Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Phát huy vai trò của Hội đồng tự quản nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh lớp 2 theo Mô hình trường học mới Việt Nam ở trường Tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.17 KB, 8 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: …….….
1. Tên sáng kiến: Phát huy vai trò của Hội đồng tự quản nhằm nâng cao
chất lượng học tập cho học sinh lớp 2 theo Mô hình trường học mới Việt Nam.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng trong ngành giáo dục.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
* Ưu điểm:
Được sự chỉ đạo sát sao của các cấp và sự ủng hộ của đa số cha mẹ học sinh
cũng như cộng đồng xã hội. Cơ sở trường lớp tương đối khang trang. Môi trường
học tập sạch sẽ, thân thiện; Bản thân giáo viên nhiệt tình, có tay nghề vững vàng và
được tham gia lớp tập huấn về phương pháp, hình thức dạy học theo Mô hình
trường học mới tại huyện; Đa số học sinh ngoan, chăm học nên trong quá trình học
tập các em đều rất nhiệt tình; Tài liệu học tập của học sinh được trang bị đầy đủ có
tranh ảnh rất đẹp nên thu hút được học sinh học tập.
* Nhược điểm:
Giáo viên vừa trải nghiệm, vừa rút kinh nghiệm nên nhiều lúc còn lúng túng,
chưa biết làm thế nào để lựa chọn và xây dựng các ban Hội đồng tự quản của lớp
được tốt; Việc chuyển đổi từ phương pháp dạy học chung cả lớp sang phương pháp
học tập tích cực (chủ yếu theo nhóm) lúc đầu đã gây nhiều khó khăn cho giáo viên;

1


Học sinh hiếu động, chưa biết hợp tác trong khi học nhóm. Một số em còn thụ
động nhút nhát và ngại làm việc, làm việc chậm; Hội đồng tự quản học sinh chưa
biết cách điều hành chung cả lớp; Một vài phụ huynh còn chưa nhiệt tình ủng hộ
mô hình dạy học này.


3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
- Mục đích của giải pháp:
Nhằm giúp học sinh biết tương tác với nhau trong nhóm, biết cách tổ chức
học theo nhóm, mạnh dạn tích cực tham gia các hoạt động của nhóm. Giúp Hội
đồng tự quản của lớp tự tin, nâng cao năng lực quản lí, giám sát, điều hành các
hoạt động của lớp. Rèn luyện cho Hội đồng tự quản các kĩ năng, kinh nghiệm khi
thực hiện nhiệm vụ. Tạo sự hứng thú để thu hút học sinh tích cực tham gia các hoạt
động của lớp. Góp phần tích cực cho học sinh đạt được trình độ chuẩn kiến thức kỹ
năng; đạt phẩm chất và năng lực.
- Nội dung giải pháp:
Xây dựng Hội đồng tự quản của lớp: Hội đồng tự quản là tổ chức của học
sinh, vì học sinh và do học sinh thực hiện. Các em làm chủ trong mọi hoạt động.
Vì vậy tôi thường hướng cho các em tự đề xuất, bàn bạc và đưa ra nội quy và cùng
nhau giám sát việc thực hiện các nội quy do mình xây dựng. Các em sẽ có trách
nhiệm thực hiện các nội quy đó. Điều đó đảm bảo tính dân chủ trong lớp học; Hội
đồng tự quản gồm Chủ tịch Hội đồng tự quản, các Phó chủ tịch Hội đồng tự quản,
các Ban tự quản, trưởng ban. Quy trình bầu Hội đồng tự quản được tôi tiến hành
như sau: Cho học sinh nắm được vai trò, nhiệm vụ và quyền lợi của Chủ tịch Hội

2


đồng tự quản, các Phó Hội đồng tự quản, các trưởng ban. Khuyến khích học sinh
ứng cử vào Hội đồng tự quản, nhóm đề cử. Gợi ý cho các ứng viên xây dựng kế
hoạch tranh cử, viết bài thuyết trình. Thuyết trình của các ứng viên. Bầu cử và
công bố kết quả.
Phân công nhiệm vụ các thành viên trong Hội đồng tự quản: Sau khi
thành lập được hội đồng tự quản, tôi đã tổ chức tập huấn cho hội đồng tự quản về
nhiệm vụ cụ thể của từng ban và cách thức làm việc như: Chủ tịch hội đồng tự
quản vào đầu và cuối mỗi tiết học hoặc khi có khách tới biết mời các bạn đứng lên

chào, mời Ban văn nghệ lên sinh hoạt văn nghệ, sau đó mời Ban đồ dùng lên phát
đồ dùng học tập; Các Phó chủ tịch Hội đồng tự quản phụ trách theo dõi, đôn đốc,
giúp đỡ các bạn thực hiện các nhiệm vụ được phân công phụ trách; Ban văn nghệ
tổ chức cho các bạn hát, múa, chơi trò chơi vào đầu tiết học và cuối tiết học. Có thể
lồng ghép chơi trò chơi để ôn lại kiến thức cũ; Ban học tập kiểm tra bài cũ, bài tập
ứng dụng của các bạn, báo cáo với cô giáo vào đầu giờ. Trong tiết học ngoài nhiệm
vụ học tập của mình phải quan sát bao quát lớp để cuối mỗi tiết học nhận xét đánh
giá tình hình học tập của lớp; Ban vệ sinh có nhiệm vụ theo dõi vệ sinh chung của
cả lớp. Đầu mỗi buổi học phải phân công vệ sinh lần lượt cho các nhóm và kiểm
tra nhóm nào chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa tốt. Cuối mỗi buổi học cũng phải
kiểm tra lại xem nhóm nào thực hiện vệ sinh chưa tốt để kịp thời nhắc nhở các bạn
thực hiện tốt; Ban thư viện vào giờ ra chơi cho các bạn mượn truyện đọc, thu
truyện và sắp xếp thư viện gọn gàng ngăn nắp.
Hình thành kĩ năng điều hành cho các thành viên trong Hội đồng tự
quản: Hướng dẫn kĩ năng cho Hội đồng tự quản một số kĩ năng giám sát, điều
3


hành lớp hoạt động: Kĩ năng giao nhiệm vụ: Hướng dẫn cho Hội đồng tự quản một
số câu, lệnh mẫu khi giao nhiệm vụ cho nhóm, lớp thực hiện; Kĩ năng quan sát:
Đây là một trong những kĩ năng rất quan trọng, quyết định tới hiệu quả làm việc
của Hội đồng tự quản lớp học. Trong mỗi giờ học hay một hoạt động nào đó Chủ
tịch Hội đồng, các Phó chủ tịch, các trưởng ban, các nhóm trưởng cần theo dõi sát
sao, chặt chẽ, bao quát được từng thái độ, cử chỉ, hành động, việc làm của mỗi
thành viên trong lớp; Kĩ năng hướng dẫn, nêu vấn đề, giúp đỡ, hỗ trợ: Hội đồng tự
quản kiểm tra, giám sát, động viên, đôn đốc các bạn phát huy tốt tính tự học, tự
giác, tự trao đổi, tự giải quyết vấn đề. Các thành viên Hội đồng tự quản vận dụng
kĩ năng quan sát thấy bạn khó khăn về vấn đề gì thì hỗ trợ, giúp đỡ. Nhưng hỗ trợ,
giúp đỡ phải đảm bảo hiệu quả, khoa học và chính xác; Kĩ năng nhận xét, đánh giá:
Mỗi thành viên trong Hội đồng tự quản cần nắm được cách nhận xét, đánh giá bạn

trong các hoạt động. Giáo viên đưa ra lời nhận xét mẫu, hướng dẫn các em học hỏi
cách làm của thầy cô. Khi bạn làm đúng, có thái độ tích cực, tiến bộ thì nhận xét
những ý như thế nào và khi bạn làm chưa đúng, chưa tốt thì nhận xét như thế nào.
Điều hành tiết sinh hoạt lớp có sự tham dự của giáo viên:

Điều khiển

tiết sinh hoạt là Chủ tịch và các Phó chủ tịch Hội đồng tự quản, Chủ tịch Hội đồng
tự quản nêu mục tiêu tiết sinh hoạt. Các trưởng ban lần lượt lên báo cáo hoạt động
trong tuần. Tự đánh giá và xếp loại ban mình, đề cử danh sách tuyên dương và thư
kí sẽ ghi lại trên bảng. Thảo luận trước lớp, ý kiến đối với các bạn được tuyên
dương. Xây dựng phương hướng tuần sau. Thư kí tổng hợp và ghi kế hoạch cho
tuần sau. Chủ tịch Hội đồng tự quản xin ý kiến của cô chủ nhiệm. Cuối cùng sinh
hoạt văn nghệ theo chủ điểm.
4


Tương tác giữa các thành viên Hội đồng tự quản và các bạn trong lớp:
Tổ chức các buổi lắng nghe ý kiến của các bạn trong lớp góp ý cho các thành viên
Hội đồng tự quản sau một giai đoạn. Hình thức tổ chức có thể trực tiếp hoặc thông
qua phiếu điều tra, góp ý qua Hòm thư bạn bè.
Đổi mới về phương pháp dạy-học: Để đáp ứng yêu cầu dạy học theo Mô
hình trường học mới, tôi đã thật sự đổi mới phương pháp dạy học. Tôi thật sự đã
chuyển đổi vai trò là người truyền thụ kiến thức thành vai trò là người tổ chức lớp
học, quan sát hoạt động của mỗi cá nhân, của mỗi nhóm, hỗ trợ học sinh khi cần
thiết, chốt lại những điều cơ bản nhất của bài học, đánh giá quá trình và kết quả
học tập của học sinh; Còn đối với học sinh với Mô hình trường học mới, học sinh
không tiếp thu thụ động mà chủ động làm việc độc lập với tài liệu, thao tác với các
đồ vật, quan sát trực tiếp, phân tích, so sánh và tương tác với các bạn trong nhóm,
tương tác với giáo viên, với cộng đồng. Chính vì thế nhóm là đơn vị học tập cơ bản

trong Mô hình trường học mới. Học sinh chủ yếu làm việc với nhóm, làm việc với
giáo viên, làm việc chung với cả lớp chỉ khi cần thiết. Do vậy việc phân nhóm tôi
thường thực hiện trên cơ sở đảm bảo sự hợp lí về sức học, về khả năng giao tiếp,
sự hợp tác giữa các thành viên và điều hành của nhóm trưởng để đảm bảo tương
đối đồng đều giữa các nhóm. Vào đầu năm học, tôi thường chọn những học sinh
học tốt, có khả năng điều hành nhóm làm nhóm trưởng, bồi dưỡng kĩ năng điều
hành cho các em. Thời gian sau tôi mới thực hiện sự luân phiên làm nhóm trưởng.
Như vậy mới tạo sự bình đẳng giữa các thành viên trong nhóm, giúp tất cả các
thành viên trong nhóm tự tin trước mọi người.
Phối hợp với cộng đồng cùng tham gia công tác giáo dục:
5


Trong Mô hình trường học mới Việt Nam, nguyên lí giáo dục ”Học đi đôi
với hành - Nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội”. Do vậy vai trò của gia đình
và cộng đồng là rất quan trọng trong việc học tập, giáo dục đối với học sinh. Để
phối hợp một cách chặt chẽ với gia đình, cộng đồng, ngay từ đầu năm tôi thường
bàn bạc với Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp để tuyên truyền tới mỗi gia đình và
cộng đồng về Mô hình trường học mới. Chủ động trao đổi, khuyến khích gia đình
và cộng đồng cùng tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường, tạo nên sức
mạnh tổng hợp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Giải pháp đã được áp dụng có hiệu quả trong khối lớp 2 trường Tiểu học
Ngọc Chúc 1, đồng thời được nhân rộng ra các khối lớp khác trong nhà trường và
các trường Tiểu học theo mô hình mới Việt Nam trong toàn huyện.
3.4. Hiệu quả thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải
pháp:
Qua việc thực hiện giải pháp trên, bản thân nhận thấy các em có tiến bộ rõ
rệt. Số lượng học sinh chưa hoàn thành các môn học giảm. Đó là nhờ sự hợp tác,
đoàn kết, giúp đỡ giữa học sinh với học sinh rất cao ở trong các nhóm. Các em có

ý thức tự giác, tự tin, tự quản, tự hợp tác trong học tập, không còn nhút nhát, rụt rè
như trước nữa, không khí học tập trong lớp tự nhiên, nhẹ nhàng, thân thiện. Cụ thể:
Trước khi chưa áp dụng giải pháp số học sinh hoàn thành tốt kiến thức, kỹ năng:
2em, chiếm tỉ lệ: 7%; hoàn thành: 19em, chiếm tỉ lệ: 61%; chưa hoàn thành: 10em,
chiếm tỉ lệ: 32%. Về năng lực - phẩm chất số học sinh tốt là 4em, chiếm tỉ lệ: 13%;
6


số học sinh đạt là 22 em, chiếm tỉ lệ: 71%, số học sinh cần cố gắng là 5em, chiếm
tỉ lệ: 16%.
Đến giữa tháng 4 hoàn thành tốt kiến thức, kỹ năng là 5em, chiếm tỉ lệ:
16%; hoàn thành: 25em, chiếm tỉ lệ: 81%; chưa hoàn thành: 1em, chiếm tỉ lệ: 3%.
Về năng lực - phẩm chất số học sinh tốt là 11em, chiếm tỉ lệ: 36%; số học sinh đạt
là 20em, chiếm tỉ lệ: 64%; số học sinh cần cố gắng là 0em, chiếm tỉ lệ: 0%.
3.5. Tài liệu kèm theo gồm:
- Một bảng so sánh số liệu.
Giồng Riềng, ngày 13 tháng 4 năm 2017
Người mô tả

PHÒNG GD&ĐT H GIỒNG RIỀNG
TRƯỜNG TH NGỌC CHÚC 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BẢNG SO SÁNH SỐ LIỆU KẾT QUẢ HỌC TẬP LỚP 2C
NĂM HỌC 2016-2017

Tổng số học sinh:

7


Đầu năm

Giữa tháng 4

Tăng (giảm)

2em (chiếm 7%)

5em (chiếm 16%)

Tăng 9%

19em (chiếm 61%)

25em (chiếm 81%)

Tăng 20%

10em (chiếm 32%)

1em (chiếm 3%)

Giảm 29%

- Tốt:

4em (chiếm 13%)


11em (chiếm 36%)

Tăng 23%

- Đạt:

22em (chiếm 71%)

20em (chiếm 64%)

Giảm 7%

5em (chiếm 16%)

0em (chiếm 0%)

Giảm 16%

- Tốt:

4em (chiếm 13%)

11em (chiếm 36%)

Tăng 23%

- Đạt:

22em (chiếm 71%)


20em (chiếm 64%)

Giảm 7%

- Cần cố gắng:

5em (chiếm 16%)

0em (chiếm 0%)

Giảm 16%

31 em
Kiến thức, kĩ năng:
- Hoàn thành tốt:
- Hoàn thành:
- Chưa hoàn thành:
Năng lực:

- Cần cố gắng:
Phẩm chất:

Giồng Riềng, ngày 13 tháng 4 năm 2017
Người lập bảng

8




×