Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực quản lý chất lượng bảo trì công trình thủy lợi của công ty TNHH MTV thủy nông bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 96 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả
nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một
nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào.Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được
thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.

Tác giả luận văn

Nguyễn Xuân Bính

i


LỜI CÁM ƠN
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Xây dựng với đề tài: “Nghiên cứu giải pháp
nâng cao năng lực quản lý chất lượng bảo trì công trình Thủy lợi của Công ty TNHH
MTV Thủy nông Bắc Kạn” được hoàn thành với sự giúp đỡ của Phòng Đào tạo Đại
học và Sau Đại học, Khoa Công trình - Trường Đại học Thủy lợi, cùng các thầy cô
giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Học viên xin gửi lời cám ơn chân thành đến Lãnh đạo Công ty TNHH MTV Thủy
nông Bắc Kạn cùng các thầy cô trường Đại học Thuỷ lợi đã hết lòng giúp đỡ cho học
viên hoàn thành Luận văn.
Đặc biệt, học viên xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến PGS.TS. Lê Văn Hùng đã trực tiếp
hướng dẫn, giúp đỡ tận tình cho học viên trong quá trình thực hiện Luận văn này.

Tác giả luận văn

Nguyễn Xuân Bính

ii



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH.....................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. viii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC BẢO TRÌ VÀ QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG BẢO TRÌ ........................................................................................................5
1.1 Khái quát về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng .............................. 5
1.1.1 Khái lược về chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm .....................................5
1.1.2 Khái lược về bảo trì công trình xây dựng ............................................................... 8
1.1.3 Đặc điểm của bảo trì công trình xây dựng .............................................................. 8
1.1.4 Nội dung của bảo trì công trình xây dựng .............................................................. 9
1.2 Quản lý chất lượng bảo trì công trình xây dựng ......................................................12
1.2.1 Tầm quan trọng của quản lý chất lượng bảo trì công trình xây dựng ..................12
1.2.2 Thành tựu phát triển trong xây dựng công trình thủy lợi .....................................14
1.2.3 Thực trạng chung về công tác quản lý chất lượng bảo trì công trình thủy lợi .....15
Kết luận Chương 1.........................................................................................................16
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG VÀ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG ..............................................17
2.1 Hệ thống các văn bản pháp quy trong quản lý chất lượng bảo trì công trình xây
dựng ở Việt Nam ...........................................................................................................17
2.1.1 Hệ thống văn bản pháp quy về quản lý chất lượng bảo trì công trình xây dựng
qua các thời kỳ ...............................................................................................................17
2.1.2 Một số tồn tại trong hệ thống văn bản pháp quy hiện hành về quản lý chất lượng
trong bảo trì công trình xây dựng ..................................................................................19
2.2 Nội dung công tác quản lý chất lượng bảo trì công trình thủy lợi hiện nay ............20
2.2.1 Nội dung kiểm tra đánh giá công trình thủy lợi phục vụ công tác bảo trì ............20
2.2.2 Những yêu cầu cần thiết trong quản lý chất lượng bảo trì công trình thủy lợi.....22
2.3 Phân loại công tác bảo trì. Tầm quan trọng của công tác kiểm tra, khảo sát đánh giá

trong bảo trì công trình thủy lợi.....................................................................................23

iii


2.4 Các nhân tố ảnh hưởng trong quản lý chất lượng bảo trì công trình hồ chứa thủy lợi
ở địa phương .................................................................................................................. 27
Kết luận Chương 2 ........................................................................................................ 28
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG TRONG CÔNG TÁC BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
CỦA CÔNG TY TNHH MTV THỦY NÔNG BẮC KẠN....................................... 30
3.1 Giới thiệu về Công ty TNHH MTV Thủy nông Bắc Kạn ....................................... 30
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty ................................................... 30
3.1.2 Chức năng nhiệm vụ của Công ty TNHH MTV Thủy nông Bắc Kạn ................. 32
3.1.3 Đặc điểm của các công trình thuỷ lợi do công ty quản lý .................................... 49
3.2 Thực trạng quản lý chất lượng trong công tác bảo trì các công trình hồ chứa thủy
lợi tại Công ty TNHH MTV Thủy nông Bắc Kạn ........................................................ 49
3.2.1 Giới thiệu các công trình đã bảo trì do Công ty thực hiện trong thời gian gần đây .
..................................................................................................................................... 49
3.2.2 Đánh giá chung về công tác quản lý chất lượng trong công tác bảo trì công trình
hồ chứa thủy lợi của Công ty ........................................................................................ 50
3.2.3 Thực trạng công tác quản lý chất lượng trong công tác bảo trì công trình hồ chứa
thủy lợi của Công ty ...................................................................................................... 55
3.3 Đề xuất giải pháp nhằm ứng dụng và góp phần nâng cao quản lý chất lượng trong
công tác bảo trì hồ chứa thủy lợi của Công ty TNHH MTV Thủy nông Bắc Kạn ...... 55
3.3.1 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ................................................... 55
3.3.2 Nâng cao quản lý chất lượng khảo sát, đánh giá hiện trạng công trình trước khi
thực hiện bảo trì ............................................................................................................. 61
3.3.3 Nâng cao việc quản lý chất lượng trong kiểm tra đánh giá các hạng mục của hồ
chứa thủy lợi. ................................................................................................................. 66

3.3.4 Phối kết hợp các đơn vị tham gia ......................................................................... 70
3.3.5 Tăng cường cơ sở vật chất và phương tiện quản lý .............................................. 71
3.4 Kiến nghị các giải pháp hỗ trợ................................................................................. 73
3.4.1 Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý của Nhà nước .......................................... 73
3.4.2 Tăng cường giám sát cộng đồng về chất lượng dự án .......................................... 75
Kết luận Chương 3 ........................................................................................................ 76

iv


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................78
1. Kết luận ......................................................................................................................78
2. Kiến nghị....................................................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 80

v


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình1.1 Sự cố vỡ đập Z20 ............................................................................................ 11
Hình1.2 Sự cố vỡ đập Thủy điện Ia Krêl 2 ................................................................... 11
Hình1.3 Sự cố sạt lở mái kè sông Mã ........................................................................... 12
Hình 3.1 Trụ sở Công ty TNHH MTV Thủy nông Bắc Kạn ....................................... 32
Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức của Công ty TNHH MTV Thủy nông Bắc Kạn ...................... 33
Hình 3.3 Dự án Đập Vằng Đeng sau khi hoàn thành sửa chữa ..................................... 51
Hình 3.4 Dự án hồ Bản Chang sau khi hoàn thành sửa chữa ........................................ 52
Hình 3.5 Đập Nà Giảo, huyện Bạch Thông bị xói lở mạnh sân sau tiêu năng ............. 53

vi



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Danh sách các công trình bảo trì quan trọng đã thực hiện ............................. 50
Bảng 3.2 Đề xuất nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ Công ty .........................60
Bảng 3.3 Đề xuất tăng cường phương tiện, thiết bị quản lý ..........................................73

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

Bộ NN&PTNT

: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BXD

: Bộ Xây dựng

CP

: Chính phủ

CT

: Công trình


CTTL

: Công trình thủy lợi

CTXD

: Công ty xây dựng

DT

: Dự toán

KH-KT

: Kế hoạch – Kỹ thuật



: Nghị định

MNDBT

: Mực nước dâng bình thường

HTĐGCL

: Hệ thống đánh giá chất lượng

PTNT


: Phát triển nông thôn



: Quyết định

QLCL

: Quản lý chất lượng

TCN

: Tiêu chuẩn ngành

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TDT

: Tổng dự toán

TKBVTC

: Thiết kế bản vẽ thi công

TKCS

: Thiết kế cơ sở


viii


TKKT

: Thiết kế kỹ thuật

TM

: Thuyết minh

TMĐT

: Tổng mức đầu tư

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

MTV

: Một thành viên

UBND

: Ủy ban nhân dân

XD

: Xây dựng


XDCB

: Xây dựng cơ bản

ix


x


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau khi Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 (gọi tắt là Luật Xây dựng
2014) do Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành, có hiệu lực
từ ngày 01/01/2015 ra đời thay thế Luật Xây dựng 2003 cùng với đó là các Nghị định
của Chính phủ có liên quan về quản lý chất lượng công trình xây dựng được ban hành,
công tác quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã có những chuyển biến
tích cực, chất lượng công trình xây dựng đã có những tiến bộ rõ rệt. Nhìn chung chất
lượng công trình tại các dự án đầu tư khi đưa vào khai thác đã cơ bản đáp ứng được
yêu cầu. Qua việc kiểm tra, hầu hết các công trình xây dựng hoàn thành, đưa vào sử
dụng đều đạt yêu cầu về chất lượng, tuân thủ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế; vai
trò, trách nhiệm, hiệu quả của hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng từng
bước được nâng cao.
Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế, bất cập trong việc quản lý chất lượng trong công
tác bảo trì công trình xây dựng nói chung và các công trình thuỷ lợi nói riêng trên địa
bàn tỉnh Bắc Kạn. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có hơn 1000 công trình thủy lợi
trong đó 32 hồ chứa thủy lợi với quy mô vừa và nhỏ, đa số các hồ chứa thủy lợi là
dạng nhỏ với dung tích từ 0,5 -:- 3triệu m3 nước được xây dựng từ những năm 19792008 một số công trình đã xuống cấp khá nghiêm trọng đặc biệt là hạng mục cống lấy
nước, tràn xả lũ và bộ phận thoát nước hạ lưu, do hầu hết các hồ chứa còn thiếu nhiều

tài liệu quan trắc và hiện nay chưa có quy trình bảo trì cụ thể riêng cho từng công
trình.
Mặt khác công tác quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng công trình hiện nay
rất phức tạp và luôn biến động trong điều kiện môi trường pháp lý, các cơ chế chính
sách quản lý thường có sự thay đổi như ở nước ta hiện nay dẫn đến chất lượng và hiệu
quả quản lý các dự án đầu tư xây dựng nói chung còn nhiều hạn chế và gặp nhiều khó
khăn. Tình trạng đó có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu
là do sự chưa hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý, quy trình quản lý chưa chặt chẽ, tính
chuyên nghiệp hoá chưa cao và chất lượng một phần đội ngũ cán bộ trong công tác
1


quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Một số dự án chưa thực sự đảm bảo chất
lượng, thậm chí khi vừa mới đưa vào sử dụng đã xuất hiện những hư hỏng tại một số
hạng mục hoặc bộ phận công trình, công tác bảo trì công trình chưa có đầy đủ hệ
thống quy trình thực hiện.
Trên cơ sở hệ thống pháp luật về xây dựng đặc biệt là các quy định về quản lý chất
lượng công trình xây dựng tại Việt Nam đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá thực
trạng và đề xuất các giải pháp nhằm ứng dụng và nâng cao vai trò quản lý chất lượng
trong công tác bảo trì đối với các công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn do
Công ty TNHH MTV Thủy nông Bắc Kạn quản lý.
Từ những phân tích trên, với những kiến thức được học tập và nghiên cứu ở Nhà
trường cùng với kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình công tác tại Công ty TNHH
MTV Thủy nông Bắc Kạn, tác giả chọn đề tài luận văn với tên gọi: “Nghiên cứu giải
pháp nâng cao năng lực quản lý chất lượng bảo trì công trình Thủy lợi của Công ty
TNHH MTV Thủy nông Bắc Kạn” với mục đích nghiên cứu tìm ra các giải pháp
nhằm ứng dụng thực tế góp phần nâng cao năng lực quản lý chất lượng bảo trì công
trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn nói chung và của Công ty nói riêng.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Dựa trên việc nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn về quản lý chất lượng đối với

công tác bảo trì công trình, vận dụng những yêu cầu phù hợp về quản lý chất lượng
công trình xây dựng. Từ đó đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng công trình thủy
lợi một cách hiệu quả, nâng cao chất lượng của công trình, giảm thiểu các rủi ro trong
quản lý chất lượng công trình đối với công tác bảo trì công trình.
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
3.1. Cách tiếp cận:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nhiệm vụ quản lý trong công tác bảo trì công trình
xây dựng. Đây là mảng lĩnh vực có đặc thù riêng và có một phạm vi khá rộng. Vì vậy,
hướng tiếp cận của đề tài sẽ là:

2


- Tiếp cận lý luận cơ bản, cập nhật các văn bản pháp luật hiện hành;
- Tiếp cận thực tế tại địa phương. Từ những thực tế trong công tác xây dựng cơ bản và
trên cơ sở quản lý chất lượng thực hiện công tác bảo trì các công trình đầu tư sửa chữa
tại đơn vị chưa đem lại hiệu quả. Xem xét đầy đủ các yếu tố phát triển khi nghiên cứu
đề tài bao gồm các lĩnh vực kinh tế xã hội, con người …;
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện những nội dung nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tổng quan thông qua điều tra khảo sát thực tế;
- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh;
- Phương pháp hệ thống hóa;
- Phương pháp đối chiếu với hệ thống văn bản pháp quy;
- Phương pháp kế thừa và tham vấn ý kiến chuyên gia.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các giải pháp quản lý chất lượng công trình thủy lợi đối
với công tác bảo trì do Công ty TNHH MTV Thủy nông Bắc Kạn đang được giao

quản lý. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm vận dụng thực tế nâng cao trong công tác quản
lý chất lượng công trình thủy lợi đối với công tác bảo trì công trình của Công ty và địa
phương, đem lại hiệu quả lâu dài.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các hoạt động có liên quan đến công tác quản lý chất lượng công
trình trong công tác bảo trì công trình thủy lợi tại Công ty TNHH MTV Thủy nông
Bắc Kạn. Trong đó, tập trung nghiên cứu quản lý chất lượng kiểm tra, khảo sát đánh

3


giá phục vụ công tác bảo trì công trình thủy lợi thuộc loại công trình Nông nghiệp và
phát triển nông thôn (Dự án nhóm C).
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài đã cập nhật và hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về bảo trì công trình, nội
dung, vai trò của công tác quản lý chất lượng công trình theo trình tự các giai đoạn từ
lập kế hoạch đến thực hiện quản lý chất lượng công trình đối với công tác bảo trì công
trình. Những nghiên cứu này góp phần bổ sung hoàn thiện hơn về mặt lý luận trong
quản lý chất lượng công trình xây dựng.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả phân tích đánh giá và đề xuất giải pháp của đề tài sẽ là những tài liệu tham
khảo có giá trị thiết thực và hữu ích có thể áp dụng trong việc ứng dụng vào thực tế
góp phần làm tăng cường công tác quản lý chất lượng các công trình thủy lợi trên địa
bàn tỉnh Bắc Kạn hiện nay.
6. Kết quả dự kiến đạt được
Luận văn nghiên cứu, giải quyết được những vấn đề sau:
- Nghiên cứu tổng quan những vấn đề về dự án đầu tư xây dựng và quản lý chất lượng
công trình xây dựng; thực trạng quản lý chất lượng xây dựng công trình ở Việt Nam.
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý chất lượng công trình xây dựng; đặc điểm và

các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng; hệ thống văn bản pháp quy làm cơ sở
để phân tích đánh giá thực trạng quản lý chất lượng công trình thủy lợi trên địa bàn
tỉnh Bắc Kạn.
- Tổng hợp, phân tích đánh giá thực trạng công trình và tổng quan những sự cố hư
hỏng có ảnh hưởng đến công trình thủy lợi, những yếu tố làm ảnh hưởng đến công tác
bảo trì công trình trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, làm rõ những hạn chế nhận thấy, từ đó đề
xuất một số giải pháp cơ bản có thể ứng dụng thực tế nhằm khắc phục hạn chế để góp
phần tăng cường công tác quản lý chất lượng trong công tác bảo trì công trình thủy lợi.
4


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC BẢO TRÌ VÀ QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG BẢO TRÌ
1.1 Khái quát về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng
1.1.1

Khái lược về chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm

1.1.1.1 Chất lượng sản phẩm
Khái niệm chất lượng sản phẩm đã xuất hiện từ lâu và được sử dụng khá phổ biến
trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Tuy nhiên, hiểu như thế nào là chất lượng
sản phẩm lại là vấn đề không đơn giản. Đây là một phạm trù rất rộng và phức tạp,
phản ánh tổng hợp nội dung kỹ thuật, kinh tế và xã hội. Đứng ở những góc độ khác
nhau và tuỳ theo mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh có thể đưa ra những quan
niệm về chất lượng xuất phát từ sản phẩm, từ người sản xuất hay đòi hỏi của thị
trường.
Trước hết, quan điểm siêu việt cho rằng: “Chất lượng là sự tuyệt vời, hoàn hảo tuyệt
đối của sản phẩm làm cho con người cảm nhận được”. Nhưng định nghĩa này khả năng
áp dụng không cao, mang tính trừu tượng, chất lượng sản phẩm không thể xác định
được một cách chính xác.

Quan điểm xuất phát từ sản phẩm lại cho rằng chất lượng sản phẩm được phản ánh bởi
các thuộc tính đặc trưng của sản phẩm đó. Định nghĩa này coi chất lượng là một vấn
đề cụ thể đo đếm được, số lượng các đặc tính sản phẩm càng nhiều thì chất lượng của
nó càng cao. Tuy nhiên, theo quan điểm này các nhà sản xuất đã tách khỏi nhu cầu của
khách hàng, không tính đến sự thích nghi khác nhau về sở thích của từng người.
Theo quan niệm của các nhà sản xuất: “Chất lượng sản phẩm là sự đạt được và tuân
thủ đúng những tiêu chuẩn, yêu cầu kinh tế kỹ thuật đã được thiết kế từ trước”. Quan
niệm này quá chú trọng và thiên về kỹ thuật sản xuất đơn thuần, sản phẩm không xuất
phát từ yêu cầu của khách hàng, có thể làm sản phẩm bị tụt hậu không đáp ứng được
với sự biến động rất nhanh của thị trường.

5


Định nghĩa chất lượng xuất phát từ cạnh tranh: “Chất lượng là những đặc tính của sản
phẩm và dịch vụ mang lại lợi thế cạnh tranh nhằm phân biệt nó với sản phẩm cùng loại
trên thị trường”. Quan niệm này đòi hỏi tổ chức hay doanh nghiệp phải luôn tìm tòi cải
tiến và sáng tạo để tạo ra được những đặc trưng khác biệt so với đối thủ cạnh tranh,
đặc điểm này mới và có tính năng sử dụng tốt hơn.
Trong nền kinh tế thị trường, đã xuất hiện một nhóm quan niệm mới về chất lượng
xuất phát và gắn bó chặt chẽ với các yếu tố cơ bản của thị trường như nhu cầu, cạnh
tranh, giá cả,… gọi chung là quan niệm chất lượng hướng theo thị trường. Theo tiến sĩ
Joseph M.Juran: “Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu sử dụng và mục đích”, định
nghĩa chất lượng được xuất phát và gắn liền với tiêu dùng, được người tiêu dùng đánh
giá khả năng tiêu thụ cao hơn.
Để giúp cho hoạt động quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp được thống nhất, dễ
dàng, tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hàng hoá (ISO-International Organization
Standardization) đã đưa ra định nghĩa: “Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một
thực thể tạo cho thực thể đó khả năng thoả mãn những nhu cầu cụ thể hoặc tiềm ẩn”.
Định nghĩa chất lượng trong ISO 9000 là thể hiện sự thống nhất giữa các thuộc tính

nội tại khách quan của sản phẩm với đáp ứng nhu cầu chủ quan của khách hàng. Do
tác dụng thực tế của mình nên định nghĩa này hiện đang được chấp nhận một cách
rộng rãi trong hoạt động kinh doanh quốc tế ngày nay.
Khái niệm chất lượng đã nói ở trên gọi là chất lượng theo nghĩa hẹp. Bởi khi nói đến
chất lượng chúng ta không thể bỏ qua các yếu tố giá cả và dịch vụ trước, trong và sau
khi bán. Đó là những yếu tố mà khách hàng nào cũng quan tâm sau khi thấy sản phẩm
mà họ định mua thoả mãn yêu cầu của họ. Ngoài ra vấn đề giao hàng đúng lúc, đúng
thời hạn cũng là yếu tố vô cùng quan trọng trong sản xuất hiện đại. Theo quan niệm về
chất lượng toàn diện: “Chất lượng được đo bởi sự thoả mãn nhu cầu và là vấn đề tổng
hợp”, chất lượng chính là sự thoả mãn yêu cầu trên tất cả các phương diện: đặc tính kỹ
thuật của sản phẩm và dịch vụ đi kèm, giá cả phù hợp, thời hạn giao hàng cùng với
tính an toàn và độ tin cậy của sản phẩm.

6


1.1.1.2 Quản lý chất lượng sản phẩm
Nếu mục đích cuối cùng của chất lượng là thoả mãn nhu cầu khách hàng, nhu cầu
người tiêu dùng thì quản lý chất lượng là tổng thể các biện pháp kinh tế kỹ thuật hành
chính tác động lên toàn bộ quá trình hoạt động của mọi tổ chức để đạt được mục đích
đó với chi phí xã hội thấp nhất. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào sự nhìn nhận khác nhau của
các chuyên gia, các nhà nghiên cứu quản lý chất lượng mà có những quan điểm khác
nhau.
Theo một chuyên gia người Anh, A.G.Robertson: Quản lý chất lượng được xác định
như là một hệ thống quản trị nhằm xây dựng chương trình và sự phối hợp các cố gắng
của những đơn vị khác nhau để duy trì và tăng cường chất lượng trong các tổ chức
thiết kế, sản xuất sao cho đảm bảo nền sản xuất có hiệu quả tốt nhất, đối tượng cho
phép thoả mãn đầy đủ các yêu cầu của người tiêu dùng.
Giáo sư, tiến sĩ Kaoru Ishikawa- một chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực quản lý chất
lượng của Nhật Bản quan niệm về quản lý chất lượng sản phẩm có nghĩa là nghiên cứu

triển khai, thiết kế sản xuất và bảo dưỡng một số sản phẩm có chất lượng, kinh tế nhất,
có ích nhất cho người tiêu dùng và bao giờ cũng thoả mãn nhu cầu của người tiêu
dùng.
Theo tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO 9000 định nghĩa về quản lý chất lượng: “Các
hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng”, thực
hiện chúng bằng các biện pháp như hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm
bảo chất lượng và cải tiến chất lượng.
Trong đó:
Chính sách chất lượng: Là toàn bộ ý đồ và định hướng chung về chất lượng do lãnh
đạo cấp cao nhất của doanh nghiệp chính thức công bố.
Hoạch định chất lượng: Là các hoạt động nhằm thiết lập các mục tiêu và yêu cầu đối
với chất lượng và để thực hiện các yếu tố của hệ thống chất lượng.
Kiểm soát chất lượng: Các kỹ thuật và các hoạt động tác nghiệp được sử dụng để thực
hiện các yêu cầu chất lượng.
7


Đảm bảo chất lượng: Mọi hoạt động có kế hoạch và có hệ thống với chất lượng được
khẳng định và đem lại lòng tin thoả mãn các yêu cầu đối với chất lượng.
Hệ thống chất lượng: Bao gồm cơ cấu tổ chức, thủ tục, quá trình và nguồn lực cần
thiết để thực hiện công tác quản lý chất lượng.
Nhìn chung, thực chất của quản lý chất lượng là tổng hợp các hoạt động của chức năng
quản lý như: Hoạch định, tổ chức, kiểm soát và điều chỉnh. Nói cách khác quản lý chất
lượng chính là chất lượng của quản lý. Về cơ bản, mục tiêu trực tiếp của quản lý chất
lượng là đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng phù hợp với nhu cầu thị trường và
chi phí tối ưu. Quản lý chất lượng là hệ thống các hoạt động, các biện pháp (hành
chính, tổ chức, kinh tế, kỹ thuật, xã hội và tâm lý). Đây là nhiệm vụ của tất cả mọi
người, mọi thành viên trong xã hội, trong doanh nghiệp, là trách nhiệm của tất cả các
cấp, nhưng phải được lãnh đạo cao nhất chỉ đạo.
1.1.2


Khái lược về bảo trì công trình xây dựng

Bảo trì công trình xây dựng là tập hợp các công việc nhằm đảm bảo và duy trì sự làm
việc bình thường, an toàn của công trình theo quy định của thiết kế trong quá trình
khai thác sử dụng. [7]
1.1.3

Đặc điểm của bảo trì công trình xây dựng

1. Đảm bảo các hoạt động bảo trì công trình thủy lợi diễn ra thường xuyên, liên tục,
thống nhất, đúng thẩm quyền phù hợp với quy định về trách nhiệm bảo vệ kết cấu hạ
tầng thủy lợi của pháp luật thủy lợi và đảm bảo phát huy trách nhiệm của người có
trách nhiệm bảo trì công trình của pháp luật về bảo trì công trình xây dựng; quản lý
chặt chẽ chất lượng, số lượng, khối lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng sản phẩm
bảo trì công trình đáp ứng mục tiêu và yêu cầu của hoạt động bảo trì công trình thủy
lợi;
2. Đảm bảo các yếu tố kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng của công trình theo quy
định của bảo trì công trình đáp ứng yêu cầu;

8


3. Ngăn ngừa những hư hỏng, xâm hại có thể phát sinh, kéo dài tuổi thọ công trình
thủy lợi; phát hiện và có biện pháp sửa chữa, xử lý kịp thời những hư hỏng, xâm hại đã
phát sinh để đảm bảo công trình thủy lợi an toàn, đáp ứng mọi công năng thiết kế;
4. Đảm bảo hiệu quả hoạt động bảo vệ kết cấu hạ tầng thủy lợi; phòng, chống, khắc
phục hiệu quả thiên tai, cứu nạn; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi xâm phạm
công trình thủy lợi, phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi và hành lang an toàn giao thông
thủy lợi; đảm bảo cho công trình kết cấu hạ tầng thủy lợi;

1.1.4 Nội dung của bảo trì công trình xây dựng
Nội dung bảo trì công trình xây dựng có thể bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các
công việc sau: Kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa công
trình nhưng không bao gồm các hoạt động làm thay đổi công năng, quy mô công trình.
- Quan trắc công trình là hoạt động theo dõi, đo đạc, ghi nhận sự biến đổi về hình học,
biến dạng, chuyển dịch và các thông số kỹ thuật khác của công trình và môi trường
xung quanh theo thời gian.
- Trắc đạc công trình là hoạt động đo đạc để xác định vị trí, hình dạng, kích thước của
địa hình, công trình xây dựng phục vụ thi công xây dựng, quản lý chất lượng, bảo trì
và giải quyết sự cố công trình xây dựng.
- Kiểm định xây dựng là hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng hoặc nguyên nhân hư
hỏng, giá trị, thời hạn sử dụng và các thông số kỹ thuật khác của sản phẩm xây dựng,
bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng thông qua quan trắc, thí nghiệm kết hợp
với việc tính toán, phân tích. [7]
- Kiểm định là hoạt động kỹ thuật theo một quy trình nhất định nhằm đánh giá và xác
nhận sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa với yêu cầu quy định trong quy chuẩn kỹ
thuật tương ứng. [13]
- Sự cố công trình xây dựng là hư hỏng vượt quá giới hạn an toàn cho phép, làm cho
công trình xây dựng hoặc kết cấu phụ trợ thi công xây dựng công trình có nguy cơ sập
đổ, đã sập đổ một phần hoặc toàn bộ trong quá trình thi công xây dựng và khai thác sử
dụng công trình. [12]

9


Theo Điều 46, Chương 6, Nghị định 46/2015/NĐ-CP, Cấp sự cố được chia thành ba
cấp theo mức độ hư hại công trình và thiệt hại về người, bao gồm sự cố cấp I, cấp II và
cấp III như sau:
1. Sự cố cấp I bao gồm:
a. Sự cố công trình xây dựng làm chết từ 6 người trở lên;

b. Sập, đổ công trình, hạng mục công trình cấp I trở lên hoặc hư hỏng có nguy cơ gây
sập, đổ công trình, hạng mục công trình cấp I trở lên.
2. Sự cố cấp II bao gồm:
a. Sự cố công trình xây dựng làm chết từ 1 người đến 5 người;
b. Sập, đổ công trình, hạng mục công trình cấp II, cấp III hoặc hư hỏng có nguy cơ gây
sập, đổ công trình, hạng mục công trình cấp II và cấp III.
3. Sự cố cấp III bao gồm: các sự cố còn lại ngoài các sự cố công trình xây dựng quy
định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
Một số sự cố liên quan đến công tác QLCL
1. Sự cố vỡ đập Z20 tại Hương Khê, Hà Tĩnh năm 2009
- Nguyên nhân: Chủ đầu tư, các nhà thầu tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế, nhà thầu xây
lắp, đơn vị quản lý đã chủ quan trong quá trình đầu tư xây dựng từ khâu thiết kế, giám
sát thi công, thi công xây dựng công trình và quản lý chất lượng, quản lý sử dụng công
trình.

10


Hình1.1 Sự cố vỡ đập Z20
- Hậu quả: Gây thiệt hại về công trình, đất và tài sản dân sinh trên địa bàn khoảng 1 tỷ
đồng. Ngoài ra còn làm phá hỏng 150m thủy lợi, gây ách tắc tuyến thủy lợi Bắc Nam.
2. Vỡ đập Thủy điện Ia Krêl 2 tại Đức Cơ, Gia Lai năm 2013
- Nguyên nhân: Thiết kế, thi công sai quy định, CĐT, đơn vị thi công, đơn vị tư vấn giám sát
chưa tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về quản lý đầu tư xây dựng và QLCL công trình;

Hình1.2 Sự cố vỡ đập Thủy điện Ia Krêl 2

11



- Hậu quả: 121 hộ dân bị ảnh hưởng, thiệt hại trên 3 tỷ đồng. Khắc phục từ tháng
6/2013 đến 6/2014. [18]
3. Sạt lở mái kè đê sông Mã tại Hoằng Hóa, Thanh Hóa năm 2015.

Hình1.3 Sự cố sạt lở mái kè sông Mã
- Nguyên nhân: Chủ đầu tư, đơn vị thi công, đơn vị tư vấn giám sát chưa tuân thủ
nghiêm ngặt các quy định về quản lý đầu tư xây dựng và QLCL công trình.
- Hậu quả: Gây sạt lở nghiêm trọng và gây nguy hiểm đến đồng ruộng, hoa màu cũng
như đời sống của bà con nhân dân trong khu vực. [21]
1.2 Quản lý chất lượng bảo trì công trình xây dựng
1.2.1

Tầm quan trọng của quản lý chất lượng bảo trì công trình xây dựng

Đảm bảo tuổi thọ công trình ngày nay đã trở thành nội dung quan trọng của chiến lược
quản lý tài sản ở nhiều nước trên thế giới. Từ trước năm 1980 phần lớn các nước đều
coi việc quản lý loại tài sản này như là một chế độ duy tu, bảo dưỡng nhằm thoả mãn
hơn nhu cầu của người sử dụng. Ngày nay, các nước tiên tiến trên thế giới đều cho
rằng chiến lược quản lý loại tài sản này phải được thiết lập trên cơ sở đảm bảo chất
lượng dài hạn thông qua các biện pháp kỹ thuật và pháp lý xuyên suốt các giai đoạn từ
chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và khai thác nhằm đảm bảo và duy trì sự làm việc
bình thường, an toàn của công trình theo quy định của thiết kế trong suốt quá trình

12


khai thác sử dụng. Chiến lược này được thể hiện cụ thể thông qua chế độ bảo trì công
trình xây dựng.
Học viên cho rằng để quản lý chất lượng bảo trì công trình xây dựng thì chủ quản công
trình xây dựng phải thực hiện chặt chẽ việc quản lý trong kiểm tra, khảo sát đánh giá

công trình để từ đó thực hiện các công tác bảo dưỡng, sửa chữa công trình, thiết lập
đầy đủ các tài liệu kiểm tra, khảo sát đánh giá phục vụ bảo trì công trình xây dựng:
1. Việc kiểm tra công trình thường xuyên, định kỳ và đột xuất được chủ sở hữu hoặc
người quản lý, sử dụng công trình thực hiện bằng trực quan, bằng các số liệu quan trắc
thường xuyên (nếu có) hoặc bằng các thiết bị kiểm tra chuyên dụng khi cần thiết.
2. Công tác bảo dưỡng công trình được thực hiện từng bước theo quy định tại quy
trình bảo trì công trình xây dựng. Kết quả thực hiện công tác bảo dưỡng công trình
phải được ghi chép và lập hồ sơ; chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có
trách nhiệm xác nhận việc hoàn thành công tác bảo dưỡng và quản lý trong hồ sơ bảo
trì công trình xây dựng.
3. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm tổ chức giám sát,
nghiệm thu công tác thi công sửa chữa; lập, quản lý và lưu giữ hồ sơ sửa chữa công
trình theo quy định của pháp luật về quản lý công trình xây dựng và các quy định pháp
luật khác có liên quan.
4. Công việc sửa chữa công trình phải được bảo hành không ít hơn 6 tháng đối với
công trình từ cấp II trở xuống và không ít hơn 12 tháng đối với công trình từ cấp I trở
lên.
5. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thỏa thuận với nhà thầu sửa
chữa công trình về quyền và trách nhiệm bảo hành, thời gian bảo hành, mức tiền bảo
hành đối với các công việc sửa chữa trong quá trình thực hiện bảo trì công trình xây
dựng.
6. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm tổ chức giám sát,
nghiệm thu công tác thi công sửa chữa; lập, quản lý và lưu giữ hồ sơ sửa chữa công
trình theo quy định của pháp luật.

13


7. Trường hợp công trình có yêu cầu về quan trắc hoặc phải kiểm định chất lượng thì
chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình phải thuê tổ chức có đủ điều kiện

năng lực để thực hiện. Trường hợp cần thiết chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng
công trình có thể thuê tổ chức độc lập để đánh giá báo cáo kết quả kiểm định, báo cáo
kết quả quan trắc. [7]
1.2.2

Thành tựu phát triển trong xây dựng công trình thủy lợi

Trong những thập kỷ qua, đặc biệt sau ngày thống nhất đất nước được sự quan tâm của
Đảng và Chính phủ đã đầu tư xây dựng được hệ thống công trình thuỷ lợi đồ sộ: 1967
hồ chứa, 10.000 trạm bơm, 8.000 km đê sông đê biển phục vụ phát triển các ngành
kinh tế, phát triển nông nghiệp, phòng tránh giảm nhẹ thiên tai, đào tạo gần trăm nghìn
cán bộ làm công tác thuỷ lợi từ Trung ương đến địa phương ... do vậy góp phần quan
trọng đưa Việt nam từ chỗ thiếu lương thực trở thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ
hai trên thế giới. Bộ mặt nông thôn mới không ngừng đổi thay, an ninh lương thực, an
toàn trước thiên tai, ổn định xã hội, sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường được cải
thiện. Tuy nhiên, do tốc độ nhanh của quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá đã
khiến cho nhiều hệ thống công trình thuỷ lợi không đáp ứng kịp kể cả về quy mô lẫn
sự lạc hậu của nó. Kết quả đầu tư xây dựng thuỷ lợi đã đạt được như sau:
- Đã xây dựng 75 hệ thống thủy lợi lớn, 1967 hồ chứa dung tích trên 0.2 triệu m3, hơn
5.000 cống tưới, tiêu lớn, trên 10.000 trạm bơm lớn và vừa có tổng công suất bơm
24,8x106m3/h, hàng vạn công trình thủy lợi vừa và nhỏ.
- Đã xây dựng 5.700 km đê sông, 3.000 km đê biển, 23.000 km bờ bao và hàng ngàn
cống dưới đê, hàng trăm km kè và nhiều hồ chứa lớn tham gia chống lũ cho hạ du, các
hồ chưa lớn thuộc hệ thống sông Hồng có khả năng cắt lũ 7 tỷ m3, nâng mức chống lũ
cho hệ thống đê với con lũ 500 năm xuất hiện một lần. Tổng năng lực của các hệ thống
đã bảo đảm tưới trực tiếp 3,45 triệu ha, tạo nguồn cho 1,13 triệu ha, tiêu 1,4 triệu ha,
ngăn mặn 0,87 triệu ha và cải tạo chua phèn 1,6 triệu ha; cấp và tạo nguồn cấp nước 56 tỷ m3/năm cho sinh hoạt, công nghiệp, du lịch, dịch vụ,...; Cấp nước sinh hoạt nông
thôn đạt 70-75% tổng số dân. [16]

14



1.2.3

Thực trạng chung về công tác quản lý chất lượng bảo trì công trình thủy lợi

Cách đây 55 năm, các công trình xây dựng của nước ta hầu như rất ít ỏi, chủ yếu là
một số công trình giao thông, quốc phòng… phục vụ công cuộc kháng chiến. Nhiều
công trình xây dựng lớn như nhà hát lớn, cầu Long Biên, QL1, tuyến thủy lợi Bắc
Nam… phần lớn được xây dựng từ trước. Tuy nhiên, chỉ sau nửa thế kỷ số lượng và
quy mô các công trình đã tăng rất nhanh. Hiện nay, bình quân hàng năm cả nước có
trên 8.000 dự án đầu tư xây dựng công trình được triển khai. Quy mô và loại công
trình rất đa dạng, từ các công trình nhỏ như nhà ở riêng lẻ tới các công trình xây dựng
quy mô vừa và lớn như: Bệnh viện, trường học, chung cư và khu đô thị mới, các nhà
máy nhiệt - thuỷ điện, trạm và đường dây tải điện, hệ thống cầu - đường - hầm giao
thông, cảng biển và cảng hàng không, nhà máy phân bón, nhà máy lọc dầu, đập và hồ
chứa, các công trình hạ tầng kỹ thuật… Cho đến nay chúng ta đã có trên 7.000 công
trình hồ chứa thuỷ điện, thuỷ lợi đã vận hành. Chúng ta tự hào khi có thủy điện Sơn La
với công suất 2400MW lớn nhất Đông Nam Á, thủy điện Hòa Bình, Lai Châu… Nhiều
công trình giao thông có quy mô lớn như cầu Mỹ Thuận, cầu Cần Thơ, cầu Bãi Cháy,
cầu Thăng Long, đường trên cao vành đai 3 Hà Nội, đại lộ Thăng Long, đại lộ Đông
Tây… những "cao ốc" cao nhất Việt Nam như Keangnam Hanoi Landmark Tower,
Bitexco Financial Tower, VietinBank Tower…
Chất lượng công trình có xu hướng ngày càng được nâng cao. Theo số lượng tổng hợp
hàng năm về tình hình CLCT, bình quân trong 5 năm gần đây có trên 90% công trình
đạt chất lượng từ khá trở lên. Số lượng sự cố công trình xây dựng tính trung bình hàng
năm ở tỷ lệ thấp, chỉ từ 0,28 - 0,56% tổng số công trình được xây dựng. Hầu hết các
công trình, hạng mục công trình được đưa vào sử dụng trong thời gian qua đều đáp
ứng được yêu cầu về chất lượng, phát huy đầy đủ công năng sử dụng theo thiết kế,
đảm bảo an toàn trong vận hành và đang phát huy tốt hiệu quả đầu tư. Có thể ví dụ như

các công trình: Cầu Mỹ Thuận, cầu Bãi Cháy, hầm Hải Vân, Đạm Phú Mỹ, Thuỷ điện
Yaly, Thủy điện Sơn La và Nhà máy khí, điện, đạm Cà Mau, khu đô thị Phú Mỹ
Hưng, Linh Đàm,...
Từ năm 2005 - 2008, qua bình chọn công trình chất lượng cao đã có 255 công trình
được tặng huy chương vàng và 86 công trình được tặng bằng khen. Một số công trình

15


×