Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Một số giải pháp khắc phục lỗi kĩ thuật cơ bản trong quá trình dạy học của giáo viên lớp 2 trường Tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.88 KB, 13 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: …….
1. Tên sáng kiến:
“Một số giải pháp khắc phục lỗi kĩ thuật cơ bản trong quá trình dạy học
của giáo viên lớp 2 trường Tiểu học”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giải pháp Tác nghiệp trong giáo dục.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
* Nhiệm vụ được giao của tác giả: Giáo viên chủ nhiệm lớp 2C
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Công tác chủ nhiệm lớp là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết,
mỗi giáo viên phải tự lập cho mình một kế hoạch chủ nhiệm thật cụ thể nhằm
giáo dục học sinh mình phát triển tốt cả về kiến thức, kỹ năng lẫn phẩm chất đạo
đức. Tuy nhiên trong quá trình đó sẽ không tránh khỏi việc đôi lúc giáo viên còn
gặp phải một số lỗi kĩ thuật dễ mắc phải về tổ chức môi trường lớp học, tổ chức
thời gian trên lớp học, quản lí bản thân ở trên lớp, tổ chức phương pháp phương
tiện dạy học, tổ chức giao tiếp trên lớp học, tổ chức kiểm tra đánh giá trên lớp
học. Nhận thức được điều đó tôi đã mạnh dạn đưa ra sáng kiến: “Một số giải
pháp khắc phục lỗi kĩ thuật cơ bản trong quá trình dạy học của giáo viên lớp 2
trường Tiểu học
3.1.1. Ưu điểm:
- Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Phòng giáo dục và Ban giám hiệu
nhà trường.
- Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao.
3.1.2. Nhược điểm:
- Học sinh: Đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu học là các em luôn hiếu
động, tò mò, bộc phát nên đôi khi không chú tâm vào việc học hành, còn chọc
phá bạn bè.


- Phụ sinh: Một số phụ huynh do hoàn cảnh gia đình nên ít quan tâm đến
việc học cũng như việc giáo dục các em.
- Giáo viên:
+ Năng lực hiểu tâm lí học sinh còn hạn chế.
+ Đôi khi xử lí tình huống sư phạm chưa khéo léo.
+ Việc ổn định cảm xúc của bản thân ở trên lớp còn hạn chế.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
3.2.1. Mục đích của giải pháp:
1


- Mục đích chung: Sáng kiến “Một số giải pháp khắc phục lỗi kĩ thuật cơ
bản trong quá trình dạy học của giáo viên lớp 2 trường Tiểu học, năm học 2018
– 2019” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh trong nhà trường.
- Mục đích cụ thể:
+ Điều chỉnh tâm lí của học sinh cho phù hợp để các em chú tâm hơn vào
việc học.
+ Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm. Hoàn chỉnh phẩm chất đạo
đức, chuyên môn của giáo viên chủ nhiệm lớp.
+ Gíup nâng cao vai trò và sự quan tâm của phụ huynh đối với việc học
của con em mình.
3.2.2. Nội dung giải pháp:
a. Các giải pháp chính thực hiện:
(i) Giải pháp 1: Nâng cao kĩ năng tìm hiểu tâm lí học sinh tiểu học.
(ii) Giải pháp 2: Phát triển kĩ năng nghiên cứu cải tiến trong trường tiểu
học.
(iii) Giải pháp 3: Phát triển kĩ năng xây dựng nội quy, quy tắc ứng xử ở
trên lớp.
(iv) Giải pháp 4: Phát triển kĩ năng nhận diện, khắc phục lỗi thường gặp
của học sinh.

(v) Giải pháp 5: Phát triển kĩ năng định hướng tâm lí ở trên lớp.
(vi) Giải pháp 6: Phát triển kĩ năng xây dựng mối quan hệ GV – HS ở trên
lớp.
(vii) Giải pháp 7: Nâng cao kĩ năng tiếp cận, tìm hiểu và trao đổi cách
giáo dục học sinh tại nhà với phụ huynh.
b. Cách thức thực hiện các giải pháp:
(i) Giải pháp 1: Nâng cao kĩ năng tìm hiểu tâm lí học sinh tiểu học:
Hoạt động 1: Nhận biết vai trò của tìm hiểu học sinh đối với việc tổ chức
hoạt động trên lớp. Phát hiện các vấn đề ở học sinh/ tập thể học sinh cần được
giải quyết.
Hoạt động 2: Lập kế hoạch tổ chức tìm hiểu tâm lí học sinh và tập thể
học sinh.
Hoạt động 3: Lựa chọn, sử dụng và thiết kế các công cụ, kĩ thuật để tìm
hiểu. Tìm hiểu, phân tích môi trường giáo dục ngoài nhà trường của học sinh.
Hoạt động 4: Phân tích, khắc họa chân dụng tâm lí của học sinh: có 2
dạng: Tìm hiểu học sinh lúc đầu năm (năng lực, đặc điểm,...); nhận diện, tìm
hiểu, nắm bắt học sinh trong quá trình dạy học.
Hoạt động 5: Nhận diện, đánh giá xếp loại học sinh.
Hoạt động 6: Quản lí hành vi của học sinh có nhu cầu đặc biệt. Tạo lập
và sử dụng/ khai thác “túi hồ sơ” của học sinh: có thể là vật chất, có thể là điện
2


tử nhưng trong đó phải chứa tất cả thông tin liên quan đến học sinh.
=> Để thực hiện điều này ngay từ những ngày đầu năm học bản thân tôi
đã tiếp cận với các bậc phụ huynh để thu thập thông tin về bản thân, hoàn cảnh
gia đình, điều kiện kinh tế của từng học sinh thông qua phiếu điều tra thông tin.
Thường xuyên dự giờ học hỏi ở đồng nghiệp cách tiếp cận, tìm hiểu tâm lí học
sinh. Học tập và tìm hiểu tâm lí lứa tuổi học sinh qua sách vở. Từ đó giúp tôi
hiểu được phần nào tâm lí của học sinh và phân loại học sinh thành 2 nhóm là

nhóm các em học sinh được gia đình quan tâm và nhóm các em không được gia
đình quan tâm. Sau đó khi bắt đầu vào học bản thân tôi từng ngày tiếp xúc quan
sát có thể nắm được tính tình của từng em học sinh, cách các em học và tiếp thu
kiến thức, thái độ của các em trong quá trình học và phân loại học sinh thành
học sinh khá giỏi và học sinh yếu để tìm cách bồi dưỡng thích hợp làm cho các
em không cảm thấy bỡ ngỡ, mặc cảm. Nhất là giúp cho các em mạnh dạn tiếp
thu bài. Thích ứng với cách học theo mô hình trường học mới. Cho nên các em
học sinh khi tiếp thu cách học theo nhóm mặc dầu lúc đầu còn nhiều khó khăn,
bỡ ngỡ nhưng rồi các em cũng quen dần và đã biết cách hoạt động.
(ii) Giải pháp 2: Phát triển kĩ năng nghiên cứu cải tiến trong trường
tiểu học:
Hoạt động 1: Nghiên cứu cải tiến là quá trình giáo viên đặt ra các câu hỏi
quan trọng liên quan đến hoạt động nghề nghiệp và đi tìm câu trả lời cho chúng
một cách khoa học.
Hoạt động 2: Nhận biết vai trò của nghiên cứu cải tiến với sự phát triển
nghề nghiệp. Phát hiện vấn đề và đặt ra các câu hỏi từ thực tiễn dạy học của
mình (lỗi kĩ thuật nghề nghiệp và cách khắc phục chúng).
Hoạt động 3: Sử dụng được các phương pháp khoa học để trả lời câu hỏi
đặt ra.
Hoạt động 4: Thực hiện các giai đoạn nghiên cứu cải tiến trong trường
học: lập kế hoạch, triển khai kế hoạch, phân tích và chiêm nghiệm.
=> Bản thân tôi nhận thấy và luôn ý thức được rằng dạy học là để học sinh
có kiến thức chứ không phải là để được thành tích. Nên trong quá trình giảng
dạy tôi luôn trao dồi và tìm hiểu bài trước khi đến lớp. Thường xuyên trao đổi
với các thành viên trong tổ khối để tìm hiểu những phương pháp hay.Nhờ đó tôi
tìm ra những bài tập nào khó, cần đề nghị đổi lô gô để thích hợp với đặc điểm
học sinh của lớp. Nhờ đó mà học sinh lớp tôi dễ hoạt động và làm được bài
nhiều hơn, kể cả các em học sinh yếu cũng có thể tiếp thu bài dễ hơn, nhất là
việc tổ chức các trò chơi học tập làm các em hứng thú hơn trong giờ học.
(iii) Giải pháp 3: Phát triển kĩ năng xây dựng nội quy, quy tắc ứng xử

ở trên lớp:
Hoạt động 1: Nhận biết vai trò của nội quy, quy tắc trong quản lí hiệu quả
3


lớp học. Xây dựng các nội quy, quy tắc ứng xử trong lớp học: chung, bắt đầu và
kết thúc ngày học, chuyển hoạt động/ địa bàn, sử dụng học liệu và trang thiết bị,
làm việc nhóm,...
Hoạt động 2: Thu hút học sinh tham gia xây dựng nội quy, quy tắc lớp.
Thể hiện sự tôn trọng, tin tưởng học sinh trong việc thực hiện các nội quy, quy
tắc ứng xử.
Hoạt động 3: Nhận diện lỗi kĩ thuật trong xây dựng nội quy, quy tắc ứng
xử trên lớp học và xác định biện pháp khắc phục.
=> Bản thân tôi nhận thức được việc xây dựng nội quy lớp học là điều cần
thiết để lớp học đi vào nề nếp và đó cũng là điều kiện cần thiết để giáo dục nhân
cách, đạo đức của học sinh. Nên ngay từ đầu năm học khi vừa mới ổn định lớp
tôi đã cùng các em xây dựng “Cây nội quy lớp học” trên đó là những điều quy
định do các em đề xuất và được cả lớp thống nhất. Từ đó bước đầu giúp cho các
em mạnh dạn trao đổi, biết cách trình bày ý kiến của mình trước cả lớp.
(iv) Giải pháp 4: Phát triển kĩ năng nhận diện, khắc phục lỗi thường
gặp của học sinh:
Hoạt động 1: Xác định các nguyên tắc chỉ đạo của can thiệp kĩ thuật (tôn
trọng, công bằng, đúng người đúng tội, lựa chọn hình thức phạt phù hợp với
từng học sinh, công khai, minh bạch).
Hoạt động 2: Nhận biết và ghi nhận việc chấp hành/ không chấp hành nội
quy, quy tắc ứng xử trên lớp. Lựa chọn và sử dụng được những kĩ thuật cụ thể
để can thiệp kỉ thuật hiệu quả: phản ứng của giáo viên, phần thưởng hữu hiệu,
hình phạt trực tiếp, phối hợp theo nhóm, phối hợp với gia đình...
Hoạt động 3: Thể hiện sự tôn trọng, tin tưởng học sinh trong can thiệp kĩ
thuật.

Hoạt động 4: Phát hiện được lỗi, lỗi tiềm tàng trong can thiệp kĩ thuật của
giáo viên và xác định biện pháp khắc phục.
=> Sau khi đã xây dựng được cây nội quy tôi yêu cầu cả lớp thực hiện
đúng theo những điều đã quy định. Để biết được kết quả tôi dùng cách quan sát
các em thường xuyên trong quá trình học và nhất là giờ ra chơi, ngoài ra tôi còn
giao cho học sinh trong lớp quyền giám sát xem các bạn mình có thực hiện đúng
nội quy của lớp không. Làm vậy một phần là để việc giám sát được chặt chẽ
hơn, phần nữa là trong quá trình các em giám sát bạn sẽ giúp cho các em tự điều
chỉnh hành vi của mình để không vi phạm nội quy của lớp.
(v) Giải pháp 5: Phát triển kĩ năng định hướng tâm lí ở trên lớp:
Hoạt động 1: Định hướng tâm lí ở trên lớp là cảm giác ý thức cao độ về
tình thế và sự làm chủ đối với suy nghĩ, hành động của bản thân giáo viên trong
tình thế đó. Nhận biết định hướng tâm lí là yếu tố quan trọng trong quản lí hiệu
quả lớp học.
4


Hoạt động 2: Sử dụng các biện pháp cụ thể để duy trì, tăng cường bao
quát lớp học. Sử dụng các biện pháp cụ thể để duy trì tính khách quan, lành
mạnh trong cảm xúc với học sinh (lờ đi, thở sâu, sử dụng các phương tiện phi
ngôn ngữ).
Hoạt động 3: Nhận diện lỗi kĩ thuật của giáo viên trong việc định hướng
tâm lí trên lớp và xác định biện pháp rèn luyện định hướng tâm lí rõ ràng trên
lớp học. Tìm kiếm và sử dụng các tài liệu tham khảo.
=> Trong quá trình giảng dạy tôi luôn chú ý bao quát lớp để tránh việc các
em ồn ào, không chịu hoạt động. Tuy nhiên do đặc điểm của việc ngồi học theo
từng nhóm theo mô hình trường học mới mà việc này gặp nhiều khó khăn và
hiệu quả đạt được ít. Ngoài ra khi giảng dạy tôi luôn cố gắng kìm nén cảm xúc
bằng cách hít thở sâu hoặc xử lí một cách nhẹ nhàng đối với các em không tập
trung trong giờ học để tránh gây ra những trách phạt nặng nề mà bản thân đôi

khi không kiềm chế được.
(vi) Giải pháp 6: Phát triển kĩ năng xây dựng mối quan hệ GV – HS ở
trên lớp:
Hoạt động 1: Nhận biết vai trò của mối quan hệ GV – HS phù hợp ở trên
lớp học.
Hoạt động 2: Sử dụng các kĩ thuật cụ thể để thiết lập mức độ áp đặt hợp
lí trong lớp học: Xác định các quy tắc, nội quy trong lớp; sử dụng các câu nói
nhẹ nhàng.
Hoạt động 3: Sử dụng các hành động cụ thể để truyền đạt một mức độ
hợp tác thích hợp trong lớp học: Nói lời cảm ơn, xin lỗi; đến gần học sinh; ánh
mắt nhìn thân thiện.
Hoạt động 4: Nhận biết nhu cầu của những kiểu học sinh khác nhau (thụ
động, hay gây gổ, có vấn đề về tập trung, cầu toàn, thiếu kĩ năng giao tiếp).
Hoạt động 5: Nhận diện thực trạng mối quan hệ GV – HS ở trên lớp.
Hoạt động 6: Nhận diện lỗi kĩ thuật của giáo viên trong việc xây dựng
mối quan hệ GV – HS trên lớp và xác định biện pháp khắc phục lỗi.
=> Trong giao tiếp với học trò tôi luôn giữ đúng mực. Tuy nhiên điều đó
không có nghĩa là tôi xa cách học sinh mà tôi luôn lắng nghe và chia sẽ với các
em những điều nằm trong phạm vi khả năng của mình. Qua đó tôi nắm bắt được
phần nào tâm lí học sinh của mình.
(vii) Gỉai pháp 7: Nâng cao kĩ năng tiếp cận, tìm hiểu và trao đổi cách
giáo dục học sinh tại nhà với phụ huynh:
Ngay từ đầu năm học thông qua cuộc họp phụ huynh đầu năm bản thân tôi
sử dụng phiếu điều tra thông tin học sinh, từ đó nắm rõ thông tin cụ thể về gia
đình từng em. Sau đó tôi tìm cách trao đổi để hiểu hơn về điều kiện học tập tại
nhà của các em. Qua đó tôi nhận thấy đa số các em có hoàn cảnh gia đình khó
5


khăn, cha mẹ đi làm xa, ở với ông bà hoặc cha mẹ bận làm không có thời gian

để dạy các em học, phụ huynh có suy nghĩ đến lớp trăm việc nhờ thầy cô. Nhận
thức được điều này tôi tìm gặp một số phụ huynh của những em khó khăn nhất
để trao đổi với gia đình cùng nhau tìm cách học tại nhà tốt nhất cho các em,
thuyết phục để phụ huynh có thể thấy rõ tầm quan trọng của môi trường giáo
dục gia đình. Từ đó nâng cao vai trò giáo dục phối hợp giữa môi trường giáo dục
nhà trường và gia đình. Mặc khác trong quá trình học tôi thường xuyên liên hệ
với phụ huynh khi cần thiết thông qua số điện thoại để trao đổi về thành tích học
hiện tại của các em, điểm nào được, điểm nào chưa được để nhờ phụ huynh kịp
thời uốn nắn tiếp với giáo viên.
* Tính mới và sáng tạo của giải pháp:
- Quản lí hành vi của học sinh có nhu cầu đặc biệt. Tạo lập và sử dụng/
khai thác “túi hồ sơ” của học sinh: có thể là vật chất, có thể là điện tử nhưng
trong đó phải chứa tất cả thông tin liên quan đến học sinh.
- Nhận biết vai trò của nghiên cứu cải tiến với sự phát triển nghề nghiệp.
Phát hiện vấn đề và đặt ra các câu hỏi từ thực tiễn dạy học của mình (lỗi kĩ thuật
nghề nghiệp và cách khắc phục chúng).
- Nhận diện lỗi kĩ thuật trong xây dựng nội quy, quy tắc ứng xử trên lớp
học và xác định biện pháp khắc phục.
- Nhận biết và ghi nhận việc chấp hành/ không chấp hành nội quy, quy tắc
ứng xử trên lớp. Lựa chọn và sử dụng được những kĩ thuật cụ thể để can thiệp kỉ
thuật hiệu quả: phản ứng của giáo viên, phần thưởng hữu hiệu, hình phạt trực
tiếp, phối hợp theo nhóm, phối hợp với gia đình...
- Nhận diện lỗi kĩ thuật của giáo viên trong việc định hướng tâm lí trên
lớp và xác định biện pháp rèn luyện định hướng tâm lí rõ ràng trên lớp học.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Giải pháp này đã được áp dụng thành công trong công tác giáo viên chủ
nhiệm lớp 2C tại trường Tiểu học. Có khả năng áp dụng nhân rộng cho cả tỉnh
và các tỉnh tương đồng trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng giải pháp:

- Hiệu quả về kĩ thuật: Giáo viên có một số kĩ thuật trong việc đánh giá,
tìm hiểu tâm lí học sinh; 100% giáo viên trong khối 2 trường Tiểu học nâng cao
kiến thức, kĩ năng xây dựng mối quan hệ thầy – trò, kĩ năng định hướng tâm lí
học sinh ở trên lớp.
Qua quá trình thực nghiệm tại lớp 2C kết quả đạt được cụ thể như sau:
Nội dung

Đầu năm
Cuối
học
năm học

So sánh
6


Tổng số học sinh
26
26
Giữ vững sĩ số
Học sinh được khen thưởng cao ở
0
5
Tăng 5 HS
các phong trào
Học sinh mạnh dạn tiếp thu bài
47%
76,9%
Tăng 29,9%
Học sinh làm bài đúng và ít sai

30%
88,5%
Tăng 58,5%
hơn
Học sinh mạnh dạn trao đổi ý kiến,
biết cách trình bày ý kiến trước
24,3%
57,7%
Tăng 33,4%
lớp.
Học sinh biết điều chỉnh hành vi
không đúng cho bạn và tự điều
10,8%
30,8%
Tăng 20%
chỉnh hành vi của bản thân cho
phù hợp với chuẩn mực đạo đức.
Sau khi áp dụng giải pháp, các em đã hoàn thiện bản thân hơn, không còn
dựa dẫm vào cha mẹ, thầy cô, những đòi hỏi không đúng nhu cầu cũng được loại
bỏ, các em tự biết phục vụ bản thân, chất lượng giáo dục được nâng lên ở cuối
năm.
- Hiệu quả về kinh tế: Sau khi áp dụng giải pháp giáo viên có thể tiết
kiệm được thời gian trong công tác giảng dạy và nghiên cứu bài dạy, nắm bắt
nhanh tâm lí học sinh từ đó dễ dàng tổ chức các hoạt động trên lớp nhanh chóng
và hiệu quả.
- Hiệu quả về xã hội:
+ Góp phần thực hiện tốt Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
và hội nhập quốc tế của Đảng đã đề ra, chuyển dần từ hướng đánh giá học sinh

(HS) nặng về kiểm tra kiến thức sang nhận xét, đánh giá toàn diện tất cả các kỹ
năng, phẩm chất và quá trình hình thành các năng lực cụ thể ở mỗi HS;
+ Qua những lời nhận xét cụ thể, HS biết được điểm yếu để rèn luyện
thêm trong quá trình học tập của mình; tâm lý giáo viên đã cảm thấy nhẹ nhàng
đỡ áp lực khi chấm bài cho học sinh;
+ Học sinh có điều kiện để tự đánh giá chính mình qua các hoạt động
trong và ngoài lớp để có hướng khắc phục hạn chế và phát huy sở trường của
mình; phụ huynh tham gia tốt vào quá trình đánh giá chính con mình, thể hiện
vai trò và trách nhiệm của mình trong việc phối hợp giáo dục; giáo viên đã thực
hiện đánh giá thường xuyên đảm bảo thể hiện mức độ hoàn thành của học sinh
và biện pháp hỗ trợ để giúp học sinh rèn luyện thêm.
- Hiệu quả về môi trường: Qua áp dụng giải pháp các em có tinh thần ky
luật, tính cẩn thận, óc thẫm mỹ; Biết tận dụng các chai nhựa bỏ để tái chế lại
7


phục vụ cho việc học, ý thức giữ gìn vệ sinh bảo vệ môi trường được nâng cao ;
Giáo viên ân cần, gần gũi với học sinh từ đó góp phần xây dựng môi trường học
tập thân thiện, tích cực trong và ngoài nhà trường.
3.5. Tài liệu kèm theo gồm:
Đơn xin công nhận sáng kiến cấp cơ sở
Giồng Riềng, ngày 08 tháng 04 năm 2019
Người mô tả

8


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện
Tôi tên:
Ngày, tháng, năm sinh:
Nơi công tác:
Chức danh: Giáo viên
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Giáo dục Tiểu học
- Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số giải pháp khắc
phục lỗi kĩ thuật cơ bản trong quá trình dạy học của giáo viên lớp 2 trường Tiểu
học”
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: áp dụng trong Ngành Giáo dục.
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Ngày 15
tháng 9 năm 2018
- Mô tả bản chất của sáng kiến:
+ Về nội dung của sáng kiến:
* Các giải pháp chính thực hiện:
(i) Giải pháp 1: Nâng cao kĩ năng tìm hiểu tâm lí học sinh tiểu học.
(ii) Giải pháp 2: Phát triển kĩ năng nghiên cứu cải tiến trong trường tiểu
học.
(iii) Giải pháp 3: Phát triển kĩ năng xây dựng nội quy, quy tắc ứng xử ở
trên lớp.
(iv) Giải pháp 4: Phát triển kĩ năng nhận diện, khắc phục lỗi thường gặp
của học sinh.
(v) Giải pháp 5: Phát triển kĩ năng định hướng tâm lí ở trên lớp.
(vi) Giải pháp 6: Phát triển kĩ năng xây dựng mối quan hệ GV – HS ở trên
lớp.
(vii) Giải pháp 7: Nâng cao kĩ năng tiếp cận, tìm hiểu và trao đổi cách
giáo dục học sinh tại nhà với phụ huynh.
* Cách thức thực hiện các giải pháp:

(i) Gỉai pháp 1: Nâng cao kĩ năng tìm hiểu tâm lí học sinh tiểu học:
Ngay từ đầu năm học tiếp cận với các bậc phụ huynh để thu thập thông tin về
bản thân, hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế của từng học sinh. Thường xuyên
dự giờ học hỏi kinh nghiệm tiếp cận ở đồng nghiệp. Học tập và tìm hiểu tâm lí
lứa tuổi học sinh qua sách vở. Từ đó phân loại học sinh thành 2 nhóm là nhóm
các em học sinh được gia đình quan tâm và nhóm các em không được gia đình
9


quan tâm. Sau đó khi bắt đầu vào học bản thân tôi từng ngày tiếp xúc quan sát
có thể nắm được tính tình của từng em học sinh, cách các em học và tiếp thu
kiến thức, thái độ của các em trong quá trình học và phân loại học sinh thành
học sinh khá giỏi và học sinh yếu để tìm cách bồi dưỡng thích hợp làm cho các
em không cảm thấy bỡ ngỡ, mặc cảm.
(ii) Gỉai pháp 2: Phát triển kĩ năng nghiên cứu cải tiến trong trường
tiểu học: Trong quá trình giảng dạy tôi luôn trao dồi và tìm hiểu bài trước khi
đến lớp. Thường xuyên trao đổi với các thành viên trong tổ khối để tìm hiểu
những phương pháp hay, tìm ra những bài tập nào khó, cần đề nghị đổi lô gô để
thích hợp với đặc điểm học sinh của lớp.
(iii) Gỉai pháp 3: Phát triển kĩ năng xây dựng nội quy, quy tắc ứng xử
ở trên lớp: Nên ngay từ đầu năm học khi vừa mới ổn định lớp tôi đã cùng các
em xây dựng “Cây nội quy lớp học” trên đó là những điều quy định do các em
đề xuất và được cả lớp thống nhất. Từ đó bước đầu giúp cho các em mạnh dạn
trao đổi, biết cách trình bày ý kiến của mình trước cả lớp.
(iv) Gỉai pháp 4: Phát triển kĩ năng nhận diện, khắc phục lỗi thường
gặp của học sinh: Sau khi đã xây dựng được cây nội quy tôi yêu cầu cả lớp
thực hiện đúng theo những điều đã quy định. Tôi quan sát các em thường xuyên
trong quá trình học và nhất là giờ ra chơi, ngoài ra tôi còn giao cho học sinh
trong lớp quyền giám sát xem các bạn mình có thực hiện đúng nội quy của lớp
không.

(v) Gỉai pháp 5: Phát triển kĩ năng định hướng tâm lí ở trên lớp:
Trong quá trình giảng dạy tôi luôn chú ý bao quát lớp để tránh việc các em ồn
ào, không chịu hoạt động. Ngoài ra khi giảng dạy tôi luôn cố gắng kìm nén cảm
xúc bằng cách hít thở sâu hoặc xử lí một cách nhẹ nhàng đối với các em không
tập trung trong giờ học để tránh gây ra những trách phạt nặng nề mà bản thân
đôi khi không kiềm chế được.
(vi) Giaỉ pháp 6: Phát triển kĩ năng xây dựng mối quan hệ GV - HS ở
trên lớp: Trong giao tiếp với học trò tôi luôn giữ đúng mực. Điều đó không có
nghĩa là tôi xa cách học sinh mà tôi luôn lắng nghe và chia sẻ với các em những
điều nằm trong phạm vi khả năng của mình. Qua đó tôi nắm bắt được phần nào
tâm lí học sinh của mình.
(vii) Giaỉ pháp 7: Nâng cao kĩ năng tiếp cận, tìm hiểu và trao đổi cách
giáo dục học sinh tại nhà với phụ huynh: Tôi tìm gặp một số phụ huynh của
những em khó khăn nhất để trao đổi với gia đình cùng nhau tìm cách học tại nhà
tốt nhất cho các em, thuyết phục để phụ huynh có thể thấy rõ tầm quan trọng của
môi trường giáo dục gia đình. Từ đó nâng cao vai trò giáo dục phối hợp giữa
môi trường giáo dục nhà trường và gia đình. Thường xuyên liên hệ với phụ
huynh khi cần thiết thông qua số điện thoại để trao đổi về thành tích học hiện tại
10


của các em, điểm nào được, điểm nào chưa được để nhờ phụ huynh kịp thời uốn
nắn tiếp với giáo viên.
* Tính mới và sáng tạo của giải pháp:
- Quản lí hành vi của học sinh có nhu cầu đặc biệt. Tạo lập và sử dụng/
khai thác “túi hồ sơ” của học sinh: có thể là vật chất, có thể là điện tử nhưng
trong đó phải chứa tất cả thông tin liên quan đến học sinh.
- Nhận biết vai trò của nghiên cứu cải tiến với sự phát triển nghề nghiệp.
Phát hiện vấn đề và đặt ra các câu hỏi từ thực tiễn dạy học của mình (lỗi kĩ thuật
nghề nghiệp và cách khắc phục chúng).

- Nhận diện lỗi kĩ thuật trong xây dựng nội quy, quy tắc ứng xử trên lớp
học và xác định biện pháp khắc phục.
- Nhận biết và ghi nhận việc chấp hành/ không chấp hành nội quy, quy tắc
ứng xử trên lớp. Lựa chọn và sử dụng được những kĩ thuật cụ thể để can thiệp kỉ
thuật hiệu quả: phản ứng của giáo viên, phần thưởng hữu hiệu, hình phạt trực
tiếp, phối hợp theo nhóm, phối hợp với gia đình...
- Nhận diện lỗi kĩ thuật của giáo viên trong việc định hướng tâm lí trên
lớp và xác định biện pháp rèn luyện định hướng tâm lí rõ ràng trên lớp học.
+ Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Giải pháp này đã được áp dụng
thành công trong công tác giáo viên chủ nhiệm lớp 2C tại trường Tiểu học. Có
khả năng áp dụng nhân rộng cho cả tỉnh và các tỉnh tương đồng trong khu vực
Đồng bằng sông Cửu Long.
- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Muốn thực hiện được
những điều trên người giáo dục nên cần:
+ Thấy được lỗi phổ biến của bản thân trong quá trình thực hiện các nhiệm
vụ trên lớp để xác định các vấn đề cần tự hoàn thiện. Nắm được các nguồn lỗi
mà bản thân giáo viên hay mắc phải (nguyên nhân và yếu tố chi phối) để thực
hiện cách phòng tránh, khắc phục hiệu quả.
+ Tạo cho mình thói quen tự suy ngẫm, tự quan sát và quan sát, chia sẻ với
đồng nghiệp để kịp thời phòng tránh hoặc khắc phục lỗi. Tạo thói quen lập kế
hoạch và thực hiện kế hoạch tự bồi dưỡng bản thân về tổ chức môi trường lớp
học, tổ chức thời gian trên lớp học, quản lí bản thân ở trên lớp, tổ chức phương
pháp phương tiện dạy học, tổ chức giao tiếp trên lớp học, tổ chức kiểm tra đánh
giá trên lớp học.
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
+ Hiệu quả về kĩ thuật: Gíao viên có một số kĩ thuật trong việc đánh giá,
tìm hiểu tâm lí học sinh; 100% giáo viên trong khối 2 trường Tiểu học Ngọc
Chúc 1 nâng cao kiến thức, kĩ năng xây dựng mối quan hệ thầy - trò, kĩ năng
định hướng tâm lí học sinh ở trên lớp.

11


+ Hiệu quả về kinh tế: Giáo viên có thể tiết kiệm được thời gian trong
công tác giảng dạy và nghiên cứu bài dạy, nắm bắt nhanh tâm lí học sinh từ đó
dễ dàng tổ chức các hoạt động trên lớp nhanh chóng và hiệu quả.
+ Hiệu quả về xã hội: Góp phần thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Qua những lời nhận xét cụ thể
HS biết được điểm yếu để rèn luyện thêm trong qúa trình học tập của mình. Phụ
huynh tham gia tốt vào qúa trình tự đánh giá con mình, thể hiện vai trò và trách
nhiệm của mình trong việc phối hợp giáo dục. Tâm lí giáo viên sẽ cảm thấy nhẹ
nhàng và đỡ áp lực khi chấm bài cho HS.
+ Hiệu quả về môi trường: Qua áp dụng giải pháp các em có tinh thần
ky luật, tính cẩn thận, óc thẫm mỹ; Sách vở được bao bọc, dán nhãn tên, giữ gìn
sạch sẽ, không để quăn góc hoặc giấy bẩn; Giáo viên ân cần, gần gũi với học
sinh từ đó góp phần xây dựng môi trường học tập thân thiện, tích cực trong và
ngoài nhà trường.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự
thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Giồng Riềng, ngày 08 tháng 04 năm
2019
Người nộp đơn

12


13




×