Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Cầm cố tài sản – phân tích quy định của pháp luật và thực tiến áp dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.58 KB, 13 trang )

MỞ ĐẦU
Cầm cố tài sản là sự thoả thuận giữa ccác chủ thế trong một quan hệ
nghĩa vụ nhằm thoả mãn quyền dân sự của người có nghĩa vụ được bảo đảm
thực hiện theo đúng thoả thuân đã đưa ra. Việc cầm cố tài sản được đặt ra bên
cạnh một hợp đồng dân sự, nhưng cũng có thể được đặt ra bên cạnh một nghĩa
vụ dân sự ngoài hợp đồng. Ở bất cứ trường hợp nào , cầm cố tài sản đều là kết
quả của sự thoả thuân từ hai phía với mục đích bên có nghĩa vụ phải chuyển
giao tài sản của mình để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ đó trước bên có
quyền. Ngày 24/11/2015 Quốc hội khóa XIII đã thông qua Bộ luật dân sự năm
2015 (BLDS 2015). BLDS 2015 ra đời với nhiều chế định mới quan trọng, một
trong những điểm mới đáng chú ý chính là quy định về cầm cố tài sản. Chúng
ta nhận thấy thực tế xảy ra khá nhiều trah chấp giữa các chủ thể mà sau đó dẫn
đến nhiều hậu quả không đáng có. Để bàn luận về vấn đề này, em xin chọn đề
tài số 03 :” Cầm cố tài sản – phân tích quy định của pháp luật và thực tiến
áp dụng”.
NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT VỀ CẦM CỐ TÀI SẢN
1. Khái niệm
Theo Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015), cầm cố tài sản là
việc một bên (bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên
kia (bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là sự thoả thuận giữa các bên nhằm
tạo ra một biện pháp tác động và dự phòng để đảm bảo cho việc thực hiện một
nghĩa vụ dân sự của bên có nghĩa vụ đối với bên có quyền trong quan hệ nghĩa
vụ, đồng thời nhằm khắc phục hậu quả xấu do việc không thực hiện hoặc việc
thực hiện không đúng nghĩa vụ gây ra.
Có thể thấy cầm cố tài sản là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
dân sự có đối tượng là tài sản và theo như khái niện của Điều 309, BLDS 2015
nêu trên thì tài sản cầm cố phải thuộc sở hữu của bên cầm cố



2.Đối tượng của cầm cố tài sản
Trước hết, tài sản cầm cố phải là một tài sản thuốc quyền sở hữa của bên
cầm cố. Trường hợp tài sản đó thuốc sở hữu chung của nhiều người thì việc
cầm cố tài sản đó phải được sự đồng ý của tất cả các đồng chủ sở hữu .
Đối tượng của cầm cố phải là một tài sản (vật, quyền tài sản): xuất phát
từ bản chất pháp lý của biện pháp cầm cố là sự dịch chuyển tài sản từ người
cầm cố sang người nhận cầm cố nên đối tượng của nó đương nhiên phải là
những tài sản có thể dịch chuyển được. Do đó tất cả những tài sản không phải
là bất động sản đều là động sản và có thể trở thành đối tượng của cầm cố, dù
đó là một động sản vô hình hay hữu hình, là vật đặc định hay vật cucnfg loại.
Đối tượng của cầm cố có thể là các tài sản hiện có nhưng cũng có thể là những
tài sản sẽ được hình thành trong tương lai. Đối tượng của cầm có thể là bất
động sản, trường hợp này người nhận cầm cố sẽ trực tiếp giữ tài sản đó.
Ngoài ra, đối tượng của cầm cố còn có thể là các quyền tài sản. Tuy
nhiên, các quyền tài sản này phải giá trị được bằng tiền, không có tranh chấp
và được phép giao dịch
II. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CẦM CỐ TÀI SẢN
1.Hiệu lực của cầm cố tài sản
Hiệu lực của cầm cố tài sản được quy định tại Điều 310 BLDS 2015.
Đây là một điểm mới so với BLDS 2005 chưa có quy định cụ thể về hiệu lực
cầm cố.
Thứ nhất, về thời điểm hiệu lực của hợp đồng cầm cố, BLDS 2005 quy
định cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm chuyển giao tài sản cho bên nhận
cầm cố (Điều 328) tuy nhiên, quy định này đã được BLDS sửa đổi bằng việc
quy định chi tiết và cụ thể hơn:“Điều 310. Hiệu lực của cầm cố tài sản
1. Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường
hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”
Như vậy, thay vì quy định như trước, thì nay việc quy định chỉ cần các bên
giao kết hợp đồng với nhau thì hợp đồng đã có hiệu lực
Thứ hai, về xác lập quyền cầm cố, BLDS 2015 quy định thêm về cầm cố

tài sản từ khi đăng kí sẽ có hiệu lực đối kháng với người thứ ba. Nội dung quy
định này được hiểu là khi xác lập giao dịch bảo đảm hợp pháp thì quyền, nghĩa
vụ giữa các bên trong giao dịch không chỉ phát sinh đối với các chủ thể trực


tiếp tham gia giao dịch đó mà trong những trường hợp luật định còn phát sinh
hiệu lực và có giá trị pháp lý đối với cả người thứ ba không phải là chủ thể
trong giao dịch bảo đảm; thời điểm phát sinh hiệu lực kể từ khi đăng ký biện
pháp bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo
đảm. Trường hợp bên nhận cầm cố bị mất quyền chiếm hữu tài sản thì quyền
cầm cố chỉ được khôi phục khi nên nhận cầm cố chiễm hữu lại tài sản.
2. Quyền và nghĩa vụ của bên cầm cố tài sản
Bên cầm cố tài sản là bên giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên
nhận cầm cố nhắm giữ để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự của
mình hoặc của người khác. Bên cầm cố có các quyền và nghĩa vụ được quy
định tại Điều 311, BLDS 2015 như sau :
“Điều 311. Nghĩa vụ của bên cầm cố
1. Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thỏa thuận.
2. Báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố,
nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền hủy hợp
đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và
chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố.
3. Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản tài sản cầm cố,
trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Về nghĩa vụ, bên cầm cố phải giao tài sản cho bên nhận cầm cố theo
đúng thoả thuận. Nếu bên cầm cố không chuyển giao tài sản thì biện pháp cầm
cố không phát sinh hiệu lực.
Tiếp theo là bên cầm cố phải báo cho bên nhận cầm cố về quyền của
người thứ ba đối với tài sản cầm cố, nghĩa vụ này không xuất hiện trong tất cả
các giao dịch cầm cố trên thực tế mà chỉ phát sinh khi tài sản cầm cố có lien

quan đến quyền và nghĩa vụ của người thứ ba. Cuối cùng là bên cầm cố có
nghĩ vụ thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lí để bảo quản, giữ gìn tài
sản cầm cố trừ trường hợp có thoả thuân khác. Có hai trường hợp là việc quản
lí có phát sinh hay không hoặc các bên có thoả thuận về việc thanh toán chi phí
hay không thì khi đó sẽ tính đến việc thanh toán chi phí cho bên nhận bảo đảm.
Nếu thanh toán xảy ra thì thời điểm thực hiện việc thanh toán chính là thời
điểm chấm dứt biện pháp cầm cố vì khi đó chi phí phát sinh lien quan đến việc


bảo quản và giữ gìn tài sản cầm cố được xác định cụ thể. Nhưng các bên có thể
thoản thuận thanh toán chi phí trước khi chấm dứt biện pháp cầm cố.
“Điều 312. Quyền của bên cầm cố
1. Yêu cầu bên nhận cầm cố chấm dứt việc sử dụng tài sản cầm cố trong
trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 314 của Bộ luật này nếu do sử dụng mà
tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.
2. Yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có
khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.
3. Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố.
4. Được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố nếu được bên nhận
cầm cố đồng ý hoặc theo quy định của luật.”
Thứ nhất, ở khoản 1 điều 312 BLDS 2015, Quyền này chỉ phát sinh khi
mà bên nhận cầm cố được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức phát
sinh từ tài sản cầm cố. Nếu bên cầm cố không cho phép bên nhận cầm cố sử
dụng tài sản cầm cố thì khi tài sản đó bị giảm sút giá trị thì bên cầm cố thực
hiện quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu bên nhận cầm cố giao tài
sản cầm cố cho mình để kịp thời xử lý
Thứ hai, bên cầm cố tài sản có quyền bán tài sản cầm cố trong một số
trường hợp đó là bảo toàn gía trị của tài sản cầm cố khi thựuc sự cần thiết và
bên cầm cố được bán khi có một trong ba điều kiện là bên nhận cầm cố đồng ý
cho bán; tài sản cầm cố bị hư hỏng, giảm sút giá trị một cách nghiệm trọng

hoặc tài sản cầm cố là hang hoá luân chuyển trong hoạt động sản xuất kinh
doanh.
3. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố tài sản.
Bên nhận cầm cố chính là bên có quyền trong quan hệ nghĩa vụ được bảo
đảm bằng cầm cố. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố được quy định tại
Điều 313 và Điều 314 BLDS 2015. Về cơ bản quyền và nghĩa vụ của bên nhận
cầm cố có sự đối ứng với các nghĩa vụ và quyền của bên cầm cố.
a, Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố tài sản:
“Điều 313. Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố
1. Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài
sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.


2. Không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ khác.
3. Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi
tức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo
đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm
khác.”
Thứ nhất, bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố. Nghĩa vụ này nghĩa vụ cơ
bản của bên nhận cầm cố trong mọi giao dịch cầm cố được xác lập trên thực tế.
Trong trường hợp bên nhận cầm cố uỷ quyền cho bên thứ ba quản lý tài sản
cầm cố. thì bên nhận cầm cố vẫn phải chịu trách nhiệm trước bên cầm cố về
bảo quản tài sản cầm cố.
Thứ hai, không được phép sử dụng, định đoạt tài sản cầm cố nếu không
được bên cầm cố đồng ý. Về bản chất, giao dịch cầm cố không phải là một
giao dịch dịch chuyển quyền sở dụng hay chuyển quyền định đoạt tài sản cầm
cố. Do đó, nếu không có sự đồng ý của bên cầm cố, mọi hành vi sử dụng hoặc
định đoạt tài sản của bên nhận cầm cố đều là trái pháp luật, xâm phạm nghiệm

trọng quyền sở hữu tài sản của bên cầm cố hoặc của người thứ ba
Thứ ba, tại khoản 4 có quy định về nghiã vụ này được thực hiện khi biện
pháp bảo đảm không còn tồn tại trên thực tế. Tuy nhiên, nghĩa vụ này không
tồn tại trong mọi biện pháp cầm cố được hình thành trên thực tế. Bởi vì, đối
với những trường hợp bên cầm cố không thực hiện được nghĩa vụ, tài sản cầm
cố bị xử lý, biện pháp cầm cố cũng chấm dứt nhưng bên nhận cầm cố không
phải thực hiện nghĩa vụ trả lại tài sản cầm cố.
b, Quyền của bên nhận cầm cố tài sản.
“Điều 314. Quyền của bên nhận cầm cố
1. Yêu cầu người đang chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại
tài sản đó.
2. Xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định
của pháp luật.
3. Được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng
hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thỏa thuận.


4. Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản
cho bên cầm cố.”
Thứ nhất, về khoản 1 Điều này. Đây là một trong các quyền của chủ sở
hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp tài sản đó. Theo quan điểm hiện nay
quyền của bên cầm cố là một loại vật quyền. Theo đó, quyền này xuất phát từ
tài sản chứ không xuất phát từ nghia vụ của bên cầm cố trong quan hệ cầm cố.
Thứ hai, bên nhận cầm cố có quyền yêu cầu xử lý tài sản cầm cố theo
phương thức đã thảo thuận hoặc theo quy định cuả pháp luật để khấu trừ nghĩa
vụ của bên có nghĩa vụ.
Thứ ba, bên nhận cầm cố được khai thác công dụng của tài sản cầm cố
và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố nến được bên cầm cố cho phép.
Thứ tư, bên nhận cầm cố được thanh toán chi phsi hợp lý bảo quản tài
sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố. Đây là một loại trái quyền, bởi vì

quyền này chỉ được thoả mãn khi bên cầm cố thứ hiện nghĩa vụ thanh toán chi
phí.
4. Xử lý tài sản cầm cố và chấm dứt việc cầm cố
Theo BLDS 2015 , phương thức bảo đảm cầm cố tài sản không quy định
cụ thể phương thức xử lý tài sản cầm cố. Tuy nhiên,căn cứ điều 303 BLDS
2015 phần quy định chung thì : Bên cầm cố và bên nhận cầm cố có quyền thoả
thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố là “ bán đấu giá; bên
nhận cầm cố tự bán tài sản; bên nhận cầm cố đảm nhận chính tài sản để thay
thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm; phương thức khác”. Trường
hợp không có thoả thuận thì tài sản được bán đấu giá trừ trường hợp luật có
quy định khác.
Căn cứ Điều 307 BLDS 2015 quy định về thanh toán số tiền có từ bán
tài sản cầm cố được sử dụng để thanh toán nghĩa vụ theo thứ tự ưu tiên
thanh toán quy định tại Điều 308 BLDS 2015 sau khi trừ chi phí bảo
quản, tài sản
và các chi phí cần thiết khác có liên
quan để xử lý tài sản cầm cố; nếu tiền bán còn thừa thì phải trả lại cho bên cầm
cố; nếu tiền bán còn thiếu thì bên cầm cố phải trả tiếp phần còn thiếu đó..
Căn cứ Điều 315 BLDS 2015, việc cầm cố cấm dứt trong bốn trường
hợp sau đây:
“1. Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.


2. Việc cầm cố tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo
đảm khác.
3. Tài sản cầm cố đã được xử lý.
4. Theo thỏa thuận của các bên.”
5. Trả lại tài sản.
Được quy định tại Điều 316 BLDS 2015. khi việc cầm cố tài sản chấm
dứt theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận của các bên thì tài sản

cầm cố, giấy tờ liên quan đến tài sản cầm cố được trả lại cho bên cầm cố. Hoa
lợi, lợi tức thu được từ  tài sản cầm cố  cũng được trả  lại cho bên cầm cố, trừ
trường hợp có thoả thuận khác.
III. THỰC TIỄN ÁP DỤNG
1. Những ưu điểm trong các quy định về cầm cố tài sản
BLDS 2015 đã quy định rõ hơn về hiệu lực của hợp đồng cầm cố tài sản
đồng thời cũng quy định thêm “hiệu lực đối kháng với người thứ ba”. Mặc dù
thuật ngữ “hiệu lực đối kháng với người thứ ba” lần đầu tiên được sử dụng
trong Bộ luật dân sự 2015 nhưng xét về bản chất đây không phải là quy định
hoàn toàn mới bởi Bộ luật dân sự 2005 và các văn bản pháp luật có liên quan
đã quy định về vấn đề này. Cụ thể, tại khoản 3 Điều 323 BLDS 2005 quy định:
“Trường hợp giao dịch bảo đảm được đăng ký theo quy định của pháp luật thì
giao dịch bảo đảm đó có giá trị pháp lý đối với người thứ ba, kể từ thời điểm
đăng ký”; tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định: “Giao
dịch bảo đảm có giá trị pháp lý đối với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.
Thời điểm đăng ký được xác định theo quy định của pháp luật về đăng ký giao
dịch bảo đảm”. Tuy nhiên, BLDS 2015 đã quy định một cách rõ ràng hơn so về
hiệu lực so với BLDS 2005.
Về thời hạn cầm cố tài sản, Trong Bộ luật dân sự 2015 không có điều
luật riêng quy định về thời hạn cầm cố tài sản nhưng thời hạn cầm cố vẫn được
xác định thông qua các quy định về quyền, nghĩa vụ của bên cầm cố và bên
nhận cầm cố. Theo đó, hợp đồng cầm cố tài sản chấm dứt kể từ khi nghĩa vụ
được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo
đảm khác hoặc trường hợp bên nhận cầm cố hủy hợp đồng cầm cố tài sản theo
quy định của luật.


Về quyền của bên cầm cố tài sản: BLDS 2015 vẫn giữ nguyên các quyền
như quy định tại Điều 331 BLDS 2005 nhưng có bổ sung một số quyền mới
nhằm bảo đảm quyền, lợi ích của bên cầm cố tài sản, đó là quyền yêu cầu bên

nhận cầm cố chấm dứt việc sử dụng tài sản cầm cố trong trường hợp tài sản
cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị; quyền trao đổi, tặng cho
tài sản cầm cố nếu được bên nhận cầm cố đồng ý hoặc theo quy định của luật.
Về nghĩa vụ của bên nhận cầm cố, BLDS 2015 đã quy định bổ sung một
số nghĩa vụ của bên nhận cầm cố, đó là nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho bên
cầm cố nếu làm thất lạc; không được cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác; trả lại giấy tờ liên quan đến tài sản cầm cố
trong trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được
thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác. Quy định của BLDS 2015 nhằm nâng
cao trách nhiệm của bên nhận cầm cố trong giao dịch cầm cố tài sản.
Quyền của bên nhận cầm cố, so sánh Điều 314 BLDS 2015 và Điều 333
BLDS 2005 thấy, BLDS 2015 đã bổ sung quyền được cho thuê, cho mượn tài
sản cầm cố nếu các bên có thỏa thuận.
Về trả lại tài sản cầm cố, Về cơ bản, BLDS 2015 vẫn giữ nguyên như
quy định tương ứng của BLDS 2005, chỉ bổ sung cụm từ “theo thỏa thuận của
các bên”. Cụ thể khi việc cầm cố tài sản chấm dứt theo quy định của pháp luật
hoặc theo thỏa thuận của các bên thì tài sản cầm cố, giấy tờ liên quan đến tài
sản cầm cố được trả lại cho bên cầm cố. Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản
cầm cố cũng được trả lại cho bên cầm cố, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Như vậy, kế thừa những quy định tương ứng của Bộ luật dân sự 2005,
các quy định về cầm cố tài sản trong Bộ luật dân sự 2015 có một số điểm mới
về hiệu lực của cầm cố tài sản, về thời hạn cầm cố, về quyền, nghĩa vụ của bên
cầm cố và bên nhận cầm cố… Những sửa đổi, bổ sung này nhằm bảo đảm giá
trị pháp lý của hợp đồng cầm cố, đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền lợi của các bên
khi tham gia hợp đồng cầm cố tài sản.
2. Hạn chế trong quy định pháp luật về cầm cố tài sản.
Điều 308 BLDS năm 2015 quy định về “thứ tự ưu tiên thanh toán giữa
các giao dịch bảo đảm”, tuy nhiên, vấn đề này mới chỉ giải quyết mối quan hệ
giữa các bên cùng nhận bảo đảm trong trường hợp một tài sản bảo đảm thực
hiện nhiều nghĩa vụ. Trong khi liên quan đến thứ tự ưu tiên, thì còn rất nhiều

chủ thể khác, ví dụ: thứ tự ưu tiên giữa Nhà nước (ví dụ như trong quan hệ về


thuế) với bên nhận bảo đảm; giữa người lao động với bên nhận bảo đảm; giữa
người sửa chữa, nâng cấp tài sản / người bảo quản tài sản với bên nhận bảo
đảm; giữa người mua tài sản với bên nhận bảo đảm...?
cần có sự bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể liên quan đến tài sản bảo
đảm
BLDS cần có quy định cụ thể về thứ tự ưu tiên giữa bên nhận bảo đảm
với bên thứ ba khi xử lý tài sản bảo đảm, cụ thể là: Nếu xác định bên thứ ba
bao gồm cả các cơ quan công quyền, thì thứ tự ưu tiên giữa Nhà nước và các tổ
chức, cá nhân phải được giải quyết trên cơ sở bình đẳng về mặt lợi ích liên
quan đến tài sản bảo đảm. Với việc pháp luật quy định rõ ràng, chính xác và
công bằng, lợi ích hợp pháp của các chủ thể ( bao gồm cả Nhà nước ) có ý
nghĩa quan trọng nhằm đảm bảo tính an toàn pháp lý cho các giao dịch trong
xã hội. Ngoài ra, BLDS cũng cần có các quy định để có thể giải quyết thứ tự
ưu tiên giữa bên nhận bảo đảm với các chủ thể khác, ví dụ như: Giữa bên nhận
bảo đảm với bên mua tài sản thế chấp; giữa bên nhận bảo đảm với bên có
quyền cầm giữ; giữa bên nhận bảo đảm trong quan hệ vật quyền bảo đảm với
bên nhận bảo đảm trong quan hệ trái quyền...
3. Tranh chấp vụ án cầm cố trong thực tế
 Vụ việc: Ngày 28/02/2016, anh Minh nhận cầm cố chiếc điện thoại
iphone 5s gold (không sạc pin, không bảo hành để chứng mình là tài sản cầm
cố) do anh Chiến đưa với số tiền yêu cầu là 3 triệu đồng trong thời han 10 ngày
với lãi suất 30.000đ/ngày. Anh Chiến đồng ý trong biên lai ghi rõ:” Trường hợp
anh Minh không chuộc lại điện thoại đúng thời hạn thì anh Chiến có quyền bán
chiếc điện thoại Iphone 5s gold cho bất kì ai”. Ngày 22/03/2016, ANh Việt qua
chơi cửa hàng anh Chiến và phát hiện chiếc điện thàoij này là của mình bị mất
cách đây gần 1 thánh và anh vẫ còn đầy đủ các giấy tờ liên quan bào gồm
phiếu bảo hành, hoá đơn sửa điện thoại; ngoài ra còn có sạc pin,tai nghe, hộp

đựng. Mọi thông tin đều chứg minh anh Việt là chủ sở hữu của chiếc điện thoại
trên. Anh việt yêu cầu anh Chiến trả lại chiếc điện thoại cho mình nhưng anh
Chiến không đồng ý. Tranh chấp nảy sinh.
 Hướng giải quyết:
Đây được xác định là mộit vụ án tranh chấp có đối tượng cầm cố không
thuộc sở hữu của bên cầm cố. Việc anh Chiến nhận cầm cố chiếc điện thoại
Iphone 5s Gold là chưa đúng quy định của pháp luật về cầm cố tài sản. Tài sản


cầm cố phải là một tài sản thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố. Do đó giao
dịch giữa anh Minh và anh Chiến vô hiệu.
Căn cứ Điều 133, Điều 167 BLDS 2015 và việc chứng thực chiếc điện
thoại nêu trên là của anh Việt, thì:
Đối với anh Việt: thanh toán cho anh Chiến số tiến 3 triệu đồng
và số tiền cho phí dung để sửa chữa, bảo quản chiếc điện thoại
Iphone 5s Gold nếu có
Đối với anh Chiến: trao trả lại chiếc điện thoại Iphone 5s Gold
cho anh Việt.
 Bình luận về tình huống:
Tình huống trên là một tình huống phỏ biến trong thực tế, tranh chấp rất
dễ nảy sinh nhất là đối với loại tài sản không có chứng nhận quyền sở hữu. Đặc
biệt là tình trạng trộm cắp tài sản rồi đem đi cầm cố. TRong những trường hợp
trên, rất khó bảo đảm quyền lợi của bên cầm cố. Nếu tài sản không thuộc sở
hữu của người cầm cố, dù đó là người cầm cố lừa dối thì ngừoi nhận cầm cố
vẫn là người trước tiên phải ghánh chịu hậu quả. Nếu tài sản được thu hồi để
giao về cho chủ sở hữu đích thực của nó, thì người nhận cầm cố sẽ không còn
gì để bảo đảm cho quyền lợi của mình nữa. Dù trong tình hướng trên, bên nhận
cầm cố được xem là ngừoi thứ ba ngày tình, song pháp luật vẫn có rất ít điều
luật để bảo vệ quyền lơợi của họ và thiệt ahiaj mà họ phải chịu là không thể
tránh khỏi

KẾT LUẬN.
Cầm cố tài sản là một trong các biện pháp do pháp luật đặt ra cho phép
các bên có thể thoả thuận biện pháp bảo đảm việc giao kết hợp đồng cũng như
thực hiện các nghĩa vụ dân sự. Trong nhiều trưởng hợp, pháp luật có thể chưa
đi sâu vào thực tiễn nên chưa quy định được hết các khả năng có thể xảy ra. Do
vậy, sự tự giác của các bên là yếu tố cần thiết và quan trọng trong việc các lập
và thực hiện các nghĩa vụ dân sự của mình. Trên đât là một trong số rất nhiều
vụ việc tranh chấp có lien quan đến cầm cố tài sản, qua đó cũng giúp ta hiểu rõ
hơn về thực hiện nghĩa vụ dân sự thong qua cầm cố tài sản và một số vấn đề
vướng mặc xung quanh nó.


DANH MỤC THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, tập II, trường Đại học Luật Hà Nội, NXB
Công an Nhân dân.
2. Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam tập II, NXB Giáo dục Việt Nam.
3. Chủ biên: Phạm Văn Tuyết, Lê Kim Giang ; Vũ Thị Hồng Yến , “Hoàn thiện
chế định bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự”
4. Bình luận Bộ luật dân sự 2015
5. Bộ Luật Dân sự Việt Nam 2005.
6. Nghị định số 163/2006/NĐ – CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm.
7. Nghị định số 11/2012/NĐ – CP ngày 22/02/2012 về sửa đổi, bổ sung một số
điều của nghị định số 163/2006/NĐ – CP ngày 29/12/2006 của Chính Phủ về
giao dịch bảo đảm.
8 Nguồn Internet:
/> /> /> />UrlListProcess=/qt/tintuc/Lists/NghienCuuTraoDoi&ListId=&SiteId=&ItemID
=45&OptionLogo=0&SiteRootID=


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
NỘI DUNG......................................................................................................1
I. KHÁI QUÁT VỀ CẦM CỐ TÀI SẢN..................................................1
1.Khái niệm.............................................................................................1
2.Đối tượng của cầm cố tài sản..............................................................2
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CẦM CỐ TÀI SẢN.................................2
1.Hiệu lực của cầm cố tài sản................................................................2
2.Quyền và nghĩa vụ của bên cầm cố tài sản........................................3
3.Quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố tài sản..............................4
4. Xử lý tài sản cầm cố và chấm dứt việc cầm cố.................................6
5. Trả lại tài sản.......................................................................................7
III. THỰC TIỄN ÁP DỤNG......................................................................7
1.Những ưu điểm trong các quy định về cầm cố tài sản.....................7
2.Hạn chế trong quy định pháp luật về cầm cố tài sản.......................9
3. Tranh chấp vụ án cầm cố trong thực tế............................................9
KẾT LUẬN...................................................................................................10




×