Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Điều tra tài nguyên cây thuốc Xiêng Khoảng, Lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.77 MB, 83 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
--------

THUSUONG VO

ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC
Ở BẢN SAI PUA, HUYỆN PHU CỤT,
TỈNH XIÊNG KHOẢNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI – 2019


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
--------

THUSUONG VO
MÃ SINH VIÊN: 1401676

ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC
Ở BẢN SAI PUA, HUYỆN PHU CỤT,
TỈNH XIÊNG KHOẢNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1. PGS. TS Trần Văn Ơn
Nơi thực hiện
1. Bộ môn Thực vật –
Trường Đại học Dược Hà Nội


HÀ NỘI – 2019


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin dành lời cảm ơn sâu sắc tới Đảng và Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Lào và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tạo điều kiện cho em được học tập tại
Trường ĐH Dược Hà Nội và có điều kiện tham gia nghiên cứu khoa học, thực hiện đề tài này trong
suốt thời gian vừa qua.
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, các thầy cô giáo Trường
Đại học Dược Hà Nội đã dìu dắt em suốt 5 năm học tập và nghiên cứu khoa học tại trường. Đặc
biệt là các thầy cô và các chị kỹ thuật viên của Bộ môn Thực vật đã luôn quan tâm và tạo điều
kiện cho em trong quá trình thực hiện khóa luận.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS. TS Trần
Văn Ơn, người thầy đã trực tiếp giao cho em đề tài này, định hướng, tận tình chỉ bảo và hỗ trợ em
trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu. Những kinh nghiệm, bài học quý giá cùng những tư duy
nghiên cứu mà thầy đã truyền cho em sẽ luôn luôn là hành trang không thể thiếu trong quá trình
nghiên cứu khoa học tại trường và công tác sau này.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ThS. Nghiêm Đức Trọng, một người thầy nhiệt tình, đam
mê với thức vật, người đã hỗ trợ em về mặt chuyên môn rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài.
Em xin gửi lời biết ơn tới thầy ThS. Lê Thiên Kim, người thầy rất đáng quý và rất nhiệt tình
đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo cho em trong suốt quá trình thực nghiệm. Thầy là người đã truyền
cho em rất nhiều kỹ năng, kinh nghiệm và tư duy nghiên cứu khoa học trong toàn bộ thời gian em
thực hiện đề tài này.
Cảm ơn bạn Phạm Việt Hùng đã đi cùng tôi trong chuyến điều tra và giúp đỡ tôi rất nhiều
trong quá trình thực địa. Cảm ơn bạn Bùi Thị Phượng đã giúp tôi rất nhiều trong quá trình làm
khóa luận.
Cảm ơn các anh, chị, em làm nghiên cứu khoa học tại bộ môn Thực vật đã giúp đỡ tận tình
em trong những lúc khó khăn và làm cho em có cảm giác như một gia đình.
Cuối cùng, con xin cảm ơn Bố (Võ Đại Khóa) và Bố Mẹ Nuôi (ພໍ່ ສີວອນ, ແມໍ່ ວຽງສະຫວັນ) là
những người sinh thành, dưỡng dục, luôn luôn quan tâm và động viên con hàng ngày, nhất là trong

suốt thời gian xa nhà, học tập và thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2019
Sinh viên

Thusuong Vo


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1
PHẦN 1. TỔNG QUAN............................................................................................. 2
1.1. NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ....................................... 2
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 2
1.1.2. Điều kiện kinh tế và xã hội ........................................................................ 2
1.1.3. Hệ thực vật, tài nguyên cây thuốc và tri thức sử dụng cây thuốc của
CHDCND Lào .............................................................................................................. 4
1.2. BẢN SAI PUA, HUYỆN PHU CỤT, TỈNH XIÊNG KHOẢNG ..................... 4
1.2.1. Tỉnh Xiêng Khoảng ................................................................................... 4
1.2.2. Huyện Phu Cụt (Phou Kout) ..................................................................... 6
1.2.3. Bản Sai Pua ............................................................................................... 7
PHẦN 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 9
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU................................................................................... 9
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................. 9
2.2.1. Điều tra tính đa dạng sinh học cây thuốc ................................................. 9
2.2.2. Tư liệu hóa tri thức sử dụng cây thuốc ................................................... 10
2.2.3. Thu mẫu và làm tiêu bản thực vật ........................................................... 10
2.2.4. Xác định tên khoa học cây thuốc ............................................................ 10
2.2.5. Xử lý số liệu ............................................................................................. 10
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 12

3.1. TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC Ở BẢN SAI PUA, HUYỆN PHU CỤT, TỈNH XIÊNG
KHOẢNG ......................................................................................................................... 12
3.1.1. Tính đa dạng sinh học cây thuốc ở bản Sai Pua ..................................... 12
3.1.2. Thảm thực vật và phân bố cây thuốc ở bản Sai Pua............................... 17
3.2. TRI THỨC SỬ DỤNG CÂY THUỐC CỦA CỘNG ĐỒNG Ở KHU VỰC BẢN SAI PUA . 20
3.2.1. Danh mục các bệnh, chứng có thể chữa trị bằng cây thuốc ở khu vực bản
Sai Pua ....................................................................................................................... 20
3.2.3. Bộ phận sử dụng của cây thuốc .............................................................. 23
3.2.4. Cách sử dụng cây làm thuốc ................................................................... 24


3.2.5. Cách thức tiếp nhận – lưu truyền lại tri thức và hoạt động khai thác, sử
dụng cây cỏ làm thuốc ............................................................................................... 25
BÀN LUẬN ............................................................................................................... 29
4.1. CÂY THUỐC Ở KHU VỰC BẢN SAI PUA (PHU CỤT) .......................................... 29
4.1.1. Sự đa dạng của cây thuốc và phương pháp nghiên cứu ......................... 29
4.1.2. Phân bố của thảm thực vật và đa dạng theo dạng sống của cây thuốc ở
khu vực bản Sai Pua .................................................................................................. 31
4.1.3. Tri thức sử dụng cây thuốc...................................................................... 31
4.1.4. Tiềm năng, giá trị của cây thuốc ở khu vực bản Sai Pua ....................... 32
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Viết đầy đủ

B


Botanischer Garten und Botanisches Museum Berlin-Dahlem, Freien
Universität Berlin (Vườn thực vật và Bảo tàng thực vật Berlin - Dahlem,
Freie Đại học Berlin)

CHDCND

Cộng hòa dân chủ nhân dân

FAO

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (Food and
Agriculture Organization)

GEF

Quỹ Môi trường toàn cầu (Global Environment Facility)

GPS

Global Positioning System (Hệ thống Định vị Toàn cầu)

HN

Herbarium code: Herbarium of Vietnam Academy of Science and
Technology (Phòng tiêu bản - Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật)

HNIP

The herbarium of Hanoi University of Pharmacy (Phòng tiêu bản Trường

Đại học Dược Hà Nội)

HNU

Phòng tiêu bản - Khoa Sinh học - Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học
Quốc gia Hà Nội

IPNI

The International Plant Names Index (Danh mục tên thực vật quốc tế)

K

Herbarium, Royal Botanic Gardens, Kew (Phòng tiêu bản thực vật, Vườn
bách thảo Hoàng gia, Kew)

KBTTN

Khu bảo tồn thiên nhiên

KIP

Key important person (Người cung cấp tin quan trọng)

NY

Herbarium, New York Botanical Gardens (Phòng tiêu bản thực vật, Vườn
bách thảo New York)

P, PC


Herbier Muséum Paris - Muséum National d’Histoire Naturelle (Phòng
tiêu bản thực vật bảo tàng Paris - Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia)

TAI

Herbarium of National Taiwan University (Phòng tiêu bản đại học Quốc
Gia Đài Loan)

UNDP

Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (United Nations Development
Programme)


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 3.1. Sự phân bố cây thuốc trong các ngành thực vật ở bản Sai Pua, huyện Phu Cụt
(Xiêng Khoảng) ................................................................................................... 13
Bảng 3.2. Danh mục các họ cây thuốc có số lượng loài lớn (xếp theo thứ tự tên khoa học)
............................................................................................................................. 14
Bảng 3.3. Danh mục các chi có từ 3 loài cây thuốc trở lên (xếp theo thứ tự tên khoa học)
............................................................................................................................. 15
Bảng 3.4. Danh mục các dạng sống của cây thuốc ở bản Sai Pua, huyện Phu Cụt (Xiêng
Khoảng) ............................................................................................................... 16
Bảng 3.5. Một số cây thuốc ở bản Sai Pua có phân bố sinh thái rộng ............................... 19
Bảng 3.6. Danh mục các nhóm bệnh, chứng bệnh, nhóm thuốc sử dụng cây thuốc khu vực
bản Sai Pua .......................................................................................................... 21
Bảng 3.7. Danh mục các bộ phận dùng của cây thuốc ở khu vực bản Sai Pua .................. 23
Bảng 3.8. Danh mục các cách dùng thuốc ở bản Sai Pua, huyện Phu Cụt (Xiêng Khoảng)
............................................................................................................................. 25

Bảng 4.1. So sánh hệ cây thuốc ở bản Sai Pua với hệ cây thuốc của nước CHDCND Lào
[25] ...................................................................................................................... 29
Bảng 4.2. So sánh số loài cây thuốc ở khu vực bản Sai Pua với số loài tại hai khu bảo tồn
thiên nhiên Houai Nhang và Somsavat ............................................................... 29


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Cơ cấu GDP kinh tế huyện Phu Cụt................................................................. 3
Hình 1.2. Bản đồ địa lý tỉnh Xiêng Khoảng, lào .............................................................. 5
Hình 1.3. Cánh đồng chum tại Phonsavan, Xiêng khoảng, Lào ...................................... 6
Hình 1.4. Vị trí huyện Phu Cụt, tỉnh Xiêng Khoảng ........................................................ 7
Hình 3.1. Phân bố số lượng họ cây thuốc ở khu vực bản Sai Pua theo số loài .............. 13
Hình 3.2. Phân bố số lượng chi cây thuốc ở khu vực bản Sai Pua theo số loài ............. 15
Hình 3.3. Mức độ đa dạng cây thuốc theo loại thảm thực vật ....................................... 17
Hình 3.4. Một số hình ảnh phỏng vấn và thu mẫu tại các thảm thực vật ở bản Sai Pua,
huyện Phu Cụt ................................................................................................. 18
Hình 3.5. Một số hình ảnh về hoạt động buôn bán dược liệu tại chợ tỉnh Xiêng Khoảng
......................................................................................................................... 28
Hình 4.1. Đường cong loài ............................................................................................. 30


ĐẶT VẤN ĐỀ

Tài nguyên cây thuốc và tri thức sử dụng cây thuốc luôn đóng một vai trò vô
cùng quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe trên thế giới nói chung và các nước
đang phát triển nói riêng. Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào)
có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với diện tích 236.800 km2, trong đó khoảng 47% là
rừng núi, là một nước rất đa dạng và phong phú về tài nguyên thiên nhiên, rừng và
các loại cây cỏ. Nhiều cây trong số đó đã xác định tên và được sử dụng để sản xuất
thuốc để chữa bệnh. Nhưng cũng có nhiều loại cây chưa được biết đến, đang được

người dân sử dụng làm thuốc với nhiều tên gọi khác nhau [25].
Huyện Phu Cụt, tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào là một tỉnh ở phía
đông bắc quốc gia, là một khu vực có diện tích phần lớn là đồi núi. Xiêng Khoảng
nói chung và Phu Cụt nói riêng là khu vực không chỉ nổi tiếng với nhiều danh thắng
đẹp ở Lào, mà còn được biết đến với sự đa dạng sinh học cao, có một khu bảo tồn đa
dạng sinh học quốc gia (NBCA) là Nam Et-Phou Louey, và KBTTN Dongsouth –
Donglong [28], [30]. Do nhu cầu sử dụng cây thuốc dựa trên nền tảng Y học truyền
thống ngày càng tăng, thảm thực vật hiện đang bị khai thác và suy giảm đa dạng,
trong khi nguồn tài nguyên này chưa được nghiên cứu đầy đủ. Việc khảo sát, điều
tra tài nguyên cây thuốc tại bản Sai Pua, huyện Phu Cụt, tỉnh Xiêng Khoảng là một
yêu cầu bức thiết và quan trọng.
Nhằm góp phần kiểm kê tài nguyên cây thuốc của quốc gia, tìm hiểu và thu
thập, phân tích dữ liệu để xác định cây thuốc có khả năng sản xuất thuốc, đáp ứng
nhu cầu của xã hội cũng như bảo vệ những cây thuốc quý hiếm có nguy cơ bị đe doạ,
đề tài “Điều tra tài nguyên cây thuốc ở bản Sai Pua, huyện Phu Cụt, tỉnh Xiêng
Khoảng” được thực hiện với các mục tiêu sau:
1. Xác định đa dạng sinh học cây thuốc ở bản Sai Pua, huyện Phu Cụt, tỉnh
Xiêng Khoảng
2. Xác định tri thức sử dụng cây thuốc của người dân bản địa ở bản Sai Pua,
huyện Phu Cụt, tỉnh Xiêng Khoảng.
1


PHẦN 1. TỔNG QUAN
1.1. NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào là một quốc gia không giáp biển duy
nhất tại vùng Đông Nam Á, có diện tích 236.800 km2. Địa thế phần lớn đất nước Lào có
nhiều núi non bao phủ bởi rừng xanh với đỉnh cao nhất là Phou Bia (2.817 m). Diện tích
còn lại là bình nguyên và cao nguyên. Sông Mê Kông chảy dọc gần hết biên giới phía Tây,

giáp giới với Thái Lan, trong khi đó dãy Trường Sơn chạy dọc theo biên giới phía Đông
giáp với Việt Nam [35].
Vùng cao nguyên phía Bắc của Lào là khu vực núi đồi lởm chởm với độ cao phần lớn
vào khoảng 500 đến 2.000 m so với mặt nước biển, nhưng cũng có những khu vực thấp dọc
theo lưu vực sông. Có một vài ngọn núi cao trên 2.000 m nằm ở phía nam đất nước ở một
khu vực được biết đến với tên là cao nguyên Xiêng Khoảng. Phần lớn trừ cực đông của cao
nguyên phía Bắc nằm trong phạm vi lưu vực của sông Mê kông [18]. Dãy núi Trường Sơn
(tên tiếng Lào là Saiphou Louang) nằm ở phía nam của cao nguyên phía Bắc là đường biên
giới tự nhiên của Lào với Việt Nam. Những ngọn núi ở đây cao từ 500 – 2.000 m so với
mặt nước biển, mặc dù có những đỉnh cao hơn 2.000 m hoặc thấp hơn 500 m. Hầu hết dãy
núi Trường Sơn ở Lào nằm bên dòng chảy của sông Mê kông. Dãy núi này như một hàng
rào chắn mưa sang phía Đông ngoại trừ ở một số vùng núi thấp. Những vùng này chịu ảnh
hưởng rất lớn của gió mùa Đông Bắc và hình thành nên những khu rừng ẩm thấp [18].
CNDCND Lào có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10,
và mùa khô vào những tháng còn lại trong năm. Lượng mưa hàng năm vào khoảng 1.500
đến 2.500 mm, cao nguyên Bolaven có lượng mưa hàng năm trung bình khoảng 3.500 mm
và khu vực xung quanh Xavannakhet và một phần phía Bắc chỉ nhận lượng mưa khoảng
1.500 mm một năm. Sự thay đổi lượng mưa trong năm dẫn đến chu kì tuần hoàn của sự khô
hạn ở các vùng trong năm [18].
1.1.2. Điều kiện kinh tế và xã hội
Về dân cư, theo điều tra năm 2018, dân số của Lào là 6.961.210 người. Mặc dù mật
độ dân cư thấp (28 người/km2) nhưng mật độ dân cư ở vùng canh tác nông nghiệp xấp xỉ
2


bằng mật độ trung bình của thế giới [18]. Trung bình hằng năm dân số tăng khoảng 2,5%,
là một trong những nước có tốc độ tăng dân số nhanh nhất châu Á. Dân cư ở đây ngoài
người Lào theo nghĩa hẹp, nước CHDCND Lào còn là nơi sinh sống của nhiều sắc tộc khác
nhau như: Lào Sủng, bao gồm các dân tộc thuộc ngữ hệ Mông - Dao và Tạng - Miến, như
H’Mông (Mèo), Dao (Yao, Miền), Lô lô, Hà nhì,... sinh sống trên những rẻo cao, đỉnh núi

cao từ 1.000 m trở lên ở Bắc Lào, thuộc các tỉnh Xiêng Khoảng, Luông Pha Băng, Sầm
Nưa và Bắc Viêng Chăn; Người Lào Thơng, gồm hơn 20 dân tộc thuộc hệ ngôn ngữ Môn
– Khơme như Khơ mú, Khơ bít, Phoọng, Puộc, Kạ tang, Pa kô, Tà ôi, Lạ vên, Lạ ve, Xẹc,
Nha hớn, Ka tu, A lắc,... Các dân tộc này sinh sống rải rác ở các địa bàn từ Bắc vào Nam,
tại các miền rừng, triền núi, cao nguyên, dọc theo các con sông, con suối nhỏ. Ngoài ra còn
một ít người là gốc Việt Nam, chủ yếu ở các thành thị [12].
Về kinh tế, mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao nhưng Lào vẫn còn là một đất
nước với cơ sở hạ tầng lạc hậu. Thu nhập bình quân đầu người là 2.353,15/người/năm theo
ước tính của Ngân hàng thế giới số liệu 2016 [17]. Sản phẩm nông nghiệp chiếm khoảng
một nửa tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và sử dụng 80% lực lượng lao động.
Bên cạnh diện tích nông nghiệp, Lào còn rất giàu tài nguyên thiên nhiên rừng, khoáng
sản và thủy năng (Ngân hàng Thế giới, 2016). Tuy vậy, nền kinh tế vẫn tiếp tục nhận được
sự trợ giúp của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và các nguồn quốc tế khác cũng như từ đầu tư
nước ngoài trong chế biến sản phẩm nông nghiệp và khai khoáng.

Khác
20%

Dịch vụ
43%

Nông
nghiệp
37%

Hình 1.1. Cơ cấu GDP kinh tế huyện Phu Cụt

3



1.1.3. Hệ thực vật, tài nguyên cây thuốc và tri thức sử dụng cây thuốc của
CHDCND Lào
Với diện tích rừng phủ xanh lớn, nước CHDCND Lào là một quốc gia rất đa dạng và
phong phú về tài nguyên thiên nhiên, rừng và các loại cây cỏ, trong đó nhiều loài quý hiếm
có giá trị cả về kinh tế và phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học [35].
Theo thống kê, hiện tại Lào có khoảng 8.250 loài thực vật. Thống kê của Trung tâm
nghiên cứu Dược liệu Lào, hiện tại đã ghi nhận 1.113 loài cây thuốc trong đó 813 loài từ
nguồn tư liệu đã in ấn và 300 loài từ các cuộc phỏng vấn thực địa do Trung tâm tiến hành
điều tra thực vật dân tộc học về cây thuốc tại 12 tỉnh của Lào [19]. Số liệu thống kệ khác
của On Vilay (Trung tâm nghiên cứu Dược liệu Lào, 2008), Lào có 1.152 loài cây thuốc.
Nhiều cây trong số loài nói trên đã biết tên và được sử dụng để sản xuất ra thuốc để
chữa bệnh. Nguồn tài nguyên này đang đóng góp một phần quan trọng trong công tác chăm
sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân các bộ tộc Lào từ nhiều đời nay. Tuy nhiên cũng còn có
nhiều loại cây chưa được biệt đến, đang được người dân sử dụng làm thuốc với nhiều tên
gọi khác nhau.
Với lịch sử lâu đời, người dân CHDCND Lào có kinh nghiệm và nhu cầu sử dụng cây
thuốc để chăm sóc sức khỏe ban đầu dựa trên nền tảng các nền Y học truyền thống. Mặc
dù đã có một số điều tra cơ bản về tài nguyên cây thuốc tại Lào, nhưng vẫn còn rất nhiều
tri thức cần được nghiên cứu và tư liệu hóa để bảo tồn và phát triển.
1.2. BẢN SAI PUA, HUYỆN PHU CỤT, TỈNH XIÊNG KHOẢNG
1.2.1. Tỉnh Xiêng Khoảng
Tỉnh Xiang Khouang (tiếng Lào: ຊຽງຂວາງ, nghĩa là "Thành phố phía chân trời", tiếng
Việt: Xiêng Khoảng) là một tỉnh của Lào. Về địa lý, tỉnh nằm trên Cao nguyên Xiêng
Khoảng, thuộc khu vực đông bắc của quốc gia, trước đây là thủ phủ của Muang Phuan
(Muang Phouan/Xieng Khouang), hiện nay thuộc tỉnh là Phonsavan. Tỉnh nằm giáp
Houaphan về phía đông bắc, giáp Nghệ An về phía đông, giáp Bolikhamsai về phía đông
nam và giáp thủ đô Vientiane (Viêng Chăn) về phía tây nam. Nằm cách thủ đo Viêng Chăn
435 km, được nối liền với thủ đô Viêng Chăn bởi các tuyến đường quốc lộ số 3, 7 hoặc
tuyến đường ngắn hơn qua Borikhamxay. Ngoài ra, để phục vụ nhu cầu du lịch còn có


4


những chuyến bay hàng ngày từ Viêng Chăn đi Xiêng Khoảng và Luoang Phrabang (Luông
Pha Băng). Thủ phủ của Xiêng Khoảng là thị xã Phonsavan (Hình 1.2).

Hình 1.2. Bản đồ địa lý tỉnh Xiêng Khoảng, Lào
Về lịch sử, thời kỳ giữa năm 500 TCN đến 500 SCN, cao nguyên Xiêng Khoảng là
trung tâm buôn bán chính của một vùng rộng lớn thuộc khu vực Nam Á (bao gồm cả Việt
Nam, Samrong – Camphuchia và cao nguyên Khorat – Thái Lan). Thời kỳ chiến tranh,
Xiêng Khoảng chịu tàn phá nặng nề từ quân xâm lược từ Trung Quốc, sau đó là các cuộc
chiến tranh xâm lược của người Pháp, Mỹ.
Về đất đai, với địa hình địa thế thuận lợi, Xiêng Khoảng là khu vực có diện tích đất
bằng phẳng lớn thứ hai ở Lào chỉ sau khu vực triền sông Mê Công. Đặc trưng địa lý ở đây
là những ngọn đồi và đồng cỏ độ cao vừa phải (khoảng 1000 m so với mực nước biển). Đây
cũng là nơi có ngọn núi cao nhất của Lào là Phou Bia, nằm ở phía nam cao nguyên Xiêng
Khoảng, và khu du lịch nổi tiếng cánh đồng Chum (Plain of Jars) của Lào (Hình 1.3).
Tỉnh Xiêng Khoảng chia thành 8 khu vực địa lý (Muang hay huyện) là Muang Pek
(ເມືອງແປກ), Muang Kham (ເມືອງຄາ), Muang Nong Het (ເມືອງໜອງແຮດ), Muang Khoune
(ເມືອງຄູ ນ), Muang Mok May (ເມືອງໝອກໃໝໍ່ ), Muang Phou Kout (hay Phu Cụt)
5


(ເມືອງພູ ກູ ດ), Muang Phaxay (ເມືອງຜາໄຊ), Muang Thatom (ເມືອງທໍ່ າໂທມ) với thủ phủ là thị
xã Phonsavan. Với tổng diện tích là 15.880 km2, dân số năm 2015 theo điều tra dân số của
tỉnh là 244.684 người [30].

Hình 1.3. Cánh đồng Chum tại Phonsavan, Xiêng Khoảng, Lào
1.2.2. Huyện Phu Cụt (Phou Kout)
Huyện Phu Cụt nằm ở phía tây bắc tỉnh Xiêng Khoảng. Phía tây và tây bắc tiếp giáp

tỉnh Luông Pha Băng, phía Bắc giáp tỉnh Huaphan, phía đông tiếp giáp huyện Kham và
huyện Pek, phía nam tiếp giáp huyện Pha xây và một phần nhỏ tỉnh Saysomboune. Địa hình
chủ yếu ở đây là đồi núi thấp trên cao nguyên. Về khí hậu, nhiệt độ trung bình năm ở đây
là 19,8oC, nhiệt độ cao nhất là 30,1oC, nhiệt độ thấp nhất là 12,7oC, lượng mưa trung bình
1.354,6 mm/năm.
Về nông nghiệp, nền kinh tế ở Xiêng Khoảng nói chung và huyện Phu Cụt nói riêng
dựa trên nông nghiệp là chính, là khu vực sản xuất ngô chính ở Lào. Các loại cây trồng chủ
yếu bao gồm ngô, lúa, lạc, đậu tương, dứa, đu đủ, tỏi,... phổ biến nhất là ngô. Cây ăn quả
có đào, lê, mận, bưởi, chè,... Chăn nuôi có trâu, bò,...
Về công nghiệp, ngành công nghiệp chính ở đây là chế biến gỗ.
Về dịch vụ, huyện Phu Cụt, tỉnh Xiêng Khoảng có lợi thế lớn và đang được tập trung
đầu tư phát triển. Theo thống kê của Tổng cục du lịch Lào, tỉnh có tới 63 danh thắng, trong
đó có 62 danh thắng tự nhiên, 18 địa danh văn hóa và 13 di tích lịch sử. Ngành dịch vụ góp
phần đáng kể trong thu nhập người dân nơi đây.
6


Hình 1.4. Vị trí huyện Phu Cụt, tỉnh Xiêng Khoảng
1.2.3. Bản Sai Pua
Bản Sai Pua có diện tích 323,24 ha (gồm bản Sai 147,18 ha và bản Pua 176,06 ha),
gồm 5.338 nhà, tổng nhân khẩu 26.706 (trong đó phụ nữ là 13.089, chiếm 49,01%). Dân
cư ở đây gồm nhiều bộ tộc sinh sống, đông nhất là người Lào (Thay Puôn - ເຜໍ່ າລາວ) chiếm
59,77% dân số, tiếp đến là các bộ tộc H’mông (ເຜໍ່ າມົ້ ງ) chiếm 20,48%, còn lại là Khơ mú
(ເຜໍ່ າກີມມູ ) chiếm 19,74%. Mật độ dân số là 16 người/km2 [30], [36].
Khu vực bản Sai Pua nằm trong diện tích của rừng Dongsouth - Donglong [28], được
quy hoạch là Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Dongsouth – Donglong.
Với độ cao từ 1.100 – 1.300 m so với mực nước biển, điều kiện tự nhiên cũng như địa
hình của bản Sai Pua thuận lợi cho hệ thực vật phát triển nói chung, tài nguyên cây thuốc
nói riêng.
Năm 2016, trên địa bàn của bản Sai Pua đã có hoạt động điều tra tài nguyên cây thuốc

[28] của tổ chức GEF/UNDP/FAO và Viện y học cổ truyền Lào. Tuy nhiên, nghiên cứu
trên mới dừng lại ở công tác điều tra, tư liệu hóa tri thức sử dụng của 141 cây thuốc trong
KBTTN Dongsouth – Donglong với 6 KIP là các thầy lang uy tín trong khu vực (theo
phương pháp điều tra theo tuyến và điều tra phỏng vấn thực vật dân tộc học). Còn nhiều
cây thuốc và tri thức của các thầy lang khác (hơn 50%) trong bản Sai Pua chưa được điều
7


tra, tư liệu hóa. Trước thực trạng suy giảm tài nguyên cây thuốc (do gia tăng của hoạt động
khai thác và sử dụng cây thuốc để khám chữa bệnh, và sự gia tăng thu mua dược liệu của
thương lái), đặc biệt là hoạt động xây dựng thủy điện từ giữa năm 2018 trên địa bàn của
bản Sai Pua, việc điều tra, thu thập và phân tích dữ liệu tài nguyên cây thuốc là hoạt động
cần thiết. Thông qua đó, góp phần kiểm kê tài nguyên cây thuốc của quốc gia nói chung,
của bản Sai Pua nói riêng một cách đầy đủ, hệ thống, từ đó có căn cứ bảo vệ những cây
thuốc quý hiếm có nguy cơ bị đe doạ, cũng như phát triển, sản xuất thuốc, từ các dược liệu
tiềm năng.

8


PHẦN 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Cây thuốc ở khu vực bản Sai Pua, huyện Phu Cụt, tỉnh Xiêng Khoảng
- Tri thức sử dụng cây thuốc của người dân bản địa ở khu vực bản Sai Pua, huyện Phu
Cụt, tỉnh Xiêng Khoảng
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Điều tra tính đa dạng sinh học cây thuốc
Điều tra tính đa dạng sinh học của cây thuốc được thực hiện theo phương pháp điều
tra theo tuyến. Hoạt động điều tra được thực hiện với những người am hiểu cây thuốc ở khu
vực bản Sai Pua, huyện Phu Cụt, tỉnh Xiêng Khoảng (thầy lang, người thu hái cây thuốc,…)

được gọi là người cung cấp tin cốt yếu (KIP), thông qua các chuyến điều tra thực địa [22]
để quan sát, phỏng vấn và thu thập mẫu tiêu bản. Mục tiêu điều tra là xác định thành phần
loài, cách sử dụng cây thuốc trong khu vực. Các bước thực hiện bao gồm:
(i) Xác định tuyến điều tra: Xác định dựa trên thực trạng thảm thực vật, địa hình hoặc
phân bố cây thuốc trong khu vực. Tuyến điều tra trải qua các địa hình và thảm thực vật khác
nhau như tuyến núi cao, rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh, ven suối, ven đường,…. Tổng
cộng có 6 tuyến điều tra đã được thực hiện cùng với 05 KIP (Phụ lục 1.1).
(ii) Thu thập thông tin tại thực địa: Phỏng vấn bất kỳ cây nào gặp trên đường. Thông
tin được thu thập bao gồm: tên cây tiếng địa phương (tiếng Lào), bộ phận dùng, công dụng,
cách dùng, cách thức lưu truyền tri thức. Thu mẫu tiêu bản và chụp ảnh cây thuốc. Với các
cây không có tri thức sử dụng của KIP trong tuyến điều tra, tiến hành thu mẫu dựa trên kinh
nghiệm, ưu tiên thu mẫu các cây có hoa hoặc quả, có khả năng giám định được tên khoa
học. Các mẫu này sau đó được phỏng vấn lại thông tin trên KIP khác (sử dụng mẫu tươi và
hình ảnh chụp tại thực địa).
(iii) Xử lý thông tin: Thông tin mang tính chất định tính, lập danh mục loài, bao gồm:
mã số tiêu bản/ảnh; tên địa phương (tiếng Lào và phiên âm tiếng việt); tên tiếng Việt; tên
khoa học của ngành, lớp, họ, chi, loài; đặc điểm sinh thái, dạng sống, cách dùng, bộ phận
dùng, ghi chú. Sử dụng phần mềm Microsoft excel 2013 để tính toán.

9


2.2.2. Tư liệu hóa tri thức sử dụng cây thuốc
Tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc được thu thập qua phỏng vấn theo tuyến tại thực
địa, sau đó đối chiếu và chuẩn hóa thuật ngữ theo các tài liệu khoa học thứ cấp: Từ điển
cây thuốc Việt Nam [2]; Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam [15]; Cây thuốc và
vị thuốc Việt Nam [9]; Medicinal and Food Plants in Dongsouth – Donglong Forest [28],…
2.2.3. Thu mẫu và làm tiêu bản thực vật
Mẫu tiêu bản thu tại thực địa được xử lý bằng phương pháp ướt: Mẫu cây được xông
hơi cồn trong túi nilon kín, sau đó được ép và sấy khô [22] theo các kỹ thuật tiêu bản thông

thường và lưu trữ tại Phòng tiêu bản của Trường Đại học Dược Hà Nội (HNIP).
2.2.4. Xác định tên khoa học cây thuốc
Tên khoa học của các mẫu được giám định theo phương pháp so sánh hình thái dựa
trên các mẫu tiêu bản, mẫu tiêu bản chuẩn (type) tại các phòng tiêu bản trong nước: Phòng
tiêu bản - Trường Đại học Dược Hà Nội (HNIP); Phòng tiêu bản - Khoa Sinh học - Đại học
Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội (HNU); Phòng tiêu bản - Viện Sinh thái và
Tài nguyên Sinh vật (HN);… và bộ ảnh mẫu tiêu bản online quốc tế: Herbarium of National
Taiwan University (TAI); Herbier Muséum Paris - Muséum National d’Histoire Naturelle
(P, PC); Royal Botanic Gardens, Kew (K); New York Botanical Gardens (NY); Botanischer
Garten und Botanisches Museum Berlin-Dahlem, Freien Universität Berlin (B);… [40].
Ngoài ra, tên khoa học được xác định và chỉnh lý theo các tài liệu Thực vật chí Việt Nam
[16]; Cây cỏ Việt Nam [6]; Thực vật chí Trung Quốc (Flora of China) [20]; Thực vật chí
Thái Lan (Flora of Thailand) [21]; Sách tra cứu tên cây cỏ Việt Nam [2]; Sách cây thuốc
và rau ăn làm thuốc ở rừng Dongsouth-Donglong [28], The International Plant Names Index
(IPNI) [37]; The Plant List [41]. Việc xác định tên khoa học có sự hỗ trợ của Thạc sĩ Nghiêm
Đức Trọng và Thạc sĩ Lê Thiên Kim – Bộ môn Thực vật, trường Đại học Dược Hà Nội.
2.2.5. Xử lý số liệu
Sau khi lập và hoàn thiện danh mục cây thuốc trong phần mềm excel, tiến hành phân
tích tính đa dạng bậc phân loại theo ngành, lớp, họ, chi, loài; xác định đa dạng về hệ sinh
thái, dạng sống của các loài cây thuốc trong danh sách. Đối với các loài được người dân
bản địa sử dụng làm thuốc hay chăm sóc sức khỏe, tiến hành phân tích về cách dùng, bộ
10


phận dùng, công dụng, cách thức tiếp nhận - lưu truyền tri thức. Từ đó đưa ra kết luận về
mức độ đa dạng các loài cây thuốc và tri thức sử dụng cây thuốc ở khu vực bản Sai Pua,
huyện Phu Cụt, tỉnh Xiêng Khoảng.

11



CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Tài nguyên cây thuốc ở bản Sai Pua, huyện Phu Cụt, tỉnh Xiêng Khoảng
3.1.1. Tính đa dạng sinh học cây thuốc ở bản Sai Pua
3.1.1.1. Tính đa dạng theo các bậc phân loại
Tổng số 340 loài cây thuốc đã được phát hiện ở khu vực bản Sai Pua, huyện Phu Cụt,
tỉnh Xiêng Khoảng (Phụ lục 2.1). Trong đó có 285 loài (chiếm 83,82%) được người dân ở
đây sử dụng làm thuốc, 55 loài cây thuốc (được ghi nhận trong các sách thuốc) nhưng không
được người dân sử dụng làm thuốc. Trong số 340 loài cây thuốc này, có 251 loài đã được
xác định tên khoa học đến loài, 76 loài chỉ xác định được đến chi, 12 loài chỉ xác định đến
họ, và 1 loài chỉ xác định đến lớp.
Các cây thuốc được xác định thuộc 7 ngành thực vật là: Bryophyta (Rêu đệm),
Equisetophyta (Cỏ tháp bút), Gnetophyta (Dây gắm), Lycopodiophyta (Thông đất),
Magnoliophyta (Ngọc lan), Pinophyta (Thông), Polypodiophyta (Dương xỉ), thuộc 113 họ,
257 chi khác nhau.
Nhìn chung, hệ cây thuốc ở khu vực bản Sai Pua đa dạng về các bậc phân loại. Trong
các ngành thực vật, ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta) có số họ, chi và loài lớn nhất, lần
lượt là 97 họ, 238 chi và 318 loài, chiếm 93,53% tổng số loài, trong đó lớp Ngọc lan
(Magnoliopsida) có nhiều cây thuốc nhất (76 họ, 200 chi, 261 loài, chiếm 76,76% tổng số
loài). Số loài của các ngành thực vật còn lại chỉ chiếm 6,47% (Bảng 3.1). Trong tổng số
113 họ cây thuốc ở khu vực bản Sai Pua, không có họ nào có số chi và số loài đến 10%. Họ
có nhiều chi và nhiều loài nhất là (họ Đậu, Fabaceae) chỉ có số chi (19 chi) chiếm 7,39%
và số loài (24 loài) chiếm 7,06%. Ở taxon bậc chi, chỉ có 27 họ (11,50%) có số chi từ 3
(1,17%) trở lên, trong khi đó có đến 77 họ (68,14%) chỉ có một chi. Ở taxon bậc loài, có 22
họ (19,47%) có số loài từ 4 loài (1,18%) trở lên, nhưng có đến 66 họ (58,41%) chỉ có một
loài. Phân bố loài của cây thuốc theo họ được trình bày ở Hình 3.1 và Phụ lục 2.2.

12



Bảng 3.1. Sự phân bố cây thuốc trong các ngành thực vật ở bản Sai Pua, huyện Phu
Cụt (Xiêng Khoảng)
TT Tên ngành

Số Họ
Tổng

Số Chi

Tỷ lệ %

Tổng

Số Loài

Tỷ lệ %

Tổng

Tỷ lệ %

1

Bryophyta

1

0,88

1


0,39

1

0,29

2

Equisetophyta

1

0,88

1

0,39

1

0,29

3

Gnetophyta

1

0,88


1

0,39

1

0,29

4

Lycopodiophyta

1

0,88

1

0,39

1

0,29

5

Pinophyta

3


2,65

3

1,17

4

1,18

6

Polypodiophyta

9

7,96

12

4,67

14

4,12

7

Magnoliophyta


97

85,84

238

92,61

318

93,53

7.1 Magnoliopsida

76

67,26

200

77,82

261

76,76

7.2 Liliopsida

21


18,58

38

14,79

57

16,76

113

100

257

100

340

100

Tổng (1-5)

22 họ có số loài từ 4 loài trở lên có tổng số loài là 211 loài, chiếm 62,06% số loài cây
thuốc điều tra được ở khu vực bản Sai Pua (Hình 3.1, Bảng 3.2 và Phụ lục 2.2). Trong đó,
các họ có số loài cây thuốc tại bản Sai Pua nhiều nhất là họ Đậu (Fabaceae - 24 loài), họ
Cà phê (Rubiaceae - 24 loài) (Phụ lục 2.2).


Hình 3.1. Phân bố số lượng họ cây thuốc ở khu vực bản Sai Pua theo số loài

13


Bảng 3.2. Danh mục các họ cây thuốc có số lượng loài lớn (xếp theo thứ tự tên khoa
học)
TT

Tên họ
Tên khoa học

Số chi
Tên tiếng việt

Tổng

Số loài

Tỷ lệ %

Tổng

Tỉ lệ %

1

Acanthaceae

Ô rô


5

1,95

5

1,47

2

Apiaceae

Hoa tán

6

2,33

6

1,76

3

Araceae

Ráy

7


2,72

11

3,24

4

Asteraceae

Cúc

17

6,61

22

6,47

5

Euphorbiaceae

Thầu dầu

10

3,89


18

5,29

6

Fabaceae

Đậu

19

7,39

24

7,06

7

Lamiaceae

Hoa môi

4

1,56

5


1,47

8

Lauraceae

Long não

7

2,72

14

4,12

9

Malvaceae

Bông

5

1,95

7

2,06


10

Melastomataceae

Mua

3

1,17

5

1,47

11

Moraceae

Dâu tằm

3

1,17

4

1,18

12


Myrsinaceae

Đơn nem

4

1,56

7

2,06

13

Orchidaceae

Lan

7

2,72

10

2,94

14

Pandanaceae


Dứa dại

1

0,39

4

1,18

15

Poaceae

Lúa

7

2,72

9

2,65

16

Polypodiaceae

Ráng


4

1,56

4

1,18

17

Rosaceae

Hoa hồng

3

1,17

4

1,18

18

Rubiaceae

Cà phê

15


5,84

24

7,06

19

Rutaceae

Cam

6

2,33

7

2,06

20

Sterculiaceae

Trôm

3

1,17


5

1,47

21

Verbenaceae

Cỏ roi ngựa

5

1,95

8

2,35

22

Zigiberaceae

Gừng

4

1,56

8


2,35

211

62,06

Tổng

145

56,42

Phân bố 340 loài cây thuốc ở khu vực bản Sai Pua theo chi được trình bày ở Hình 3.2
và Phụ lục 2.3. Có một chi nhiều loài nhất (chi Litsea - 6 loài) có số loài chỉ chiếm 1,76%.
Có 197 chi chỉ có 1 loài cây thuốc (chiếm 76,65%).

14


Hình 3.2. Phân bố số lượng chi cây thuốc ở khu vực bản Sai Pua theo số loài
Bảng 3.3. Danh mục các chi có từ 3 loài cây thuốc trở lên (xếp theo thứ tự tên khoa
học)
TT

Tên chi

Số loài

Tỷ lệ %


1

Litsea

6

2,33

2

Blumea

3

1,17

3

Curcuma

4

1,56

4

Dioscorea

3


1,17

5

Embelia

3

1,17

6

Euphorbia

3

1,17

7

Glochidion

3

1,17

8

Leea


3

1,17

9

Melastoma

3

1,17

10

Mussaenda

3

1,17

11

Pandanus

4

1,56

12


Phyllanthus

4

1,56

13

Phyllodium

3

1,17

14

Psychotria

3

1,17

15


TT

Tên chi


Số loài

Tỷ lệ %

15

Rhaphidophora

4

1,56

16

Smilax

3

1,17

Tổng

55

21,40

Về mức độ nguy cấp, quý, hiếm, cần được bảo tồn, trong số 340 loài cây thuốc đã
được phát hiện ở khu vực bản Sai Pua, có 1 loài Magnolia albosericea Chun & C.H.Tsoong
(họ Magnoliaceae) có trong Sách đỏ IUCN 2019 [38] ở mức VU (Vulnearble) - Sắp bị đe
dọa.

Về khả năng ứng dụng, có 8 loài bao gồm: Alpinia galanga (L.) Willd., Centella
asiatica (L.) Urb., Crinum asiaticum L., Hibiscus sabdariffa L., Orthosiphon aristatus
(Blume) Miq., Plantago major L., Psidium guajava L., Tinospora crispa (L.) Hook. f. &
Thomso.; có thông tin về đặc điểm cây, cách trồng, cách sử dụng (đặc biệt là công dụng
chữa bệnh trong y học cổ truyền), trong sách hướng dẫn trồng cây thuốc [33] (dành cho các
cộng đồng dân cư xa trung tâm y tế trên toàn bộ lãnh thổ Lào) của Vườn thực vật Pha Tad
Ke – Luông Pha Băng, là vườn thực vật đầu tiên tại Lào, phục vụ bảo tồn thực vật, phát
triển giống và du lịch sinh thái.
3.1.1.2. Tính đa dạng theo dạng sống
340 cây thuốc đã được phát hiện ở khu vực bản Sai Pua thuộc 7 dạng sống khác nhau
là (a) Bán ký sinh; (b) Bì sinh; (c) Bụi; (d) Cỏ; (e) Dây leo, dây trườn; (f) Gỗ, thân cột; (g)
Thủy sinh (Bảng 3.4 và Phụ lục 2.1). Các dạng sống có nhiều loài cây thuốc là Bụi (126
loài, 37,17%), Cỏ (99 loài, 29,20%), Gỗ, thân cột (68 loài, 20,06%).
Bảng 3.4. Danh mục các dạng sống của cây thuốc ở bản Sai Pua, huyện Phu Cụt
(Xiêng Khoảng)
TT

Tên dạng sống

Ký hiệu

Số loài

Tỉ lệ %

1

Bán ký sinh

a


2

0,59

2

Bì sinh

b

2

0,59

3

Bụi

c

126

37,17

4

Cỏ

d


99

29,20

5

Dây leo, dây trườn

e

39

11,50

6

Gỗ, thân cột

f

68

20,06

16


TT
7


Tên dạng sống

Ký hiệu

Thủy sinh

Số loài

g
Tổng

Tỉ lệ %
4

1,18

340

100

3.1.2. Thảm thực vật và phân bố cây thuốc ở bản Sai Pua
Các cây thuốc ở khu vực bản Sai Pua, huyện Phu Cụt được phân bố ở 7 thảm thực vật
chính (Hình 3.3, Phụ lục 2.1), thuộc 2 hệ sinh thái là:
- Hệ sinh thái tự nhiên, bao gồm: rừng nguyên sinh bị tác động (1); rừng thứ sinh,
rừng thông (2); ven suối và thung lũng ẩm, bờ ao/hồ (3); núi đá vách đá (4); đồi, ven đường
(5).
- Hệ sinh thái nông nghiệp, bao gồm: bãi hoang, nương rẫy (6); vườn, quanh nhà (7).
Trong đó, các cây thuốc chủ yếu phân bố ở 2 khu vực: Rừng thứ sinh, rừng thông (171
loài, 50,44%), thấp nhất là thảm thực vật núi đá, vách đá (12 loài, 3,54%). Một số cây thuốc

rộng sinh thái (từ 3 hệ sinh thái), có thể gặp ở một số loại hệ sinh thái khác nhau (Bảng
3.5).

Hình 3.3. Mức độ đa dạng cây thuốc theo loại thảm thực vật

17


×