.
6. Phan Trọng Luận (Chủ biên), Lã Nhâm Thìn, Bùi Minh Toán, Lê A, Lê
Nguyên Cẩn, Đoàn Lê Giang, Nguyễn Thị Bích Hải, Phan Thị Thu Hiền, Nguyễn Thái
Hòa, Đỗ Kim Hồi, Nguyễn Xuân Lạc, Đặng Ngọc Lệ, Trần Đức Ngôn, Lê Trường
Phát, Vũ Dương Quỹ, Trần Nho Thìn, Ngữ Văn 10, tập 2, NXB Giáo dục, 2014.
7. Phan Trọng Luận(Chủ biên), Lê A, Lê Nguyên Cẩn, Nguyễn Thị Bích Hải, Đỗ
Kim Hồi, Nguyễn Xuân Lạc, Lê Trường Phát, Vũ Dương Quỹ, Lã Nhâm Thìn, Trần
Nho Thìn, Bùi Minh Toán, Bài tập Ngữ văn 10, tập 1 NXB Giáo dục, 2014.
8. Phan Trọng Luận (Chủ biên), Lã Nhâm Thìn, Trần Đăng Suyền, Bùi Minh
Toán, Lê A, Lê Nguyên Cẩn, Nguyễn Thái Hòa, Đỗ Kim Hồi, Nguyễn Xuân
Nam, Đoàn Đức Phương, Vũ Dương Quỹ, Trần Nho Thìn, Trịnh Thị Thu Tiết, Hà Bình
Trị, Đoàn Thị Thu Vân , Ngữ Văn 11, NXB Giáo dục, 2014.
9. Phan Trọng Luận, Trần Đăng Suyền, Bùi Minh Toán, Lê A, Lê Nguyên
Cẩn, Đặng Anh Đào, Nguyễn Thị Ngân Hoa,Nguyễn Thái Hòa, Đỗ Kim Hồi, Nguyễn
Xuân Nam, Đoàn Đức Phương, Nguyễn Phượng, Vũ Dương Quỹ Ngữ văn 12, tập 1,
NXB Giáo dục, 2008
10. Phan Trọng Luận, Trần Đăng Suyền, Bùi Minh Toán, Lê A, Đặng Anh
Đào, Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Thị Ngân Hoa,Nguyễn Thái Hòa, Đỗ Kim Hồi, Nguyễn
Xuân Nam, Đoàn Đức Phương, Nguyễn Phượng, Vũ Dương Quỹ, Đặng Đức
Siêu,Lương Duy Thứ, Ngữ văn 12, tập 2 ,NXB Giáo dục, 2008
11. Văn Thị Mai, Nguyễn Đức Khuông, Nguyễn Thu Hà, Tìm hiểu tác phẩm
Văn học Ngữ văn 11 qua hệ thống câu hỏi, NXB Giáo dục, 2009.

12. Nguyễn Thị Đan Quế, Nguyễn Kiều Tâm, Những lời bình về tác giả, tác
phẩm Ngữ văn 12, NXB Giáo dục, 2010.


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
___________________________

Họ và tên tác giả: Nguyễn Ngọc Anh
Chức vụ và đơn vị công tác: giáo viên trường THPT Lương Đắc Bằng
TT

Tên đề tài SKKN

1 Thiết kế bài giảng đoạn trích
trong Những cuộc phiêu lưu của
Tom Shawyer của Mark Twain
2 Nhìn nhận những bài ca dao trong
văn 10 dưới góc độ thi pháp
3 Dạy truyện thơ các dân tộc thiểu
số trong nhà trường phổ thông
dưới ánh sáng thi pháp thể loại
4 Xây dựng câu hỏi thảo luận nhóm
cho giờ đọc hiểu văn bản văn học
Việt Nam trong chương trình Ngữ
văn 10
5 Áp dụng phương pháp Xêmina
trong giờ đọc hiểu văn bản văn học

trường THPT theo hướng tích hợp
liên môn
6 Dạy học kí(tùy bút) theo hướng
tích hợp liên môn gắn với giáo dục
bảo vệ môi trường
7 Dạy học ca dao trong chương
trình Ngữ văn 10 theo định
hướng phát triển năng lực học sinh

Cấp đánh giá
xếp loại

Kết quả đánh
giá xếp loại

Năm học đánh
giá xếp loại

Sở GD&ĐT

C

2001-2002

Sở GD&ĐT

B

2002- 2003


Sở GD&ĐT

C

2005- 2006

Sở GD&ĐT

B

2007- 2008

Sở GD&ĐT


B

2015- 2016

Sở GD&ĐT

C

2016- 2017

Sở GD&ĐT

C

2017-2018




×