Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Chính sách tiền tệ trong nền kinh tế mở - Lý luận và thực tiễn ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.47 KB, 11 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................... 1
NỘI DUNG ....................................................................... 1
I. Chính sách tiền tệ: ...................................................... 1
1. Khái niệm: .................................................................... 1
2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ: ................................. 1
3. Các cơng cụ của chính sách tiền tệ: ............................ 2
4. Chính sách tiền tệ mở rộng và thắt chặt: .................... 2
II. Thực tiễn ở Việt Nam: .............................................. 3
1. Những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua: ... 3
2. Tồn tại và nguyên nhân: .............................................. 6
KẾT LUẬN ...................................................................... 9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................... 10

0


MỞ ĐẦU
Chính sách tiền tệ là một trong những chính sách quan trọng trọng trong nền
kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay. Nó tác động trực tiếp tới lưu thông tiền
tệ. Tác động vào tổng cầu và sản lượng của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy các hoạt
động trong nền kinh tế. Nước ta từ khi bước vào thời kì đổi mới, chính sách tiền tệ
đã từng bước được hình thành và từ đó đã đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng và
phát triển nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt trong giai đoạn
nước ta phải đối mặt với khủng hoảnh kinh tế, tài chính thế giới thì việc nghiên cứu
chính sách tiền tệ và các cơng cụ của nó có ý nghĩa hết sức quan trọng. Sẽ góp phần
đưa nước ta thốt khỏi khủng hoảng và phát triển bền vững. Vì vậy em xin chọn đề
bài 01: “Chính sách tiền tệ trong nền kinh tế mở - Lý luận và thực tiễn ở Việt
Nam”.
NỘI DUNG


I. Chính sách tiền tệ:
1. Khái niệm:
Chính sách tiền tệ là một chính sách kinh tế vĩ mô được đề ra và thực hiện
bởi ngân hàng trung ương nhằm mục tiêu ổn định giá cả, thúc đẩy tăng trưởng GNP
và giảm thất nghiệp trong xã hội.
Chính sách tiền tệ là sự cụ thể hóa những biện pháp nhằm tác động vào mức
cung tiền trong nền kinh tế, từ đó ảnh hưởng đến lãi suất trên thị trường. Thơng qua
vai trị của lãi suất, chính sách tiền tệ tác động vào tổng cầu và sản lượng của nền
kinh tế, thúc đẩy các hoạt động trong nền kinh tế nhằm giải quyết các mục tiêu kinh
tế vĩ mô đề ra gắn với từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế.
2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ:
Mục tiêu của chính sách tiền tệ là:
- Ổn định giá cả
- Thúc đẩy tăng trưởng GNP
- Giảm thất nghiệp
Ba mục tiêu này có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau, không tách rời. Tuy
nhiên để đạt được các mục tiêu trên thì Ngân hàng trung ương phải phối hợp chính
sách tiền tệ với các chính sách khác như: chính sách tài khóa,...
1


3. Các cơng cụ của chính sách tiền tệ:
Ngân hàng trung ương điều chỉnh mức cung tiền và lãi suất bằng nhiều công
cụ khác nhau nhằm tác động vào lượng tiền cơ sở MB và số nhân tiền mM. Trong đó
ba cơng cụ chủ yếu là:
- Hoạt động thị trường mở: Thị trường mở là thị trường tiền tệ của Ngân hàng
trung ương được sử dụng để mua bán trái phiếu kho bạc của nhà nước. Muốn tăng
mức cung tiền Ngân hàng trung ương sẽ mua trái phiếu ở thị trường mở. Kết quả là
họ đã đưa thêm vào thị trường một lượng tiền cơ sở bằng cách tăng dự trữ của các
Ngân hàng thương mại, dẫn đến tăng khả năng cho vay, tăng mức tiền gửi nhờ số

nhân tiền tệ. Kết quả là mức cung tiền đã tăng gấp bội so với số tiền mua tín phiếu
của Ngân hàng trung ương. Để có kết quả ngược lại, Ngân hàng trung ương sẽ bán
trái phiếu của chính phủ.
- Quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc: tỉ lệ dự trữ thấp, số nhân tiền tệ sẽ lớn là điều
kiện thuận lợi để mở rộng tín dụng, tăng nhanh mức cung tiền. Ngân hàng trung
ương là cơ quan duy nhất được phép ra quyết định về tỉ lệ dự trự bắt buộc đối với
Ngân hàng thương mại. Khi thay đổi quy mô của tỉ lệ này, Ngân hàng trung ương
đã khống chế một cách gián tiếp, nhưng mạnh mẽ đến mức cung tiền. Sử dụng
cung cụ này thường có hiệu quả cao, tác động nhanh chóng đến hoạt động cho vay,
nhưng cũng gây khó khăn cho hoạt động của thị trường tài chính.
- Lãi suất chiết khấu: Là lãi suất quy định của Ngân hàng trung ương khi cho
các ngân hàng thương mại vay tiền để đảm bảo đầy đủ hoặc tăng thêm dự trữ của
các Ngân hàng thương mại. Khi lãi suất chiết khấu thấp hơn lãi suất thị trường và
điều kiện cho vay thuận lợi, sẽ là tín hiệu khuyến khích các Ngân hàng thương mại
vay tiền để tăng dự trữ và mở rộng cho vay, dẫn đến mức cung tiền sẽ tăng lên. Khi
hoạt động của thị trường mở chưa phát triển thì cơng cụ này trở nên quan trọng.
Ngồi 3 cơng cụ chủ yếu trên đây nhằm điều tiết gián tiếp đối với thị trường
tiền tệ, Ngân hàng trung ương cịn có những cơng cụ khác như: Kiểm sốt tín dụng
có lựa chọn, quy định trực tiếp đối với lãi suất (tiền gửi, tiền tiết kiệm, cho
vay,...)...
4. Chính sách tiền tệ mở rộng và thắt chặt:
Chính sách tiền tệ có hai loại: chính sách tiền tệ mở rộng và chính sách tiền
tệ thắt chặt. Tùy theo tình hình hoạt động của nền kinh tế và các mục tiêu kinh tế vĩ
mô đã được đặt ra trong mỗi thời kỳ phát triển của nền kinh tế xã hội mà ngân hàng
trung ương có thể thực hiện một trong hai chính sách đó.
2


Chính sách tiền tệ mở rộng: thực chất là ngân hàng trung ương ở rộng mức
cung tiền trong nền kinh tế, làm cho lãi suất giảm xuống qua đó làm tăng tổng cầu,

nhờ vậy mà quy mô của nền kinh tế được mở rộng, thu nhập tăng và tỷ lệ thất
nghiệp giảm. Để mở rộng được mức cung tiền, thực hiện chính sách tiền tệ mở
rộng, ngân hàng trung ương có thể thực hiện một trong ba cách sau: mua vào trên
thị trường chứng khoán, hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hạ thấp mức lãi suất chiết
khấu, hay thực hiện đồng thời cả hai hoặc ba cách cùng lúc.
Khi thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, ngân hàng trung ương tác động
nhằm giảm bớt mức cung tiền trong nền kinh tế, làm cho lãi suất trên thị trường
tăng lên.Thơng qua đó, nó thu hẹp được tổng cầu, làm mức giá chung giảm xuống.
Thực thi chính sách này, ngân hàng trung ương sử dụng các biện pháp làm giảm
mức cung tiền bằng cách: bán ra trên thị trường chứng khoán, tăng mức dự trữ bắt
buộc, hoặc tăng lãi suất chiết khấu, kiểm soát khắt khe đối với các hoạt động tín
dụng…
Thơng thường chính sách tiền tệ thắt chặt được áp dụng khi nền kinh tế có
mức tăng trưởng q cao, nền kinh tế đó đang ở tình trạng “quá nóng”, lạm phát có
nguy cơ bùng nổ. Trái lại chính sách tiền tệ mở rộng được áp dụng khi nền kinh tế
suy thối hoặc có mức tăng trưởng q thấp.
II. Thực tiễn ở Việt Nam:
1. Những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua:
Chính sách tiền tệ đã có đóng góp quan trọng trong việc duy trì ổn định kinh
tế vĩ mô, lạm phát cả năm ở mức thấp khoảng 1- 2%, đánh dấu thời kỳ ổn định lạm
phát dài nhất trong một thập kỷ qua, đồng thời hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Trên cơ sở bám sát Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và nhiệm vụ của
ngành ngân Ngân hàng tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 27/01/2015 về tổ chức
thực hiện chính sách tiền tệ (CSTT) và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu
quả năm 2015 và diễn biến kinh tế, tiền tệ, trong năm 2015, NHNN đã triển khai
đồng bộ và quyết liệt các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ nhằm mục tiêu
kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý
đồng thời đảm bảo an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD).
Theo đó, kết quả trong điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng
trong năm 2015 nổi bật với 8 thành tựu:

- Một là, lượng tiền cung ứng tiền tiếp tục được điều hành phù hợp theo mục
tiêu hỗ trợ ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối, kiểm soát lạm phát nhưng vẫn
3


đảm bảo hài hòa với các mục tiêu giảm lãi suất, tăng tín dụng hợp lý, hỗ trợ các
TCTD đầu tư trái phiếu Chính phủ và xử lý nợ xấu: Tổng phương tiện thanh toán
đến ngày 21/12/2015 tăng 13,55% so với cuối năm trước, phù hợp với kinh tế vĩ
mô, tiền tệ và các giải pháp điều hành của NHNN. Mặt bằng lãi suất giảm nhưng
huy động vốn vẫn tăng (đến ngày 21/12/2015, huy động vốn tăng 13,59% so với
cuối năm trước) tạo điều kiện cho các TCTD cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh
tế.
- Hai là, mặt bằng lãi suất thị trường tiếp tục giảm khoảng 0,2-0,5%/năm, qua
đó hỗ trợ tích cực cho hoạt động sản xuất kinh doanh những vẫn đảm bảo ổn định
thị trường tiền tệ, ngoại hối. Trong năm 2015, Ngân hàng trung ương duy trì ổn
định lãi suất điều hành, trần lãi suất huy động bằng VND, kết hợp với điều chỉnh
giảm trần lãi suất USD, đảm bảo duy trì chênh lệch hợp lý giữa lãi suất VND và lãi
suất USD. Để tạo điều kiện giảm lãi suất, Ngân hàng trung ương giữ ổn định trần
lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND, các tổ chức tín dụng trên cơ sở nhu cầu vốn
của thị trường cân đối điều chỉnh giảm lãi suất cho vay so với trần quy định; điều
tiết thanh khoản của các tổ chức tín dụng hợp lý để tạo điều kiện giảm mặt bằng lãi
suất; điều chỉnh giảm lãi suất cho vay một số chương trình tín dụng ngành, lĩnh vực
xuống mức khoảng 6,5-6,6%/năm; tiếp tục yêu cầu các tổ chức tín dụng rà sốt
giảm lãi suất cho vay của các khoản vay cũ về mức lãi suất cho vay hiện hành. Mặt
bằng lãi suất cho vay giảm khoảng 0,3-0,5%/năm so với cuối năm trước (lãi suất
ngắn hạn giảm khoảng 0,3%/năm, lãi suất trung và dài hạn giảm khoảng 0,30,5%/năm), đưa mặt bằng lãi suất giảm khoảng 50% so với thời điểm cuối năm
2011; Lãi suất huy động giảm khoảng 0,2-0,5%/năm và hiện ở mức tương đối thấp
nhưng lòng tin vào đồng Việt Nam tiếp tục được củng cố.
- Ba là, tỷ giá và thị trường ngoại tệ tiếp tục được giữ ổn định, niềm tin vào
đồng tiền Việt Nam được củng cố, tình trạng đơla hố trong nền kinh tế tiếp tục

giảm, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của tổ chức, cá nhân đều được đáp ứng đầy
đủ, kịp thời. Kết quả tích cực của thị trường ngoại hối trong năm qua phản ánh sự
điều hành chủ động các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, linh hoạt điều chỉnh
tăng 3% tỷ giá bình quân liên ngân hàng và nới biên độ tỷ giá từ +1% lên + 3%
nhằm ứng phó kịp thời với các tác động bất lợi từ thị trường tài chính quốc tế; kết
hợp với điều chỉnh lãi suất tiền đồng trên thị trường liên ngân hàng hợp lý, mua bán
ngoại tệ can thiệp thị trường, ban hành các quy định nhằm ngăn chặn tình trạng
găm giữ, đầu cơ ngoại tệ. Các động thái điều hành của Ngân hàng trung ương được
Chính phủ và các tổ chức quốc tế ủng hộ và đánh giá cao.
4


- Bốn là, tăng trưởng tín dụng tăng cao hơn năm trước, hỗ trợ đắc lực cho việc
đạt tăng trưởng kinh tế vượt mục tiêu của cả năm 2015 - là năm then chốt trong
thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015, nhưng vẫn đảm
bảo phù hợp với sức hấp thụ vốn của nền kinh tế đi đơi với an tồn, chất lượng tín
dụng: Đến ngày 21/12/2015, tín dụng tăng 17,17% so với đầu năm, cao hơn mức
tăng của cùng kỳ các năm 2011-2014; với diễn biến này, ước cả năm tín dụng có
thể đạt khoảng 18%. Dịng vốn tín dụng tiếp tục được phân bổ hợp lý, hướng tới
các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các ngành, lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ
(cho vay đối với lĩnh vực nơng nghiệp nông thôn tăng ước đến tháng 12/2015 tăng
11%, lĩnh vực doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng tháng 10/2015 tăng
45,13%...). Các chương trình, chính sách tín dụng ngành, lĩnh vực, người nghèo và
các đối tượng chính sách khác theo chỉ đạo của Chính phủ,Thủ tướng Chính phủ
tiếp tục được hệ thống ngân hàng đẩy mạnh triển khai, mang lại hiệu quả thiết thực
cho nền kinh tế và xã hội.
- Năm là, thanh khoản VND của hệ thống các TCTD tiếp tục được đảm bảo và
có dư thừa, sẵn sàng đáp ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế, thị trường tiền tệ ổn
định, thông suốt nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp cung ứng tiền, phối hợp công
cụ hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tín dụng, các tổ chức tín dụng tăng cường xử

lý nợ xấu, cơ cấu lại tài sản, chú trọng hơn trong quản trị rủi ro thanh khoản, đảm
bảo an toàn hệ thống.
- Sáu là, thị trường vàng trong nước diễn biến ổn định, cung-cầu trên thị trường
tương đối cân bằng giá vàng trong nước khơng cịn bị tác động bởi các nhân tố như
sự biến động của giá vàng thế giới và sự biến động tăng của tỷ giá USD/VND.
Trong năm 2015, tại nhiều thời điểm thị trường thế giới biến động đột biến nhưng
thị trường vàng trong nước vẫn cơ bản ổn định, cung cầu trên thị trường tương đối
cân bằng.Thị trường vàng tự điều tiết theo quy luật cung cầu, Ngân hàng trung
ương không phải sử dụng ngoại tệ để nhập khẩu vàng can thiệp, bình ổn thị trường
vàng miếng, tình trạng vàng hóa tiếp tục được ngăn chặn, góp phần ổn định tỷ giá,
thị trường ngoại hối và ổn định kinh tế vĩ mô.
- Bảy là, hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt và cơng nghệ, dịch vụ ngân
hàng tiếp tục được phát triển mạnh mẽ, đang dần đi vào cuộc sống, phù hợp với xu
thế thanh toán của các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Tám là, sau gần 4 năm triển khai Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín
dụng trong điều kiện nhiều yếu tố không thuận lợi (kinh tế vĩ mô kém ổn định, tăng
trưởng kinh tế chậm, thị trường bất động sản trầm lắng, chậm phục hồi…), tuy
5


nhiên với sự nỗ lực, quyết tâm của toàn ngành Ngân hàng và hệ thống chính trị, về
cơ bản mu ̣c tiêu Đề án 254 đã đa ̣t đươ ̣c.
Các giải pháp xử lý nợ xấu đã phát huy tác dụng (đặc biệt là thơng qua
VAMC) góp phần quan trọng nâng cao chất lượng tín dụng và giảm tỷ lệ nợ xấu so
với tổng dư nợ. Đến 30/11/2015, khoảng 99,6% nợ xấu của các TCTD ước tính tại
thời điểm cuối tháng 9/2012 đã được xử lý và chất lượng tín dụng được cải thiện.
Đến 30/11/2015, nợ xấu toàn hệ thống đã được đưa về mức 2,72%, hoàn thành mục
tiêu đề ra 3%.
2. Tồn tại và nguyên nhân:
Lạm phát vẫn cao: Một đặc điểm khác biệt của Việt Nam so với các nước

khác cùng khu vực là lạm phát cao, trong khi tốc độ tăng trưởng ở mức trung bình.
Lạm phát của Việt Nam hội đủ các nguyên nhân, vừa là lạm phát chi phí đẩy, vừa
là lạm phát cầu kéo, vừa là lạm phát kỳ vọng - phát sinh từ các yếu tố tâm lý
và/hoặc đầu cơ; vừa có các nguyên nhân từ yếu kém nội tại của nền kinh tế; vừa có
nguyên nhân từ “nhập khẩu lạm phát”; vừa có nguyên nhân từ yếu tố tiền tệ, vừa có
nguyên nhân từ yếu tố phi tiền tệ. Trong đó, nhiều nguyên nhân thuộc yếu kém nội
tại của nền kinh tế được tích lũy từ nhiều năm qua như:
- Mơ hình tăng trưởng kinh tế dựa chủ yếu vào mở rộng đầu tư, nhưng nhìn
chung đầu tư lại kém hiệu quả, nhất là đầu tư nhà nước
- Giá các mặt hàng xăng dầu, điện, các dịch vụ xã hội thiếtyếu phục vụ đời
sống dân cư... và tỷ giá được bao cấp, nay phải điều chỉnh lại theo cơ chế thị trường
- Nới lỏng chính sách tiền tệ trong những năm trước đây
- Thâm hụt ngân sách kéo dài trong nhiều năm... Vòng luẩn quẩn lạm phát đồng tiền mất giá - lạm phát đã hình thành và khó phá vỡ trong thời gian ngắn, và
vì vậy, việc kiểm sốt, kiềm chế lạm phát ở Việt Nam cần thời gian dài hơn, khó
khăn hơn đối với Chính phủ Việt Nam để điều chỉnh, đưa lạm phát trở lại mức 35% như nhiều người kỳ vọng.
Mặt bằng lãi suất quá cao, có phần chưa được hợp lý. Từ những ngày đầu
tháng 5/2011 đến nay, tình hình thị trường tiền tệ diễn biến nhanh chóng, phức tạp.
Mặc dù Ngân hang trung ương ấn định mức lãi suất trần huy động là 14%, nhưng
áp lực huy động vốn để giải quyết vấn để thanh khoản và cho vay buộc các ngân
hàng thương mại chạy đua, đẩy mức lãi suất vượt quá mức trần qui định; trần lãi
suất tiền gửi liên tiếp và phổ biến bị xé rào, lãi suất huy động thực tế leo thang từ
16%, đến 17%, 19%/năm... Như vậy lãi suất Ngân hàng thương mại cho vay ra có
thể đạt 18%, 20%/năm, thậm chí cá biệt là 25% cũng là điều dễ hiểu. Huy động vốn
6


của Ngân hàng thương mại khó khăn, thanh khoản trong hệ thống ngân hàng
thường căng thẳng, nhưng tốc độ tăng dư nợ của các Ngân hàng thương mại vẫn
cao.Tình trạng này có thể được lý giải bởi các nguyên nhân như: thu lãi từ
hoạtđộng tín dụng vẫn là nguồn thu chủ yếu của các Ngân hàng thương mại, dịch

vụ ngân hàng ngồi hoạt động tín dụng chưa được mở rộng và phát triển tốt, tỷ
trọng thu dịch vụ trong tổng thu của các Ngân hàng thương mại đa số dưới 20%;
đồng thời, cơ chế chính sách và mơi trường kinh doanh nói chung lại tạo động lực
và có dư địa để các ngân hàng tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ:
- Lãi suất cho vay không bị khống chế; huy động vốn với lãi suất cao, cho vay
ra với lãi suất cao
- Nhu cầu vay của nền kinh tế, nhất là nhu cầu vay tín dụng phi sản xuất cao;
- Tốc độ tăng vốn điều lệ của các Ngân hàng thương mại cổ phần quá lớn.
Trong giai đoạn 2008-2010, tổng số vốn điều lệ tăng thêm của 37 Ngân hàng
thương mại cổ phần Việt Nam khoảng 97.000 tỷ đồng.
Dư nợ tín dụng ngoại tệ tăng trưởng nhanh, gây áp lực lớn lên tỷ giá
USD/ VND trong thời gian tới. Đến ngày 20/6/2011, tín dụng tăng 7,13% ( trong
đó tín dụng VND tăng 2,76%, tín dụng bằng ngoại tệ tăng 23,47% ). Mức chênh
lệch lãi suất giữa hai đồng Việt Nam và ngoại tệ hiện nay là quá lớn đã tạo động
lực mạnh mẽ để doanh nghiệp và ngay cả ngân hàng thương mại tăng trưởng tín
dụng ngoại tệ. Trong khi đó tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ có xu hướng giảm vì người
gửi tiền rút tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ, bán và gửi tiết kiệm lại bằng đồng Việt Nam.
Xu hướng này tạo nên rủi ro thanh khoản ngoại tệ cho hệ thống ngân hàng và gây
áp lực rất lớn tới tỷ giá trong thời gian tới.
Thị trường vàng hoạt động trên phạm vi rộng, chưa được kiểm soát, tiềm ẩn
những bất ổn cho nền kinh tế. Theo Nghị quyết 11, Chính phủ khẳng định vẫn đảm
bảo quyền tích trữ vàng và ngoại tệ của người dân, nhưng dứt khoát khơng dùng
vàng, USD, ngoại tệ làm phương tiện thanh tốn. Khi loại bỏ việc dùng vàng và
USD làm phương tiện thanh tốn thì lúc đó chính sách tiền tệ sẽ phát huy tốt hơn,
giá trị của đồng Việt Nam sẽ được nâng cao. Thời điểm cuối tháng 07 vừa qua, khi
giá vàng quốc tế lên cao, trong vòng 1 tuần, Việt Nam đã xuất khẩu 5 tấn vàng.
Điều này chứng tỏ, kinh doanh vàng vẫn ở phạm vi rộng, khó kiểm soát, tiềm ẩn
nhiều yếu tố đầu cơ... Ngân hàng trung ương cần nhanh chóng ban hành khn khổ
pháp lý mới để quản lý chặt chẽ thị trường vàng, đồng thời với việc tạo cơ chế
thích hợp để có sự liên thông nhanh nhạy giữa thị trường vàng trong nước với thị

trường vàng quốc tế, làm mặt bằng giá vàng trong nước không quá cách biệt so với
7


mặt bằng giá vàng quốc tế. Nhìn chung, Ngân hàng trung ương cần kiên trì và
quyết liệt hơn với mục tiêu chống hiện tượng “đơ la hóa” và chống “vàng hóa”
trong nền kinh tế. Dư luận xã hội cũng cần phải nhận thức đúng và có sự đồng
thuận với Nhà nước trong việc quản lý chặt chẽ thị trường ngoại tệ và thị trường
vàng.
Kỷ luật thị trường chưa được nghiêm minh, hoạt động ngân hàng còn
thiếu minh bạch. Mọi thị trường chỉ hoạt động lành mạnh, hiệu quả và có trật tự
nếu kỷ luật, kỷ cương nghiêm minh, mọi thành viêm tham gia thị trường đều tuân
thủ pháp luật và có trách nhiệm với xã hội, khơng đơn thuần chạy theo lợi
nhuận.Thời điểm hiện nay, hành lang pháp lý cho việc sáp nhập, mua bán hoặc cho
phá sản những tổ chức tín dụng yếu kém đã có, tuy chưa có quy trình và nội dung
xử lý thật cụ thể để thực hiện. Thời gian tới, Ngân hàng trung ương cần hết sức
quan tâm và quyết liệt hơn trong việc kiểm sốt tốt, có hiệu quả đối với chất lượng
tín dụng của các tổ chức tín dụng. Ngân hàng trung ương cần hạn chế và kiểm soát
chặt chẽ việc cho vay tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng bằng thế chấp hồ sơ vay
vốn của khách hàng của tổ chức tín dụng. Trong thanh tra hoạt động tín dụng, cần
phát huy vai trò của CIC, tăng cường sự kết hợp công tác của CIC và thanh tra,
giám sát các tổ chức tín dụng.
Thị trường chứng khốn phụ thuộc nhiều vào dòng vốn tài trợ từ hệ
thống ngân hàng và hiện nay đang suy giảm mạnh. Trong những năm qua, thị
trường chứng khoán Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, nhưng thiếu bền vững khi
dòng vốn vào thị trường chứng khoán lại là nguồn vốn cho vay từ hệ thống ngân
hàng; những người tham gia thị trường phần đông là những người mua/ bán để
“lướt sóng”, kiếm lời, hưởng chênh lệch giá, những người tham gia thị trường với
chiến lược đầu tư trung, dài hạn và hưởng cổ tức là khơng nhiều. Hiện tại, thị
trường chứng khốn đang suy giảm mạnh, cần có chính sách hỗ trợ phát triển kịp

thời của nhà nước. Tuy nhiên, chính sách tiền tệ có thể khơng thắt chặt thêm mức
độ về ngăn chặn dịng vốn tín dụng ngân hàng chạy vào thị trường chứng khốn
hiện nay, nhưng cần nhất qn và duy trì thường xun, dài hạn trong việc hạn chế
dịng vốn tín dụng ngân hàng đổ vào thị trường chứng khốn. Các chính sách nhà
nước cần hướng tới việc thu hút những nhà đầu tư có chiến lược đầu tư trung, dài
hạn trên thị trường chứng khoán, kể cả nhà đầu tư cá nhân hay nhà đầu tư là các tổ
chức. Một giải pháp có tác động rất mạnh đối với vấn đề này, đó là Chính phủ cần
có chính sách miễn giảm thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp từ

8


nguồn thu cổ tức; từ nguồn thu lãi của trái phiếu doanh nghiệp trong khoảng thời
gian từ 2 - 3 năm tới.

KẾT LUẬN
Qua đây ta có thể thấy, chính sách tiền tệ có vai trị và ý nghĩa quan trọng
trong nền kinh tế mở. Vì đó là cơng cụ điều tiết nền kinh tế vĩ mô của nước ta. Từ
những thành tựu và hạn chế đã đạt được chúng ta cần vận dụng chính sách tiền tệ
một cách hiệu quả hơn nữa để từng bước nâng cao hiệu quả của chính sách đưa nền
kinh tế nước ta phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

9


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế học vĩ mô, Nxb Giáo dục Việt Nam, năm 2013.
2. Đường link tham khảo:
a.
- tác giả Mai Ngọc.

3. Bài báo: Một số tồn tại của thị trường tiền tệ, ngân hàng hiện nay – những
kiến nghị chính sách. Tác giả: TS. Nguyễn Thị Thanh Hương, ThS. Nguyễn Thị
Tuyết Ánh.

10



×