Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG NGUỒN THU của đài PHÁT THANH và TRUYỀN HÌNH TỈNH QUẢNG BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.31 MB, 142 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ



LÊ THỊ PHƢƠNG VÂN

TẾ

H
U

GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG NGUỒN THU

KI
N

H

CỦA ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH

H


C

TỈNH QUẢNG BÌNH

MÃ SỐ: 8310110


TR

Ư



N

G

Đ

ẠI

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS BÙI ĐỨC TÍNH

HUẾ, 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chƣa hề đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam
đoan rằng mọi sự giúp đỡ để thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các thông
tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Luận văn không sao chép bất
kỳ một công trình nghiên cứu nào.


TR

Ư



N

G

Đ

ẠI

H


C

KI
N

H

TẾ

H
U




Tác giả luận văn

i

LÊ THỊ PHƢƠNG VÂN


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm sâu sắc, chân thành, cho phép tôi đƣợc bày tỏ lòng biết ơn tới
các cơ quan và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể quý thầy, cô giáo và các cán bộ công
chức của Trƣờng Đại học Kinh tế Huế đã giúp đỡ tôi về mọi mặt trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Bùi Đức Tính- ngƣời

H
U



Thầy trực tiếp hƣớng dẫn, giúp đỡ tận tình tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo, các phòngchuyên môn của Đài

TẾ

Phát thanh và Truyền hình Quảng Bình đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình

H


công tác, trong nghiên cứu, đóng góp cho tôi những ý kiến quý báu để hoàn thành

KI
N

luận văn này.


C

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của gia đình,

H

bạn bè và ngƣời thân trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu luận văn này.

TR

Ư



N

G

Đ

ẠI


Tác giả luận văn

LÊ THỊ PHƢƠNG VÂN

ii


TÓM LƢỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

TR

Ư



N

G

Đ

ẠI

H


C

KI

N

H

TẾ

H
U



Họ và tên học viên: LÊ THỊ PHƢƠNG VÂN
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế;
Mã số: 8310110
Niên khóa: 2017 - 2019
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI ĐỨC TÍNH
Tên đề tài: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG NGUỒN THU CỦA ĐÀI PHÁT THANH VÀ
TRUYỀN HÌNH TỈNH QUẢNG BÌNH
1. Mục đích và đối tƣợng nghiên cứu
Đài PT&TH Quảng Bình là đơn vị sự nghiệp có thu đƣợc UBND tỉnh Quảng Bình
cho phép thực hiện tự chủ một phần chi phí hoạt động. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc
giao, nâng cao hiệu quả chất lƣợng công tác, tìm ra và có thể áp dụng một cách đồng bộ
các giải pháp mang tính nguyên tắc cho việc quyết định, tổ chức và thực hiện nâng cao
nguồn thu ở Đài PT&TH Quảng Bình trong lộ trình phát triển truyền hình, để đến năm
2020 sẽ tự chủ phần lớn về kinh phí là một vấn đề hết sức cấp bách đặt ra hiện nay. Đây là
vấn đề cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn và việc hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính nhằm
phát triển nguồn thu của Đài PT&TH Quảng Bình để phù hợp với định hƣớng phát triển
phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng là rất quan trọng.
2. Các phƣơng pháp nghiên cứu đã sử dụng.
Phƣơng pháp thu thập số liệu: thu thập thông tin và số liệu thứ cấp từ các báo cáo

của phòng Tổ chức - Hành, các văn bản pháp luật, các tài iệu Kinh tế - xã hội, Internet...
Đề tài tiến hành thu thập số liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn các đơn vị đã, đang và chƣa
sử dụng dịch vụ của Đài PT&TH Quảng Bình. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp các thông
tin và số liệu thứ cấp, xử lý số liệu sơ cấp đƣợc tiến hành trên phần mềm Excel, SPSS,
phƣơng pháp thống kê.
3. Các kết quả nghiên cứu chính và kết luận
Qua đánh giá thực trạng nguồn thu của Đài PT&TH Quảng Bình, đơn vị đã đạt
đƣợc những thành tự sau: (i) Hiện nay, Đài Quảng Bình có nguồn thu tƣơng đối ổn định,
nguồn tài trợ quảng cáo đƣờng dài có tính dài hơi và doanh số lớn; (ii) Đủ năng lực, nhân
lực và cơ sở vật chất để thực hiện và khai thác tốt các nguồn thu từ các chƣơng trình lớn,
công phu; (iii) Những năm gần đây Đài đã đầu tƣ hệ thống thiết bị, công nghệ cao phục vụ
công tác chuyên môn vì thế chất lƣợng chƣơng trình ngày càng đƣợc nâng cao; (iv) Diện
phủ sóng rộng, đảm bảo 100% ngƣời dân trên địa bàn tỉnh đều có đƣợc sóng QBTV. Bên
cạnh những kết quả đạt đƣợc thì công tác phát triển nguồn thu ở Đài PT&TH Quảng Bình
vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế: (i) Nguồn thu so với các Đài địa phƣơng trên cả nƣớc vẫn
còn thấp; (ii) Mảng đề tài có sức hút và mang lại nguồn thu còn hạn chế chƣa phong phú,
đa dạng dẫn đến công tác phát triển nguồn thu còn bị bó hẹp; (iii) Chƣa có nguồn thu từ
việc bán sản phẩm phát thanh truyền hình nhƣ một số Đài đã làm.
Luận văn đã kiến nghị, đề xuất một số giải pháp vừa mang tính tổng thể, toàn
diện, đồng thời đã xác định những giải pháp có tính cấp bách nhằm hoàn thiện khả năng
nâng cao nguồn thu sự nghiệp của Đài PT&TH Quảng Bình.

iii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Giá trị hợp đồng

NSNN


Ngân sách Nhà nƣớc

PT&TH

Phát thanh và Truyền hình

TC-HC

Tổ chức - Hành chính

THTT

Truyền hình trực tiếp

TRT

Đài Phát thanh và Truyền hình Thừa Thiên Huế

THVN

Truyền hình Việt Nam

VTV Huế

Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế

VTV8

Kênh Truyền hình quốc gia khu vực Miển Trung Tây Nguyên


UBND

Ủy ban nhân dân

SNCT

Sự nghiệp có thu

SPSS

Phần mềm SPSS (Statistical Package for the Social Sciences)

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TR

Ư



N

G

Đ

ẠI


H


C

KI
N

H

TẾ

H
U



GTHĐ

iv


MỤC LỤC

Lời cam đoan ............................................................................................................... i
Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii
Tóm lƣợc luận văn .................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ............................................................................................... iv
Mục lục ........................................................................................................................v

Danh mục bảng biểu................................................................................................ viii
Danh mục sơ đồ......................................................................................................... ix

H
U



PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .......................................................................1

TẾ

2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................2

KI
N

H

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .........................................................................................3


C

5. Kết cấu luận văn ......................................................................................................6

H


PHẦN II: NỘI DUNG ...............................................................................................7

ẠI

CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGUỒN THU Ở CÁC

G

Đ

ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU...............................................................................7

N

1.1. Tổng quan về đơn vị sự nghiệp có thu ................................................................. 7

Ư



1.1.1. Khái niệm và phân loại đơn vị sự nghiệp có thu...............................................7

TR

1.1.2. Đặc điểm hoạt động của các đơn vị sự nghiệp có thu .......................................8
1.1.3. Vai trò của đơn vị sự nghiệp trong nền kinh tế quốc dân .................................9
1.2. Nguồn tài chính ở các đơn vị sự nghiệp có thu .................................................... 9
1.2.1. Nội dung cơ bản về nguồn thu của đơn vị sự nghiệp có thu .............................9
1.2.2. Nội dung phát triển nguồn thu ở các đơn vị sự nghiệp có thu là các Đài Phát
thanh và Truyền hình ................................................................................................19

1.2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến các nguồn thu ở các đơn vị sự nghiệp có thu .....24
1.3. Kinh nghiệm phát triển nguồn thu của các Đài Phát thanh và Truyền hình ...... 29
1.3.1. Kinh nghiệm phát triển nguồn thu ở Đài PT&TH Nghệ An ...........................29
1.3.2. Kinh nghiệm phát triển nguồn thu ở Đài PT&TH Thanh Hóa .......................29

v


1.3.3. Kinh nghiệm phát triển nguồn thu ở Đài PT&TH Thừa Thiên Huế ...............30
1.3.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Đài PT&TH Quảng Bình .............................31
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN THU CỦA ĐÀI PHÁT
THANH VÀ TRUYỀN HÌNH TỈNH QUẢNG BÌNH .........................................32
2.1. Khái quát về Đài PT&TH Quảng Bình .............................................................. 32
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Đài PT&TH Quảng Bình ......................32
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Đài PT&TH Quản Bình, gồm: ...........................32
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Đài PT&TH Quảng Bình ................34
2.1.4. Đặc điểm hoạt động của Đài PT&TH Quảng Bình ........................................35

H
U



2.2. Thực trạng công tác phát triển nguồn thu của Đài PT&TH Quảng Bình .......... 38
2.2.1. Cơ sở và điều kiện phát triển nguồn thu của Đài PT&TH Quảng Bình .........38

TẾ

2.2.2. Thực trạng nguồn thu sự nghiệp của Đài PT&TH Quảng Bình .....................41


H

2.2.3. Đánh giá kết quả các giải pháp phát triển nguồn thu của Đài PT&TH Quảng

KI
N

Bình. ..........................................................................................................................46


C

2.3. Đánh giá thực trạng dịch vụ của Đài PT&TH Quảng Bình qua số liệu điều tra 51

H

2.3.1. Doanh nghiệp, tổ chức đã và đang sử dụng dịch vụ của Đài PT&TH Quảng

ẠI

Bình ...........................................................................................................................51

Đ

2.3.2. Doanh nghiệp, tổ chức chƣa sử dụng dịch vụ của Đài PT&TH Quảng Bình ........64

N

G


2.4. Đánh giá chung. ................................................................................................. 71

Ư



2.4.1. Những kết quả đạt đƣợc. .................................................................................71

TR

2.4.2. Những tồn tại, hạn chế. ...................................................................................74
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế làm ảnh hƣởng đến phát triển nguồn thu sự
nghiệp của Đài PT&TH Quảng Bình. .......................................................................75
CHƢƠNG III: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN
THU CỦA ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH TỈNH QUẢNG BÌNH .77
3.1. Quan điểm và mục tiêu định hƣớng phát triển nguồn thu của Đài Phát thanh và
Truyền hình Quảng Bình. .......................................................................................... 77
3.1.1. Quan điểm phát triển .......................................................................................77
3.1.2. Mục tiêu ..........................................................................................................77
3.1.3. Định hƣớng phát triển nguồn thu của Đài PT&TH Quảng Bình. ...................79

vi


3.3. Các giải pháp phát triển nguồn thu của Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng
Bình ........................................................................................................................... 81
3.3.1. Nhóm giải pháp về nội dung chƣơng trình .....................................................81
3.3.2. Nhóm các giải pháp về xây dựng cơ chế nguồn thu .......................................84
3.3.3. Giải pháp về tăng lƣợng khán giả ...................................................................86
3.3.4. Giải pháp về nhân lực .....................................................................................87

3.3.5. Giải pháp về công nghệ ...................................................................................90
3.3.6. Cần xây dựng đƣợc chiến lƣợc phát triển rõ ràng, cụ thể ...............................91
3.4. Xây dựng đƣợc lộ trình thực hiện phù hợp ........................................................ 94

H
U



KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................96
1. Kết luận .................................................................................................................96

TẾ

2. Kiến nghị ...............................................................................................................97

KI
N

H

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................98
PHỤ LỤC ...............................................................................................................101


C

QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


H

NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1

ẠI

NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 2

Đ

BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN

TR

Ư



N

G

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

vii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Tổng hợp trình độ chuyên môn Đài PT&TH Quảng Bình ............. 37


Bảng 2. 2:

Nguồn kinh phí hoạt động của Đài PT&TH Quảng Bình .............. 38

Bảng 2. 3:

Tỷ lệ trích từ các hợp đồng tuyên truyền ........................................ 41

Bảng 2. 4:

Qui mô các nguồn tài chính của Đài PT&TH Quảng Bình ............ 42

Bảng 2. 5:

Cơ cấu nguồn thu sự nghiệp từ năm 2015 đến năm 2017 .............. 43

Bảng 2. 6.

Kinh phí đầu tƣ cho hạ tầng, kỹ thuật ............................................. 49

Bảng 2. 7:

Bảng chiết khấu, giảm giá trên hợp đồng quảng cáo ...................... 50

Bảng 2. 8:

Đặc điểm của đối tƣợng khảo sát .................................................... 52

Bảng 2. 9:


Kết quả kiểm định chất lƣợng thang đo về nhóm tầm quan trọng.. 53

Bảng 2. 10:

Kết quả kiểm định chất lƣợng thang đo về nhóm về cán bộ trực tiếp

H
U



Bảng 2. 1:

TẾ

cung cấp dịch vụ ............................................................................. 54
Kết quả kiểm định chất lƣợng thang đo về chất lƣợng dịch vụ ...... 55

Bảng 2. 12:

Kết quả kiểm định chất lƣợng thang đo về nhóm về ...................... 55

Bảng 2. 13:

Kết quả kiểm định chất lƣợng thang đo về nhóm chất lƣợng kênh 56

Bảng 2. 14:

Kết quả kiểm định chất lƣợng thang đo về nhóm đánh giá chung . 56


Bảng 2. 15:

Kết quả đánh giá về tầm quan trọng dịch vụ truyền thông ............. 57

Bảng 2. 16:

Kết quả đánh giá về cán bộ trực tiếp cung cấp dịch vụ .................. 58

Bảng 2. 17:

Kết quả đánh giá về chất lƣợng dịch vụ ........................................ 59

Bảng 2. 18:

Kết quả đánh giá về chất lƣợng sản phẩm ...................................... 60

KI
N


C

H

ẠI

Đ

G


N


Ư

Kết quả đánh giá về chất lƣợng kênh QBTV .................................. 62

TR

Bảng 2. 19:

H

Bảng 2. 11:

Bảng 2. 20:

Kết quả đánh giá về dịch vụ truyền thông tại ................................. 63

Bảng 2. 21:

Đặc điểm của đối tƣợng khảo sát .................................................... 64

Bảng 2. 22:

Kết quả đánh giá về tầm quan trọng của truyền thông ................... 65

Bảng 2. 23:

Kết quả đánh giá về công cụ truyền thông...................................... 66


Bảng 2. 24:

Kết quả đánh giá về chất lƣợng dịch vụ ......................................... 67

Bảng 2. 25:

Kết quả đánh giá về mức độ tiếp cận khách hàng .......................... 68

Bảng 2. 26:

Kết quả đánh giá về chất lƣợng kênh .............................................. 69

Bảng 2. 27:

Kết quả đánh giá về lý do chƣa sử dụng dịch vụ truyền thông....... 70

viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Cơ cấu tổ chức Đài PT&TH Quảng Bình ....................................... 32

TR

Ư



N


G

Đ

ẠI

H


C

KI
N

H

TẾ

H
U



Sơ đồ 2.1:

ix


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong bất cứ xã hội nào quyền hạn luôn đi đôi với trách nhiệm, quyền hạn
càng nhiều, càng lớn thì trách nhiệm càng nặng nề. Trao quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm toàn diện, đầy đủ cho các đơn vị sự nghiệp để gắn hoạt động của nó với cơ
chế thị trƣờng, ngày càng nâng cao chất lƣợng và hiệu quả cung cấp dịch vụ đáp
ứng nhu cầu phát triển không ngừng của xã hội là điều tất yếu.
Ngày nay, với thành tựu của nền kinh tế tri thức và xu thế toàn cầu hoá, nó

H
U



đã mang lại những cơ hội và thách thức không nhỏ cho mỗi quốc gia trong quá trình
hội nhập. Việt Nam đã tận dụng những cơ hội đó để vận dụng vào thực tế với những

TẾ

nội dung và chƣơng trình lớn nhằm hội nhập thành công. Với chủ trƣơng đổi mới cơ

KI
N

H

chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu (SNCT) nhằm phát huy mọi khả
năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ chất lƣợng cho xã hội, tăng nguồn thu từng bƣớc


C


giải quyết thu nhập cho ngƣời lao động, giảm dần bao cấp từ Ngân sách nhà nƣớc

H

(NSNN). Ngày 25/4/2006. Chính phủ đã ban hành Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định

ẠI

quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và

G

Đ

tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và ngày 14/02/2015 Chính phủ ban hành

N

Nghị định 16/2015/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Các

Ư



chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta đã tạo nên những chuyển biến đáng kể trong quản

TR

lý tài chính ở các đơn vị sự nghiệp công lập có thu. Tuy nhiên, trong quá trình triển

khai cơ chế tài chính mới các đơn vị sự nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, vƣớng mắc. Vì
vậy, tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự
nghiệp công là một yêu cầu khách quan.
Đài PT&TH Quảng Bình là đơn vị SNCT đƣợc UBND tỉnh Quảng Bình cho
phép thực hiện tự chủ một phần chi phí hoạt động. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ
đƣợc giao, nâng cao hiệu quả chất lƣợng công tác, tìm ra và có thể áp dụng một
cách đồng bộ các giải pháp mang tính nguyên tắc cho việc quyết định, tổ chức và
thực hiện nâng cao nguồn thu ở Đài PT&TH Quảng Bình trong lộ trình phát triển

1


truyền hình, để đến năm 2020 sẽ tự chủ phần lớn về kinh phí là một vấn đề hết sức
cấp bách đặt ra hiện nay. Nhận thấy đây là vấn đề cấp thiết cả về lý luận và thực
tiễn và mong muốn đóng góp thiết thực cho việc hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính
nhằm phát triển nguồn thu của Đài PT&TH Quảng Bình phù hợp với định hƣớng
phát triển phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng,
tác giả đã lựa chọn đề tài “Giải pháp tăng cƣờng nguồn thu của Đài Phát thanh và
Truyền hình tỉnh Quảng Bình” để nghiên cứu luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
a. Mục tiêu chung: Hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý luận và phân

H
U



tích, đánh giá thực trạng nguồn thu sự nghiệp của Đài PT&TH Quảng Bình từ đó
luận văn đề xuất hệ thống giải pháp nhằm phát triển nguồn thu sự nghiệp của Đài


TẾ

PT&TH Quảng Bình.

KI
N

H

b. Mục tiêu cụ thể:

- Hệ thống hoá những nội dung lý luận cơ bản và thực tiễn về các nguồn thu


C

của cơ sở sự nghiệp có thu.

H

- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nguồn thu của Đài PT&TH Quảng

ẠI

Bình giai đoạn từ 2015 đến 2017.

G

Đ


- Đề xuất phƣơng hƣớng, giải pháp nhằm phát triển nguồn thu của Đài

N

PT&TH tỉnh Quảng Bình.

Ư



3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

TR

3.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn thu
của Đài PT&TH Quảng Bình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: bao gồm phạm vi về không gian, thời gian và nội dung
nghiên cứu
Phạm vi không gian: Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Bình;
Phạm vi thời gian: Đề tài đƣợc nghiên cứu các chỉ tiêu và số liệu tập trung
trong 3 năm từ năm 2015 đến năm 2017 và đề xuất giải pháp đến năm 2025.

2


4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu
 Số liệu thứ cấp
Nghiên cứu, tổng hợp, phân tích thông tin từ các nghị định, giáo trình và các
phƣơng tiện thông tin đại chúng. Thu thập, sử dụng dữ liệu thứ cấp về số liệu tài

chính tại bộ phận kế toán phòng Tổ chức - Hành chính (TC-HC), Đài PT&TH
Quảng Bình.
Số liệu phân tích, nghiên cứu bao gồm: báo cáo tài chính, bảng cân đối kế
toán, báo cáo chi tiết thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị….

H
U



 Số liệu sơ cấp

Đài PT&TH Quảng Bình là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND tỉnh

TẾ

Quảng Bình, làm nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền đƣờng lối chính sách của Đảng,

KI
N

H

pháp luật của Nhà nƣớc và phát triển sự nghiệp phát thanh, truyền hình trong tỉnh.
Ngƣời dân trên địa bàn tỉnh đƣợc xem kênh QBTV miễn phí, vì thế đề tài chỉ


C

nghiên cứu số lƣợng ngƣời xem kênh QBTV để có giải pháp làm cơ sở thay đổi nội


ẠI

doanh nghiệp quảng cáo lớn.

H

dung chƣơng trình nhằm thu hút thêm ngƣời xem để tạo đƣợc điểm nổi bật với các

Đ

Tham khảo ý kiến từ các doanh nghiệp về các vấn đề liên quan đến công tác

N

G

cung cấp dịch vụ tại Đài PT&TH Quảng Bình bằng phƣơng pháp chuyên gia làm



căn cứ để đƣa ra các kết luận một cách chính xác, có cơ sở khoa học và thực tiễn,

TR

Ư

nâng cao khả năng thực thi và có sức thuyết phục cao, làm cơ sở cho việc đƣa ra
giải pháp để tăng nguồn thu cho Đài trong thời gian tới.
Điều tra khách hàng đang sử dụng dịch vụ của Đài PT&TH Quảng Bình để

đánh giá thực trạng cung cấp dịch vụ của Đài. Ngoài ra, đề tài còn thu thập ý kiến từ
các khách hàng, đơn vị chƣa sử dụng nhƣng có nhu cầu sử dụng dịch vụ này trên
địa bàn nghiên cứu. Thông tin số liệu sơ cấp đƣợc thu thập để có căn cứ cho việc
đánh giá khả năng cung cấp dịch vụ của Đài từ phía các đối tƣợng khách hàng.
Phƣơng pháp tính cỡ mẫu:
Nghiên cứu sử dụng số liệu sơ cấp đƣợc thu thập bằng cách phỏng vấn trực
tiếp các doanh nghiệp đã sử dụng và có tiềm năng sử dụng dịch vụ của Đài PT&TH

3


Quảng Bình tại thành phố Đồng Hới trong thời gian tới. Theo Slovin (1984) [24],
cỡ mẫu đƣợc xác định theo công thức sau:
n = N/(1 + Ne2)

(*)

Trong đó:
N: số quan sát tổng thể
e: sai số cho phép (thƣờng lấy bằng mức ý nghĩa alpha trong xử lý).
Số lƣợng các doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ của Đài PT&TH Quảng Bình
là 184 và sai số cho phép đề tài sử dụng là 0,1. Do đó, số lƣợng phiếu khảo sát tối
thiểu mà luận văn cần thu thập dựa trên công thức Slovin là 65.

H
U



Số lƣợng các doanh nghiệp chƣa sử dụng dịch vụ của Đài PT&TH Quảng

Bình trên địa bàn thành phố Đồng Hới là 740 và sai số cho phép đề tài sử dụng cũng

TẾ

là 0,1. Do đó, số lƣợng phiếu khảo sát tối thiểu mà luận văn cần thu thập là 88.

KI
N

H

Nhƣ vậy, tổng số phiếu khảo sát luận văn phát ra là 152 phiếu.
Phƣơng pháp chọn mẫu: Chọn mẫu tỷ lệ phân loại (nghĩa là luận văn chia


C

tổng thể 924 doanh nghiệp trên địa bàn thành 4 nhóm loại hình doanh nghiệp gồm:

H

công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp nhà nƣớc và doanh nghiệp

Đ
Tổng số
Tỷ lệ (%)
Số lƣợng mẫu
Đã sử dụng dịch vụ truyền thông
49
26.63

17
31
16.85
11
103
55.98
36
1
0.54
1
184
100
65
Chƣa sử dụng dịch vụ truyền thông
210
28.69
25
494
67.49
59
14
1.91
2
14
1.91
2
732
100.00
88


N



Loại DN

G

nghiệp. Cụ thể nhƣ sau:

ẠI

FDI). Sau đó thực hiện chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống dựa bảng danh sách các doanh

TR

Ư

Cổ phần
TNHH
Nhà nƣớc
FDI
TỔNG CỘNG
Cổ phần
TNHH
Nhà nƣớc
FDI
TỔNG CỘNG

4


K

3

8


Căn cứ số lƣợng mẫu, danh sách các doanh nghiệp mà luận văn đã thu thập đƣợc,
thực hiện chọn mẫu theo bƣớc nhảy k (khoảng cách mẫu) =3 cho doanh nghiệp đã sử
dụng dịch vụ truyền thông và bƣớc nhảy k = 8 cho doanh nghiệp chƣa sử dụng dịch vụ
truyền thông.
Nội dung điều tra chủ yếu tập trung:
Phần 1: Thông tin đối tƣợng đƣợc tiến hành điều tra
Phần 2: Nội dung khảo sát đánh giá về công tác, chất lƣợng dịch vụ của Đài
PT&TH Quảng Bình trong thời gian vừa qua.
Bảng hỏi có 27 câu hỏi đánh giá mức độ hài lòng về dịch vụ của Đài PT&TH

H
U



Quảng Bình đối với các tổ chức, doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ và 23 câu hỏi về mức
độ am hiểu và mong muốn về dịch vụ truyền thông, quảng cáo đối với Đài PT&TH

TẾ

Quảng Bình đối với các tổ chức, doanh nghiệp chƣa sử dụng dịch vụ. Đánh giá hài lòng


H

của ngƣời đƣợc hỏi bằng cách sử dụng thang đo Likert 5 mức độ, ngƣời đƣợc phỏng vấn

KI
N

sẽ đánh dấu  vào con số mà họ cho là thích hợp nhất với ý kiến của họ.


C

4.2. Phƣơng pháp tổng hợp và xử lý số liệu

H

Số liệu điều tra đƣợc hệ thống hóa và tổng hợp bằng phƣơng pháp phân tổ

ẠI

thống kê theo các tiêu thức phù hợp với mục tiêu nghiên cứu đề tài luận văn.

Đ

Số liệu điều tra đƣợc xử lý, tính toán trên máy tính theo các phần mềm thống

N

G


kê chuyên dụng: SPSS và Exel.



4.3. Phƣơng pháp phân tích số liệu

TR

Ư

4.3.1. Phƣơng pháp thống kê m tả
Phƣơng pháp thống kê mô tả đƣợc sử dụng để phân tích các đặc trƣng về mặt
lƣợng (Quy mô, kết cấu, trình độ phổ biến, quan hệ so sánh,…)
4.3.2. Phƣơng pháp dãy dữ liệu thời gian
Đƣợc vận dụng để phân tích động thái (biến động, xu thế) của dịch vụ truyền
thông của Đài PT&TH Quảng Bình trong giai đoạn 2015 - 2017.
4.3.3. Đ tin cậy Cron ach s Alpha
Phƣơng pháp phân tích độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha nhằm kiểm
tra tính thống nhất của các biến quan sát thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Kiểm
định này cũng cho phép xác định mức độ phù hợp của mô hình phân tích nhân tố

5


đối với đối tƣợng nghiên cứu và kiểm tra mức độ tƣơng quan nội tại của các biến sử
dụng trong mô hình so với tƣơng quan biến tổng. Theo Hoàng Trọng & Chu
Nguyễn Mộng Ngọc (2008), cùng nhiều nhà nghiên cứu đã đồng ý rằng khi hệ số
Cronbach’s Alpha có giá trị từ 0,6 trở lên đến gần 1,0. Thực tế, hệ số tƣơng quan
đạt từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng đƣợc trong trƣờng hợp khái niệm đang nghiên
cứu là mới hoặc mới đối với ngƣời trả lời trong bối cảnh nghiên cứu. Bên cạnh đó,

hệ số Cronbach’s Alpha là căn cứ cho phép chúng ta loại các biến không có tƣơng
quan nội tại với biến nghiên cứu khi giá trị Cronbach’s Alpha nhỏ hơn 0,3.
4.3.4. Kiểm định T-test
Để đánh giá sự khác biệt về trị trung bình của một chỉ tiêu nghiên cứu nào đó

H
U



giữa một biến định lƣợng và một biến định tính, chúng ta thƣờng sử dụng kiểm định
T-test. Đây là phƣơng pháp đơn giản nhất trong thống kê toán học nhằm mục đích

TẾ

kiểm định so sánh giá trị trung bình của biến đó với một giá trị nào đó.

H

Với việc đặt giả thuyết H0: Giá trị trung bình của biến bằng giá trị cho trƣớc
0). Cần tiến hành kiểm chứng giả thuyết trên có thể chấp nhận đƣợc hay


C

(

KI
N


( = 0). Và đƣa ra đối thuyết H1: giá trị trung bình của biến khác giá trị cho trƣớc
không. Để chấp nhận hay bác bỏ một giả thuyết có thể dựa vào giá trị p-value, cụ

H

thể nhƣ sau:

thì bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận đối thuyết H1.

Đ

ẠI

Nếu giá trị p-value

(mức ý nghĩa) ở trong luận văn là 0,1.

N

Với giá trị

thì chấp nhận giả thuyết H0 và bác bỏ đối thuyết H1.

G

Nếu giá trị p-value >

Ư




5. Kết cấu luận văn

TR

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, kiến nghị. Nội dung chính của Luận văn
gồm 3 chƣơng:

Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nguồn thu ở các đơn vị sự nghiệp có thu.
Chƣơng 2: Thực trạng phát triển nguồn thu của Đài PT&TH Quảng Bình.
Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp phát triển nguồn thu của Đài PT&TH
Quảng Bình.

6


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
NGUỒN THU Ở CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU
1.1. Tổng quan về đơn vị sự nghiệp có thu
1.1.1. Khái niệm và phân loại đơn vị sự nghiệp có thu
1.1.1.1. Khái niệm
Đơn vị sự nghiệp công lập đƣợc xác định bởi các tiêu thức cơ bản [14]:
Là các đơn vị công lập do cơ quan nhà nƣớc, tổ chức chính trị, tổ chức chính



trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, hoạt động cung cấp dịch vụ công,

H

U

phục vụ quản lý nhà nƣớc trong các lĩnh vực giáo dục, khoa học công nghệ, môi

TẾ

trƣờng, y tế, văn hóa thể dục thể thao, sự nghiệp kinh tế, dịch vụ việc làm...

H

Đƣợc nhà nƣớc đầu tƣ cơ sở vật chất, đảm bảo chi phí hoạt động thƣờng

KI
N

xuyên để thực hiện các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn đƣợc giao.


C

Đơn vị sự nghiệp đƣợc Nhà nƣớc cho phép thu một số loại phí, lệ phí, thu thông

H

qua hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ rất đa dạng và ở hầu hết các lĩnh vực.

ẠI

Có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.


Đ

1.1.1.2. Phân loại đơn vị sự nghiệp có thu

N

G

Theo Thông tƣ 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 hƣớng dẫn thực hiện Nghị



định số 43/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ có thể phân loại đơn vị sự nghiệp

TR

Ư

thành 03 loại, căn cứ vào khả năng bảo đảm chi phí hoạt động thƣờng xuyên, hay
nói cách khác là căn cứ vào nguồn thu từ hoạt động cung ứng “dịch vụ công” của
đơn vị [5]. Cụ thể là:
Mức tự bảo đảm chi phí hoạt
động thƣờng xuyên của đơn vi

=

Tổng số nguồn thu sự nghiệp x 100%
Tổng số chi hoạt động thƣờng xuyên

Căn cứ vào mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thƣờng xuyên, đơn vị sự nghiệp

đƣợc phân loại nhƣ sau:
- Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động, gồm:
+ Đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thƣờng xuyên xác
định theo công thức trên, bằng hoặc lớn hơn 100%.

7


+ Đơn vị sự nghiệp đã tự bảo đảm chi phí hoạt động từ nguồn thu sự nghiệp,
từ nguồn NSNN do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nƣớc đặt hàng.
- Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động: Là đơn vị sự
nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thƣờng xuyên xác định theo công thức
trên, từ trên 10% đến dƣới 100%.
- Đơn vị sự nghiệp do NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động, gồm:
+ Đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thƣờng xuyên xác
định theo công thức trên, từ 10% trở xuống.
+ Đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu.

H
U



1.1.2. Đặc điểm hoạt đ ng của các đơn vị sự nghiệp có thu
Đơn vị SNCT có các đặc điểm là [9]:

TẾ

Hoạt động theo nhiệm vụ chính trị, chuyên môn đƣợc giao, không vì mục


KI
N

H

đích sinh lợi.

Do khả năng hạn hẹp của NSNN, không thể bảo đảm tất cả các khoản chi


C

cho hoạt động dịch vụ của các đơn vị sự nghiệp nên để đáp ứng nhu cầu xã hội, Nhà

H

nƣớc cho phép các đơn vị SNCT đƣợc thu một số loại phí, lệ phí từ hoạt động của

ẠI

mình nhƣ: học phí, viện phí, phí kiểm dịch... từ cá nhân, tập thể sử dụng các dịch vụ

G

Đ

do đơn vị cung cấp.

N


Các đơn vị SNCT đƣợc tổ chức sản xuất kinh doanh (SXKD), cung ứng dịch

Ư



vụ phù hợp với lĩnh vực hoạt động chuyên môn của mình.

TR

Do vậy, nguồn tài chính của các đơn vị SNCT không chỉ có kinh phí từ
NSNN cấp mà còn có nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp khác.
Đơn vị SNCT chịu sự quản lý trực tiếp của cơ quan chủ quản (Bộ, ngành,
UBND tỉnh, thành phố). Đồng thời chịu sự quản lý về mặt chuyên môn của các Bộ,
ngành chức năng quản lý Nhà nƣớc về lĩnh vực hoạt động sự nghiệp và chính quyền
địa phƣơng nơi đơn vị đóng trụ sở và hoạt động. Nhƣ vậy, hoạt động của các đơn vị
SNCT chịu sự quản lý của nhiều cấp quản lý với mối quan hệ đan xen, phức tạp ảnh
hƣởng đến cơ chế quản lý của đơn vị.

8


1.1.3. Vai trò của đơn vị sự nghiệp trong nền kinh tế quốc dân
Sau khi thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/1/2002 của Chính
phủ cho thấy kết quả là đúng hƣớng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn cuộc sống và phù
hợp với tiến trình cải cách nền hành chính nhà nƣớc, ngày 25/4/2006 Chính phủ đã
ban hành Nghị định số 43/2006/NĐ-CP quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
và Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định về cơ chế tự chủ của
đơn vị sự nghiệp công lập. [18]

Trong thời gian qua, các đơn vị sự nghiệp công ở trung ƣơng và địa phƣơng đã

H
U



có nhiều đóng góp cho sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc. Thể hiện:
- Cung cấp các dịch vụ công về giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục, thể thao...

TẾ

có chất lƣợng cao cho xã hội, đáp ứng nhu cầu ngày ngày tăng của nhân dân, góp

KI
N

H

phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
- Thực hiện các nhiệm vụ chính trị đƣợc giao nhƣ: đào tạo và cung cấp nguồn


C

nhân lực có chất lƣợng và trình độ; khám chữa bệnh, bảo vệ sức khoẻ nhân dân,

H

nghiên cứu và ứng dụng các kết quả khoa học, công nghệ; cung cấp các sản phẩm văn


ẠI

hoá, nghệ thuật... phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.

G

Đ

- Thông qua hoạt động thu phí, lệ phí theo quy định của Nhà nƣớc đã góp

N

phần tăng cƣờng nguồn lực cùng với NSNN đẩy mạnh đa dạng hoá và xã hội hóa

Ư



nguồn lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Các đơn vị sự nghiệp ở tất cả các lĩnh

TR

vực đã tích cực mở rộng các loại hình, phƣơng thức hoạt động, một mặt đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. Đồng thời cũng thu hút sự đóng góp của nhân
dân đầu tƣ cho sự phát triển của hoạt động sự nghiệp, của xã hội.
1.2. Nguồn tài chính ở các đơn vị sự nghiệp có thu
1.2.1. N i dung cơ ản về nguồn thu của đơn vị sự nghiệp có thu
1.2.1.1. Khái niệm nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu
Các đơn vị sự nghiệp công lập chính là các thể chế phi lợi nhuận, phi thị

trƣờng. Các đơn vị này tham gia hoạt động ở tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền
kinh tế quốc dân. Trong quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập ở

9


nƣớc ta, ngƣời ta thƣờng gọi tắt là các đơn vị sự nghiệp Văn - Xã và các đơn vị sự
nghiệp kinh tế (nông nghiệp, lâm nghiệp, giao thông, thuỷ lợi…). Do hoạt động
mang tính chất phục vụ là chủ yếu, ở các đơn vị sự nghiệp công lập số thu thƣờng
không lớn, không ổn định, hoặc không có thu.
Do đó, sự hình thành nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp công lập thƣờng có
sự xuất hiện của các nguồn: NSNN; Đơn vị tự thu; Nguồn khác; Nguồn NSNN cấp
cho các nhiệm vụ không thƣờng xuyên [3]. Chủ thể trực tiếp quản lý tài chính ở các
đơn vị sự nghiệp công lập là Thủ trƣởng các đơn vị đó.
Vậy nguồn tài chính của đơn vị SNCT bao gồm từ hai nguồn. Thứ nhất là nguồn

H
U



từ NSNN cấp. Thứ hai là nguồn từ các hoạt động sự nghiệp. Cùng với các nguồn viện
trợ, tài trợ, quà biếu, tặng, cho theo quy định của pháp luật và các nguồn khác.

TẾ

1.2.1.2. Các nguồn thu của đơn vị sự nghiệp có thu

KI
N


H

Một là, kinh phí do NSNN cấp:

Kinh phí bảo đảm hoạt động thƣờng xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ


C

đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động (sau khi đã cân đối nguồn thu

H

sự nghiệp); đƣợc cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp giao, trong phạm vi dự toán

ẠI

đƣợc cấp có thẩm quyền giao; Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công

G

Đ

nghệ (đối với đơn vị không phải là tổ chức khoa học và công nghệ);[2]

N

Kinh phí thực hiện chƣơng trình đào tạo bồi dƣỡng cán bộ, viên chức; Kinh phí


Ư



thực hiện các chƣơng trình mục tiêu quốc gia; Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ

TR

quan nhà nƣớc có thẩm quyền đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát, nhiệm vụ khác);
Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất đƣợc cấp có thẩm quyền giao; Kinh phí thực hiện
chính sách tinh giản biên chế theo chế độ do nhà nƣớc quy định (nếu có); Vốn đầu tƣ
xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ
hoạt động sự nghiệp theo dự án đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự
toán đƣợc giao hàng năm; Vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nƣớc ngoài
đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt; Kinh phí khác (nếu có).[2]
Hai là, nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp:
Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp , gồm:

10


- Phần đƣợc để lại từ số thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nƣớc theo quy
định của pháp luật.[2]
- Thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự
nghiệp khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ đƣợc cấp có thẩm quyền giao [2], nhƣ:
+ Sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo: Thu từ hợp đồng đào tạo với các tổ chức
trong và ngoài nƣớc; thu từ các hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thực hành
thực tập, sản phẩm thí nghiệm; thu từ các hợp đồng dịch vụ khoa học và công nghệ
và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
+ Sự nghiệp Y tế, đảm bảo xã hội: Thu từ các hoạt động dịch vụ về khám,


H
U



chữa bệnh, phục hồi chức năng, y tế dự phòng, đào tạo, nghiên cứu khoa học với
các tổ chức; cung cấp các chế phẩm từ máu, vắc xin, sinh phẩm; thu từ các hoạt

TẾ

động cung ứng lao vụ (giặt là, ăn uống, phƣơng tiện đƣa đón bệnh nhân, khác); thu

KI
N

H

từ các dịch vụ pha chế thuốc, dịch truyền, sàng lọc máu và các khoản thu khác theo
quy định của pháp luật.


C

+ Sự nghiệp Văn hóa, Thông tin: Thu từ bán vé các buổi biểu diễn, vé xem

H

phim, các hợp đồng biểu diễn với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc; cung


ẠI

ứng dịch vụ in tráng lồng tiếng, phục hồi phim; thu từ các hoạt động đăng, phát

G

Đ

quảng cáo trên báo, tạp chí, xuất bản, phát thanh truyền hình; thu phát hành báo chí,

N

thông tin cổ động và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

Ư



+ Sự nghiệp Thể dục, thể thao: Thu hoạt động dịch vụ sân bãi, quảng cáo, bản

TR

quyền phát thanh truyền hình và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
+ Sự nghiệp kinh tế: Thu tƣ vấn, thiết kế, quy hoạch, dịch vụ nông, lâm, thuỷ
lợi, thuỷ sản, giao thông, công nghiệp, xây dựng, địa chính, địa chất và các ngành
khác; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
- Thu từ hoạt động sự nghiệp khác (nếu có).[2]
- Lãi đƣợc chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng
từ các hoạt động dịch vụ.[2]
Ba là, nguồn vốn viện trợ, quà biếu, tặng, cho theo quy định của pháp luật.[2]

Bốn là, nguồn khác, gồm:

11


- Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng và vốn huy động của cán bộ, viên
chức trong đơn vị.[2]
- Nguồn vốn tham gia liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nƣớc theo quy định của pháp luật.[2]
Với các nguồn thu nhƣ trên, đơn vị sự nghiệp đƣợc tự chủ thực hiện nhiệm
vụ thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tƣợng thu do cơ quan nhà nƣớc có thẩm
quyền quy định. Trƣờng hợp cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quy định khung mức
thu, đơn vị căn cứ nhu cầu chi phục vụ cho hoạt động, khả năng đóng góp của xã
hội để quyết định mức thu cụ thể cho phù hợp với từng loại hoạt động, từng đối

H
U



tƣợng, nhƣng không đƣợc vƣợt quá khung mức thu do cơ quan có thẩm quyền quy
định. Đối với những hoạt động dịch vụ theo hợp đồng với các tổ chức, cá nhân

TẾ

trong và ngoài nƣớc, các hoạt động liên doanh, liên kết, đơn vị đƣợc quyết định các

KI
N


H

khoản thu, mức thu cụ thể theo nguyên tắc bảo đảm đủ bù đắp chi phí và có tích luỹ.
1.2.1.3. Đặc điểm của các nguồn thu của đơn vị sự nghiệp có thu


C

a. Tự chủ về các khoản thu, mức thu

H

Đơn vị sự nghiệp đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền giao cung cấp dịch

Đ

G

Luật phí và lệ phí. [4]

ẠI

vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nƣớc đƣợc thu phí, lệ phí theo quy định của

N

Trƣờng hợp nhà nƣớc có thẩm quyền quy định khung mức thu, đơn vị căn cứ

Ư




nhu cầu chi phục vụ cho hoạt động, khả năng đóng góp của xã hội để quyết định

TR

mức thu cụ thể cho phù hợp với từng loại hoạt động, từng đối tƣợng, nhƣng không
đƣợc vƣợt quá khung mức thu do cơ quan có thẩm quyền quy định.
Đơn vị thực hiện chế độ miễn, giảm cho các đối tƣợng chính sách - xã hội
theo quy định của nhà nƣớc.
Đối với sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đƣợc cơ quan nhà nƣớc đặt hàng thì
mức thu theo đơn giá do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quy định; trƣờng hợp
sản phẩm chƣa đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quy định giá, thì mức thu
đƣợc xác định trên cơ sở dự toán chi phí đƣợc cơ quan tài chính cùng cấp thẩm
định chấp thuận.

12


Đối với những hoạt động dịch vụ theo hợp đồng với các tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nƣớc, các hoạt động liên doanh, liên kết, đơn vị đƣợc quyết định các
khoản thu, mức thu cụ thể theo nguyên tắc bảo đảm đủ bù đắp chi phí và có tích luỹ.
b. Tự chủ về tài chính
Theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015, các đơn vị SNCL đƣợc tự
chủ về tài chính nhƣ sau: [3]
- Tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường
xuyên và chi đầu tư
+ Nguồn tài chính của đơn vị [3], gồm:

H

U



Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công, bao gồm cả nguồn NSNN
đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá tính đủ chi phí;

TẾ

Nguồn thu phí theo pháp luật về phí, lệ phí đƣợc để lại chi theo quy định

KI
N

H

(phần đƣợc để lại chi thƣờng xuyên và chi mua sắm, sửa chữa lớn trang thiết bị, tài
sản phục vụ công tác thu phí);


C

Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật (nếu có);

H

Nguồn NSNN cấp cho các nhiệm vụ không thƣờng xuyên (nếu có), gồm:

ẠI


Kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đối với đơn vị không phải là

G

Đ

tổ chức khoa học công nghệ); kinh phí các chƣơng trình mục tiêu quốc gia; chƣơng

N

trình, dự án, đề án khác; kinh phí đối ứng thực hiện các dự án theo quyết định của

Ư



cấp có thẩm quyền; vốn đầu tƣ phát triển; kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ

TR

hoạt động sự nghiệp theo dự án đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt; kinh phí thực
hiện nhiệm vụ đột xuất đƣợc cơ quan có thẩm quyền giao;
Nguồn vốn vay, viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật.
+ Sử dụng nguồn tài chính [3]
Chi đầu tƣ từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, nguồn vốn vay và các
nguồn tài chính hợp pháp khác.
Căn cứ nhu cầu đầu tƣ và khả năng cân đối các nguồn tài chính, đơn vị chủ
động xây dựng danh mục các dự án đầu tƣ, báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê
duyệt. Trên cơ sở danh mục dự án đầu tƣ đã đƣợc phê duyệt, đơn vị quyết định dự


13


án đầu tƣ, bao gồm các nội dung về quy mô, phƣơng án xây dựng, tổng mức vốn,
nguồn vốn, phân kỳ thời gian triển khai theo quy định của pháp luật về đầu tƣ.
Đơn vị sự nghiệp công đƣợc vay vốn tín dụng ƣu đãi của Nhà nƣớc hoặc
đƣợc hỗ trợ lãi suất cho các dự án đầu tƣ sử dụng vốn vay của các tổ chức tín dụng
theo quy định.
Căn cứ yêu cầu phát triển của đơn vị, Nhà nƣớc xem xét bố trí vốn cho các dự án
đầu tƣ đang triển khai, các dự án đầu tƣ khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Chi thƣờng xuyên: Đơn vị đƣợc chủ động sử dụng các nguồn tài chính giao
tự chủ để chi thƣờng xuyên. Một số nội dung chi đƣợc quy định nhƣ sau: Chi tiền

H
U



lƣơng, chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý, trích khấu hao tài sản cố định theo
quy định.

TẾ

Chi nhiệm vụ không thƣờng xuyên: Đơn vị chi theo quy định của Luật Ngân

H

sách nhà nƣớc và pháp luật hiện hành đối với từng nguồn kinh phí gồm: Nguồn thu

KI

N

phí theo pháp luật về phí, lệ phí đƣợc để lại chi theo quy định, nguồn NSNN cấp
theo quy định của pháp luật.


C

cho các nhiệm vụ không thƣờng xuyên (nếu có), nguồn vốn vay, viện trợ, tài trợ

ẠI

H

Đơn vị sự nghiệp công phải thực hiện đúng các quy định của Nhà nƣớc về

Đ

mức chi, tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô; tiêu chuẩn, định mức về nhà làm

G

việc; tiêu chuẩn, định mức trang bị điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di



N

động; chế độ công tác phí nƣớc ngoài; chế độ tiếp khách nƣớc ngoài và hội thảo


Ư

quốc tế ở Việt Nam.

TR

+ Phân phối kết quả tài chính trong năm [3]
Hàng năm, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản chi phí, nộp thuế và các
khoản nộp NSNN khác (nếu có) theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi
thƣờng xuyên (nếu có), đơn vị đƣợc sử dụng theo trình tự nhƣ sau:
Trích tối thiểu 25% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;
Trích lập Quỹ bổ sung thu nhập: Đơn vị đƣợc tự quyết định mức trích Quỹ
bổ sung thu nhập (không khống chế mức trích);
Trích lập Quỹ khen thƣởng và Quỹ phúc lợi tối đa không quá 3 tháng tiền
lƣơng, tiền công thực hiện trong năm của đơn vị;

14


Trích lập Quỹ khác theo quy định của pháp luật;
Phần chênh lệch thu lớn hơn chi còn lại (nếu có) sau khi đã trích lập các quỹ
theo quy định đƣợc bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.
+Sử dụng các Quỹ [3]
Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: Để đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, mua
sắm trang thiết bị, phƣơng tiện làm việc; phát triển năng lực hoạt động sự nghiệp;
chi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ; đào tạo nâng cao nghiệp vụ
chuyên môn cho ngƣời lao động trong đơn vị; góp vốn liên doanh, liên kết với các
tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc (đối với đơn vị đƣợc giao vốn theo quy định)

H

U



để tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao và các
khoản chi khác (nếu có).

TẾ

Quỹ bổ sung thu nhập: Để chi bổ sung thu nhập cho ngƣời lao động trong

KI
N

H

năm và dự phòng chi bổ sung thu nhập cho ngƣời lao động năm sau trong trƣờng
hợp nguồn thu nhập bị giảm. Việc chi bổ sung thu nhập cho ngƣời lao động trong


C

đơn vị đƣợc thực hiện theo nguyên tắc gắn với số lƣợng, chất lƣợng và hiệu quả

H

công tác. Hệ số thu nhập tăng thêm của chức danh lãnh đạo đơn vị sự nghiệp công

ẠI


tối đa không quá 02 lần hệ số thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện của ngƣời lao

G

Đ

động trong đơn vị.

N

Quỹ khen thƣởng: Để thƣởng định kỳ, đột xuất cho tập thể, cá nhân trong và

Ư



ngoài đơn vị (ngoài chế độ khen thƣởng theo quy định của Luật Thi đua khen

TR

thƣởng) theo hiệu quả công việc và thành tích đóng góp vào hoạt động của đơn vị.
Mức thƣởng do thủ trƣởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
Quỹ phúc lợi: Để xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi; chi cho các
hoạt động phúc lợi tập thể của ngƣời lao động trong đơn vị; trợ cấp khó khăn đột
xuất cho ngƣời lao động, kể cả trƣờng hợp nghỉ hƣu, nghỉ mất sức; chi thêm cho
ngƣời lao động thực hiện tinh giản biên chế.
Mức trích cụ thể của các quỹ quy định đã nêu ở trên và việc sử dụng các quỹ
do thủ trƣởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ và phải công khai
trong đơn vị.


15


×