Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

THỰC ĐƠN DINH DƯỠNG CHO TRẺ MẪU GIÁO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.73 KB, 3 trang )

Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo
Mẫu giáo là môi trường đầu tiên mỗi đứa trẻ được tiếp xúc mà không có cha mẹ bên cạnh. Làm
sao đảm bảo cho con mình hòa nhập tốt với môi trường mới, cũng như vẫn duy trì một chế độ
dinh dưỡng tốt cho trẻ luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ.
Theo bác sỹ Lê Thị Kim Quý, giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, khi trẻ mới làm quen với chế độ dinh
dưỡng mới của nhà trường, nhiều trẻ có thể bị dị ứng. Ở một số trẻ, do tâm lý có thể gây ra tình trạng buồn
nôn, chán ăn. Vì vậy, vai trò theo dõi lịch ăn uống của trẻ ngay từ đầu của cả cha mẹ và cô giáo là hết sức
quan trọng.
Giai đoạn mẫu giáo là giai đoạn trẻ phát triển nhanh về chiều cao, phát triển mạnh về trí não. Trẻ 3 tuổi trở
lên tăng 150-250g và cao thêm 0,5-0,7 cm trong mỗi tháng. Để đáp ứng được sự phát triển đồng đều như
vậy, tính trung bình mỗi trẻ ở lứa tuổi này cần 91 Kcal/ngày/kg thể trọng. Ngoài ra vẫn cần thiết cung cấp cho
trẻ một chế độ ăn đầy đủ và đồng đều các chất dinh dưỡng: đạm, đường, chất béo, các vitamin và khoáng
chất.

Một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng bao gồm:
- Gạo 150-250g (100g gạo tương đương với 200g bún hoặc bánh phở hoặc 140g bánh mì)
- Thịt, cá, tép (nạc) 100g
- Dầu 20-25g
- Rau (đã làm sạch) 100-150g
- Ngoài ra nên cho trẻ uống 400-600ml sữa mỗi ngày vì sữa giúp trẻ cải thiện chiều cao và chứa nhiều canxi.
- Các chuyên gia cũng khuyến cáo ở lứa tuổi này vẫn nên cho trẻ "tắm nắng" 20 phút/ngày và sáng sớm để
trẻ hấp thụ tốt vitamin D có lợi cho xương.
Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo của Bác sỹ Nguyễn Thị Ngọc Hương:
Đặc điểm của trẻ Số bữa ăn trong ngày
Trẻ tăng cân đều
- 7h-16h: Ăn ở trường
- 16h30: Uống sữa tươi, hoặc ăn sữa chua, hoặc
bánh flan
- 18h30: Ăn cơm
- 21h-21h30: Uống sữa, ăn bánh
(Ăn thêm hoa quả để tráng miệng)


Trẻ không tăng
cân
- 7h-16h: Ăn ở trường
- 16h30: Uống sữa (150ml) hoặc ăn sữa chua,
hoặc bánh flan
- 18h30: Ăn cơm
- 21h-21h30: Ăn 2/3 - 1 chén cháo (hoặc phở,
hoành thánh, súp) có kèm 1 trứng gà và 10g dầu
nành (tương đương 2 muỗng cà phê)
(Ăn thêm hoa quả để tráng miệng)
Lưu ý thêm:
Cha mẹ cần phối hợp với trường học tiếp tục theo dõi sự tăng cân và chiều cao của trẻ mỗi 2-3 tháng nếu bé
tăng cân và chiều cao đều. Nếu trẻ tăng trưởng chậm cần theo dõi và tư vấn bác sĩ hàng tháng để giúp bé
tăng trưởng tốt hơn.
Đảm bảo một bữa ăn đầy đủ và đa dạng các chất dinh dưỡng là nền tảng đáp ứng cho trẻ có một cơ thể
khỏe mạnh. Các bậc cha mẹ và cô giáo cũng nên chú ý thường xuyên chơi đùa với trẻ, giúp các trẻ hòa đồng
vào môi trường có nhiều bạn bè, cũng như hướng các trẻ vào các hoạt động học tập kèm vui chơi giải trí.
Điều đó mang lại cho những mầm non tương lai sức khỏe toàn điện cả về thể chất lẫn trí tuệ.
Tác giả: Phạm Sơn Tùng

×