Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

ÔN TẬP CÔNG PHÁP QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.04 KB, 42 trang )

Contents
Câu 1: Bạn hãy phân định biển và đại dương theo hướng dẫn của Công ước quốc tế của Liên
hiệp quốc năm 1982 về Luật Biển và nêu rõ quy chế pháp lý của các vùng biển thuộc chủ quyền
hoàn toàn và đầy đủ của quốc gia ven bờ?..................................................................................2
Câu 2: Bạn hãy lấy ví dụ về 1 điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết để chứng minh vai trò
của điều ước quốc tế đối với Việt Nam trong hội nhập quốc tế hiện nay?....................................2
Câu 3: Có quan điểm cho rằng:...................................................................................................4
“ Quan hệ do Luật quốc tế điều chỉnh là quan hệ giữa các quốc gia hoặc các thực thể quốc tế
khác như các tổ chức quốc tế liên quốc gia, các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập, nảy sinh
trong các lĩnh vực (chính trị, kinh tế, xã hội …) của đời sống quốc tế”. Bạn cho ý kiến bình luận
và làm rõ sự khác biệt giữa quan hệ do Luật quốc tế điều chỉnh với quan hệ do Luật quốc gia
điều chỉnh...................................................................................................................................4
Câu 4: Có ý kiến cho rằng...........................................................................................................5
“Thực thi Luật quốc tế là quá trình các chủ thể áp dụng cơ chế hợp pháp, phù hợp để đảm bảo
các quy định của Luật quốc tế được thi hành và được tôn trọng đầy đủ trong đời sống quốc tế”.
....................................................................................................................................................5
Câu 6: Chỉ rõ con đường hình thành pháp luật quốc tế và mỗi quan hệ biện chứng giữa luật
quốc tế và luật quốc gia?.............................................................................................................8
Câu 9: Hình thức của điều ước quốc tế tồn tại dưới nhiều dạng tên gọi khác nhau như..............9
Câu 11. Khi bàn về mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và tập quán quốc tế, có ý kiến cho rằng
điều ước quốc tế và tập quán quốc tế có mối quan hệ và tác động qua lại lẫn nhau. Bạn hãy chỉ
rõ biểu hiện của mối quan hệ này?............................................................................................12
Câu 12.......................................................................................................................................13
Luật quốc tế, giống như Luật quốc gia, cũng có các chế tài, nhưng việc áp dụng chế tài của Luật
quốc tế do chính quốc gia tự thực hiện bằng cách thức riêng lẻ hoặc tập thể.............................13
Câu 13. Mọi điều ước quốc tế có hiệu lực kể từ khi tất cả các bên tham gia đàm phán và soạn
thảo ký vào bản thảo cuối cùng của Điều ước này.....................................................................15
Nhận định trên Đúng hay Sai? Giải thích..................................................................................15
Câu 14. Nêu các đặc điểm của 1 tổ chức quốc tế liên chính phủ? Với mỗi loại tổ chức quốc tế
liên chính phủ, bạn hãy kể tên 1 tổ chức quốc tế tương ứng mà bạn biết?.................................16
Câu 15. Nêu vai trò và giá trị pháp lý của điều ước quốc tế. Khi có sự vi phạm điều ước quốc tế


của 1 chủ thể thì các chủ thể khác của điều ước quốc tế sẽ áp dụng trách nhiệm pháp lý quốc tế
như thế nào?.............................................................................................................................17
Câu 16. Phân tích các trường hợp mất quốc tịch theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam.
Với mỗi trường hợp, bạn hãy nêu một ví dụ minh họa?............................................................19
Câu 19: Phân tích chế độ pháp lý quốc tế về vùng trời quốc gia, phương tiện bay và phi hành
đoàn?........................................................................................................................................20
Câu 21: Phân tích khả năng thực thi Phán quyết của Toà Trọng tài PCA về vụ kiện Philippines
và Trung Quốc tranh chấp trên biển Đông................................................................................21

1


Câu 22: Phân tích về quốc gia và các tập đoàn đa quốc gia với vai trò là các chủ thể của Luật
quốc tế.......................................................................................................................................21
Câu 23: Phân tích về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đầu tư giữa Chính phủ và nhà đầu tư
nước ngoài tại Trung tâm Giải quyết Tranh chấp Quốc tế về Đầu tư (ICSID)...........................23
Câu 24: Phân tích vai trò của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và cơ chế biểu quyết của Hội
đồng này trong việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế...........................................................24
Câu 25: Phân biệt quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao với quyền ưu đãi và miễn trừ lãnh sự?
..................................................................................................................................................25
Câu 26: Phân biệt quy phạm pháp luật quốc tế với quy phạm chính trị và chỉ rõ mối quan hệ
giữa chúng?...............................................................................................................................27
Câu 4: Tại sao nói biển cả không phụ thuộc vào chủ quyền và quyền TP của bất kỳ quốc gia
nào?..........................................................................................................................................28
Câu 5 : Tại sao nói quốc gia là chủ thể cơ bản và chủ yếu của CPQT........................................29
Câu 29: Philippin muốn thi công đường ống dẫn dầu ở thềm lục địa Việt Nam. Hỏi:................31
a. Philippin có quyền đặt đường ống dẫn dầu ở thềm lục địa Việt Nam không? Tại sao?..........31
b. Philippin có bắt buộc phải bàn bạc, thỏa thuận và thống nhất với nhà nước Việt Nam trước
khi đặt ống dẫn dầu không? Tại sao?........................................................................................31
Câu 30: Trong thực tế, có các cá nhân hoặc pháp nhân kinh tế, xã hội có tham gia vào một số

loại quan hệ pháp luật quốc tế, chẳng hạn như họ đầu tư công; họ thuê đất ở quốc gia khác để
sản xuất, kinh doanh; họ cho nhà nước nước ngoài vay tiền, v.v… nhưng không vì thế mà cho
rằng những thực thể này là chủ thể của Luật quốc tế................................................................33
Bạn hãy cho ý kiến bình luận!...................................................................................................33
Câu 32: Trình bày hiểu biết về các nguyên tắc cơ bản của Luật kinh tế quốc tế và phân tích các
ngoại lệ phổ biến của những nguyên tắc này.............................................................................34
Câu 33:Từ năm 2002 tới năm 2007, X là Bí thư thứ nhất của Đại sứ quán nước A tại thủ đô của
nước B. Năm 2003 X thuê một người phụ nữ quốc tịch A tên là Y làm người giúp việc, bảo lãnh
cho Y có được Visa của nước B và mang người phụ nữ này sang nước B cùng gia đình mình.
Trong suốt ba năm từ 2003 tới 2006, X có nhiều hành động ngược đãi, biến Y thành nô lệ cho gia
đình mình..................................................................................................................................39
Câu 35: Nước A và nước B cùng là thành viên của Liên hợp quốc, có quan hệ tại biên giới chung
hai nước rất căng thẳng. Ngày 12/12/2016, ba binh lính bảo vệ biên giới của nước A sử dụng vũ
khí hạng nặng khiêu khích và tấn công làm bị thương một binh lính của nước B. Nước B ngay
sau đó đã tiến hành một cuộc tấn công trả đũa và gây ra cuộc xung đột vũ trang giữa hai nước
kéo dài một tháng. Cuối cùng, nước A bị đánh bại hoàn toàn và bị buộc phải ký một hiệp ước
hòa bình với nước B với hai nội dung chính: (i) chấm dứt toàn bộ hoạt động quân sự gây căng
thẳng giữa hai nước và (ii) nhường lại một phần lãnh thổ nước A cho nước B..........................41

2


hôiÔN TẬP CÔNG PHÁP QUỐC TẾ
Câu 1: Bạn hãy phân định biển và đại dương theo hướng dẫn của Công ước quốc tế của
Liên hiệp quốc năm 1982 về Luật Biển và nêu rõ quy chế pháp lý của các vùng biển
thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của quốc gia ven bờ?
Phân định vùng biển và đại dương chép Giáo trình từ trang 84. Vùng biển có chủ quyền toàn
vẹn, đầy đủ và tuyệt đối là nội thuỷ, nếu hỏi thì chỉ chép nội thuỷ thôi.
Phân định biến và đại dương theo hướng dẫn của Công ước quốc tế của LHQ năm 1982 về
Luật biển :

- Các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia
 Nội thủy
 Lãnh hải
- Các vùng biển quốc gia có quyền chủ quyền và quyền tài phán
 Vùng tiếp giáp lãnh hải
 Vùng đặc quyền kinh tế
 Thềm lục địa
- Các vùng biển không thuộc quyền tài phán quốc gia
 Biển cả
 Vùng –di sản chung của loài người
- Các vùng biển đặc thù
 Vùng nước quần đảo
 Eo biển quốc tế
Quy chế pháp lý của các vùng biển thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của quốc gia ven
bờ
Điều 8, khoản 1 Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 định nghĩa nội thủy là “các
vùng nước ở phía bên trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải”. Trong vùng nội
thủy, các quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ như trên lãnh thổ đất
liền của mình. Tàu thuyền nước ngoài muốn ra vào vùng nội thủy phải xin phép quốc gia ven
biển và phải tuân theo luật lệ của quốc gia đó.
Câu 32 trong tập ôn thi công pháp
Câu 2: Bạn hãy lấy ví dụ về 1 điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết để chứng minh
vai trò của điều ước quốc tế đối với Việt Nam trong hội nhập quốc tế hiện nay?
-Trên bình diện chung, hệ thống quốc tế được tạo thành bởi nhiều yếu tố, như các quốc gia;
các tổ chức quốc tế liên quốc gia; các thực thể quốc tế khác (và các thiết chế quốc tế của
những tổ chức này); luật quốc tế và các quy phạm khác của hệ thống quốc tế. Giữa các yếu tố
này có sự gắn kết với nhau trong những mối quan hệ tương tác, tạo thành hệ thống quốc tế.
-Đặc trưng tiêu biểu của hệ thống quốc tế được thể hiện qua yếu tố trung tâm là quốc gia và
những mối quan hệ, liên kết giữa quốc gia với yếu tố khác, thông qua sự điều chỉnh của các
loại quy phạm mang tính pháp lý - chính trị và với những phương thức nhất định. Liên quan

đến quốc gia và sự phát triển của hệ thống quốc tế, luật quốc tế hiện đại giữ vai trung tâm, bởi
được các quốc gia và thực thể quốc tế khác sử dụng với tính chất là công cụ pháp lý để duy trì
sự phát triển của hệ thống này trong một trật tự pháp luật nhất định và có sự bao quát tới hầu
hết các lĩnh vực của đời sống quốc tế. Hình thành và tồn tại trong hệ thống quốc tế như vậy,
kết hợp với xu thế phát triển của thời đại (xu thế quốc tế hóa mọi mặt của đời sống quốc tế ở
cả hai cấp độ, khu vực và toàn cầu, dựa trên cơ sở nền kinh tế trí thức), luật quốc tế hiện đại

3


trong những thập nguyên đầu của thế kỉ XXI là kết quả và là sự phản ánh các quan hệ quốc tế
trong điều kiện hợp tác, phát triển của cộng đồng thế giới đang có những thay đổi to lớn về
mọi phương diện, cấp độ, tuân theo quy luật vận động khách quan ở từng quốc gia cũng như
trên phạm vi toàn cầu.
Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay, ĐƯQT là một trong những công cụ hiệu quả nhất
mà các quốc gia có thể sử dụng để thiết lập các quan hệ đối ngoại. Chính vì thế, trong pháp
luật các nước nói chung, pháp luật Việt Nam nói riêng, ĐƯQT đóng một vai trò quan trọng và
thường được ưu tiên áp dụng trong trường hợp xảy ra xung đột giữa các quy định của văn bản
quy phạm pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế về cùng một vấn đề.
Hiệp định thương mại Việt Mỹ được ký vào ngày 14-7-2000 bắt đầu có hiệu lực tháng 122001.
Nội dung Hiệp định gồm 4 vấn đề:
- Thương mại dịch vụ
- Thương mại hàng hoá
- Sở hữu trí tuệ
- Các quan hệ về đầu tư.
Thông qua Hiệp định này, hàng xuất khẩu Việt Nam và thị trường này được hưởng ưu đãi
tối huệ quốc MFN (Most Favoured Nation Treatment) có đi có lại. Thuế đánh vào hàng hoá
Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ sẽ giảm từ 40% xuống còn 0-5% (không kể thuế đánh vào các
mặt hàng bị xử lý vì thua kiện bán phá giá). Kể từ khi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ (BTA)
được ký kết và có hiệu lực hơn 1 năm sau đó, thương mại luôn là điểm sáng trong quan hệ

song phương Việt - Mỹ. Hiện nay Hoa Kỳ cũng là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt
Nam, kim ngạch thương mại song phương đã tăng từ 1,2 tỉ USD vào năm 2000 lên 45 tỉ USD
năm 2015.
Công ước Đa dạng sinh học (CBD)
Công ước CBD được thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh về Môi trường và Phát triển do
Liên hợp quốc tổ chức năm 1992 tại Rio de Janeiro (Braxin) và chính thức có hiệu lực từ
tháng 12/1994. Đến tháng 11/2011, đã có 193 thành viên tham gia Công ước CBD. Công ước
CBD được coi là công ước quốc tế đầu tiên và duy nhất giải quyết một cách toàn diện các vấn
đề về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học. Việc điều tra và tư liệu hóa nguồn gen là
một trong những nội dung quan trọng của Công ước. Công ước cũng đã đưa ra vấn đề quản lý
tiếp cận nguồn gen, tri thức truyền thống và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen, tri thức
đó. Bên cạnh đó, vấn đề an toàn sinh học đã được đặt ra và cụ thể hóa bằng Nghị định thư
Cartagena về an toàn sinh học. Các nội dung trong Công ước là cơ sở cho các bên tham gia
xây dựng hệ thống pháp luật, chính sách và thể chế phù hợp nhằm bảo tồn, phát triển và sử
dụng bền vững tài nguyên di truyền của mỗi quốc gia.
Việt Nam phê chuẩn và trở thành thành viên của Công ước này từ ngày 16/11/1994. Kể từ đó
đến nay, Chính phủ Việt Nam đã quan tâm và đầu tư nguồn lực để thực thi các cam kết và
nghĩa vụ đối với Công ước và quan trọng hơn nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn tài
nguyên sinh vật vô cùng phong phú và quý giá của quốc gia. Sau gần 20 năm thực hiện Công

4


ước CBD, hệ thống văn bản pháp luật về quản lý, bảo tồn và sử dụng tài nguyên đa dạng sinh
học (ĐDSH) đã được xây dựng và ban hành tương đối đầy đủ; điều tiết nhiều mảng khác nhau
của lĩnh vực bảo tồn, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện Công ước CBD và các Công ước
khác mà Việt Nam là thành viên. Những nỗ lực này đã giúp Việt Nam bảo tồn hiệu quả tài
nguyên sinh vật, đảm bảo an toàn môi trường, góp phần xóa đói giảm nghèo, hướng đến mục
tiêu phát triển toàn diện và bền vững.
Câu 3: Có quan điểm cho rằng:

“ Quan hệ do Luật quốc tế điều chỉnh là quan hệ giữa các quốc gia hoặc các thực
thể quốc tế khác như các tổ chức quốc tế liên quốc gia, các dân tộc đang đấu tranh
giành độc lập, nảy sinh trong các lĩnh vực (chính trị, kinh tế, xã hội …) của đời sống
quốc tế”. Bạn cho ý kiến bình luận và làm rõ sự khác biệt giữa quan hệ do Luật quốc tế
điều chỉnh với quan hệ do Luật quốc gia điều chỉnh.
Luật quốc tế Hiện đại
Nguồn gốc của luật quốc tế: nguồn gốc vật chất
+Sự hình thành các nhà nước và pháp luật
+Sự xuất hiện các quan hệ giữa các Nhà nước ở những khu vực khác nhau
+Sự xuất hiện các mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia vì nhu cầu khách quan của sự tồn
tại và phát triển ở từng quốc gia
- Cơ sở hình thành và phát triển: Đây là thời kỳ quan hệ hợp tác quốc tế diễn ra vô cùng mạnh
mẽ cùng với sự xuất hiện của xu thế toàn cầu hóa và liên kết khu vực trong những thập kỷ
sau của thế kỷ XX và những năm đầu của thế kỷ XXI
Luật quốc tế bắt đầu xuất hiện khi giữa các Nhà nước có sự thiết lập quan hệ bang giao với
nhau. Lúc đầu chỉ là quan hệ mang tính chất khu vực và bó hẹp trong một số lĩnh vực nhất
định như chiếm đoạt tài sản, chiến tranh, cướp bóc nô lệ của nhau... Dần dần những quan hệ
giữa các quốc gia được mở rộng, vượt ra khỏi phạm vi khu vực và phát triển thành các quan
hệ có tính chất liên khu vực hay cộng đồng quốc tế. Ngày nay, khi quá trình toàn cầu hóa và
khu vực diễn ra mạnh mẽ thì các quốc gia không còn là các ốc đảo riêng biệt mà gắn bó với
nhau ngày càng chặt chẽ thông qua vô vàn các mối liên kết khác nhau từ kinh tế chính trị đến
văn hóa giáo dục, . Không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển một cách biệt lập mà
không có quan hệ với các quốc gia khác. Trong mạng lưới liên kết này quyết định và hành
động của một quốc gia, ngay cả khi chúng chỉ mang tính chất nội bộ cũng tạo ra các hậu quả
trực tiếp hoặc gián tiếp đến quốc gia khác và cộng đồng quốc tế. Nói cách khác quan hệ hợp
tác quốc tế không chỉ là nhu cầu nội tại thiết thực của bản thân mỗi quốc gia nhằm thúc đẩy
mạnh mẽ sự phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi nước, mà còn là trách nhiệm - nghĩa vụ của các
quốc gia xét dưới góc độ pháp luật quốc tế. Chính vì thế, những quan hệ này phải được điều
chỉnh bằng hệ thống các quy phạm tương ứng khác với các quy phạm của luật quốc gia với
tên gọi là Luật quốc tế.

Luật quốc tế là một hệ thống pháp luật độc lập bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh
các quan hệ quốc tế do các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế xây dựng trên cơ sở
tự nguyện bình đẳng đấu tranh thương lượng, luật quốc tế được đảm bảo thực hiện bằng
cưỡng chế riêng lẻ hoặc cưỡng chế tập thể hoặc thông qua dư luận tiến bộ thế giới.Hiện nay,
Luật Quốc tế điều chỉnh các quan hệ quốc tế phát sinh giữa các quốc gia và các chủ thể khác
của Luật Quốc tế trên nhiều lĩnh vực, nhưng chủ yếu và quan trọng nhất vẫn là chính trị. Do

5


Luật Quốc tế là hệ thống luật công nên Luật Quốc tế điều chỉnh các vấn đề chung nhất, phổ
biển nhất giữa các quốc gia. Khác với các quan hệ do luật quốc gia điều chỉnh, quan hệ thuộc
phạm vi tác động của LQT là quan hệ mang tính chất liên quốc gia, liên chính phủ, phát sinh
trong bất kỳ lĩnh vực nào của đời sống quốc tế. Những quan hệ đó đòi hỏi phải được điều
chỉnh bằng các quy phạm luật quốc tế. Tuy nhiên, không phải tất cả các quan hệ quốc tế đều
là đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế. Trong quan hệ quốc tế, do các chủ thể LQT bình
đẳng với nhau về chủ quyền cơ quan quyền lực nào có thể đứng trên các quốc gia để ấn định,
hay áp đặt ý chí của mình cũng như các quy phạm pháp lý buộc các quốc gia phải tuân theo.
Thay vào đó, cộng đồng quốc tế đã thừa nhận thỏa thuận là phương thức duy nhất để hình
thành hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp lý quốc tế. Thông thường hoạt động xây
dựng pháp luật quốc tế thường thông qua hai giai đoạn, giai đoạn thỏa thuận của các quốc gia
về nội dung quy tắc và giai đoạn thỏa thuận công nhận tính ràng buộc của các quy tắc đã hình
thành. Việc hình thành các quy phạm pháp luật quốc tế theo hai giai đoạn này không nhằm tạo
ra ý chí tối cao, duy nhất mà là sự tự nguyện thỏa thuận của các quốc gia dựa trên nguyên tắc
bình đẳng về chủ quyền.
Câu hỏi: Vậy, tại sao các quốc gia có nền kinh tế, có xu hướng chính trị khác nhau lại có thể
cùng nhau thỏa thuận xây dựng nên các nguyên tắc và quy phạm LQT? Sở dĩ các quốc gia đạt
được sự thoả thuận này tất cả đều xuất phát từ lợi ích của chính họ. Các quy phạm LQT được
hình thành là kết quả của sự thỏa thuận, tự nguyện, và nhượng bộ lẫn nhau giữa các chủ thể,
hướng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, cũng như vì lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. So

sánh với bản chất của pháp luật quốc gia ta thấy: Luật quốc gia phản ánh và đáp ứng nhu cầu
lợi ích của giai cấp thống trị nhà nước đó, vì vậy, mọi sự phát triển, thay đổi của pháp luật
quốc gia đều xuất phát từ ý chí của nhà nước khi thực hiện chủ quyền quốc gia trong các mối
quan hệ đối nội, đối ngoại. Đặc trưng của pháp luật quốc gia không phải là sự thỏa thuận trên
cơ sở bình đẳng, tự nguyện về ý chí, mà là tính giai cấp, tính xã hội và là sự thể hiện sâu sắc ý
chí của giai cấp cầm quyền. Còn LQT là luật của cả cộng đồng quốc tế, nó không bàn đến vấn
đề ý chí giai cấp, không có sự phân biệt đối xử giữa các quốc gia, mà chủ yếu là sự thể hiện ý
chí chung của các chủ thể LQT.
Nhận định trên là sai bởi Luật quốc tế điều chỉnh mối quan hệ của quốc gia của từ này. Tức là
những mối quan hệ giữa các chủ thể luật quốc tế trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, …
mà chủ yếu là quan hệ mang tính chính trị. Tuy nhiên không phải mọi mối quan hệ quốc tế
đều là đối tượng điều chỉnh của Luật Quốc tế. Chẳng hạn, quan hệ quốc tế theo con đường
các tổ chức chính trị, xã hội… không do Luật Quốc tế điều chỉnh.
* Phân biệt quan hệ do Luật quốc tế điều chỉnh và luật quốc gia điều chỉnh:

Câu 4: Có ý kiến cho rằng
“Thực thi Luật quốc tế là quá trình các chủ thể áp dụng cơ chế hợp pháp, phù
hợp để đảm bảo các quy định của Luật quốc tế được thi hành và được tôn trọng đầy đủ
trong đời sống quốc tế”.
Bằng kiến thức về xây dựng pháp luật và áp dụng pháp luật tại Việt Nam bạn
hãy chứng minh tính đúng đắn của nhận định trên.

6


Để điều chỉnh và giải quyết các quan hệ dân sự quốc tế, một trong các cách phổ biến là quốc
gia xây dựng các quy phạm xung đột trong hệ thống pháp luật của mình và trong các điều
ước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên. Việc áp dụng các quy phạm xung đột cũng đồng
nghĩa với việc quốc gia đó thừa nhận và cho phép áp dụng luật nước ngoài và tất nhiên đây là
một đòi hỏi thực tế khách quan đáp ứng việc củng cố, tăng cường và mở rộng quan hệ đa

phương, đa diện của quốc gia với nước ngoài. Thực tiễn tư pháp quốc tế đã chứng tỏ rằng, ở
những mức độ và với những điều kiện khác nhau, tất cả các nước đều thừa nhận và cho phép
áp dụng pháp luật nước ngoài, việc áp dụng pháp luật nước ngoài là không tránh khỏi, là đặc
thù của tư pháp quốc tế. Khi áp dụng pháp luật nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền phải tuân
thủ các điều kiện, cơ sở và thể thức pháp lý nhất định. Mỗi quốc gia các điều kiện, cơ sở và
thể thức pháp lý về áp dụng luật nước ngoài là khác nhau. Tuy nhiên, phạm vi cho phép áp
dụng pháp luật nước ngoài phải được xác định trên cơ sở chủ quyền quốc gia và bình đẳng
chủ quyền giữa các quốc gia; đồng thời bảo đảm hiệu quả của việc áp dụng pháp luật nước
ngoài không trái với những nguyên tắc cơ bản của chế độ xã hội và pháp luật của nước mình.
Mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia là một trong những vấn đề cơ bản
của Luật quốc tế. Mối quan hệ này thường được quy định trong Hiến pháp của mỗi quốc
gia. Về mối quan hệ giữa điều ước của CHXHCN Việt Nam và pháp luật Việt Nam: Cho tới
nay nước ta đã ký được hơn 1000 điều ước quốc tế song phương và là thành viên của gần 200
điều ước quốc tế đa phương. Ngày 10/10/2001 Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức
của Công ước Viên 1969 về Luật điều ước quốc tế. Điều 26 Phần III Công ước Viên về Luật
Điều ước năm 1969 quy định nguyên tắc Pacta sunt servanda như sau: “Mọi điều ước đã có
hiệu lực đều ràng buộc các bên tham gia điều ước và phải được các bên thi hành với thiện ý”.
Đồng thời, Công ước Viên cũng đã xác định mối quan hệ giữa pháp luật trong nước và việc
tôn trọng các điều ước quốc tế mà quốc gia đã cam kết, như sau: “Một bên kết ước không thể
viện những quy định của pháp luật trong nước của mình làm lý do để không thi hành một điều
ước mà mình đã cam kết” (Điều 27 - Công ước Viên) . Việt Nam cũng đã ban hành Pháp lệnh
về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế. Điều 24, Pháp lệnh Ký kết và thực hiện điều ước
quốc tế năm 1998 của Việt Nam cũng đã quy định nguyên tắc tuân thủ điều ước quốc tế
(Pacta sunt servanda) như sau: “Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam nghiêm chỉnh
tuân thủ điều ước quốc tế mà mình đã ký kết là thành viên của Công ước Viên 1969, Việt
Nam cam kết thực thi những “điều ước quốc tế được ký kết trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng
và cùng có lợi, phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế và các quy định
của Hiến pháp nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (Khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh về
ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế). Nhìn tổng thể vị trí của điều ước quốc tế trong hệ

thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của Việt Nam đều được ghi nhận bằng một công
thức chung nhất đó là: trong trường hợp điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam ký kết
hoặc tham gia có quy định khác với quy định của luật (Bộ luật, Pháp lệnh, Nghị định) này, thì
áp dụng các quy định của điều ước quốc tế ( Khoản 2, Điều 795, Bộ luật Dân sự năm 2005;
Điều 3, Luật các Tổ chức tín dụng năm 1997; Khoản 2, Điều 7 Luật Hôn nhân và Gia đình
năm 2000; Khoản 2, Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000; Điều 5 Luật Hải quan năm
2001; Điều 5, Luật Thương mại năm 2005; Điều 8, Pháp lệnh Trọng tài Thương mại năm
2003 v.v...). Như vậy, Việt Nam đã chấp nhận quan điểm về giá trị ưu thế của điều ước quốc
tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia so với pháp luật trong nước và coi điều ước quốc tế là

7


một bộ phận cấu thành của pháp luật Việt Nam, và về phương diện hiệu lực thi hành, điều ước
quốc tế giữ vị trí thứ hai sau các quy định của hiến pháp và trước các quy định của bộ luật.
Tuy vậy, việc xác định vị trí cụ thể của điều ước quốc tế trong pháp luật trong nước là chưa
được quy định một cách rõ ràng. Về việc (cách thức) áp dụng các quy phạm điều ước quốc tế,
cho đến nay pháp luật Việt Nam cũng chưa có quy định cụ thể. Vì vậy, việc quy định áp dụng
điều ước quốc tế, trường hợp nào thì áp dụng trực tiếp, trường hợp nào phải thông qua thủ tục
chuyển hoá bằng việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong nước, cần phải được
quy định rõ và cần có cách tiếp cận linh hoạt, mềm dẻo. Nên chăng chỉ chuyển hoá những
điều ước quốc tế có nội dung quá phức tạp hoặc chỉ quy định các nguyên tắc chung, còn các
điều ước quốc tế có các nội dung quy định cụ thể, rõ ràng, chi tiết thì nên áp dụng trực tiếp
mà không cần phải thông qua thủ tục chuyển hoá nhằm giảm bớt gánh nặng của công tác lập
pháp, lập quy của Nhà nước vốn đã rất đồ sộ hiện nay. Tóm lại, về vị trí của quy phạm điều
ước quốc tế, cũng như phương thức áp dụng điều ước quốc tế cần phải được quy định rõ ràng
và chặt chẽ trong đạo luật cao nhất của Nhà nước ta - Hiến pháp, và đạo luật chuyên ngành Pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế. Như vậy, một đòi hỏi cấp bách và không
thể trì hoãn là cần tiến hành sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 và Pháp lệnh về ký kết và thực
hiện điều ước quốc tế năm 1998 của Nhà nước ta. Làm được điều đó, là góp phần tạo lập một
hành lang pháp lý cần thiết, làm bệ đỡ cho công cuộc hội nhập một cách sâu sắc và toàn diện

của Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và thế giới, bảo vệ lợi ích và chủ quyền quốc gia trên
cơ sở các nguyên tắc của pháp luật và tập quán quốc tế hiện đại.
Trong công tác xây dựng pháp luật, theo quy định tại Điều 5 Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật năm 2008, một trong những nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy
phạm pháp luật mới là phải "không làm cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên." Đây cũng là một biện pháp bảo đảm cho việc thực
hiện các nghĩa vụ pháp lý quốc tế phát sinh từ điều ước quốc tế được tuân thủ nghiêm túc tại
Việt Nam Tiến hành chuyển hoá quy phạm của điều ước quốc tế vào pháp luật trong nước.
Nghĩa vụ thực hiện điều ước quốc tế có liên quan mật thiết đến vấn đề chuyển hoá (nội luật
hoá) các điều ước quốc tế vào pháp luật trong nước. Mục đích cơ bản của vấn đề chuyển hoá
là bảo đảm thuận lợi cho việc thực hiện các điều ước quốc tế. Nhà nước CHXHCN Việt Nam
khẳng định thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ phát sinh từ điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết
hoặc gia nhập. Trong bộ máy nhà nước, Chính phủ có trách nhiệm chỉ đạo các Bộ, ngành, cơ
quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc
thực hiện điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam là một bên ký kết. Như vậy, nhận thức về
nghĩa vụ thực hiện điều ước quốc tế đã đạt được sự thống nhất cao, được thể chế hoá thành
pháp luật, tạo cơ sở thuận lợi cho việc chỉ đạo của Chính phủ và việc thực hiện của các cơ
quan nhà nước. Xuất phát từ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế, Nhà nước của mỗi
quốc gia là thành viên của ĐƯQT đều có quyền hạn và trách nhiệm xác định cách thức thực
thi các điều khoản của ĐƯQT trong phạm vi quyền lực pháp lý của mình.
Câu 5: Có ý kiến cho rằng:
“Con đường hình thành Luật quốc tế là quá trình mang tính chất tự nguyện của
các quốc gia, thể hiện ở sự tự điều chỉnh quan hệ lập pháp mà các quốc gia tiến hành
hoặc theo phương thức thỏa thuận công khai bằng quan hệ điều ước, hoặc mặc nhiên
thừa nhận quy tắc xử sự trong luật tập quán”.
Bình luận ý kiến trên.

8



PHÂN TÍCH NGUỒN LUẬT
Câu 6: Chỉ rõ con đường hình thành pháp luật quốc tế và mỗi quan hệ biện chứng giữa
luật quốc tế và luật quốc gia?
Sự hình thành LQT khác với trình tự xây dựng LQG, bởi vì việc hình thành luật quốc tế là
quá trình mang tính chất tự nguyện của các quốc gia, thể hiện ở sự tự điều chỉnh quan hệ lập
pháp mà các quốc gia tiến hành theo phương thức thỏa thuận công khai bằng quan hệ điều
ước hoặc mặc nhiên thừa nhận quy tắc xử sự trong tập quán.
Tính tự điều chỉnh trong hoạt động xây dựng luật quốc tế thông qua 2 giai đoạn:
Giai đoạn thỏa thuận của quốc gia về nội dung quy tắc .
Giai đoạn thỏa thuận công nhận tính ràng buộc của các quy tắc đã được hình thành.
Việc tạo ra hai giai đoạn này không nhằm tạo ra ý chí tối cao, duy nhất mà là sự tự nguyện
thảo thuận của các quốc gia dựa trên nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền.
So sánh với LQG:
Khi tiến hành LQT thiếu vắng cơ quan lập pháp (LQG có cquan xây dựng luật là Quốc hội),
hệ thống lập pháp mà các cơ quan tiến hành theo phương thức thỏa thuận công khai. Việc
hình thành LQT là quá trình tự nguyện của các quốc gia, thể hiện ở sự tự điều chỉnh bằng
quan hệ điều ước hoặc mặc nhiên thừa nhận quy tắc xử sự trong tập quán Qt.
+ Không có cơ quan lập pháp để xây dựng các qui phạm pháp luật của Luật quốc tế.
+ Con đường hình thành Luật quốc tế là sự thỏa thuận giữa các quốc gia dưới hình thức ký
kết
các điều ước quốc tế hoặc cùng nhau thừa nhận các tập quán quốc tế.
Đây là đặc điểm chỉ tìm thấy trong quá trình xây dựng các nguyên tắc và quy phạm pháp lý
của LQT. Thông thường, hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia chủ yếu do các cơ quan lập
pháp (quốc hội, nghị thể hiện sâu sắc tính giai cấp và tính xã hội. Tuy nhiên, trong"viện) ban
hành không có"quan hệ quốc tế, do các chủ thể LQT bình đẳng với nhau về chủ quyền cơ
quan quyền lực nào có thể đứng trên các quốc gia để ấn định, hay áp đặt ý chí của mình cũng
như các quy phạm pháp lý buộc các quốc gia phải tuân theo. Thay vào đó, cộng đồng quốc tế
đã thừa nhận thỏa thuận là phương thức duy nhất để hình thành hệ thống các nguyên tắc và
quy phạm pháp lý quốc tế. Thông thường hoạt động xây dựng pháp luật quốc tế thường thông
qua hai giai đoạn, giai đoạn thỏa thuận của các quốc gia về nội dung quy tắc và giai đoạn thỏa

thuận công nhận tính ràng buộc của các quy tắc đã hình thành. Việc hình thành các quy phạm
pháp luật quốc tế theo hai giai đoạn này không nhằm tạo ra ý chí tối cao, duy nhất mà là sự tự
nguyện thỏa thuận của các quốc gia dựa trên nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền.
Câu hỏi: Vậy, tại sao các quốc gia có nền kinh tế, có xu hướng chính trị khác nhau lại có thể
cùng nhau thỏa thuận xây dựng nên các nguyên tắc và quy phạm LQT? Sở dĩ các quốc gia đạt
được sự thoả thuận này tất cả đều xuất phát từ lợi ích của chính họ. Các quy phạm LQT được
hình thành là kết quả của sự thỏa thuận, tự nguyện, và nhượng bộ lẫn nhau giữa các chủ thể,
hướng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, cũng như vì lợi ích chung của cộng đồng quốc tế.
2. Nội dung mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia.
Mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia
Cơ sở của mối quan hệ

9


+Luật quốc gia và Luật quốc tế có mối quan hệ bản chất với các phương diện hoạt động
thuộc chức năng của nhà nước: chức năng đối nội và chức năng đối ngoại.
+Các chức năng đối nội và chức năng đối ngoại có quan hệ mật thiết với nhau
+Việc thực hiện chức năng đối ngoại luôn xuất phát từ tình hình thực hiện
chức năng đối nội.
+Kết quả của việc thực hiện chức năng đối ngoại sẽ tác động mạnh mẽ tới việc tiến hành chức
năng đối nội.
+Sự tác động qua lại giữa luật quốc tế và luật quốc gia
+Luật quốc gia ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành và phát triển của luật quốc tế thông
qua sự tham gia của từng quốc gia vào các quan hệ pháp luật quốc tế. Luật quốc gia chi phối
và thể hiện nội dung của luật quốc tế
+Luật quốc gia chính là phương tiện thực hiện luật quốc tế
+Luật quốc gia cũng đóng vai trò là cơ sở đảm bảo cho các ngành luật truyền thống của luật
quốc tế tiếp tục phát triển, đồng thời tạo điều kiện vật chất cho sự hình thành và phát triển của
những ngành luật mới (luật hàng không dân dụng quốc tế, luật môi trường quốc tế, luật kinh

tế quốc tế...)
+Luật quốc tế thúc đẩy quá trình phát triển và hoàn thiện pháp luật quốc gia. Điều này được
thể hiện thông qua nghĩa vụ thực hiện luật quốc tế và việc chuyển hóa luật quốc tế vào pháp
lu ật quốc gia.
+Luật quốc tế tạo điều kiện cho luật quốc gia phát triển theo chiều hướng tiến bộ(ảnh hưởng
của những nguyên tắc tiến bộ của luật quốc tế, các vấn đề quyền con người ...). Tính chất tác
động của luật quốc tế đối với luật quốc gia được đánh giá bằng thực tiễn thực thi nghĩa vụ
thành viên diều ước quốc tế, tổ chức quốc tế của quốc gia, thể hiện ở những hoạt động cụ thể
khác nhau trong đó có hành vi sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật của luật quốc
gia sao cho phù hợp với những cam kết quốc gia đó đã ký kết hoặc tham gia. Chính vì thế, các
quy định có nội dung tiến bộ thể hiện thành tựu mới của khoa học pháp lý quốc tế sẽ dần
được chuyển tải vào văn bản quy phạm pháp luật quốc gia. Điều đó sẽ góp phần thúc đẩy sự
phát triển của pháp luật quốc gia để quốc gia vừa có thể hội nhập vào nền tảng pháp lý chung
vừa có thể thiết lập được một hệ thống pháp luật quốc gia hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, luật quốc
tế còn tác động đến luật quốc gia thông qua vai trò của hệ thống này đối với đời sống pháp lý
tại mỗi quốc gia, phản ánh tương quan giữa hai hệ thống khi điều chỉnh những vấn đề thuộc
lợi ích phát triển và hợp tác quốc tế của quốc gia.
Câu 9: Hình thức của điều ước quốc tế tồn tại dưới nhiều dạng tên gọi khác nhau như
1. Công ước
2. ……….
....
Bạn hãy điền tiếp vào chỗ ……. Và với mỗi tên gọi đó bạn hãy cho 1 ví dụ minh
họa.
+ công ước : Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982
+ Hiến chương
HIẾN CHƯƠNG LIÊN HỢP QUỐC
Ký ngày 26/06/1945 tại San Francisco

10



+ Quy chế
QUY CHẾ TÒA ÁN QUỐC TẾ: Tòa án quốc tế được thành lập theo Hiến chương Liên hợp
quốc là cơ quan xét xử chính của Liên hợp quốc, được tổ chức và hoạt động theo đúng các
nghị quyết được đưa ra trong bản quy chế trên
+ Nghị định thư:
Nghị định thư Kyoto là một nghị định liên quan đến Công ước khung Liên Hiệp Quốc về
Biến đổi Khí hậu tầm quốc tế của Liên hiệp quốc với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây
hiệu ứng nhà kính. Bản dự thảo được ký kết vào ngày 11 tháng 12 năm 1997 tại Hội nghị các
bên tham gia lần thứ ba khi các bên tham gia nhóm họp tại Kyoto, và chính thức có hiệu lực
vào ngày 16 tháng 2 năm 2005.
+ Thỏa ước:
Thoả ước Madrid VỀ ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU HÀNG HÓA
Thông qua tại Madrid ngày 27 tháng 6 năm 1989
+ Tuyên ngôn
Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là tuyên ngôn về các quyền cơ bản của con người được Đại
hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 10 tháng 12 năm 1948 tại Palais de Chaillot ở
Paris, Pháp.
+ Định ước
Ngày 01-8-1975, Định ước an ninh và hợp tác châu Âu được ký tại Helsinki, thủ đô của Phần
Lan, với sự tham dự của 33 quốc gia châu Âu có thể chế chính trị khác nhau cùng Mỹ và
Canda.
+ Bản ghi nhớ
BIÊN BẢN GHI NHỚ GIỮA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO NƯỚC CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ TÒA ÁN TỐI CAO NƯỚC CỘNG HÒA HUNGARY
VỀ HỢP TÁC TƯ PHÁP
+ Tuyên bố
tuyên bố thế giới về sự sống còn quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
+ Tạm ước:
Tạm ước Việt - Pháp hay Thỏa hiệp án Việt - Pháp [1] là một ký kết tạm thời được ký ngày 14

tháng 9 năm 1946 giữa đại diện Cộng hòa Pháp là Marius Moutet và đại diện Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa là Hồ Chí Minh. Tạm ước này có thể coi là thành quả mà hai bên Pháp và Việt
Nam đạt được tại Hội nghị Fontainebleau tuy hội nghị chính không mang lại thỏa thuận.
Câu 10: Khoa học Luật quốc tế quan niệm, quốc gia là thực thể được hình thành trên
cơ sở có lãnh thổ, dân cư và quyền lực nhà nước, với thuộc tính chính trị - pháp lý bao
trùm là chủ quyền quốc gia.
Bằng kiến thức của mình bạn hãy phân tích chủ quyền của quốc gia Việt Nam
đối với lãnh thổ, đối với dân cư nhằm góp phần làm sáng tỏ nội dung của nhận định
trên?
1. Vị trí và giới hạn lãnh thổ.
Vùng đất quốc gia (kể cả các đảo và quần đảo) là phần mặt đất và lòng đất của đất liền
(lục địa), của đảo, quần đảo thuộc chủ quyền một quốc gia ; bộ phận quan trọng nhất cấu
thành nên lãnh thổ quốc gia, làm cơ sở để xác định vùng trời quốc gia, nội thuỷ, lãnh hải.

11


Vùng đất quốc gia có thể gồm những lục địa ở những điểm khác nhau (tách rời nhau), nhưng
các vùng đất đó đều thuộc lãnh thổ thống nhất của quốc gia ; hoặc cũng có thể chỉ bao gồm
các đảo, quần đảo ở ngoài biển hợp thành quốc gia quần đảo. Việt Nam là một quốc gia nằm
trên bán đảo Đông Dương, ven biển Thái Bình Dương, có vùng đất quốc gia vừa là đất liền,
vừa là đảo, vừa là quần đảo, bao gồm từ đỉnh Lũng Cú, Hà Giang đến mũi Cà Mau ; các đảo
như Phú Quốc, Cái Lân... và quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Việt Nam có ba mặt trông ra biển: Đông, Nam và Tây Nam, với bờ biển dài 3.260 km,
từ Móng Cái đến Hà Tiên. Phần Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng về phía Đông
và Đông Nam, có thềm lục địa, các đảo và quần đảo lớn nhỏ bao bọc. Riêng Vịnh Bắc Bộ đã
tập trung một quần thể gần 3.000 hòn đảo trong khu vực Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long; các
đảo Cát Hải, Cát Bà, Bạch Long Vĩ; xa hơn là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; phía Tây
Nam và Nam có các nhóm đảo Côn Sơn, Phú Quốc và Thổ Chu.
Nội thuỷ là vùng biển nằm ở phía trong của đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải.

Đường cơ sở là đường gãy khúc nối liền các điểm được lựa chọn tại ngấn nước thuỷ triều
thấp nhất dọc theo bờ biển và các đảo gần bờ do Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam xác định và công bố 1. Vùng nước thuộc nội thuỷ có chế độ pháp lí như lãnh thổ
trên đất liền. Nội thuỷ của Việt Nam bao gồm: Các vùng nước phía trong đường cơ sở; vùng
nước cảng được giới hạn bởi đường nối các điểm nhô ra ngoài khơi xa nhất của các công
trình thiết bị thường xuyên là bộ phận hữu cơ của hệ thống cảng.
Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở, có chế độ pháp lí như
lãnh thổ đất liền. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển. Trong lãnh hải,
tàu thuyền của các quốc gia khác được hưởng quyền qua lại không gây hại và thường đi theo
tuyến phân luồng giao thông biển của nước ven biển. Lãnh hải của Việt Nam bao gồm lãnh
hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo. Nước ta có thềm lục địa rộng lớn, là
vùng đất và lòng đất đáy biển kéo dài tự nhiên từ lãnh thổ đất liền ra đến bờ ngoài của rìa lục
địa, giới hạn 200 hải lí tính từ đường cơ sở lãnh hải. Việt Nam có chủ quyền và quyền tài
phán quốc gia đối với thềm lục địa; chủ quyền của nước ta đối với thềm lục địa là đương
nhiên, không phụ thuộc vào việc có tuyên bố hay không.
Lãnh thổ quốc gia đặc biệt là loại lãnh thổ đặc thù của một quốc gia tồn tại hợp pháp
trong lãnh thổ một quốc gia khác hoặc trên vùng biển, vùng trời quốc tế. Ví dụ như trụ sở làm
việc và nơi ở của cơ quan đại diện ngoại giao.
– Đất liền: diện tích 331.212 km2
+Điểm cực Bắc : vĩ độ 23độ23’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, +Điểm
cực Nam : vĩ độ 8độ34’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. +Điểm cực Tây :
kinh độ 102độ09’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
+Điểm cực Đông : kinh độ 109độ24’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
– Kéo dài theo chiều B – N 1650km, tương đương 15o vĩ tuyến

12


– Biên giới :4500km
– Phần biển: Diện tích trên 1 triệu km2

Có 2 quần đảo lớn là: Hoàng Sa và Trường Sa.
-vùng trời quốc gia: vùng không gian phía trên vùng đất và vùng biển quốc gia.
chủ quyền quốc gia là quyền làm chủ một cách độc lập, toàn vẹn và đầy đủ về mọi mặt lập
pháp, hành pháp và lập pháp trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó. Quốc gia thể hiện chủ
quyền của mình trên mọi phương diện chính trị kinh tế xã hội ngoại giao
chủ quyền lãnh thổ quóc gia là mmột bộ phận của chủ quyền quốc gia, khẳng định quyền làm
chủ của quốc gia đó trên vùng lãnh thổ của mình, mỗi nước có toàn quyền định đoạt trên lãnh
thổ của mình, không được xâm phạm lãnh thổ và can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia
khác. chủ quyền lãnh thổi quốc gia dừng lại ở biên giới quốc gia, mọi tư tưởng và hành động
thể hiện chủ quyền quốc gia vượt qua biên giới quốc gia mình bị coi là xâm phạm chủ quyền
lãnh thổi của quốc gia khác trái với công ước quốc tế. chủ quyền lãnh thổ quốc gia là tuyệt
đối, bất khả xâm phạm, tôn trọng chủ quyền quốc gia là nguyên tắc cơ bản trong quan hệ và
luật quốc tế
Câu 11. Khi bàn về mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và tập quán quốc tế, có ý kiến
cho rằng điều ước quốc tế và tập quán quốc tế có mối quan hệ và tác động qua lại lẫn
nhau. Bạn hãy chỉ rõ biểu hiện của mối quan hệ này?
Sự tác động qua lại giữa điều ước quốc tế và tập quán quốc tê
Về mặt lịch sử, tập quán quốc tế xuất hiện sớm hơn điều ước quốc tế, nhưng giữa hai loại
nguồn luôn có mối quan hệ gắn bó với nhau, tác động qua lại và bổ sung cho nhau, cùng thực
hiện chức năng điều chỉnh các quan hệ liên quốc gia phát sinh trong đời sống quốc tế. Cơ sở
của mối quan hệ qua lại này thể hiện ở quá trình hình thành quy phạm của chúng.
Trước hết tập quán pháp lý quốc tế tác động đến sự hình thành và phát triển của điều ước
quốc tế. Việc nghiên cứu sự hình thành và phát triển của luật quốc tế cho phép khẳng định
rằng, nhiều quy phạm điều ước quốc tế có nguồn gốc từ quy phạm tập quán quốc tế. Cùng với
sự phát triển tiến bộ của luật quốc tế, nhiều quy phạm tập quán được thay thế hoặc phát triển
thành quy phạm điều ước. Trong quá trình soạn thảo điều ước quốc tế, hàng loạt quy phạm
tập quán được các nhà làm luật tập hợp và pháp điển hoá trong điều ước quốc tế. Ví dụ : các
quy định về luật biển quốc tế trong Công uớc Luật biển 1982 như chế độ qua lại vô hại của
tàu thuyền nước ngoài trong vùng lãnh hải, quyền tài phán của quốc gia trong nội thuỷ của
mình, nhiều nội dung trong quy chế vùng trời hoặc quy định của luật ngoại giao và lãnh sự

trong điều ước quốc tế đa phương có nguồn gốc, cơ sở từ tập quán quốc tế.
Sự tác động qua lại giữa hai loại nguồn của luật quốc tế thể hiện tiếp theo ở chỗ điều ước
quốc tế tác động trở lại đến sự hình thành và phát triển của tập quán quốc tế. Sự tác động này
thường xuất hiện chủ yếu từ các điều ước quốc tế có tính phổ cập. Ví dụ chứng minh cho lập
luận này là có những điều ước quốc tế như công ước viên 1961 về quan hệ ngoại giao, công
ước viên năm 1982 … có sự ký kết và tham gia của đa số các quốc gia trên thế giới, nhưng
vẫn không phải tất cả các quốc gia. Thực tiễn cho thấy, các quốc gia không ký kết hoặc tham

13


gia những công ước này cũng đều áp dụng các quy phạm của chúng, coi đó là quy phạm pháp
lý ràng buộc mình với tư cách là tập quán. Như vậy, trong những trường hợp này quy phạm
điều ước của luật quốc tế chung lại trở thành quy phạm tập quán điều chỉnh nhiều mối quan
hệ phát sinh giữa các quốc gia với nhau trong đời sống quốc tế.
Câu 12.
Luật quốc tế, giống như Luật quốc gia, cũng có các chế tài, nhưng việc áp dụng
chế tài của Luật quốc tế do chính quốc gia tự thực hiện bằng cách thức riêng lẻ hoặc tập
thể.
Bạn hãy cho biết:
1. Các biện pháp chế tài do quốc gia áp dụng trong trường hợp có sự vi phạm
pháp luật quốc gia của chủ thể khác.
2. Chỉ rõ sự khác biệt giữa các biện pháp chế tài của Luật quốc tế với hệ thống
chế tài trong pháp luật quốc gia.
1. Mỗi quốc gia độc lập và có chủ quyền đều có hệ thống luật pháp riêng của mình, bao
gồm cả Luật Hình sự. Do sự khác nhau về thể chế chính trị, kinh tế, văn hóa, phong
tục, tôn giáo và trình độ phát triển kinh tế - xã hội, đối với cùng một hành vi phạm tội,
mỗi quốc gia có sự đánh giá mức độ nguy hiểm, hình phạt đối với hành vi (tội phạm)
đó khác nhau. Chẳng hạn buôn bán ma túy (heroin) bất hợp pháp từ 100gr trở lên,
theo luật ở một số quốc gia này (Singapore, Viêt Nam) có thể là hành vi phạm tội có

thể phải chịu hình phạt đến mức tù chung thân hay tử hình; trong khi ở các quốc gia
khác (Úc, Lào…), đối với mức độ vi phạm như vậy hình phạt lại lại chỉ là một số năm
tù. Ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển, hiện không còn
áp dụng hình phạt tử hình.
Về mức độ chế tài: Chính sách Hình sự của Việt Nam chủ trương xử lý rất nghiêm khắc đối
với hành vi “Mua bán trái phép chất ma túy”. Điểm (b) khoản 4 Điều 194 (“Tội tàng trữ, vận
chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy”) của Bộ Luật Hình sự Việt Nam
1999 được sửa đổi bổ sung 2009, khi số lượng heroin trong một vụ tàng trữ, vận chuyển, mua
bán trái phép đạt từ 100gr trở lên, thì hình phạt có thể là tù 20 năm, chung thân hoặc tử hình.
Trong khi đó, với hành vi “Buôn bán ma túy trái phép” heroin ở trên lãnh thổ Lào trong một
vụ, với khối lượng từ 100gr đến 300 gr, thì theo quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 146 của
Luật Hình sự sửa đổi ngày 09/11/2005 của Lào, sẽ chỉ phải chịu mức án tối đa 15 năm tù và
nộp phạt tối đa 500.000.000 Kip (đơn vị tiền tệ của Lào).
Về Thẩm quyền tài phán (xét xử) hình sự đối với hành vi phạm tội của công dân nước ngoài:
Theo nguyên tắc chủ quyền quốc gia trong quan hệ quốc tế, hầu như mỗi quốc gia đều dành
cho mình quyền xử lý về mặt hình sự theo pháp luật của nước mình đối với hành vi phạm tội
của công dân nước khác trong phạm vi lãnh thổ của nước mình.
Đối với các trường hợp công dân nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt nam, mà không phải
là người thuộc đối tượng được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và
miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc theo tập quán quốc tế, hay có thân phận

14


ngoại giao; thì họ cũng phải chịu trách nhiệm hình sự theo Bộ Luật Hình sự Việt nam, theo
quy định tại Điều 5, Chương II của Bộ Luật Hình sự hiện hành (Ban hành năm 1999, sửa đổi
bổ sung năm 2009) của Việt Nam. Về vấn đề này, Điều 3 của Luật Hình sự 2005 của Lào
cũng có quy định tương tự: Công dân nước ngoài phạm tội ở Lào, mà không phải là người có
thân phận ngoại giao hay đối tượng được miễn trừ tư pháp theo các Điều ước quốc tế mà Lào

là thành viên, CÓ THỂ bị xét xử ở Lào, theo Pháp luật của nước CHDNND Lào.
Về việc một quốc gia xử lý hình sự đối với công dân nước mình mà phạm tội ở nước ngoài:
Pháp luật của mỗi nước cũng có quy định về (khả năng) thực hiện việc xử lý hình sự theo luật
của nước mình, đối với hành vi phạm tội của công dân nước mình trên lãnh thổ nước khác.
Khoản 1 Điều 6, Chương II của Bộ Luật Hình sự hiện hành của Việt Nam có quy định: “Công
dân Việt Nam phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam CÓ THỂ
bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo Bộ luật này”. Tương tự, Điều 4 Luật hình
sự 2005 của Lào cũng có quy định việc chịu trách nhiệm hình sự của với công dân Lào có
hành vi phạm tội ở nước ngoài, nhưng chỉ trong trường hợp hành vi đó cũng được coi là tội
phạm theo Luật hình sự của Lào.
Như vậy, mỗi quốc gia, trong khi theo đuổi nguyên tắc chủ quyền quốc gia, dành cho mình
quyền ưu tiên xét xử hành vi phạm tội của công dân nước ngoài trên lãnh thổ của mình, cũng
có khuynh hướng muốn xét xử và trừng phạt theo Luật hình sự của chính nước mình đối với
các hành vi phạm tội của công dân nước mình ở nước ngoài. Nếu quốc gia nào cũng khư khư
giữ lấy nguyên tắc “vơ vào” của mình khi xử lý tội phạm, thì rất nhiều nhiều khi sẽ xảy ra
“xung đột pháp luật” (Conflict of Law) liên quan đến quyền tài phán hình sự giữa các quốc
gia. Giải pháp phổ biến trên thế giới là giải quyết qua đường ngoại giao, hoặc thực hiện theo
quy định của các Điều ước quốc tế song phương, đa phương về Hỗ trợ Tư pháp (Legal
Assistance), bao gồm cả việc Dẫn độ (Extradition)…
2. . Những đặc trưng của LQT về phương pháp xây dựng luật và so sánh với luật quốc
gia.
* Luật QT được hình thành dựa trên cơ chế thỏa thuận. Trong hoạt động xây dựng qui
phạm LQT thường thông qua hai giai đoạn: giai đoạn thỏa thuận giữa các QG về nội
dung qui tắc và giai đoạn thỏa thuận công nhận tính ràng buộc của các qui tắc đã được
hình
thành.
LQT là kết quả của sự thỏa thuận, nhượng bộ lẫn nhau giữa các chủ thể, hướng đến
lợi ích QG, dân tộc, cũng như vì lợi ích chung của cộng đồng các QG.
* Sự hình thành LQT khác với trình tự xây dựng LQG. Khi tiến hành hình thành LQT,
thiếu vắng cơ quan lập pháp (LQG có cơ quan chung xây dựng luật là Quốc hội). Việc

hình thành LQT là quá trình tự nguyện của các QG, thể hiện ở sự tự điều chỉnh quan
hệ lập pháp mà các QG tiến hành theo phương thức thỏa thuận công khai bằng quan
hệ điều ước hoặc mặc nhiên thừa nhận quy tắc xử sự trong tập quán QT.
Những đặc trưng của LQT về các biện pháp đảm bảo thi hành luật và so sánh với luật
quốc
gia.
* Khi LQT không được một chủ thể thực thi theo đúng yêu cầu (vi phạm về nghĩa vụ

15


thành viên hoặc vi phạm qui định của LQT), thì pháp luật sẽ ràng buộc chủ thể vi
phạm vào những trách nhiệm pháp lý QT cụ thể để buộc chủ thể đó phải có nghĩa vụ
khôi
phục
lại
trật
tự
pháp

QT
đã
bị
xâm
hại.
* Chủ thể của LQT áp dụng nhiều cách thức, biện pháp để bảo đảm thi hành luật như:
sử dụng điều ước QT và các cách thức pháp lý khác, tận dụng các yếu tổ chính trị, xã
hội
để
tạo

động
lực
cho
sự
thực
thi
LQT.
* Khác so với LQG, LQT không có cơ quan hành pháp trong việc cưỡng chế thi hành
luật, không có cơ quan giám sát việc thi hành luật (như Viện kiểm sát)
Những đặc trưng của LQT về các chế tài và so sánh với luật quốc gia.
* Luật QT có những chế tài nhưng việc áp dụng chế tài của LQT do chính QG tự thực
hiện bằng những cách thức riêng lẻ hoặc tập thể. Các biện pháp chế tài do QG áp
dụng trong trường hợp có sự vi phạm quy định QT của một chủ thể khác (VD: cấm
vận, cắt đứt quan hệ ngoại giao, sử dụng các biện pháp hạn chế trong lĩnh vực kinh tế,
thương mại, khoa học…sử dụng các sức mạnh quân sự để thực hiện quyền tự vệ hợp
pháp hoặc để chống lại các hành động tấn công vũ trang…). Hiện nay LQT mở rộng
các biện pháp chế tài do các tổ chức QT đảm nhiệm với vai trò chủ yếu của LHQ.
* So sánh với luật Quốc gia: LQG có cơ quan hành pháp thực hiện các chế tài thường
trực như cảnh sát, công an, quân đội, tòa án…còn LQT thì các chế tài do chính các
quốc gia tự thực hiện.

Câu 13. Mọi điều ước quốc tế có hiệu lực kể từ khi tất cả các bên tham gia đàm phán và
soạn thảo ký vào bản thảo cuối cùng của Điều ước này.
Nhận định trên Đúng hay Sai? Giải thích.
Sai.
Thời hạn có hiệu lực của điều ước do các bên thỏa thuận và ghi nhận trong điều ước.
Đối với các điều ước quốc tế không cần phê chuẩn thì hiệu lực của nó phát sinh ngay sau khi
ký đầy đủ.
Tuy nhiên, đối với các điểu ước quốc tế phải phê chuẩn, phê duyệt thì hiệu lực của nó từ sau
khi các bên trao đổi thư phê chuẩn hoặc sau khi có một số quốc ga phê chuẩn theo quy định

của điều ước đó, cụ thể như sau:
- Điều ước song phương có hiệu lực sau khi các bên trao đổi văn kiện phê chuẩn, phê duyệt.
- Điều ước đa phương có hiệu lực sau khoảng thời gian nhất định khi có đủ số lượng quốc gia
quy định của điểu ước giữ văn kiện phê chuẩn hoặc phê duyệt đến cơ quan có thẩm quyền
bảo quản điểu ước.
Cũng có trường hợp về những quy định khác của thời hạn có hiệu lực của điều ước quốc tế,
ví dụ như Công ước Luật Biển năm 1982 quy định công ước sẽ có hiệu lực sau khi quốc gia
thứ 60 phê chuẩn 1 năm. Công ước về Quyền trẻ em quy định công ước sẽ có hiệu lực 30
ngày sau khi có 20 quốc gia phê chuẩn.

16


Ngoài ra, nếu nội dung của điều ước quốc tế vi phạm đến các nguyên tắc cơ bản của Luật
quốc tế hiện đại, kí kết không dựa trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng,... thì điều ước quốc tế
đó sẽ bị coi là vô hiệu. (đọc thêm bài giảng trang 10)
Câu 14. Nêu các đặc điểm của 1 tổ chức quốc tế liên chính phủ? Với mỗi loại tổ chức
quốc tế liên chính phủ, bạn hãy kể tên 1 tổ chức quốc tế tương ứng mà bạn biết?
Theo luật quốc tế hiện đại, tổ chức quốc tế liên quốc gia (liên chính phủ) là tổ chức mà thành
viên là các quốc gia, được thành lập trên cơ sở điều ước quốc tế phù hợp với luật quốc tế hiện
đại nhằm thực hiện những mục đích nhất định, có hệ thống các cơ quan có các quyền và
nghĩa vụ khác với quyền và nghĩa vụ của các nước thành viên. Từ định nghĩa trên, có thể thấy
tổ chức quốc tế có những đặc điểm pháp lý cơ bản sau đây (tr154 155) -> đang phân vân
nên lấy của cô hay trên mạng?
Đặc điểm của tổ chức quốc tế liên chính phủ :
-Tổ chức quốc tế là thực thể liên kết các quốc gia : đây là đặc điểm cơ bản để phân biệt với tổ
chức quốc tế phi chính phủ vì tổ chức quốc tế phi chính phủ thì thành viên là cá nhân,pháp
nhân, các tổ chức khác nhau vì mục đích chung nào đó. Nhưng có một số trường hợp ngoại lệ
thành viên không phải là các quốc gia VD :WTO bao gồm thành viên là cả các vùng lãnh
thổ,vùng nội vụ,thuế quan đặc biệt như Hồng Kông ,Ma Cao…

- Hình thành trên cơ sở điều ước quốc tế (để thành lập một tổ chức quốc tế các quốc gia thành
viên bắt buộc phải ký kết một điều ước quốc tế để thành lập tổ chức quốc tế đó ).không như
tổ chức quốc tế phi chính phủ được hình thành trên cơ sở thoả thuận quốc tế VD : Liên hợp
quốc- hiến chương liên hợp quốc,ASEAN -tuyên bố Băng Cốc năm 1962.
- Có quyền năng chủ thể riêng biệt với quyền năng chủ thể của các quốc gia: và được ghi
nhận trong điều lệ của tổ chức đó .Tuỳ vào từng tổ chức khác nhau thì sẽ có giới hạn cũng
như phạm vi quyền năng chủ thể khác nhau
- Có một hệ thống bộ máy tổ chức chặt chẽ để duy trì hoạt động : VD WHO có ba cơ quan
chính đó là : Hội nghị bộ trưởng, đại hội đồng và ban thư ký…
Các tổ chức liên chính phủ có thể được phân loại theo các tiêu chí khác nhau.
-

-

-

Theo thành phần tham gia, tổ chức quốc tế được phân thành tổ chức quốc tế toàn cầu
như Liên Hiệp Quốc (UN), hay tổ chức quốc tế khu vực, như Liên minh Châu Âu
(EU), Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)…
Theo lĩnh vực chuyên môn thì tổ chức quốc tế được phân loại dựa trên lĩnh vực hoạt
động, như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức
Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA)….
Theo chức năng, tổ chức quốc tế được phân thành tổ chức hợp tác và tổ chức hội
nhập. Tổ chức hợp tác thường có cơ cấu gọn nhẹ, nhiệm vụ rõ ràng, tạo thuận lợi cho
việc phát triển hợp tác giữa các quốc gia. Trong khi đó tổ chức hội nhập thường có cơ

17


cấu chặt chẽ và có nhiệm vụ phát huy quyền quyết định của tổ chức quốc tế và tạo

điều kiện hội nhập cho các quốc gia.
Chia theo Wiki:
-

-

-

-

-

Tổ chức toàn cầu - mọi quốc gia có thể gia nhập miễn là đáp ứng được các tiêu chí đề
ra. Ví dụ: Liên Hiệp Quốc và các cơ quan chuyên môn thuộc Liên Hiệp Quốc như
Liên minh Bưu chính Quốc tế, Interpol, Tổ chức Thương mại Thế giới, Tổ chức Thuế
quan Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Tổ chức khu vực - dành cho các thành viên từ một khu vực hoặc châu lục cụ thể. Ví
dụ: Ủy hội châu Âu, Liên minh châu Âu, NATO, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu
Âu, Liên minh châu Phi, Tổ chức Các quốc gia châu Mỹ, Hiệp hội Các quốc gia Đông
Nam Á, Liên đoàn Ả Rập và Liên minh các Quốc gia Nam Mỹ.
Tổ chức văn hóa, ngôn ngữ, dân tộc, tôn giáo hoặc lịch sử - dành cho các thành viên
trên cơ sở mối liên kết về văn hóa, ngôn ngữ, dân tộc, tôn giáo hoặc lịch sử. Ví dụ:
Khối Thịnh vượng chung Anh, Cộng đồng Pháp ngữ, Liên minh Latin và Tổ chức Hội
nghị Hồi giáo.
Tổ chức kinh tế: một số vì mục tiêu thương mại tự do, cắt giảm rào cản thương mại
(Tổ chức Thương mại Thế giới), Quỹ tiền tệ Quốc tế. Một số khác tập trung vào phát
triển quốc tế. Các tổ chức hợp tác công khai (cartel) quốc tế cũng được xếp vào loại
này, ví dụ Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu lửa. Ngoài ra còn có Tổ chức Hợp tác và
Phát triển Kinh tế và Tổ chức Ngân hàng Phương nam.
Tổ chức giáo dục: ví dụ Đại học Liên Hiệp Quốc


Câu 15. Nêu vai trò và giá trị pháp lý của điều ước quốc tế. Khi có sự vi phạm điều ước
quốc tế của 1 chủ thể thì các chủ thể khác của điều ước quốc tế sẽ áp dụng trách nhiệm
pháp lý quốc tế như thế nào?
Vai trò của điều ước quốc tế:
Xuất phát từ bản chất của điều ước là sự thỏa thuận của các chủ thể trong quan hệ pháp lý
quốc tế, điều ước quốc tế có ý nghĩa:
- Là hình thức pháp luật cơ bản chứa đựng các quy phạm LQT để xây dựng và ổn định các cơ
sở pháp luật cho các quan hệ pháp luật quốc tế hình thành và phát triển. Trong mọi trường
hợp, chủ thể của luật quốc tế luôn phải đặt câu hỏi rằng, đối với quan hệ xã hội cụ thể này cần
phải được điều chỉnh bằng quy phạm nào của luật quốc tế. Do vậy việc thỏa thuận tự nguyện
và bình đẳng giữa các chủ thể của luật quốc tế để ký kết các điều ước quốc tế điều chỉnh các
vấn đề nảy sinh trong quan hệ quốc tế là rất quan trọng. Nó tạo cơ sở pháp lý cho việc xây
dựng và ổn định các mối quan hệ pháp luật quốc tế,
- Là công cụ, phương tiện quan trọng để duy trì và tăng cường các quan hệ hợp tác quốc tế
giữa các chủ thể. Điều 26 công ước viên năm 1969 quy định : “mọi điều ước đã có hiệu lực
đều ràng buộc các bên tham gia điều ước và phải được các bên thi hành một cách thiện chí”.
Sự tận tâm, thiện chí của các chủ thể tham gia điều ước là cơ sở, là bảo đảm quan trọng để
chủ thể ký kết tự ràng buộc vào nghĩa vụ thực hiện các quy định của luật quốc tế.

18


- Là đảm bảo pháp lý quan trọng cho quyền lợi và lợi ích hợp pháp của chủ thể LQT. mọi
điều ước quốc tế khi được thực thi sẽ áp dụng công bằng cho tất cả và có hiệu lực pháp lý
như nhau, không có ngoại lệ cho bất cứ quốc gia nào. Có thể thấy, sự tự nguyện và bình đẳng
trong các quan hệ điều ước đã trở thành một căn cứ để đánh giá tính hợp pháp của một điều
ước quốc tế. Theo đó, những điều ước được ký kết mà có sự lừa dối, có sử dụng vũ lực hoặc
ép buộc sẽ không có giá trị pháp lý (Điều 49,52 công ước Viên năm 1969)
- Là công cụ để xây dựng khung pháp luật quốc tế hiện đại, cũng như để tiến hành hiệu quả

việc pháp điển hóa LQT(Luật quốc tế). Điều 38 quy chế tòa án quốc tế liên hợp quốc đã quy
định : “tòa án có nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp đưa ra trước tòa trên cơ sở luật quốc tế,
áp dụng : a)công ước quốc tế, chung hoặc riêng, trong đó các quy tắc được các quốc gia tranh
chấp thừa nhận rõ ràng…”
Trách nhiệm pháp lý quốc tế là nghĩa vụ pháp lý của chủ thể vi phạm phải loại bỏ thiệt hại
gây ra đối với chủ thể khác từ hành vi trái pháp luật của mình.
Nếu như trong mối quốc gia. trách nhiêm pháp lý là biện pháp tác dộng vê mặt pháp lý đối
với chũ thế vi phạm và được báo đám thực hiện có hiệu qua thông qua bộ máy cưỡng chè
Nhà nước, thi trong quan hệ quốc té* trách nhiệm quốc tế là nguyên tắc chung trèn cơ sơ
đó cáo quốc gia mong muốn cùng nhau thực hiện nhứiìg cam kết quốc tê\ thổng nhất, giải
quyết các bất đông và tránh gây thièt hại lấn nhau.
1. Trách nhỉệm phỉ vật chất.Nếu quốc gia có hành vi vi phạm gây thiệt hại phỉ vật
chất (như làm tổn hại đến danh dự, uy tín của quốc gia khác) cho quốc gia khác
nhất thiết phải làm cho quốc gia bị thièt hại được thoả mân vê chính trị, tỉnh thần, uy
tín. Thể loại trách nhiệm này cũng có thể được đật ra trong trường hợp gãy ra
thiệt hại vặt chất mà nếu chi bồi thường vặt chất khỏng thôi vẳn chưa thoá đáng.Trong
thè loại trách nhiệm phi vật chất có hai hình thức trách nhiệnì cụ thể.4
ặơ. Khôi
phục nguyên trạng.Đíẻu ước Khôi phục nguyên trạng là việc quốc gia vi phạm
hoàn trả lại hiện trạng ban đàu nhửng gì đã gây ra cho quốc gia bị hại, đông thời phái
gánh chịu mọi hàu qua bất lợi để thực hiện nghĩa vụ trên. Ví dụ, quốc gia chiếm đóng
trái phép viing dất của quốc gia khác thì phải rút qưàn khói vùng đất chiếm đóng đó,
đông thời phải chịu mọi chi phí cho việc rút quân nêu trên.b. Làm thoả mãn yêu c'ôu
quốc gia bị hại.Điêu ước Làm thoả mãn yêu câu quốc gia bị hại là viêc quốc gia vi
phạm làm thoả mãn nhửngyêu cầu có tính chất phi vật chất của quốc gia bị hại mà
không thế thực hiện được việc khôi phục nguyên trạng.Mục đích cùa việc làm thoa
mãn yêu cầu của quốc gia bị hại trước hết là bảo vệ danh dự và uy tín của quốc gia
bị hại.'•Có rất nhiều cách thức làm thoả mãn yêu cầu của quốc gia bị hại, nhưng
thườiig gặp nhất là nhứng cách thức như: Chính thức gửi điện chia buồn và thông
cảm, chính thức xin lỗi và hứa rằng những hành vi tương tự sé khòng tái phát, treo

quốc kỳ, cử quốc ca trong bầu không khí long trọng, cử đoàn dại biểu thăm hỏi và
xin lỗi, ban hành các vàn bản pháp luật phòng ngừa nhđng vi phạm pháp luật và xét
xử tighiêm-minh nhứng cá nhân vi phạm.
2. Trách nhiệm vật chất.ẹ
•Có hai hình thức cụ thé trong thể loại trách nhiệm vật
chất: hoàn lại vật và bồi thường.a. Hoàn lọi vật.♦ 4Điêu ước Đó là việc quốc gia vi
phạm bồi hoàn lại những thiệt hại vật chất đúng như ban đâu. Ví dụ, như trả lại cho quốc
gia bị m ất nhứng tác phầm văn hoá nghệ thuật, nhửng phương tiện giao thõng bị mất

19


v.v... Nghĩa là quốc gia bị hại sẽ được nhận lại chính vặt đã bị mất đi, hoặc sẽ được nhận
lại những vật đúng dặc điếm, tính chất, thông sô' kỹ thuật v.v... như ban đầu,b. Bòi thường
chiến phi.Bồi thưèmg chiến phí là việc bồi thuừng thiệt hại vật chất bàng tiên, bÀng
hàng hoá v.v... được đặt ra trong trường hợp không thể bồi thường thiệt hại vật chất
theo nguyên mẫu.Việc bồi thường thiệt hại do chiến tranh xâm iược của Mỹ gây ra cho
Việt nam được quy định trong đíẽu 21 cùa Hiêp định Paris ngày 27-01.1973 vê chấm dứt
chiốn tranh và lập lại hoà binh ở Việt nam. Điều 21 cúa Hièp định quy định rằng "Hoa Kỳ
có nghĩa vụ đóng góp vào công cuộc hàn gán vết thương^chiến tranh và xây dựng lại sau
chiến tranh *việt nam và trên toàn cõi Đông Dương". Trong các cuộc phán trước đây giữa
Mỹ và Việt nam, phía Mỹ đã phải )ồi thường cho Việt nam bằng cách tham gia vào công
cuộc xây dựng lại Việt nam với trị giá 2 ty đô Ih. Việc bồi thường này, theoliiiặt. quốf
tế. là bồi thường chi'Vn phi đối vđi nhứng thiệt hại do hành vi xâm lược gây ra.3. T rừ n g
p h ạ t quổc tế.Trong trường hợp quốc gia thực: hiện nhiĩiig lội ác quốc tế. như xâm
lược, thực hiện chinh sách diệt chung v.v... thì ngoài việc chịu trách nhiệm bồi thường
vật chất và thoa mãn yêu cầu phục hồi danh dự, uy tin cho quốc gia bị hại, còn phai chịu
hình thức trừng phạt cá thể hoặc tập thè. Sụ trừng phạt này gọi là trừng phạt quốc
tế.Trừng phạt <'ấ thế là sự trừng phạt do một quổc gia tỉiục hiên đối vdi quốc gia gây ra
một trong những tội ác quốc tế. Việc trOrng phạt này còti được gọi là biện pháp tra đũa,

Khi thực hiện biẹn piiáp Lià (lũa chi Irung mọi trường hợp quốc gia bị thiệt hại không
được sứ dụng lực lượng vũ trang đánh chiếm hay chiếm đóng lãnh thô cua quốc gia vị
phạrr., không dược ném bom, đánh phá lảnh thổ, phong toá bờ biến, đánh chiếm tâu
biến đang hành trìn h trên vùng biển quốc tế v.v... vì tàt ca những hành vi đó đêu bị coi
là xâm lược, trừ trường hợp thực hiện quyền tự vệ trước cuộc xâm lược được quy định
trong điêu 51 Hiến chương Lièn Hợp Quốc.Luật quốc tế quy định những biẾn pháp trá
đúa hợp pháp là: cắt đứt quan hệ ngoại giao, trục xuất đại sứ, đóng cửa lãnh sự v.v...
ậTrừiìg phạt tập thé của một nhóm nước hav nhíèu nước !à biện pháp nhăm làm chấm
dứt sự vị phạm pháp ^Iiật quốc tê cúa một hay nhóm nước nào đó.
Câu 16. Phân tích các trường hợp mất quốc tịch theo pháp luật quốc tế và pháp luật
Việt Nam. Với mỗi trường hợp, bạn hãy nêu một ví dụ minh họa?
Quốc tịch là mối liên hệ pháp lý chính trị giữa người dân với một nước nhất định. Mối liên hệ
này được biểu hiện ở tổng thể các quyền và nghĩa vụ của người đó được nhà nước quy định
và đảm bảo thực hiện. Quốc tịch là một hiện tượng pháp lý mang tính chất giai cấp rõ rệt và
sâu sắc. Việc quy định một bộ phân dân cư được hưởng chế độ pháp lý nào là hoàn toàn phụ
thuộc vào ý chí của giai cấp thống trị.
Có 3 trường hợp mất quốc tịch: (Phần định nghĩa ở Tài liệu trang 121, dưới đây là anh
cóp trên mạng để tham khảo thêm)
-

Thôi quốc tịch:
Pháp luật các nước đều quy định một số điều kiện chủ yếu để xin thôi quốc tịch như:
• Đã hoàn thành hoặc được miễn nghĩa vụ quân sự
• Đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế hoặc các nghĩa vụ tài chính cho quốc gia mà họ
xin thoi quốc tịch.
• Không phải thi hành các phán quyết dân sự

20



• Không bị truy tố hình sự trong thời gian xin thôi quốc tịch
Ví dụ: Một người ở HCM mang quốc tịch Việt Nam nhưng sau đó xin thôi với mục
đích để nhập quốc tịch nước ngoài. Người này nộp 3 bộ hồ sơ với đầy đủ các giấy tờ
và lệ phí lên cơ quan tiếp nhận hồ sơ là Sở Tư Pháp thành phố HCM. Sau khi hồ sơ
được giải quyết, khi được phép thôi quốc tịch, người này sẽ không còn là công dân
của Việt Nam nữa.
-

Đương nhiên mất quốc tịch Đương nhiên mất quốc tịch là trường hợp công dân của
một quốc gia bị mất quốc tịch một cách mặc nhiên chứ không phải là hành vi trừng
phạt từ nhà nước.
Ví dụ: Một người Việt Nam nếu gia nhập quân đội

-

Bị tước quốc tịch
Tước quốc tịch là việc công dân bị chính quốc gia mà mình mang quốc tịch tước bỏ
quyền được mang quốc tịch trên cơ sở những hành vi vi phạm pháp luật của nước đó,
thông thường đó là những hành vi gây phương hại đến lợi ích và uy tín của quốc gia...
Tước quốc tịch là biện pháp trừng phạt mà quốc gia thi hành đối với công dân nước
mình khi họ không còn xứng đáng với danh hiệu công dân nữa. Như vậy việc một
người có quốc tịch cũng chính là vấn đề liên quan đến danh dự cá nhân. Vì vậy chỉ
khi nào công dân có hành vi vi phạm cụ thể và được luật quy định mới có thể bị tước
quốc tịch. Trình tự thủ tục và điều kiện tước quốc tịch được quy định trong pháp luật
quốc gia của mỗi nước và hoàn toàn phải tôn trong nguyên tắc đã được đưa ra trong
Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948. Theo đó, "mọi người đều có quyền có
một quốc tịch; không ai bị tước quôc tịch một cách vô cớ và bị từ chối quyền được
đổi quốc tịch".
Ví dụ: Nhà giáo Phạm Minh Hoàng bị tước quốc tịch do có hành vi phản động, chống
phá chính quyền.


Câu 19: Phân tích chế độ pháp lý quốc tế về vùng trời quốc gia, phương tiện bay và phi
hành đoàn?
a. Vùng trời
Vùng trời quốc gia là vùng không phận thuộc chủ quyền của quốc gia, bao gồm vùng không
phận phía trên toàn bộ lãnh thổ đất liền, nội thủy và lãnh hải của một quốc gia. Giới hạn
theo chiều dọc của vùng trời quốc gia là một mặt cắt dọc theo đường biên giới trên đất liền và
trên biển. Vùng trời quốc gia sẽ bao gồm toàn bộ khoảng không đến giới hạn ngoài của khí
quyền trái đất – nơi bắt đầu của không gian vũ trụ, được điều chỉnh bởi các quy định khác
Hoạt động hàng không quốc tế chủ yếu diễn ra trong không phận thuộc chủ quyền của các
quốc gia và trong không phận quốc tế => xuất hiện nguyên tắc, quy phạm pháp lý điều chỉnh
và thiết lập những cách thức sử dụng vùng trời để có thể đảm bảo an toàn chủ quyền an ninh
lãnh thổ quốc gia và phát triển kinh tế.

21


Tại điểm c điều 3 Công uớc Chicago năm 1944 quy định: “Không một máy bay nào của một
quốc gia ký kết được bay qua lãnh thổ của quốc gia ký kết khác hoặc hạ cánh xuống đó mà
không được sự cho phép bằng sự thỏa thuận đặc biệt hoặc bằng cách khác và phải tuân thủ
các điều kiện của sự cho phép đó”.
● Ngoài việc phải được cho phép sự đồng ý của nước sở tại thì các phương tiện bay
nước ngoài cần chấp hành những quy định đã ký kết
● Các trung tâm kiểm soát khôn lưu do ICAO chỉ định trên cơ sở phê chuẩn đề nghị của
hội nghị không vận khu vực. Mỗi trung tâm này được quản lý một vùng trời nhất định
b. Phi hành đoàn
Phi hành đoàn ao gồm tất cả các những nhân viên đảm nhiệm các công việc trên máy bay và
được pháp nhận khai thác máy bay ủy nhiệm sử dụng điều hành máy bay trong hoạt động vận
chuyển hàng không
Các nhân viên phi hành đoàn có nghĩa vụ đảm bảo an toàn trật tự cho chuyến bay kể từ khi

máy bay cất cánh cho đến khi máy bay hạ cánh và phải chịu trách nhiệm về phần việc của
mình. Đặc biệt là người chỉ huy máy bay có quyền hạn rất lớn
c. Phương tiện bay
❖ Các chuyến bay quốc tế
Luật Biển Việt Nam năm 2012 khẳng định chủ quyền đối với vùng trời phía trên lãnh hải.
Điều 12(4) Luật này quy định “Các phương tiện bay nước ngoài không được vào vùng trời ở
trên lãnh hải Việt Nam, trừ trường hợp được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam hoặc thực
hiện theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”
Cũng lưu ý rằng Chính phủ Việt Nam đã từng có tuyên bố về vùng trời Việt Nam vào năm
1984, theo đó, “vùng trời của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là khoảng không
gian ở trên đất liền, nội thủy, lãnh hải và các hải đảo Việt Nam và thuộc chủ quyền hoàn toàn
và riêng biệt của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Câu 21: Phân tích khả năng thực thi Phán quyết của Toà Trọng tài PCA về vụ kiện
Philippines và Trung Quốc tranh chấp trên biển Đông.
Bản chất :
● Vấn đề thực thi trong luật quốc tế
● Định nghĩa: Thực thi luật quốc tế : là bảo đảm thực tế các quy định, thỏa ước, cam kết
có hiệu lực được thi hành trên thực tế
● Nêu tóm tắt sự việc
● Đánh giá: Việc thực thi công pháp quốc tế trong phán quyết này phụ thuộc vào ý chí,
nguyện vọng, lợi ích, sự tử tế…..
=> Quan điểm của bản thân : Mong muốn được hòa bình trên biển, tuy nhiên khi Trung Quốc
còn trường tồn thì vẫn còn những việc như thế này xảy ra
Câu 22: Phân tích về quốc gia và các tập đoàn đa quốc gia với vai trò là các chủ thể của
Luật quốc tế.
Về các đặc điểm cơ bản để xác định một thực thể là chủ thể của Luật Quốc tế:
Ta có khái niệm về chủ thể của Luật Quốc tế: “chủ thể của Luật Quốc tế là những thực thể
đang tham gia hoặc có khả năng tham gia vào các quan hệ quốc tế một cách độc lập, có đầy

22



đủ các quyền và nghĩa vụ quốc tế cũng như thực hiện một cách độc lập các quyền và nghĩa vụ
quốc tế đó trên cơ sở các quy phạm Luật Quốc tế”.
Theo như khái niệm trên, ta có thể rút ra được các dấu hiệu cơ bản của chủ thể Luật Quốc tế
và theo quan điểm của nhóm chúng tôi thì cá nhân, pháp nhân không đáp ứng được các dấu
hiệu cơ bản sau đây để trở thảnh chủ thể của Luật Quốc tế:
Thứ nhất, thực thể đang và có khả năng tham gia vào các quan hệ quốc tế.
Một số các tác giả đã viện dẫn các Điều ước Quốc tế về quyền con người (ví dụ như Tuyên
ngôn nhân quyền quốc tế 1948), về vị thế pháp lý của một số nhóm cá nhân trong Luật Quốc
tế (Công ước Quốc tế về quyền của người tị nạn 1951), hay quyền của cá nhân được thỉnh
cầu lên các Tòa án Quốc tế (Điều 190 Công ước Quốc tế về Luật Biển 1982 cá nhân có quyền
được đưa đơn kiện nhà nước tham gia Công ước và đòi hỏi được xét xử tại Toà án Quốc tế về
biển), khả năng gánh vác trách nhiệm pháp lý quốc tế ( ví dụ như Điều lệ Tòa án binh quốc tế
1945, Công ước Quốc tế về ngăn ngừa và trừng phạt tội ác diệt chủng 1948...).
Thực tế cho thấy rằng cá nhân, pháp nhân chỉ có khả năng tham gia “rất hạn hữu” vào một số
các quan hệ quốc tế xác định hoặc tham gia các quan hệ này một cách gián tiếp thông qua
Nhà nước. Điều này xuất phát từ những quyền tự nhiên của con người, vị thế của công dân,
pháp nhân của quốc gia.
Thứ hai, chủ thể Luật Quốc tế có ý chí độc lập, không phụ thuộc vào các chủ thể khác.
Hiện nay, khi tham gia vào tất cả các quan hệ của đời sống xã hội thì cá nhân, pháp nhân vẫn
chịu một sự chi phối rất lớn từ ý chí, từ quyền lực chính trị của chủ thể đặc biệt đó là Nhà
nước. Một mặt, cá nhân và pháp nhân không được làm trái, đi ngược lại các quy định của
pháp luật quốc gia. Đồng thời hai loại chủ thể này không thể tự mình tham gia vào một số các
quan hệ quốc tế mà phải thông qua nhà nước.
Thứ ba, được hưởng quyền và các nghĩa vụ pháp lý quốc tế và gánh vác trách nhiệm pháp lý
quốc tế do hành vi của mình gây ra.
Một số nhà luật học đã dựa vào những căn cứ như trên đã đề cập, họ chứng minh rằng cá
nhân vẫn được hưởng quyền và các nghĩa vụ cũng như gánh vác trách nhiệm pháp lý quốc tế
như các chủ thể khác của luật quốc tế. Tuy nhiên, theo quan điểm của nhóm chúng tôi thì dù

các Điều ước Quốc tế trên là hướng tới con người, hướng tới cá nhân nhưng chúng tôi đồng ý
với quan điểm của B.M Shurshaloff rằng các Điều ước Quốc tế được ký kết giữa các quốc gia
với nhau, quyền và nghĩa vụ phát sinh từ các Điều ước này là dành cho nhà nước và nhà nước
có phải đảm bảo cho cá nhân có những quyền trên, vì bản thân những Điều ước đó không thể
nào được thực thi nếu không được nhà nước cụ thể hóa trong Luật quốc gia.
Thứ tư, không một chủ thể nào có quyền tài phán chủ thể của Luật Quốc tế, trên nó không
tồn tại quyền lực chính trị nào chi phối hoạt động của nó và khi tham gia vào các quan hệ
quốc tế thì các chủ thể có vị trí độc lập, bình đẳng với nhau.
Thực tiễn ta thấy rằng, trong mối tương quan về địa vị pháp lý trong Luật quốc gia thì nhà
nước luôn có quyền tài phán đối với công dân, pháp nhân nước mình, phần lớn các quan hệ
phát sinh giữa cá nhân, pháp nhân với nhà nước đều được điều chỉnh bởi phương pháp quyền
uy, mệnh lệnh phục tùng. Mặt khác, chúng vẫn có thể bị tài phán bởi các cơ quan quốc tế
khác (ví dụ như Tòa án binh Quốc tế) theo Luật Quốc tế. Vì vậy, khi tham gia vào các hoạt
động, cá nhân pháp nhân luôn bị chi phối ảnh hưởng bởi quyền lực chính trị và khi tham gia

23


vào quan hệ với các chủ thể khác của Luật Quốc tế thì chúng khó có thể có được vị trí độc lập
và bình đẳng.
Pháp nhân (công ty xuyên quốc gia):
2.1.2.1 Khái niệm:
Pháp nhân ở đây được hiểu là các công ty quốc tế, công ty đa quốc gia và các công ty xuyên
quốc gia. Xét về mặt tài chính hay kinh tế, các khái niệm này có sự khác nhau rõ rệt. Tuy
nhiên, khi đặt chúng trong quan hệ quốc tế thì việc hoạt động trên quy mô quốc tế cho phép
ta dùng thuật ngữ công ty xuyên quốc gia để gọi chung cho loại pháp nhân này. Vì vậy, từ đây
về sau xin được sử dụng cụm từ công ty xuyên quốc gia với tư cách là chủ thể của Luật Quốc
tế. Công ty xuyên quốc là khái niệm để chỉ những tổ chức kinh doanh có quyền sở hữu sản
xuất, hoạt đông và cung cấp dịch vụ trên địa bàn nhiều quốc gia. Các công ty này thường có
ngân sách vượt cả ngân sách của nhiều quốc gia và có ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ

quốc tế và nền kinh tế toàn cầu. Các công ty này cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá
trình toàn cầu hóa. 2.1.2.2. Đặc điểm chủ thể của công ty xuyên quốc gia: Với tư cách là pháp
nhân, năng lực chủ thể của công ty xuyên quốc gia phát sinh và kết thúc đồng thời với thời
điểm công ty này thành lập và chấm dứt. Các công ty xuyên quốc gia hoạt động chủ yếu
trong lĩnh vực kinh tế và thường có mục đích lợi nhuận. Chúng thường có sự gắn bó đáng kể
với chính trị. Nếu như trong quá khứ, các công ty xuyên quốc gia có quan hệ mật thiết với
chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc thì trong thời hiện đại, việc các công ty xuyên quốc
gia can thiệp vào công việc nội bộ của các nước đã không còn xa lạ. Ngược lại, các công ty
xuyên quốc gia lại khá độc lập với quốc gia do chúng có sự chủ động về tổ chức, tài lực và
nhân lực. Các công ty xuyên quốc gia được tự do định đoạt quy mô, đối tượng và phương án
thực hiện hoạt động kinh doanh mà ít có sự can thiệp của nhà nước. Sự độc lập còn được tăng
lên bởi những quy định pháp lý của nhà nước và thế lực tài chính khổng lồ.
2.1.2.3. Quyền năng chủ thể luật quốc tế của các công ty xuyên quốc gia: Các công ty
xuyên quốc gia, đang ngày càng chiếm được vị thế vững chắc trong quan hệ quốc tế. Không
thể phủ nhận những ảnh hưởng của chúng trong việc kiến tạo các quan hệ xuyên quốc gia và
khả năng gây ảnh hưởng cho nền kinh tế quốc gia hay thế giới. Thông qua quá trình hoạt
động và mạng lưới kinh doanh quốc tế của mình, các công ty xuyên quốc gia đã mở rộng
quan hệ quốc tế, phát triển quan hệ kinh tế quốc tế, làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau, thúc đẩy
toàn cầu hóa, hình thành luật lệ trong quan hệ quốc tế, chuyển tải các giá trị xuyên biên giới
và củng cố hệ thống quốc tế, thúc đẩy xu hướng thống nhất thế giới. Việc các công ty này hợp
tác với các quốc gia hay các tổ chức khác để thực hiện các dự án kinh doanh đã không còn
quá mới mẻ. Như vậy, việc tiếp tục lờ đi các công ty xuyên gia, đặt chúng nằm ngoài pháp
luật quốc tế liệu có còn là sự lựa chọn khôn ngoan nữa không? Và nếu không công nhận
chúng, thì văn bản pháp luật nào sẽ điều chỉnh quan hệ giữa các công ty này với quốc gia hay
các chủ thể của luật quốc tế khác khi nguồn gốc quốc tế là một yếu tố cơ bản của loại hình
công ty này
Câu 23: Phân tích về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đầu tư giữa Chính phủ và nhà
đầu tư nước ngoài tại Trung tâm Giải quyết Tranh chấp Quốc tế về Đầu tư (ICSID)
Cơ chế hoạt động của Trung tâm ICSID.


24


Trung tâm ICSID giải quyết tranh chấp đầu tư theo thủ tục hòa giải và thủ tục trọng tài.
Trình tự, thủ tục được quy định rõ tại công ước ICSID và được cụ thể hóa trong Quy tắc về
thủ tục tố tụng Trọng tài.
Theo quy định tại Điều 25 Công ước ICSID, để đưa một vụ tranh chấp ra giải quyết bằng
Trọng tài theo quy tắc trọng tài ICSID đòi hỏi phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Thứ nhất: Tranh chấp được đưa ra phảu là tranh chấp pháp lý phát sinh trực tiếp từ hoatj
động đầu tư, các tranh chấp khác không thuộc thẩm quyền giải quyết của ICSID.
- Thứ hai: tranh chấp phát sinh phải có một bên là Nhà nước.
- Thứ ba: Thủ tục trọng tài ICSID chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận lựa chọn của các
bên tranh chấp. Để giải quyết vụ tranh chấp theo thủ tục này, quốc gia và nhà đầu tư phải thỏa
thuận với nhau việc lựa chọn trung tâm trọng tài theo các cách:
+ Quốc gia thành viên thỏa thuận với nhà đầu tư về việc đưa vụ tranh chấp cụ thể đang tồn
tại để giải quyết tại Trung tâm ICSID.
+ Các quốc gia có thể thỏa thuận trong một Hiệp định đầu tư song phương về việc đưa vụ
tranh chấp giữa nhà đầu tư bên ký kết kia ra giải quyết tại trung tâm trọng tài.
+ Pháp luật của quốc gia thành viên có quy định cho phép đưa vụ tranh chấp giữa nhà nước
với nhà đầu tư ra giải quyết tại trung tâm ICSID.
Câu 24: Phân tích vai trò của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và cơ chế biểu quyết của
Hội đồng này trong việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế.
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (tiếng Anh: United Nations Security Council, viết tắt
UNSC) là cơ quan chính trị quan trọng nhất và hoạt động thường xuyên của Liên Hiệp Quốc,
chịu trách nhiệm chính về việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Những nghị quyết của
Hội đồng Bảo an được thông qua mà phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc thì bắt buộc
các nước hội viên của Liên Hiệp Quốc phải thi hành. Hội đồng Bảo an không phục tùng Đại
Hội đồng Liên Hiệp Quốc.
❖ Vai trò
Theo chương Sáu của bản Hiến chương, "Giải quyết các tranh chấp vì mục đích hoà bình",

Hội đồng Bảo an "có thể điều tra bất cứ vụ tranh chấp nào, hoặc bất cứ tình huống nào có thể
dẫn đến sự xung đột quốc tế hoặc khơi mào một cuộc tranh chấp". Hội đồng có thể "đề xuất
những thủ tục hoặc phương pháp điều chỉnh" nếu Hội đồng xét thấy tình huống có thể gây
nguy hại cho hoà bình và an ninh quốc tế. Những đề xuất này có tính ràng buộc đối với các
thành viên Liên Hiệp Quốc.
Chương Bảy dành cho Hội đồng quyền hạn lớn hơn để chọn lựa biện pháp cần thiết trong
những tình huống "đe dọa hoà bình, xâm phạm hoà bình hoặc tiến hành xâm lấn". Trong
những tình huống như thế, Hội đồng không bị giới hạn trong việc đưa ra những đề xuất
nhưng có quyền hành động, bao gồm cả việc sử dụng lực lượng vũ trang "để duy trì hoặc
phục hồi hoà bình và an ninh quốc tế". Điều này là nền tảng cho hoạt động quân sự của Liên
Hiệp Quốc tại bán đảo Triều Tiên năm 1950 trong Chiến tranh Triều Tiên và việc sử dụng
quân lực liên minh tại Iraq và Kuwait năm 1991. Chiếu theo Chương Bảy các quyết định, như
cấm vận kinh tế, có giá trị ràng buộc trên các thành viên Liên Hiệp Quốc.

25


×