Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THỊ TRƯỜNG SÁCH ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 80 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
______***______

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH

THỊ TRƢỜNG SÁCH ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM

Họ và tên sinh viên



: Nguyễn Duy Đức

Mã sinh viên

: 1111110167

Lớp

: Anh 10 KT

Khóa

: 50

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Văn Thoan

Hà Nội, tháng 5 năm 2015


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
1.

Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................1

2.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................2


3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................2

5.

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

4.

Phƣơng pháp nghiên cứu ...............................................................................3
Kết cấu của đề tài...........................................................................................3


CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SÁCH ĐIỆN TỬ .............................4
1.1.

Sách điện tử ................................................................................................4

1.1.1.

Khái niệm và đặc trưng của sách điện tử ............................................4

1.1.2.

Phân loại sách điện tử .........................................................................5

1.1.3.

Các định dạng phổ biến của sách điện tử ...........................................6

1.1.4.

Lịch sử hình thành và phát triển của sách điện tử ..............................9

1.2.

Thị trƣờng sách điện tử ............................................................................11

1.2.1.

Khái niệm và cấu trúc thị trường ......................................................11

1.2.2.


Khái niệm thị trường sách điện tử .....................................................12

1.3.

Ƣu thế và hạn chế của sách điện tử so với sách in ...................................13

1.3.1.

Ưu thế ................................................................................................13

1.3.2.

Hạn chế ..............................................................................................16

1.4.

Thực trạng thị trƣờng sách điện tử trên thế giới ......................................18

1.4.1. Tổng quan về thị trường sách điện tử trên thế giới ..............................18
1.4.2. Thực trạng thị trường sách điện tử tại một số quốc gia trên thế giới ..20
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƢỜNG SÁCH ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM 25
2.1.

Thực trạng phát triển của thị trƣờng sách điện tử Việt Nam ...................25

2.1.1.

Nguồn cung sách điện tử ...................................................................25


2.1.2.

Nhu cầu sách điện tử .........................................................................32

2.1.3.

Giá cả sách điện tử trên thị trường ...................................................36

2.1.4.

Ứng dụng sách điện tử trong giáo dục phổ thông .............................37

2.2.

Các nhân tố ảnh hƣởng đến thị trƣờng sách điện tử tại Việt Nam ...........38

2.2.1.

Chính sách pháp luật của Nhà nước .................................................38

2.2.2.

Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và thiết bị số ..............................40

2.2.3.

Đặc điểm kinh tế - văn hóa – xã hội ..................................................43

2.3.
Phân tích, đánh giá những khó khăn còn tồn tại của thị trƣờng sách điện

tử Việt Nam...........................................................................................................46


2.3.2.

Sự thiếu đầu tư của nhà nước và các doanh nghiệp .........................47

2.3.3.

Thói quen đọc sách của người tiêu dùng ..........................................48

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THỊ TRƢỜNG SÁCH ĐIỆN TỬ TẠI
VIỆT NAM ...............................................................................................................50
3.1.

Xu hƣớng phát triển thị trƣờng sách điện tử tại Việt Nam ......................50

3.2.

Nhóm giải pháp vĩ mô ..............................................................................52
Hoàn thiện hệ thống pháp luật ..........................................................52

3.2.2.

Cải tiến hệ thống cơ sở hạ tầng.........................................................54

3.2.3.

Nâng cao nhận thức xã hội................................................................55


UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

3.2.1.

3.3.

Nhóm giải pháp vi mô ..............................................................................57

3.3.1.

Giải pháp về sản phẩm ......................................................................58

3.3.2.


Giải pháp về thị trường .....................................................................59

3.3.3.

Giải pháp về quảng bá ......................................................................60

KẾT LUẬN ...............................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................63
PHỤ LỤC ..................................................................................................................65
Phụ lục 1: Bảng số liệu doanh thu toàn cầu của thị trƣờng sách điện tử theo từng
khu vực giai đoạn 2009 – 2013 và dự báo đến 2016 ............................................65
Phụ lục 2: Bảng câu hỏi khảo sát nhu cầu và thực trạng sử dụng sách điện tử của
ngƣời tiêu dùng Việt Nam ....................................................................................66
Phụ lục 3: Danh sách ngƣời đƣợc hỏi ...................................................................69
Phụ lục 4: Kết quả khảo sát: Nhu cầu và thực trạng sử dụng sách điện tử của
ngƣời tiêu dùng .....................................................................................................73


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Anh

Nghĩa tiếng Việt

eBook

Electronic book


Sách điện tử

eReader

eBook reader

Máy đọc sách điện tử

HĐH
NXB
SEO
SGK

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC

HHoo

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội
Hệ điều hành
Nhà xuất bản

Search Engine Optimization

Tối ƣu hóa công cụ tìm kiếm
Sách giáo khoa


DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ
Bảng 1.1. Danh sách các máy đọc sách điện tử và định dạng riêng của mỗi thiết bị .6
Hình 1.1. Quy trình xuất bản sách in truyền thống tại Việt Nam .............................14
Biểu đồ 1.1. Doanh thu toàn cầu của thị trƣờng sách điện tử theo từng khu vực giai
đoạn 2009 – 2013 và dự báo đến 2016 .....................................................................18
Biểu đồ 1.2. Doanh thu thị trƣờng sách điện tử tại Hoa Kỳ giai đoạn 2008 – 2013 và

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU

FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

dự báo đến 2018 ........................................................................................................21
Biểu đồ 1.3. Tỷ lệ dân số Hoa Kỳ sở hữu thiết bị đọc sách điện tử giai đoạn từ tháng
3/2009 đến tháng 1/2014 ...........................................................................................22
Hình 2.1. Giao diện ứng dụng Alezaa Premium sử dụng trên máy tính bảng Apple
iPad ............................................................................................................................28
Bảng 2.1. So sánh đặc điểm của các Nhà cung cấp sách điện tử lớn tại thị trƣờng
Việt Nam ...................................................................................................................30
Biểu đồ 2.1. Số lƣợng sách một ngƣời đƣợc khảo sát đọc trong vòng 12 tháng gần
đây .............................................................................................................................34
Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ số ngƣời đã từng mua và sử dụng sách điện tử có bản quyền .....35
Biểu đồ 2.3. Số lƣợng tên miền .vn lũy kế qua các năm và tỷ lệ tăng trƣởng giai
đoạn 2000 – 2014 ......................................................................................................40
Bảng 2.2. 10 quốc gia có số lƣợng đăng ký tên miền lớn nhất châu Á tháng 9/2014
...................................................................................................................................41
Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ số ngƣời sử dụng thiết bị kết nối internet tại Việt Nam giai đoạn
2013 – 2014 ...............................................................................................................44
Biểu đồ 2.5. Tỷ lệ ngƣời dùng thực hiện các hoạt động trực tuyến (ít nhất mỗi tháng
1 lần) tại Việt Nam năm 2014 ...................................................................................45



1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trải qua lịch sử hàng ngàn năm phát triển, sách luôn đóng một vai trò không
thể thiếu đối với đời sống tinh thần của con ngƣời. Sách vừa là một công cụ để lƣu
trữ và truyền đạt kiến thức, thông tin từ thế hệ này qua thế hệ khác, vừa là một món
quà mang nhiều giá trị của cuộc sống. Có thể nói sách đã đóng góp một phần không

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

nhỏ trong việc xây dựng nên xã hội loài ngƣời nhƣ hiện nay.


Mang trong mình giá trị to lớn nhƣ vậy, trong suốt chiều dài lịch sử, sách

luôn đƣợc loài ngƣời trân trọng và tìm cách cải tiến, phát triển để ngày một hoàn
thiện hơn. Từ buổi sơ khai khi những cuốn sách đƣợc làm từ các vật liệu thô sơ nhƣ
đá, thẻ tre, mai rùa,… cho đến khi giấy và công nghệ in ấn đƣợc ra đời, lịch sử phát
triển của sách đã trải qua nhiều cột mốc quan trọng, ngày càng trở nên phổ biến và
gắn bó với con ngƣời hơn. Tuy nhiên sự phát triển này chƣa hề dừng lại tại đó.
Cuộc cách mạng công nghệ thông tin trên thế giới vào cuối thế kỷ XX đã tạo ra một
diện mạo mới cho toàn bộ các mặt của đời sống xã hội, và lĩnh vực xuất bản cũng
không phải là ngoại lệ. Việc ứng dụng những tiến bộ của công nghệ thông tin vào
ngành xuất bản đã tạo ra một sản phẩm mới với những ƣu thế chƣa sản phẩm truyền
thống nào có đƣợc, đó chính là “sách điện tử”. Nếu chỉ khoảng mƣời năm trƣớc,
khái niệm “sách điện tử” còn vô cùng lạ lẫm với nhiều ngƣời đọc, thì hiện tại sản
phẩm này đã chiếm một phần không thể thiếu trong nền công nghiệp xuất bản của
thế giới. Đi đôi với sự phát triển của công nghệ, sách điện tử cũng đang có những
bƣớc tiến nhanh chóng nhƣng cũng vô cùng vững chắc trong cuộc cạnh tranh thị
trƣờng với sản phẩm sách giấy truyền thống. Những năm vừa qua đã chứng kiến sự
tăng trƣởng mạnh mẽ về cả doanh số và doanh thu eBook tại nhiều quốc gia, và xu
hƣớng này đƣợc dự báo vẫn sẽ còn tiếp tục trong tƣơng lai.

Tuy nhiên tại Việt Nam, sách điện tử còn là một lĩnh vực mới mẻ và chƣa

thực sự phổ biến rộng rãi. Ngành xuất bản điện tử còn đang trong giai đoạn hình
thành và có những bƣớc đi đầu tiên. Tuy đƣợc đánh giá là một thị trƣờng mới mẻ và
đầy hứa hẹn cho các doanh nghiệp, nhƣng chỉ sau một quãng thời gian ngắn trở nên
sôi động vào những năm 2011 – 2012, thị trƣờng eBook lại dần đi vào trầm lắng và


2

chững lại cho đến hiện nay. Ƣớc tính doanh thu của sách điện tử hiện nay chỉ bằng
1% tổng giá trị doanh thu từ thị trƣờng xuất bản tại Việt Nam.
Vậy thực trạng thị trƣờng sách điện tử hiện nay ở Việt Nam đang ra sao?
Những khó khăn, cản trở nào đã khiến Việt Nam không đi cùng xu hƣớng với sự
phát triển của thị trƣờng các quốc gia khác trên thế giới? Và giải pháp nào cho nhà
nƣớc và các đơn vị doanh nghiệp để giải quyết các thực trạng đó, góp phần thúc đẩy

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

sự phát triển của sách điện tử trong nƣớc?

Để trả lời đƣợc các câu hỏi trên cần có một sự nghiên cứu một cách đầy đủ


và toàn diện về thị trƣờng eBook Việt Nam, qua đó rút ra kinh nghiệm và bài học
cho các doanh nghiệp trong nƣớc. Đó chính là lý do ngƣời viết chọn đề tài: “Thực
trạng và giải pháp đẩy mạnh thị trường sách điện tử tại Việt Nam” làm nội dung
nghiên cứu trong bài khóa luận của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về thị trƣờng sách điện tử hiện

nay ở Việt Nam, mục đích cơ bản của bài khóa luận bao gồm:

Thứ nhất, đƣa ra cái nhìn tổng quan về sách điện tử, tìm hiểu những vấn đề

chung nhất, từ đó đƣa ra đƣợc những ƣu thế và hạn chế của sản phẩm này. Đồng
thời nguyên cứu một cách chung nhất về thực trạng ngành xuất bản điện tử trên thế
giới và một vài quốc gia nổi bật.

Thứ hai, nghiên cứu thực trạng và các nhân tố ảnh hƣởng đến thị trƣờng

sách điện tử ở Việt Nam, rút ra những khó khăn, tồn tại mà thị trƣờng Việt Nam
những còn gặp phải.

Thứ ba, từ việc nắm bắt đƣợc xu thế phát triển của thị trƣờng sách điện tử

trên thế giới và tại Việt Nam, ngƣời viết đề xuất một vài giải pháp vĩ mô và vi mô
nhằm thúc đẩy thị trƣờng Việt Nam phát triển.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu của khóa luận là các yếu tố trong thị trƣờng sách điện

tử tại Việt Nam và trên thế giới, trong đó đặc biệt chú trọng đến những khó khăn

chƣa giải quyết đƣợc ở thị trƣờng Việt Nam.


3
Phạm vi nghiên cứu:
- Về mặt nội dung: khóa luận tập trung nghiên cứu thực trạng của thị trƣờng
sách điện tử ở Việt Nam và đƣa ra các giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy sự phát
triển của thị trƣờng.
- Về mặt thời gian: Những tƣ liệu, số liệu dẫn chiếu trong đề tài là những tƣ
liệu, số liệu đƣợc tập hợp trong khoảng thời gian 2008 – 2014.

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo


4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để thực hiện khóa luận này, ngƣời viết đã sử dụng tổng hợp các phƣơng

pháp nghiên cứu bao gồm: phƣơng pháp nghiên cứu tổng hợp, phân tích, thống kê,
hệ thống hóa, diễn giải.

Bên cạnh đó, để có một cái nhìn cụ thể về thực trạng và nhu cầu sử dụng

sách điện tử của ngƣời tiêu dùng, ngƣời viết cũng sử dụng phƣơng pháp điều tra, sử
dụng bảng hỏi (Xem nội dung bảng hỏi tại Phụ lục 2), đã thu đƣợc 140 phản hồi
(Xem danh sách ngƣời trả lời tại Phụ lục 3) và rút ra đƣợc 8 kết luận (Xem kết quả
điều tra tại Phụ lục 4).

5. Kết cấu của đề tài

Ngoài mục lục, danh mục bảng biểu và hình vẽ, lời nói đầu, kết luận và phụ

lục thì nội dung đề tài gồm 3 chƣơng:

Chƣơng 1: Một số vấn đề chung về sách điện tử

Chƣơng 2: Thực trạng thị trƣờng sách điện tử tại Việt Nam
Chƣơng 3: Giải pháp đẩy mạnh thị trƣờng sách điện tử tại Việt Nam
Do đây là một đề tài tƣơng đối mới về một thị trƣờng còn đang trong giai

đoạn phát triển tại Việt Nam, thời gian nghiên cứu có hạn và hiểu biết cá nhân còn
hạn chế nên khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót. Ngƣời viết rất mong nhận
đƣợc những nhận xét, ý kiến đóng góp quý báu để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn!



4
CHƢƠNG 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SÁCH ĐIỆN TỬ
1.1.

Sách điện tử

1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của sách điện tử
Hiểu chính xác đƣợc định nghĩa về sách điện tử sẽ tạo tiền đề lớn giúp con
ngƣời có thể tận dụng đƣợc tối đa các lợi thế và cơ hội mà sản phẩm này mang lại.

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC

HHoo

Sách điện tử vẫn đang chỉ là một xuất bản phẩm còn non trẻ, lại bị ảnh hƣởng bởi sự
thay đổi từng ngày của công nghệ, do đó khái niệm của nó vẫn đang trong quá trình
hoàn thiện. Điều đó dẫn tới hiện nay còn tồn tại nhiều khái niệm về sách điện tử,
nhƣng hầu hết các định nghĩa đó đều không có quá nhiều điểm khác biệt.
Một trong những khái niệm khái quát đƣợc đầy đủ nhất các đặc điểm đặc

trƣng của khái niệm này là định nghĩa đƣợc Eileen Gardiner và Ronald G. Musto
(2010) đƣa ra trong cuốn sách “The Oxford Companion to the Book”: Sách điện tử
là xuất bản phẩm thể hiện dưới định dạng số; được sản xuất, xuất bản và có thể đọc
bằng máy tính hoặc các thiết bị điện tử khác. Sách điện tử có thể được tiếp thu bằng
thị giác hoặc thính giác. Các thành phần có thể bao gồm: văn bản và đa phương
tiện (hình ảnh, âm thanh, đoạn phim, đồ họa…). (Eileen Gardiner và Ronald G.
Musto, 2010)

Cuốn từ điển Oxford xuất bản tháng 4 năm 2010 cũng định nghĩa một cách

ngắn gọn: Một phiên bản điê ̣n tử của một cuố n sách in có thể đọc được trên máy
tính cá nhân hay một thiế t bi ̣ cầ m tay được thiế t kế cho mục đích này. Thậm chí đôi
khi sách điện tử cũng đƣợc hiểu là một thiết bị đặc biệt để đọc phiên bản điện tử
của sách in. (Oxford University, 2010)

Tại Việt Nam, luật Xuất bản đã đƣợc Quốc hội ban hành trƣớc đó vào các

năm 1993 và 2004, nhƣng đến khi luật Xuất bản năm 2012 đƣợc thông qua, một
khái niệm cụ thể về “xuất bản phẩm điện tử” mới đƣợc quy định cụ thể, khoản 9
điều 4 luật này đƣa ra: Xuất bản phẩm điện tử là xuất bản phẩm quy định tại các
điểm a, c, d, đ khoản 4 Điều này được định dạng số và đọc, nghe, nhìn bằng
phương tiện điện tử.

Trong đó, tại khoản 4 điều này quy định: Xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu
về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn


5
học, nghệ thuật được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được
cấp giấy phép xuất bản bằng các ngôn ngữ khác nhau, bằng hình ảnh, âm thanh và
được thể hiện dưới các hình thức sau đây:
a) Sách in;
b) Sách chữ nổi;
c) Tranh, ảnh, bản đồ, áp-phích, tờ rời, tờ gấp;

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

d) Các loại lịch;

đ) Bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách.
Cuối cùng, tại khoản 10 cũng nêu rõ: Phương tiện điện tử là phương tiện

hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không
dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự quy định tại khoản 10 Điều 4 của
Luật giao dịch điện tử.

Tổng quát lại, vì cũng là một loại sách nên sách điện tử vừa mang những đặc

điểm của sách in truyền thống, và đồng thời cũng có những đặc điểm riêng:
- Thông tin đƣợc định dạng số,

- Hình thức thể hiện phong phú, nội dung có thể đƣợc chuyển tải bằng văn

bản, hình ảnh và âm thanh.

- Có thể đọc, nghe, nhìn bằng máy tính hoặc các thiết bị điện tử chuyên

dùng.

1.1.2. Phân loại sách điện tử

Có nhiều cách phân loại sách điện tử nhƣng thông thƣờng ngƣời ta dựa vào

cách thức lƣu trữ và phát hành chúng. Sách điện tử có thể đƣợc chia thành 2 loại:
sách điện tử phát hành trực tuyến (online) và sách điện tử phát hành đoạn tuyến
(offline) (Trần Thị Thu, 2012).


- Sách điện tử phát hành trực tuyến là các tập tin dạng số, đƣợc lƣu trữ trên

các server và thể hiện trên các website, để đọc hoặc tải đƣợc loại sách điện tử này
ngƣời sử dụng phải kết nối với mạng Internet.

- Sách điện tử phát hành đoạn tuyến cũng là những tập tin dạng số nhƣng
đƣợc lƣu trữ trên các thiết bị điện tử (USB, ổ cứng), thiết bị từ (đĩa mềm) hoặc
quang học (đĩa CD)… Ngƣời sử dụng chỉ cần có thiết bị chuyên dụng để đọc sách
chứ không cần phải kết nối Internet.


6

1.1.3. Các định dạng phổ biến của sách điện tử
Sách điện tử có thể đƣợc lƣu thành nhiều các định dạng tệp khác nhau, mỗi
định dạng lại có những ƣu điểm và nhƣợc điểm riêng. Thực tế các nhà sản xuất
eReader lại tự tạo ra những định dạng sách điện tử riêng phục vụ cho sản phẩm của
mình.

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC

HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

Bảng 1.1. Danh sách các máy đọc sách điện tử
và định dạng riêng của mỗi thiết bị

Máy đọc sách
điện tử

Định dạng

Ghi chú

Máy đọc sách Kindle và máy tính
bảng Kindle Fire là 2 sản phẩm
đƣợc sản xuất và phân phối bởi
Amazon.com, lần lƣợt ra mắt vào
tháng 11/2007 và tháng 9/2011.
Amazon không tiết lộ doanh thu

Amazon Kindles

AZW, AZW3, PDF, TXT,

và Kindle Fire


non-DRM MOBI, PRC

bán sản phẩm của mình.
Các thiết bị Kindle không hỗ trợ
định dạng EPUB nhƣ nhiều thiết
bị khác, mà thiết kế định dạng của
riêng mình: AZW và sau đó là
AZW3. Các định dạng phổ biến
nhƣ TXT, PDF có thể đọc đƣợc
trên thiết bị nhƣng gặp nhiều hạn
chế.

Máy đọc sách điện tử Nook

Barnes & Noble
Nook Simple
Touch và Nook
Tablet

Simple Touch và máy tính bảng
EPUB, PDF

Nook Tablet là 2 sản phẩm của
Barnes & Noble, chính thức ra
mắt vào tháng 5 và tháng 11 năm


7
2011.

Ngoài việc hỗ trợ đọc các định
dạng sách điện tử phổ biến là
EPUB và PDF, cả 2 thiết bị này
đều hoạt động trên nên tảng hệ

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

điều hành Android, do đó có thể
sử dụng nhiều ứng dụng khác của
Android.

iPad là thiết bị máy tính bảng
đƣợc Tập đoàn Apple sản xuất và

phân phối bắt đầu từ tháng
4/2010. Các thế hệ mới nhất (iPad
Air 2 và iPad Mini 3) đƣợc ra mắt
thị trƣờng vào tháng 10/2014.
Tính đến đầu năm 2015, đã có
tổng cộng hơn 250 triệu sản phẩm
iPad

Apple iPad

EPUB, IBA, PDF

đƣợc

bán

ra

(Jacob

ngƣời

dùng

Kastrenakes, 2015).
iPad

cho

phép


download ứng dụng iBooks để
mua và đọc các nội dung có định
dạng EPUB hoặc tƣơng tự từ cửa
hàng iBookstore của Apple. Bên
cạnh đó, cả hai đối thủ cạnh tranh
lớn của hãng là Amazon.com và
Barnes & Noble đều có ứng dụng
đọc sách tích hợp trên iPad.

Sony Reader

EPUB, PDF, TXT, RTF,
DOC, BBeB

Sony Reader là thiết bị đọc sách
điện tử đầu tiên ứng dụng công
nghệ giấy điện tử, đƣợc Sony đƣa


8
ra thị trƣờng từ tháng 9/2006. Đến
nay đã có 10 thế hệ Sony Reader
đƣợc sản xuất.
Các sản phẩm của Sony cũng hỗ
trợ những định dạng phổ biến

UU
FFTT
SSuu

aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

đƣợc sử dụng.

Kobo eReader,
Kobo Touch,
và Kobo Arc

Đây là các thiết bị máy đọc sách

EPUB, PDF, TXT, RTF,

điện tử và máy tính bảng sản xuất

HTML, CBR, CBZ


bởi tập đoàn Kobo, trụ sở đặt tại
Toronto, Canada.
PocketBook là tên một công ty đa
quốc gia đƣợc thành lập năm

EPUB DRM, EPUB, PDF

PocketBook

DRM, PDF, FB2,

Reader và

FB2.ZIP, TXT, DJVU,

PocketBook

HTM, HTML, DOC,

Touch

DOCX, RTF, CHM, TCR,
PRC (MOBI)

2007, có trụ sở đặt tại Thụy Sĩ.
Các sản phẩm của hãng bao gồm
máy đọc sách điện tử tích hợp
công nghệ giấy điện tử và máy
tính bảng trên nền hệ điều hành
Android.


PocketBook cho phép các thiết bị
của mình hỗ trợ rất nhiều các định
dạng sách điện tử khác nhau.

Nguồn: tổng hợp của người viết, 2015

Một vài định dạng phổ biến nhất của sách điện tử bao gồm:

- DOC (Document): đây là định dạng phổ biến và đơn giản nhất dành cho sách
điện tử, đƣợc phát triển dành cho phần mềm soạn thảo Microsoft Word. Định dạng
này có thể chứa văn bản, hình ảnh, bảng biểu,... và có thể dễ dàng sao chép hay chia
sẻ nội dung trong đó. Sự thuận tiện này khiến cho DOC trở thành định dạng phổ
biến nhất hiện nay, tuy nhiên lại mang tính bảo mật không cao.
Cách tốt nhất để đọc sách điện tử mang định dạng DOC là sử dụng Microsoft
Word, tuy nhiên cũng có nhiều phần mềm khác có thể đọc đƣợc định dạng này. Từ


9
năm 2007, Microsoft đã cung cấp ra thị trƣờng định dạng DOCX, giúp việc lƣu trữ
nội dung trở nên tốt hơn và giảm dung lƣợng tệp.
- PDF (Portable Document Format): định dạng này đƣợc phát hành bởi Tập
đoàn Adobe Systems vào năm 1993. Tệp PDF có thể đƣợc tạo ra bởi phần mềm
Adobe Acrobat và đọc bởi Adobe Reader. PDF trở nên phổ biến trong ngành xuất
bản bởi đặc trƣng dễ sử dụng của nó, lại có thể thích hợp với tất cả các định dạng

UU
FFTT
SSuu
aann

i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

font chữ, hình ảnh đƣợc sử dụng.

- OEB (Open E-book) là tên viết tắt của định dạng OEBPS (Open eBook
Publication Structure). Đây là một định dạng sách đơn giản đƣợc phát triển và sử
dụng chính bởi Softbook nhƣng cũng có thể đọc đƣợc trên nhiều thiết bị khác nhƣ
Sony Reader, Barnes & Noble Nook, Kobo eReader.

- EPUB (Electronic Publication) là một chuẩn định dạng sách điện tử miễn phí
với mã nguồn mở, đƣợc phát triển bởi Diễn đàn Xuất bản số Thế giới (IDPF). Nhờ
sự đơn giản và dễ sử dụng của nó, EPUB đƣợc sử dụng rộng rãi trong ngành xuất
bản điện tử trên thế giới, thay thế dần chuẩn định dạng OEB cũ.

Ngoài ra, các định dạng phổ biến khác có thể kể đến bao gồm: TXT (plain

text), AZW (Amazon Whispernet), RTF (Rich Text Format), HTML (HyperText

Markup Language)…

1.1.4. Lịch sử hình thành và phát triển của sách điện tử

Đến nay, cuốn sách nào là cuốn sách điện tử đầu tiên trên thế giới vẫn còn là

một vấn đề gây tranh cãi. Mặc dù đã có một vài phiên bản eBook dƣới dạng thô sơ
đƣợc sản xuất ra trƣớc đó, giới xuất bản vẫn công nhận rộng rãi rằng ngƣời tạo ra
cuốn sách điện tử đầu tiên là Michael Stern Hart, một nhà văn ngƣời Mỹ. Ngày
4/7/1971, dƣới sự cho phép của ngƣời điều hành siêu máy tính Xerox Sigma V tại
trƣờng đại học Illinois, Michael Hart, khi đó mới chỉ là một sinh viên, đã viết ra
cuốn sách điện tử đầu tiên trong lịch sử, đó đơn giản chỉ là một bản đánh máy lại
Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ. (Micheal Hart, 2010)

Từ thành công bƣớc đầu đó, ông tiếp tục thực hiện và phát triển một dự án
nhằm tạo ra các phiên bản số của các cuốn sách đã hết thời hạn bảo vệ tác quyền.
Dự án đƣợc đặt tên là Dự án Gutenberg, theo tên cha đẻ của nghề in tại châu Âu.
Hiện nay, mặc dù Michael Hart đã qua đời vào năm 2011, dự án vẫn đƣợc tiếp tục


10
phát triển và là nơi lƣu trữ của hơn 100.000 cuốn sách điện tử, với hơn 3 triệu lƣợt
tải về mỗi tháng.
Năm 1993, tiểu thuyết Host của nhà văn nổi tiếng ngƣời Anh Peter James trở
thành cuốn tiểu thuyết điện tử đầu tiên trên thế giới khi tác giả cho lƣu trữ và xuất
bản trên 2 chiếc đĩa mềm. Khi mới xuất hiện, báo chí đã chỉ trích mạnh mẽ hành
động này của Peter James và cho rằng hành động này sẽ giết chết lĩnh vực tiểu

UU
FFTT

SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

thuyết nói riêng và ngành văn học nói chung. Tuy nhiên, phiên bản số của cuốn tiểu
thuyết này đã bán đƣợc 12.000 bản trên toàn thế giới, một trong số đó hiện nay
đƣợc trƣng bày tại Bảo tàng Khoa học ở thành phố London, Vƣơng quốc Anh.
(Alison Flood, 2014)

Tháng 10/2004, Google công bố dự án Google Print, sau này đổi tên là

Google Books. Đây là một dự án thƣ viện điện tử toàn cầu khổng lồ, cho phép
ngƣời dùng tìm kiếm và truy cập toàn bộ các đầu sách và tạp chí Google đã số hóa
và lƣu trữ trong cơ sở dữ liệu của mình. Tuy gặp phải nhiều ý kiến trái chiều,
Google Print khi hoàn thiện đƣợc đánh giá là sẽ đánh dấu một bƣớc tiến lớn trong
sự phát triển của lĩnh vực sách điện tử, giúp tất cả ngƣời dùng internet có thêm một
nguồn tiếp cận sách và tài liệu một cách hiệu quả hơn. Theo số liệu do Google cung

cấp vào tháng 4 năm 2013, số lƣợng đầu sách đƣợc số hóa và lƣu trữ đã lên đến con
số 30 triệu, trong tổng số 130 triệu đầu sách đã đƣợc xuất bản trong suốt lịch sử
nhân loại. (Google Inc., 2015)

Bên cạnh đó, sự phát triển của các thiết bị chuyên dụng cũng đóng góp

không nhỏ vào sự tăng trƣởng chung của lĩnh vực sách điện tử. Không chỉ dừng lại
ở việc phát triển các ứng dụng đọc sách trên hệ điều hành máy tính, từ những năm
1990, các hãng điện tử nhƣ Sony cũng bắt tay vào nghiên cứu và sản xuất các thiết
bị điện tử chuyên dụng dành riêng cho việc đọc sách. Nhƣng phải đến năm 2007,
việc Amazon.com phát hành thiết bị đọc sách nổi tiếng Kindle của hãng, hay tập
đoàn Apple tung ra máy tính bảng iPad vào tháng 1/2010 đã gây ảnh hƣởng mạnh
mẽ và làm thay đổi hoàn toàn cách đọc sách của ngƣời tiêu dùng. Theo báo cáo của
Forbes, số lƣợng thiết bị Kindle đƣợc bán ra đạt đến đỉnh cao vào năm 2011 với
khoảng 13,44 triệu thiết bị đƣợc bán ra.


11
Tháng 7/2010, một trong những website bán sách lớn nhất thế giới:
Amazon.com công bố lần đầu tiên trong lịch sử số lƣợng sách điện tử bán ra thông
qua thiết bị đọc sách Kindle của hãng đã vƣợt qua doanh số sách in truyền thống,
với tỉ lệ 143 cuốn eBook cho mỗi 100 sách bìa cứng đƣợc bán ra trong vòng 3 tháng
gần nhất. Đây là một cột mốc đáng nhớ của thị trƣờng sách điện tử, khi mà
Amazon.com cho biết vào thời điểm đó hãng mới đƣa eBook ra thị trƣờng đƣợc 33

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC

HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

tháng, so sánh với 15 năm kinh doanh sách in truyền thống của mình.
Tại Việt Nam, vào tháng 3/1996, đĩa CD-ROM Những ngôi chùa nổi tiếng

Việt Nam chứa đựng 2.200 bức ảnh màu tƣ liệu, giới thiệu về 300 ngôi chùa tọa lạc
tại khắp 45 tỉnh thành của Việt Nam (vào thời điểm năm 1996) đƣợc xuất bản. Đây
là thành quả lao động không ngừng nghỉ suốt 15 năm của nhiếp ảnh gia - giảng viên
trƣờng Nghệ thuật TP.HCM Võ Văn Tƣờng. CD-ROM này đƣợc xem nhƣ sách
điện tử đầu tiên tại Việt Nam, ngƣời xem có thể dò tìm địa chỉ cần thiết theo địa
phƣơng, theo vần chữ cái từ A - Z, theo niên đại hoặc theo tƣ liệu ảnh - một trật tự
mà sách bình thƣờng không thể sắp xếp đƣợc.

Nhìn chung, tuy chỉ với hơn 40 năm hình thành và phát triển, nhờ sự tiến bộ

vƣợt bậc của khoa học kĩ thuật, thị trƣờng sách điện tử đã tăng trƣởng một cách
mạnh mẽ và dần khẳng định đƣợc nhiều ƣu thế của mình trƣớc sách in truyền thống.
1.2.


Thị trƣờng sách điện tử

1.2.1. Khái niệm và cấu trúc thị trường

Nếu hiểu theo nghĩa đen, thị trƣờng là nơi mua bán hàng hóa, là nơi gặp gỡ

để tiến hành hoạt động mua bán tiền tệ giữa ngƣời bán và ngƣời mua. Tuy nhiên,
không thể coi thị trƣờng là các cửa hàng, các chợ, mặc dù những nơi đó là nơi mua
bán hàng hoá.

Thị trƣờng bao gồm ngƣời bán và ngƣời mua. Vì thế, có thể hiểu thị trƣờng

là tập hợp những ngƣời bán và ngƣời mua tác động qua lại với nhau, dẫn đến khả
năng trao đổi. Trong kinh tế học có một số định nghĩa thị trƣờng khác nhau. Ta có
thể gặp một khái niệm theo nghĩa rộng: “thị trường là sự biểu thị quá trình mà nhờ
đó các quyết định của các hộ gia đình về việc tiêu dùng các hàng hóa khác nhau,
các quyết định của các hãng về việc sản xuất cái gì và như thế nào, các quyết định
của công nhân về làm việc bao lâu và cho ai được điều hòa bởi sự điều chỉnh giá.”


12
Bên cạnh đó cũng tồn tại một khái niệm thị trƣờng khác: “thị trường là một
tập hợp các thỏa thuận mà thông qua đó người bán và người mua tác động qua lại
với nhau để trao đổi một cái gì đó khan hiếm.”
Các khái niệm thị trƣờng nêu trên đều cho thấy đó là một khái niệm trừu
tƣợng, không gắn với không gian và thời gian. Bất cứ khi nào, bất cứ nơi đâu, có
giao dịch diễn ra là có thị trƣờng (Cao Thúy Xiêm, 2012, trang 148).

UU

FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

Còn hiểu theo góc độ Marketing, thuật ngữ thị trường đƣợc dùng để ám chỉ

một nhóm khách hàng có nhu cầu và mong muốn nhất định. Bởi mặc dù tham gia
thị trƣờng phải có cả ngƣời bán và ngƣời mua nhƣng những ngƣời làm Marketing
lại coi ngƣời bán hợp thành ngành sản xuất cung ứng, còn ngƣời mua mới hợp
thành thị trƣờng.

Do đó, hiểu một cách tổng quát, thị trƣờng là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu

của một loại hàng hóa, dịch vụ hay một đối tác có giá trị (thị trƣờng sức lao động,
thị trƣờng tiền tệ), qua đó ngƣời mua và ngƣời bán tự tìm đến với nhau qua trao đổi,
thăm dò, tiếp xúc để nhận lời giải đáp mà mỗi bên cần biết.


Các nhà kinh tế căn cứ vào các tiêu thức bao gồm: số lƣợng ngƣời bán (hoặc

ngƣời mua), sản phẩm, sức mạnh thị trƣờng, rào cản gia nhập và cạnh tranh phi giá
để chia ra các cấu trúc thị trƣờng sau:

- Cạnh tranh hoàn hảo: có rất nhiều ngƣời bán và ngƣời mua.
- Độc quyền thuần túy: chỉ có một ngƣời bán – độc quyền bán, hoặc chỉ có

một ngƣời mua – độc quyền mua.

- Cạnh tranh độc quyền: có nhiều ngƣời bán (hoặc mua) có một mức độ

độc quyền nào đó.

- Độc quyền tập đoàn: chỉ có một số ngƣời bán (ngƣời mua).

1.2.2. Khái niệm thị trường sách điện tử

Từ việc định nghĩa thị trƣờng, khái niệm của thị trƣờng sách điện tử đƣợc

hiểu một cách đơn giản “là mối quan hệ giữa tổng số cung và tổng số cầu của sách
điện tử”.
Trong đó, nguồn cung trên thị trƣờng đến từ các NXB, đơn vị doanh nghiệp
cung cấp sản phẩm sách đã đƣợc số hóa, hay cũng có thể là các cá nhân, tổ chức sản
xuất và phân phối sách điện tử một cách tự phát. Cầu của thị trƣờng sách điện tử


13
đến từ các tổ chức, cá nhân có nhu cầu trực tiếp, hoặc các đơn vị trung gian nhƣ thƣ

viện, trƣờng học…
Có thể xem xét thị trƣờng sách điện tử hiện nay tại Việt Nam và trên thế giới
đang tồn tại dƣới cấu trúc thị trƣờng cạnh tranh độc quyền với các đặc trƣng:
- Nhiều ngƣời bán: thị trƣờng có tƣơng đối nhiều ngƣời bán nhỏ, bao gồm
các NXB và công ty phát hành sách điện tử. Sản phẩm sách điện tử của mỗi ngƣời

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

bán gần giống nhau nhƣng vẫn có những điểm khác biệt riêng. Các hãng có thị phần
không quá lớn và không cảm thấy có sự phụ thuộc vào nhau.

- Khác biệt hóa sản phẩm: xuất bản phẩm điện tử của mỗi hãng lại có


những điểm khác biệt riêng về thể loại, nội dung, chất lƣợng, hệ thống phần cứng và
phần mềm đi kèm, danh tiếng của hãng…

- Gia nhập dễ dàng: tuy vẫn có những rào cản về tài chính và pháp lý khi

hãng mới muốn gia nhập thị trƣờng nhƣ: giấy phép xuất bản, vốn đầu tƣ hệ thống
thiết bị số hóa sách, hệ thống phần mềm và bảo mật… nhƣng rào cản này không
quá lớn, các hãng nhỏ vẫn có khả năng tham gia vào thị trƣờng này.
Trong quá trình nghiên cứu thị trƣờng sách điện tử cần có cái nhìn tổng quan

về thị trƣờng sách và mối liên quan với sản phẩm thay thế là sách giấy truyền thống,
do thị trƣờng sách điện tử là một phần nhỏ, chƣa tách rời ra khỏi thị trƣờng sách nói
chung.

Cuối cùng, sự phát triển của thị trƣờng sách điện tử cũng có mối liên quan

mật thiết tới thị trƣờng thiết bị điện tử đọc sách chuyên dụng, vì chúng là hai hàng
hóa bổ sung.
1.3.

Ƣu thế và hạn chế của sách điện tử so với sách in

1.3.1. Ưu thế

1.3.1.1. Vấn đề phát hành và mua bán sách

Để xuất bản một cuốn sách in truyền thống, tác giả và nhà xuất bản thông

thƣờng phải trải qua một quy trình phức tạp bao gồm 6 bƣớc, thời gian kéo dài
trong vòng 3 - 6 tháng với chi phí sản xuất một đầu sách trọn gói lên tới 80 – 100

triệu đồng.


14
Hình 1.1. Quy trình xuất bản sách in truyền thống tại Việt Nam

Bƣớc 2:
Chế bản
điện tử

Bƣớc 3:
Thiết kế
bìa

Bƣớc 4:
In - Gia
công Đóng gói

Bƣớc 5:
Nộp lƣu
chiểu lên
nhà Xuất
bản

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

Bƣớc 1:
Xin giấy
phép
xuất bản

Bƣớc 6:
Phát
hành

Nguồn: Tổng hợp của người viết, 2015

Tuy nhiên đối với mô hình sách điện tử, bất kì cá nhân, tổ chức nào cũng có

thể tự xuất bản sách một cách nhanh chóng với chi phí thấp. So với quy trình sản
xuất sách truyền thống ở trên, eBook sau khi hoàn thành một số công đoạn cần thiết
có thể lập tức đƣa ra thị trƣờng. Đặc biệt trong môi trƣờng internet hiện nay, khi các
công cụ phục vụ cho việc sản xuất sách điện tử đều có sẵn, cùng với các kênh phân

phối có quy mô rộng lớn và luôn sẵn sàng hoạt động, cuốn sách có thể đƣợc xuất
bản và lan truyền một cách ngay tức thời.

Bên cạnh lợi thế về thời gian, chi phí về vật chất và phân phối sách điện tử

cũng đƣợc giảm đi rất nhiều. Tuy ngƣời tiêu dùng phải bỏ ra một chi phí không nhỏ
để mua thiết bị điện tử đọc sách chuyên dụng, giá thành cho việc phát hành một
cuốn eBook thƣờng chỉ bằng 10 – 30% so với sách in, thậm chí nguồn tài nguyên
sách và tài liệu miễn phí trên internet là rất lớn. Nguyên nhân đến từ việc các khâu
lƣu trữ, vận chuyển, in ấn đã không còn, ngƣời bán cũng tiết kiệm đƣợc các chi phí
kho bãi, mặt bằng. Nhờ đó, chi phí ngƣời tiêu dùng phải bỏ ra cho việc mua sách
điện tử giảm đi rất nhiều.

Quy trình mua hàng là một điểm khác biệt lớn. Nhờ có hệ thống mạng toàn

cầu World Wide Web, bất kì một cuốn sách điện tử nào cũng có thể đƣợc mua bán,
chuyển nhƣợng, cho mƣợn,… ngay lập tức, từ những ngƣời sử dụng ở khắp nơi trên
thế giới. Trong khi đó với mô hình sách truyền thống, ngƣời đọc phải dành thời gian


15
đi đến các cửa hàng sách hoặc thƣ viện nhằm lựa chọn và mua đƣợc cuốn sách cần
thiết, thậm chí phải đặt mua trƣớc nhiều tuần.
1.3.1.2. Vấn đề lưu trữ và sử dụng
Lƣu trữ là một ƣu điểm nổi bật của sách điện tử, bởi nó cho phép tiết kiệm
tối đa về không gian và trọng lƣợng. Thay vì cần một hệ thống giá sách lớn, một
thiết bị điện tử cầm tay nhỏ gọn cũng có thể chứa đựng hàng ngàn cuốn sách, chỉ bị

UU
FFTT

SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

giới hạn bởi dung lƣợng bộ nhớ của nó. Thậm chí đối với các thiết bị đƣợc kết nối
internet, ngƣời dùng có thể truy cập bất cứ cuốn eBook nào mà không cần quan tâm
đến vấn đề lƣu trữ. Điều này cũng tạo thuận lợi tối đa trong việc vận chuyển và trao
đổi của ngƣời dùng.

Việc bảo quản trong khi lƣu trữ sách cũng trở nên đơn giản và dễ dàng hơn.

Trong khi sách in truyền thống chịu nhiều ảnh hƣởng của môi trƣờng và thời gian,
sách điện tử có thể đƣợc lƣu trữ một cách vĩnh viễn. Kể cả trong trƣờng hợp thiết bị
điện tử lƣu trữ sách bị hỏng hoặc mất mát, các nhà xuất bản vẫn cho phép ngƣời
dùng tải về và sao lƣu lại một bản mới các cuốn sách ngƣời dùng đã mua. Do đó, rủi
ro mất mát và thất lạc đối với sách điện tử là rất thấp.


Nhờ có các phần mềm và các thiết bị điện tử chuyên dụng, các tính năng hỗ

trợ quá trình đọc sách điện tử rất đa dạng và đƣợc phát triển không ngừng, giúp
ngƣời sử dụng có thể đọc một cách tối ƣu nhất. Các tính năng quan trọng và phổ
biến có thể kể đến bao gồm:

- Tính năng mở trang, đánh dấu, ghi chép, chú thích nội dung tƣơng tự nhƣ

khi ngƣời dùng đọc sách truyền thống. Tuy nhiên các ghi chép, chú thích có thể
đƣợc chỉnh sửa hoặc xóa bỏ một cách dễ dàng.

- Tính năng tìm văn bản, trích văn bản và sao chép văn bản… là những thuận

lợi sách in không thể mang lại cho ngƣời đọc.

- Một tính năng khiến cho việc sử dụng sách điện tử thuận tiện hơn rất nhiều

so với sách in đó là dịch ngôn ngữ. Một cuốn eBook có thể đƣợc dịch ra nhiều ngôn
ngữ khác, thậm chí dịch từ văn bản sang âm thanh, phục vụ cho nhiều đối tƣợng
ngƣời đọc khác nhau.


16
1.3.1.3. Bảo vệ môi trường
Theo số liệu của AIIM, Hiệp hội Quản trị Thông tin và Hình ảnh, mỗi năm
có gần 4 tỷ cây xanh bị chặt hạ để sản xuất ra 300 triệu tấn giấy phục vụ cho nhu
cầu của con ngƣời. Trong đó ƣớc tính số lƣợng giấy sản xuất ra từ mỗi cây trung
bình sử dụng đƣợc để in 62,5 cuốn sách. Trong khi đó, quá trình sản xuất một cuốn
eBook có thể tiết kiệm đƣợc 3 lần lƣợng nguyên liệu và 78 lần lƣợng nƣớc so với


UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

sách in truyền thống. Các số liệu đó cho thấy việc sử dụng sách điện tử của ngƣời
tiêu dùng đã góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ cây xanh nói riêng và bảo vệ môi
trƣờng nói chung cho xã hội.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này, khi nhiều nhà

nghiên cứu cũng xem xét các vấn đề khác xung quanh việc sử dụng sách điện tử
nhƣ: lƣợng tài nguyên sản xuất và phân phối các thiết bị phục vụ cho việc sử dụng
eBook, hay việc hao tốn năng lƣợng điện trong quá trình đọc…
1.3.2. Hạn chế
1.3.2.1.


Tâm lý ưa chuộng sách in của người tiêu dùng

Đây là hạn chế cơ bản nhất của sách điện tử, và là hạn chế rất khó để có thể

khắc phục.

Trải qua hàng trăm năm phát triển, sách in truyền thống đã vƣợt qua giới hạn

chỉ là công cụ cung cấp thông tin và mang trong mình giá trị biểu tƣợng đối với
ngƣời đọc. Ngƣời tiêu dùng mua sách không chỉ vì giá trị thông tin trong đó, mà
còn vì giá trị của chính cuốn sách đó: cách in mực, cách đóng bìa, đặc trƣng của
giấy mới, sự hiện diện trên giá sách…, tất cả đều quan trọng với một ngƣời tiêu
dùng có đam mê đọc sách. Trong các giao tiếp xã hội, sách đã trở thành một món
quà tặng ý nghĩa. Một cuốn sách có chữ kí của tác giả hoặc đôi lời đề tặng cũng có
giá trị tinh thần lớn hơn bản thân nội dung bên trong mang lại.

Nhà phê bình ngƣời Mỹ Joe Queenan đã viết trong cuốn “One for the Books”

của mình: “Sách điện tử là công cụ lý tƣởng cho những ngƣời đề cao giá trị của
thông tin trong mỗi cuốn sách […] nhƣng là vô dụng với những ngƣời đã dành trọn
tình yêu mãnh liệt đối với sách. Sách phải là thứ chúng ta có thể chạm tới, là thứ
chúng ta cảm nhận, và là thứ chúng ta có thể dựa vào.”


17
1.3.2.2.

Tính hợp pháp hạn chế


Với ƣu điể m xuấ t bản nhanh và cá nhân nào cũng c ó thể tự xuấ t bản sách của
mình, việc kiểm duyệt nội dung sách điện tử trƣớc khi đƣợc tung ra thị trƣờng còn
gặp nhiều khó khăn . Vì thế nội dung của nhi ều cuố n sách đƣ ợc xuất bản là vô bổ,
thậm chí vi phạm luật pháp, thuần phong mĩ tục. Đặc đ iể m này cũng có ở sách

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

truyề n thố ng nhƣng nó không đâ ̣m nét bằ ng sách điê ̣n tƣ̉ .

Về bảo mâ ̣t và b ảo vệ tác quyền của sách điê ̣n tƣ̉ cũng còn gă ̣p nhiề u khó

khăn. Các tệp chứa nội dung sách điện tử hiện nay đều chƣa có giải pháp hữu hiệu
nhằm chống lại việc sao chép trái phép và bảo vệ tác quyền cho tác giả và nhà xuất

bản. Hơn nữa, vấn đề số hóa sách in để xuất bản và lan truyền trên mạng khi chƣa
đƣợc cấp phép của tác giả cũng gây thiệt hại không nhỏ cho ngành xuất bản truyền
thống.

1.3.2.3.

Các hạn chế khác trong sở hữu và sử dụng

Việc ngƣời tiêu dùng chƣa kịp làm quen với việc sử dụng sách điện tử là một

khó khăn không nhỏ. Nếu nhƣ việc sử dụng một cuốn sách in truyền thống đã trở
nên đơn giản và quen thuộc với ngƣời đọc, thì đối với eBook lại bị phụ thuộc nhiều
vào các thiết bị phần cứng và phần mềm. Cách đọc sách điện tử cũng không thực sự
giống với sách truyền thống khiến ngƣời đọc phải mất một thời gian làm quen mới
có thể thay đổi đƣợc thói quen đọc của mình. Bên cạnh đó, việc nhiều văn bản đƣợc
số hóa và xuất bản một cách vội vã khiến cho hình thức không đƣợc bắt mắt, làm
cho ngƣời đọc gặp nhiều khó khăn trong việc làm quen và duy trì đọc trong thời
gian dài, dần dần tạo thành tâm lý ngại đọc sách điện tử. Việc phụ thuộc vào các
thiết bị phần cứng cũng gây trở ngại trong việc đòi hỏi phải có nguồn điện, thậm chí
là kết nối Internet.

Vấn đề bảo mật thói quen đọc của ngƣời tiêu dùng sách điện tử là một vấn đề

gây tranh cãi. Trang mạng Amazon.com có thể theo dõi đƣợc danh tính ngƣời dùng
đang đọc sách trên nguồn dữ liệu của họ và khai thác đƣợc nhiều thông tin nhƣ:
ngƣời dùng đang đọc cuốn sách nào, đọc đến trang bao nhiêu, thời gian trung bình
dành cho mỗi trang sách, và thậm chí là cả những thông tin ngƣời dùng đánh dấu
trong cuốn sách đó…



18
Với những ƣu thế và hạn chế trên, thị trƣờng sách điện tử tại Việt Nam nói
riêng và trên thế giới nói chung đã chứng kiến những bƣớc phát triển nhanh chóng,
tuy nhiên hiện tại lại đang gặp nhiều khó khăn và thách thức không nhỏ.
1.4.

Thực trạng thị trƣờng sách điện tử trên thế giới

1.4.1. Tổng quan về thị trường sách điện tử trên thế giới
Mặc dù đã ra đời và phát triển đƣợc hơn 30 năm, nhƣng thị trƣờng sách điện

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo


tử trên thế giới chỉ thực sự có những bƣớc chuyển mình mạnh mẽ khi cuộc cách
mạng của các thiết bị điện tử di động bắt đầu. Theo số liệu đƣa ra bởi hãng kiểm
toán PricewaterhouseCoopers (PwC), doanh thu toàn cầu năm 2013 của sách điện tử
đạt hơn 8,5 tỉ USD, chiếm hơn 12% tổng doanh thu từ thị trƣờng sách và đƣợc kì
vọng sẽ tăng gấp đôi vào năm 2016.

Biểu đồ 1.1. Doanh thu toàn cầu của thị trƣờng sách điện tử theo từng khu vực
giai đoạn 2009 – 2013 và dự báo đến 2016

Đơn vị: triệu USD

18000

15870

16000
14000

12000

13408

10924

10000

8531

8000


6242

6000

4142

4000
2000

1420

2348

0

2009

2010

2011

2012

2013

2014*

2015*

Bắc Mỹ


Tây Âu

Đông và Trung Âu

Trung Đông và Châu Phi

Châu Á

Nam Mỹ

2016*

Nguồn: PwC, 2014, Global entertainment and media outlook
Xem chi tiết số liệu ở Phụ lục 1.


19
Chỉ trong vòng 5 năm từ 2009 đến 2013, doanh thu đến từ sách điện tử đã
tăng gấp 6 lần, từ 1,4 tỷ USD lên 8,5 tỷ USD, với tốc độ tăng trƣởng ngày càng
nhanh. Doanh thu cũng đƣợc dự báo sẽ còn tiếp tục tăng mạnh và đƣợc kì vọng sẽ
đạt gần 16 tỷ USD vào năm 2016, chiếm hơn 25% doanh thu sách trên toàn cầu.
Số liệu cũng cho thấy thị trƣờng Bắc Mỹ là thị trƣờng lớn nhất và phát triển
với tốc độ nhanh nhất trên thế giới, phần lớn nhờ vào nhu cầu tiêu dùng cao của

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC

HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

Hoa Kỳ. So với mức doanh thu chỉ 500 triệu USD vào năm 2009, thị trƣờng này đã
chứng kiến mức tăng trƣởng gấp 12 lần sau 5 năm, đạt gần 6,0 tỷ USD vào năm
2013, chiếm 70% tổng doanh thu toàn cầu. Bắc Mỹ vẫn tiếp tục đƣợc dự báo sẽ
đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thị trƣờng sách điện tử và đạt mức
doanh thu 10,9 tỷ USD vào năm 2016.

Tây Âu và Châu Á cũng đƣợc xem nhƣ những thị trƣờng sách điện tử tiềm

năng. Nếu nhƣ thị trƣờng châu Á có mức doanh thu cao, đứng thứ 2 sau Bắc Mỹ
nhƣng tốc độ phát triển tƣơng đối chậm, thì Tây Âu lại hoàn toàn trái ngƣợc với
xuất phát điểm thấp nhƣng lại có tốc độ tăng mạnh, đạt mức doanh thu 938 triệu
USD vào năm 2013, đóng góp 11,0% vào doanh thu toàn cầu và đƣợc kì vọng sẽ
vƣợt qua châu Á vào năm 2016. Trong khi đó các thị trƣờng Đông và Trung Âu,
Nam Mỹ, Trung Đông và châu Phi chƣa thực sự phát triển, doanh thu còn ở mức rất
thấp.


Về phía các nhà cung cấp sản phẩm, hiện nay chƣa có một số liệu nào thống

kê về thị phần của các thƣơng hiệu trên quy mô toàn cầu. Ngoài một vài thƣơng
hiệu lớn vƣơn tới và thành công tại thị trƣờng nhiều quốc gia nhƣ: Amazon, Apple,
Google, Kobo…, hầu hết những đơn vị xuất bản sách điện tử địa phƣơng mới là
những nhà cung cấp chiếm thị phần cao nhất tại quốc gia của mình, tiêu biểu nhƣ
Tolino của Đức, China Mobile của Trung Quốc, Telefonica và Grupo Planeta của
Tây Ban Nha, Livraria Cultura của Brazil… (Rudiger Wischenbart, 2014, trang
152).

Amazon cùng sản phẩm Kindle của mình cũng là hãng chiếm thị phần lớn
nhất trong thị trƣờng máy đọc sách điện tử với hơn 55%, theo sau là Kobo với 20%
thị phần (các sản phẩm bao gồm Kobo eReader, Kobo Touch, Kobo Arc). Số lƣợng
thiết bị đƣợc bán ra tăng nhanh và đạt mức cao kỉ lục vào năm 2011 với 27,7 triệu


20
thiết bị, nhƣng lại giảm nhẹ trong các năm 2012 và 2013. Các nhà dự báo cho rằng
doanh số sẽ tiếp tục giảm trong các năm tới, nguyên nhân chính đến từ sự tăng
trƣởng của thị trƣờng máy tính bảng, một sản phẩm thay thế có thể đƣợc sử dụng
với đa dạng mục đích hơn.
Tuy nhiên, việc e ngại sử dụng sách điện tử của ngƣời tiêu dùng vẫn đƣợc
thể hiện một cách rõ nét. Theo một cuộc điều tra về xu hƣớng đọc sách của ngƣời

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo
UU
FFTT
SSuu
aann
i iCC
HHoo

tiêu dùng do Pew Research Center thực hiện, chỉ có 6% số ngƣời đƣợc hỏi trả lời họ
chỉ đọc sách điện tử trong năm qua, trong đó con số này đối với sách in là 46%.
Những con số này cho thấy tâm lý ƣa chuộng sách in vẫn là một rào cản rất khó
vƣợt qua của những nhà xuất bản sách điện tử.

Cuộc điều tra trên cũng đƣa ra một số liệu đáng giật mình khác, khi chỉ có

7,91% số ngƣời đƣợc hỏi đánh giá chất lƣợng các cuốn sách điện tử mình đọc là tốt,
cùng 31,63% cho rằng ở mức tạm ổn. Số liệu này nhắc nhở các nhà xuất bản điện tử
cần xem xét và cải tiến chất lƣợng sản phẩm của mình, nếu nhƣ vẫn muốn sách điện
tử có thể tiếp tục phát triển trong tƣơng lai.

1.4.2. Thực trạng thị trường sách điện tử tại một số quốc gia trên thế giới
1.4.2.1. Hoa Kỳ:

Với thế mạnh của một cƣờng quốc hàng đầu về công nghệ trên thế giới, Hoa


Kỳ có một thị trƣờng sách điện tử rộng lớn và đang trên đà phát triển nhanh chóng.


×