Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

bài tập lớn môn bình đẳng giới Quyền của người phụ nữ nông thôn dưới góc độ bình đẳng hiện nay.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.25 KB, 15 trang )

A. MỞ BÀI
Phụ nữ là một lực lượng lao động quan trọng ở nước ta hiện nay. Phụ
nữ nông thôn là nhứng người phụ nữ sinh sống và lao động tạị khu vực nông
thôn. Phụ nữ nông thôn là một cộng đồng ngừoi phong phú đa dạng gồm
những dân tộc, tôn giáo, lứa tuổi và trình độn học vấn khác nhau và sinh
sống ở nhưng nơi khác nhau. Họ đã và đang tham gia tích cực vào các hoạt
động sản xuất và đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế ở nông
thôn. Tuy nhiên, họ cũng gặp nhiều khó khăn, hạn chế trong quá trình lao
động sản xuất, từ chính bản thân họ (trình độ chuyên môn kỹ thuật, sức
khoẻ...) hay những khó khăn hạn chế khách quan (như việc tiếp cận với các
nguồn vốn, việc làm, các dịch vụ xã hội...). Có thể thấy vai trò hết sức quan
trọng của người phụ nữ nói chung và người phụ nữ nông thôn nói riêng do
đó em xin lựa chọn đề tài và đi sâu vào phân tích đề tài: “Phụ nữ nông thôn
với vấn đề bình đẳng giới hiện nay”

B. NỘI DUNG
I. Khái niệm Bình đằng giới và bất bình đằng giới ở nông thôn
1. Khái niệm Bình đẳng giới.
Khoản 3 Điều 5 Luật Bình đẳng giới quy định: “ Bình đẳng giới là
việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát
huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ
hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó”
Bình đẳng giới là mục tiêu và thước đo tiến độ phát triển của một xã
hội. Sự bình đẳng giới được thể hiện ở nhiều phương diện, cụ thể: nam và nữ
có điều kiện ngang nhau để phát huy hết khả năng và mong muốn của mình;
nam và nữ có cơ hội ngang nhau đề tham gia và đóng góp, hưởng thụ các


nguồn lực của xã hội trong quá trình phát triển; nam và nữ có các quyền
ngang nhau trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Như vậy, bình đẳng giới không chỉ đơn giản là số lượng của phụ nữ và


nam giới hay trẻ em trai và trẻ em gái tham gia trong tất cả các hoạt động là
như nhau, cũng không có nghĩa là nam giới và phụ nữ giống nhau, mà bình
đẳng giới có nghĩa là nam giứoi và phụ nữ được công nhận và hưởng các vị
thế ngang nhau trong xã hội. Đồng thời, sự tương đồng và khác biệt giữa
nam và nữ được công nhận. Từ đó nam và nữ có thể trải nghiệm những điều
kiện bình đẳng để phát huy đầy đủ các tiềm năng của họ, có cơ hội để tham
gia, đóng góp và hưởng lợi bình đẳng từ công cuộc phát triển của quốc gia
trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội.
2. Khái niệm bất bình đẳng giới ở nông thôn
Bất bình đẳng giới ở nông thôn nói một cách đơn giản tức là sự
không ngang bằng nhau giữa cá nhân nam giới và phụ nữ, giữa các nhóm
phụ nữ và nam giới trong các cơ hội, tiếp cận các nguồn lực và sự sử dụng,
hưởng thụ nhữung thành quả xã hội xảy ra trên khu vực nông thôn.
II. Quyền của người phụ nữ nông thôn dưới góc độ bình đẳng hiện nay.
Cùng với sự tiến bộ của nhân loại, Việt Nam cũng đã có những bước
tiến trong quá trình hướng tới bình đẳng giới thựuc chất, khi đã công nhận
rất nhiều quyền cho người phụ nữ nông thôn, thong qua việc lồng ghép giới
và các văn bản pháp luật của các nghành luật khác. Qua đó, thấy được các
quyền của người phụ nữu nông thôn trong các lĩnh vực khác nhau của đời
sống xã hội,


1. Trong lĩnh vực kinh tế,lao động.


Cơ sở pháp lý
Công ước CEDAW mà Việt Nam là quốc gia tham gia công ước. Về

lĩnh vực kinh tế, lao động: Công ước CEDAW quy định quyền được hưởng
các cơ hội làm việc như nhau cũng như những phúc lợi xã hội và quyền

được hưởng thù lao như nhau trên cơ sở thành quả làm việc (Điều 11,14):
Trên cơ sở bình đẳng, phụ nữa và nam giới có quyền hưởng các cơ hội có
việc làm như nhau, bao gồm cả việc áp dụng những tiêu chuẩn như nhau khi
tuyển dụng lao động; quyền được hưởng thù lao nhưu nau, bao gồm cả phúc
lợi, được đối xử như nhau khi làm những việc có giá trị ngang nhau cũng
như được đối xử như nhau trong việc đánh giá chất lượng công việc.
Quyền được vay tiền ngân hàng và tham gia các hình thức tín dụng
khác ( Điều 13,14): được tiếp cận các loại hình thức tín dụng và vay vốn
dành cho nông nghiệp, các cơ hội thị trường, công nghệ phù hợp. Nhằm
mục đích đảmbaro quyền lợi cho người phụ nữ nói chung và người phụ nữ
nông thôn nói riêng. Nhà nước ta đã nội luật hoá các cam kết được ghi nhận
trong công ước CEDAW cụ thể trong Hiến pháp 2013, văn bản pháp luật có
hiệu lực pháp lý cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
“1. Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo
đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới.
2.Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện,
phát huy vai trò của mình trong xã hội.
3.Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.” Bộ luật Lao động 2012, văn bản
pháp luật quan trọng nhất điều chỉnh toàn diện các vấn đề lao động và việc
làm nói chung, trong đó dành hẳn một chương (chương X) quy định các vấn


đề việc làm đối với lao động nữ nói chung, lao động nữ nông thôn nói riêng.
Luật Bình đẳng giới 2006 cũng có những quy định: “Nam, nữ bình đẳng
trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh
doanh,...” (Khoản 1 Điều 12);“Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi
tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công,
tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc
khác” (Khoản 1 Điều 13) ; “Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín
dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo quy định của pháp

luật.”(Điểm b Khoản 2 Điều 12). Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động,
việc làm là sự ngang nhau giữa lao động nam và lao động nữ về lĩnh vực lao
động, về nghĩa vụ và quyền lợi hay cống hiến và hưởng thụ.


Trên thực tế
Trên cơ sở quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh

tế, lao động như vậy, có thể thấy người phụ nữ có rất nhiều quyền khi tham
gia vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, người phụ nữ nông thôn phần lớn còn chưa
nắm bắt được lợi ích và quyền lợi cảu mình rất nhiều. Chính vì thế, quyền và
lợi tích của họ trong tìm kiếm, tạo việc làm vẫn chưa được đảm bảo một
cách tuyệt đối. Thiếu việc làm luôn là vấn đề bức xúc ở nông thôn. Tỷ lệ phụ
nữ nông thôn thiếu việc làm đã tăng dần đặc biệt khó cạnh tranh để kiếm
việc làm thêm do họ thiếu kỹ năng lao động cần thiếu cũng như thiếu vốn để
đa dạng hoá hoạt động sản xuất kinh doanh. Và hiển nhiên trong thời buổi
hội nhập vấn đề này càng gặp khó khăn hơn, khi mà chỉ có 9,2% lực lượng
lao động nữ ở nông thôn từng được đào đạo kỹ thuật, trong đó tỷ lệ này ở
nam giới là 15,2%. Trên thực tế khả năng lao động phụ nữ nông thôn không
hề thua kém nam giới, năng suất lao động để kiếm thu nhập của họ còn cao
hơn nam giới. Tuy nhiên, phụ nữ dành thời gian nhiều gần gấp đôi nam giứoi


cho các công việc nhà không được trả công. Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ
của phụ nữ (NCFAW 2005) cho biết khi phụ nữ và nam giới làm việc với số
giờ tương đương trong sản suất kinh doanh, thì phụ nữ sử dụng thời gian
nhiều cho việc nhà hơn 2,3 lần ở vùng nông thôn. Phụ nữ nông thôn ở tất cả
các lứa tuổi đều có tổng thời gian làm việc nhiều hơn nam giới. Điều đó đã
ảnh hưởng cấu đến sức khoẻ và gia đình của họ, thiếu thời gian nghỉ ngơi,
giải trí và tham gia các hoạt động xã hội cộng đồng cũng như các cơ hộ tham

gia đảm nhận các vị trí quản lý và lãnh đạo, có rẩ ít thời gian đề tham gia và
các khoá đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, kỹ năng và sự tự tin do đó
khả năng di động xã hội của phụ nữ thấp hơn rất nhiều so với nam giới.
2. Trong đời sống gia đình


Cơ sở pháp lý
Điều 18 Luật Bình đẳng giới quy định:

“1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ
khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.
2. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung,
bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định
các nguồn lực trong gia đình.
3. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và
sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ
chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.
4. Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như
nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.


5. Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc
gia đình.”
Ngoài ra, Hiến Pháp 2013 kế thừa các quy định về Bình đẳng giới của
các bản Hiến pháp 1946,1959,1980,1992 đã đề những nguyên tắc pháp lý cơ
bản nhất nhằm củng cố và xây dựng chế độ hôn nhân gia đình mới, thực hiện
nam nữ bình đẳng. Điều 16 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người đều bình
đẳng trước pháp luật”.Trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, Điều 36 Hiến
pháp quy định: “1. Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn.Hôn nhân theo nguyên
tắctự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn

nhau”. Cụ thể hoá các quy định của Hiến Pháp về vấn đề này, Nhà nước đã
ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng như Luật Hôn nhân và Gia
đình năm 2014 bảo đảm quyền bình đẳng vợ chồng, vợ chồng có quyền và
nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt…; Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định
bình đẳng nam nữ trong các quan hệ dân sự, các quyền nhân thân trong đó
có các quyền trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (quyền kết hôn, quyền ly
hôn…).


Trên thực tế,
Quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông thôn tạo cho gia đình

Việt nam điều kiện tiếp thu những giá trị văn hoá mới của xã hội hiện đại.
Mặc dù vậy thì trong các gia đình nông thôn, phụ nữ vẫn còn chịu nhiều
thiệt thòi, bất bình đằng giới vẫn còn phổ biến. Với ghánh nặng phải cân đối
giữa công việc và trách nhiệm gia đình, mộit số phụ nữ Việt nam phải làm
việc rất nhiều giờ. Theo một đánh giá về bình đẳng giới của Hội Liên hiệp
phụ nữ Việt Nam vào năm 2004, phụ nữ là việc trung bình 13 giờ một ngày
so với nam giới là 9 giờ. 90% công việc gia đình do phụ nữ đảm nhận. Sự
bất bình đẳng còn thể hiện trong tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực chủ


yếu, trong thực tế, giấy chứng nhận quyfn sử dụng đất của hộ gia đình cũng
như sổ địa chính của địa phương chỉ đẳng ký tên chủ hộ là nam giới chiếm
đại đa số. Tình trạng này đã gây khó khăn cho phụ nữ khi họ cần thế chấp
quyền sử dụng đất để vay vốn, chia đất khi ly hôn hoặc thừa kế đất khi
người chồng qua đời. Phụ nữ nông thôn lại càng đặc biệt quan trọng khi mà
họ có ít cơ hội tiếp cận với các nguồn lực khác nên đất đai có thể xem như là
phương tiện sinh nhai duy nhất giúp hpj duy trì cuộc sống và thoát nghèo.
Trong một cuộc điều tra về mức thu nhập gia đình ở nông thôn năm

2004 cho thấy: 87,9% chi tiêu hang ngày do vợ quyết định; 4,4% do chồng;
0.5% do con trai; 0.3% do con gái. Điều này làm cho phụ nữ nông thôn bị
cột chặt vào các công việc gia đình nhiều hơn còn nam giới thì ít chia sẻ với
họ. Không chỉ như vậy mà do sự khác biệt về mặt thể chất nên nhiều phụ nữ
còn là nạn nhân chủ yếu của sự phân biệt đối xử, phải ghánh chịu những lạm
dụng về thể xác, tinh thần từ phía người đàn ông. Đây là một trong những
nguyên nhân gây nên tình trạng bạo lực gia đình. Qua đó có thể thấy, quyền
của ngừoi phụ nữ trong gia đình vẫn chưa được đảm bảo một cách tuyệt đối,
vẫn còn bị hạn chế do nhân thức sai lầm của một số bộ phận người dân đặc
biệt ở khu vực nông thôn.
III. Nguyên nhân của những bất bình đẳng giới ở nông thôn
1. Quan niệm và cách ứng xử xã hội
Tư tưởng trọng nam khinh nữ còn phổ biến trong xã hội. Nếp gia
trưởng vẫn còn giữ vai trò chủ đạo trong quan hệ gia đình, đặc biệt là nông
thôn. Thái độ của xã hội muốn phụ nữ đóng một vai trò “thích đáng” trong
gia đình gây khó khăn cho việc giải quyết những vấn đề phức tạp như bạo
lục gia đình đối với phụ nữ, ly hôn và nhu cầu của nhữnng người mẹ đơn
than. Ngành nông nghiệp, nông thôn, trong giới công chức cũng như các hộ


gia đình nông thôn, quan niệm xã hội phổ biến về vai trò giới, bình đẳng
giói, phân công lao động, lãnh đạo và ra quyết định còn bị ảnh hưởng từ
những định kiến cổ hủ còn rất nặng nề.
2. Định kiến giới trong gia đình
Một nguyên nhân nữa là do các hộ gia đình ở nông thon. Các hộ gia
đình đó đã định hình các mối quan hệ giới ngay từ đầu của quá trình xã hội
hoá các nhân và truyền tải chúng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Có những
định khiến giới của cha mẹ biểu hiện như: Quan niệm cho rằng các em gái
không cần học nhiều mà phải phụ giúp cha mẹ công việc nhà; chăn nuôi gia
súc, gia cầm hay cày cấy,…

3. Đời sống kinh tế khó khăn ảnh hưởng tới nhận thức
Đời sống kinh tế cũng ảnh hưởng đến bất bình đẳng giới ở nông thôn.
Tình trạng đói nghèo của gia đình, trình độ học vấn thấp của cha mẹ, đã có
rất nhiều nghiên cứu cho thấy tỉ lệ bỏ học rất đáng kể của trẻ em xuất thân từ
gia đình nghèo khó, cha mẹ ít học thậm chí là không biết chữ sống ở vùng
nông thôn và vùng sâu, vùng xa. Điều đó dẫn tới những quan niệm cổ hủ đã
ăn sâu vào chuẩn mực sống càng khó để tiếp cận với nhận thức mới về bình
đẳng giới.
4. Các thể chế xã hội, chuẩn mực xã hội tác động đến sự tiếp cận nguồn
lực
Các thể chế xã hội, chuẩn mực xã hội, quyền hạn, luật lệ cũng như các
thể chế kinh tế thị trường một phần tác động đến loại nguồn lực mà họ được
tiếp cập, hoạt đông nào mà giới nào được phép tham gia, giới nào được phép
tham gia nền kinh tế - xã hội dứoi hình thức nào. Chính những thể chế đó đã
quy định động cơ khuyến khích hay không khuyến khích các định kiến giới,


ngay cả khi chúng không công khai phân biệt thì những thể chế chính thức
hay không chính thức đó vẫn thường chịu những tác động bởi chuẩn mực xã
hội về những vai trò thích hợp theo giới. Có rất nhiều thể chế rất khó và rất
chậm để có thể thay đổi được
5. Các chính sách phát triển về giới tạo ra kết cục phân biệt về giới
Các chính sách phát triển cùng với những chuẩn mực xã hội hay phân
công đồng đều có thể dẫn đến việc tiếp cận các nguồn lực không đồng đều
giữa nam và nữ. Việc không nhận thức được hoặc bỏ qua sự khác biệt về
giới khi thiết kế các chính sách có thể có hại cho hiệu lực của các chính sách
đó, xét trên cả khía cạnh công bằng lẫn hiệu quả.
IV. Giải pháp về chính sách nhằm củng cố và nâng cao quyền của người
phụ nữ nông thôn dưới góc độ bình đẳng hiện nay
Để khắc phục nững thách thức nêu trên là cả một quá trình nan giải,

lâu dài bởi những thách thức này về cơ bản xuất phát một các khách quan
cùng với sự vận động và biến đổi sâu sắc của nông thôn thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Quá trình này, thường tạo ra những đột biến
trong sự chuyển đổi của các xã hội quá độ, điều này càng làm trầm trọng
hơn bởi những đặc thù riêng của xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, trước mặt để
hạn chế phần nào những khó khan, cản trở đối với người phụ nữ nông thôn
và góp phần tạo ra những cơ hội phát triển mới cho họ trong tương lai, cần
thực hiện một số giải pháp sau:
1. Tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ tiếp cận các nguồn lực
Không được làm chủ các ngườn lực (đất đai, tài sản, phương tiện sản
xuất,…) thì phụ nữ sẽ thuộc “nhóm yếu thế”, không thể tự chủ và khó phát
huy được sức mạnh của vai trò nữ giới. Điều này càng thâm bất lợi nếu như
đời sống gia đình của người phụ nữ có vấn đề dấn đến gia đình tan vỡ.


Chính vì lẽ đó, cần thúc đẩy việc cấp giấu chứng nhận quyền sử dụng đất đai
theo Luật đất đai. Với phụ nữ nông thôn, đất đai là một phương tiện đảm bảo
an sinh xã hội đồng thời cũng là phương tiện duy nhất để thoát nghèo.
Nghiên cứu cũng cho thấy, so với nam giới thì phụ nữ nói chung và phụ nữ
nông thôn nói riêng thường ít cơ hội trong việc tiếp cận vay vốn tín dụng.
Vì thế cần tính đến những khác biệt giữa nam và nữ trong tiếp cận và sử
dụng vay tín dụng từ ngân hàng và các tổ chức tín khác để có chính sách,
chế độ riêng đối với nam và nữ nông dân trong triển khai chính sách tín
dụng hiện nay
2. Ưu tiên đào tạo nghề và việc làm cho phụ nữ
Quá trình biến động đất đai trong nông nghiệp không chỉ khiến cho
nông dân, nhất là với phụ nữu thất nghiệp mà nó còn tác động đến thị trường
lao động với mức độ khác nhau. Với sự phân công lao động theo giới công
thêm nam giới di cư đến các vùng đô thị, khu công nhiệp để tìm kiếm viếc
làm, phụ nữ nông thôn đảm nhận đa vai trò nên có những bất lựoi hơn so với

nam giới trong việc tìm kiếm việc làm phi nông nghiệp. Có cơ sở để thấy
rang phụ nữ nông thôn cần được quan tâm đào tạo nghề hơn nam giới.Trong
một phân tích về thay đổi nghề nghiệp trong các khu vực nông thôn cho thấy
nam giới thay đổi nghề nghiệp nhiều hơn 2 lần phụ nữ (31,6% và 13,3%).
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, xắc suất đổi nghề của lao động nam lớn hơn
lao động nữ, nếu một phụ nữ có sắc suất đổi nghề là 22% thì một lao động
nam tương đương có sắc xuất đổi nghề là 52%. Điều này càng cho thấy sự
cần thiết ưu tiên đào tạo nghề, chuyển giao kỹ thuật lien quan đến sản suất
nông lâm ngư nghiệp cho phụ nữ, vì nam giới có tính linh hoạt hơn nữ trong
quá trình nắm bắt các cơ hội mới khi chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm.


Mục tiêu của các chính sách trong bộ luật lao động cần phải mang lại
lợi ích cho người lao động, đặc biệt là người phụ nữ nghèo, và tạo việc làm
nhiều hơn, dù là chính thức hay không chính thức, cho những lao động nữ
thiếu kỹ năng. Trong tập huấn, cần chú ý đến các khác biệt giữa nam và nữ
trong tiếp cận các dịch vụ khuyến nông, và chuyển giao công nghệ mới vào
sản xuất nông nghiệp ở nông thôn . Có chính sách ưu tiên chuyển giao khoa
học – kỹ thuật và đào tạo nghề cho phụ nữ, nhất là phụ nữ có hoàn cảnh khó
khan, phụ nữ trong các hộ gia đình có ruộng đất thu hồi. Chú ý đến những
phẩm chất của phụ nữ thích hợp với các ngành nghề truyền thống… Trong
đào tạo nghề, chuyên môn kỹ thuật cho phụ nữ nên tính đến đặc điểm phong
tục , tập quán , dân tộc và mức độ phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng,
miền. Chỉ khi chúng ta tính đến những đặc điểm văn hoá – xã hội như vậy
mới có thể xây dựng chương trình đào tạo nghề, tạo việc làm phù hợp với
điều kiện, năng lực và hoàn cảnh của phụ nữ, và đào tạo nghề mới có hiệu
quả.
3. Chăm lo sức khoẻ và an sinh xã hội cho phụ nữ nông thôn.

Hiện nay phụ nữ nông thôn vẫn còn chịu nhiều thiệt thòi trong việc

chăm sóc sức khoẻ. Để có chính sách ưu đãi nhằm bảo vệ và nâng cao sức
khoẻ cho phụ nữ nông thôn, nên tập trung vào:
Sức khoẻ sinh sản của phụ nữ: Khi thực hiện chức năng tái sinh sản,
người phụ nữ nông thôn hiện nay phải đối diện với những gánh nặng về dân
số - kế hoạch hoá gia đình do quan niệm của nam giới “khoán” việc đó cho
nữ giới và nam giới thiếu sự tham gia, chia sẻ trách nhiệm trong vấn đề này.
Đồng thời, quan tâm đến chất lượng dân số hiện nay không thể coi nhẹ
những nội dung lien quan đến sức khoẻ sinh sản, quyền sinh sản của người
phụ nữ nông thôn.


Cải thiện môi trường lao động và sinh hoạt ở nông thôn: Hiện nay, ô
nhiễm môi trường sống ở nông thôn và môi trường sản xuất nông nghiệp đã
và đang đến mức báo động. Cùng với đó, việc phát triển nuôi trồng và đánh
bắt thuỷ sản cỏ thể sẽ tác động tiêu cực đến môi trường nếu các biện pháp
phòng ngừa thích hợp không được áp dụng. Do vậy, các chương trình phát
triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá
cần chú trọng đến việc giữ gìn, bảo vệ môi trường nông lâm ngư nghiệp. Có
như thế, thì phụ nữ nông thôn mới duy trì được các nguồn thu nhập từ các
hoạt động nông lâm ngư nghiệp của mình.

C. KẾT LUẬN
Tóm lại, trên đây là một số vấn đề về quyền của người phụ nữ ở nông
thôn dưới góc độ bình đẳng giới. Từ những thực trạng và một số giải pháp
hoàn thiện nêu trên chúng ta có thể hy vọng về một tương lai không xa
quyền của người phụ nữ ở nông thôn được đảm bảo và hướng đến một xã
hội bình đẳng thực chất. Trên đây là những ý kiến của em về vấn đề quyền
của người phụ nữ nông thôn dưới góc độ bình đẳng giới. Bài làm vẫn còn rất
nhiều thiếu sót, em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy (cô) để
bài làm được hoàn thiện hơn!



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hiến Pháp 2013;
2. Công ước CEDAW (Công ước Liên Hợp Quốc về xoá bỏ tất cả các

hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ - Convention on the
Elimination of all forms of Discrimination against Women);
3. Luật Bình đẳng 2006;
4. Luật Lao Động 2012
5. Nguồn Internet:
/>:8080/index.php/tai-lieu/tai-lieu-bientap/item/96-danh-gia-thuc-trang-cong-tac-binh-dang-gioi-trongphat-trien-nong-thon
/>ng_ve_co_hoi_cho_phu_nu_trong_chinh_sach_phap_luat_va_thuc
_tien
/>

MỤC LỤC



×