Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Bài thu hoạch BDTX THPT modul 8, 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.5 KB, 38 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG .........

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------BÀI THU HOẠCH

BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
Module THPT8: Kỹ năng tham vấn, tư vấn, hướng dẫn và một số phương pháp tiếp
cận cơ bản trong hướng dẫn cho học sinh THPT
Năm học: ..............
Họ và tên: ..............................................................................................................................
Đơn vị: ..................................................................................................................................
Câu 1: Nêu các ý chính về kỹ năng giao tiếp không lời và kỹ năng giao tiếp bằng lời
trong hoạt động tham vấn, tư vấn, hướng dẫn cho học sinh THPT?
1. CÁC KĨ NĂNG GIAO TIẾP KHÔNG LỜI.
Kĩ năng giao tiếp không lời là khả năng sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ trong giao
tiếp. Theo Mehrabian, 1971, ảnh hưởng của thông điệp được đưa ra bởi phương tiện phi
ngôn ngữ trong giao tiếp là rất lớn: 55% là do biểu đạt khuôn mặt và cơ thể; 30 % là
giọng nói (cách nói) và chỉ có 15% là do ngôn từ.
Các kĩ năng này có tầm quan trong rất lớn trong công tác tham vấn, tư vấn, hướng dẫn.
Nếu giáo viên sử dụng các hành vi không lời một cách phù hợp sẽ tạo điều kiện cho việc
giao tiếp được thuận lợi và giúp giáo viên xây dụng mối quan hệ tin cậy với học sinh,
giúp các em cởi mở hơn trong việc chia sẻ những vấn đề của mình.
Các kĩ năng giao tiếp không lời thường được sử dụng trong tham vấn, tư vấn, hướng dẫn
học sinh THPT là:
- Duy trì tiếp xúc mắt
Là khả năng sử dụng ánh mắt trong giao tiếp, tức là luôn duy trì được việc giao tiếp bằng
mắt với cái nhìn cởi mở, thân thiện.


Trong giao tiếp, giáo viên nên nhìn thẳng vào mắt học sinh khi nói chuyện, khi lắng nghe,
tránh nhìn với ánh mắt soi mói.
- Giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể và cử chỉ
Nét mặt là phuơng tiện giao tiếp rất quan trọng. Giáo viên cần giữ nét mặt vui vẻ, có thể
mỉm cười khi gặp học sinh. Khi học sinh có chuyện buồn, giáo viên có thể dùng nét mặt
để bày tỏ chia sẻ. Khi giao tiếp, giáo viên nên ngồi đối diện, hướng về phía học sinh,


không nên cúi người gần quá khiến các em bất an. Giáo viên cũng không nên ngồi
khoanh tay, bắt chéo chân, như vậy sẽ làm giảm sự thoải mái của học sinh. Đồng thời khi
cần có thể nắm tay, vỗ vai an ủi các em nhưng cần tránh thường xuyên vì dễ gây hiểu
lầm.
- Giọng nói và tốc độ nói
Cảm xúc và tình cảm của người nói thường thể hiện rõ rệt nhất qua giọng nói và tốc độ
nói của họ. Nói chung mỗi người có giọng nói khác nhau phù hợp với cảm xúc mà họ
đang trải qua. Trong tham vấn, tư vấn, giáo viên nên nói với giọng bình tĩnh, trầm, nhẹ
nhàng và tốc độ đều thể hiện sự cởi mở, chân thành, quan tâm và trìu mến.
- Sử dụng không gian và thời gian trong giao tiếp
Không gian và thời gian giao tiếp cỏ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của quá trình tham
vấn, tư vấn và hướng dẫn. Giáo viên nên chọn phòng tham vấn ở nơi yên tĩnh, bày trí
trong phòng phải nhẹ nhàng, thoải mái. Ngoài ra, ánh sáng trong phòng cần nhẹ nhàng,
tránh gay gắt gây khó chịu. Khoảng cách ngồi hợp lí giữa giáo viên và học sinh khi tham
vấn là 60-80 cm. Khi tham vấn, giáo viên cần để cho học sinh có thời gian trình bày,
không thúc giục. Tránh các hành động như xem giờ liên tục hay ngắt buổi nói chuyện đột
ngột. Khi đặt câu hỏi, nên dành cho thân chủ thời gian trả lời, không liên tục hỏi làm học
sinh hoang mang. Cần chú ý các khoảng lặng vì học sinh rất thường đưa ra các thông tin,
nội dung quan trọng để phá vỡ im lặng. Khi cần có thể chủ động chuyển đề tài một cách
nhẹ nhàng.
2. CÁC KĨ NĂNG GIAO TIẾP CÓ LỜI.
Kĩ năng giao tiếp có lời là kĩ năng sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong giao tiếp, giúp

giáo viên khuyến khích học sinh bộc bạch và chia sẻ suy nghĩ của ho. Khi đã dựng được
lòng tin với học sinh, việc sử dụng các kĩ năng giao tiếp bằng lời sẽ giúp giáo viên khai
thác những thông tin quan trọng để cùng với học sinh làm rõ vấn đề và xác định các kế
hoạch khác nhau nhằm cải thiện tình huống của học sinh.
2.1 Kĩ năng đặt câu hỏi
Các câu hối rất cần thiết để bất đầu cuộc thảo luận với một người hoặc một nhóm. Trong
công tác tham vấn /tư vấn /hướng dẫn, việc đặt ra các câu hối để học sinh trả lời một cách
tự nhiên, thoải mái và chia sẻ thông tin với giáo viên là rất quan trọng, sử dụng câu hỏi
đúng giúp giáo viên tránh được việc hỏi quá nhiều câu hỏi và khai thác được nhiều thông
tin trong thời gian cho phép.
Có 2 loại câu hỏi:


a. Câu hỏi mở : Thường bắt đầu bằng các từ “ Cái gì “, “Thế nào”, “Ở đâu”/ “Tại sao”
“Có thể “ … Đây là những câu hỏi mà học sinh tự biểu đạt câu trả lời, có thể cung cấp
thông tin đầy đủ cho giáo viên để tiếp cận với hoàn cảnh của học sinh. Đây là các câu hỏi
mà học sinh không thể trả lời có hoặc không.
Ví dụ một số câu hỏi mở:
Em muốn nói gì hôm nay? (dùng mở đầu buổi tham vấn)
Những việc làm nào gần đây của thầy giáo khiến em nghĩ thầy không có cảm tình với
mình? (câu hỏi để khai thác dẫn chứng cụ thể)
Môn học nào làm em thấy mệt mỏi nhất? (câu hỏi chẩn đoán vấn đề)
Theo con thì cách nào tốt nhất để giải quyết tình trạng nghiện game của mình hiện nay?
(câu hỏi khai thác giải pháp từ thân chủ)
b. Câu hỏi đóng: Những câu hỏi mà học sinh có thể chọn một trong các câu trả lời sẵn có
như “có” hoặc “không” ; “đúng” hoặc “sai”. Hạn chế của câu hỏi này là học sinh không
thể giãi bày tình huống của mình, khiến giáo viên phải sử dụng thêm câu hỏi. Tuy nhiên,
nó giúp giáo viên có thể thu được thông tin nhanh, cụ thể, chốt vấn đề bị dài dòng, tản
mạn và giúp học sinh tập trung hơn vào chủ đề của cuộc nói chuyện.
Việc sử dụng các câu hỏi đóng và câu hỏi mở một cah1 hợp lí sẽ giúp giáo viên khai thác

vấn đề một cách cụ thể, sâu sắc từ đó giúp học sinh cảm thấy thoải mái và hỗ trợ giải
quyết tình huống cho học sinh một cách phù hợp nhất.
Lưu ý khi sử dụng câu hỏi:
- Không hỏi hấp tấp, vội vàng
- Không hỏi các câu hỏi áp đặt phán đoán của giáo viên lên học sinh, điều này sẽ khiến
học sinh khó chịu vì bị áp đặt.
- Không sử dụng quá nhiều câu hỏi “Tại sao” khiến học sinh cảm thấy như bị tra hỏi, dồn
ép.
2.2 Kĩ năng khuyến khích và diễn đạt lại
- Khuyến khích là đưa ra những phản hồi ngắn bằng động tác như gật đầu hay các kích
thích bằng lời nhẹ nhàng. Những kích thích bằng lời này thường là những câu ngắn, có
tác dụng khuyến khích học sinh trình bày thêm như “ Cô luôn ở cạnh em”; “ Cô đang
nghe em nói” hay “ừm”; “thế à”; “chắc chắn rồi” …
- Diến đạt lại là nhắc lại ý chính và suy nghĩ của học sinh bằng việc sử dụng chính những


từ ngữ cửa học sinh. Ví dụ học sinh nói : Em cảm thấy sợ bị đuổi học thì giáo viên sẽ
diễn đạt lại: Sợ bị đuổi học?
- Khuyến khích và diễn đạt lại giúp giáo viên kích thích học sinh trình bày sâu và chi tiết
hơn đồng thời cũng có thể kiểm tra nhận thức của giáo viên về vấn đề xem đã đúng ý
muốn bày tỏ của học sinh chưa.
- Lưu ý khi diễn đạt lại cần linh hoạt khi sử dụng từ ngữ, tránh gây nhàm chán.
2.3 Kĩ năng phản ảnh cảm xúc:
Kĩ năng phản ánh cảm xúc là kĩ năng nhắc lại nội dung tình cảm được phản ánh trong
ngôn từ của học sinh hay trong nét mặt cử chỉ của họ.
- Phản ánh cám xủc tương tụ như diễn đạt lại nhưng tập trung vào nội dung tình cảm.
Phản ánh cảm xúc có tác dụng giúp học sinh xác định lại cảm xúc của chính các em khi
nó được phản ánh bởi người khác và là cách có hiệu quả nhất để thể hiện sự thông cảm,
sự quan tâm của giáo viên với học sinh.
- Phản ánh cảm xúc là một trong những kĩ năng quan trọng vì nó giúp học sinh đối diện

chứ không tránh né cảm xúc. Khi đối mặt, học sinh sẽ có dịp trải qua đầy đủ cảm xúc của
mình và sẽ dễ chịu hơn khi giải tỏa được những cảm xúc ấy. Khi giải tỏa được cảm xúc,
các em sẽ có thể nhìn vấn đề rõ ràng để có thể có lựa chọn tích cực trong tương lai.
- Để phản ánh cảm xúc, trước tiên giáo viên phải xác định cảm xúc đang tồn tại ở học
sinh mà mình muốn phản ánh là gì, tránh nhập nhằng cảm xúc của cá nhân và cảm xúc
muốn phản ánh. Cần xác định cảm xúc của học sinh thông qua :
+ Thông điệp của cơ thể : tư thế ngồi, nét mặt, điệu bộ của tay chân …
+ Âm sắc, âm điệu của lời nói: mức độ nhấn mạnh về mặt âm thanh của các từ, sự nói
lặp, cố tình nói nhỏ hay ngập ngừng...
+ Dựa vào những từ hoặc cụm từ chỉ cảm xúc: những từ hay cụm miêu tả những cảm xúc
ở con người như hạnh phúc, vui, buồn, căng thẳng, mệt mỏi, giận dữ, cô đơn...
Khi cần hiểu rõ hoặc hiểu chính xác hơn cảm xúc của học sinh, giáo viên cần dùng 1 số
cách hỏi như: Điều đó có sát thực không? Đó có phải là cách mà em đã cảm nhận không?
- Khi phản ánh cảm xúc cũng cần chú ý các “thông điệp kép” (tư thế thể hiện cảm xúc và
ngôn từ của họ không trùng khớp và các cảm xúc phức tạp (tình cảm có đặc tính pha trộn,
vừa oán hận nhưng vẫn yêu quý …).
- Khi đối mặt với các cảm xúc phức tạp của học sinh, giáo viên cần giúp đỡ để họ nhìn ra
và phân tích được những cảm xúc thầm kín của mình . Đây chính là điều quan trọng trong


tiến trình giúp đỡ.
2.4 Khả năng tóm lược:
Cô đọng và sắp xếp các ý chính mà học sinh trình bày từ đó là bước đệm để chuyển sang
hướng giải quyết hay một vấn đề mới. Để thực hiện tốt, cần chú ý lắng nghe trong suốt
quá trình học sinh nói và tìm ra điểm mấu chốt của vấn đề thật nhanh để tóm tắt khoa học
và súc tích nhất.
2.5 Kĩ năng diễn đạt một cách quyết đoán:
Diễn đạt một cách quyết đoán rất quan trọng trong tham vấn, tư vấn, hướng dẫn vì nó thể
hiện sụ tự tin nơi giáo viên nhưng cũng đồng thời thể hiện đuợc sự tôn trọng của giáo
viên với học sinh, chính điều này, sẽ duy trì được mối quan hệ tích cực giữa học sinh và

giáo viên, tạo điều kiện để quá trình trợ giúp thành công. Khi thực hiện kĩ năng này, giáo
viên thường sử dụng thông điệp “ tôi” thay vì “em” “Tôi nghĩ rằng thay đổi là một ý hay”
thay vì nói “nhưng”
Giáo viên thường sử dụng kĩ năng này khi:
- Diễn đạt cảm xúc của chính bản thân mình.
- Nói điều mà giáo viên muổn nỏ xảy ra.
- Diễn đạt nỗi bận tâm cho học sinh.
Câu 2: Hoạt động tham vấn và tư vấn cho học sinh diễn ra theo các giai đoạn nào?
Những điểm cần lưu ý trong mỗi giai đoạn là gì?
1. Hoạt động tham vấn: gồm 3 giai đoạn
a. Giai đoạn 1: Thiết lập quan hệ
Mục đích của giai đoạn này là tạo mối quan hệ tin tưởng, xác định sơ bộ vấn đề, xây
dụng mục tiêu, kế hoạch tham vấn, hợp đồng.
- Khi tìm đến dịch vụ tham vấn là lựa chọn sau cùng của thân chủ, sau khi đã tận dụng
những nguồn trợ giúp khác từ gia đình, bạn bè... nên nhìêu thân chủ hết sức hoang mang,
đắn đo, có người kì vọng quá nhìêu, có người không dám đặt nhiều hi vọng vào dịch vụ
tham vấn. Nhà tham vấn lại chưa hiểu rõ hoàn cảnh và khả năng của thân chủ. vì vậy, hai
bên vấn đi đến được sự thoả thuận về tính chất đặc trưng của dịch vụ tham vấn, những
điều kiện được áp dụng cho hai phía, các thủ tục thao tác và những vấn đề nảy sinh xung
quanh quá trình tham vấn. Tất cả những cái đó sẽ được thể hiện trong hợp đồng tham vấn.
- Các đề mục cần có của hợp đồng: địa chỉ văn phòng, số điện thoại; giới thiệu ngắn gọn


về mục đích của bản hợp đồng; kinh nghiệm và chức năng của tham vấn viên; hình thức
vận hành và các bước thao tác trong suốt quá trình tham vấn; điều kiện để trở thành thân
chủ; trách nhiệm và quyền lợi của thân chủ; lịch hẹn ca tham vấn; thời gian của suốt quá
trình tham vấn (3 tháng hay 6 tháng); thủ tục giới thiệu tham vấn viên mới hay dịch vụ
khác nếu cần thiết; giá biểu và phương thúc thanh toán; hồ sơ thân chủ và việc quân lí hồ
sơ; vấn đề bảo mật tin tức; thủ tục khiếu nại nếu có; chữ kí của hai bên.
* Những điểm cần lưu ý:

Một số điều nhà tham vấn nên tránh: cho lời khuyên ngay lập tức; lên lớp hay giảng dạy;
hỏi quá nhiều những câu hỏi không liên quan, ngoài lề, kể chuyện cá nhân, đời riêng của
nhà tham vấn.
Những thao tác cần tránh khi tham vấn: ngắt câu thân chú; trông ngang, trông ngửa; cho
lời khuyên; ngồi quá xa; dạy đời; đùa giỡn khiếm nhã; mắng mỏ; vào hùa; hỏi quá nhìêu
câu tại sao; ra lệnh, cửa quyền; trả lời điện thoại; dùng tiếng lóng; ngáp vặt; nhắm mắt;…
; phân tích quá mức cần thiết; kể chuyện bản thân quá nhiều; xem nhẹ hoặc gạt bừa
chuyện thân chú.
b. Giai đoạn 2: Thực hiện qua trình tham vấn thông qua sự tương tác này mà nhà tham
vấn giúp thân chủ thay đổi, giúp thân chủ có cách nhìn mới, lối tư duy mới, cách nghĩ
mới, cảm xúc mới, từ đó dẫn đến hành vi mới lành mạnh và tích cực.
Thay đổi cách nhìn, thiết kế lại khung tư duy: thông qua các kĩ thụât trị liệu nhà tham vấn
có thể khám phá những vấn đề này, giúp thân chủ nhìn nhận lại vấn đề một cách tích cực
hơn, cung cấp một cách nhìn mới.
* Thuyết phục thân chủ: bao gồm những hướng dẫn có chọn lọc, có trọng tâm về những
điều cần làm, việc nên làm.
* Những điểm cần lưu ý:
- Thuyết phục không phải là áp đặt.Thuyết phục có ý nghĩa như việc kích thích và động
viên thân chủ làm theo những thao tác đúng. Nói cách khác, đây là quá trình động viên
chuyện nên làm và gạt bỏ những thói quen trong tư duy và hành vi trong quá khứ.
- Liều lượng thuyết phục nên tăng dần, bắt đầu là những động viên nhỏ, sau tăng dần vì
thân chủ cần có thời gian để thích nghi với hoàn cảnh và lịch hoạt động mới.
* Mối quan hệ trong tham vấn
Mối quan hệ trong tham vấn là mối quan hệ có tổ chức, có tinh thần tôn trọng và có tính
trung thực xuất phát từ cả hai phía.


- Nhà tham vấn thực sự muốn giúp và tận tâm với trách nhiệm.
- Thân chủ cũng thật sự đóng góp vào tiến trình tham vấn một cách tích cực và thiết thực.
- Luôn đi sát hợp đồng, đạt mục tiêu xử lí vấn đề một cách hiệu quả.

- Không tạo ra sự gắn kết quá sâu giữa nhà tư vấn và thân chủ
c. Giai đoạn 3 (Kết thúc tham vấn)
Quá trình tham vấn kết thúc khi nhà tham vấn và thân chủ nhận thấy cuộc tham vấn đã
đạt được thành công, các thoả thuận trong bản hợp đồng đã được thực hiện. Cuộc tham
vấn cũng có thể kết thúc khi quan hệ tham vấn không hiệu quả hoặc có những vấn đề phát
sinh vượt quá khả năng của nhà tham vấn.
* Những điểm cần lưu ý:
-Những điểm cần lưu ý khi kết thúc một quan hệ tham vấn:
+ Kiểm tra xem các vấn đề cần tháo gỡ đã được xử lí.
+ Nhân tố gây căng thẳng đã được xóa.
+ Kiểm tra khả năng độc lập của thân chủ, khả năng hòa nhập của họ.
+ Kiểm tra khả năng ứng xử.
+ Khả năng tính toán, dự định.
+ Thân chủ có tìm thấy ý nghĩa cuộc sổng.
- Những cản trờ thường gặp:
+ Thân chủ không muốn chấm dứt.
+ Nhà tham vấn không muốn kết thúc.
- Dừng tham vấn giữa chừng:
+ Do thân chủ.
+ Do nhà tham vấn.
- Kết thúc dịch vụ với ấn tượng tốt:
+ Đó là khi kết thúc như một bước mở đầu sang một giai đoạn mới của thân chủ - giai
đoạn áp dụng những kinh nghiệm họ đã thu nhận được vào đời sống thực tế.
+ Hai bên cùng thoả thuận và nhất trí.
+ Ghi nhận những kinh nghiệm tích cực.


2. Hoạt động tưvấn: 5 giai đoạn
a. Giai đoạn 1: Thiết lập mối quan hệ trong tư vấn
- Thiết lập mối quan hệ trong tư vấn được bắt đầu bằng việc thâm nhập tổ chức, chủ yếu

liên quan đến những nhà tư vấn bên ngoài tổ chức.
- Đối với nhà tư vấn bên ngoài, việc thâm nhập thường bắt đầu bằng sự khảo sát ban đầu
của cả hai bên, khảo sát nhu cầu của tổ chức và kĩ năng của nhà tư vấn, diễn ra bằng hình
thức giới thiệu chính thức với các thành viên trong tổ chức.
- Những sự kiện quan trọng thường có tác động lớn đến sự chấp nhận nhà tư vấn. Một ca
tư vấn thanh công truớc đó sẽ có tác dụng giúp cho nhà tư vấn dễ dàng được chấp nhận
hơn.
- Sự e ngại cửa người thực hành tư vấn đối với nhà tư vấn cũng sẽ được giảm đi qua mối
quan hệ liên nhân cách trong quá trình thục hiện tư vấn.
- Nếu không có bước thâm nhập tổ chức thì bước đầu của việc thiết lập một mối quan hệ
hiệu quả là bàn về vai trò của nhà tư vấn và ngựời thực hành tư vấn trong hoạt động tư
vấn. Trong quá trình kiến tạo mối quan hệ, nhà tư vấn cần nhận thức một cách rõ ràng về
tầm quan trọng của mối quan hệ bình đẳng ngang bằng, không phân thứ bậc giữa nhà tư
vấn và người thực hành tư vấn.
- Với những nhà tư vấn bên trong tổ chức, việc khơi đầu hoạt động tư vấn dễ dàng hơn vì
mối quan hệ đã có từ trước với các thành viên trong tổ chức. Tuy nhiên, không nên vì đã
quen biết người thực hành tư vấn mà bỏ qua việc thảo luận về các công việc của hoat
động tư vấn và việc xác định vai trò của nhà tư vấn. Thành công cửa giai đoạn này chính
là việc nhà tư vấn/nhà quản lí, giáo viên và người thực hành tư vấn/giáo viên, phụ huynh
đạt được một sự thoả thuận về những cách thức mà nhà tư vấn có thể áp dụng đối với vấn
đề mà người thực hành tư vấn đang gặp phải, phải có sự rõ ràng và đồng ý từ cả hai phía,
trách nhiệm của mỗi bên.
* Những điểm cần lưu ý về nội dung cơ bản của một hợp đồng:
+ Mục tiêu và những kết quả mong đợi đối với hoạt động tư vấn.
+ Nhận diện người thực hành tư vấn.
+ Sự bảo mật của dịch vụ tư vấn và giới hạn mức độ bảo mật.
+ Khung thời gian
+ Thời gian nhà tư vấn sẵn sàng.



+ Trình tự yêu cầu làm việc đối với nhà tư vấn.
+ Không gian cho nhà tư vấn.
+ Liên lạc với nhà tư vấn thế nào khi cần thiết.
+ Khả năng tái thương lượng trong tình huống có sự thay đổi.
+ Những chi phí liên quan.
+ Sự đánh giá của nhà tư vấn đối với các nguồn và các loại thông tin có trong tổ chức.
+ Những người mà nhà tư vấn sẽ làm việc.
b. Giai đoạn 2: Đánh giá vấn đề
Hoạt động đầu tiên diễn ra trong giai đoạn đánh giá là khảo sát các nhân tố có liên quan.
Có ba chủ đề chính đó là:
- Đặc điểm của thân chủ:
+ Hành vi gì của thân chủ được quan tâm?
+ Nhận thức của thân chủ như thế nào để góp phần giải quyết vấn đề?
+ Nếu thân chủ là một đứa trẻ, các vấn đề về phát triển có cần được cân nhắc không?
+ Thân chủ nhận thức như thế nào về người thực hành tư vấn?
- Đặc điểm của người thực hành tư vấn:
+ Khó khăn có phải là một trong những vấn đề về thiếu kiến thức, kĩ năng, tính khách
quan hay là sự tự tin?
+ Người thực hành tư vấn nhìn nhận về vấn đề như thế nào?
+ Người thực hành tư vấn mong muốn gì cho bản thân và cho thân chủ?
+ Người thực hành tư vấn có những kĩ năng can thiệp gì?
- Đặc điểm liên quan đến môi trường:
Môi trường trực tiếp tác động
+ Các mặt nào của môi trường củng cố hay nuôi dưỡng hành vi của thân chủ?
+ Những nguồn lực có sẵn có thể sử dụng trong quá trình giải quyết vấn đề
+ Những thúc ép nào trong môi trường trực tiếp cần phải tính đến?
Môi trường lớn


+ Có các mặt thuộc về cấu trúc nào góp phần nảy sinh vấn đề không?

+ Có nhân tố nào nằm bên ngoài môi trường trực tiếp có tác động đến hành vi của thân
chủ không?
+ Có sự thay đổi nào được đề nghị cho thân chủ hoặc cho người thực hành tư vấn phù
hợp với quy tắc và mong đợi cửa tổ chức không?
c. Giai đoạn 3: Tìm kiếm và lựa chọn giải pháp
Khi nhà tư vấn và người thực hành tư vấn cùng đánh giá vấn đề thì họ sẽ có nhận thức
sâu hơn về vấn đề. Trên cơ sở đó họ sẽ đưa ra những mong đợi (mục tiêu) của tư vấn và
xác định các giải pháp để đạt mục tiêu đó.
Hai nhân tố quan trọng mà nhà tư vấn cần chú ý, đó là:
- Sự thống nhất về giải pháp: Hoạt động can thiệp có thể được thay đổi cho phù hợp
nhưng sự thay đổi này phải không làm ảnh hường đến hiệu quả hoạt động, vì vậy, nhà tư
vấn cần tính đến mức độ hiểu biết và kĩ năng cửa người thực hành tư vấn.
- Tính có thể chấp nhận được của một hoạt động can thiệp cụ thể. Nhà tư vấn nên hỏi một
cách rõ ràng về mức độ có thể tham gia hoạt động can thiệp.
* Những điểm cần lưu ý khi lựa chọn giải pháp:
(1) Nên lựa chọn cách tiếp cận can thiệp tích cức trước khi sử dụng đến các biện pháp ép
buộc hoặc miễn cưỡng về hành vi.
(2) Lựa chọn hoạt động can thiệp ít phức tạp và ít mang tính ép buộc nhất.
(3) Khi người thực hành tư vấn nhất thiết phải áp dụng một kĩ năng mới thì cần phải thiết
kế cho phù hợp nhất với cấu trúc và công việc của tổ chức.
(4) Khuyến khích áp dụng các hoạt động can thiệp đòi hỏi ít tốn thời gian nhất, không
xâm phạm đến hoạt động của tổ chức và được người thực hành tư vấn đánh giá là đạt
đuợc hiệu quả.
(5) Theo một chiến lược lâu dài, cần giúp người thực hành tư vấn tiếp cận được với các
nguồn lực hiện có hoặc phát triển các nguồn lực mới ngay trong bản thân tổ chức.
(6) Tập trung vào kết quả can thiệp để đạt đến sự thay đổi ở mức độ cao nhất trong tổ
chức.
d.Giai đoạn 4: Thực hiện giải pháp
Là giai đoạn quyết định trong hoạt động tư vấn.



*Những điểm cần lưu ý:
- Giai đoạn này liên quan đến một môi trường phức tạp và luôn cần những sửa đổi và
điều chỉnh lại trước những vấn đề mới phát sinh.
- Mức độ giữ liên lạc thường xuyên giữa nhà tư vấn và người thực hành tư vấn đảm bảo
cho việc thực hiện kế hoạch thành công.
e. Giai đoạn 5: Kết thúc, là chấm dứt hoạt động tư vấn.
*Những điểm cần lưu ý:
- Kết thúc thường diến ra khi nhà tư vấn và người thực hành tư vấn cùng đồng ý nhau là
vấn đề đã được giải quyết.
- Cũng có trường hợp việc kết thúc diến ra sớm hơn. Có thể do thân chủ hoặc người thực
hành tư vấn.
............., ngày...tháng...năm....
Người viết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG .........

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------BÀI THU HOẠCH

BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
Module THPT10: Rào cản học tập của các đối tượng học sinh THPT
Năm học: ..............
Họ và tên: ..............................................................................................................................
Đơn vị: ..................................................................................................................................
1.1 Khó khăn tâm lí và rào cản tâm lí trong học tập
- Khó khăn tâm lí là những trở ngại về mặt tâm lí trong quá trình con người thực hiện và

đạt được mục đích của hoạt động.
Trong sự phát triển giai đoạn lứa tuổi, hoạt động học tập của học sinh THPT giúp các em
tiếp thú những tri thức khoa học, kinh nghiệm, kĩ năng, kĩ xảo... góp phần to lớn vào sự
hình thành và phát triển nhân cách. Tuy nhiên, không phải việc học lúc nào cũng diễn ra
một cách thuận lợi mà có những lúc gặp khó khăn, bế tắc mà bản thân học sinh khó giải
quyết được, dẫn tới việc học tập trì trệ và kết quả không cao, không đạt được mục đích đề


ra... Đó là khi các em đang gặp những khó khăn tâm lí trong học tập.
- Khó khăn tâm lí trong học lập chính là các trở ngại về mặt tâm lí trong quá trình học tập
làm cho học sinh khó đạt hoặc không đạt được mục tiêu học tập. Khó khăn tâm lí được
biểu hiện ở các mặt:
4- Mặt nhận thức: chú thể chưa nhận thức đầy đủ về nhiệm vụ hoạt động của minh, chưa
đánh giá đúng khả năng của bản thân trong hoạt động. (Đánh giá quá cao hay quá thấp
khả năng của bản thân trong hoạt động).
+ Mặt xúc cảm - tình cảm: Thiếu khả năng kiỂm chế xúc cảm, tình cảm, thử ơ với hoạt
động.
- Mặt hành vi: Những người có khó khăn tâm lí trong hoạt động thường biểu hiện các
hành vi lung tung, nói năng thiếu chính kiến, hoạt động thiếu lôgic, hành vi diễnn ra bộc
phát, không làm chủ được trong quá trình hoạt động.
- Có cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan dẫn đến những khó khăn tâm
lí:
- Nguyên nhân chủ quan có thể là: Những yếu tố bên trong xuất phát từ bản thân nội tâm
mỗi cá nhân khi tham gia vào hoạt động: Đó là sự thiếu hiểu biết sâu sắc về hoạt động,
vốn kinh nghiệm hạn chế, việc thực hiện các thao tác không phù hợp trong quá trình hoạt
động.
- Nguyên nhân khách quan có thể là: Những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới quá trình
hoạt động; Đó là những điều kiện, phương tiện hoạt động, môi trường...
Mức độ của khó khăn tâm lí trong học tập có cả mức độ thấp là những yêu cầu, thú thách
các phẩm chất tâm lí học sinh để đạt được mục tiêu và cả mức độ cao làm cản trở động

lực tiến hành các hành động học tập đạt đến mục tiêu học lập. Khi ở mức độ cao ấy khó
khăn tâm lí trở thành những rào cản tâm lí.
1.1.Khái niệm về rào cản tâm lí và rào cản tâm lí trong học tập
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, sự bùng nổ về thông tin kéo theo nội dung
học tập của học sinh ngày càng trở nên đa dạng, phong phú, phức tạp và nhiều chiều tác
động. Nội dung, hình thức tổ chức dạy học và giáo dục học sinh còn nhiều bất cập đặc
biệt là sự quá tải của chương trình so với khả năng tâm lí, thể chất của học sinh. Mặt
khác, từ phía học sinh, hiểu biết của các em về bản thân còn hạn chế, nên ngày càng có
nhiều học sinh gặp không ít khó khăn trong học tập, tu dưỡng, trong việc tìm tòi và định
hướng giá trị cho bản thân mình cũng như trong các mối quan hệ với bạn bè, với cha mẹ
và với các thầy cô giáo. Học sinh THPT với những đặc điểm đặc trưng nổi trội trong sự


phát triển tâm lí lứa tuổi thì việc gặp phải những khó khăn tâm lí là tất yếu. Một số khó
khăn tâm lí ở một mức độ nào đó có thể trở thành động lực cho hoạt động của học sinh,
làm cho các em phấn chấn hơn, cố gắng nhiều hơn nữa trong học tập, trong cuộc sống.
Tuy nhiên, cũng có một số khó khăn tâm lí ở mức độ cao, phức tạp và nhiều chiều có thể
cho học sinh cảm thấy nản chí, không muốn vượt qua, không có động lực tiến hành mọi
hoạt động của mình lúc đó, nhũng khó khăn tâm lí này thực sự trở thanh thách thức, trở
ngại với các em - tức là các em đang phải đối mặt với những rào cản tâm lí.
Rào cản tầm lí là những khó khăn tâm lí ở mức độ cao, trở thành những thách thức, trở
ngại ở mức độ nhỏ, làm giảm động lực hoạt động của con người, ảnh hưởng tiêu cực đến
kết quả của hoạt động.
Rào cản tâm lí trong học tập chẳng qua là nhũng khó khăn tâm lí trong học tập nhưng ở
mức độ cao, có ảnh hưởng đến động lực tiến hành các hành động học tập ở học sinh và có
ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em.
2. Nhiệm vụ
* Nhiệm vụ 1: phân tích khái niệm khó khăn tâm lí và khó khăn tâm lí trong học tập.
- Đọc và tiếp nhận các thông tin cho hoạt động.
- Tìm các ví dụ và các luận cú làm rõ khái niệm và một số biểu hiện về khó khăn tâm lí

và khó khăn tâm lí trong học tập.
- Phân tích được khái niệm về khó khăn tâm lí trong học tập.
*Nhiêm vụ 2: Làm rõ khái niệm rào cản tâm lí và rào cản tâm lí trong học tập.
- Đọc và tiếp nhận các thông tin cho hoạt động.
- Chỉ ra khái niệm rào cản tâm lí và rào cản tâm lí trong học tập trên cơ sở có sự phân tích
về sự khác biệt giữa khái niệm khó khăn tâm lí và khó khăn tâm lí trong học tập.
* Nhiêm vụ 3: Phân tích một hoặc một số ví dụ về khó khăn tâm lí trong học tập và rào
cản tâm lí trong học tập.
- Đọcvà tiếp nhận các thông tin cho hoạt động.
- Phân tích vào một ví dụ để làm nổi bật sự khác biệt của khó khăn tâm lí trong học tập và
rào cản tâm lí trong học tập để hình dung ra những biểu hiện của rào cản tâm lí trong học
tập.
3. Đánh gi á
Câu hỏi 1 Khó khăn tâm lí và khó khăn tâm lí trong học tập là gì?


Câu hỏi 2 Rào cản tâm lí và rào cản tâm lí trong học tập là gì?
Câu hỏi 3: Hãy chia sẻ và phân tích một tình huống mà anh (chị) biết học sinh đang gặp
rào cản tâm lí trong học tập.
HOẠT ĐỘNG 2: Phân tích nhong biểu hiện của rào cản tâm lí trong học tập của học sinh
THPT.
1. Thông tin
Cũng gần giống với khó khăn tâm lí trong học tập nhưng ở một mức độ cao, rào cản tâm
lí trong học tập có một số biểu hiện cơ bản như sau:
1.1. Về mặt nhận thức
Nhận thức là nhân tố rất quan trọng trong đời sống tâm lí con người. Nhận thức giúp con
người hiểu biết được các sự vật hiện tượng, trên cơ sở đó con người bày tỏ thái độ tình
cảm và có những hành vi tương ứng. Trong thực tiến hoạt động, đúng trước những vấn đề
phức tạp của cuộc sống, đặc biệt trong lĩnh vực học tập không phải bất kì lúc nào con
người cũng có nhận thức đúng, mà còn có lúc chưa đúng, chưa hoàn chỉnh, dẫn tới những

khó khăn, trở ngại thậm chí sai lầm trong hoạt động. Đối với học sinh THPT, trong môi
trường học tập mới, phức tạp hơn so với môi trường học tập ở THPT, ở học sinh xuất
hiện những rào cản tâm lí trong học tập, đó là:
- Nhận thức chưa đầy đủ về nhiệm vụ học tập ở THPT. Khi học sinh hiểu biết đầy đủ, sâu
sắc về đối tượng hoạt động của mình, thì hoạt động đó sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Việc nhận
thức chưa đầy đủ về nhiệm vụ học tập được cơi là một rào cản lớn làm hạn chế kết quả
học tập của các em.
- Chủ thể đánh giá chưa đúng về bản thân. Một điều quan trọng là trong quá trình học tập
lĩnh hội tri thức; chủ thể cần đánh giá chính xác năng lực của bản thân, xác định được
điểm mạnh, điểm yếu, từ đó lựa chọn cho mình phương pháp học tập sao cho phù hợp.
Nếu đánh giá quá cao dẫn tới tự cao tự đại, xem thường nhiệm vụ học tập, xem thường
người khác. Nếu đánh giá quá thấp, sẽ có mặc cảm tự ti, lo sợ ảnh hưởng tới kết quả học
tập.
- Đánh giá chưa đúng những vấn đề cần học tập: Trong quá trình làm quen với việc học
tập ở THPT, học sinh chưa đánh giá chính xác những vấn đề trong học tập, quá coi trọng
hoặc quá xem nhẹ, phức tạp vấn đề dẫn tới trong quá trình học tập các em không tự tin
vào bản thân, sợ mác sai lầm trong quá trình học tập hoặc đánh giá thấp nội dung học tập
nên chưa cố gắng hoặc thụ động trong quá trình học tập, do đó kết quả học tập thường bị
ảnh hưởng.


1.2. về mặt xúc cảm - tình cảm
Đây là thái độ con người thể hiện trong quá trình học tập. Thông thường những học sinh
ít gặp rào cản tâm lí trong học tập thường biết làm chú trạng thái cảm xúc của bản thân. Ở
một mức độ nhất định, biểu hiện ở sự kiềm chế, biết tạo ra hứng thú, cảm xúc tích cực
cho bản thân, biết điều khiển, điều chỉnh những diễn biến tâm lí của mình, đồng thời có
phương pháp học tập phù hợp với mới trường học tập mới để đạt mục đích học tập. Đối
với những học sinh gặp phải những rào cản tâm lí trong quá trình học tập thường có
những biểu hiện như: thiếu khả nàng kiềm chế xúc cảm, tình cảm, thử ở với việc học
hành.

1.3. Về mặt hành vi
Đây là biểu hiện cụ thể của chủ thể hoạt động học, là sự phối hợp vận động của toàn bộ
các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là bộ não và sự tham gia của các giác quan trong quá
trình học tập. Mặt khác, hành vi còn bị quá trình nhận thức và xúc cảm - tình cảm chi
phối, chính vì vậy, nếu nhận thức và xúc cảm - tình cảm đúng có thể dẫn đến hành vi thể
hiện trong quá trình học tập đúng. Ngược lại nhận thức và xúc cảm- tình cảm chưa đúng
thì hành vi học tập có thể chưa đúng hoặc thiếu chính xác.
2. Nhiệm vụ
Nhiêm vụ 1: Làm rõ những biểu hiện về mặt nhận thức của rào cản tâm lí trong học tập:
- Đọc và tiếp nhận các thông tin cho hoạt động.
- Tìm các ví dụ những biểu hiện về mặt nhận thức của rào cản tâm lí trong học tập.
- Phân tích được biểu hiện về mặt nhận thức của rào cản tâm lí trong học tập.
Nhiêm vụ 2: Làm rõ những biểu hiện về mặt xúc cảm, tình cảm và hành vi của rào cản
tâm lí trong học tập.
- Đọc và tiếp nhận các thông tin cho hoạt động.
- Tìm các ví dụ những biểu hiện về xúc cảm, tình cảm và hành vi của rào cản tâm lí trong
học tập.
- Phân tích được biểu hiện về mặt xúc cảm, tình cảm và hành vi của rào cản tâm lí trong
học tập.
3. Đánh giá
Câu hỏi 1: Biểu hiện của rào cản tâm lí trong học tập về nhận thức là như thế nào?
Câu hỏi 2: Nêu biểu hiện của rào cản tâm lí trong học tập về mặt xúc cảm, tình cảm và


hành vi.
Câu hỏi 3: Hãy chia sẻ và phân tích một tình huống mà anh (chị) biết học sinh đang gặp
rào cản tâm lí trong học tập, phân tích ở 3 mặt biểu hiện.
HOẠT ĐỘNG 3: Xác định nguyên nhân và ảnh hưởng của rào cản tâm lí đến việc học
tập của học sinh THPT.
1.Thông tin

1.1.Nguyên nhân của những rào cản tâm lí trong học tập của học sinh trung học phổ
thông
Khi vào học ở trường THPT, học sinh phải làm quen với một môi trường mới (bạnbè,
thầy cô, cách học, khối lượng tri thức, nội dung tri thức) cũng khác. Bên cạnh đó còn có
yếu tố gia đình, đặc điểm tâm lí lúa tuổi... Điều này khiến nhiều học sinh bỡ ngỡ và gặp
nhiều khó khăn tâm lí, rất dễ dẫn đến rào cản tâm lí trong quá trình học tập. Vì vậy, việc
xác định các nguyên nhân gây ra những rào cản tâm lí trong học tập của học sinh THPT
là một trong những vấn đề hết sức quan trọng, có thể sắp xếp các nguyên nhân đó thành 2
nhóm: Nhóm nguyên nhân chủ quan và nhóm nguyên nhân khách quan.
-Nguyên nhân chủ quan:
4- Thiếu kinh nghiệm sống và học tập một cách độc lập.
+- Bản thân chưa tích cực chủ động.
+- Không tự tin vào bản thân.
4- Bản thân chưa có phương pháp học tập hợp lí.
4- Bản thân không hứng thú với học tập.
4- Có cảm giác thiếu sự quan tâm của gia đình, nên chểnh mảng học tập.
4- Kiến thức lớp dưới học chưa chắc.
4- Chưa biết cách làm quen với cách học tập mới ở THPT.
-Nguyên nhân khách quan:
4- Môi trường học tập ở trường THPT khác THCS.
4- lĩnh chất học tập ở cấp THPT.
4- Lượng tri thức phải tiếp thu ở TH PT quá lớn.
4- Kiến thức ỞTHPTkhô hơn so VỒĨTHCS.


4- Chịu ảnh hưởng lớn từ cách học ở cấp THCS.
4- Bố trí thời gian học trên lớp cho các môn học chưa hợp lí.
4- Khó khăn về điều kiện vật chất, phương tiện liên quan đến hoạt động học tập.
4- Chưa quen với phương pháp giảng dạy của giáo viên ở trường.
4- Thiếu sách, giáo trình, tài liệu tham khảo.

4- Chưa biết tổ chức hoạt động học tập.
+ Hoàn cảnh gia đinh khó khăn.
4- Thiếu thời gian học tập.
4- Áp lực, kì vọng từ cha mẹ, thầy cô giáo quá lớn.
1.2.Ảnh hưởng của những rào cản tâm lí tới việc học tập của học sinh trung học phổ
thông
Rào cản tâm lí của học sinh THPT xuất phát từ phía chú quan và khách quan gây nên.
Song mức độ ảnh hưởng của chúng là khác nhau. Điều này cũng cho thấy rằng rào cản
tâm lí trong học tập của học sinh THPT là hiện tượng tâm lí có thực. Việc nhận thức đầy
đủ những nguyên nhân sẽ giúp cho chúng ta có một số những biện pháp tác động nhất
định để phòng, tránh những rào cản tâm lí đó mà các em đang gặp phải, giúp các em học
tập có kết quả cao hơn.
Thông thường, rào cản tâm lí có ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình học tập của học sinh.
Nó làm giảm động lực học tập, không xác định rõ ràng được động cơ học tập và không
hình thành được động Cữ học tập tích cực, làm trì trệ quá trinh tiến hành các thao tác,
hành động học lập và không dạt được mục đích học tập.
2.Nhiệm vụ
*Nhiêm vụ l: Phân tích được các nguyên nhân của rào cản tâm lí trong học tập của học
sinh THPT.
-Đọc và tiếp nhận các thông tin cho hoạt động.
-Phân tích được các nguyên nhân chủ quan và khách quan của rào cản tâm lí trong học
tập của học sinh THPT.
*Nhiêm vụ 2: Làm rõ những ảnh hưởng của rào cản tâm lí tới học tập của học sinh THPT.
-Đọc và tiếp nhận các thông tin cho hoạt động.
-Phân tích được một số ảnh hưởng có thể có của rào cản tâm lí tới học tập của học sinh


THPT.
4.Đánh giá
Câu hỏi 1: Nêu các nguyên nhân của rào cản tâm lí trong học tập của học sinh THPT.

Câu hỏi 2: Nêu ảnh hưởng của rào cản tâm lí tỏi ho c tập của học sinh THPT.
I.THÔNG TIN PHẢN HỒI CHO NỘI DUNG 1
1.Khó khăn tâm lí và khó khăn tâm lí trong học tập
Khó khăn tâm lí là những trở ngại về mặt tâm lí trong quá trình con người thực hiện và
đạt được mục đích của hoạt động.
Khó khăn tâm lí trong học tập đó chính là các trở ngại về mặt tâm lí trong quá trình học
tập làm cho học sinh khó đạt hoặc không đạt được mục tiêu học tập.
2.Rào cản tâm lí và rào cản tâm lí trong học tập
Rào cản tâm lí là những khó khăn tâm lí ở mức độ cao, trở thành những thách thức, trở
ngại ở mức độ lớn, nó làm giảm đi động lực hoạt động của con người, ảnh hưởng TIÊU
cực đến kết quả của hoạt động.
Rào cản tâm lí trong học tập chẳng qua là những khó khăn tâm lí trong học tập nhưng ở
mức độ cao, có ảnh hưởng đến động lực tiến hành các hành động học tập ở học sinh và có
ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em.
3. Một số tình huống
Tình huống 1: ỞTHCS, Yến là một học sinh học giỏi rất cả các môn học, đặc biệt là ở
môn Văn. Nhưng khi bắt đầu vào THPT, Yến càng học càng thấy khó và kết quả học tập
ngày càng sa sút mặc dù Yến vẫn chăm chỉ làm bài tập và chú ý nghe thầy cô giảng bài
trên lớp. Yến cảm thấy rất bối rối trong cách học của mình. Dường như việc thay đổi
phương pháp, môn học, trường mới, bạn mới Yến chưa thấy quen.
Tình huống 2: Hoa là một học sinh lớp 10 với thành tích học tập tương đối tốt. Bố Hoa
mất từ khi Hoa còn rất nhỏ. Tuy rất nóng tính nhưng mẹ Hoa rất thường yêu Hoa và làm
tất cả mọi điều vì Hoa. Thời gian gần đây, mẹ Hoa rất bận bịu với công việc buôn bán.
Hôm ấy, mẹ Hoa rất bực tức khi nghe điện thoại thông tin không hay về công việc làm ăn
của mình. Hoa vừa đi học về, hỏi mẹ xin tiền đi dự sinh nhật bạn thân. Mẹ Hoa không
những không cho tiền, không cho đi sinh nhật lại còn mắng Hoa. Mẹ nói rằng Hoa đua
đòi với chúng bạn không chịu học hành, không biết chọn bạn mà chơi, không biết thương
mẹ khi mẹ phải vất vả kiếm tiền... Hoa rất bực tức với mẹ và cãi lại mẹ trước khi về
phòng của mình.



II. ĐÁNH GIÁ SAU KHI HỌC XONG NỘI DUNG 1
Bài tập 1 Toàn rất rụt nè và e ngai khi phát biểu ý kiến. Nhiều bài tập, Toàn có thể nhanh
chóng giải được nhưng ngại không dám giơ tay phát biểu vì sợ bị sai mọi người trong lớp
chê cười. Cũng chính vì điều này mà Toàn bị các thầy cô giáo thường đánh giá Toàn là
học kém. Điều này làm cho Toàn cảm thấy rất căng thẳng và càng cảm thấy khó khăn hơn
trong việc phát biểu ý kiến xây dụng bài của mình.
Phân tích về tình huống trên và xác định mức độ khó khăn tâm lí trong học tập mà Toàn
đang gặp phải.
Bài tập 2 Hãy đưa ra một ví dụ về rào cản tâm lí đề học sinh trong lớp cùng:
-Nhận diện về rào cản tâm lí trong học tập trong ví dụ đó.
-Phân tích những trải nghiệm có thể trải qua khi đối mặt với rào cản tâm lí đó trong học
tập.
-Chia sẻ cảm xúc, sự căng thẳng của bản thân với tình huống tạo ra rào cản tâm lí đó.
-Hình dung ra các cách ứng phó, phòng tránh đối với rào cản tâm lí trong học tập được
nÊu ra trong ví dụ.
Bài tập 3: Phân tích những nguyên nhân và ảnh hưởng của rào cản tâm lí đến học tập của
học sinh THPT.
Nội dung 2
CÁCH PHÁT HIỆN VÀ PHÒNG TRÁNH RÀO CẢN TÂM LÍ TRONG HỌC TẬP (3
tiết)
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức
liệt kê được một số chỉ báo đề phát hiện ra rào cản tâm lí trong học tập của học sinh
THPT.
2.Kĩ năng
Vận dụng được các kiến thức về rào cản tâm lí đề phát hiện và phòng tránh được những
ảnh hưởng của rào cản tâm lí đến kết quả học tập của học sinh THPT.
3.Thái độ
Có thái độ đúng đắn đối với ảnh hưởng của rào cản tâm lí đối với kết quả học tập và các

cách phòng tránh chúng.


II. ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỀ THỰC HIỆN NỘI DUNG 2
-Tài liệu tham khảo:
1.Nguyên Mai Phương, Tìm hiểu khô khăn trong hoạt động học tập của sinh viên nãm
thứ nhất ĐHSP Hà Nội, Luận vàn thạc sĩ tâm lí học, 2004.
2.Nguyên Thanh Sơn, Nhũng khô khăn của học sinh miền núi ìàii học tảc phẫm vãn học
cốăiển Việt Nam, NghìÊn cứu giáo dục số 4 /1990.
3.Nguyên Xuân Thức, Khó khăn tầm lí của trẻ đi học ỉôp ỉ, Tạp chí Tâm lí học số
10/2003.
4.Đặng Phương Kiệt, Cơ sỗ sinh lí ứiần ỉãnh của hoạtđộng tầm lí, NXB Dạy học và Giáo
dục con người, Hà Nội, 199S.
-Các tài liệu họ c tập khác: H ệ thổng các bài tập thực hành, câu hỏi ôn tập, tình huống
thảo luận cho chú đề, sơ đồ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
Nội dung này có hai hoạt động:
-Hoạt động 1: liệt kê các chỉ báo về việc xuất hiện rào cản tâm lí trong học tập.
-Hoạt động 2: Tìm hiểu cách phòng tránh các rào cản tâm lí trong học tập.
HOẠT ĐỘNG 1: Liệt kê các chỉ báo về việc xuất hiện rào cản tâm lí trong học tập.
1. Thông tin
1.1.Mật số chỉ báo có tìiếxuấthìện rào cản tầm lí tronghọctập
Việc chỉ ra các chỉ báo nhằm phát hiện các biểu hiện của rào cản tâm lí trong học lập từ
đó tìm ra cách phòng tránh hợp lí sẽ giúp ích rất lớn cho học sinh. Hoạt động này sẽ cung
cấp một số cách phát hiện các rào cản tâm lí trong học tập ở học sinh.
Có một số hoạt động có thể chỉ ra ở đó xuất hiện các biểu hiện của rào cản tâm lí trong
học tập của học sinh. Những câu hối ở từng hoạt động này sẽ được đua ra đề học sinh trả
lời, từ đó sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho việc chỉ ra mức độ khó khăn tâm lí học
sinh dang phải đối mặt và xác định nó có trở thành những rào cản tâm lí trong học tập với
học sinh hay không.

-Chỉ báo về các hoạt động sinh lí.
-Chỉ báo về mặt nhận thức.
-Chỉ báo về mặt xúc cảm.


-Chỉ báo về mặt hành vi.
-Chỉ báo về kĩ năng.
1.2.Phẩn tích cự thể về một số diỉ báo
Các chỉ báo về sự xuất hiện rào cản tâm lí trong học tập của học sinh:
-Chỉ báo về hoat động sinh lí Mệt mối, suy nhược cơ thể, đau đầụ toát mồ hôi, thay đổi
đồng tử mắt, chỉ số huyết áp tăng, thời gian phản ứng chậm lại. Giọng nói có thể bị nhíu
lại, tay chân có thể bị run, thay đối nét mặt...
-Chỉ báo về mặt xúc cảm: Thường rơi vào trạng thái xúc cảm tiêu cực, stress er mức độ
cao, suy nghĩ tiêu cực, chán nân và thữ Q với việc hü c hanh...
-Chỉ báo về mặt nhận thức: Nhận thức lệch lạc vấn đề, nhận thức không rõ ràng về các
nhiệm vụ học tập , nhận thức không đúng về năng lực bản than, đánh giá chưa đúng về
kiến thức học tập cũng như vai trò của môn học đối với bản thân và với xã hội, không
chịu thay đối thói quen nhận thức cũ về vấn đề, không dám thay đổi và phá cách trong
nhận thức...
-chỉ báo về mặt hành vi: có những hành vi bỏ mặc nhiệm vụ phải đối mặt hoặc quá căng
thẳng, buông xuôi nhiệm vụ học tập, không cố gắng hết súc đề hoàn thành các nhiệm vụ
học tập, chống đối lại các yêu cầu của việc học. Nhiều khi có những hành vi hung tính,
rút lui hoặc thỏa hiệp trước rào cản tâm lí gặp phải...
-Chỉ báo về mặt kĩ năng: Thiếu hoặc yếu kĩ năng thực hiện các thao tác, hành động học
tập đề vuợt qua rào cản tâm lí, bế tắc trong việc thực hiện các hành động học tập đề hoàn
thành nhiệm vụ học tập, nổi loạn trong sự phổi hợp các động tác khi đối mặt với nhiệm
vụ học tập...
1.3.Vận dụng vào bài dạy
Hãy xem xét lại những liệt kê về các dấu hiệu của rào cản tâm lí mà học sinh đã thực hiện
và giải thích cho học sinh với những chỉ báo được tham khảo trong tài liệu. Đề nghị học

sinh chia sẻ về một hoặc một số tình huống có thực mà học sinh phải đối mặt. Khi chia sẻ
luôn nghĩ đến những chỉ báo về dấu hiệu của những rào cản tâm lí đề huỏng tỏi việc tìm
cách ứng phó, phòng tránh với những rào cản tâm lí này.
2.Nhiệm vụ
*Nhiệm vụ 1 liệt kê được những chỉ báo biểu hiện rào cản tâm lí trong học tập của học
sinh THPT.
-Đ ọ c và tiếp nhận các thông tin cho hoạt động.


-liệt kê được những chỉ báo biễu hiện rào cản tâm lí trong học tập của học sinh THPT.
*Nhiệm vụ 2 Phân tích cụ thể về các chỉ báo biểu hiện rào cản tâm lí tới học tập của học
sinh THPT.
-Đ ọ c và tiếp nhận các thông tin cho hoạt động.
-Phân tích cụ thể về các chỉ báo biểu hiện rào cản tâm lí tới học tập của học sinh THPT.
3.Đánh gi á
Câu hỏi 1: Liệt kê những chỉ báo biểu hiện rào cản tâm lí trong học tập của học sinh
THPT.
Câu hỏi 2: Phân tích cụ thể về các chỉ báo biểu hiện rào cản tâm lí tới họ c tập của học
sinh THPT.
HOẠT ĐỘNG 2: Tim hiểu cádi phòng tránh các rào cản tâm lí trong học tập.
1.Thông tin
1.1.Một số biện pháp phòng tránh các rào cản tâm lí trong học tập
-Tích cực học tập tích lũy tri thức.
-Học hỏi kinh nghiệm học tập của những anh chị lớp trên.
-Chủ động trong học tập.
-Rèn luyện phương pháp học tập mới.
-Tích cực phát biểu xây dựng bài trong học tập.
-Tạo tâm thế tự tin sẵn sàng trong học tập.
-Rèn luyện thói quen học tập độc lập.
-Đưa ra ý kiến với giáo viên về phương pháp giảng dạy.

-Bố trí thời gian, không gian hợp lí cho học tập.
-Tích cực tham gia các buổi thảo luận, học tập, ngoại khóa.
-Ôn lại cho vững những kiến thức lớp dưới.
-Nói chuyện, tâm sự với cha mẹ thầy cô.
1.2.Một số câu hỏi có thế xuất hiện trong quá trình phòng tránh các rào cản tăm lí trong
học tập của học sinh trung học phổ thông
-Ứng phó với các rào cản tâm lí có liên quan........................................................................


đến
việc
ứng
phó
với
................................................................................................................................................
các
biểu hiện về mặt cảm xúc, hành vi, nhận thức.......................................................................
và kĩ năng...............................................................................................................................
của
các
rào
................................................................................................................................................
cản
tâm lí hay không?
-Muốn có phương pháp phòng tránh các rào cản tâm lí trong học tập thì phải làm gì?
-Hỗ trợ phòng tránh rào cản tâm lí trong học tập cần những nguồn trợ giúp nào từ bên
ngoài?
2.Nhiệm vụ
*Nhiệm vụ 1 Liệt kê các biện pháp phòng tránh rào cản tâm lí trong học tập của học sinh
THPT.

-Đ ọ c và tiếp nhận các thông tin cho hoạt động.
-liệt kê được những biện pháp phòng tránh rào cản tâm lí trong học tập của học sinh
THPT.
*Nhiệm vụ 2 Phân tích cụ thể về các biện pháp phòng tránh rào cản tâm lí trong học tập
của học sinh THPT.
-Đ ọ c và tiếp nhận các thông tin cho hoạt động.
-Phân tích cụ thể về các biện pháp phòng tránh rào cản tâm lí trong học tập của học sinh
THPT.
3.Đánh gi á
Câu hỏi 1 liệt kê được những biện pháp phòng tránh rào cản tâm lí trong học tập của học
sinh THPT.
Câu hỏi 2 Phân tích cụ thể về các biện pháp phòng tránh rào cản tâm lí trong học tập của
học sinh THPT.
II. THÔNG TIN PHẢN HỒI CHO NỘI DUNG 2
1.Một số chí báo có thể xuẩt hiện rào cản tâm lí trong học tập
Việc chỉ ra các chỉ báo nhằm phát hiện các biểu hiện của rào cản tâm lí trong học tập, từ


đó tìm ra cách phòng tránh hợp lí sẽ giúp ích rất lớn cho học sinh. Hoạt động này sẽ cung
cấp một số cách phát hiện các rào cản tâm lí trong học tập ở học sinh.
Có một số hoạt động có thể chỉ ra ở đó xuất hiện các biểu hiện của rào cản tâm lí trong
học tập của học sinh. Những câu hối ở từng hoạt động này sẽ được đua ra đề học sinh trả
lời, từ đó sẽ cung cáp những thông tin hữu ích cho việc chỉ ra mức độ khó khăn tâm lí học
sinh dang phải đối mặt và xác định nó có trở thành những rào cản tâm lí trong học tập với
học sinh hay không.
-Chỉ báo về các hoạt động sinh lí.
-Chỉ báo về mặt nhận thức.
-Chỉ báo về mặt xúc cảm.
-Chỉ báo về mặt hành vi.
-Chỉ báo về kĩ năng.

2.Một số biện pháp phòng tránh các rào cản tâm lí trong học tập
-Tích cực học tập tích lũy tri thức.
-Học hối kinh nghiệm học tập của những anh chị lớp trên.
-chú động trong học tập.
-Rèn luyện phương pháp học tập mới.
-Tích cực phát biểu xây dụng bài trong học tập.
-Tạo tâm thế tự tin sẵn sàng trong học tập.
-Rèn luyện thói quen học tập độc lập.
-Đua ra ý kiến với giáo viên về phương pháp giảng dạy.
-Bổ tríthời gian, không gian hợp lí cho học tập.
-Tĩch cực tham gia các buổi thảo luận, học tập, ngoại khóa.
-ỏn lại cho vững những kiến thức lớp dưới.
-Nôi chuyện, tâm sự với cha mẹ thầy cô.
II.ĐÁNH GIÁ SAU KHI HỌC XONH NỘI DUNG 2
Bài tập 1: Dấu hiệu làm xuất hiện những rào cản tâm lí trong học tập là:
a)Xuất hiện những chỉ báo về sinh lí: Toát mồ hôi, đau đầu, chân tay run...


b)Xuất hiện những chỉ báo về mặt cảm xúc: Túc giận, cảm xúc tiêu cực...
c)Thiếu hụt các kĩ năng: bế tắc trong việc thực hiện các hành động học tập đề hoàn thành
nhiệm vụ họ c tập, rổi loạn trong sự phổi hợp các động tác khi đối mặt với nhiệm vụ học
tập...
d)Cả ba chỉ báo trên.
Bài tập 2: Hãy nêu một số biện pháp phòng tránh rào cản tâm lí mà bản thân đã thực hiện.
Nội dung 3
PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ NĂNG HỔ TRỢ TÂM LÍ CHO HỌC SINH PHÁT HIỆN VÀ
PHÒNG TRÁNH RÀO CẢN TÂM LÍ TRONG HỌC TẬP (7 tiết)
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức
Phân tích và chỉ ra được một số phương pháp và kĩ năng ho trợ tâm lí cho học sinh phát

hiện và phòng tránh các rào cản tâm lí trong học tập.
2.Kĩ năng
Vận dụng được các kiến thức về rào cản tâm lí đề đua ra một số phương pháp và kĩ thuật
phát hiện, phòng tránh những ảnh hưởng của rào cản tâm lí đến kết quả học tập của học
sinh THPT.
3.Thái độ
Có thái độ đúng đắn đối với ảnh hưởng của rào cản tâm lí đối với kết quả học tập và các
cách phòng tránh chúng. Từ đó có ý thức rèn luyện bản thân đề phòng tránh những ảnh
hưởng của rào cản tâm lí đến kết quả học tập.
II. ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỀ THỰC HIỆN NỘI DUNG 3
II.CÁC HOẠT ĐỘNG
N ôi dung này' có hai hoạt động:
-Hoạt động 1: Làm quen với một số phương pháp và kĩ thúât phòng tránh các rào cản tâm
lí trong học tập.
- Hoạt động 2: Làm quen với một số phương pháp trợ giúp cho học sinh THPT phòng
tránh các rào cản tâm lí trong học tập.
HOẠT ĐỘNG 1: Làm quen với một số phuung pháp và kĩ thuật phòng tránh các rào cản
tâm lí trong học tập.


×