Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Lý thuyết thị trường Cung – cầu & Giá cả, liên hệ với thị trường của một loại hàng hóa cụ thể trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.02 KB, 14 trang )

MỞ ĐẦU
Nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đời sống nhân dân
đang dần được cải thiện và nâng cao, vì thế nhu cầu các mặt hàng tiêu dùng ngày càng
lớn, đặc biệt là nhu cầu về lương thực, thực phẩm, kéo theo đó là sự tăng lên về khả
năng cung cấp và giá cả thị trường. Trong khuôn khổ bài tập lớn môn Kinh tế học Vi mô
em xin chọn đề bài “Lý thuyết thị trường: Cung – cầu & Giá cả, liên hệ với thị trường
của một loại hàng hóa cụ thể trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay”.
Gạo là một mặt hàng lương thực không thể thiếu và rất được quan tâm do cung,
cầu, giá gạo liên tục biến động, nhất là thị trường xuất nhập khẩu có những chuyển biến
những điều đó đã góp phần không nhỏ trong việc làm giá gạo biến động. Do đó ta cũng
nhận thấy rằng vấn đề cung – cầu, giá cả về gạo rất được quan tâm. Vì vậy, loại hàng
hóa em chọn ở đây là: Gạo - xu hướng cung, cầu và giá cả thị trường trong giai đoạn
2011 - 2015.
NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận về lý thuyết cung – cầu & giá cả thị trường:
1. Cung:
a. Khái niệm:
Cung biểu thị những lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán có khả năng bán
và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định (với các
yếu tố khác không đổi).
Cung bao gồm hai yếu tố cơ bản là khả năng bán và ý muốn sẵn sàng bán hàng
hay dịch vụ của người bán. Nếu người sản xuất tạo ra sản phẩm song không muốn bán vì
giá quá rẻ thì không có cung và cầu không được thỏa mãn.
Cung mô tả hành vi của người bán ở tất cả các mức giá, nó phản ánh mối quan hệ
giữa giá và lượng cung ở mỗi một mức giá cụ thể thì có một cung xác định.
Lượng cung là lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán sẵn sàng và có khả
năng bán ở mức giá đã cho trong một thời gian nhất định.
Ta có thể thấy, cung là toàn bộ mối quan hệ giữa lượng cung và giá. Cung thể
hiện mục đích bán hàng của người sản xuất
b. Những yếu tố ảnh hưởng đến cung:
Công nghệ: Công nghệ là một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao sản xuất,


giảm chi phí lao động trong quá trình chế tạo sản phẩm. Một tiến bộ về công nghệ là một
1


sáng kiến bất kỳ cho phép tạo ra nhiều sản lượng hơn cùng với một lượng đầu vào như
cũ. Sự cải tiến công nghệ làm cho đường cung dịch chuyển về phía phải, nghĩa là làm
tăng khả năng cung lên.
P

Sau cải tiến công nghệ

Q
Giá của các yếu tố sản xuất (đầu vào): Giá các yếu tố sản xuất có khả năng ảnh
hưởng đến khả năng cung sản phẩm. Nếu giá của các yếu tố sản xuất giảm sẽ dẫn đến
giá thành sản xuất giảm và cơ hội kiếm lơi nhuận sẽ cao lên, do đó các nhà sản xuất có
xu hướng sản xuất nhiều lên.
Chính sách thuế: Chính sách thuế của Chính phủ có ảnh hưởng quan trọng đến
quyết định sản xuất của các hãng, do đó ảnh hưởng đến việc cung sản phẩm. Mức thuế
cao sẽ làm cho phần thu nhập còn lại cho người sản xuất ít đi và họ không có ý muốn
cung hàng hóa nữa, và ngược lại.
Số lượng người sản xuất: Số lượng người sản xuất càng nhiều thì lượng cung
càng lớn.
Các kỳ vọng: Mọi mong đợi về sự thay đổi giá của hàng hóa, giá của các yếu tố
sản xuất, chính sách thuế,…đều có ảnh hưởng đến cung hoàng hóa dịch vụ. Nếu sự
mong đợi dự đoán có thuận lợi cho sản xuất thì cung sẽ được mở rộng và ngược lại.,
Sự điều tiết của chính phủ: Sự điều tiết của chính phủ chia làm hai dạng
- Dạng nâng đỡ: Chính phủ trợ cấp giá cả, giảm thuế, hỗ trợ đào tạo lao động cho
các hãng,...
- Dạng hạn chế: Sự điều tiết của chính phủ khi đó được coi như sự áp đặt một thay
đổi công nghệ hay các điều kiện sản xuất theo hướng bất lợi cho người sản xuất, làm cho

lượng cung giảm xuống ở mỗi mức giá.
Từ các yếu tố ảnh hưởng đến cung, có thể tóm tắt dưới dạng toán học như sau:
Cung là một hàm số phụ thuộc vào rất nhiều biến số:
2


𝑆
Q = f(PX,t,, Pi, T, NS, E)
𝑋, 𝑡
Trong đó:
𝑆
Q
: Lượng cung đối với hàng hóa X trong thời gian t
𝑋, 𝑡
PX,t : Giá của hàng hóa X trong thời gian t
Pi : Giá của các yếu tố đầu vào
T : Công nghệ
NS : Số người sản xuất
E: Các kỳ vọng
Từ những yếu tố ảnh hưởng trên sẽ làm thay đổi cung là sự dịch chuyển toàn bộ
đường cung (tăng cung hoặc giảm cung). Đồ thị minh họa:
P

S1

S0

S2
Tăng lượng cung


Giảm
cung

Tăng
cung
Giảm lượng cung

0
Q
2. Cầu:
a. Khái niệm:
Cầu là lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở
các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định (với các yếu tố khác là
không đổi)
Cầu không phải là một số lượng hàng hóa cụ thể mà là một sự mô tả toàn diện về
số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua ở tất cả mức giá có thể.
Cầu thể hiện khả năng mua và ý muốn sẵn sàng mua. Cầu mô tả hành vi của
người mua ở tất cả các mức giá.
Lượng cầu là lượng hàng hóa dịch vụ mà người mua sẵn sàng hoặc có khả năng
mua ở mức giá đã cho trong một thời gian nhất định.
Như vậy, cầu là toàn bộ mối quan hệ giữa lượng cầu và giá.

3


b. Những yếu tố ảnh hưởng đến cầu:
Sở thích của người tiêu dùng : Sở thích hay thị hiếu của người tiêu dùng có ảnh
hưởng lớn đến cầu. Sở thích hay thị hiếu phản ánh ưu tiên của người tiêu dùng đối với
hàng hóa hay dịch vụ.
Thu nhập của người tiêu dùng: Thu nhập là một yếu tố quan trọng xác định cầu.

Thu nhập ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng của người tiêu dùng. Khi thu nhập tăng lên
thì người tiêu dùng cần nhiều hàng hóa hơn và ngược lại. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc
vào từng loại hàng hóa cụ thể mà mức độ thay đổi của cầu sẽ khác nhau.
Giá cả của các loại hàng hóa có liên quan :Cầu đối với hàng hóa không chỉ phụ
thuộc vào giá của bản thân hàng hóa, mà còn phụ thuộc vào giá của hàng hóa có liên
quan. Các hàng hóa liên quan chia làm hai loại : hàng hóa thay thế và hàng hóa bổ sung.
- Hàng hóa thay thế: Là hàng hóa có thể sử dụng thay cho hàng hóa khác. Khi giá
của một loại hàng này thay đổi thì cầu đối với hàng hóa kia cũng thay đổi.
- Hàng hóa bổ sung: Là loại hàng hóa được sử dụng đồng thời với hàng hóa khác.
Khi giá của một hàng hóa tăng lên thì cầu đối với hàng hóa bổ sung kia sẽ giảm đi.
Các kỳ vọng : Cầu đối với hàng hóa hoặc dịch vụ thay đổi phụ thuộc vào các kỳ
vọng (sự mong đợi) của người tiêu dùng. Nếu người tiêu dùng hy vọng giá của hàng hóa
nào đó sẽ giảm trong tương lai, thì cầu hiện tại đối với hàng hóa đó sẽ giảm và ngược
lại…Các kỳ vọng cũng có thể về thu nhập, thị hiếu, số lượng người tiêu dùng,…cũng tác
động đến cầu đối với hàng hóa.
Thị hiếu: Thị hiếu có ảnh hưởng lớn đến cầu của người tiêu dùng; thị hiếu là sở
thích hay sự ưu tiên của người tiêu dùng đối với hàng hóa hay dịch vụ.
Dân số: Dân số tăng lên (với các yếu tố khác không đổi) sẽ làm cho cầu đối với
hàng hóa tăng lên.Vì dân số tăng lên sẽ làm cho lượng người tiêu dùng tham gia thị
trường tăng lên.
Như vậy, thể tóm gọn dưới dạng toán học như sau:
𝐷
Q
= f(PX,t , Yt, Pt,r, N, T, E)
𝑋, 𝑡
Trong đó:
𝐷
Q
: Lượng cầu đối với hàng hóa X trong thời gian t
𝑋, 𝑡

PX,t : Giá hàng hóa X trong thời gian t
Yt : Thu nhập của người tiêu dùng trong thời gian t
4


Pr,t : Giá của các hàng hóa có liên quan trong thời gian t
N : Dân số
T : Thị hiếu
E : Các kỳ vọng
Từ những yếu tố ảnh hưởng trên sẽ làm thay đổi cầu là sự dịch chuyển toàn bộ
đường cầu (tăng cầu hoặc giảm cầu). Đồ thị minh họa:
Giảm lượng cầu

P

Giảm

Tăng

cầu

cầu

D2
D1
0
3. Giá cả thị trường:

Tăng lượng cầu


D0
Q

a. Giá cả:
Giá cả thị trường hay giá cả hàng hóa là mức giá thỏa thuận giữa người mua và
người bán. Giá cả hàng hóa của một mặt hàng có thể thay đổi tùy vào sự thỏa thuận giữa
người mua và người bán.
Giá cả là hệ thống thông tin của thị trường thể hiện nhu cầu hàng hóa. Giá cả xác
định sự phân phối tài nguyên giữa các doanh nghiệp và sự phân phối hàng hóa thế nào.
Cơ cấu giá là “bàn tay vô hình” điều khiển các quyết định của thị trường.
Giá cả thi ̣ trường có thể thay đổ i liên tu ̣c tùy thuô ̣c vào giai đoa ̣n, tiń h chấ t thi ̣
trường, các biê ̣n pháp can thiê ̣p của chính phủ (thuế , trơ ̣ cấ p)
b. Cân bằng thị trường:
- Khi đường cung và đường cầu cắt nhau tại 1 điểm xác định:
Chỉ có một mức giá duy nhất (P*) mà nhu cầu của người tiêu dùng bằng với
khả năng cung của người cung cấp gọi là điểm cân bằng (E)

5


P

D

S

E

P*


E là điểm cân bằng thị trường

Q*

Q

Khi thị trường là hoàn hảo, giá cả thị trường sẽ có khuynh hướng tiến đến điểm
cân bằng. Khi đạt điểm cân bằng thì thị trường sẽ ổn định.
Tuy nhiên vì một lí do nào đó từ cả người tiêu dùng hay người cung cấp, đặc điểm
của thị trường thay đổi – đường cung hoặc đường cầu sẽ thay đổi.

P

D’

D

S’

E’

S
E

Q
II. Liên hệ với thị trường gạo trong giai đoạn 2011 - 2015:
1. Khái quát chung:
Gạo là một mặt hàng thuộc nhóm lương thực, được sản xuất và tiêu dùng chủ yếu
ở các nước Châu Á. Cũng như các mặt hàng lương thực khác, Chính phủ luôn có các
chính sách nhằm tăng cung trong nước để đảm bảo an ninh lương thực.

Sản xuất lúa gạo ở Việt Nam kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới, sản lượng
lúa gạo đã gia tăng nhanh chóng. Trong giai đoạn 1991 – 2001 bình quân diện tích tăng
1.73%/năm, năng suất tăng 3.2%/năm và sản lượng tăng 5%/năm. Nước ta từ một nước
thiếu lương thực đã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới
6


(chiếm khoảng 17% sản lượng gạo thế giới). Gạo trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực
của nền kinh tế Việt Nam, năm 2015 với giá trị xuất khẩu đạt 2,68 tỷ USD, sản lượng
đạt 6,568 triệu tấn.
2. Cung về mặt hàng gạo ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015:
a. Tình hình cung:
Nông nghiệp từ lâu đã là nghành sản xuất chủ yếu ở nước ta, nước ta có nhiều
điều kiện thuận lợi cho ngành nông nghiệp trồng trọt phát triển nhất là trồng lúa với địa
hình đa dạng, giáp biển Đông và có hệ thống sông ngòi dày đặc nhất là hai đồng bằng
phì nhiêu, màu mỡ ở 2 đầu đất nước: Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng
gắn liền với hai hệ thống sông lớn: sông Cửu Long và sông Hồng; bên cạnh đó, khí hậu
nhiệt đới ẩm gió mùa với độ ẩm lớn, lượng mưa nhiều đã tạo điều kiện thuận lợi cho
nghề trồng lúa phát triển.
Bước vào sản xuất lúa vụ đông xuân năm 2011, ngành nông nghiệp Việt Nam gặp
nhiều khó khăn, rõ nét nhất là giá rét kéo dài ở các tỉnh phía Bắc, hạn hạn ở khu vực Tây
Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long đầu vụ hạn hán, cuối vụ thiếu nước ngọt do xâm
nhập mặn sâu vào nội đồng với nồng độ mặn cao, dịch bệnh trên cây lúa, rầy nâu, bệnh
vàng lùn - lùn xoắn lá, bệnh lùn sọc đen diễn ra trên diện rộng. Tuy nhiên, kể từ quý
2/2011, thời tiết tương đối thuận lợi đã hỗ trợ tích cực cho hoạt động sản xuất nông
nghiệp trên cả nước.
Theo số liệu của Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năng
suất lúa đông xuân giai đoạn 2011 – 2015 cả nước đạt 63,47 tạ/ha, cao hơn 1,2 tạ/ha so
với vụ đông xuân các năm trước, sản lượng đạt gần 19,5 triệu tấn, tăng 25,8 vạn tấn.
Trong đó, sản lượng lúa đông xuân của các địa phương phía Nam ước tính đạt 12,5 triệu

tấn, phía Bắc đạt khoảng 7 triệu tấn. Đối với vụ hè thu, tính đến cuối tháng 8/2011 các
địa phương trên cả nước đã thu hoạch được 1221 nghìn ha, bằng 102,3% cùng kỳ năm
trước, chủ yếu là vùng đồng bằng sông Cửu Long chiếm 93,5% diện tích thu hoạch.
Theo báo cáo sơ bộ, năng suất lúa hè thu năm 2011 của vùng đồng bằng sông Cửu Long
ước tính đạt 51 tạ/ha, tăng gần 3 tạ/ha so với vụ hè thu năm trước, sản lượng ước tính đạt
8,4 triệu tấn, tăng 420 nghìn tấn.
b. Các yếu tố ảnh hưởng:
*Tích cực:
Sản lượng các vụ lúa đã thu hoạch trên cả nước giai đoạn 2011 – 2015 đạt kết quả
rất khả quan. Nhờ việc áp dụng tốt các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chọn lọc được các loại
7


giống tốt, năng suất cao cùng với thuận lợi của thời tiết đã giúp một năm bội thu lúa trên
cả nước.
Áp dụng khoa học kĩ thuật: thực hiện nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích các
hoạt động nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong việc nâng cao năng suất, chất
lượng các sản phẩm nông nghiệp. Các ngành chức năng đã nỗ lực đẩy mạnh ứng dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp nhất là sản xuất lúa gạo thông qua
nhiều hình thức như: xây dựng mô hình trình diễn; nhân rộng các mô hình sản xuất
mang lại hiệu quả kinh tế cao; mở các lớp tập huấn, dạy nghề… tăng cường tuyên
truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa
học và tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
Chọn lọc, thử nghiệm các giống lúa tốt, năng suất cao: thực hiện mô hình thử
nghiệm giống lúa thuần PC6 vụ đông xuân năm 2014 – 2015; tăng cường tuyên truyền
và tập trung các nguồn lực đẩy mạnh việc nghiên cứu, khảo nghiệm, thử nghiệm các
giống lúa mới, mô hình sản xuất mới với năng suất chất lượng cao.
Số lượng người sản xuất: nước ta phần lớn người dân làm nghề sản xuất nông
nghiệp, diện tích đất dành cho trồng lúa còn rất nhiều nên sản lượng lúa gạo hàng năm
lớn, lượng cung dồi dào.

*Tiêu cực:
Bên cạnh các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến cung còn có các yếu tố ảnh hưởng tiêu
cực đến cung lúa gạo trong giai đoạn 2011 – 2015 như:
Thiên tai: Nước ta là một trong những nước chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu,
nhất là lũ lụt, hạn hán tác động rất lớn đến ngành nông nghiệp nhất là trồng lúa. Tình
trạng ngập úng do lũ lụt, thiếu nước do hạn hán làm cho sản lượng cũng như năng suất
lúa gạo. Bên cạnh đó, Đồng bằng sông Cửu Long – vựa lúa lớn nhất của nước ta hàng
năm phải đối mặt với tình trạng nhiễm phèn, nhiễm mặt, xâm thực làm ảnh hưởng rất
lớn đến tình hình sản xuất lúa gạo.
Sâu bệnh: Nước ta có một mùa đông lạnh, kéo dài, độ ẩm cao tạo điều kiện cho
sâu bệnh phát triển ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và sản lượng lúa gạo. Các loại sâu
bệnh thường gặp ảnh hưởng đến cây lúa như: đạo ôn, bạc lá, đốm sọc, sâu đục thân
bướm hai chấm, sâu đục thân năm vạch đầu nâu, sâu đục thân năm vạch đầu đen, rầy
nâu,...
Đô thị hóa: Nước ta đang trong quá trình đô thị hóa, nhất là trong giai đoạn 2011 –
2015 dẫn đến tình trạng đất nông nghiệp được sử dụng để xây dựng các khu đô thị, nhà
8


máy công nghiệp kéo theo đó người dân sẽ mất đất, chuyển dần ra thành thị để sản xuất
công nghiệp.
c. Đồ thị minh họa:
P

0

S2

S


S1

Q

Khi cung về lúa gạo chịu ảnh hưởng của các yếu tố tích cực thì sẽ làm cho đường
cung (S) dịch chuyển về phía bên phải (S – S1).
Khi cung về lúa gạo chịu ảnh hưởng của các yếu tố tiêu cực thì sẽ làm cho đường
cung (S) dịch chuyển về phía bên trái (S – S2).
3. Cầu về mặt hàng gạo ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015:
a. Tình hình cầu:
Gạo là một mặt hàng không thể thiếu ở nước ta. Trong mỗi bữa cơm của người
Việt đều không thể thiếu gạo. Có thể coi gạo là một loại mặt hàng thiết yếu, là nguồn
lương thực chính của người Việt Nam. Theo số liệu gần đây nhất của Bộ Nông ngiệp và
phát triển Nông thôn lượng gạo tiêu thụ bình quân đầu người của Việt Nam là khoảng
136 kg. Uớc tính, mỗi năm Việt Nam tiêu thụ thêm 150.000 tấn gạo.
Ngoài việc sử dụng lúa gạo làm nguồn lương thực hàng ngày nước ta còn sử
dụng lúa gạo vào ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm. Sản lượng gạo
được dùng trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm là khoảng 6 triệu tấn một năm
và sẽ tăng thêm từ 50.000 đến 100.000 tấn mỗi năm. Trong lĩnh vực này, gạo được sử
dụng nhiều trong các loại thực phẩm làm từ tinh bột gạo như bánh bao, mì, bánh tráng,
bánh bột gạo, bia và rượu.
Gạo là một trong những nguồn nguyên liệu chính của thức ăn tự chế cho lợn,
cá và gia cầm đặc biệt là ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trong khi Việt Nam chỉ có thể
cung cấp tối đa 500.000 tấn gạo dùng trong thức ăn chăn nuôi thì nhu cầu về gạo trong
ngành công nghiệp này của nước ta sẽ tăng 50.000 đến 100.000 tấn mỗi năm, tùy thuộc
vào lợi thế về giá của gạo so với các nguồn nguyên liệu khác như ngô và sắn
9


b. Các yếu tố ảnh hưởng:

*Tích cực:
Sở thích của người tiêu dùng: đa số người dân Việt Nam đều sử dụng gạo
nên cầu về gạo ở nước ta rất lớn. Người tiêu dùng chủ yếu thích sử dụng loại gạo hạt
dài, dẻo, thơm.
Dân số: Dân số đông kéo theo đó là sản lượng gạo tiêu dùng ngày một tăng
lên.
*Tiêu cực:
Hàng hóa thay thế: Lượng gạo tiêu thụ bình quân đầu người của Việt Nam
đang trên đà giảm. Khi nền kinh tế phát triển, người tiêu dùng có sức mua lớn hơn và có
cơ hội tiếp cận nhiều hơn với các loại thực phẩm khác, vì thế lượng gạo tiêu thụ bình
quân đầu người sẽ giảm khi thu nhập tăng.
Nguồn hàng của các loại thực phẩm khác luôn có sẵn trên thị trường cũng
khiến cho lượng tiêu thụ gạo bình quân đầu người sụt giảm. Lượng gạo tiêu thụ đầu
người tại các khu vực đô thị thường thấp hơn so với khu vực nông thôn. Sản lượng gạo
tiêu thụ tại các khu vực đô thị cũng trên đà giảm nhanh, tiếp theo đó lượng gạo tiêu thụ
bình quân đầu người cũng đang giảm.
c. Đồ thị minh họa:
P

D

D1

D2

0

Q

Khi cầu về lúa gạo chịu ảnh hưởng của các yếu tố tích cực thì sẽ làm cho

đường cầu (D) dịch chuyển về phía bên phải (D – D1).
Khi cầu về lúa gạo chịu ảnh hưởng của các yếu tố tiêu cực thì sẽ làm cho
đường cầu (D) dịch chuyển về phía bên trái (D – D2).

10


4. Thị hiếu của người tiêu dùng:
Người tiêu dùng Việt Nam đánh giá chất lượng của gạo thông qua một số tiêu
chí như: mùi thơm, độ mềm dẻo, độ trắng, vị ngon,...
Người tiêu dùng Việt Nam thường mua gạo tại các đại lý phân phối, mua gạo
trong nước và với số lượng vừa đủ dùng khoảng từ 2 – 4 tuần.
Trong thời gian vừa qua, trên các trang báo có xuất hiện một số thông tin về
gạo giả, gạo được làm từ nilon đã khiến người tiêu dùng Việt Nam đã làm tăng lên mối
lo ngại về lúa gạo.
5. Giá cả gạo trên thị trường Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015:
Nếu cung lúa gạo giảm do thiên tai lũ lụt, hạn hán hầu hết nông dân chờ và giữ
lúa, chờ đến lúc được giá mới bán và tình trạng đô thị hóa đất nông nghiệp thì sẽ làm
cho lượng cung về lúa gạo giảm xuống - giá lúa gạo tăng lên, làm ảnh hưởng rất lớn tới
lợi ích của người tiêu dùng.
Còn nếu cung của lúa gạo tăng lên do thời tiết thuận lợi, áp dụng tốt khoa học
kĩ thuật thì sẽ làm cho lượng cung tăng - giá lúa gạo giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho
người tiêu dùng.
Giá gạo trong nước cũng biến động do các yếu tố sau: nguồn cung lúa có sẵn
tại các thời điểm khác nhau trong năm, nhu cầu xuất khẩu và lượng dự trữ cuối niên vụ.
Thông thường, giá lúa thường giảm xuống mức thấp nhất hai lần trong năm: giai đoạn
thu hoạch cao điểm vụ Đông-Xuân (tháng 3 - tháng 4) và giai đoạn thu hoạch cao điểm
của vụ hè thu chính (tháng 6 - tháng 7). Giá lúa cũng phụ thuộc lượng gạo dự trữ, đặc
biệt là lượng dự trữ cuối niên vụ, so với thời gian nông nhàn. Tuy nhiên, giá lúa niên vụ
2015/16 có xu hướng không ổn định.

Đồ thị minh họa:
P

S

D

E1

Q*

Q
11


Khi cung và cầu của lúa gạo không bị tác động bởi bất kì yếu tố nào thì đường
cung (S) và đường cầu (D) sẽ cắt nhau tại điểm E – điểm cân bằng thị trường, gióng
xuống đường giá (P) và đường sản lượng (Q) ta xác định mức giá bán của thị trường gạo
với mức giá P* và sản lượng Q*.
P

S2

S

D
P2
P*

S1

E2
E

P1

E1

Q2 Q* Q1

Q

Khi cung về lúa gạo tăng sẽ làm cho đường cung (S) dịch chuyển về phía bên
phải thành đường cung (S1) ta có điểm cân bằng mới (E1) khi đó ta có mức giá và sản
lượng mới là P1 và Q1.
Khi cung về lúa gạo giảm sẽ làm cho đường cung (S) dịch chuyển về phía bên
trái thành đường cung (S2) ta có điểm cân bằng mới (E2) khi đó ta có mức giá và sản
lượng mới là P2 và Q2.
P

Q
Khi cầu về lúa gạo tăng sẽ làm cho đường cầu (D) dịch chuyển về phía bên
phải thành đường cầu (D1) ta có điểm cân bằng mới (E1) khi đó ta có mức giá và sản
lượng mới là P1 và Q1.
Khi cầu về lúa gạo giảm sẽ làm cho đường cầu (D) dịch chuyển về phía bên
trái thành đường cầu (D2) ta có điểm cân bằng mới (E2) khi đó ta có mức giá và sản
lượng mới là P2 và Q2.
12


6. Vai trò của Chính phủ trong việc điều tiết thị trường:

Nhằm đảm bảo an ninh lương thực trong một khoảng thời gian nào đó, Chính
phủ sẽ hạn chế hoặc cấm việc xuất khẩu gạo.
Ngoài ra Chính phủ phải chỉ đạo một số giải pháp điều hành đẩy mạng xuất
khẩu, tiêu thụ lúa gạo trong dân, chỉ đạo các doanh nghiệp đẩy mạnh thu mua lúa gạo
trong dân, đồng thời đẩy mạnh việc đàm phán, kí kết các hợp đồng xuất khẩu gạo và
điều hành xuất khẩu gạo một cách linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp thu mua và xuất khẩu gạo.
Gạo là một trong số các mặt hàng được đưa vào danh sách các mặt hàng bình
ổn giá, vậy nên khi thị trường có những biến động thì gạo cũng là một trong số các mặt
hàng có sự ổn định về giá.
Khi thị trường có sự biến động đòi hỏi Chính phủ phải có các chính sách điều
tiết.
Chính phủ cần phải có các chính sách hỗ trợ người nông dân, giảm thuế, định
giá bán, giá mua (quy định về giá trần và giá sàn), chính sách trợ giá, điều hòa thị
trường,...

13


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kinh tế học vi mô, Bộ Giáo dục và Đào tạo, NXB Giáo dục, năm 2009.
2. Đường link tham khảo:
a. />b. />c. http://cung-va-cau-ve-gao-o-viet-nam-14690/

14



×