Tải bản đầy đủ (.docx) (67 trang)

Quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn chi cục thuế quận tây hồ thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.94 KB, 67 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn tốt nghiệp đều trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của
đơn vị thực tập.
Sinh viên
Nguyễn Thị Măng

Sinh viên: Nguyễn Thị Măng

1

Lớp: CQ49/02.04


Học Viện Tài Chính

Luận văn tốt nghiệp

MỤC LỤC

Sinh viên: Nguyễn Thị Măng

2

Lớp: CQ49/02.04


Học Viện Tài Chính

Luận văn tốt nghiệp


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CTN:

Công thương nghiệp

DN:

Doanh nghiệp

GDP:

Tổng sản phẩm quốc nội

MST:

Mã số thuế

NN:

Nông nghiệp

NNT:

Người nộp thuế

NQD:

Ngoài quốc doanh


NS:

Ngân sách

NSNN: Ngân sách nhà nước
SDĐ:

Sử dụng đất

TNCN: Thu nhập cá nhân

Sinh viên: Nguyễn Thị Măng

3

Lớp: CQ49/02.04


Học Viện Tài Chính

Luận văn tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng

Tên bảng

2.1


Kết quả thu NSNN giai đoạn 2012-2014 của Chi cục thuế quận Tây Hồ

2.2
2.3

Tình hình thu thuế TNCN giai đoạn 2012-2014 của Chi cục thuế Quận Tây
Hồ
Thống kê kết quả công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế từ năm 2012
đến năm 2014

2.4

Tình hình cấp mã số thuế mới cho cá nhân trên địa bàn Chi cục thuế Quận
Tây Hồ

2.5

Tình hình nộp hồ sơ khai thuế năm 2014 của Chi cục thuế Tây Hồ

2.6

Kết quả hoàn thuế TNCN giai đoạn 2012-2014 của Chi cục thuế Tây Hồ

2.7

2.8

Kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm thuế TNCN giai đoạn 2012-2014 của Chi cục
thuế Quận Tây Hồ
Tình hình nợ thuế TNCN giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014 của Chi cục

thuế Tây Hồ

Sinh viên: Nguyễn Thị Măng

4

Lớp: CQ49/02.04


Học Viện Tài Chính

Luận văn tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC HÌNH

Tên
hình

đồ

cấu
tổ
chức
bộ
máy
Chi
cục
thuế
Quận
Tây

Hồ

MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài.
Trong bất kỳ chế độ xã hội nào, thuế luôn luôn là một công cụ quan
trọng của nhà nước. Thuế vừa là nguồn thu chủ yếu và ổn định để đáp ứng

Sinh viên: Nguyễn Thị Măng

5

Lớp: CQ49/02.04


Học Viện Tài Chính

Luận văn tốt nghiệp

nhu cầu chi tiêu công xã hội đồng thời cũng là công cụ để Nhà nước quản lý
nền kinh tế vĩ mô. Do vậy, công tác quản lý thu thuế có vai trò to lớn, quyết
định đến việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Hiện nay, do xu hướng phải giảm thuế suất thuế gián thu cho phù hợp
tiến trình hội nhập, tỷ trọng thu từ thuế gián thu đã giảm và ảnh hưởng đến
nguồn thu NSNN. Vì vậy, Chính phủ phải quan tâm tới nguồn thu từ thuế trực
thu. Tuy nhiên, thuế thu nhập doanh nghiệp - một nguồn thu chủ yếu trong
loại thuế trực thu lại có xu hướng giảm đi do thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp có xu hướng giảm để tương xứng với các nước trong khu vực, nhằm
thu hút cũng như thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh. Vậy nên, để
tăng thu NSNN, nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước, Chính phủ cần

có biện pháp quản lý các loại thuế trực thu khác có tiềm năng khai thác, trong
đó có thuế thu nhập cá nhân.
Trước những đòi hỏi cấp thiết của nền kinh tế đất nước, tại kỳ họp ngày
21/11/2007, Quốc Hội khóa XII đã thông qua Luật thuế thu nhập cá nhân
( Luật số 04/2007/QH12) và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009. Mặc dù
được xây dựng khá kỹ lưỡng trước khi ban hành nhưng do có sự chênh lệch
giữa luật và thực tiễn cũng như sự thay đổi về điều kiện kinh tế xã hội nên còn
nhiều hạn chế trong việc quản lý và thực hiện luật thuế thu nhập cá nhân. Do
đó luật thuế TNCN vẫn tiếp tục có thay đổi cho phù hợp. Vì vậy, việc nghiên
cứu, tìm hiểu công tác quản lý thu nhập cá nhân được thực hiện như thế nào
để từ đó tìm ra những vướng mắc và tìm các giải pháp khắc phục kịp thời là
rất cần thiết. Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong thời gian thực tập
tại Chi cục Thuế Quận Tây Hồ - Thành Phố Hà Nội, với những kiến thức đã
được tiếp cận và sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của cán bộ Chi cục thuế quận
Tây Hồ, các thầy cô giáo trong học viện em đã tìm hiểu và nghiên cứu đề tài:
“ Quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn Chi cục thuế quận Tây Hồ
- Thành Phố Hà Nội”
Sinh viên: Nguyễn Thị Măng

6

Lớp: CQ49/02.04


Học Viện Tài Chính

Luận văn tốt nghiệp

2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Quản lý thuế thu nhập cá nhân trên

địa bàn Chi cục thuế quận Tây Hồ - Thành Phố Hà Nội.
Mục đích nghiên cứu đề tài:


Hệ thống hóa cơ sở lý luận chung về thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế
thu nhập cá nhân.



Tổng quan về công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Chi Cục Thuế Tây
Hồ trong thời gian qua, phân tích những thành tựu và hạn chế và nguyên nhân
của quá trình quản lý, đề xuất các giải pháp để hoàn thiện quản lý thuế thu
nhập cá nhân trên địa bàn Chi cục thuế Tây Hồ.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài:
Quản lý Thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn Chi cục thuế quận Tây Hồ
trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Ngoài các phương pháp nghiên cứu truyền thống của một đề tài thuộc
lĩnh vực xã hội như: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật
lịch sử, phương pháp mô hình hoá, phương pháp so sánh, … đề tài còn sử
dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp thống kê: thực hiện thống kê số liệu theo thời gian, từ đó
tìm ra tính quy luật, xu thế của sự phát triển, thực hiện phân tích thống kê điển
hình để minh hoạ các nội dung nghiên cứu…
- Phương pháp thu thập dữ liệu, phân tích và tổng hợp số liệu dựa trên
các báo cáo, tài liệu của cơ quan thực tập và các số liệu thống kê khác.
- Phương pháp so sánh: theo thời gian, so sánh theo chỉ tiêu…
5. Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục, luận văn bao gồm 3 chương:


Sinh viên: Nguyễn Thị Măng

7

Lớp: CQ49/02.04


Học Viện Tài Chính

Luận văn tốt nghiệp

Chương 1: Khái quát chung về thu quản lý thuế thu nhập cá nhân.
Chương 2: Thực trạng quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn Chi
cục thuế quận Tây Hồ - Thành Phố Hà Nội.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý thuế thu nhập cá nhân
trên địa bàn Chi cục thuế quận Tây Hồ - Thành Phố Hà Nội.

Sinh viên: Nguyễn Thị Măng

8

Lớp: CQ49/02.04


Học Viện Tài Chính

Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN.

1.1 Quản lý thuế TNCN.
1.1.1 Khái niệm, mục tiêu và nguyên tắc
1.1.1.1 Khái niệm quản lý thuế TNCN

quản lý thuế TNCN

Quản lý thuế TNCN là sự tác động có chủ đích của các cơ quan chức
năng trong bộ máy nhà nước đối với quá trình ban hành và thực thi pháp luật
về thuế TNCN nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và đạt được các
mục tiêu mà nhà nước đặt ra.
Mục tiêu của quản lý thuế TNCN
- Đảm bảo nguồn thu từ thuế TNCN tập trung chính xác, kịp thời,

1.1.1.2

thường xuyên, ổn định vào NSNN: Thuế TNCN chiếm một tỷ trọng khá lớn
trong tổng thu NSNN, vì vậy, làm tốt công tác quản lý thuế TNCN sẽ góp
phần mang lại nguồn thu cho NSNN.
- Góp phần tăng cường ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức và cá
nhân: Trong nền kinh tế thị trường, nhà nước thông qua công cụ pháp luật để
tác động vào nền kinh tế ở tầm vĩ mô. Ý thức chấp hành pháp luật của các tổ
chức và cá nhân sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện những tác
động này. Qua công tác tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế TNCN, ý thức
chấp hành pháp luật về thuế cũng được nâng cao.
1.1.1.3 Nguyên tắc quản lý thuế TNCN
- Tuân thủ pháp luật: Nguyên tắc này chi phối hoạt động của các bên
trong quan hệ quản lý thuế bao gồm cả cơ quan nhà nước và NNT. Nội dung
của nguyên tắc này là quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan quản lý; quyền
và nghĩa vụ của NNT đều do pháp luật quy định.
- Đảm bảo tính hiệu quả: Các hoạt động quản lý thuế TNCN được thực

hiện, các phương pháp quản lý được lựa chọn phải đảm bảo số thu vào NSNN
là lớn nhất theo đúng luật thuế, đồng thời chi phí quản lý thuế là tiết kiệm
nhất.

Sinh viên: Nguyễn Thị Măng

9

Lớp: CQ49/02.04


Học Viện Tài Chính

Luận văn tốt nghiệp

-Thúc đẩy ý thức tự tuân thủ của người nộp thuế: để đảm bảo hoạt động
thu, nộp thuế đúng pháp luật, nhà nước nào cũng cần tăng cường các hoạt
động quản lý đối với NNT. Trong điều kiện quản lý thuế hiện đại, sự tăng
cường vai trò của nhà nước theo hướng tập trung vào kiểm tra, kiểm soát kết
quả thực hiện nghĩa vụ thuế phù hợp với quy định của pháp luật, đồng thời tạo
điều kiện cho NNT chủ động lựa chọn cách thức khai thuế và nộp thuế phù
hợp với hoạt động của mình, tôn trọng tính tự giác của NNT.
- Công khai, minh bạch: Nguyên tắc này đòi hỏi mọi quy định về quản lý
thuế TNCN phải công khai cho NNT được biết. Nguyên tắc này đòi hỏi các
quy định về quản lý thuế TNCN phải rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, một nghĩa.
- Tuân thủ và phù hợp với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế: Hội nhập
kinh tế quốc tế tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế và mở rộng quan hệ
hợp tác kinh tế cho mỗi nước. Đồng thời, quá trình hội nhập cũng đòi hỏi mỗi
quốc gia cần có những thay đổi quy định về quản lý, cũng như các chuẩn mực
quản lý phù hợp với các cam kết và thông lệ quốc tế. Việc thực hiện các cam

kết thông lệ quốc tế về thuế tạo điều kiện cho hoạt động quản lý của các cơ
quan nhà nước hội nhập với hệ thống quản lý thuế thế giới.
1.1.2 Nội dung quản lý thuế TNCN.
1.1.2.1 Ban hành chính sách thuế TNCN
Đây là công việc thuộc lĩnh vực lập pháp. Việc ban hành chính sách thuế
TNCN sẽ tạo ra những quy định pháp luật làm cơ sở để tính và thu thuế
TNCN. Đồng thời ban hành chính sách cũng đưa ra những căn cứ để kiểm tra,
thanh tra và áp dụng các chế tài đối với quá trình ban hành và thực thi thuế
TNCN.
1.1.2.2

Công tác tổ chức thực hiện pháp luật thuế TNCN.

Sau khi được phê chuẩn và ban hành, Luật thuế TNCN được tổ chức
thực hiện. Đây là khâu đóng vai trò quan trọng nhất quyết định hiệu quả của

Sinh viên: Nguyễn Thị Măng

10

Lớp: CQ49/02.04


Học Viện Tài Chính

Luận văn tốt nghiệp

việc sử dụng công cụ thuế. Vì vậy, cần quản lý chặt chẽ để mang lại hiệu quả
cao, thực hiện được mục tiêu đề ra.
Nội dung quản lý thuế TNCN bao gồm

a. Quản lý về đăng ký mã số thuế TNCN:
Để đảm bảo mọi cá nhân thuộc diện phải nộp thuế TNCN đều nằm trong
danh mục quản lý của cơ quan thuế, cơ quan thuế phải quản lý được các thông
tin liên quan đến NNT nhằm phục vụ quá trình đôn đốc kê khai thuế và nộp
thuế. Việc quản lý thông tin NNT được thực hiện thông qua quá trình đăng ký
thuế của NNT với cơ quan thuế. Sau khi đăng ký thuế, NNT được cấp MST,
cơ quan thuế quản lý NNT thông qua MST.
Nội dung đăng ký thuế:
Đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập bao gồm cả tổ chức, cá nhân kinh
doanh và không kinh doanh: Nếu đã đăng ký và được cấp mã số thuế thì sử
dụng mã số đó để thực hiện kê khai thuế TNCN. Trường hợp có thay đổi
thông tin đăng ký thuế thì thực hiện kê khai, điều chỉnh theo mẫu quy định.
Đối với cá nhân có thu nhập chịu thuế TNCN, bao gồm: Cá nhân có thu
nhập từ sản xuất, kinh doanh; cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công; cá
nhân có thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; cá nhân có thu nhập chịu
thuế khác việc đăng ký, cấp mã số thuế như sau:
Cá nhân đã có mã số thuế: Sử dụng mã số thuế đã được cấp để kê khai,
nộp thuế TNCN. Khi có thay đổi thông tin thì thực hiện kê khai bổ sung theo
mẫu quy định.
Cá nhân chưa có mã số thuế: thực hiện đăng ký thuế với cơ quan thuế để
được cấp mã số thuế.
Cá nhân có nhiều khoản thu nhập chịu thuế TNCN thì chỉ đăng ký thuế
một lần. Mã số thuế được sử dụng chung để khai thuế đối với tất cả các khoản
thu nhập.
b. Quản lý về kê khai, nộp và quyết toán thuế TNCN.
Để đảm bảo số thuế TNCN nộp đúng, đủ và kịp thời vào NSNN cần phải
quản lý quá trình kê khai, nộp và quyết toán thuế TNCN của NNT. Việc kê

Sinh viên: Nguyễn Thị Măng


11

Lớp: CQ49/02.04


Học Viện Tài Chính

Luận văn tốt nghiệp

khai, nộp và quyết toán thuế TNCN được quy định cụ thể đối với từng đối
tượng như sau:
Đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập chịu thuế TNCN thực hiện khấu trừ
thuế:
Tổ chức, cá nhân trả thu nhập khấu trừ thuế thu nhập cá nhân kê khai
theo tháng hoặc quý. Việc khai thuế theo tháng hoặc theo quý được xác định
một lần kể từ tháng đầu tiên có phát sinh khấu trừ thuế và áp dụng cho cả năm
tính thuế. Việc kê khai được thực hiện theo các mẫu tờ khai khác nhau dành
cho các đối tượng khác nhau.
Các tổ chức, cá nhân trả thu nhập khấu trừ thuế thu nhập cá nhân không
phân biệt có phát sinh khấu trừ hay không có khấu trừ thuế có trách nhiệm
khai quyết toán thuế TNCN theo thời hạn và hồ sơ đã quy định.
Tổ chức, cá nhân trả thu nhập chịu thuế TNCN thực hiện tính thuế
TNCN cho đối tượng nộp thuế làn việc trong đơn vị mình và có thu nhập do
đơn vị mình chi trả. Sau khi tính thuế và khấu trừ thuế của đối tượng nộp
thuế, tổ chức trả thu nhập nộp thuế TNCN cho cơ quan thuế.
Đối với cá nhân có thu nhập chịu thuế TNCN:
- Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công : Khai thuế trực tiếp
với cơ quan thuế trong các trường hợp: Có thu nhập từ tiền lương, tiền công
do các tổ chức quốc tế, Đại sứ quán, lãnh sự quán tại Việt Nam chi trả nhưng
chưa khấu trừ thuế; Có thu nhập do các tổ chức, cá nhân trả từ nước ngoài.

Trường hợp cá nhân có thu nhập cố định tại các cơ quan, doanh nghiệp,
tổ chức sẽ kê khai ở đơn vị trả thu nhập để đơn vị trả thu nhập kê khai với cơ
quan thuế và quyết toán thuế thông qua đơn vị trả thu nhập.
- Cá nhân, nhóm cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh: cá nhân,
nhóm cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai thực hiện kê
khai và tạm nộp thuế TNCN theo quý và phải quyết toán thuế tại Chi cục
thuế trực tiếp quản lý.
Cá nhân, nhóm cá nhân nộp theo phương pháp khoán thực hiện kê khai
thuế theo năm và không phải quyết toán thuế.

Sinh viên: Nguyễn Thị Măng

12

Lớp: CQ49/02.04


Học Viện Tài Chính

Luận văn tốt nghiệp

- Cá nhân cư trú vừa có thu nhập từ kinh doanh vừa có thu nhập từ tiền
lương, tiền công: chỉ kê khai tạm nộp thuế TNCN đối với thu nhập từ kinh
doanh như cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh và thực hiện quyết toán
thuế khi có tổng thu nhập chịu thuế bình quân tháng trên 9 triệu đồng; cá
nhân có hồ sơ đề nghị hoàn thuế hoặc bù trừ số thuế nộp thừa vào kỳ sau và
các cá nhân cư trú là người nước ngoài kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt
Nam trước khi xuất cảnh phải thực hiện quyết toán thuế với Chi cục thuế nơi
cá nhân có hoạt động kinh doanh.
- Cá nhân có thu nhập không thường xuyên từ chuyển nhượng bất động

sản, từ hoạt động chuyển nhượng vốn (trừ chuyển nhượng chứng khoán), từ
thừa kế, quà tặng, thu nhập từ nước ngoài thực hiện kê khai theo từng lần phát
sinh .
- Cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền
công trong trường hợp số ngày có mặt tại Việt Nam tính trong năm dương lịch
đầu tiên là dưới 183 ngày, nhưng tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu
tiên có mặt ở Việt Nam là từ 183 ngày trở lên:
Năm tính thuế thứ nhất: khai và nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là
ngày thứ 90 kể từ ngày tính đủ 12 tháng liên tục.
Năm tính thuế thứ hai: khai và nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là
ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.
Số thuế phải nộp năm thứ hai sẽ được bù trừ cho phần thuế đã nộp trong
năm tính thuế thứ nhất tương ứng trùng với năm tính thuế thứ hai.
c. Quản lý về hoàn thuế.
Áp dụng đối với những cá nhân đã đăng ký và có mã số thuế tại thời
điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế. Thuế TNCN được hoàn trong các trường hợp
sau:
Số tiền thuế TNCN đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp trong kỳ tính thuế.
Cá nhân nộp thuế TNCN nhưng có thu nhập tính thuế chưa đến mức phải
nộp thuế.
Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.

Sinh viên: Nguyễn Thị Măng

13

Lớp: CQ49/02.04



Học Viện Tài Chính

Luận văn tốt nghiệp

Đối với cá nhân đã ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu
nhập thực hiện quyết toán thay thì việc hoàn thuế được thực hiện thông qua tổ
chức, cá nhân trả thu nhập. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện bù trừ số
thuế nộp thừa, nộp thiếu của cá nhân. Sau khi bù trừ, nếu còn số thuế nộp
thừa thì được bù trừ vào kỳ sau hoặc hoàn thuế.
Đối với cá nhân thuộc diện khai trực tiếp với cơ quan thuế có thể lựa
chọn hoàn thuế hoặc bù trừ vào kỳ sau.
d. Quản lý về kiểm tra, xử lý vi phạm về thuế TNCN.
Đây là nội dung quan trọng trong quá trình quản lý thuế TNCN. Việc
kiểm tra, xử lý vi pham nhằm phát hiện, hạn chế và ngăn ngừa các hành vi vi
phạm về thuế TNCN, đảm bảo việc thực hiện chính sách thuế TNCN một
cách công bằng, hiệu quả, mang lại lợi ích cao. Để làm được điều này, công
tác kiểm tra thuế phải diễn ra ở tất cả các khâu: đăng ký thuế, kê khai, nộp,
quyết toán thuế và hoàn thuế TNCN.
1.1.3

Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế TNCN.
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế TNCN. Mỗi nhân tố

đều có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến quản lý thuế TNCN, vì vậy, để
phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của các nhân tố đến
quản lý thuế TNCN cần hiểu rõ đặc điểm, chiều hướng tác động của các nhân
tố đó. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến quản lý thuế TNCN bao gồm:
Các nhân tố từ các cơ quan quản lý nhà nước:
- Chính sách thuế của nhà nước:
Đây là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến quản lý thuế TNCN vì thuế

TNCN là sắc thuế nhạy cảm và phức tạp, liên quan trực tiếp đến lợi ích của
NNT. Chính sách thuế TNCN không đảm bảo công bằng, hợp lý sẽ rất dễ gây
ra phản ứng tiêu cực từ NNT, quản lý thu nộp thuế TNCN sẽ gặp nhiều khó
khăn. Vì vậy, phải xây dựng hệ thống văn bản, chính sách thuế TNCN hợp lý,
thống nhất, đầy đủ và dễ hiểu góp phần tăng hiệu quả quản lý thuế TNCN.
- Phương thức thanh toán thu nhập của các chủ thể trong nền kinh tế:

Sinh viên: Nguyễn Thị Măng

14

Lớp: CQ49/02.04


Học Viện Tài Chính

Luận văn tốt nghiệp

Xét theo đặc điểm của hình thức thanh toán thì có thể chia làm hai nhóm
lớn là thanh toán bằng tiền mặt và thanh toán qua ngân hàng. Nếu phương
thức thanh toán bằng tiền mặt cho các khoản thu nhập được sử dụng chủ yếu
thì việc kiểm soát thu nhập của cơ quan thuế rất khó khăn vì các khoản thu
nhập dễ bị che giấu. Việc các khoản thu nhập được thanh toán qua ngân hàng
để lại dấu vết, do đó rất thuận tiện cho cơ quan thuế trong việc quản lý, kiểm
soát thu nhập của NNT. Đây là cơ sở để cơ quan thuế quản lý tốt thuế TNCN.
Các nhân tố từ cơ quan thuế:
- Cơ sở vật chất ngành thuế:
Nhân tố này có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quản lý thuế TNCN. Những
quy định trong chính sách thuế về phương thức kê khai, nộp thuế...phụ thuộc
rất nhiều vào khả năng đáp ứng của ngành thuế, mà các khả năng này lại phụ

thuộc vào cơ sở vật chất của cơ quan thuế. Hệ thống trang thiết bị kỹ thuật
hiện đại sẽ mang lại nhiều hữu ích trong việc quản lý thuế hiệu quả, chính
xác, kịp thời, tiết kiệm thời gian, chi phí cho cả NNT và cơ quan thuế.
- Trình độ và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ.
Trình độ và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ thuế đóng vai trò rất
quan trọng trong quản lý thuế nói chung và quản lý thuế TNCN nói riêng.
Một đội ngũ cán bộ có trình độ, chuyên môn tốt và phẩm chất đạo đức trong
sáng, lành mạnh sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý thuế
TNCN, hạn chế những tiêu cực làm ảnh hưởng đến uy tín cơ quan thuế.
Các nhân tố từ người nộp thuế:
- Trình độ dân trí:
Hoạt động quản lý thuế thu nhập cá nhân không phải hoạt động đơn
chiều, mà có sự tương tác rõ ràng. Nhất là khi áp dụng cơ chế tự tính thuế,
NNT chủ động trong việc kê khai, tính thuế và nộp thuế, cơ quan thuế có vai
trò hướng dẫn, trợ giúp, kiểm tra hoạt động của NNT. Do đó, nếu trình độ dân
trí cao thì hoạt động hướng dẫn kê khai, tính thuế sẽ thuận lợi hơn, có hiệu
quả cao hơn và ngược lại.
- Mức độ tuân thủ chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ của người nộp thuế:

Sinh viên: Nguyễn Thị Măng

15

Lớp: CQ49/02.04


Học Viện Tài Chính

Luận văn tốt nghiệp


Để xác định đúng đắn nghĩa vụ thuế TNCN thì phải xác định chính xác
thu nhập chịu thuế của NNT. Do vậy, nếu NNT thực hiện tốt chế độ kế toán,
hóa đơn chứng từ thì việc xác định thu nhập sẽ dễ dang và chính xác hơn. Từ
đó, hiệu quả quản lý thuế cũng được nâng cao.
1.1.4

Sự cần thiết phải quản lý thuế thu nhập cá nhân.
Thuế thu nhập cá nhân là một sắc thuế trực thu có tầm quan trọng đặc

biệt trong hệ thống thuế của mọi quốc gia. Quản lý thuế TNCN là một trong
những hoạt động quản lý thuế nhằm phát huy nhân tố tích cực ngăn chặn
những biểu hiện tiêu cực, xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm quy
chế quy trình trong ngành trong việc tổ chức quy trình thu thuế. Vì vậy, quản
lý thuế thuế TNCN là rất cần thiết, sự cần thiết này xuất phát từ nhiều lý do
sau:
Thứ nhất, xuất phát từ vai trò của thuế TNCN trong tổng thu ngân sách
nhà nước.
Ngân sách Nhà nước là vấn đề mà tất cả các quốc gia đều quan tâm bởi
nó giúp đảm bảo và tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Để đảm bảo cho
nguồn thu NSNN được ổn định, nhiệm vụ của ngành thuế là hết sức quan
trọng, hàng năm số thu từ thuế chiếm gần 85% tổng thu NSNN.
Thuế TNCN là một sắc thuế đem lại số thu khá lớn và có xu hướng ngày
càng tăng cho NSNN. Hàng năm thu từ sắc thuế này chiếm khoảng 6% đến
7% tổng thu từ thuế. Do vậy, tăng cường quản lý thuế TNCN là vấn đề cấp
thiết và có ý nghĩa.
Thứ hai, xuất phát từ vai trò của bản thân thuế thu nhập cá nhân.
Thuế thu nhập cá nhân góp phần thực hiện công bằng xã hội. Cùng với
việc thực hiện biểu thuế luỹ tiến từng phần, thuế thu nhập cá nhân đã thực
hiện được việc điều tiết thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội.
Thuế thu nhập cá nhân cũng có tác dụng điều tiết vĩ mô nền kinh tế, trực

tiếp thu nhập cá nhân nên một mặt tác động trực tiếp đến tiết kiệm, mặt khác

Sinh viên: Nguyễn Thị Măng

16

Lớp: CQ49/02.04


Học Viện Tài Chính

Luận văn tốt nghiệp

làm cho khả năng thanh toán của các cá nhân bị giảm. Từ đó cầu hàng hoá,
dịch vụ giảm sẽ tác động đến sản xuất.
Ngoài ra, thuế thu nhập cá nhân cũng góp phần phát hiện những thu nhập
bất hợp pháp (như tham ô, nhận hối lộ, buôn bán hàng cấm…), khắc phục hạn
chế tính luỹ thoái của một số sắc thuế khác và góp phần khắc phục sự thất thu
thuế thu nhập doanh nghiệp khi có sự thông đồng giữa các doanh nghiệp hay
giữa doanh nghiệp với cá nhân.
Thứ ba, xuất phát từ xu hướng phát triển thuế trực thu ở các nước đang
phát triển hiện nay.
Hiện nay, xu thế phát triển khu vực hóa và toàn cầu hóa nhằm khai thác
tối đa lợi thế so sánh của mỗi quốc gia nói riêng và khu vực nói chung, việc
giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là điều tất yếu. Mặt khác, thu ngân sách
nhà nước phụ thuộc vào ba khoản thu chủ yếu gồm thuế xuất khẩu 18%
(không kể thuế xuất khẩu dầu thô), thuế xuất khẩu dầu thô 15% và khoản thu
nội địa 67%. Khoản thu nội địa này cũng đang ngày một giảm dần do chính
sách thuế thay đổi theo hướng giảm nghĩa vụ thuế để thực hiện các cam kết
quốc tế như các cam kết quốc tế của tổ chức thương mại thế giới WTO. Thêm

vào đó, việc tăng thu từ thuế gián thu sẽ làm giá cả tăng lên, người tiêu dùng
có thể chuyển sang tiêu dùng những loại mặt hàng thay thế khác có giá rẻ
hơn, điều này ảnh hưởng đến mức tăng thu ngân sách nhà nước. Vì vậy,
Chính phủ cần quan tâm đến thuế trực thu, trong đó có thuế thu nhập cá nhân.
Thứ tư, xuất phát từ thực trạng quản lý thuế thu nhập cá nhân
Thực trạng quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam còn tồn tại nhiều
bất cập cần được khắc phục. Chính sách thuế thu nhập cá nhân tuy đã được
đưa vào nhiều năm nhưng vẫn còn nhiều điều cần phải chỉnh sửa cho phù hợp
với thực tế. Khó khăn trong việc quản lý các nguồn thu nhập của người nộp
thuế, nhiều đối tượng lợi dụng để trốn thuế, tránh thuế; cơ chế tự khai, tự chịu

Sinh viên: Nguyễn Thị Măng

17

Lớp: CQ49/02.04


Học Viện Tài Chính

Luận văn tốt nghiệp

trách nhiệm, cơ quan thuế chưa thể kiểm soát chính xác được thu nhập của
các cá nhân thuộc phạm vi toàn quốc, từ nhiều nguồn khác nhau…
Thứ năm, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho người nộp thuế.
Qua việc tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra việc chấp hành luật
thuế TNCN cùng với tăng cường tính pháp chế của các luật thuế, ý thức chấp
hành các luật thuế được nâng cao, từ đó tạo thói quen “Sống và làm viêc theo
pháp luật trong mọi tầng lớp dân cư”
Tóm lại, thuế thu nhập cá nhân là một sắc thuế có tầm quan trọng đặc

biệt, và chính vì tầm quan trọng của sắc thuế này nên chúng ta cần thiết phải
tổ chức tốt quản lý thuế thu nhập cá nhân. Quản lý sao cho đạt được các mục
tiêu đề ra trong kế hoạch (mục tiêu số thu, đảm bảo công bằng xã hội, tối
thiểu chi phí hành thu…). Đồng thời, quản lý tốt thuế thu nhập cá nhân cũng
góp phần giám sát thu nhập dân cư, khuyến khích người dân hiểu và tự giác
thực hiện nghĩa vụ thuế, góp phần đưa sắc thuế này thành một sắc thuế quan
trọng trong hệ thống thuế.

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN
CHI CỤC THUẾ QUẬN TÂY HỒ.

2.1 Khái quát chung về tình hình kinh tế - xã hội quận Tây Hồ.
Quận Tây Hồ là đơn vị hành chính cấp quận được thành lập theo Nghị
định số 69/CP ngày 28/10/1995 của chính phủ và chính thức đi vào hoạt động
từ ngày 01/01/1996. Quận có tổng diện tích tự nhiên là 2401 ha với 8 đơn vị
hành chính gồm 5 xã Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An, Xuân La, Phú Thượng
thuộc huyện Từ Liêm trước đây và 3 phường Bưởi, Thụy Khuê, Yên Phụ
thuộc quận Ba Đình.

Sinh viên: Nguyễn Thị Măng

18

Lớp: CQ49/02.04


Học Viện Tài Chính

Luận văn tốt nghiệp


2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Quận Tây Hồ nằm ở phía tây bắc của thành phố Hà Nội. Phía bắc của
Quận giáp với Đông Anh; Phía nam Quận giáp với quận Ba Đình; Phía đông
giáp quận Long Biên; Phía tây giáp quận Từ Liêm.
Quận Tây Hồ là vùng đất tương đối đặc biệt, ở giữa là Hồ Tây, xung
quanh được bao bọc bởi các tuyến đường giao thông Hoàng Hoa Thám, Thụy
Khuê, Thanh Niên, Yên Phụ, Nghi Tàm và Lạc Long Quân. Do đó hệ thống
giao thông thuận tiện cả đường bộ và đường sông, tạo điều kiện phát triển
kinh tế - xã hội của quận, đặc biệt là phát triển các loại dịch vụ về du lịch mà
không phải quận nào của Hà Nội cũng có được.
Đến năm 2013, dân số của quận khoảng 152.800 người, mật độ dân số là
6.364 người/km2, quận có mật độ dân số thấp nhất trong các quận nội thành
do diện tích mặt nước và diện tích đất nông nghiệp khá lớn.
Quận có điều kiện môi trường thiên nhiên ưu đãi, nổi bật là Hồ Tây rộng
khoảng 526 ha, Quận có diện tích mặt nước lớn, lại nằm ven sông Hồng, là
một cảnh quan thiên nhiên đẹp của Hà Nội và cả nước. Mặt khác, quân Tây
Hồ còn là “dinh lũy” của hoa và cây cảnh với các làng hoa nổi tiếng: Nhật
Tân, Nghi Tàm, Tứ Liên... Khu vực xung quanh Hồ Tây có nhiều làng xóm
tồn tại từ lâu đời với nhiều nghề thủ công truyền thống, với các công trình di
tích lịch sử có giá trị, tập trung quanh Hồ Tây, tạo cho Hồ Tây trở thành danh
thắng nổi bật của thủ đô. Với vị trí thuận lợi đó, Tây Hồ ngày càng thu hút các
nguồn lực: tài chính, nhân lực... để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của
quận nói riêng và thủ đô Hà Nội nói chung.
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
Quận Tây Hồ với vị trí địa lý có tầm quan trọng đối với phát triển kinh tế
- xã hội của thủ đô, có tiềm năng du lịch, dịch vụ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng
bộ quận, từ ngày thành lập đến nay, kinh tế đạt mức tăng trưởng khá cao, phát

Sinh viên: Nguyễn Thị Măng


19

Lớp: CQ49/02.04


Học Viện Tài Chính

Luận văn tốt nghiệp

triển theo hướng đề ra là: Dịch vụ - Du lịch – Công nghiệp – Nông nghiệp.
Ngành Thương mại - dịch vụ - du lịch là ngành phát triển chủ yếu trong quận
Tây Hồ. Số hộ kinh doanh thương nghiệp các mặt hàng như lương thực, thực
phẩm, may mặc, đồ dùng gia đình, quán ăn, quán cà phê giải khát... ngày càng
tăng lên. Ngành dịch vụ ở đây đặc biệt phát triển do quận có nguồn tài nguyên
thiên nhiên phong phú kể cả tự nhiên và nhân văn, vì nói đến Tây Hồ thì trước
hết phải nói đến du lịch. Hàng năm, số lượt khách đến du lịch ở đây khoảng
15-20 nghìn lượt người. Để đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng tăng, đặc biệt
những năm gần đây khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường và thực
hiện chính sách mở cửa trong quan hệ quốc tế, số lượng khách sạn, nhà nghỉ,
nhà hàng trong quận tăng lên nhanh chóng góp phần tăng thu nhập, cải thiện
đời sống nhân dân, phát triển kinh tế chung của quận và tăng thu cho ngân
sách quận.
Năm 2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế của quận đã duy trì tốt. Tổng giá
trị sản xuất của ngành nghề chủ yếu đạt trên 3.782 tỷ đồng, tăng 9,2% so với
năm trước. Trong đó, giá trị sản xuất ngành dịch vụ đạt hơn 2.200 tỷ đồng,
tăng 14,3% so với năm 2013; giá tri sản xuất ngành công nghiệp, xây dựng
cũng tăng 5,8%, tương đương hơn 1.565 tỷ đồng; ngành nông, lâm, thủy sản
giảm 15% so với năm trước. Tổng thu ngân sách trên địa bàn quận đã đạt
929,121 tỷ đồng, đạt 158% so với kế hoạch năm.

Trong năm 2015, quận sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được,
tập trung huy động mọi nguồn lực, khai thác lợi thế, để phát triển kinh tế theo
hướng tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ, du lịch. Với mục tiêu tăng tổng giá trị
sản xuất trên địa bàn thêm 11% so với năm 2014, trong đó giá trị ngành dịch
vụ tăng 13,8%, ngành công nghiệp tăng 7,5%... quận đã triển khai hàng loạt
giải pháp để thúc đẩy kinh tế phát triển. Cùng với đó, tiếp tục xây dựng hệ
thống hạ tầng kỹ thuật, đô thị hiện đại, nâng cao chất lượng môi trường; tăng
cường quản lý trật tự đô thị, đất đai; đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng
Sinh viên: Nguyễn Thị Măng

20

Lớp: CQ49/02.04


Học Viện Tài Chính

Luận văn tốt nghiệp

điểm, dân sinh... thực sự đưa Tây Hồ trở thành một trung tâm du lịch văn hóa
đặc biệt của Thủ đô.
2.2 Vài nét sơ lược về Chi cục thuế quận Tây Hồ
Chi cục thuế quận Tây Hồ được thành lập theo quyết định số
1205/TC/QĐ – TCCB ngày 29/11/1995 của Bộ Tài Chính về việc thành lập
Chi cục thuế Nhà nước và chính thức hoạt động ngày 01/01/1996 trên cơ sở
một phần của Chi cục thuế quận Ba Đình và Chi cục thuế huyện Từ Liêm. Chi
cục Thuế quận Tây Hồ là đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc Cục Thuế
Hà Nội, có nhiệm vụ quản lý thu thuế trên địa bàn quận Tây Hồ.
2.2.1 Cơ cấu tổ chức
Hiện nay, tổng số cán bộ công chức của Chi cục là 124 đồng chí, chia

làm 11 đội. Cán bộ chủ chốt gồm: Chi cục trưởng: 01 đồng chí; Phó chi cục
trưởng: 03 đồng chí; Đội Trưởng: 10 đồng chí; Đội phó: 11 đồng chí.
Cơ cấu bộ máy của chi cục thuế quận Tây Hồ bao gồm:
- 01 đồng chí Chi cục trưởng: phụ trách, theo dõi công tác tổ chức, kế
hoạch và tài chính của Chi cục.
- 02 đồng chí Phó chi cục trưởng: trực tiếp theo dõi, điều hành công tác
thu thuế theo khu vực, địa bàn đảm nhiệm.
- Và 11 đội thuế

Sinh viên: Nguyễn Thị Măng

21

Lớp: CQ49/02.04


Học Viện Tài Chính

Luận văn tốt nghiệp

Chi cục trưởng

Phó Chi Cục Trưởng

Phó Chi Cục Trưởng

Phó Chi Cục Trưởng

1. Đội


1. Đội thuế

1. Đội tuyên

thuế
liên
phường
BưởiNhật
Tân
2. Đội
thuế
liên
phường
Quảng
An-Tứ
Liên
3. Đội
trước bạ
và thu

liên phường
Xuân LaPhú Thượng
2. Đội thuế
liên phường
Yên PhụThụy Khuê
3. Đội quản lý
nợ và
cưỡng chế
nợ thuế


truyền hỗ
trợ NNT và
Ấn chỉ
2. Đội kê khai,
kế toán
thuế, tin học
và nghiệp
vụ dự toán
3. Đội kiểm
tra thuế

1. Đội kiểm

tra nội bộ
2. Đội hành

chính –
nhân sự
-Tài vụ

HÌNH 2.1: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CHI CỤC THUẾ QUẬN TÂY
HỒ

Sinh viên: Nguyễn Thị Măng

22

Lớp: CQ49/02.04



Học Viện Tài Chính

Luận văn tốt nghiệp

2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các đội:
Đội Kê khai, Kế toán thuế, Tin học và Nghiệp vụ dự toán: Giúp Chi cục
trưởng Chi cục thuế hướng dẫn về nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp
luật thuế cho cán bộ, công chức thuế trong Chi cục thuế; xây dựng và tổ chức
thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước được giao của Chi cục thuế.
Giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế thực hiện công tác đăng ký thuế, xử
lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế theo phân cấp quản lý; quản lý
và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học; triển khai, cài đặt, hướng dẫn sử
dụng các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế, quản lý
thuế thu nhập cá nhân.
Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ NNT và Ấn chỉ: Giúp Chi cục trưởng Chi cục
Thuế thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách pháp luật thuế; hỗ trợ
người nộp thuế; quản lý ấn chỉ trong nội bộ Chi cục Thuế quản lý.
Đội Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế: Giúp Chi cục trưởng Chi cục
thuế tổ chức thực hiện công tác quản lý nợ thuế, đôn đốc thu tiền thuế nợ và
cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt trong phạm vi quản lý của Chi cục thuế.
Đội Trước bạ và thu khác: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế quản lý
thu lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền cấp quyền sử dụng
đất, các khoản đấu giá về đất, tài sản, tiền thuê đất, thuế tài sản (sau này), phí,
lệ phí và các khoản thu khác (sau đây gọi chung là các khoản thu về đất bao
gồm cả thuế TNCN đối với chuyển nhượng bất động sản, nhận thừa kế, quà
tặng, lệ phí trước bạ và thu khác) phát sinh trên địa bàn thuộc phạm vi Chi
cục Thuế quản lý.
Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế
thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác quản lý nhân sự;
quản lý tài chính trong nội bộ Chi cục Thuế quản lý.


Sinh viên: Nguyễn Thị Măng

23

Lớp: CQ49/02.04


Học Viện Tài Chính

Luận văn tốt nghiệp

Đội Kiểm tra nội bộ: Giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế tổ chức chỉ đạo,
triển khai thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính
của cơ quan thuế, công chức thuế; giải quyết khiếu nại (bao gồm cả khiếu nại
các quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế và khiếu nại liên quan trong nội
bộ cơ quan thuế, công chức thuế), tố cáo liên quan đến việc chấp hành công
vụ và bảo vệ sự liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế trong phạm vi
quản lý của Chi cục trưởng Chi cục thuế.
Đội Kiểm tra thuế: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác
kiểm tra, giám sát kê khai thuế; giải quyết tố cáo liên quan đến người nộp
thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu thuộc phạm vi quản lý của Chi
cục Thuế.
Đội Thuế liên phường: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế quản lý thu
thuế các tổ chức (nếu có), cá nhân nộp thuế trên địa bàn xã, phường được
phân công (bao gồm các hộ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp và dịch
vụ, kể cả hộ nộp thuế thu nhập cá nhân; thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông
nghiệp, thuế tài nguyên ...).
2.2.3 Tình hình thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước của Chi cục
thuế quận Tây Hồ trong những năm gần đây:


Sinh viên: Nguyễn Thị Măng

24

Lớp: CQ49/02.04


Học Viện Tài Chính

Luận văn tốt nghiệp

BẢNG 2.1 KẾT QUẢ THU NSNN GIAI ĐOẠN 2012-2014 CỦA CHI CỤC THUẾ
TÂY HỒ
Đơn vị tính: triệu
đồng
2012
CHỈ TIÊU

dự toán

2013
thực

Tổng thu nội địa

772970

hiện
547878


Số thu trừ dầu thô, tiền SDĐ

602970

Khu vực CTN và dịch vụ
- Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thuế tài nguyên
- Thuế giá trị gia tăng
- Thuế tiêu thụ đặc biệt
- Thuế môn bài
- Thu khác
+ Doanh nghiệp
-Thuế thu nhập doanh nghiệp
-Thuế tài nguyên
-Thuế giá trị gia tăng
-Thuế tiêu thụ đặc biệt
-Thuế môn bài
-Thu khác
+ Hộ, cá nhân kinh doanh
-Thuế giá trị gia tăng
-Thuế tiêu thụ đặc biệt
-Thuế môn bài
-Thu khác
Thuế thu nhập cá nhân
Thuế sử dụng đất nông nghiệp
Thu tiền sử dụng đất
Thuế SDĐ đất phi NN
Thu tiền cho thuê mặt đất, mặt
Lệ phí trước bạ

Phí - lệ phí tính cân đối ngân
Thu khác NS tính cân đối NS
Thu cố định tại xã

324190
133760
0
182470
750
6270
940
283200
133760
0
145000
400
3830
210
40990
37470
350
2440
730
83000
0
170000
11130
24600
152000
4200

1350
2500

dự toán

2014
thực

563459

hiện
656269

417265

470459

198678
32121
0
150699
1364
7617
6886
161857
32121
0
118508
1015
4756

5457
36383
32191
349
2861
1429
61850
10
130613
14806
49683
76777
4335
5806
5311

277840
105960
10
153920
1390
7630
8930
228770
105960
10
109830
990
4750
7230

49070
44090
400
2880
1700
34480
0
93000
15000
42000
95170
3910
1859
200

dự toán

thực

510000

hiện
762498

475124

394000

563842


224525
37490
18
169980
1372
8254
7411
187604
37490
18
136924
990
5341
6841
36921
33056
382
2913
570
66055
0
181145
17023
58482
98917
4318
3330
2474

224000

36000
30
168000
1350
8500
10120
179000
36000
30
128000
1000
5500
8470
45000
40000
350
3000
1650
50000
0
116000
16000
30500
65000
4300
3700
500

311532
57452

7
234062
1815
8624
9572
267287
57452
7
193417
1441
5785
9185
44245
40650
374
2839
387
69610
5
198656
20712
52296
100702
4887
2136
1962

Nguồn: Đội Kê khai, Kế toán thuế, Tin học và Nghiệp vụ dự toán

Chi cục Thuế Tây Hồ được giao nhiệm vụ quản lý tất cả các nguồn thu

thuế, phí, lệ phí phát sinh trên địa bàn quận. Trong quá trình thực hiện nhiệm

Sinh viên: Nguyễn Thị Măng

25

Lớp: CQ49/02.04


×