Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý NHÀ nước về HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI tại vườn QUỐC GIA PHONG NHA kẻ BÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.44 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

HOÀNG MINH THẮNG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI
TẠI VƢỜN QUỐC GIA PHONG NHA-KẺ BÀNG
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRƢƠNG TẤN QUÂN

HUẾ, 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng
dẫn của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trương Tấn Quân. Các nội dung nghiên cứu, kết quả
trong đề tài là trung thực và chưa công bố bất kỳ dưới hình thức nào trước đây. Những
số liệu phục vụ cho việc phân tích, đánh giá được tác giả thu thập trong quá trình
nghiên cứu.
Ngoài ra trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu
của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Hoàng Minh Thắng



i


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm sâu sắc, chân thành, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả
các cơ quan và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập và nghiên
cứu hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể Quý thầy, cô giáo và các cán bộ công chức
Phòng Sau đại học - Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế đã giúp đỡ tôi về mọi mặt
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc Phó Giáo sư, Tiến sĩ
Trương Tấn Quân, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã trực
tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình tôi trong suốt thời gian nghiên cứu để hoàn thành luận
văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo, các anh chị ở các phòng Ban thuộcBan quản
lý vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành
luận văn này.
Cuối cùng, xin cảm ơn đồng nghiệp, các bạn đã góp ý giúp tôi trong quá trình thực
hiện luận văn này.
Tác giả luận văn

Hoàng Minh Thắng

ii


TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên học viên:Hoàng Minh Thắng
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế, Niên khóa: 2017 - 2019

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRƢƠNG TẤN QUÂN
Tên đề tài: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ

HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƢỜN QUỐC GIA PHONG
NHA-KẺ BÀNG
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với sự ưu đã của thiên nhiên,Vườn Quốc gia PNKB có một tiềm năng to lớn để
phát triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng. Với những chính sách khác
nhau, du lịch sinh thái đang dần trở thành hoạt động du lịch mũi nhọn ở địa Vườn. Tuy
nhiên, quá trình quản lý hoạt động du lịch sinh thái tại vườn cũng bộc lộ một số bất
cập.

Vì vậy, nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về hoạt

động du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng” có ý nghĩa lý luận và
thực tiễn sâu sắc.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn đã sử dụng các phương pháp như: phương pháp thu thập số liệu; tổng
hợp và xử lý số liệu: Thống kê mô tả, phương pháp phân tổ và phương pháp so sánh
nhằm hướng đến mục tiêu nghiên cứu.
3. Kết quả nghiên cứu và đóng góp luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực
tiễn về công tác quản lý nhà nước về du lịch sinh thái ở vườn quốc gia. Đánh giá thực
trạng công tác quản lý nhà nước tại vườn quốc gia giai đoạn 2013-2017; Chỉ ra những
kết quả đạt được, tồn tại hạn chế và nguyên nhân của chúng. Đề xuất các giải pháp chủ
yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước trong hoạt động du lịch sinh thái tại
vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng trong những năm tới.

iii



MỤC LỤC
Lời cam đoan .......................................................................................................... i
Lời cảm ơn............................................................................................................. ii
Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ........................................................ iii
Mục lục ................................................................................................................. iv
Danh mục các bảng ............................................................................................ viii
Danh mục các hìnH .............................................................................................. ix
PHẦN I: MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 3
5. Cấu trúc luận văn............................................................................................... 4
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................. 5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG
HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI .............................................................. 5
1.1. Quản lý nhà nước và quản lý nhà nước về hoạt động du lịch sinh thái ......... 5
1.1.1. Khái niệm chung về quản lý nhà nước ........................................................ 5
1.1.2. Các đặc điểm cơ bản của quản lý nhà nước .............................................. 11
1.1.3. Khái niệm chung về hoạt động Du lịch Sinh thái ..................................... 11
1.1.4. Các chức năng của quản lý nhà nước ........................................................ 15
1.2. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động du lịch và du lịch sinh thái ......... 15
1.2.1.Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch .... 15
1.2.2. Quảng bá, xúc tiến du lịch......................................................................... 16
1.2.3. Cấp, thu hồi giấy phép kinh doanh du lịch ............................................... 16
1.2.4. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch ........................................... 17
1.2.5. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch .................................... 17

iv



1.2.6. Quản lý khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch .................... 17
1.2.7. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về du lịch ........................... 17
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước về du lịch sinh và
du lịch sinh thái ................................................................................................... 18
1.3.1. Yếu tố về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên............................ 18
1.3.2. Các yếu tố về kinh tế xã hội ..................................................................... 18
1.3.3. Các yếu tố thuộc về đường lối phát triển du lịch ...................................... 19
1.3.4. Các yếu tố thuộc về cơ quan quản lý nhà nước về du lịch........................ 20
1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch ở một số vườn quốc gia ............ 20
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý từ vườn quốc gia Taman Negara Malaysia ............ 20
1.4.2.Vườn quốc gia Endau Rompin Malaysia: .................................................. 21
1.4.3. Bài học kinh nghiệm công tác quản lý nhà nước về hoạt động du lịch sinh
thái cho vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng...................................................... 22
CHƢƠNG 2: TH C TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC CỦA
BQL VƢỜN QUỐC GIA PHONG NHA – KẺ BÀNG ĐỐI VỚI VƢỜN
QUỐC GIA PHONG NHA – KẺ BÀNG ........................................................ 25
2.1. Khái quát chung về Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng và Ban Quan Lý
Vườn Quốc Gia Phong Nha-Kẻ Bàng ................................................................. 25
2.1.1. Vị trí địa .................................................................................................... 25
2.1.2. Diện tích .................................................................................................... 25
2.1.3. Đặc điểm dân số ........................................................................................ 26
2.1.4. Khí hậu, thủy văn ...................................................................................... 27
2.1.5. Đặc điểm giao thông ................................................................................. 29
2.1.6. Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển BQL Vườn Quốc gia
Phong Nha – Kẻ Bàng ......................................................................................... 30
2.2. Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ
Bàng..................................................................................................................... 39
2.2.1. Tài nguyên du lịch của VQG Phong Nha – Kẻ Bàng ............................... 39


v


2.2.2. Các điểm du lịch và du lich sinh thái trong Vườn Quốc gia Phong Nha –
Kẻ Bàng ............................................................................................................... 42
2.3. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về kết quả DLST tại Vườn Quốc gia
Phong Nha – Kẻ Bàng ......................................................................................... 51
2.3.1. Kết quả hoạt động du lịch của vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng ....... 51
2.3.2.Công tác quản lý nhà nước về DLST tại VQG Phong Nha – Kẻ Bàng ..... 53
2.3.3. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật,
chính sách trong hoạt động du lịch của Vườn ..................................................... 55
2.3.4. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch và du lịch sinh thái Vườn . 57
2.3.5. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt du lịch sinh thái trên địa bàn
địa phương ........................................................................................................... 57
2.3.6. Quản lý hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch trên địa bàn tỉnh ............ 59
2.3.7. Quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch ................................................ 61
2.3.8. Tăng cường liên kết, hợp tác quốc tế và khu vực trong lĩnh vực du lịch ...... 62
2.3.9. Thanh tra, kiểm tra các hoạt động du lịch trên địa bàn ............................. 63
2.4. Đánh giá chung về công tác quản lý nhà nước về du lịch sinh thái tại vườn
quốc gia phong nha kẻ Bàng ............................................................................... 64
CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI
VƢỜN QUỐC GIA PHONG NHA-KẺ BÀNG ............................................. 66
3.1. Căn cứ xây dựng các giải pháp .................................................................... 66
3.1.1. Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình ... 66
3.1.2. Các quan điểm có tính nguyên tắc khi xây dựng giải pháp ...................... 67
3.1.3. Chiến lược phát triển loại hình du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Phong
Nha – Kẻ Bàng đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 ............................................... 68
3.2. Các giải pháp ................................................................................................ 70

3.2.1. Mở rộng quy mô DLST ............................................................................. 70
3.2.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ DLST.......................................................... 72

vi


3.2.3. Mở rộng mạng lưới DLST ........................................................................ 73
3.2.4. Phát triển sản phẩm mới, đa dạng hoá sản phẩm DLST ........................... 75
3.2.5. Hoàn thiện công tác bảo tồn, bảo vệ, tôn tạo tiềm năng DLST ................ 78
3.2.6. Nâng cao mức độ tham gia của cộng đồng địa phương trong phát triển
DLST ................................................................................................................... 80
3.2.7. Nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch, kế hoạch tạo điều kiện thuận lợi
cho quá trình đầu tư và phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Phong Nha
– Kẻ Bàng ............................................................................................................ 82
3.2.8. Đào tạo bồ dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ lao động để nâng cao chất
lượng.................................................................................................................... 82
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 86
KIẾN NGHỊ ………………………………………………………………….93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 88
QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG
BẢN NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1
BẢN NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 2
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN
XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1:

Diện tích và dân số của các xã vùng đệm Phong Nha - Kẻ Bàng 27

Bảng 2.2:

Số lượng điểm DLST tại PN - KB giai đoạn 2013 - 2017 ........... 44

Bảng 2.3:

Lượng khách du lịch và du lịch sinh thái đến Phong Nha - Kẻ Bàng
....................................................................................................... 52

Bảng 2.4:

Biến động khách du lịch theo các tour, tuyến 2014 - 2017 .......... 52

Bảng 2.5:

Doanh thu từ hoạt động du lịch tại Phong Nha - Kẻ Bàng ........... 53

Bảng 2.6.

Tình hình thực hiện các loại qui hoạch phát triển du lịch sinh thái
tại vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng ....................................... 54

Bảng 2.7.

Đánh giá của các đối tượng điều tra về công tác quy hoạch du lịch

sinh thái của vườn ......................................................................... 55

Bảng 2.8.

Đánh giá của các đối tượng điều tra về công tác xây dựng các văn
bản pháp luật về quản lý du lịch sinh thái của vườn .................... 56

Bảng 2.9.

Số lượng các khóa đào tạo mà Vườn tổ chức thực hiện về Du lịch
và du lịch sinh thái giai đoan 2015-2017 ...................................... 59

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Cấu trúc DLST .............................................................................................. 14
Hình 2.1: Bản đồ khu vực Phong Nha- Kẻ Bàng. .........................................................43
Hình 2.2: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng số lượng điểm DLST .........................................45
Hình 2.3: Động Phong Nha ...........................................................................................46
Hình 2.4: Động Tiên Sơn .............................................................................................. 46
Hình 2.5: Động Thiên Đường ........................................................................................47
Hình 2.6: Tuyến du lịch Sông Chày – Hang Tối; Suối nước Moọc .............................. 48
Hình 2.7: Tuyến Rào Thương - Hang Én; Thung lũng Sinh Tồn - Hang Thủy Cung ...........49
Hình 2.8: Phong cảnh trong hang Sơn Đoòng ............................................................... 50
Hình 2.9. Phong cảnh trong hang Va – hang nước Nứt ................................................50
Hình 2.10. Cảnh trong hang Trạ Ang ............................................................................51

ix



PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, du lịch đã trở thành ngành kinh tế quan trọng trên toàn thế giới
với tỉ lệ tăng trưởng hàng năm cao và tương đối ổn định. Du lịch sinh thái
(DLST) với bản chất nhạy cảm và có trách nhiệm với môi trường cũng đã và
đang phát triển nhanh chóng ở nhiều nước trên thế giới, thu hút được nhiều sự
quan tâm của các thành phần kinh tế trong xã hội.
Ở Việt Nam, DLST là loại hình du lịch đang còn mới về khái niệm, về tổ
chức, quản lý nhà nước và khai thác còn nhiều khó khăn. Công tác nghiên cứu,
đầu tư phát triển DLST còn gặp nhiều hạn chế. Bên cạnh đó việc đào tạo nghiệp
vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, hướng dẫn viên chưa được chú trọng. Do đó việc
nghiên cứu, ứng dụng để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động và
khai thác DLST trong thực tiễn là rất cần thiết.
Quảng Bình là một tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, có nhiều
địa điểm, cảnh quan thiên nhiên đẹp, nổi tiếng như bãi biển Nhật Lệ - Đồng Hới,
suối nước nóng Bang - Lệ Thuỷ, khu di tích lăng mộ Đại tướng Võ Nguyên
Giáp... đặc biệt Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là một địa danh nổi tiếng
về đa dạng tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, địa mạo địa chất, có nhiều
tiềm năng lớn để phát triển DLST và được Unesco (Tổ chức Giáo dục, Khoa học
và Văn hóa của Liên hiệp quốc) hai lần công nhận Di sản thiên nhiên thế giới
với tiêu chí 8 về giá trị ngoại hạng về địa chất địa mạo. Năm 2015 được ghi
danh hai tiêu chí 9 là nổi bật đại diện cho các tiến trình sinh thái trong sự tiến
hóa và phát trển của các hệ sinh thái trên cạn, tiêu chí 10 sở hữu môi trường
sống tự nhiên có ý nghĩa nhất đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học.
Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XV khẳng định:
“Phát triển du lịch từng bước trở thành 1 trong 4 ngành kinh tế mũi nhọn của
tỉnh. Ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, tập trung vào các trung tâm du lịch:
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Nhật Lệ, Bảo Ninh, Đá Nhảy, suối Bang,

khu lăng mộ Thượng Đẳng thần Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh, chùa Non
núi Thần Đinh,… Tăng cường hợp tác du lịch vùng, gắn kết giữa các tuyến,
1


điểm du lịch; từng bước xây dựng thương hiệu du lịch Quảng Bình; nâng cao
chất lượng dịch vụ, đặc biệt coi trọng đa dạng hoá các loại hình du lịch biển, du
lịch văn hoá - lịch sử, du lịch nghĩ dưỡng - chữa bệnh, đặc biệt là loại hình
DLST và du lịch hang động.
Tiềm năng để phát triển du lịch của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
là rất lớn nhưng hiện nay mới chỉ tập trung đầu tư và khai thác loại hình du lịch
tham quan hang động Phong Nha, động Tiên Sơn, động Thiên Đường, …, các địa
điểm du lịch, các loại hình du lịch khác chưa được đầu tư khai thác, sản phẩm du
lịch còn rất đơn điệu, chất lượng các dịch vụ bổ trợ chưa cao. Công tác quy hoạch
triển khai chậm nên chưa thu hút được các nguồn lực trong xã hội, các chính sách
và hệ thống văn bản về quản lý nhà nước về hoạt động du lịch sinh thái còn chồng
chéo, đầu tư phát triển DLST chưa tương xứng với tiềm năng mà thiên nhiên ban
tặng cho nhân dân Quảng Bình.
Xuất phát từ thực tiễn, nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động du
lịch sinh thái đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và toàn tỉnh nói
chung. Đặc biệt hơn trong đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XVI đưa
Du Lịch vào trong 4 nghành kinh tế mủi nhọn nhưng qua thực tiển tại Quảng
Bình nói chung Phong Nha – Kẻ Bàng nói riêng đối với lỉnh vực hoạt động Du
lịch Sinh thái còn nhiều bất cập và chồng chéo trong công tác quản lý nhà
nước với các hoạt động thực tiển của các đơn vị và doanh nghiệp trong toàn
tỉnh, từ những yếu tố đó tôi chọn đề tài " Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước
về hoạt động du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng" làm
luận văn thạc sỹ.
2. Mục tiêu nghiên cứu


2.1. Mục tiêu chung

2


- Phân tích các thực trạng và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác
quản lý nhà nước về hoạt động du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiển về công tác quản lý nhà
nước về du lịch sinh thái nói chung và tại một đơn vị Vườn quốc gia nói riêng.
- Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về du lịch
sinh thái tại Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng trong giai đoạn 2014-2016.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về các
hoạt động du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đến 2020
tầm nhìn 2030.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Là những vấn đề liên quan đến công tác quản lý nhà nước đối với du lịch
sinh thái tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng tỉnh Quảng Bình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý nhà nước
về các vấn đề liên quan đến các hoạt động về quản lý nhà nước về hoạt động du
lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng tỉnh Quảng Bình.
- Về không gian: Các nội dung trên được tập trung nghiên cứu tại Vườn
Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng tỉnh Quảng Bình.
- Về thời gian: Các giải pháp được đề xuất trong tiểu luận có ý nghĩa tại
thời điểm và định hướng đến năm 2030.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
a) Số liệu thứ cấp

Được thu thập từ Sở du lịch Quảng Bình, Ban quản lý VQG Phong Nha Kẻ Bàng, Trung tâm Du lịch VHST, Sở Văn hóa -Thể thao - Du lịch, Niên giám
thống kê huyện Bố Trạch, Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình để đánh giá sự

3


biến động các chỉ tiêu, kết quả của hoạt động du lịch VHST trong thời gian từ
2013 đến 2017.
b) Số liệu sơ cấp thu thập trên cơ sở từ:
- Đối tượng khảo sát: Khách du lịch trong nước và nước ngoài đến thăm
quan tại Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, đến tham quan các điển du lịch
trong tỉnh ( tại thành phố Đồng Hới, Khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp…);
Cán bộ phụ trách du lịch tại BQL Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng; Giám
đốc trung tâm Du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng; Ban quản lý điều hành khu Du
lịch sinh thái Động Thiên Đường…..
- Quy mô lấy mẩu: Khảo sát trong địa bàn tỉnh Quảng Bình với 150 lượt
khách, 30 nhà hang, 15khách sạn và homestay.
- Cách thức khảo sát: Phỏng vấn trực tiếp và khảo sát bằng cách trả lài theo
biểu mẩu.
- Nội dung bảng hỏi: Thông tin cá nhân ( tên, tuổi, quốc tịnh) sự hài lòng
của họ và trải nghiệm du lịch tịa VQG Phong Nha – Kẻ Bàng.
4.2. Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu
Với nguồn số liệu được thu thập, luận văn sử dụng các phương pháp phân
tích như thống kê mô tả, thống kê so sánh, phương pháp phân tích khác để làm
rõ vấn đề nghiên cứu.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung nghiên cứu của luận văn được
kết cấu như sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước tronghoạt động du lịch sinh
thái.

Chƣơng 2:Thực trạng công tác quản lý nhà nước về du lịch sinh thái tại
Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.
Chƣơng 3:Một số định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác
quản lý Nhà nước về hoạt động du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Phong Nha –
Kẻ Bàng.

4


PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG
HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI
1.1. Quản lý nhà nƣớc và quản lý nhà nƣớc về hoạt động du lịch sinh thái
1.1.1. Khái niệm chung về quản lý nhà nước
Xã hội loài người đã trải qua một thời kỳ không có nhà nước và pháp luật,
đó là thời kỳ cộng sản nguyên thủy. Trong thời kỳ này, do trình độ phát triển
còn thấp kém của lực lượng sản xuất cho nên con người cùng sống chung, cùng
lao động và cùng hưởng thụ những thành quả do lao động chung mang lại. Mọi
người đều bình đẳng trong lao động và hưởng thụ, xã hội không phân biệt kẻ
giàu người nghèo, không có sự phân chia thành giai cấp.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất và năng suất lao động xã hội đã làm
thay đổi cơ cấu tổ chức xã hội của xã hội cộng sản nguyên thủy. Sau ba lần phân
công lao động xã hội, trong xã hội đã xuất hiện kẻ giàu người nghèo, hình thành
hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ. Một xã hội mới với sự phân chia giai cấp
và sự đấu tranh giai cấp đòi hỏi phải có một tổ chức quyền lực mới có khả năng
có thể dập tắt được cuộc xung đột giai cấp ấy, tổ chức đó là nhà nước. Như vậy,
nhà nước xuất hiện một cách khách quan, không phải là một lực lượng từ bên
ngoài áp đặt vào xã hội.
Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy
chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt

nhằm duy trì trật tự xã hội và đem lại lợi ích chung cho toàn xã hội. Nhà nước là
một bộ phận của kiến trúc thượng tầng của xã hội, là sản phẩm của chế độ kinh
tế nhất định. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng quy định sự phát triển của nhà
nước. Ngược lại, nhà nước cũng tác động mạnh mẽ đến cơ sở kinh tế, đến những
điều kiện và quá trình phát triển của sản xuất xã hội cũng nhưđến các hiện tượng
xã hội khác. Do đó quản lý nhà nước là một lĩnh vực công tác hết sức quan
trọng, có tác động rất lớn đối với sự ổn định phát triển kinh tế xã hội của một
quốc gia. Để hiểu rõ hơn về quản lý nhà nước, trên phương diện chung nhất có
thể đưa ra định nghĩa chung nhất về quản lý nhà nước như sau:
5


1.1.1.1.Quản lý:
Quản lý là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, trong đó có
cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Mỗi ngành khoa học nghiên cứu về
quản lý từ góc độ riêng của mình và đưa ra định nghĩa riêng về quản lý từ góc
độ riêng của mình và cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất trong định nghĩa về
quản lý.
Một định nghĩa được sự thừa nhận cao nhất về quản lý là định nghĩa của
điều khiển học. Theo điều khiển học thì quản lý là điều khiển, chỉ đạo một hệ
thống hay một quá trình, căn cứ vào những quy luật, định luật hay nguyên tắc
tương ứng để cho hệ thống hay quá trình ấy vận động theo ý muốn của người
quản lý nhằm đạt được những mục đích đã định trước.
Định nghĩa trên thích hợp với tất cả mọi trường hợp từ sự vận động của
một cơ thể sống, một vật thể cơ giới, một thiết bị tự động hóa đến hoạt động của
một tổ chức xã hội, một đơn vị kinh tế hay cơ quan nhà nước.
Các Mác đã coi “ quản lý là một chức năng đặc biệt nảy sinh từ bản chất
xã hội của quá trình lao động”. Nhấn mạnh nội dung trên, ông viết: “ Tất cả mọi
lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối
lớn, thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá

nhân và thực hiện những chức năng chung… Một người độc tấu vĩ cầm tự mình
điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”.
Luận điểm trên của Mác có thể áp dụng với mọi hoạt động chung của con
người trong xã hội.
Ở đâu có sự hiệp tác của nhiều người, ở đó cần có quản lý, bởi vì hoạt
động chung của nhiều người đòi hỏi phải được liên kết lại dưới nhiều hình thức.
Một trong những hình thức liên kết quan trọng là tổ chức. Xét về nội dung, tổ
chức tức là phối hợp, liên kết hoạt động của nhiều người để thực hiện mục tiêu
đã đề ra, là yếu tố quyết định đem lại hiệu quả cho quản lý. Không có tổ chức thì
không có quản lý.

6


Khẳng định vấn đề này, Lênin đã viết: “ Muốn quản lý tốt mà chỉ biết
thuyết phục không thôi thì chưa đủ, mà cần phải biết tổ chức về mặt thực tiễn
nữa”.
Để điều khiển, phối hợp hoạt động của tập thể những con người, chúng ta
cần có những phương tiện buộc con người phải hành động theo những nguyên
tắc nhất định, phải phục tùng những khuôn mẫu, những mệnh lệnh nhất định. Cơ
sở của sự phục tùng hoặc là uy tín hoặc là uy quyền. Trong những hoàn cảnh
lịch sử nhất định, uy tín đóng vai trò là cơ sở quan trọng của sự phục tùng nhưng
nhìn chung thì quyền uy vẫn là cơ sở chủ yếu. Quyền uy là sự áp đặt ý chí của
người này đối với người khác buộc người đó phải phục tùng. Như vậy, quyền uy
lấy phục tùng làm tiền đề.
Quyền uy là phương tiện rất quan trọng để chủ thể quản lý buộc đối tượng
quản lý phải phục tùng, là yếu tố không thể thiếu của quản lý. Không có quyền
uy thì hoạt động quản lý sẽ không đạt được hiệu quả.
Quyền uy-ý chí thống trị của người điều khiển – có thể đại diện cho lợi
ích chung và nhằm phục vụ lợi ích chung của các thành viên trong tổ chức.

Ngược lại, nó có thể chỉ đại diện cho lợi ích của một nhóm người hoặc một cá
nhân.
Trong trường hợp thứ nhất, sự phục tùng quyền uy, tức là sự thống nhất ý
chí, được thực hiện chủ yếu thông qua phương pháp thuyết phục, bằng kỉ luật tự
giác của các đối tượng bị quản lý.
Trong trường hợp thứ hai, sự thống nhất và sự phục tùng được đảm bảo
chủ yếu bằng bạo lực, cưỡng chế và theo Lênin thì “ sự điều khiển có thể mang
những hình thức độc tài, nghiêm khắc”.
Chủ thể của quản lý là con người hay tổ chức của con người. Những cá
nhân hay tổ chức của con người phải là những đại diên có quyền uy, có quyền
hạn và trách nhiệm liên kết, phối hợp những hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân
hướng tới mục tiêu chung nhằm đạt được kết quả nhất định trong quản lý.

7


Khách thể của quản lý là trật tự quản lý. Trật tự này được quy định bởi
nhiều loại quy phạm khác nhau: Quy phạm đạo đức, quy phạm chính trị, quy
phạm tôn giáo, quy phạm pháp luật…
Từ những phân tích trên, có thể có một số nhận xét liên quan đến quản lý
như sau:
- Quản lý là sự tác động có mục đích của các chủ thể quản lý đối với các
đối tượng quản lý.
- Quản lý xuất hiện ở bất kì nơi nào, lúc nào nếu ở nơi đó và lúc đó có
hoạt động chung của con người.
- Mục đích và nhiệm vụ của quản lý là điều khiển, chỉ đạo hoạt động
chung của con người, phối hợp các hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân tạo
thành một hoạt động chung thống nhất của cả tập thể và hướng hoạt động chung
đó theo những phương hướng thống nhất nhằm đạt được mục tiêu đã định trước.
- Quản lý được thực hiện bằng tổ chức và quyền uy

Có tổ chức thì mới phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
mối quan hệ của những người tham gia hoạt động chung. Có quyền uy thì mới
bảo đảm sự phục tùng của cá nhân đối với tổ chức. Quyền uy là phương tiện
quan trọng để chủ thể quản lý điều khiển, chỉ đạo cũng như bắt buộc các đối
tượng quản lý thực hiện các yêu cầu, mệnh lệnh của mình.
1.1.1.2. Quản lý nhà nước
Khi nhà nước xuất hiện thì phần lớn (và là phần quan trọng) các công việc
của xã hội do nhà nước quản lý.
Quản lý nhà nước là hoạt động của nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp,
hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của
nhà nước.
Nói cách khác, quản lý nhà nước là sự tác động của các chủ thể mạng
quyền lực nhà nước, chủ yếu bằng pháp luật, tới các đối tượng quản lý nhằm
thực hiện các chức năng đối nội và đội ngoại của nhà nước. Như vậy, tất cả các
cơ quan nhà nước đều là chức năng quản lý nhà nước.

8


Pháp luật là phương tiện chủ yếu để quản lý nhà nước. Bằng pháp luật,
nhà nước có thể trao quyền cho các tổ chức hoặc các cá nhân để họ thay mặt nhà
nước tiến hành hoạt động quản lý nhà nước.
Quản lý nhà nước là một hình thức hoạt động của Nhà nước thực hiện
trước hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước, có nội dung là bảo
đảm sự chấp hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của các cơ quan quyền lực nhà
nước, nhằm tổ chức và chỉ đạo một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc
xây dựng kinh tế, văn hóa – xã hội và hành chính – chính trị. Nói cách khác,
quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành- điều hành của nhà nước.
Tính chất chấp hành thể hiện ở mục đích của quản lý hành chính nhà nước
là đảm bảo thực hiện thực tế các văn bản pháp luật của các cơ quan quyền lực

nhà nước. Mọi hoạt động quản lý hành chính nhà nước đều được tiến hành trên
cơ sở pháp luật và để thực hiện pháp luật.
Tính chất điều hành của quản lý hành chính nhà nước thể hiện ở chỗ để
đảm bảo cho các văn bản pháp luật của các cơ quan quyền lực nhà nước được
thực hiện trên thực tế, các chủ thể của quản lý hành chính nhà nước phải tiến
hành hoạt động tổ chức và chỉ đạo trực tiếp đối với các đối tượng quản lý thuộc
quyền.
Trong quá trình điều hành, cơ quan hành chính nhà nước có quyền nhân
danh nhà nước ban hành ra các văn bản pháp luật để đặt ra các quy phạm pháp
luật hay các mệnh lệnh cụ thể bắt buộc các đối tượng quản lý có liên quan phải
thực hiện.
Như vậy, các chủ thể của quản lý hành chính nhà nước sử dụng quyền lực
nhà nước để tổ chức và điều khiển hoạt động của các đối tượng quản lý, qua đó
thể hiện một cách rõ nét mối quan hệ “quyền lực – phục tùng” giữa chủ thể quản
lý và các đối tượng quản lý.
Hoạt động điều hành là một nội dung cơ bản của hoạt động chấp hành
quyền lực nhà nước, nó gắn với hoạt động chấp hành và cùng với hoạt động
chấp hành tạo thành hai mặt thống nhất của quản lý hành chính nhà nước.

9


Hoạt động quản lý hành chính nhà nước được đặt dưới sự giám sát của cơ
quan quyền lực nhà nước nhưng vẫn mang tính chủ động, sáng tạo.Tính chủ
động, sáng tạo của hoạt động quản lý hành chính nhà nước thể hiện rõ nét trong
quá trình các chủ thể của quản lý hành chính nhà nước đề ra chủ trương, biện
pháp quản lý thích hợp đối với các đối tượng khác nhau, tạo điều kiện cho họ
lựa chọn cách thức tốt nhất để hoàn thành nhiệm vụ trên cơ sở nghiên cứu, xem
xét tình hình cụ thể.
Tất cả các cơ quan nhà nước đều tiến hành hoạt động quản lý hành chính

nhà nước nhưng hoạt động này chủ yếu do các cơ quan hành chính nhà nước thực
hiện. Hoạt động này phản ánh chức năng cơ bản của các cơ quan hành chính nhà
nước. Mặt khác, không nên tuyệt đối hóa sự phân loại các hình thức hoạt động
của các cơ quan nhà nước và không nên cho rằng mỗi loại cơ quan nhà nước chỉ
có thể thực hiện một loại hành vi nhất định, tương ưng với hình thức hoạt động và
chức năng cơ bản của nó. Trên thực tế mỗi loại cơ quan nhà nước, ngoài việc thực
hiện những hành vi phản ảnh thực chất của chức năng cơ bản của mình, còn có
thể thực hiện một số hành vi thuộc lĩnh vực hoạt động cơ bản của cơ quan khác.
Ví dụ: Các cơ quan quyền lực nhà nước, các cơ quan kiểm sát, xét xử thực hiện
những hành vi quản lý hành chính nhất định còn cơ quan hành chính nhà nước
cũng thực hiện một số hành vi mang tính chất tài phán...
Chủ thể của quản lý nhà nước là tổ chức hay cá nhân mang quyền lực nhà
nước trong quá trình tác động tới đối tượng quản lý. Chủ thể quản lý nhà nước
bao gồm: Nhà nước, cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân được trao quyền thực
hiện hoạt động quản lý nhà nước.
Khách thể của quản lý nhà nước là trật tự quản lý nhà nước. Trật tự quản
lý nhà nước do pháp luật quy định.
Chủ thể của quản lý hành chính nhà nước là cơ quan nhà nước (chủ yếu là
cơ quan hành chính nhà nước), các cán bộ nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức
và cá nhân được trao quyền quản lý hành chính trong một số trường hợp cụ thể.
Những chủ thể kể trên khi tham gia vào các quan hệ quản lý hành chính
có quyền sử dụng quyền lực nhà nước để chỉ đạo các đối tượng quản lý thuộc
10


quyền nhằm thực hiện nhiệm vụ quản lý đồng thời bảo đảm thực hiện các quyền
và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ quản lý hành chính nhà nước.
Khách thể của quản lý hành chính nhà nước là trật tự quản lý hành chính
tức là trật tự quản lý trong lĩnh vực chấp hành – điều hành. Trật tự quản lý hành
chính do các quy phạm pháp luật hành chính quy định.

1.1.2. Các đặc điểm cơ bản của quản lý nhà nước
- Quản lý nhà nước mang tính quyền lực đặc biệt, tính tổ chức rất cao.
Mệnh lệnh của nhà nước mang tính đơn phương, khách thể phải phục tùng chủ
thể một cách nghiêm túc nếu không sẽ bị truy cứu, xử lý theo pháp luật.
- Quản lý nhà nước có mục tiêu chiến lược, chương trình và kế hoạch để
thực hiện mục tiêu, đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước có kế hoạch dài hạn,
trung hạn hàng năm, có chỉ tiêu, định hướng, biện pháp thực hiện.
- Có tính chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong việc điều hành phối hợp,
huy động mọi lực lượng phát huy sức mạnh tổng hợp để tổ chức lại nền sản xuất
và cuộc sống của con người trên địa bàn của mình theo phân công, phân cấp,
đúng thẩm quyền, theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Không có sự cách biệt tuyệt đối về mặt xã hội giữa người quản lý và
người bị quản lý. Cán bộ quản lý nhà nước phải sâu sát với dân, vận động quần
chúng chống quan liêu cửa quyền…
- Bảo đảm tính liên tục và ổn định trong tổ chức và hoạt động quản lý nhà
nước, sự tác động quản lý nhà nước phải thực hiện liên tục, tránh lối chiến dịch
hoặc phong trào. Các quyết định phải tương đối ổn định, tránh sự thay đổi quá
nhanh, giấy tờ phải được giữ gìn, lưu trữ thể hiện tính trách nhiệm của nhà nước
đối với dân.
Từ những phân tích trên, có thấy đặc điểm cơ bản của quản lý nhà nước
đó là quá trình quản lý bằng định hướng, bằng mệnh lệnh, bằng pháp luật để
người dân và các chủ thể có thể đạt được mục tiêu chung mà nhà nước mong
muốn.
1.1.3. Khái niệm chung về hoạt động Du lịch Sinh thái
1.1.3.1.Khái niệm du lịch.
11


- Có nhiều định nghĩa về du lịch, tuỳ theo từng thời kỳ phát triển mà có
những định nghĩa khác nhau.

- Với tư cách là hoạt động nhân văn:Cho đến đầu thế kỷ XX, du lịch chỉ là
hiện tượng đơn lẽ của một số người. Du lịch chưa được coi là đối tượng kinh
doanh mà chỉ là hiện tượng nhân văn làm phong phú thêm nhận thức của con
người. Trong điều kiện đó, định nghĩa hay khái niệm du lịch được hiểu khá đơn
giản. “Du lịch là hiện tượng đi đến một nơi khác ngoài nơi cư trú thường xuyên
của mình theo nhiều nguyên nhân khác nhau ngoài mục đích kiếm tiền và ở đó
họ tiêu dùng tiền mà họ kiếm được ở nơi khác “.
- Với tư cách là hoạt động kinh tế: Sau chiến tranh thế giới lần thứ II,
dòng người đi du lịch càng đông, việc giải quyết những nhu cầu ăn, ở, giải trí ...
đã trở thành cơ hội kinh doanh. “ Du lịch được coi là toàn bộ những hoạt động
và những công việc phối hợp nhau nhằm thoả mãn các nhu cầu khác của khách
du lịch”.
- Với tư cách là ngành công nghiệp:Du lịch càng phát triển và hoạt động
kinh doanh du lịch càng gắn bó và phối hợp nhau nhằm thoả mãn mọi nhu cầu
của khách du lịch “Du lịch là một ngành công nghiệp là toàn bộ hoạt động có
mục tiêu là chuyển các nguồn nhân lực, vốn và nguyên vật liệu thành những
dịch vụ, sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch”.
- Với tư cách là đối tượng của kinh tế du lịch:Khái niệm du lịch phải phản
ánh các mối liên hệ bản chất bên trong làm cơ sở cho việc nghiên cứu các xu
hướng và những mối quan hệ phát sinh của nó. “Du lịch là tổng thể những hiện
tượng và những mối quan hệ phát sinh tự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách
du lịch, những nhà kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại và cộng đồng cư dân
địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữ khách du lịch”. Các chủ thể trên
tác động qua lại lẫn nhau trong mối quan hệ của họ đối với hoạt động du lịch.
+ Đối với khách du lịch cho rằng: du lịch mang lại cho họ sự hài lòng vì
được hưởng một khoảng thời gian thú vị, đáp ứng các nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí,
viếng thăm, ... của họ. Những khách du lịch khác nhau sẽ có những nhu cầu
khác nhau nên họ sẽ chọn những điểm du lịch với những hoạt động khác nhau.
12



+ Đối với các đơn vị kinh doanh: du lịch là một cơ hội kinh doanh nhằm
thu lợi nhuận thông qua việc cung ứng những hàng hoá và dịch vụ du lịch.
+ Đối với chính quyền sở tại: du lịch được xem như một nhân tố thuận lợi
đối với nền kinh tế trong lãnh thổ của mình. Chính quyền quan tâm đến công
việc mà du lịch tạo ra, thu nhập của dân cư có thể kiếm được, khối lượng ngoại
tệ mà khách du lịch quốc tế mang vào cũng như các khoản thuế nhận được từ
hoạt động kinh doanh du lịch và các loại thuế, phí khác từ khách du lịch.
+ Đối với cộng đồng cư dân địa phương: du lịch được coi là cơ hội để tìm
việc làm, tạo thu nhập nhưng đồng thời họ cũng là những nhân tố hấp dẫn khách
du lịch bởi lòng hiểu khách và phong tục tập quán, văn hoá. Ở các điểm du lịch,
giữa khách du lịch và dân cư địa phương luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau.
Tóm lại: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt
động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của các cá nhân hay tập
thể bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà
bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ.
1.1.3.2.Khái niệm du lịch sinh thái:
- Du lịch sinh thái (DLST) là một khái niệm tương đối mới và thu hút sự
quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu khác nhau, tiếp cận ở những góc độ khác
nhau và đưa ra những định nghĩa khác nhau. Một số khái niệm gần với khái
niệm về DLST như du lịch thiên nhiên, du lịch mạo hiểm, du lịch xanh. Những
loại hình du lịch trên cùng có điểm tương đồng đó là du lịch dựa vào thiên
nhiên, nhưng khác biệt ở chỗ DLST thu hút du khách bởi sự hoang sơ của thiên
nhiên, sự nguyên sơ trong văn hoá bản địa của nơi du khách đặt chân đến.
- Tác giả Laarman và Durst trong nghiên cứu đầu tiên về DLST đã định
nghĩa:” DLST với tư cách là du lịch tự nhiên, loại hình mà du khách bị thu hút
tới một điểm du lịch bởi vì sở thích của họ về một hay nhiều đặc điểm về nguồn
gốc tự nhiên của nơi đó. Chuyến viếng thăm này bao gồm sự giáo dục, giải trí và
thường kèm theo yếu tố mạo hiểm”.
- Theo Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) thì DLST là một loại

hình tham quan có trách nhiệm với môi trường tại những vùng còn tương đối
13


nguyên sơ để thưởng thức và hiểu biết thiên nhiên (kèm theo những đặc trưng
văn hoá), có hỗ trợ đối với bảo tồn , giảm thiểu tác động từ du khách, đóng góp
tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội của người dân địa phương.
- Với Tổ chức Xã hội DLST (Ecotourism Society) thì định nghĩa: “ DLST
là loại hình du lịch có trách nhiệm tới các khu tự nhiên nơi vừa bảo tồn môi
trường vừa tăng cường phúc lợi của người dân địa phương”.
- Tại cuộc hội thảo “ Xây dựng chiến lược phát triển DLST Việt Nam “
diễn ra từ ngày 7/9/1999 đến 9/9/1999 tại Việt Nam đã đưa ra định nghĩa về
DLST như sau: DLST là loại hình du lịch dựa và thiên nhiên và văn hoá bản địa,
gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nổ lực bảo tồn và phát triển bền
vững , với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.
Từ nhận phân tích trên, có thể thao DLST có một số đặc điểm đặc trưng
sau:
- DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động
bảo tồn và được nuôi dưỡng quản lý theo hướng bền vững về mặtsinh thái.
- DLST được nhìn nhận như là loại hình du lịch lựa chọn những mặt tích
cực của một số loại hình du lịch và có thể biểu diễn bằng sơ đồ đan cắt của các
thành phần như sau:

Hình 1.1: Cấu trúc DLST
14


1.1.4. Các chức năng của quản lý nhà nước
Quảnlý nhà nước hình thành cùng với sự hình thành và vận hành của hệ
thống nhà nước và nó thực hiện một số chức năng cơ bản sau.

Thứ nhất, đó là chức năng định hướng.
Có thể thấy xã hội là một cộng đồng với nhiều cá nhân, chủ thể khác nhau và
các cá nhân và chủ thể này hoạt động theo các mục tiêu và định hướng khác
nhau. Tuy nhiên, để tối đa hóa lợi ích chung của cộng đồng thì cần có một định
hướng chung hay định hướng tổng thể mà cộng đồng đó đều có lợi. Nhà nước sẽ
thay mặt các thành viên đó để quản lý xã hội đảm bảo theo đúng định hướng mà
cộng đồng đó lựa chọn.
Thứ hai, đó là chức năng điều phối.
Như phân tích ở trên, trong một nhà nước thì các cá nhân hay các chủ thể
khác nhau khi theo đuổi mục tiêu của họ sẽ có thể dẫn đến những mâu thuẫn
trong lợi ích. Vì vậy, có thể dẫn đến những xung đột nhất định nào đó giữa các
chủ thể trên bởi các phản ứng của các chủ thể. Vì vậy, nhà nước phải thực hiện
chức năng quản lý nhằm điều phối những mâu thuẩn hay những xung đột ở
trong xã hội mà trong quá trình vận hành xãy ra.
Thứ ba, đó là chức năng xã hội.
Quá trình hoạt động của các chủ thể nhà nước trong xã hội có thể tạo nên
những hiệu ứng ngược với cộng đồng hay xã hội đó. Các chủ thể tối ưa hóa lợi
ích của mình nhung có thể tạo ra những hiệu ứng tiêu cực cho các thành viên
khác của cộng đồng như vấn đề xã hội, môi trường và nhiều vấn đè khác. Vì
vậy, nhà nước cần thực hiện chức năng này nhằm điều duy trì, hạn chế những
ảnh hưởng tiêu cực lên xã hội.
1.2. Nội dung quản lý nhà nƣớc về hoạt động du lịch và du lịch sinh thái
1.2.1.Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch
Nội dung này bao gồm việc xây dựng và ban hành các quan điểm, chủ
trương, chính sách vĩ mô; các mục tiêu tổng quát, chương trình, kế hoạch phát
triển du lịch dài hạn; xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về du lịch, quy
hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch.
15



×