Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Tìm hiểu thực trạng sản xuất kinh doanh mía Bầu đặc sản tại xã Hòa Mục, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (809.92 KB, 71 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÙ THỊ CHĂM
Tên đề tài:
TÌM HIỂU THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CÂY MÍA BẦU
ĐẶC SẢN TẠI XÃ HÒA MỤC, HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hƣớng đề tài

: Hƣớng ứng dụng

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Khoa

: KT và PTNT

Khóa học

: 2014 - 2018

Thái Nguyên- năm 2018




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÙ THỊ CHĂM
Tên đề tài:
TÌM HIỂU THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CÂY MÍA BẦU
ĐẶC SẢN TẠI XÃ HÒA MỤC, HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hƣớng đề tài

: Hƣớng ứng dụng

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Lớp

: KTNN - 46 - N01

Khoa


: KT và PTNT

Khóa học

: 2014 - 2018

Giảng viên hƣớng dẫn : ThS. Đỗ Hoàng Sơn
Cán bộ cơ sở hƣớng dẫn: Hoàng Mỹ Duyên

Thái Nguyên- năm 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện khóa luận: “Tìm hiểu thực
trạng sản xuất kinh doanh mía Bầu đặc sản tại xã Hòa Mục, huyện Chợ
Mới, tỉnh Bắc Kạn” tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan,
tổ chức và các cá nhân. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các
tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện
khóa luận này.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã tận tình giảng
dạy, hướng dẫn trong quá trình học tập, rèn luyện và nghiên cứu tại trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo ThS. Đỗ Hoàng Sơn đã
trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tập thể các cán bộ, lãnh đạo UBND xã
Hòa Mục, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn đã giúp đỡ tôi rất nhiệt tình, tạo mọi
điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành xuất sắc các công việc trong suốt

thời gian thực tập tại xã.
Xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè đã động viên, giúp đỡ nhiệt tình và
đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành khóa luận này.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, khóa luận của tôi không tránh khỏi
những thiếu sót, sơ suất, tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô
giáo cùng toàn thể các bạn để bài khóa luận của tôi được hoàn chỉnh hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018
Sinh viên
Lù Thị Chăm


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Diện tích, năng suất mía ở các tỉnh trồng mía lớn (2012) ............. 16
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất tại xã Hòa Mục qua 3 năm (2014 - 2016) .. 27
Bảng 3.2: Hiện trạng dân số, lao động toàn xã Hòa Mục năm 2016 .............. 30
Bảng 3.3: Giá trị sản xuất theo cơ cấu ngành của xã Hòa Mục năm 2016 ..... 33
Bảng 3.4: Tình hình sản xuất mía qua 3 năm (2014 - 2016) .......................... 40
Bảng 3.5. Mật độ bình quân trồng mía Bầu của các hộ điều tra năm 2017 .... 41
Bảng 3.6. Tình hình sản xuất cây mía Bầu của xã qua 3 năm (2014 - 2016) . 42
Bảng 3.7. Kết quả sản xuất mía của các hộ điều tra qua 3 năm (2014 - 2016) ..... 43
Bảng 3.8.Tình hình sản xuất trồng trọt của xã qua 3 năm (2014 - 2016) ............. 45
Báng 3.9. Kết quả sản xuất trong trồng trọt của 30/76 hộ điều tra năm 2017
(n=30) .............................................................................................................. 47
Bảng 3.10. Hình thức bán mía Bầu của các hộ điều tra năm 2017 (n=30) ..... 49
Bảng 3.11: Khó khăn của sản xuất mía Bầu tại địa phương (n=30) ............... 51



iii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ....................................................... iv
Phần 1. MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.1. Sự cần thiết của nội dung thực tập ............................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 3
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện .......................................................... 4
1.3.1. Nội dung thực hiện .................................................................................. 4
1.3.2. Phương pháp thực hiện............................................................................ 5
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập................................................................... 8
1.5. Nhiệm vụ của sinh viên tại cơ sở thực tập ................................................. 8
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 9
2.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 9
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập ................................. 9
2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập .......................... 15
2.2. Cơ sở thực tiễn............................................................................................ 15
2.2.1. Tình hình sản xuất mía ở Việt Nam ...................................................... 15
2.2.2. Tình hình sản xuất mía Bầu tại huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn ............. 20
2.2.3. Kinh nghiệm từ các địa phương khác ................................................... 22
2.2.4. Bài học kinh nghiệm từ các địa phương................................................26
Phần 3. KẾT QUẢ THỰC TẬP...................................................................... 25
3.1. Khát quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nguyên cứu .... 25



iv

3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 25
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 29
3.1.3. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong phát triển kinh tế của xã.... 34
3.2. Thực trạng sản xuất kinh doanh cây mía Bầu đặc sản của xã.................. 35
3.2.1. Đặc điểm sinh thái, kinh tế và kỹ thuật trồng, chăm sóc của cây mía Bầu . 35
3.2.2. Tình hình sản xuất mía Bầu đặc sản của xã .......................................... 39
3.2.3. Kết quả sản xuất mía tại xã Hòa Mục, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn 41
3.2.4. Hiệu quả kinh tế cây mía Bầu và các loại cây trồng khác .................... 44
3.2.5. Thị trường tiêu thụ cây mía Bầu tại xã Hòa Mục ................................. 48
3.3. Đánh giá những điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức trong sản xuất
kinh doanh cây mía Bầu .................................................................................. 50
3.3.1. Điểm mạnh ............................................................................................ 50
3.3.2. Điểm yếu ............................................................................................... 50
3.3.3. Cơ hội .................................................................................................... 52
3.3.4. Thách thức ............................................................................................. 52
3.5. Bài học rút ra từ thực tế ............................................................................. 53
3.6. Giải pháp phát triển sản xuất cây mía Bầu đặc sản tại xã Hòa Mục........ 55
Phần 4. KẾT LUẬN ........................................................................................ 57
4.1. Kết luận .................................................................................................... 57
4.2. Kiến nghị .................................................................................................. 58
4.2.1. Đối với Nhà nước .................................................................................. 58
4.2.2. Đối với chính quyền địa phương ........................................................... 58
4.2.3. Đối với người nông dân ........................................................................ 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 60


v


DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

STT

Nguyên nghĩa

Từ - Cụm từ

1

BVTV

Bảo vệ thực vật

2

CN - TCN - XD

Công nghiệp - Thủ công nghiệp - Xây dựng

3

ĐVT

Đơn vị tính

4

FAO


Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc

5

GO

Giá trị sản xuất

6

HQ

Hiệu quả

7

HQKT

Hiệu quả kinh tế

8

IC

Chi phí trung gian

9

KH - KT


Khoa học - kỹ thuật

10

KT - XH

Kinh tế - xã hội

11

NN & PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

12

QĐ/HU

Quyết định/Huyện Ủy

13

QĐ-CP

Quyết định - Chính phủ

14

QĐ-UBND


Quyết định-Ủy ban nhân dân

15

TM - DV

Thương mại - dịch vụ

16

TR

Lợi nhuận

17

UBND

Ủy ban nhân dân

18

VA

Giá trị gia tăng


1


Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết của nội dung thực tập
Cây mía Bầu là cây trồng mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế
của huyện Chợ Mới. Với điều kiện thổ nhưỡng phù hợp nên cây mía Bầu là
một trong những cây trồng thế mạnh góp phần thực hiện mục tiêu phát triển
kinh tế, xóa đói giảm nghèo ở địa phương. Diện tích cây mía huyện Chợ Mới
tập trung nhiều tại các xã Cao Kỳ, Hòa Mục, Thanh Bình, Yên Đĩnh. Trong
những năm gần đây, diện tích cây mía được trồng trên địa bàn huyện ngày
càng gia tăng, chiếm khoảng 80% diện tích mía của toàn tỉnh với khoảng gần
100 ha. Tuy nhiên, cây mía Bầu đang đứng trước nguy cơ mất giá, không tiêu
thụ được, thực trạng đầu ra của cây trồng này đang dần bị thu hẹp.
Cây mía được trồng ở huyện Chợ Mới chủ yếu là cây mía Bầu. Mía Bầu là
giống mía đặc sản của đồng bào Tày, Nùng, Dao,... Cây mía Bầu trông giống
những cây mía trắng ở các tỉnh miền xuôi, nhưng thơm, vị ngọt dịu và đặc biệt là
mềm, giòn và nhiều nước. Mía Bầu chỉ để phục vụ khách qua đường, người dân
địa phương, một số tư thương ở các tỉnh lân cận. Loại mía này không có nhà máy
nào thu mua nên đầu ra không ổn định. Ngoài bán cho tư thương, mía Bầu từ
trước đến nay vẫn được mang bày bán ở dọc Quốc lộ 3 cho khách qua đường như
một đặc sản của Bắc Kạn. Vì vậy vấn đề tiêu thụ mía của người nông dân hết sức
bấp bênh.
Hiện nay, địa phương chưa có cơ chế chính sách, thiếu các giải pháp thúc
đẩy việc tiêu thụ sản phẩm mía. Tiêu thụ mía trên địa bàn phụ thuộc vào tư thương
là chính nên khi những khách hàng lớn không thu mua thì thị trường mía lại rơi
vào cảnh mất giá và không tiêu thụ được. Doanh thu thu về không đủ chi phí các
loại phân bón và công chăm sóc. Hiệu quả sản xuất mía thấp làm cho người nông
dân không dám mạnh dạn đầu tư thâm canh, diện tích trồng mía có nguy cơ bị thu


2


hẹp, ảnh hưởng tới đời sống và việc làm cũng như phát triển kinh tế địa phương.
Điều này cho thấy, phát triển cây mía tại huyện Chợ Mới còn thiếu tính bền vững,
cần thiết phải có các biện pháp tháo gỡ kịp thời.
Cây mía Bầu ngày càng khó tiêu thụ là do trong những năm qua người dân
tự phát trồng làm cho diện tích mía ngày càng tăng, chất lượng mía thì giảm.
Nguyên nhân làm cho cây mía ngày càng giảm chất lượng do một số bộ phận
nông dân còn ít đầu tư thâm canh, đất bạc màu, chưa đủ các biện pháp phòng trừ
sâu bệnh hiệu quả,…Bên cạnh đó, người dân còn trồng chăm sóc theo phương
thức quảng canh, mật độ trồng còn dày nên năng suất, chất lượng không được
đồng đều. Ngoài ra do thời tiết, khí hậu thất thường có nhiều trận mưa lũ kéo dài
đã ảnh hưởng đến chất lượng vị ngọt của mía. Việc tiêu thụ mía Bầu chậm cũng
dẫn tới một số diện tích mía cuối vụ chất lượng giảm sút, hỏng với những biểu
hiện như mía lên men chua, giảm độ ngọt, cây cứng, thân chuyển sang sắc vàng,...
Số lượng mía nhiều, chất lượng mía ngày càng giảm làm cho thị trường tiêu thụ
trở nên khó khăn, người nông dân phải “hạ giá” nhưng số lượng người thu mua
cũng không nhiều.
Xã Hòa Mục là một xã có tổng diện tích đất tự nhiên khá lớn, dân số
đông, nguồn lao động dồi dào cụ thể là tổng diện tích là 41,148 km², dân số
khoảng 2.251 người, 580 hộ và 1.272 lao động, mật độ dân số đạt 56
người/km² (2016). Xã có tuyến Quốc lộ 3 đi qua địa bàn, song song với sông
Cầu. Xã Hòa Mục được chia thành các xóm bản: Đồn, Giác, Tân Khang, Mỏ
Khang, Bản Chang, Nà Tôm, Khuổi Nhàng và Bản Vọt. Trong nhiều năm
qua, cây mía Bầu đã trở thành cây trồng chủ lực góp phần nâng cao thu nhập,
giải quyết việc làm và góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế, giảm
nghèo tại địa phương. Người dân địa phương đã và đang sử dụng có hiệu quả
đất đai, tận dụng ở những chân ruộng khô thiếu nước để trồng mía. Tuy nhiên,
khó khăn trong tiêu thụ mía hiện nay tại huyện Chợ Mới nói chung và xã Hòa



3

Mục nói riêng cần phải được làm rõ, trên cơ sở đó có những định hướng giải
pháp để đảm bảo phát triển hiệu quả, bền vững là yêu cầu cấp bách hiện nay.
Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu thực trạng sản
xuất kinh doanh cây mía Bầu đặc sản tại xã Hòa Mục, huyện Chợ Mới,
tỉnh Bắc Kạn”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu được thực tế phát triển cây mía Bầu tại xã Hòa Mục, huyện
Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. Qua đó đánh giá cụ thể được những tiềm năng, thế
mạnh cũng như chỉ rõ những khó khăn, tồn tại trong phát triển cây mía Bầu
tại địa phương để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất,
mở rộng quy mô và phát triển vùng trồng mía ổn định hơn.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
1.2.2.1. Về chuyên môn
- Nắm rõ được các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của
xã Hòa Mục có tác động ảnh hưởng đến phát triển cây mía Bầu tại địa
phương.
- Phân tích đánh giá được những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất mía
Bầu tại xã Hòa Mục, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
- Bổ sung kiến thức, kỹ năng về quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và
tiêu thụ mía Bầu từ người dân nơi thực tập.
- Phân tích, đánh giá được hiệu quả kinh tế (HQKT) trong sản xuất cây
mía Bầu đặc sản.
- Đề xuất được những phương hướng giải pháp chủ yếu nhằm hạn chế
rủi ro, nâng cao hiệu quả (HQ) sản xuất và thúc đẩy phát triển vùng trồng
cây mía Bầu ổn định hơn.



4

1.2.2.2. Về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc
- Sống vui vẻ, hòa đồng với các cán bộ xã, thôn bản và người dân tại
địa phương nơi mình tham gia thực tập.
- Tìm hiểu phong tục, tập quán tại địa phương và xây dựng mối quan hệ tốt
đẹp với chủ nhà nơi xin ở trọ thực tập, với cộng đồng thôn bản nơi thực tập.
- Học hỏi được kinh nghiệm sống, sản xuất của người dân và biết lắng
nghe từ những góp ý, lời phê bình của người khác.
- Biết rõ được mùa vụ, quy trình kỹ thuật và những kỹ năng trong sản
xuất mía Bầu thông qua trải nghiệm cùng lao động với người dân.
- Thông qua hoạt động sản xuất tại địa phương, sinh viên thấy được
thực tế những khó khăn trong sản xuất của người dân, tự nhận thức được trách
nhiệm trong công việc sau này khi giúp đỡ người dân phát triển kinh tế.
- Học hỏi nắm bắt được những kiến thức và kỹ năng cơ bản về các kỹ
thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ bệnh hại cho cây mía Bầu từng giai đoạn.
1.2.2.3. Về thái độ
- Có tinh thần trách nhiệm khi nhận công việc được giao, làm việc
chăm chỉ không ngại khổ, ngại khó.
- Biết chủ động học hỏi, biết lắng nghe, ghi chép những kiến thức, kỹ
năng bổ ích liên quan đến công việc và đời sống từ những người xung quanh.
- Chủ động trong các công việc, sẵn sàng trợ giúp, hỗ trợ người dân
trong cuộc sống, trong công việc trên tinh thần cùng học hỏi, cùng chia sẻ qua
đó cũng tự khẳng định được năng lực của bản thân.
1.3. Nội dung và phƣơng pháp thực hiện
1.3.1. Nội dung thực hiện
- Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội (KT - XH) của xã Hòa
Mục, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội



5

và thách thức đối với sự phát triển kinh tế xã nói chung và phát triển sản xuất
mía Bầu nói riêng.
- Tìm hiểu về giống, thời vụ trồng, quy trình kỹ thuật sản xuất và thu
hoạch cây mía Bầu đặc sản.
- Đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh cây mía Bầu đặc sản tại xã
Hòa Mục, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển cây mía Bầu đặc sản tại
xã Hòa Mục, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
- Qua tìm hiểu thực trạng sản xuất kinh doanh cây mía, đề xuất một số
giải pháp nhằm phát triển cây mía trong thời gian tới tại xã Hòa Mục, huyện
Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
1.3.2. Phương pháp thực hiện
1.3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
* Phương pháp thu thập số liệu, thông tin thứ cấp
Các thông tin thứ cấp được lấy từ các nguồn thông tin khác nhau như
sách, báo, Internet, báo cáo tổng kết của xã, các phòng, ban về tất cả lĩnh vực
như đất đai, dân số, lao động, thu nhập các ngành, thu nhập bình quân hộ,...
* Thu thập số liệu sơ cấp
Chọn mẫu điều tra: Dựa vào thực trạng các hộ sản xuất mía Bầu của xã
chọn ra 2 thôn có số hộ trồng mía nhiều nhất đó là Bản Đồn (có 41 hộ) và Bản
Chang (có 35 hộ). Trong tổng số có 76 hộ trồng mía Bầu của cả 2 thôn, ta tiến
hành chọn 30 hộ bằng cách chọn mẫu ngẫu nhiên dựa trên tỷ lệ tổng các hộ
sản xuất mía Bầu của 2 thôn với tổng số hộ được điều tra
+ Tính bước nhảy (tính theo danh sách các hộ trồng mía Bầu của từng
thôn). Ta quy ước như sau: Bước nhảy (Nh), số hộ nằm trong phạm vi điều tra
(Kh), số hộ được điều tra trồng mía (H). Do đó ta có công thức tính bước
nhảy như sau



6

Nh = Kh / H (lần)
+ Các mẫu này được điều tra theo các thông tin chủ yếu như họ và tên
chủ hộ, tuổi, giới tính, địa chỉ, số nhân khẩu, số lao động, trình độ văn hóa; nội
dung điều tra là kinh tế nông hộ như chi phí, thu nhập và lợi nhuận từ các ngành
kinh tế, các loại cây trồng, qua đó so sánh HQKT sản xuất cây trồng khác với
cây mía Bầu đặc sản.
Nội dung điều tra chính: Diện tích, năng suất, sản lượng, chi phí và thu
nhập từ cây mía Bầu, thăm dò ý kiến của dân về khó khăn cũng như mong
muốn trong sản xuất mía Bầu.
Phương pháp điều tra: Dùng phương pháp phỏng vấn trực tiếp có sự
tham gia của người dân, đồng thời học hỏi ý kiến của người dân địa phương
có kinh nghiệm hoặc các trưởng thôn, các cán bộ khuyến nông để thu thập
nhanh thông tin và xác minh lại thông tin của người được điều tra.
1.3.2.2. Phương pháp quan sát
Quan sát cách làm việc của cán bộ xã để học hỏi và hoàn thiện bản thân
hơn; Quan sát một cách tổng thể về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, KT - XH
của địa bàn thực tập. Từ đó phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và
thách thức đối với sự phát triển kinh tế. Quan sát để biết và hiểu được cách
trồng và chăm sóc, cách thức tổ chức sản xuất cây mía Bầu của người dân,
cách phát hiện các bệnh, nấm để có cách phòng trừ kịp thời, đảm bảo năng
suất, chất lượng mía.
1.3.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lí số liệu
- Tổng hợp số liệu, thông tin đã công bố: Dựa vào số liệu đã công bố,
tôi đã tổng hợp, đối chiếu để chọn ra những thông tin phù hợp với mục tiêu
của đề tài.
- Xử lý số liệu điều tra: Toàn bộ số liệu điều tra được tổng hợp, tính
toán bằng Excel.



7

1.3.2.4. Phương pháp phân tích thống kê hệ thống chỉ số
- Tổng hợp số liệu ở các tài liệu được tiến hành dựa trên phương pháp
phân tích thống kê theo các chỉ tiêu khác nhau như tổng diện tích đất của xã,
diện tích đất canh tác, diện tích trồng cây mía Bầu qua 3 năm (2014 - 2016); Mật
độ trung bình mía Bầu trên 1000 m2 và sản lượng cây mía qua các năm; Chi phí
sản xuất mía.
* Chỉ tiêu về đánh giá kết quả kinh tế
+ Tổng giá trị sản xuất (GO – Gross Output): Là toàn bộ giá trị thu
được trong quá trình sản xuất cây mía Bầu.
GO = ∑ Qi * Pi
Trong đó: Qi: Là sản lượng cây mía thu lần thứ i
Pi: Là giá bán mía tại lần thứ i
+ Chi phí trung gian (IC – Intermediational Cost): Là toàn bộ chi phí
vật tư, dịch vụ mà hộ nông dân đã sử dụng trong quá trình sản xuất như: Chi
phí về cây giống, phân bón (hữu cơ và vô cơ), thuốc bảo vệ thực vật, không
bao gồm phí thuê lao động và khấu hao.
IC = ∑Cj
Trong đó:
Cj: Là chi phí cho trồng và chăm sóc cây mía bỏ ra lần thứ j
+ Tổng giá trị gia tăng (VA: Giá trị gia tăng trong sản xuất mía tính cho
từng hộ bằng giá trị sản xuất trừ đi chi phí trung gian).
VA = GO – IC
* Chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất
+ Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí TGO = GO / IC (lần). Thể hiện cứ
một đồng chi phí trung gian được đầu tư tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị
sản xuất, hiệu quả càng lớn thì sản xuất càng có hiệu quả.



8

+ Tỷ suất giá trị gia tăng theo chi phí TVA = VA / IC (lần). Thể hiện cứ
một đồng chi phí trung gian được đầu tư tạo ra bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.
+ Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động
+ GO/công lao động
+ VA/công lao động
Sử dụng phương pháp phân tích thống kê để so sánh, phân tích sự biến
động từ các chỉ tiêu đánh giá sản xuất cây mía Bầu từ đó đưa ra những kết
luận về tình hình sản xuất, HQKT từ mía.
1.3.2.5. Phương pháp chuyên gia chuyên khảo
Do vốn kiến thức còn hạn chế và chưa am hiểu nhiều về lĩnh vực này
nên trong quá trình thực hiện đề tài tôi cần phải nhờ vào sự hướng dẫn và ý
kiến đóng góp của các cán bộ quản lý địa phương, các cán bộ khuyến nông,
học hỏi kinh nghiệm của một số bà con nông dân để có thể làm rõ các vấn đề
còn thắc mắc và đánh giá các phần nội dung nghiên cứu.
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập
Thời gian: Từ ngày 16/08/2017 đến ngày 21/12/2017
Địa điểm: Tại xã Hòa Mục, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
1.5. Nhiệm vụ của sinh viên tại cơ sở thực tập
- Thực hiện nghiêm chỉnh các nội quy, quy chế của cơ sở thực tập, tích
cực, nhiệt tình, có trách nhiệm trong công việc.
- Giữ gìn và bảo vệ tài sản chung của cơ sở thực tập.
- Tham gia lao động công ích, hoạt động tình nguyện, hoạt động xã hội vì
cộng đồng phù hợp với năng lực và sức khỏe theo yêu cầu của cơ sở thực tập.
- Chủ động tiếp cận công việc và sẵn sàng hỗ trợ người hướng dẫn thực tập
để có thể hoàn thành các công việc chung, tự khẳng định năng lực của bản thân.



9

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập
2.1.1.1. Khái niệm về hộ nông dân
- Theo Giáo sư Frank Ellis (1988), trường Đại học tổng hợp Cambridge
(1988): “Hộ nông dân là các hộ gia đình làm nông nghiệp, tự kiểm kế sinh nhai
trên những mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản
xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự
tham gia cục bộ vào các thị trường và có xu hướng hoạt động với mức độ hoàn
hảo không cao”. [7]
- Lý thuyết của Tchayanov coi hộ nông dân là một doanh nghiệp không
dùng lao động làm thêm, chỉ sử dụng lao động gia đình. Do đó, các khái niệm
kinh tế thông thường không áp dụng được kiểu doanh nghiệp này. Do không
thuê lao động nên hộ nông dân không có khái niệm tiền lương và tiếp theo là
không thể tính được lợi nhuận, địa tô và lợi tức. Hộ nông dân chỉ có thu nhập
chung của tất cả các hoạt động kinh tế gia đình, đó là sản lượng trừ đi chi phí.
Mục tiêu của hộ nông dân là có thu nhập cao, không kể thu nhập ấy có nguồn
gốc nào; trồng trọt, chăn nuôi hay ngành nghề dịch vụ. Đó là kết quả chung
của lao động gia đình. [7]
Từ đó có thể hiểu kinh tế nông hộ là một cơ sở kinh tế trong đó các nguồn
lực như đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu sản xuất thuộc sở hữu chung của hộ
gia đình để tiến hành sản xuất. Các thành viên trong gia đình có chung ngân quỹ,
ăn chung và ngủ chung một nhà. Do vậy các thành viên của hộ không được trả
tiền lương và không được tính lợi nhuận, địa tô và lợi tức. Mọi quyết định sản xuất
kinh doanh và đời sống là tùy thuộc vào chủ hộ, được nhà nước thừa nhận, hỗ trợ
và tạo điều kiện để phát triển. Kinh tế nông hộ là đơn vị kinh tế đặc biệt khác với



10

các tầng lớp khác và các doanh nghiệp nông nghiệp, sự khác biệt đó tạo nên
những đặc trưng cơ bản
+ Lao động quản lý và lao động trực tiếp có sự gắn bó chặt chẽ với
nhau. Trong nông hộ, chủ hộ vừa là người điều hành quản lý đồng thời là
người trực tiếp tham gia nhiều hoạt động tạo thu nhập nhưng nông nghiệp vẫn là
hoạt động chính và đất đai là đầu vào quan trọng gắn với các hoạt động này.
+ Có sự thống nhất chặt chẽ giữa quyền sở hữu với quá trình quản lý và
sử dụng các yếu tố sản xuất. Và đặc biệt có khả năng thích nghi và tự điều
chỉnh nên mặc dù là đơn vị sản xuất quy mô nhỏ nhưng rất hiệu quả.
- Đặc điểm của hộ nông dân
+ Nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở vừa là đơn vị sản xuất, vừa là
đơn vị tiêu dùng, vừa là một đơn vị kinh doanh và vừa là một đơn vị xã hội.
+ Mối quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất biểu hiện ở trình độ phát triển
của hộ từ tự cung, tự túc hoàn toàn đến sản xuất hàng hóa hoàn toàn. Từ đó
quyết định quan hệ nông hộ và thị trường.
Các nông hộ ngoài hoạt động nông nghiệp còn thanm gia vào các hoạt
động phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau.
+ Sản xuất kinh doanh chịu nhiều rủi ro, nhất là rủi ro khách quan trong
khi khả năng khắc phục lại hạn chế.
+ Người nông dân với ruộng đất chính là một yếu tố hơn hẳn các yếu tố
sản xuất khác vì giá trị của nó; Nó là nguồn đảm bảo lâu dài đời sống cho gia
đình nông dân trước những thiên tai.
+ Sự tín nhiệm đối với lao động của gia đình là một đặc tính nổi bật của
hộ nông dân. Người lao động gia đình là cơ sở của các nông trại, là yếu tố
phân biệt chúng với các doanh nghiệp tư bản. [7]
Người nông dân là công việc của gia đình chứ không phải làm công

việc kinh doanh thuần túy (Woly, 1966).


11

2.1.1.2. Khái niệm về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả (HQ) là một phạm trù kinh tế chung nhất, liên quan đến nền
kinh tế sản xuất hàng hóa. HQ là chỉ tiêu dùng để phân tích, đánh giá và lựa
chọn các phương án hành động. HQ được xem xét dưới dạng nhiều giác độ và
quan điểm khác nhau: HQ tổng hợp, HQ kinh tế, HQ chính trị xã hội, HQ trực
tiếp, HQ gián tiếp, HQ tương đối và HQ tuyệt đối,... Ngày nay, khi đánh giá
HQ đầu tư của các dự án phát triển, nhất là những dự án đầu tư phát triển
nông nghiệp, nông thôn, đòi hỏi phải xem xét HQKT trên nhiều phương diện.
Theo GS.TS Ngô Đình Giao: “HQKT là tiêu chuẩn cao nhất cho mọi
sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước”. Còn theo P.samuelson và W.Nordhaus: “HQ sản
xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hóa mà không
cắt giảm sản lượng của một loại hàng hóa khác. Một nền kinh tế hiệu quả
nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của nó”. Thực chất của hai khái niệm
này đề cập đến khía cạnh phân bố có hiệu quả các nguồn lực của doanh
nghiệp, cũng như nền sản xuất xã hội. Trên góc độ này rõ ràng phân bổ các
nguồn lực kinh tế sao cho đạt được việc sử dụng mọi nguồn lực trên đường
giới hạn khả năng sản xuất thì sản xuất có HQ. [5]
Theo Farell (1957) và một số nhà kinh tế học khác thì chúng ta chỉ tính
được HQKT một cách đầy đủ theo nghĩa tương đối như HQKT là một phạm
trù kinh tế trong đó sản xuất đạt được cả HQ kỹ thuật và HQ phân phối.
+ HQ kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi
phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể
về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Như vậy HQ kỹ
thuật liên quan đến phương tiện vật chất của sản xuất, nó chỉ ra một đơn vị

nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm.


12

+ HQ phân phối (HQ giá) là chỉ tiêu HQ trong đó các yếu tố giá sản
phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên
một đồng chi phí thêm về đầu vào. Khi nắm được giá của các yếu tố đầu vào,
đầu ra, người ta sẽ sử dụng các yếu tố đầu vào theo một tỷ lệ nhất định để đạt
được lợi nhuận tối đa. Thực chất của HQ phân phối, chính là HQ kỹ thuật có
tính đến giá của các yếu tố đầu vào và đầu ra, hay chính là HQ về giá.
Theo TS. Nguyễn Tiến Mạnh: “HQKT là phạm trù kinh tế khách quan
phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã xác định”.
Mục tiêu ở đây có thể tùy vào từng lĩnh vực sản xuất, tùy vào từng doanh
nghiệp. Tuy nhiên mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận.
Để làm được điều này doanh nghiệp cần phải sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả
các nguồn lực sản xuất (lao động, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, vốn). [4]
Như vậy, mặc dù có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm
HQKT nhưng chung quy lại chúng ta có thể hiểu HQKT chính là phạm trù
phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ lợi
dụng các nguồn lực sản xuất (lao động, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, tiền
vốn) trong quá trình tiến hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để
tối đa hóa lợi nhuận.
2.1.1.3. Đặc điểm sinh lý - sinh thái của cây mía
Cây mía là cây trồng nhiệt đới và á nhiệt đới, sức sống cao, khả năng
thích ứng rộng. So sánh với một số cây trồng khác, cây mía có khả năng sử
dụng tới mức cao nhất ánh sáng mặt trời đồng hóa CO2. Tuy nhiên, để cây
mía sinh trưởng và phát triển bình thường cũng cần phải có một số yêu cầu
nhất định vệ khí hậu, đất đai, mùa vụ.
 Nhiệt độ

Mỗi giống mía thường cần một lượng nhiệt nhất định trong suốt cả cuộc
đời của nó (từ khi trồng đến thu hoạch), ở mỗi thời kỳ sinh trưởng mía cần


13

những khoảng nhiệt độ thích hợp riêng. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quang hợp,
vận chuyển và quá trình tích lũy đường. Nhiệt độ biến đổi trong khoảng 30 40°C, tốc độ quang hợp của cây mía về cơ bản không thay đổi. Tuy nhiên, với
nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều làm giảm tốc độ quang hợp. Với nồng độ
CO2 thích hợp, ở nhiệt độ 34°C quang hợp đạt mức cao nhất. Đối với cây mía,
từ lúc trồng hom giống xuống đất cho đến khi thu hoạch, người ta có thể chia
ra làm 4 thời kỳ
+ Thời kỳ trồng, mía có thể nảy mầm ở nhiệt độ 15°C, nhưng tốc độ nảy
mầm sẽ tăng lên và tập trung hơn theo độ tăng của nhiệt độ. Tốt nhất là trong
khoảng từ 20 - 25°C.
+ Thời kỳ mía đẻ nhánh, nhiệt độ cần từ 20 - 25°C.
+ Thời kỳ mía làm dóng vươn dài cần nhiệt độ trung bình trên 23°C và
thích hợp nhất là từ 30 - 32°C.
+ Thời kỳ mía già, sắp thu hoạch, nhiệt độ cần thấp dưới 20°C và biên
độ nhiệt lớn giữa ngày và đêm để giúp cho quá trình chuyển hóa và tích lũy
đường được tốt. [6]
 Ánh sáng
Ánh sáng có vai trò quan trọng trong hoạt động sinh lý của cây trồng.
Cây mía là cây trồng có bộ lá xanh lớn, khả năng tích lũy chất khô cao. Trong
quá trình sinh trưởng và phát triển, cây mía cần cường độ, ánh sáng mạnh.
Khi cường độ và ánh sáng tăng, hoạt động quang hợp ở bộ lá cũng tăng lên,
thiếu ánh sáng, mía phát triển yếu, vóng cây, hàm lượng đường trên mía thấp,
cây dễ bị sâu, bệnh tấn công. Trong suốt cuộc đời, cây mía cần khoảng 2.000
- 3.000 giờ chiếu sáng, tối thiểu cũng phải từ 1.200 giờ trở lên. [6]
 Độ ẩm đất

Mặc dù là cây trồng cạn, mía rất cần nước. Trong thân cây mía chứa
trên 70% khối lượng là nước. Do đó, nước đối với đời sống cây mía là không


14

thể thiếu được. Nước tham gia quá trình quang hợp tổng hợp chất khô, nước
là môi trường hòa tan các chất dinh dưỡng, nhờ đó mà cây có thể hấp thụ
được. Nước giúp cho hom mía nảy mầm, cho cây đẻ nhánh, phát triển vươn
dài và tích lũy đường. Ở những vùng đất cao, đồi gò, khô hạn thì vai trò của
nước càng trở nên quan trọng hơn. Mía cũng là cây rất sợ nước ở những đất bị
úng ngập và khả năng thoát nước kém, cây mía sinh trưởng và phát triển khó
khăn, mía không ngọt.
+ Thời kỳ nảy mầm và đẻ nhánh, mía cần độ ẩm trong đất khoảng 65%.
+ Thời kỳ làm lóng vươn dài mía cần nhiều nước nhất, chiếm từ 50 - 60%

nhu cầu nước của quá trình sinh trưởng, độ ẩm trong đất cần từ 75 - 80%.
+ Thời kỳ mía chín, tích lũy đường, mía cần độ ẩm trong đất dưới 70%

để cho quá trình sinh hóa tiến triển được thuận lợi. [6]
 Đất đai

Cây mía có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên cần xác
định đất đai là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sự sinh trưởng và phát triển
của cây trồng. Đất thích hợp nhất cho cây mía là những loại đất xốp, sâu, độ
phì nhiêu cao, giữ ẩm tốt và dễ thoát nước (đất phù sa bồi ven các sông rạch,
đất vồng, đất cồn). Độ pH thích hợp cho mía phát triển tốt từ 5,5 - 7,5. Thực
tế đã chứng minh, nếu trồng mía trên những loại đất kém kể cả về hóa tính và
lý tính thì không thể có năng suất cao, phẩm chất tốt, dù rằng đó là những
giống mía thật tốt. Cây mía sống được và phát triển phụ thuộc rất nhiều vào

các đặc tính hóa, lý của đất. Không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ rễ,
đến sự hấp thụ dinh dưỡng, không khí và các quá trình sinh trưởng và phát
triển của cây trồng mà còn gây trở ngại cho công việc trồng trọt, chăm sóc,
thu hoạch. Đối với những loại đất có độ phì nhiêu kém, để cây mía phát triển
tốt, cần phải được bón phân đầy đủ, cân đối và phải tưới cho mía vào các
tháng của mùa khô hạn. [6]


15

2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập
- Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về
chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
- Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ
tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản
xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.
- Thông tư 07/2010/TT-BNNPTNT ngày 08/02/2010 hướng dẫn quy
hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã
- Quyết định số 1003/QĐ-BNN-CB ngày 13/5/2014 của Bộ Nông
nghiệp & PTNT về việc Phê duyệt Đề án Nâng cao giá trị gia tăng hàng nông
lâm thủy sản trong chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch;
- Nghị quyết số 11/2015/NQ-HĐND ngày 03/4/2015 về việc quy định
một số chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông, lâm nghiệp
trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
- Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 26/4 /2016 của Ban Chấp hành Đảng
bộ tỉnh Bắc Kạn lần thứ Ba (khóa XI) về thực hiện chương trình giảm nghèo
bền vững giai đoạn 2016 - 2020.
Và các văn bản hướng dẫn của các Sở, ban, ngành có liên quan
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình sản xuất mía ở Việt Nam

2.2.1.1. Tình hình sản xuất mía nguyên liệu
Về mặt tài nguyên, khí hậu thì Việt Nam được đánh giá là nước có tiềm
năng trung bình khá để phát triển cây mía gồm mía nguyên luyện và mía ăn
tươi. Việt Nam có lượng mưa nói chung là tốt, nhiệt độ phù hợp, độ nắng
thích hợp. Trên phạm vi cả nước, các vùng Tây Nguyên và vùng Đông Nam
Bộ đặc biệt là vùng duyên hải Nam Trung Bộ có khả năng phát triển mía


16

đường rất tốt. Và có các tỉnh có diện tích trồng mía lớn cả nước như: Thanh
Hóa, Nghệ An, Gia Lai, Tây Ninh, Phú Yên, Khánh Hòa.
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất mía ở các tỉnh trồng mía lớn (2012)
Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

(ha)

(tấn/ha)

(1000 tấn)

Thanh Hóa

34.600

56,75


1.963,7

Nghệ An

25.600

57,18

1.464,0

Gia Lai

30.300

58,30

1.766,5

Tây Ninh

23.600

73,82

1.742,1

Phú Yên

23.500


59,41

1.396,1

Khánh Hòa

17.700

51,76

916,1

Cả nước

297.900

63,92

19.040,8

Tỉnh

(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2012). [11]
Từ bảng trên ta thấy: Thanh Hóa là tỉnh trồng mía nhiều nhất cả nước là
34.600 ha, sản lượng đạt được là 1.963,7 nghìn tấn và năng suất là 56,75
tấn/ha. Sau đó là Gia Lai trồng nhiều thứ 2 với diện tích là 30.300 ha, với sản
lượng là 1.766,5 (1000 tấn) và năng suất là 58,30 tấn/ha. Nhìn chung các tỉnh
có năng suất tương đối nhau cao năng suất trung bình > 51 tấn/ha.
Cả nước diện tích mía là 297.900 ha với năng suất là 63,92 tấn/ha và

sản lượng của cả nước đạt 19.040,8 nghìn tấn (năm 2012).
- Về quan hệ cung cầu đường niên vụ 2017 - 2018, tổng nguồn cung
đường cả nước khoảng 1,7 triệu tấn, trong đó sản xuất được khoảng 1,3 triệu tấn,
tồn kho đầu năm hơn 280.000 tấn và nhập khẩu 119.000 tấn. Thách thức lớn của
ngành mía đường trong năm 2018 ngoài việc đối mặt với những bất lợi do biến
đổi khí hậu mang lại, ngành còn phải đương đầu với sự cạnh tranh của đường
ngoại nhập khi Việt Nam thực hiện các cam kết về thương mại, hạn ngạch thuế
quan sẽ được xóa bỏ. [11]


17

Để ngành mía đường phát triển trước tác động của hội nhập, Bộ
NN&PTNT tiếp tục phối hợp với các nhà máy đường cải thiện trữ lượng mía, tăng
năng suất và giảm giá thành sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm
đường Việt Nam.
2.2.1.2. Tình hình sản xuất mía ăn tươi ở Việt Nam
Bên cạnh sự phát triển mía đường ngày càng mạnh thì mía ăn tươi,
mía ép nước để uống ngày càng mai một đi, dần quý hiếm và rất ít vùng trồng
nguyên nhân chủ yếu là do thị trường tiêu thụ không có, mà chủ yếu là bán
chợ, bán lẻ cho các thương lái, lượng cầu ít.
- Ở nước ta từ lâu đời đã có giống mía địa phương như mía Lau, mía
Gie, mía Bầu, mía Tím, mía Trắng, mía Đỏ (mía quý),... Tuy nhiên hiện nay
mía ăn tươi vì không dùng làm nguyên liệu chế biến đường được cho nên
lượng cung trên thị trường mía này rất ít. Người dân đã đổ xô sang trồng mía
nguyên liệu để có thể bán ra thị trường dễ dàng vì có các nhà máy đường thu
mua với số lượng lớn.
- Trong thân cây mía có 8 - 18% đường, 0,22% protein, 0,5% chất béo,
các chất khoáng như canxi, phot pho, sắt, kali, silit, mangane, manhezi, một
số vitamin, các chất men và một số hoạt chất khác.

- Vai trò: Mía ăn tươi vừa có tác dụng giải khát mà còn làm thuốc. Với
vị ngọt, ngon, tính mát, có tác dụng giải khát, giải rượu, tiêu phiền nhiệt bốc
nóng, mát phổi, tiêu đờm, điều hoà tì vị, khỏi nôn oẹ, mửa khan, xốn xang
trong bụng. Mía lau ăn do có tính mát, thanh nhiệt, điều hoà chức năng dạ
dày, nhuận tràng, giã ruợu, hạn chế giun đũa, ợ hơi, lợi hầu họng, mạnh gân
cốt, trừ phong, dưỡng huyết, đại bổ âm tì. Đông y thường dùng mía lau điều
trị các chứng khô miệng lưỡi, thiếu tân dịch, táo bón, rối loạn tiêu hoá, nôn
mửa, ợ hơi, khó tiểu tiện, sốt cao.


18

- Mới đây Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Khánh Hòa đã nghiệm thu,
đánh giá cao kết quả đề tài nghiên cứu khoa học “Phục tráng giống mía Tím
Khánh Sơn” của UBND huyện Khánh Sơn và cho phép nhân giống để cung
cấp rộng rãi cho bà con nông dân các địa phương mở rộng diện tích giống mía
giá trị này.
+ Mía Tím Khánh Sơn là giống mía được nhiều địa phương trồng để ăn
tươi cho HQKT rất cao. Nhiều hộ gia đình nhờ trồng mía Tím mà thoát được
nghèo, một số hộ đang vươn lên làm giàu từ cây mía Tím. Mía Tím Khánh
Sơn còn gọi là mía Badila thuộc loài mía ăn (Saccharum officinarum), có
nguồn gốc từ đảo New Guinea, du nhập vào Australia năm 1896 dưới tên gọi
NG15. Năm 1965 giống được nhập nội vào trồng thử nghiệm tại Nha Hố
(Ninh Thuận) cùng với một số giống mía khác trong chương trình viện trợ
phát triển ngành mía đường ở miền Nam. Dần dần giống được người dân
mang trồng ra nhiều nơi ở nước ta dưới nhiều tên gọi khác nhau như mía Tím
Thanh Hóa, Tím Khánh Sơn, Hòa Bình,... Có thể nói đây là giống mía ăn tươi
phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay. [12]
+ Mía Tím Quảng Ninh: Mía Tím đất mỏ tập trung chủ yếu tại 4 huyện
Hoàng Bồ, Hải Hà, Đầm Hà và Ba Chẽ. Đặc trưng của mía Tím Quảng Ninh

là lóng ngắn, ăn mềm thậm chí cả đầu mặt mà những sản phẩm cùng loại khác
không có. Tuy nhiên, việc phân biệt mía Tím Quảng Ninh với các loại mía
Tím khác trên thị trường hiện nay không rõ ràng nên thương hiệu cho cây mía
đất mỏ vẫn còn mờ nhạt. Để đảm bảo chất lượng và uy tín của sản phẩm đến
tay người tiêu dùng, dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể
mía Tím Quảng Ninh cho sản phẩm mía Tím của các huyện Hải Hà, Đầm Hà,
Hoành Bồ và Ba chẽ, tỉnh Quảng Ninh” đã được UBND tỉnh phê duyệt theo
Quyết định số 3498/QĐ-UBND ngày 27/12/2012. Trong khuôn khổ dự án,


×