Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

CHĂM sóc NGƯỜI BỆNH NGUY cơ TÁO BÓN NHỒI máu não KHOA nội THẦN KINH BỆNH VIỆN đại học y dược TP hồ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.28 KB, 20 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ PHÚ YÊN
BỘ MÔN ĐIỀU DƯỠNG

BÁO CÁO THỰC TẾ TỐT NGHIỆP
CHUYÊN ĐỀ: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NGUY
CƠ TÁO BÓN/ NHỒI MÁU NÃO
KHOA NỘI THẦN KINH
BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
Thời gian: Từ ngày 03/06/2018 đến 27/07/2018

Lớp: CAO ĐẲNG ĐIỀU DƯỠNG K2B
GVHD: LÊ THỊ MỸ NHUNG

TP HCM, ngày 27 tháng 7 năm 2018.


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
 TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh

 BS.CKII: bác sĩ chuyên khoa II
 CLS: cận lâm sàng
 ĐD: điều dưỡng
 TS. BS: Thạc sĩ. Bác sĩ
 CNĐD: Cử nhân điều dưỡng
 ĐDV: điều dưỡng viên

DANH MỤC BẢNG BIỂU
 Hình ảnh
Hình 1: Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM
 Bảng
Bảng 1. Các khoa lâm sàng, cận lâm sàng, trung tâm và đơn vị


 Sơ đồ
Sơ đồ 1: sơ đồ mô hình tổ chức bệnh viện
Sơ đồ2: sơ đồ tổ chức khoa
Sơ đồ3: sơ đồ phân công chăm sóc theo từng tua trực

1


2


LỜI CẢM ƠN
Thực tế tốt nghiệp là khoảng thời gian giúp sinh viên có cơ hội tiếp cận với môi
trường thực tế trước khi ra trường, là cơ hội để ứng dụng những lý thuyết đã
được học vào thực tế lâm sàng. Sau 2 tháng trải nghiệm thực tế tại Bệnh viện Đại
học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, đó quả là một khoảng thời gian vô cùng quý báu,
không chỉ riêng em mà với tất cả các bạn sinh viên lớp Cao đẳng Điều dưỡng của
trường Cao đẳng Y tế Phú Yên. Đó sẽ là hành trang quý báu để giúp em bước vào
nghề trong tương lai.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, những người luôn đứng đằng sau
để ủng hộ về vật chất cũng như tinh thần để giúp em cố gắng vượt qua mọi khó
khăn khi phải tiếp xúc với một môi trường làm việc mới. Bên cạnh đó em xin gửi
lời cảm ơn đến bệnh nhân và người nhà, đã sẵn sàng đồng ý để giúp em được
thực hành kĩ thuật, cũng như hợp tác để em hoàn thành chuyên đề của mình. Lời
cảm ơn chân thành này cũng xin gửi đến toàn thể cán bộ công nhân viên chức
bệnh viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh nói chung, các anh chị ở khoa nội
Thần kinh nói riêng, đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể giám hiệu các phòng ban, thầy cô bộ
môn Điều dưỡng nói chung, và thầy hiệu trưởng Bùi Trần Ngọc nói riêng, đã
giúp chúng em có cơ hội được tiếp xúc và làm việc với một bệnh viện hiện đại,

chất lượng hàng đầu của cả nước. Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn đến các bạn cùng
lớp. Mọi người luôn giúp đỡ yêu thương quan tâm đến nhau, cùng giúp đỡ nhau
trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Bài thực tế tốt nghiệp này tổng hợp tất cả những điều tâm đắc nhất, mà trong
vòng hai tháng qua em đã được thực tập tại khoa. Tuy nhiên trong khoảng thời
gian thực tế còn nhiều khó khăn, bỡ ngỡ nên bài báo cáo không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Em rất mong ý kiến đóng góp từ thầy cô, để bài báo cáo của
mình được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 7 năm 2018
Kí tên
3


Mục lục
LỜI CẢM ƠN
ĐẶT VẤN ĐÊ
Chương 1. TỔNG QUAN
1. Cơ sở thực tập
2. Khoa thực tập
3. Chuyên đề chăm sóc lựa chọn
Chương 2. QUY TRÌNH CHĂM SÓC
1. Người bệnh
2. Chẩn đoán chăm sóc
3. Hoạt động chăm sóc
4. Kết quả chăm sóc
5. Nhận xét, đề nghị
Chương 3. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nhận xét, xác nhận, đánh giá

Nhận xét của cơ sở thực tập

4


ĐẶT VẤN ĐỀ
Điều đưỡng là một nghề nghiệp trong hệ thống y tế nhằm bảo vệ, nâng cao, tối
ưu về sức khỏe và các khả năng; dự phòng bệnh và sang thương; xoa dịu nỗi đau
qua chẩn đoán và điều trị đáp ứng con người; tăng cường chăm sóc cá nhân, gia
đình, cộng đồng và xã hội. Ngày nay, điều dưỡng đã được công nhận là một nghề
nghiệp độc lập, cùng cộng tác với các bác sỹ, dược sỹ, kỹ thuật viên và các thành
phần trong hệ thống y tế để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho cá nhân, gia
đình, cộng đồng và xã hội, người làm nghề điều dưỡng gọi là điều dưỡng viên. [1]
Nghề điều dưỡng được sáng lập ra từ một người phụ nữ người Anh đó là bà
Florence Nightingal (1820-1910). Đến năm 1859 Nightingale đem £45000 từ
Quỹ Nightingale lập Trường Đào tạo Y tá Nightingale tại Nhà thương St.
Thomas. Trường khai trương ngày 9 tháng 7 năm 1860 (ngày nay gọi là Trường
Y tá và Hộ sản Florence Nightingale thuộc trường cao đẳng Kings ở London)[2].
Hiện nay ở Việt Nam có các chương trình đào tạo điều dưỡng bao gồm hệ trung
cấp, hệ cao đẳng, hệ đại học, hệ thạc sỹ, và mới đây trường Đại Học Y Dược TP.
HCM dự kiến sẽ đào tạo tiến sĩ điều dưỡng. Còn đối với trường cao đẳng y tế
Phú Yên, ngay từ những ngày đầu thành lập trường chỉ đào tạo hệ trung học điều
dưỡng, nhưng đến tháng 2 năm 2014 trường đã đào tạo lên hệ cao đẳng điều
dưỡng, và hiện nay trường có đào tạo liên kết đại học liên thông điều dưỡng.
Đợt thực tế tốt nghiệp ở bệnh viện Đại học Y Dược là một chuyến đi vô cùng bổ
ích cho em cũng như tất cả các bạn sinh viên. Với môi trường làm việc thân
thiện, trang thiết bị hiện đại cùng với sự phong phú về các mặt bệnh ở từng khoa
đã cho em nhiều kinh nghiệm hơn về cách xử trí và chăm sóc. Ngoài ra, tại đây
chúng em được tiếp xúc và học hỏi thêm và nâng cao kĩ năng giao tiếp với người
bệnh cũng như người nhà bệnh nhân. Đặc biệt lần đi này chúng em cũng được

nâng cao tay nghề thêm một cấp nữa, mọi quy trình đều được làm đầy đủ và đảm
bảo an toàn cho bệnh nhân, đây là một hành trang vô cùng quan trọng cho tương
lai của chúng em. Để thực hiện những điều ấy thì việc nắm vững quy trình điều
dưỡng là điều hết sức quan trọng. Quy trình điều dưỡng là một loạt các hoạt động
theo một kế hoạch đã được định trước, trực tiếp hướng tới một kết quả chăm sóc
riêng biệt, hay quy trình điều dưỡng là một hệ thống và phương pháp tổ chức của
kế hoạch chăm sóc; quy trình điều dưỡng gồm các bước sau: nhận định, chẩn
5


đoán điều dưỡng, lập kế hoạch chăm sóc, thực hiện kế hoạch chăm sóc và đánh
giá kết quả chăm sóc. Áp dụng quy trình điều dưỡng em đã chọn cho mình được
chuyên đề phù hợp trong đợt thực tập đó là chuyên đề chăm sóc người bệnh nguy
cơ táo bón/ Nhồi máu não. Lý do em chọn chuyên đề này đó là vì người bệnh tại
khoa phần nhiều là yếu liệt, vận động hạn chế, ăn uống khó khăn, nên nguy cơ
táo bón là một trong những vấn đề phổ biến và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình
trạng sức khỏe của bệnh nhân. Sau chuyến đi thực tế tốt nghiệp này em được học
hỏi thêm nhiều kinh nghiệm quý báu, được tiếp xúc với một môi trường làm việc
chuyên nghiệp cũng như những kĩ năng giao tiếp và ứng xử của nhân viên y tế
nơi đây. Đó chính là dịp để em hoàn thiện lại bản thân trước khi ra trường.

6


Chương 1: TỔNG QUAN
1. CƠ SỞ THỰC TẬP

Hình 1: Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM
Bệnh viện Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: 215 Hồng Bàng,
Phường 11, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh. Quá trình hình thành: Ngày

10/4/1994 khai trương Phòng khám Đa khoa Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí
Minh có giường lưu. Ngày 18/10/2000: Thành lập Bệnh viện Đại học Y Dược
thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở sáp nhập Phòng khám đa khoa Đại học Y
dược, phòng khám bệnh ngoài giờ thuộc khoa Điều dưỡng Kỹ thuật Y học và cơ
sở khám chữa bệnh nội ngoại trú thuộc Khoa Y học cổ truyền. Ngày
12/04/2006: Khởi công xây dựng tòa nhà bệnh viện 15 tầng. Ngày
21/09/2010: Chuyển đổi mô hình hoạt động từ bệnh viện bán công sang bệnh
viện công. Ngày 07/01/2013: Triển khai hoạt động từng phần tòa nhà 15 tầng.
Ngày 24/04/2013: Nhận quyết định công nhận bệnh viện đạt chuẩn bệnh viện
hạng I. Bệnh viện Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh là bệnh viện công
lập, đa khoa, hoạt động theo mô hình tiên tiến kết hợp Trường – Viện nhằm nâng
cao chất lượng và hiệu quả trong công tác khám chữa bệnh đào tạo và nghiên cứu
khoa học. Bệnh viện có 3 cơ sở với gần 1000 giường bệnh. Cơ sở 1: Đa khoa-215
Hồng Bàng, Phường 11,Quận 5, Thành Phố Hồ Chí Minh; Cơ sở 2: Đa khoa-201
Nguyễn Chí Thanh, Quận 5, Thành Phố Hồ Chí Minh; Cơ sở 3: Y học cổ truyền,
21B Hoàng Văn Thụ,Quận Phú Nhuận Thành Phố Hồ Chí Minh. Bệnh viện Đại
học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh có chức năng khám, chữa bệnh; nghiên cứu
7


khoa học, ứng dụng các công nghệ kỹ thuật cao trong chẩn đoán, điều trị, chăm
sóc sức khỏe nhân dân; tham gia đào tạo, đào tạo liên tục và là cơ sở thực hành
lâm sàng cho đào tạo nguồn nhân lực y tế theo các quy định của pháp luật.Và với
nhiệm vụ khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng; đào tạo cán bộ; nghiên cứu
khoa học; chỉ đạo tuyến; hợp tác quốc tế; quản lý bệnh viện. Mục tiêu –Sứ mệnh
–Hoài bão: Phát huy thế mạnh của một trung tâm chẩn đoán và điều trị chuyên
khoa sâu có chất lượng cao. Với 26 khoa lâm sàng; 11 khoa cận lâm sàng; 6 trung
tâm; 12 đơn vị.
Bảng 1. Các khoa lâm sàng, cận lâm sàng, trung tâm và đơn vị
LẦM SÀNG (26)

Khoa Cấp cứu
Khoa Khám bệnh
Khoa Y học cổ truyền
Khoa Nội tổng hợp
Khoa Nội tim mạch
Khoa Thần kinh
Khoa Châm cứu-Dưỡng sinh
Khoa Tai-Mũi-Họng
Khoa Phụ sản
Khoa Nội tiêu hóa
Khoa Hô hấp
Khoa Phẫu thuật Hàm Mặt-RHM
Khoa Lồng ngực-Mạch máu
CẬN LÂM SÀNG (11)

Khoa Mắt
Khoa Tạo hình-Thẩm mỹ
Khoa Phẫu thuật tim mạch
Khoa Ngoại chuyên khoa
Khoa Ngoại tiêu hóa
Khoa Ngoại Gan-Mặt-Tuy
Khoa Hậu môn Trực tràng
Khoa Phẫu thuật
Khoa Hồi sức
Khoa Lão-Chăm sóc giảm nhẹ
Khoa Tiết niệu
Khoa Ngoại Thần Kinh
Khoa Chấn thương chỉnh hình

Khoa Thăm dò chức năng

Khoa Chẩn đoán hình ảnh
Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
Khoa Vật lý trị liệu
Khoa Giari phẫu bệnh
Khoa Dinh dưỡng-Tiết chê
TRUNG TÂM (6)

Khoa Xét nghiệm
Khoa Nội soi
Khoa Dược
Khoa Vi sinh
Khoa Y Học hạt nhân

Huấn luyện Phẫu thuật Nội soi
Tim mạch
Điều trị vết thương
ĐƠN VỊ (12)
Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng
Đơn vị Bàn chân đái tháo đường
Đơn vị Bệnh giới tính nam
Đơn vị Can thiệp nội mạch
Đơn vị Đột quỵ

Huấn luyện Nội soi Tiêu hóa
Chăm sóc hô hấp
Ung thư
Đơn vị Rối loạn vận động
Đơn vị Khám sức khỏe
Đơn vị Điều trị đau
Đơn vị Bảo hiểm y tế

Đơn vị Ung thư Gan Mặt
8


Đơn vị Đào tạo liên tục BVĐHYD

Đơn vị Quản lý đái tháo đường

Sơ đồ 1: sơ đồ mô hình tổ chức bệnh viện.
Ban Giám đốc
(01 Giám đốc + 03 Phó
Giám đốc)

11 Phòng Chức Năng

21 Hội
Đồng

36 Khoa Lâm
Sàng và Cận
Lâm Sàng

25 Trung
Tâm và Đơn
Vị

Cùng với sự phát triển của bệnh viện lĩnh vực điều dưỡng đã không ngừng học
hỏi sáng tạo và đạt được nhiều thành tích: phòng điều dưỡng dự trù vật tư y tế
theo cơ số chuẩn của từng khoa, quản lý, dự trù, cấp phát vật tư y tế hàng ngày và
kiểm kê định kỳ; thẩm định chất lượng vật tư y tế với mục đích giảm thiểu số

9


lượng tồn khó và đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng của các khoa. Thành lập đội
vận chuyển để vận chuyển người bệnh. Sáng kiến cải tiến : “sử dụng tăm bông
thay cho kềm và bông viên thay băng”. Đưa chỉ số BMI vào hồ sơ bệnh án của
người bệnh.Thiết lập bảng nhận định về bàn giao người bệnh giữa các khoa.
Quản lý vật tư y tế khoa phẫu thuật theo từng ca phẫu thuật. Được nha bằng khen
của Thủ tướng chính phủ năm 2012, Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế năm
2009,2010, Tập thể lao động xuất sắc 4 năm liền (2009-2018). Tập thể lao động
tiên tiến năm 2013.

2. TỔNG QUAN VỀ KHOA THỰC TẬP
Nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao của cộng đồng,
tháng 06/2014, Khoa Nội Thần kinh ( tiền thân là phân khoa thần kinh) Bệnh
viện Đại Học Y dược TPHCM được thành lập. Ngay từ những ngày đầu thành
lập, Khoa nội thần kinh đã là một trong những khoa lâm sàng chủ chốt của Bệnh
viện Đại học Y Dược TPHCM. Mỗi năm, Khoa nội thần kinh tiếp nhận bệnh
nhân và điều trị trên 130.000 lượt bệnh nhân.Tầm nhìn của khoa Trở thành trung
tâm thần kinh hàng đầu của quốc gia và khu vực Đông Nam Á, với giá trị cốt lõi:
Đoàn kết cùng phát triển- Chất lượng điều trị là trên hết. Slogan: Gieo chất
lượng, gặt niềm tin.
Sơ đồ2: sơ đồ tổ chức khoa
Trưởng khoa
BS CKII LM

Phó khoa
TS.BS NBT

Phó khoa

TS.BS TNT
10


Bác sĩ điều trị

Điều dưỡng trưởng
Trần HP

Điều dưỡng viên

Hộ lý

a) Cách phân công điều dưỡng trong khoa:
Phân công điều dưỡng trong tua trực đêm: Mỗi tua trực điều
dưỡng được phân công thành các vị trí: Điều dưỡng trưởng tua
cánh B, phó tua phụ trách cánh A trong đêm trực quản lý và phân
công điều dưỡng chăm sóc phụ trách từng khu vực khác nhau. Điều
dưỡng chăm sóc sẽ có 06 điều dưỡng chăm sóc sức khỏe cho người
bệnh theo sự phân công của điều dưỡng trưởng tua. Điều dưỡng cơ
sở có 02 nhân viên/tua trực. Thời gian làm việc: từ 16h đến 7h30
( sáng hôm sau). Với điều dưỡng viên chăm sóc tua ngày thời gian
làm việc: từ 7h -16h30. Do tính chất đặc biệt của công việc nên yêu
cầu chăm sóc người bệnh phải tích cực. Từng khâu trong dây
chuyền chăm sóc và từng thành viên không thể thực hiện công việc
chăm sóc một cách riêng lẻ mà phải cùng phối hợp chặt chẽ với
nhau. Tại Khoa Thần kinh bệnh viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí
Minh cơ sở 1 đã và đang áp dụng mô hình phân công chăm sóc
theo dõi theo nhóm, đây là một mô hình chăm sóc hiệu quả và phổ
biến hiện nay.


11

Thư kí


 Sơ đồ3: sơ đồ phân công chăm sóc theo từng tua trực:

Điều dưỡng trưởng
CNĐD. T.H.P

Hành chính
ĐD viên

Thuốc
ĐD viên

ĐD trưởng tua
1

ĐDV

ĐDV

ĐDV

ĐD trưởng tua
2

ĐDV


ĐDV

ĐDV
Đ

ĐDV
ĐDV
ĐDV
12


P

P

P

(1-6)

(2-7)

P

P

(3,4,5) (8,12) (13,14)

P
P.19

Đột
Quỵ

(5,16,
25,26)


o
trực

Ra
trực

ĐD cơ sở

ĐD cơ sở

Tại khoa nội thần kinh đa phần các bác sĩ điều trị đều có trình độ chuyên môn
cao, điều dưỡng ở khoa đều được đào tạo qua nhiều khóa học liên quan đến cách
chăm sóc người bệnh sau đột quỵ. Ở ngoài hành lang của khoa đều có trang bị
lang cang để người bệnh vịn vào tập đi lại, cho máu huyết lưu thông. Ở khoa
thường xuyên mời bác sĩ ở khoa Dinh dưỡng- Tiết chế để tư vấn và đưa ra khẩu
phần ăn phù hợp với tình trạng bệnh lý để cung cấp đủ dinh dưỡng cũng như
tránh nguy cơ táo bón. Vi the nguoi benh nam tai khoa deu duoc du phong nguy
co tao bon tu thuoc dieu tri, den che do an, cung nhu tap vat ly tri lieu cho nguoi
benh
3. Chuyên đề chăm sóc
Phần lớn người bệnh ở khoa Thần kinh đều hạn chế vận động, việc đi lại khó
khăn đa phần nằm nghỉ ngơi tại giường, ăn uống hạn chế; tất cả đó đều là những
nguyên nhân dẫn đến nguy cơ táo bón. Một người bình thường có thể đi ngoài từ

1 - 3 lần trong một ngày đêm hoặc trên 3 lần trong một tuần. Vì vậy, khi quá 3
ngày chưa đi ngoài hoặc đi ngoài dưới 3 lần trong một tuần có thể gọi là mắc
bệnh táo bón. Táo bón là bệnh thuộc đường tiêu hóa và liên quan mật thiết với sự
tiêu hóa thức ăn. Bởi vì, mọi loại thức ăn, nước uống sau khi được nhào trộn ở dạ
dày cùng với dịch vị chúng được đưa xuống ruột, đa phần sẽ được hấp thu ở ruột
non, phần còn lại và các chất cặn bã sẽ dồn xuống đại tràng. Tại đại tràng, số còn
lại của chất dinh dưỡng sẽ được hấp thu tiếp tục, đồng thời các chất cặn bã, chất
13


độc do vi sinh vật và quá trình chuyển hóa sinh ra sẽ được đào thải ra ngoài theo
phân. Tại đại tràng nếu phân lưu lại càng lâu, nước trong chất cặn bã được hấp
thu tiếp tục làm cho phân càng bị rắn lại và rất khó để tống ra mỗi lần đi ngoài,
gây táo bón. [3]. Nếu người bệnh bị táo bón khi đi vệ sinh thường phải tốn nhiều
sức so với người bình thường, bởi áp suất trong bụng tăng dần lên, hậu môn và
trực tràng thường bị đè xuống và gây cản trở cho việc tuần hoàn các tĩnh mạch.
Với những bệnh nhân có tiền sử cao huyết áp, việc gắn sức khi đi cầu có thể gây
nguy hiểm đến tính mạng, ngoài ra còn dẫn đến tình trạng đi cầu phân máu…
trên 80% bệnh nhân ở khoa đều có nguy cơ dẫn đến táo bón; các đối tượng
thường gặp là người già nằm tại chỗ lâu ngày; những bệnh nhân yếu cơ, tiêu tiểu
không tự chủ. Để giúp bệnh nhân tránh nguy cơ táo bón điều dưỡng cần hướng
dẫn cho bệnh nhân cũng như người nhà cách xoay trở 2h/lần( đối với bệnh nhân
hôn mê, nằm tại chỗ). Khuyên bệnh nhân nên cố gắng vận động đi lại để tăng
tuần hoàn kích thích nhu động ruột hoạt động ( đối với bệnh nhân tỉnh đi lại
được). Hướng dẫn cách xoa bụng để kích thích nhu động ruột; ngoài chế độ ăn có
sẵn ở bệnh viện điều dưỡng cần tư vấn cho người nhà một số thực phẩm giàu
chất xơ, rau củ quả trái cây, có tính nhuận tràng tốt; theo dõi lượng nước xuất
nhập để cung cấp lượng nước cần thiết cho cơ thể để bệnh nhân tránh được nguy
cơ táo bón. Thuc hien y lenh thuoc cua bac si.


Chuong QUY TRÌNH CHĂM SÓC
1. Người bệnh
Họ tên: Huỳnh Cẩm Vinh; 69 tuổi; Giới tính: nam; Nghề nghiệp: hưu
trí; Địa chỉ: 208 Nguyễn Biểu, P.2, Q.5.
Người bệnh vào viện lúc: 18h25 phút, ngày 27/06/2018; với lý do:
hôn mê, yếu ½ người trái.
Vàolúc 16h30ph ngày 27/06/2018, người nhà phát hiện bệnh nhân liệt
1/2 người trái, méo miệng, gọi không trả lời, nên người nhà cho nhập
vào khoa cấp cứu bệnh viện Đại học Y dược TPHCM.
Bản thân người bệnh năm 2017 bệnh nhân phẫu thuật u trung thất tại
Singapore, người nhà cho biết kết quả GPB u lành. Tháng 4/2018,
người bệnh được chẩn đoán đột quỵ nhồi máu đa ổ, yếu ½ người trái,
14


phục hồi mrS:1 (xuất viện ngày 28/04/2018 đang điều trị PLAVIX
75mg 1 viên, eGFR:70; chưa ghi nhận dị ứng thuốc hoặc thức ăn. Gia
đình: Chưa ghi nhận bất thường.
Chẩn đoán hiện tại: Nhồi máu não bán cầu (P) chuyển dạng xuất huyết
rtpA-Tắc MCA đoạn M1 đã can thiệp lấy huyết khối-Nhồi máu não cũ
nhiều ổ-Tăng huyết áp
Thuốc điều trị ngày 11/07/2018: Natriclorid 0.9% 500ml FKB 2 chai, 1
chai x 2 TTM XX giọt/phút sáng, chiều; Meropenem (Meronem
1000mg) 3 lọ, 1 lọ x 3 TTM mỗi 8h X giọt/phút, (1 lọ pha 1 chai NaCl
0.9% 100ml; Teicoplanin (Targosid 400mg/3ml) 1 lọ, 1 lọ x 1 TTM
mỗi 24h XX giọt/phút (1 lọ pha 1 chai NaCl 0.9% 100ml); Macrogol
(Forlax 10g) 1 gói, ½ gói x 1 uống, sáng sau ăn; Rosuvastatin (Crestor
20mg) 1 viên, 1 viên x 1 uống, chiều sau ăn; Metoprolon (Betaloc Zok
25mg) 1 viên, 1 viên x 1 lần uống chiều sau ăn.
Nhận định hiện tại:(lúc 9h00 ngày 11/07/2018); bệnh nhân lơ mơ, tiếp

xúc được, Glassgow:E3V1M5; thể trạng thiếu cân, BMI:(kg/m2); da,
niêm mạc hồng nhợt. Dấu hiệu sinh tồn (theo dõi qua Minitor): mạch:
94 lần/phút đều rõ; huyết áp: 130/70mmHg; nhịp thở: 20 lần/phút;
nhiệt độ :36,50C; SpO2: 99%.Tiêu hóa: bụng mềm không chướng,
không nôn; người bệnh ăn uống qua sonde dạ dày; chế độ ăn soup/
sữa 250ml x 5 lần/ ngày, soup duoc nguoi nha mua. Người bệnh 2 ngày
chưa đi cầu.
2. Chẩn đoán chăm sóc: Nguy cơ táo bón do bệnh nhân nằm lâu ít vận
động và ăn uống hạn chế.
3. Hoạt động chăm sóc.
Hướng dẫn người nhà tập xoa bụng dọc khung đại tràng theo chiều
kim đồng hồ. Cho người bệnh nằm ngửa , người nhà dùng lòng bàn tay
(hoặc 4 ngón tay chụm lại) đặt lên bụng rồi xoa quanh rốn theo chiều
kim đồng hồ, xoa chậm, vừa xoa vừa ấn tay xuống, xoa trong khoảng
5-10 phút, nên xoa thường xuyên trừ lúc bụng đang no, xoa nhẹ nhàng
với lực vừa phải, giúp cho nhu động ruột hoạt động để tống phân
xuống hậu môn dễ dàng.

15


Xoay trở người bệnh 2h/lần để mạch máu lưu thông. Giúp đường ruột
hoạt động tốt.
Khuyên người nhà nên tu nau soup bổ sung khoai lang, mồng tơi, bí
đỏ vào súp xay; ép một số loại nước hoa quả: lê, táo, cam…, để bổ
sung vitamin cần thiết giúp nhuận tràng. Trước bữa ăn 15 phút nên
cho người bệnh uống 1 cốc nước ép táo.
Theo dõi lượng nước xuất nhập để bổ sung lượng nước cần thiết cho
người bệnh.
Thực hiện y lệnh thuốc Macrogol (Forlax 10g), ½ gói x 1 uống, sáng

sau ăn, có tác dụng nhuận tràng, điều trị táo bón.
Thực hiện y lệnh mời vật lý trị liệu để tập vận động cho người bệnh,
giup cho mau huyet luu thong, dong thoi giup phuc hoi cac di chung
cua benh
Theo dõi tình trạng đi cầu của bệnh nhân và báo bác sĩ kịp thời xử trí.
4. Kết quả chăm sóc
Đến 11h00 phút ngày 13/07/2018 người bệnh đã đi cầu được, phân
vàng sệt, lượng ít.
5. Nhận xét, đề nghị
Trong qua trinh cham soc cung co khong it kho khan. Nguoi nha ban
dau rat kho chiu va khong muon hop tac,

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN
Sau hai tháng thực tập tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, đã
giúp em học hỏi thêm nhiều điều bổ ích, đó cũng chính là hành trang để
em bước tiế con đường theo đuổi ước mơ trở thành một điều dưỡng viên
trong tương lai. Tuy vẫn còn một số khuyết điểm mà em chưa khắc phục
được, nhưng với sự chỉ dẫn nhiệt tình của các anh chị hướng dẫn và nhân
viên y tế ở đây càng giúp em có thêm động lực để hoàn thành tốt các
nhiệm vụ được giao và hoàn thành tốt đợt thực tế tốt nghiệp lần này. Cuối
16


cùng em cảm thấy đợt thực tế tốt nghiệp này vô cùng bổ ích và đầy ý
nghĩa; em mong là trường mình vẫn luôn tạo điều kiện cho thế hệ sau
những chuyến đi thực tế bổ ích như thế này để chúng em tự tin vững bước
hơn trên con đường làm điều dưỡng viên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO :
[1] />[2] />[3] ] TS.BS. BÙI MAI HƯƠNG. Bai nguyên nhân táo bón và biện pháp phòng

ngừa, NGÀY 19 THÁNG 07, 2017. />
17


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHẬN XÉT THỰC TẬP

Khoá học: 2015 - 2018

1.

Thời gian thực tập :

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
2.

Khoa thực tập :

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
3.

Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật :

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
4.


Kết quả thực tập:

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
18


5.

Nhận xét chung :

……………………………………………………………………………….......
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

Ngày ....... tháng ........ năm .........
Phòng Điều dưỡng
(Ký tên và đóng dấu)

19



×