Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Đề cương Năng lượng và môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 33 trang )

Câu 1: Phân loại năng lượng
Năng lượng là dạng vật chất có khả năng sinh công, bao gồm năng lựng sơ cấp: than,
dầu, khí đốt và năng lượng thứ cấp là nhiệt năng điện năng được sinh ra thông qua quá
trình chuyển hóa năng lượng sơ cấp.
Năng lượng được chia ra làm 2 dạng chính: động năng và thế năng
- Động năng: là năng lượng được tạo ra do sự chuyển động của sóng, điện từ
nguyên tử, phẩn tử, vật chất hay đối tượng
+ Điện năng: là sự chuyển động giữa các điện tích điện. Mọi vật tạo ra từ những phần
tử nhỏ gọi là nguyên tử. Nguyên tử lại được tạo nên từ những phần tử nhỏ hơn gọi là
electron, proton, notron. Khi đó lực tác động, sẽ làm các electron chuyển động. sét là 1 ví
dụ của năng lượng điện.
+ Năng lượng bức xạ: là năng lượng điện theo chiều sóng ngang bao gồm ánh sáng
nhìn thấy được, tia X quang, tia gamma, sóng vô tuyến. ví dụ : năng lượng mặt trời
+ Nhiệt năng: là loại năng lượng bên trong vật chất - là dao động và chuyển động của
các nguyên tử, phân tử bên trong vật chất. ví dụ: năng lượng địa nhiệt
+ Năng lượng chuyển động: là sự chuyển động của đối tượng hay vật chất từ nơi này
đến nơi khác, đối trượng hay vật chất chuyển động khi có lực tác động tuân theo định luật
chuyển động của newton. ví dụ: gió.
+ Âm thanh: là sự chuyển động của năng lượng thông qua vật chất theo sóng chiều
dọc, âm thanh tạo ra khi có lực làm cho đối tượng hoặc vật chất dao động.
- Thế năng: là loại năng lượng tích trữ, năng lượng vị thế như năng lượng
trọng trường.
+ Hóa năng:là năng lượng tích trữ trong các liên kết hóa học giữa các nguyên tử hay
phân tử, nó chính là năng lượng giữ các phân tử lại với nhau. Năng lượng sinh khối, dầu,
khí thiên nhiên là hóa năng
+ Cơ năng: là loại năng lượng tích trữ trong đối tượng khi có lực tác động,ví dụ:
nén lò xo hoặc kéo giãn dây cao su
+ Năng lượng hạt nhân: là loại năng lượng tích trữ trong hạt nhân nguyên tử - là
năng lượng giữ các hạt nhân lại với nhau. Năng lượng có thể được phóng thích khi tổng
hợp hạt nhân hay phân hạch.
+ Năng lượng trọng trường: là năng lượng vị thế. Khối đá nằm trên đỉnh đồi tích


trữ năng lượng trọng trường tiềm tàng, thủy năng là 1 ví dụ
Năng lượng thể hiện dưới nhiều dạng hóa học và vật lý: cơ , hóa, nhiệt, điện,
quang…Để thiết kế 1 chính sách năng lượng người ta phân biệt 3 dạng năng lượng


+ Năng lượng cơ bản: là những dạng năng lượng có sẵn ngoài thiên nhiên như
than đá, dầu thô, khí tự nhiên, uranium, thủy năng và những năng lượng tái tạo khác…
+ Năng lượng trung gian: là những dạng năng lượng được sản xuất từ những năng
lượng khác. ví dụ: khí hydro, khí đốt từ những phản ứng nhiệt phân, dầu đã được thanh
lọc.
+ Năng lượng khả dụng hay năng lượng cuối cùng: là sản phẩm cuối cùng khi
dùng hay chế biến sẽ mất đi hay không còn khả năng sử dụng nữa. hơi nước nén, than
dùng để chế biến thành hóa chất
Ngoài ra năng lượng còn được phân loại theo khả năng tái tạo bao gồm: năng lượng tái
tạo và không tái tạo.
-

Năng lượng tái tạo: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh khối,
năng lượng sóng, thủy triều, năng lượng địa nhiệt.

-

Năng lượng không tái tạo: than đá, dầu mỏ, khí đốt, năng lượng hạt nhân

Câu 2: Hiện trạng sử dụng năng lượng ở Việt Nam
Hiện nay cùng với việc tăng trưởng kinh tế, phát triển các ngành sản xuất công
nghiệp, giao thông vận tải nâng cao chất lượng cuộc sống thì nhu cầu sử dụng năng
lượng ngày càng cao, nguồn năng lượng sử dụng chủ yếu là nguồn năng lượng hóa
thạch ( than đá, dầu, khí tự nhiên…)
-


Than đá là nguồn năng lượng cơ bản có trữ lượng lớn nhất trong các nguồn năng
lượng hóa thạch ở Việt Nam, ước tính đạt 150 triệu tấn, chủ yếu tập trung ở vùng
Quảng Ninh.
Than vùng QN là than đen có chất lượng tốt còn các nơi khác khác là than nâu có

chất lượng xấu hơn.
Sản lượng khai thác than tăng rất nhanh từ 15,9 triệu tấn năm 1995 tăng lên 42 triệu
tấn năm 2009. Sản lượng khai thác đạt 48 – 50 triệu tấn vào cuối năm 2010.
Than chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản phục vụ ngành sản xuất thép và
Trung Quốc ch sản xuất năng lượng, giấy, xi măng), Tổng sản lượng xuất khẩu đạt 5,9
triệu tấn năm 2002 và tăng lên 20 triệu tấn năm 2008. Theo vinacomin, nhu cầu nội địa ở
mức 20 triệu tấn năm 2009, dự đoán tăng đến 145 triệu tấn năm 2030
 Xu hướng dịch chuyển trong thời gian gần đây ngày càng tăng lên
- Dầu mỏ


Tại Việt Nam phát hiện được 3 bồn trầm tích có khả năng có đầu khí quan trọng là :
Bồn Cửu Long, bồn Sài Gòn – Brunây và bồn Vịnh Thái Lan.
Hiện nay VN là nước có sản lượng dầu mỏ lơn thứ 3 khu vực Đông Nam châu Á
Theo tập đoàn dầu khí VN, sản lượng khái thác dầu của VN đạt 20 triệu tấn năm
2004, tăng lên 14,8 triệu tấn năm 2008, tăng lên 16,3 triệu tấn năm 2009. Hầu hết dầu thô
VN được xuất khẩu do thiếu khả năng lọc dầu.
Hiện nay VN có nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn đã đi vào hoạt động đã
góp phần giảm tỷ lệ xuất khẩu dầu thô và tăng khả năng chủ động cung cấp phần nào
nhu cầu nội địa.
Nhu cầu khai thác và sử dụng ngày càng có xu thế tăng lên.
Thủy điện nhỏ: Được đánh giá là dạng năng lượng tái tạo khả thi nhất về mặt
kinh tế - tài chính. Căn cứ vào các báo cáo đánh giá gần đây thì hiện nay có trên 1.000
địa điểm đã được xác định có tiềm năng phát triển thủy điện nhỏ, qui mô từ 100kW tới

30MW với tổng công suất đặt trên 7.000MW. Các vị trí này tập trung chủ yếu ở vùng núi
phía Bắc, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Năng lượng gió: Là quốc gia có tiềm năng phát triển năng lượng gió nhưng hiện
tại số liệu về tiềm năng khai thác năng lượng gió của Việt Nam chưa được lượng hóa đầy
đủ, bởi còn thiếu điều tra và đo đạc. Số liệu đánh giá về tiềm năng năng lượng gió có sự
dao động khá lớn (từ 1.800MW đến trên 9.000MW, thậm chí trên 100.000MW).Theo các
báo cáo thì tiềm năng năng lượng gió của Việt Nam tập trung nhiều nhất tại vùng duyên
hải miền Trung, miền Nam, Tây Nguyên và các đảo.
Năng lượng sinh khối: Là một nước nông nghiệp, Việt Nam có tiềm năng rất lớn
về nguồn năng lượng sinh khối. Các loại sinh khối chính là: gỗ năng lượng, phế thải - phụ
phẩm từ cây trồng, chất thải chăn nuôi, rác thải ở đô thị và các chất thải hữu cơ khác. Khả
năng khai thác bền vững nguồn sinh khối cho sản xuất năng lượng ở Việt Nam đạt
khoảng 150 triệu tấn mỗi năm. Một số dạng sinh khối có thể khai thác được ngay về mặt
kỹ thuật cho sản xuất điện hoặc áp dụng công nghệ đồng phát năng lượng (sản xuất cả
điện và nhiệt) đó là: trấu ở Đồng bằng sông Cửu Long, bã mía dư thừa ở các nhà máy
đường, rác thải sinh hoạt ở các đô thị lớn, chất thải chăn nuôi từ các trang trại gia súc, hộ
gia đình và chất thải hữu cơ khác từ chế biến nông - lâm - hải sản. Hiện tại, sử dụng năng
lượng tái tạo ở Việt Nam mới chủ yếu là năng lượng sinh khối ở dạng thô cho đun nấu hộ
gia đình. Năm 2010, mức tiêu thụ đạt khoảng gần 13 triệu tấn quy dầu.
Năng lượng mặt trời: Việt Nam có tiềm năng về nguồn năng lượng mặt trời, có
thể khai thác cho các sử dụng như: đun nước nóng, phát điện và các ứng dụng khác như:
sấy, đun nấu... Với tổng số giờ nắng cao lên đến trên 2.500 giờ/năm, tổng lượng bức xạ


trung bình hàng năm vào khoảng 230-250 kcal/cm2 theo hướng tăng dần về phía Nam là
cơ sở tốt cho phát triển các công nghệ năng lượng mặt trời.
Năng lượng địa nhiệt: Mặc dù nguồn địa nhiệt chưa được điều tra và tính toán kỹ.
Tuy nhiên, với số liệu điều tra và đánh giá gần đây nhất cho thấy tiềm năng điện địa nhiệt
ở Việt Nam có thể khai thác đến trên 300MW. Khu vực có khả năng khai thác hiệu quả là
miền Trung.

Ngoài việc sử dụng năng lượng sinh khối cho nhu cầu nhiệt, thì còn có một lượng năng
lượng tái tạo khác đang được khai thác cho sản xuất điện năng. Theo số liệu mới nhất đến
năm 2010, tổng điện năng sản xuất từ các dạng năng lượng tái tạo đã cung cấp lên lưới
điện quốc gia đạt gần 2.000 triệu kWh, chiếm khoảng 2% tổng sản lượng điện phát lên
lưới toàn hệ thống.
Đánh giá chung:
Đến nay, hệ thống năng lượng việt nam luôn dựa trên 3 trụ cột chính: than đá, dầu
mỏ,điện lực. Thủy điện chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu điện Việt Nam. Cơ cấu và quy mô
ngành năng lượng Việt Nam còn thấp, biểu hiện ở chỉ tiêu năng lương trên đầu người còn
thấp xa so với trung bình của thế giới.
Trong bối cảnh nhu cầu năng lượng của Việt Nam ngày một gia tăng, khả năng cung cấp
các nguồn năng lượng nội địa hạn chế (phải nhập than cho điện với khối lượng lớn) trong
khi tiềm năng nguồn năng lượng tái tạo của Việt Nam rất lớn, kèm theo nhu cầu sử dụng
điện và nhiệt cho sản xuất rất cao thì việc xem xét khai thác nguồn năng lượng tái tạo sẵn
có cho sản xuất điện, đồng phát năng lượng (cả điện và nhiệt) là rất khả thi cả về công
nghệ lẫn hiệu quả kinh tế và môi trường.

Câu 3: Hệ thống cơ sở pháp lý liên quan tới vấn đề năng lượng ở nước ta
Hệ thống cơ sở pháp lý liên quan đến đến vấn đè năng lượng ở nước ta tương đối
đầy đủ, được ban hành bởi:
Tên văn bản

Cơ quan ban
hành

Nội dung chính của văn Đối tượng áp
bản
dụng

Luật điện lực

( 12/2004, số
28/2004/QH 11)

Quốc hội ban
hành

Luật này quy định về
quy hoạch và đầu tư phát
triển điện lực, tiết kiệm
điện, thị trường điện lực,
quyền và nghĩa vụ của tổ
chức, cá nhân hoạt động
điện lực và sử dụng điện,

Tháng 12/2004

Tổ chức, các
nhân, hoạt động
điện lực và sử
dụng điện hoặc có
các hoạt động
khác liên quan đến
điện lực Việt Nam


bảo vệ trang thiết bị
điện, công trình điện lực
và an toàn điện
Luật sử dụng năng
lượng tiết kiệm và

hiểu quả
50/2010/QH12

Quốc hội ban
hành

Nghị định số
21/2011/NĐ – CP
quy định chi tiết
thi hành luật sử
dụng , năng lượng
tiết kiệm và hiệu
quả

Chính phủ ban
hành

Tháng 6/2010

Tháng 3/2011

Luật quy định về sử
dụng năng lượng tiết
kiệm và hiểu quả, chính
sách, biện pháp thúc đẩy
sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả, quyền,
nghĩa vụ trách nhiệm của
tổ chứ hộ gia đính, cá
nhân trong sử dụng năng

lượng tiết kiệm và hiểu
quả

Tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân sử
dụng năng lượng
tại Việt Nam

Nghị định này quy định
chi tiết thi hành luật, quy
định về sử dụng năng
lượng, cơ sở sử dụng
năng lượng trọng điểm,
sd năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả trong cơ
quan đơn vị sử dụng
ngân sách nhà nước, dán
nhãn năng lượng cho
phương tiện thiết bị sự
dụng năng lượng, biện
pháp lúc đẩy sử dụng
năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả, kiểm tra thanh
tra sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả.

Các tổ chức cá
nhân sử dụng
năng lượng tại
Việt Nam


NĐ số
Chính phủ ban
73/2011/NĐ-CP về hành
quy định sử phạt
tháng 8/2011
vi phạm hành
chính về sử dụng
năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả

Quy định xử phạt vi
phạm hành chính về sử
dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả

NĐ số
137/2013/NĐCP
Quy định chi tiết
thi hành 1 số điều
của luật điện lực
và luật sửa đổi bổ
sung 1 số điều của
luật điện lực

Sửa đổi và bổ sung 1 số
điều của luật điện lực về
quy hoạch và đầu tư phát
triển điện lực , quản lý
nhu cầu điện, mua bán

điện, giá điện, giấy phép
hoạt đông điện lực điều
tiết hoạt động điện lực,

Chính phủ ban
hành tháng
10/2013


kiểm tra hoạt động điện
lực và sử dụng điện
Thông tư
39/2011/TT-BCT
quy định về đào
tạo, cấp chứng chỉ
quản lý năng
lương và kiểm
toán viên năng
lượng

Bộ công thương
ban hành

Thông tư số
09/2012/TT-bct

Bộ công thương

Quyết định số
78/2013/QĐ-TTg


ngày 25/12/2013

Ban hành danh mục, lộ
trình phương tiện, thiết
bị sử dụng năng lượng
phải loại bỏ và các tổ
máy phát điện hiệu xuất
thấp không được xác
định mới

Thông tư số
02/2014/TT-BCT

Bộ công thương

Quy định về các biện
pháp sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiểu
quả cho các ngành công
nghiệp

Quyết định số
1855/QĐ-TTg

Thủ tướng chính
phủ

ngày 28/11/2011


ngày 20/4/2012

ngày 16/01/2014

Ngày 27/12/2007

Quy định về đào tạo sơ
cấp chứng chỉ quản lí
năng lượng và kiểm toán
viên năng lượng

Quy định về lập kế
hoạch báo cáo thực hiện
kế hoạch sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu
quả

Về việc phê duyệt chiến
lược phát triển năng
lượng tái tạo quốc gia
của Việt Nam năm 2020
tầm nhìn năm 2050

Quyết định số
24/2014/QĐ- TTg

Thủ tướng Chính
phủ ban hành
tháng 03/2014


Quy định về cơ chế hỗ
trợ phát triển các dự án
điện sinh khối tại Việt
Nam

Quyết định số
2068 / QĐ- TTg

Thủ tướng Chính
phủ ban hành
tháng 011/2015

Phê duyệt chiến lược
phát triển năng lượng tái
tạo của VN năm 2030,
tầm nhìn đến 2050

Cá nhân, tổ chức
tham gia các hoạt
động điện lực có
liên quan đến phát
triển các dự án
điện sinh khối tại
Việt Nam


Câu 4: Tác động môi trường của hoạt động khai thác vận chuyển chế biến năng
lượng hóa thạch.
1. Than:
a. Trong quá trình khai thác và chế biến

Trong quá trình khai thác và chế biến thải ra nhiều bụi gây ồn và rung
Khai thác trên bề mặt gây ra các vấn đề môi trường làm ảnh hưởng đến cấu trúc
ban đầu của lớp đất mặt , hệ sinh thái tại chỗ , hệ thống nước ngầm và cảnh quan.
Việc khai thác sẽ xóa hoàn toàn thảm thực vật và lớp đất mặt làm tăng sói mòn đất
cũng như làm mất nơi cư chú của nhiều loài sinh vật. Hơn nữa nước thoát ra từ
những mỏ này chứa axit và các khoáng độc gây ô nhiễm môi trường nước và đất
-

Viếc khai thác than dưới các hầm mỏ sâu trong lòng đất lại khá nguy hiểm và
xác xuất rủi ro cao. Các công nhân hầm mỏ đều có nguy cơ cao về bệnh ung
thư và nám phổi do phổi đầy bụi than.

-

Khai thác sâu dưới hầm lò còn có tác hại tới môi trường do việc đào đất và chất
đống bừa bãi , tháo nước dưới hầm sâu gây nên sụt nún , ngập lụt, ngập mặn ,
sập hầm.

b. Quá trình vận chuyển than
-

Than được vận chuyển bằng đường bộ , đường sắt , đường thủy

-

Các mỏ than khai thác lộ thiên gây nên tình trạng nhiễm bụi than rất lớn

c. Quá trình đốt than
-


Hạn chế lớn nhất của việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch nói chung và than nói
riêng là gây ra ô nhiễm không khí do phát thải CO2 , SO2 , NOx ,…

-

Việc đốt than góp phần vào biễn đổi khí hậu , làm suy thoái môi trường toàn
cầu và nổi bật là hiệu ứng nhà kính và mưa axit

-

Giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường từ đốt than :
+ Làm sạch nhiên liệu đầu vào
+ Sử dụng thiết bị lọc rửa khí
+ Đốt than bằng giàn ghi giả lỏng

2. Dầu
Hiện nay lượng dầu khi thác vận chuyển và tiêu thụ hàng năm sấp xỉ 3000 triệu
tấn.
Những tác động đến môi trường trong quá trình là các sự cố trong quá trình
vận hành các nhà máy lọc dầu và trong quá trình vận chuyển dầu.
Một số vấn đề liên quan là các sự cố tràn dầu do đắm tàu , dò rỉ giếng khoan. Ô
nhiễm dầu gây tác hại nghiêm trọng đến môi trường. Dầu hỏa bị oxi hóa rất
chậm . Nơi có sự cố tràn dầu và nước thải công nghiệp có chứa dầu thì thành
phàn có chứa benzene và toluene thì rất độc làm cho sinh vật tiếp xúc trực tiếp


chết. Polyclorua điphenyl đi vào cơ thể cá rồi qua người gây ung thư .Những
hợp phần nặng của dầu lắng xuống đáy biển hoặc bị sóng đánh dạt vào cửa
sông sẽ tác dụng lâu dài lên hệ sinh thái.Dầu dạt vào bãi biển làm ngưng các
hoạt động đánh bắt các và du lịch. Đất bị ô nhiễm dầu có thể trở thành đất

chết . Dầu xâm nhập làm thay đổi thành phần kết cấu đặc tính lý học của đấy.
Các hạt keo đất thành trơ không còn khả năng hấp thụ và trao đổi ion dẫn đến
làm giảm khả năng làm sạch của đất.
3. Khí
Quá trình sản xuất vận chuyển và sử dụng khí đốt ít gây tác hại cho môi trường
so với than đá và dầu mỏ.
Các sự cố xảy ra khi khai thác chủ yếu là do vận chuyển tồn trữ khi hóa lỏng
Dầu và khí thiên nhiên là nhiên liệu hóa thạch cũng giống như than chúng phát
thải CO2 vào không khí góp phần tăng hiệu ứng nhà kính và mưa axit.

Chất thải rắn

Nước thải

Khí thải

Ví dụ: Khai thác lộ thiên khu Khe Hùm, Bù Lù – Mỏ Tân Lập tại Quảng Ninh
ST
Nguồn tác động có liên quan Nguồn tác động không Đối tượng bị tác
T
đến nguồn thải
liên quan đến chất thải động
I
Trong giai đoạn xây dựng
- Tiếng ồn, rung do vận - Môi trường không
hành máy móc thi công, khí
- Bụi sinh ra từ quá trình san
phương tiện vận chuyển - Tác động đến sức
gạt mặt bằng
- Tình hình an ninh trật

khỏe của con người
- Vận chuyển nguyên vật liệu
tự, xã hội, an toàn giao
gây bệnh cho hệ hô
- Xây dựng lán trại tạm, xây
thông
hấp, da mắt, phổi
dựng các công trình dân dụng
- Cảnh quan môi
và công nghiệp
trường
- Giảm tầm nhìn gây
tai nạn giao thông
Từ hoạt động sinh hoạt của cán
bộ công nhân làm việc tại Nhà
- Ô nhiễm nước mặt,
máy. Thành phần ô nhiễm
ngầm
chính là: cặn lơ lửng (TSS), các
- Ô nhiễm đất
chất dinh dưỡng {N (tổng
- Tác động đến đời
sống hệ động thực vật
nitơ), P (tổng Phospho), NO3 ,
thủy sinh
BOD5,...}.
- Ảnh hưởng đến sức
Phát sinh trên mặt bằng Nhà
khỏe con người
máy, có thành phần chủ yếu là

đất đá, rác thải.
Phát sinh từ các hoạt động sinh
- Ô nhiễm nước mặt,
hoạt của cán bộ công nhân viên
nước ngầm, đất,
xây dựng nhà máy. CTR sinh
không khí
hoạt với thành phần chủ yếu là:
- Gây mất mỹ quan
chất hữu cơ, giấy các loại, vỏ
khu vực
hộp,...


ST
T

Nguồn tác động có liên quan
đến nguồn thải

Nguồn tác động không
liên quan đến chất thải

Đối tượng bị tác
động

Do hoạt động xây dựng của
công trình bao gồm: gạch, đá

II


Trong giai đoạn vận hành

Khí thải

Từ hoạt động nổ mìn, bốc xúc
đất đá phủ than
Vận tải than trên mặt bằng về
xưởng sàng
Vận tải than đi tiêu thụ và đất
đá ra bãi thải
Hoạt động của các phân xưởng
phụ trợ trên mặt bằng

Nước thải

CTNH chủ yếu là bóng đèn
huỳnh quang hỏng, dầu thải,
giẻ lau dính dẫu mỡ

Nước thải sinh hoạt: do hoạt
động của cán bộ công nhân
viên làm việc tại nhà máy

Chất thải rắn

Chất thải rắn sinh hoạt: do hoạt
động của cán bộ công nhân
hoạt động trong nhà máy
Chất thải rắn công nghiệp

thông thường
Chất thải nguy hại: Dầu mỡ,
giẻ lau dính dầu....

- Ô nhiễm môi trường
không khí nơi sản
xuất, xung quanh
- Sức khỏe người lao
động
- Tác động tới sự sinh
trưởng và phát triển
- Tiếng ồn, rung từviệc
của động thực vật
hoạt động máy móc, vận
- Gây mất mỹ quan
chuyển than
khu vực.
- Tiếng ồn và độ rung
- Ô nhiễm nước mặt,
do hoạt động nổ mìn,
nước ngầm, đất
thiết bị sàng, phương
- Ảnh hưởng đến sức
tiện vận chuyển(băng
khỏe con người
tải) thiết bị xúc, đánh
đống
- Tình hình an toàn giao - Ô nhiễm nước mặt,
thông, trật tự an ninh xã nước ngầm, đất
hội

- Gây mất mỹ quan
khu vực nếu không
được thu gom
- Sức khỏe người
lao động

Câu 5: Tác động của sản xuất nhiệt điện đến MT
 Tác động đến MT không khí
-

Khói thải chứa các khí axit bao gồm: SOx,NOx, Clo và khí gây mùi khó chịu như
H2S. Các khí này tác dụng với các hơi nước có trong khí quyển tạo thành các đám
mây axit theo gió bay đi, ngưng tụ tạo thành mưa axit(pH<5,6) làm hủy hoại đất
đai, mùa màng, kết cấu kim loại và gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người (các
bệnh ngoài da, bệnh đường hô hấp…)


-

Bụi thoát ra từ các ống khói có kích thước rất nhỏ và phát tán ra hàng chục km do
đó rất dễ thâm nhập vào đường hô hấp của người dân sống xung quanh các nhà
máy nhiệt điện.

-

Bụi làm mất mĩ quan, làm giảm tầm nhìn dễ gây tai nạn giao thông

-

Bụi phủ lên lá cây làm giảm khả năng quang hợp, giảm năng xuất cây trồng, có

thể làm cây cối chết khô.

-

Tác hại khác là các chất khí CO2, Nox có trong khói thải góp phần tạo hiện tượng
hiệu ứng nhà kính làm nhiệt độ trái đất tăng lên ( hiện tượng ấm lên toàn cầu do
các nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch chiếm tới 30% tổng số lượng
CO2 phát thải vào khí quyển)

 Tác động của tiếng ồn và độ rung:
-

Tiếng ồn làm giảm năng xuất lao động, giảm thính lực, dẫn tới bệnh điếc nghề
nghiệp.

-

Độ rung ảnh hưởng quan trọng tới năng lực chính xác trong tác nghiệp lao động,
giảm thị lực và thính lực dễ gây ra sự cố tai nạn lao động

 Tác động đến môi trường nước
-

Nước thải sản xuất: nhà máy nhiệt điện sử dụng 1 khối lượng lớn nước làm mát,
nước thải có nhiệt độ cao sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng nước giảm nồng độ oxi
hòa tan trong nước(DO). ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học, tốc độ phân hủy các
hợp chất hữu cơ trong nước

-


Nước thải từ quá trình tái sinh hạt nhựa trao đổi ion có chứa axit hoặc xút, loại
nước thải này ko được xử lý sẽ làm thay đổi tính chất hóa lý của vùng nước được
tiếp nhận và ảnh hưởng tới đời sống thủy sinh vật tại khu vực thải.

-

Nước thải từ các bồn chứa dầu, thiết bị điện, xưởng sửa chữa, trạm nén khí và
tuabin có chứa dầu mỡ, nếu không xử lý sẽ tạo ra lớp màng trên bề mặt nước làm
giảm sự trao đổi oxi giữa nước và không khí. Mặt khác dầu có khối lượng phân tử
lớn bám dính vào hạt lơ lửng trong cột nước và lắng xuống sông rạch gây ảnh
hưởng tới sinh vật đáy.

 Tác động môi trường đất:
-

Bui, khí thải, CTR, nước thải phát sinh từ nhà máy nhiệt điện trong giai đoạn hoạt
động gây ô nhiễm đất và ảnh hưởng tới sự phát triển của cây trồng

 tác động đến hệ sinh thái:
-

trong quá trình hoạt động của nhà máy nhiệt điện, các nguồn nước thải khi thải
vào nguồn nước sẽ làm cho chất lượng nước bị xấu đi như: nhiệt đô tăng lên, nồng
độ 1 số chất ô nhiễm gia tăng đặc biệt là dầu mỡ. ảnh hưởng tới sự sống của các
loại thủy sinh và thậm chí gây cạn kiệt 1 số loài có giá trị kinh tế( tôm, cá)


-

Hệ sinh thái trên cạn bị ảnh hưởng nhất định bởi nhà máy nhiệt điện: hầu hết các

chất thải nguy hại, nước thải, CTR, làm cho cây trồng chậm phát triển, đặc biệt là
các khí axit gây tác hại đến các loại rau, đậu,ngô… và các loại cây ăn trái, cây
cảnh. Các chất như bụi than So2, No2,CO, THC, aldehyd ở nồng độ thấp cũng làm
chậm quá trình sinh trưởng của cây trồng, ở nồng độ cao làm vàng lá, hoa quả bị
lép, nứt, và ở mức độ cao hơn cây sẽ bị chết

 Tác động tới sức khỏe cộng đồng
-

Tùy thuộc vào nồng độ và thời gian tác động của các chất ô nhiễm mà mức độ tác
động tới sức khỏe của con người sẽ khác nhau

-

Các chất ô nhiễm độc hại trong xỉ than bao gồm thạch tín và chì dễ gây ra các
bệnh về da, ung thư phổi, ung thư bàng quang, có thể gây tổn thương cho hệ thần
kinh của những người bị phơi nhiễm thạch tín

-

Chì và cadmium là các kim loại độc hại có thể tích lũy trong các mô động vật và
con người, dẫn đến chậm phát triển trí tuệ gây rối loạn phát triển và gây tổn hại hệ
thần kinh, dẫn đến tự kỉ

-

Giai đoạn xây dựng

Hoạt động


Nguồn gây tắc động

Đối tượng bị tác động

Xây dựng đê mới và tháo
dỡ đê cũ

- hoạt động của phương
tiện giao thông

- Ô nhiễm môi trường
không khí

- hoạt động của máy móc
thiết bị

- ô nhiễm môi trường
nước( tăng độ đục môi
trường nước)

- hoạt động phương tiện
giao thông ( tạo ra lượng
khí độc ảnh hưởng s0x,
n0x)

- ô nhiễm môi trường
không khí,nước

San lấp mặt bằng


- thay đổi dóng chay, bồi
lắng, xói mòn

- hoạt động của máy móc
thiết bị
- quá trình san lấp tạo ra
lượng bụi lớn
Xây dựng hành lang cách
ly

-hoạt đọng của phương tiện ô nhiễm môi trường không
giao thông
khí,nước
Hoạt động của máy móc
thiết bị

Xây dựng kênh thoát lũ

- hoạt động của phương
tiện giao thông

ô nhiễm môi trường không
khí,nước


- Hoạt động của máy móc
thiết bị
Xây dựng các công trình
chính và phụ trợ


Hoạt động của máy móc
thiết bị

Sinh hoạt của côn nhân xây Sinh hoạt ( chất thải rắn,
dựng
lỏng)

Ô nhiễm môi trường nước ,
nước mưa chảy tràn
- Môi trường nước
- Môi trường đất
- ảnh hưởng đến cảnh quan
tự nhiên.
-Sức khỏe cộng đồng

-

Giai đoạn vận hành

Nguồn gây tác động

Đối tượng bị tác động

Hoạt động máy móc, xà lan - Ô nhiễm mt không khí
tại điểm bốc dỡ than
- Ô nhiễm mt nước

Quá trình này tạo ra bụi lớn
anh huongr trực tiếp đến mt
không khs và sưc khỏe con

người

Hoạt động đốt dầu DO để
khởi động lò

Khói của các khí đốt rất
độc : CO2, NO2,
H2S,HCL….dễ xâm nhập
vào đường hô hấp của
người dân xung quanh.

- Ô nhiễm môi trường
không khí
- Ô nhiễm môi trườn đất
CTNN
- Ô nhiếm nhiệt

Hoạt động đốt than của nhà - Ô nhiễm mt kk( bụi, khí
máy
thải)

- Gây rối loạn hô hấp, hiệu
ứng nhà kính, ảnh hưởng
đến hê sinh thái.

- Ô nhiễm mt đất (phát sinh
tro xi)
- Nước hải từ lò hơi có
chứa dầu mỡ, nếu không xử
- Ô nhiễm mt nước ( nuocd lí thì gây ra mảng báng bề

thải từ các lò hơi)
mặt làm giảm sự trao đổi
oxi với nước,ảnh hưởng
-Ô nhiễm nhiệt
đến sinh vật đáy.
- Sự truyền nhiệt các lò hơi
tỏa ra không gian nhà làm
nhiệt độ tăng cao hơn bên
ngoài gây ảnh hưởng đến


cơ thể con người, năng xuất
ao động.
Hoạt động bốc than, lưu trữ - Ô nhiễm mt không khí
tại kho than
- Ô nhiễm môi trường nước
mưa chay tràn

- Nước thải tại khô than
hay quá trình bốc thì phụ
thuộc vào lương nước mưa
chay tràn

Hoạt động thải nước làm
mát

Môi trường nước biển

nước thải có nhiệt độ cao
ây ảnh hưởng đến chát

lượng nước, giảm nồng độ
oxi hòa tan trong nước ảnh
hưởng đến sự đa dạng sinh
học, ảnh hưởng đến tốc độ
phâ huyrcacs hợp chất hữu


Sinh hoạt của nhân viên
vận hành

Môi trường không khí

Lượng bụi và kí thoát ra
gây ảnh hưởng cực kì
nghiêm tọng đến sức khỏe
ảnh hưởng đến hệ hô hấp,
gây suy nhược cơ thể, nhức
đầu,..

Môi trường đất

Bụi và khs thải phát ra ảnh
hưởng đến sự sinh trưởng
và phát triển của cây trồng.
Lưu trữ các kho chứa hóa
chất

Môi trường không khí
Hệ sinh thái


Sự rò rỉ hóa chát, đỏ tràn
nguyên nhiên liệu gây anht
hưởng trực tiếp đến môi
trường hông khí, sức khỏe
con người, kinh tế của
xưởng, …đặc biệt là hệ
sinh thái môi trường xung
quanh

Câu 6: Tác động của hoạt động thủy điện
Những tác động môi trường điển hình từ các nhà máy thủy điện đã được nhận biết và
đánh giá tập chung vào những vấn đề sau :
-

Ngập lụt , xói lở bờ sông do thay đổi chế độ nước hạ lưu và vận hành xả không
đúng quy định

-

Hạn hán và suy giảm chất lượng nước hạ lưu do lưu lượng xả của nhà máy phụ
thuộc vào chế độ vận hành của nhà máy hơn nữa nhà máy không có cửa xả đáy
để có thể xả trong trường hợp mực nước hồ thấp dưới mực nước chết


-

Suy giảm dòng chảy bùn cát ở hạ du làm thiếu hụt lượng phù xa bổ xung độ
màu cho đất nông nghiệp hạ lưu, cát sạn sỏi.

-


Suy giảm tài nguyên sinh học nhất là rừng. Mất rừng và ảnh hưởng đến đa
dạng sinh học với hơn 1500 ha rừng ngập trong lòng hồ cùng toàn bộ diện tích
đất sản xuất của khu vực này bị mất thêm vào đó nạn chặt phá rừng ngày càng
gia tăng và người dân không có đất sản xuất. Hậu quả có thể thấy được là hiện
tượng rửa trôi xói mòn đất xung quanh gây bồi lắng lòng hồ làm giảm dung
tích lòng hồ làm ảnh hưởng đến khả năng cắt lũ.

-

Vấn đề liên quan đến đền bù di dân tái định cư và an sinh xa hội.

-

Các rủi ro và sự cố môi trường như vỡ đập , động đất.
Các vấn đề môi trường ở phạm vi rộng , dài hạn và khó dự báo hơn là các vấn
đề môi trường tích lũy mang tính lưu vực. Các vấn đề này có mức độ tác động
lớn hơn và khó giải quyết hơn do các tác dộng từ chuỗi các nhà máy thủy điện
gây ra một chuỗi những tác động đơn lẻ được tích hợp lại trong quá trình thi
công xây dựng và hoạt động.
a. Mất rừng phòng hộ đầu nguồn và đa dạng sinh học
Việc phá rừng đã làm mất rất nhiều diện tích rừng mất đi sự đa dạng sinh
học trong khu vực
Bên cạnh đó việc xả nước không thường xuyên không đảm bảo dòng chảy
tối thiều trong khu vực hạ du đã khiến cho các hệ sinh thái nước và ven
sông ở khu vực sau đập thủy điện bị suy giảm.
Nhiều loại động vật đã bị tiêu diệt và phải di cư đến nơi khác sinh sống.
Nguồn thủy sản bị giảm một số loài các quý hiếm còn bị tuyệt chủng.
b. Hạn hán sa mạc hóa hạ du và nhiễm mặn.
Việc lấy nước bất hợp lí không tuân thủ chế độ xả tối thiểu và không xem

xét tính toán đến dòng chảy môi trường về hạ du đã gây nên những tác
động :

-

Thiếu nước sản xuất nông nghiệp ở hạ du không đủ nước cho các công trình
thủy lợi đặc biệt là các trạm bơm làm cho đất bị bạc màu giảm năng suất cây
trồng

-

Nguy cơ sa mạc hóa hạ lưu đã hình thành các đoạn sông chết sau đập nhiều
diện tích đất nông nghiệp không đủ nước gây khô hạn và sa mạc hóa

-

Sói mòn và sạt lở bờ sông

-

Vấn đề nhiễm mặn
c. Úng ngập vào mùa lũ
Chế độ vận hành của nhà máy thủy điện và cơ chế lấy nước của nhà máy
gây ra hiện tượng ngập lụt bất thường ở lưu vực tiếp nhận nhiều diện tích


đất bị ngập sâu trong nước , nhiều khu vực ven sông bị sạt lở phá hủy các
công trình giao thông , thủy lợi. Gặm dần các bãi bồi màu mỡ ven sông
,mất mùa do chu kì thu hoạch ảnh hưởng đến an ninh xã hội làm đảo lộn
cuộc sống người dân.

d. Hậu quả đối với vi khí hậu
Các hồ chứa nước lớn sẽ tác động đến vi khí hậu vùng lân cận có thể giảm
nhiệt độ cực trị của khí quyển
e. Vấn đề ổn định cuộc sống của người dân tái định cư, đặc trưng văn hóa
, cơ sở hạ tầng.
Việc kéo dài thời gian đền bù di dân khu tái định canh và định cư được xây
dựng nhưng chất lượng không đảm bảo , không phù hợp với phong tục tập
quán
f. Các sự cố và rủi ro môi trường.
Những rủi ro được đề cập như các sự cố vỡ đập , sập hầm , động đất kích
thích ,… Nguy cơ sói mòn rửa trôi và trượt lở đất có xu hướng gia tăng ở
lưu vực sông đặc biệt xung quanh hồ thủy điện nơi lớp phủ thực vật bị chặt
bỏ độ ổn định bề mặt đất bị kém đi sau giai đoạn thi công.
a. Giai đoạn chuẩn bị
Công việc

Tác nhân ô nhiễm

Tác động tiềm tàng

Đền bù giải tỏa

Mất đất di dời chỗ ở

- Tác động đến đời sống
sinh hoạt của các hộ gia
đình đang sinh sống trong
khu vực
- Tác độn đến yếu tố kinh
tế xã hội trong khu vực


Dọn dẹp lòng hồ

Chặt bỏ cây
Cây bị phân hủy trong lòng
hồ

- Giảm hệ sinh thái trong
lòng hồ
- Mất một phần đất diện
tích cư trú của động vật
- Tác đọng đến quá trình sử
dụng đất và tài nguyên đất
và tài nguyên trong vùng
đất ngập.
- Ô nhiễm môi trường nước
trong khu vực
- Tác động đến hệ thủy
sinh


- ảnh hưởng đến nguồn lợi
thủy sản trong khu vực hạ
lưu
Chất thải rắn từ bãi thu
gom vây và dọn dẹp lòng
hồ
Xây dựng công trình phụ
trợ


- ô nhiễm đất tầng nước
ngâm
- ô nhiễm chất lượng nước
sông.

Làm mới đường, công trình - ô nhiễm không khí nước
thi công và công trình phụ - xua đuổi hệ động vật cạn
trợ

Gia đoạn thi công ( tác động từ các công trình thi công
Cơ sở gia công gỗ

Rác thải sản xuất
Bụi tiếng ồn

- ô nhiễm môi trường
không khí xung quanh
- ô nhiễm chất lượng nước
sông do rác thải.

Bảo trì sửa chữa cơ khí, xe
máy,

Dầu nhớt thải

Ô nhiễm nguồn nước ngầm

Xưởng gia công thép

Bụi


Ô nhiễm mt không khí,
nước

Rác thải sản xuất
Kho chứa nguyên vật liệu

Tập trng nhiều nguyên vật
liệu dễ bắt cháy, dễ gây ra
sự cố ảnh hưởng

Gây khả năng cháy nổ

Khu nhà ở sinh hoạt của
công nhân

Rác thải sinh hoạt

Ô nhiễm mt nước ngâmf

Nước thải sinh hoạt

Chất thải rắn

Đắp bỏ lớp đất mỏ đá, khai
thác bằng mìn để làm mặt
bằng

- dư lượng thuốc bảo vệ
trong đất


Ô nhiễm mt đất

ảnh hưởng đến sức khỏe,
tác động xấu đến mt sống
của con người.

Tai nạn lao động

- hàm lượng chất độc có
trong đất cao

b. Giai đoạn tích nước vào hồ và vận hành
Công việc

Tác nhân ô nhiễm

Tác động tiềm tàng

Tích nước vào hồ,vận hành
phát điện

Thay đổi chế độ thủy văn
của lưu vực đặc biệt là
vùng hạ lưu

- thay đổi cảnh quan
- giảm dòng chảy lũ, gia
tăng dòng chảy kiệt
- cản trợ sự di cư của các

loại thủy sinh tử hạ lưu lên
và ngược lại
- cản trợ sự di chuyển của


các loài động vật
- tác động đến chế độ vi
khí hậu
- tác động đến sức khỏe
khu vực cộng đồng
- thay đổi cơ cấu sử dụng
đất
- tác động đến quá trình bồi
lắng xói ở hạ lưu
Sự cố môi trường

Vỡ đập

Gây ngập lụt khu vực hạ
lưu công trình

Câu 7: Tác động của nhà máy điện hạt nhân đến môi trường
 Tác động của việc khai thác mỏ uranium
-

Trong quá trình khai thác bằng cách cổ điển ở mỏ lộ thiên hoặc các mỏ ngầm hàng
triệu lít nước ô nhiễm bơm từ mỏ vào sông rạch, khiến lớp trầm tích ngày càng
nhiều chất phóng xạ hơn.

-


Bụi phóng xạ và khí radon thổi ra ngoài làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi
cho người dân sống gần đó

-

Đá thải chất thành gò lớn có độ phóng xạ cao hơn các loại đá bình thường, kể cả
khi mỏ đã ngừng hoạt động gò đá thải vấn là mối đe dọa đối với môi trường và các
khu dân cư lân cận.

-

Trong quá trình thủy luyện nguy cơ lớn nhất ở khâu này là bụi phóng xạ, quặng
thải chứa nhiều chất độc như kim loại nặng ,asen…. Phải sau mấy trăm ngàn năm
lượng phóng xạ và sự phát sinh khí radon mới giảm đáng kể

-

Nước rỉ chứa asen, urani… đặc biệt nguy hiểm trong môi trường axit vì các đồng
vị phóng ở dạng cơ động hơn bình thường, làm ô nhiễm cả nước ngầm và bề mặt.

 Tác động của chất thải hạt nhân:
-

Chất thải phóng xạ hiện là một vấn đề chưa đc giải quyết triệt để gây nên ô nhiễm
nặng nề nhất và đẻ lại cho nhiều thế hệ tương lai 1 loại rác thải nguy hại vô cùng.
Sau 3 năm sử dụng, các thanh nhiên liệu đã cháy đc coi là chất thải hoạt độ cao.
Tại nhiều nước các chất thanh nhiên liệu này đc lưu giữ tại nhà máy (thờ hạn có
thể đến 50 năm) rồi đc vận chuyển đến địa điểm lưu trữ lâu dài.


-

Theo tính toán, tất cả công doạn sản xuất điện nguyên tử đều thải chất phóng xạ
độc hại, trong đó bao gồm uranium 95% và plutonium 1% có thể tái sử dụng còn
4% chất thải hạt nhân còn lại k thể tái sử dụng. Trung bình 1 tổ máy điện hạt nhân
có công suất là 1000 MW, hàng năm thải ra 30-50 m3 chất thảo phóng xạ và 30
triệu tấn nhiên liệu đã cháy.


-

Các sự cố nổ nhà máy điện hạt nhân gây ra những hậu quả nặng nề cho con ng và
xã hội, phá hủy hết khu vực nhà máy và dân cư lân cận. nguy hiểm tiềm tàng đến
nay có vài ngàn trẻ em phải mổ tuyến giáp trạng, mắc bệnh bạch huyết, ung thư và
dị tật bẩm sinh. Hậu quả tàn khốc của nhà máy sau 20 năm vãn âm thầm tiếp diễn.

VD: tại Mỹ tháng 3/1979 một sự cố lớn xảy ra tại lò Three Mile Island cách không xa
thành phố Harrisburg. Tim nhà máy điện hạt nhân công suất 900 MW bị thiệt hại,
nhiệt độ tăng vọt hơn 1800oC làm phát tán phóng xạ. nguyên nhân chính là lỗi của
công nhân vận hành, không thực hiện đúng các quy cách hướng dẫn.
STT

Chất thải rắn

Nước thải

Khí thải

I


Nguồn tác động có liên
quan đến nguồn thải
Trong giai đoạn xây dựng

- Bụi sinh ra từ quá trình san
gạt mặt bằng, đào đắp
- Vận chuyển nguyên vật
liệu

Từ hoạt động sinh hoạt của
cán bộ công nhân làm việc tại
Nhà máy. Thành phần ô
nhiễm chính là: cặn lơ lửng
(TSS), các chất dinh dưỡng
{N (tổng nitơ), P (tổng
Phospho), NO3-, BOD5,...}.
Phát sinh trên mặt bằng Nhà
máy, có thành phần chủ yếu
là đất đá, rác thải.
Phát sinh từ các hoạt động
sinh hoạt của cán bộ công
nhân viên xây dựng nhà máy.
CTR sinh hoạt với thành phần
chủ yếu là: chất hữu cơ, giấy
các loại, vỏ hộp.
Do hoạt động xây dựng của
công trình bao gồm: gạch, đá
CTNH chủ yếu là bóng đèn
huỳnh quang hỏng, dầu thải,
giẻ lau dính dầu mỡ,....


Nguồn tác động không
liên quan đến chất thải

Đối tượng bị tác
động

- Môi trường không
khí
- Tác động đến sức
khỏe của con người
gây bệnh cho hệ hô
hấp, da mắt, phổi

- Ô nhiễm nước mặt,
ngầm
- Ô nhiễm đất
- Tiếng ồn, rung do vận - Ảnh hưởng đến sức
hành máy móc thi công, khỏe con người
phương tiện vận chuyển
- Tình hình an ninh trật
tự, an toàn giao thông

- Ô nhiễm nước mặt,
nước ngầm, đất,
không khí
- Gây mất mỹ quan
khu vực.



Nguồn tác động có liên
quan đến nguồn thải

II

Trong giai đoạn vận hành

Chất thải rắn

Nước thải

Khí thải

STT

- Khí nhiễm phóng xạ
- Khí thải máy phát điện

Nước thải sinh hoạt: do hoạt
động của cán bộ công nhân
viên làm việc tại nhà máy,
nước làm mát
Chất thải rắn sinh hoạt: do
hoạt động của cán bộ công
nhân hoạt động trong nhà
máy
Chất thải rắn công nghiệp
thông thường
Chất thải nguy hại: Dầu mỡ,
giẻ lau dính dầu....


Nguồn tác động không
liên quan đến chất thải

Đối tượng bị tác
động

- Ô nhiễm môi trường
không khí
- Sức khỏe người lao
động
- Gây mất mỹ quan
- Tiếng ồn, rung từ việc khu vực.
hoạt động máy móc, vận
- Ô nhiễm nước mặt,
chuyển than
nước ngầm, đất
- Tiếng ồn và độ rung
Ảnh hưởng đến sức
do hoạt động nổ mìn,
khỏe con người
thiết bị sàng, phương
tiện vận chuyển(băng
- Ô nhiễm nước mặt,
tải) thiết bị xúc, đánh
nước ngầm, đất
đống
- Gây mất mỹ quan
- Tình hình an toàn giao
khu vực nếu không

thông
được thu gom
- Sức khỏe người lao
động

Câu 8: hoạt động nào có tác động đến môi trường chủ yếu? tại sao?
Trong các hoạt dộng của nhà máy thủy điện, nhà máy nhệt điện, nhà máy điện hạt
nhân thì hoạt động do nhà máy nhiệt điện có tác động chủ yếu đến môi trường.
Vì khi nhà máy xây dựng và hoạt động sẽ gây Các tác động chính là:
- Tác động từ việc di dời và tái định cư các khu dân cư;
- Tác động do phát sinh khí thải làm gia tăng cao hiện tượng hiệu ứng nhà kính, nóng lên
toàn cầu và mưa axit
- Tác động do phát sinh nước thải (nước thải sinh hoạt, sản xuất và nước làm mát);
- Tác động do phát sinh chất thải rắn (chất thải rắn sinh hoạt, tro xỉ từ nhà máy);
- Tác động của nhiệt dư lên môi
trường nước.

Câu 9.Các giải pháp về năng lượng hạn chế tác động trong hoạt động giao thông ở
Việt Nam


Giao thông vận tải sử dụng năng lượng hiệu quả cần phải được khuyến khích phát triển trên ba
cấp độ khác nhau. Viễn cảnh thành công trong việc sử dụng năng lượng hiệu quả, áp dụng trên
phương tiện cá nhân (hiệu quả phương
tiện), trên các chuyến đi (hiệu quả giao thông) và trên toàn bộ hệ thống giao thông (hiệu quả
hệ thống) là rất có tiềm năng.Tương ứng với ba cấp độ hiệu quả năng lượng trong vận chuyển,
ba chiến lược cơ bản được đưa ra nhằm nâng
cao hiệu quả năng lượng:
- Tránh các hoạt động vận tải tăng cường và giảm nhu cầu hiện tại đối với giao thông vận tải
- Chuyển sang sử dụng các phương thức giao thông hiệu quả

- Cải thiện các phương tiện đi lại và nhiên liệu được sử dụng
Hiệu quả năng lượng Nhiều và tiết kiệm
hơn

Hiệu quả hệ
thống

Tổ chức hoạt động sử dụng
đất và các hoạt động kinh tế
xã hội theo cách mà nhu cầu
về giao thông vận tải và nhiên
liệu được giảm thiểu

Giảm hoặc tránh đi lại, hay làm
giảm hoặc tránh nhu cầu đi lại.

Tránh/ Giảm thiểu

Hiệu quả giao thông

Sử dụng các phương thức vận tải
có hiệu quả năng lượng cao, ví dụ
như phương tiện vận tải không
động cơ và phương tiện giao thông
công cộng, nhằm làm giảm lượng
tiêu thụ nhiên liệu trên mỗi
chuyến đi

Chuyển dịch sang các phương thức
sử dụng năng lượng hiệu quả hơn


Chuyển dịch

Hiệu quả phương
tiện

Tiêu thụ năng lượng 1 phương
tiện 1km càng ít càng tốt bằng
cách sử dụng công nghệ tiên
tiến và sử dụng nhiên liệu, tối
ưu hóa hiệu suất hoạt động của
phương tiện

Cải thiện mức độ hiệu quả thông
qua áp dụng công nghệ về phương
tiện giao thông

Cải thiện


a.Hiệu quả hệ thống-chiến lược tránh hoặc giảm
Cấu trúc cơ sở hạ tầng và cấu trúc thành phố có thể ảnh hưởng đến nhu cầu vận tải.Năng lượng
tiêu thụ bình quân đầu người tăng tương ứng với
sự giảm mật độ thành phố
Giảm lưu lượng giao thông là yếu tố quan trọng trong việc làm tăng hiệu quả năng lượng. Do
đó, quy hoạch sử dụng đất nên tối ưu hóa diện tích, sắp xếp hợp lý cấu trúc định cư và cấu trúc
sản xuất để làm giảm khoảng cách đi lại. Cấu trúcđô thị với mật độ dày đặc, phối hợp sử dụng
đất đai thích hợp là
rất cần thiết để xây dựng hệ thống hiệu quả cao, bởi nó làm cho khoảng cách đi lại ngắn hơn và
làm chuyển dịch nhu cầu sử dụng các phương thức vận tải đường bộ (chiếm phần lớn không

gian) sang các phương thức vận tải hiệu quả hơn như xe đạp, đi bộ và sử dụng phương tiện
giao thông công cộng.
Dọc các trục đô thị, cần tích hợp giao thông công cộng, phi cơ giới và quy hoạch sử dụng đất
tập trung hành khách cho giao thông công cộng. Cụ thể, cần tăng mật độ nhà ở và văn phòng,
bố trí các tuyến metro, xe buýt nhanh ở giữa, đường cho xe ôtô và xe buýt thường ở hai bên.
b Hiệu quả giao thông – Chiến lược chuyển giao
Biện pháp tốt để nâng cao hiệu quả năng lượng là để khuyến khích người tham
gia giao thông hoặc chủ hàng sử dụng các hình thức giao thông vận tải hiệu quả hơn, chẳng
hạn như các phương tiện giao thông công cộng và xe không có động cơ.
-Việc sử dụng các phương tiện vận tải động cơ cần được hạn chế, trong khi mức sử dụng các
hình thức vận tải công cộng và không có động cơ cần tăng lên. Đặc biệt là tại các khu vực đô
thị, hầu hết khoảng cách mỗi lần giao thông đi lại là dưới 5 km. Có một loạt các biện pháp có
thể được thực hiện để khuyến khích
công dân đi lại bằng xe đạp hoặc đi bộ, như vậy có thể tránh được việc tiêu thụ nhiên liệu
không cần thiết. Đối với những chuyến đi dài, các phương tiện giao thông công cộng có thể
thay thế tốt cho ô tô. Tăng mức sử dụng phương tiện giao thông công cộng sẽ dẫn đến tăng tỷ
lệ dùng xe buýt và tàu hỏa, từ đó làm tăng hiệu quả năng lượng của các phương tiện này
-Vận chuyển hàng hóa đường sắt mang lại hiệu quả năng lượng tốt bởi yếu tố tải trọng cao,
tính linh hoạt tốt, và mức sử dụng được hạn chế.
Cần khuyến khích phát triển giao thông công cộng xe đạp điện, xe máy điện góp phần bảo vệ
môi trường thông qua cải tiến công nghệ, và siết chặt các tiêu chuẩn khí thải
c.Hiệu quả phương tiện – cải thiện chiến lược
Làm giảm mức tiêu thụ nhiên liệu của phương tiện theo km sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng năng
lượng.
Các phương pháp có thể được nhóm thành 3 loại:
+Cải thiện các phương tiện hiện có


+Quan niệm về nhiên liệu mới
+Phát triển các quan niệm về xe hơi mới.

Chiến lược cải thiện không chỉ mang lại hiệu quả đối với các phương tiện cá nhân, mà còn
đối với các phương tiện công công và phương tiện chở hàng hóa. Các
biện pháp cụ thể cho ô tô chở hành khách bao gồm việc sử dụng vật liệu nhẹ, cắt giảm biên
chế (cắt giảmkhối lượng của động cơ và kích thước của xe) và hoặc sử dụng động cơ xăng
điện. Kết hợp các biện pháp này có thể giảm thiểu đáng kể mức độ tiêu thụ năng lượng so với
một xe chở hành khách bình thường. So sánh các loại xe khác nhau với kích thước khác nhau,
mức độ tiêu thụ năng lượng có thể dao động tới 20%, càng nhấn mạnh hơn những lợi ích tiềm
năng mà công nghệ phương tiện vận tải có thể đem lại.

Câu 10.Công nghiệp sinh thái với bảo vệ môi trường
1.Phát thải bằng 0
Khái niệm:
+ Nhằm loại trừ thay vì quản lí chất thải
+Bao hàm cả những giải pháp cuối đường ống với những khuyến khích chuyển đổi chất thải
theo hướng tái sinh và tái tạo tài nguyên
+Một học thuyết thiết kế chỉ dẫn việc loại trừ chất thải tại nguồn và tất cả những điểm khác
trong dây chuyền cung ứng(thiết kế vì môi trường)
+Dựa trên nguyên lí tái thiết kế hệ thống công nghiêp một chiều hiện tại thành hệ thống khép
kín mô phỏng theo những chu trình tự nhiên hoàn hảo
b.Sơ đồ input-ouput thể hiện tính chất chiến lược PTBK (Phát thải bằng không)


c.Lợi ích
-Tiết kiệm chi phí
-Tiến triển/tiến bộ nhanh hơn
-Hỗ trợ tính bền vững
-Cải thiện dòng vật chất
-So sánh hệ thống công nghệ hiện hữu và hệ thống công nghiệp ko chất thải



d.Phương pháp tiếp cận PTBK
-Sản xuất sạch hơn và hiệu suất sinh thái
-Công sinh công nghiệp,sinh thái công nghiệp và nhóm công nghiệp
-Thiết kế sản phẩm-dịch vụ và thay đổi hành vi người tiêu dùng theo hướng mang tính
sinh thái
-Tận dụng và tái chế
-Hệ thống sinh học tích hợp
-Tài nguyên từ nguồn có thể tái tạo
-Hóa học xanh
2.Thiết kế vì môi trường
a.Khái niệm
-TKVMT là 1 sự tích hợp có hệ thống những xem xét về khía cạnh môi trường vào công
tác thiết kế sản phẩm và quá trình
-Cung cấp một quan điểm mới với những chú trọng vào sản phẩm và hoạt động kinh
doanh
-Đẩy mạnh việc giảm thiểu sự cố đến sức khỏe con người và môi trường thông qua việc
phòng ngừa ô nhiễm
-Cung cấp cơ cấu tổ chức tạo đk tích hợp nhiều phương cách hướng tới PTBV như
STCN,SXSH…


b.Lợi ích
-Cải tiến tăng cường
-Tăng cường khả năng cạnh tranh,gia tăng lợi nhuận và thu hút khách hàng
-Gia tăng lợi nhuận,giảm tác động đến môi trường và các khoản chi trả
-Hình thành quan điểm hệ thống
Thiết kế môi trường và PTBV

c.Các phương pháp tiếp cận Thiết kế vi môi trường
-Đánh giá sự thay thế các công nghệ sach hơn

-Sự kết hợp hệ thống quản lý môi trường tích hợp IEMS
-Đánh giá vòng đời sản phẩm-LCAs
-Xanh hóa dây chuyền cung ứng
Đánh giá vòng đời sản phẩm theo phương thức công nghiệp


×