BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
NGUYỄN THỊ THU THẢO
HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ CÁC
KHOẢN CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC CỦA CÁC UBND XÃ TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN DƯƠNG MINH CHÂU TỈNH TÂY
NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số ngành: 60340301
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 05 năm 2018
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS HÀ XUÂN THẠCH
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 06 tháng 05 năm 2018
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)
Họ và tên
TT
Chức danh Hội đồng
1
PGS. TS Phạm Văn Dược
2
PGS.TS Nguyễn Quyết Thắng
Phản biện 1
3
TS. Huỳnh Tấn Dũng
Phản biện 2
4
PGS. TS Huỳnh Đức Lộng
5
PGS.TS Trần Văn Tùng
Chủ tịch
Ủy viên
Ủy viên, Thư ký
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn
PGS.TS Phạm Văn Dược
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày 17
tháng 03
năm 2018
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Thị Thu Thảo. Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 12/05/1990.
Nơi sinh: Tây Ninh
Chuyên ngành: Kế toán.
MSHV: 1641850023
I - Tên đề tài:
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ các khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước
của các UBND xã trên địa bàn huyện Dương Minh Châu tỉnh Tây Ninh
II - Nhiệm vụ và nội dung:
1– Nhiệm vụ:
.Nghiên cứu tổng quan về kiểm soát nội bộ khu vực công; đánh giá thực trạng
kiểm soát nội bộ các khoản chi thường xuyên ngân sách tại các UBND xã của
huyện Dương Minh Châu từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ các
khoản chi thường xuyên ngân sách tại các UBND xã của huyện Dương Minh
Châu.
2 – Nội dung: Kết cấu Luận văn gồm 5 chương, bao gồm:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu đã công bố
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện luận văn
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn Thạc sĩ này, ngoài sự nỗ lực nghiêm túc của bản thân,
trong quá trình học tập và nghiên cứu, tôi luôn nhận được sụ hỗ trợ, giúp đỡ tận tình
của của các giảng viên, chuyên gia và đồng nghiệp.
Trước hết, tôi xin cảm ơn Quý thầy cô trường đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh
đã truyền đạt những kiến thức vô cùng quý báu trong thời gian tôi được học tập,
nghiên cứu tại trường. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Hà
Xuân Thạch đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành
luận văn này.
Ngoài ra, trong quá trình học tập và nghiên cứu tôi còn nhận được sự quan tâm, góp
ý của các cán bộ, công chức ban tài chính của các UBND xã thuộc huyện Dương
Minh Châu, sự hỗ trợ của đồng nghiệp, bạn bè, người thân.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các Quý Thầy cô trong hội đồng chấm luận
văn đã đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn thiện hơn.
Học viên thực hiện luận văn
iii
TÓM TẮT
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và
thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
quyết định để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Do đó,
việc kiểm soát nội bộ các khoản chi tại đơn vị sử dụng ngân sách đóng vai trò quan
trọng, đảm bảo thực hiện chi đúng quy định của nhà nước về tiêu chuẩn, định mức
và tránh thất thoát, lãng phí ngân sách.
Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, ngân
sách nhà nước cấp xã (ngân sách xã) là một phần của ngân sách địa phương. Ngân
sách xã tương đối phức tạp hơn so với những cấp ngấn sách khác vì cơ cấu tổ chức
của xã bao gồm nhiều ban, mỗi ban có hoạt động chuyên môn khác nhau, do đó, hệ
thống kiểm soát nội bộ của các đơn vị này phải chặt chẽ mới có thể kiểm soát các
khoản chi được sử dụng đúng quy định.
Trong bài nghiên cứu này, tác giả nghiên cứu cơ sở lý thuyết về hệ thống kiểm soát
nội bộ, phân tích thực trạng kiểm soát nội bộ tại các UBND xã của huyện Dương
Minh Châu. Tác giả sử dụng phương pháp quan sát, phương pháp khảo sát và
phương pháp phỏng vấn sâu để làm rõ vấn đề về kiểm soát nội bộ các khoản chi
thường xuyên của các UBND xã. Sau đó, từ các kết quả nghiên cứu, tác giả đã đưa
ra các giải pháp hoàn thiện và kiến nghị để nâng cao hiện quả kiểm soát nội bộ các
khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại các UBND xã trên địa bàn huyện
Dương Minh Châu.
iv
ABSTRACT
State budget includes all revenues and expenditures which are estimated and
implemented in a certain period of time, decided by the competent State agency in
order to ensure the performance of the functions and tasks of government.
Therefore, the internal control of expenditures is very important , ensuring that the
expenditures comply with regulations on standards and norms, and avoiding losses
and budget wastes.
State budget includes central and local budgets, state budget in ward (ward budget)
is a part of local budget. Ward budgets are very complex because the organizational
structure of the ward consists of different committees, each with different
professional activities, so the internal control system must be strictly controlled to
control expenditures used properly.
In this research, the author examines the theory of the internal control system,
analyzes the situation of internal control in Ward People's Committee of Duong
Minh Chau District. The author uses observation methods, survey methods and indepth interviewing methods to clarify the issue of internal control of recurrent
expenditures by Ward People's Committee. Then, from the research results, the
author has come up with complete solutions and recommendations to improve the
internal control of state budget regular expenditures at the Ward People's
Committee in Duong Minh Chau district.
v
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1. Đặt vấn đề .........................................................................................................1
2. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................1
3. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................2
4. Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................2
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................3
6. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................3
7. Đóng góp mới của nghiên cứu ..........................................................................3
8. Bố cục của luận văn ..........................................................................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ..........................5
1.1 Các nghiên cứu trong nước ................................................................................5
1.2 Các nghiên cứu nước ngoài. .............................................................................6
1.3 Nhận xét và xác định khe hổng nghiên cứu. ......................................................8
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ............................................................................................10
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .........................................................................11
2.1 Tổng quan về kiểm soát nội bộ. .......................................................................11
2.1.1 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của kiểm soát nội bộ (KSNB) ...11
2.1.2 Định nghĩa và mục tiêu của kiểm soát nội bộ. ..........................................13
2.2 Hệ thống kiểm soát nội bộ khu vực công. .......................................................15
2.2.2 Nhiệm vụ và ý nghĩa của kiểm soát nội bộ khu vực công. .......................16
2.2.2.1 Nhiệm vụ KSNB trong một tổ chức hành chính công. .......................16
2.2.2.2 Ý nghĩa của KSNB khu vực công. ......................................................17
2.2.3 Nội dung cơ bản của kiểm soát nội bộ khu vực công. ..............................18
2.2.3.1 Môi trường kiểm soát. .........................................................................18
2.2.3.2 Đánh giá rủi ro. ...................................................................................19
2.2.3.3 Hoạt động kiểm soát. ..........................................................................20
2.2.3.4 Thông tin và truyền thông. ..................................................................23
vi
2.2.3.5 Giám sát. .............................................................................................24
2.3 Tổng quan về chi thường xuyên ngân sách nhà nước của các UBND xã. ......25
2.3.1 Khái quát về Ngân sách nhà nước .............................................................25
2.3.2 Khái niệm và phân loại chi NSNN. ...........................................................26
2.3.2.1 Khái niệm về chi NSNN. ....................................................................26
2.3.2.2 Phân loại chi NSNN ............................................................................26
2.3.3 Khái niệm về Ủy ban nhân dân xã. ...........................................................28
2.3.3.1 Cơ cấu, tổ chức của UBND xã. ...........................................................28
2.3.3.2 Các khoản chi thường xuyên của Ủy ban nhân dân xã. ......................29
2.3.3.3 Quy trình quản lý chi ngân sách xã. ....................................................31
2.4 Đặc điểm chi thường xuyên ngân sách UBND xã tác động đến việc thiết lập
hệ thống KSNB ......................................................................................................35
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................................38
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................39
3.1 Thiết kế nghiên cứu .........................................................................................39
3.1.1 Phương pháp nghiên cứu chung ................................................................39
3.1.2 Quy trình nghiên cứu .................................................................................40
3.2 Phương pháp quan sát. .....................................................................................41
3.3 Phương pháp khảo sát ......................................................................................43
3.3.1 Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát. ..............................................................43
3.3.2 Kích thước mẫu khảo mẫu sát. ..................................................................44
3.3.3 Cách thức khảo sát và xử lý dữ liệu ..........................................................44
3.4 Phương pháp phỏng vấn sâu. ...........................................................................45
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................................47
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ....................................48
4.1 Giới thiệu tổng quát về địa bàn nghiên cứu. ....................................................48
4.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của huyện Dương Minh Châu. ..............48
4.1.2 Đặc điểm của chi thường xuyên NSNN tại các UBND xã .......................49
4.2 Đánh giá thực trạng KSNB chi thường xuyên NSNN của các UBND xã trên
địa bàn huyện Dương Minh Châu thông qua dữ liệu thứ cấp................................50
vii
4.2.1 Đánh giá cơ cấu hành chính tác động đến KSNB chi thường xuyên của
các UBND xã ......................................................................................................50
4.2.2 Đánh giá các hệ thống văn bản quy định về chi thường xuyên tại các
UBND xã. ...........................................................................................................51
4.2.3 Đánh giá dữ liệu chi thường xuyên của các UBND xã từ năm 2014 đến
năm 2016. ...........................................................................................................53
4.2.3.1 Các khoản chi thường xuyên của các UBND xã ................................53
4.2.3.2 Những khoản chi sai, chi vượt của các UBND xã ..............................56
4.3 Thực trạng kiểm soát nội bộ các khoản chi thường xuyên NSNN của các
UBND xã theo dữ liệu sơ cấp ................................................................................58
4.3.1 Môi trường kiểm soát ................................................................................58
4.3.2 Đánh giá rủi ro ...........................................................................................68
4.3.3 Hoạt động kiểm soát ..................................................................................71
4.3.4 Thông tin và truyền thông .........................................................................74
4.3.5 Giám sát .....................................................................................................77
4.4 Đánh giá kết quả nghiên cứu. ..........................................................................80
4.4.1 Về môi trường kiểm soát ...........................................................................80
4.4.2 Về đánh giá rủi ro ......................................................................................82
4.4.3 Về hoạt động kiểm soát .............................................................................83
4.4.4 Về thông tin và truyền thông .....................................................................84
4.4.5 Về giám sát ................................................................................................84
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................................87
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ CÁC KHOẢN
CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA CÁC UBND XÃ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DƯƠNG MINH CHÂU TỈNH TÂY NINH. ................88
5.1 Quan điểm hoàn thiện. .....................................................................................88
5.2 Các giải pháp hoàn thiện..................................................................................89
5.2.1 Hoàn thiện môi trường kiểm soát. .............................................................89
5.2.2 Hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro ..........................................................91
5.2.3 Hoàn thiện hoạt động kiểm soát. ...............................................................93
5.2.4 Hoàn thiện thông tin và truyền thông. .......................................................96
viii
5.2.5 Hoàn thiện hoạt động giám sát ..................................................................97
5.2.6 Hoàn thiện quy trình kiểm soát chi thường xuyên tại các UBND xã........99
5.3 Kiến nghị hỗ trợ .............................................................................................101
5.3.1 Kiến nghị với Sở Tài chính tỉnh Tây Ninh ..............................................101
5.3.2 Kiến nghị với Phòng tài chính - Kế hoạch huyện Dương Minh Châu ....101
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ..........................................................................................103
KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................104
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................105
PHỤ LỤC ......................................................................................................................
ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT
AAA
CBCC
NGHĨA TIẾNG ANH/ TIẾNG VIỆT
American Accounting Association (Hiệp hội kế
toán Hoa kỳ )
Cán bộ công chức
The Committee of Sponsoring Organizations of the
COSO
Treadway Commission (Hội đồng các tổ chức hỗ trợ
thuộc Uỷ ban Treadway)
FEI
HDND
IIA
IMA
INTOSAI
Financial Executives Institute (Hiệp hội quản trị
viên tài chính)
Hội đồng nhân dân
Institute of Internal Auditors (Hiệp hội kiểm
toán viên nội bộ)
Institute of Management Accountants (Hiệp hội
Kế toán viên quản trị)
International Organization of Supreme Audit
Institutions
KBNN
Kho bạc Nhà Nước
KSNB
Kiểm soát nội bộ
NSNN
Ngân sách Nhà nước
UBND
Ủy ban nhân dân
x
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3. 1: Bảng thang điểm 5 mức độ Liker ............................................................ 43
Bảng 4. 1: Nội dung chi thường xuyên từ năm 2014 đến năm 2016 ........................ 53
Bảng 4. 2: Số liệu các khoản chi thường xuyên tại các UBND xã năm 2014-2016 . 56
Bảng 4. 3: Số liệu các khoản chi NSNN bị thu hồi ................................................... 57
Bảng 4. 4: Môi trường kiểm soát .............................................................................. 62
Bảng 4. 5: Đánh giá rủi ro ......................................................................................... 68
Bảng 4. 6: Hoạt động kiểm soát ................................................................................ 71
Bảng 4. 7: Thông tin truyền thông ............................................................................ 74
Bảng 4. 8: Giám sát ................................................................................................... 77
xi
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 3. 1: Quy trình nghiên cứu luận văn của tác giả ................................................. 40
Hình 4. 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của UBND xã ........................................................... 50
Biểu đồ 4. 1: Nội dung chi thường xuyên ngân sách xã từ năm 2014 đến 2016 ......... 55
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Ngân sách xã là một bộ phận của ngân sách nhà nước, đây vừa là một cấp ngân sách
vừa đóng vai trò là một đơn vị sử dụng ngân sách. Cơ cấu tổ chức của một UBND
xã có nhiều ban, ngành cùng với nhiều hoạt động khác nhau, vì vậy,việc kiểm soát
các khoản chi ngân sách xã tương đối phức tạp hơn so với những đơn vị sử dụng
ngân sách khác. Trong đó, hệ thống kiểm soát nội bộ đóng vai trò quan trọng trong
việc kiểm tra, giám sát đảm bảo chi đúng quy định, không gây thất thoát, lãng phí
ngân sách nhà nước. Do đó, tôi đã chọn đề tài “ Hoàn thiện kiểm soát nội bộ các
khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước của các UBND xã trên địa bàn
huyện Dương Minh Châu tỉnh Tây Ninh” để nghiên cứu.
2. Tính cấp thiết của đề tài
NSNN là một bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính quốc gia, tác động đến sự
hoạt động và phát triển của toàn bộ nền kinh tế - xã hội. Công tác kiểm soát kiểm
soát nội bộ các khoản chi của các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước đóng vai trò
quan trọng, góp phần không nhỏ trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí,
phòng chống tham nhũng, giúp tăng hiệu quả trong việc sử dụng NSNN.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý các khoản chi thường xuyên tại
các UBND xã vẫn còn bộc lộ những yếu kém. Hoạt động của xã bao gồm nhiều
hoạt động của các ban, ngành, đoàn thể, các hội đặc thù, an ninh, quốc phòng...,
việc kiểm soát nội bộ các khoản chi thường xuyên của các UBND xã tương đối
phức tạp. Hàng năm, phòng thanh tra đã phát hiện nhiều hình thức vi phạm như: hỗ
trợ không đúng chế độ, chi vượt tiêu chuẩn, định mức…
Thực tế mỗi ban ngành đoàn thể trong UBND xã có rất nhiều khoản chi khác
nhau do tính chất công việc của từng ban. Việc kiểm soát chặt chẽ các khoản chi,
đảm bảo nguyên tắc chi đúng quy định, khoản chi nằm trong dự toán là điều hết
sức cần thiết, để làm được điều đó, hệ thống kiểm soát nội bộ đóng vai trò quyết
2
định. Hiện nay kiểm soát nội bộ các khoản chi tại các UBND xã vẫn chưa hoàn
thiện, vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định về quy trình kiểm tra, giám sát.
Từ những lý do nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện kiểm soát nội bộ
các khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước của các UBND xã trên địa
bàn huyện Dương Minh Châu tỉnh Tây Ninh” nhằm mục tiêu tìm ra nguyên nhân
cơ bản của những hạn chế còn tồn tại để khắc phục, góp phần hoàn thiện kiểm soát
nội bô các khoản chi ngân sách nhà nước của các xã ở huyện Dương Minh Châu.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: nghiên cứu thực trạng kiểm soát nội bộ các khoản chi thường
xuyên ngân sách nhà nước của các UBND xã, đề xuất giải pháp hoàn thiện kiểm
soát nội bộ các khoản chi thường xuyên của các UBND xã tại huyện Dương Minh
Châu.
Mục tiêu cụ thể:
-
Phân tích thực trạng và đánh giá hạn chế, nguyên nhân của công tác kiểm
soát nội bộ các khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại các UBND
xã ở huyện Dương Minh Châu.
-
Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát nội bộ các khoản chi
thường xuyên ngân sách nhà nước của các UBND xã ở huyện Dương Minh
Châu.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện nhằm trả lời 2 câu hỏi sau:
-
Thực trạng kiểm soát nội bộ của các khoản chi thường xuyên của các
UBND xã trên địa bàn huyện Dương Minh Châu hiện nay như thế nào?
Những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó là gì?
-
Các giải pháp nào phù hợp để hoàn thiện kiểm soát nội bộ các khoản chi
thường xuyên ngân sách nhà nước tại các UBND xã trên địa bàn huyện
Dương Minh Châu ?
3
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ khu vực công, cụ thể
là kiểm soát nội bộ các khoản chi NSNN ở khu vực hành chính.
Phạm vi nghiên cứu:
-
Phạm vi không gian: tại các UBND xã trên địa bàn huyện Dương Minh
Châu, tỉnh Tây Ninh.
-
Phạm vi về thời gian: từ năm 2014 đến năm 2016.
6. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể như sau:
Phương pháp quan sát: thu thập các dữ liệu cơ sở lý thuyết về kiểm soát nội bộ, các
văn bản quy định về quản lý tài chính tại các UBND xã và thu thập dữ liệu thứ cấp
về hiệu quả kiểm soát nội bộ các khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước của
các UBND xã trên địa bàn huyện Dương Minh Châu tỉnh Tây Ninh.
Phương pháp khảo sát: dùng để thu thập dữ liệu sơ cấp sau đó dùng công cụ thống
kê mô tả để xử lý kết quả thu được từ các bảng khảo sát để phục vụ mục tiêu của đề
tài.
Phương pháp phỏng vấn sâu: phỏng vấn một số ít người có chuyên môn đang làm
việc trong các UBND xã trên địa bàn huyện Dương Minh Châu về kết quả đã
nghiên cứu nhằm đưa ra những giải pháp phù hợp nhất để hoàn thiện mục tiêu.
7. Đóng góp mới của nghiên cứu
Đề tài này có hai đóng góp chủ yếu gồm:
So sánh với các nghiên cứu đã công bố trước đây mà tác giả được tiếp cận, đa số
đều sử dụng phương pháp khảo sát và phân tích các dự liệu sơ cấp, thứ cấp. Trong
bài nghiên cứu của mình, tác giả đã kết hợp cùng phương pháp phỏng vấn sâu để
làm rõ những vấn đề sau:
4
-
Đánh giá thực trạng kiểm soát nội bộ các khoản chi thường xuyên tại các
UBND xã tìm ra những tồn tại và nguyên nhân.
-
Dựa vào kết quả nghiên cứu trên, tôi đề xuất những giải pháp thiết thực để
hoàn thiện kiểm soát nội bộ các khoản chi thường xuyên NSNN tại các
UBND xã trên địa bàn huyện Dương Minh Châu. Từ đó, tránh thất thoát,
lãng phí nguồn NSNN.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 5 chương cơ bản là:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu đã công bố.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5: Giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ các khoản chi thường xuyên
ngân sách nhà nước của các UBND xã trên địa bàn huyện Dương Minh Châu
tỉnh Tây Ninh.
5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ
1.1 Các nghiên cứu trong nước
Hoạt động về kiểm soát nội bộ (KSNB) khu vực công đã được nhiều tác giả
nghiên cứu trên các khía cạnh, lĩnh vực khác nhau. Các nghiên cứu đã được
công bố trong nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu được tác giả thu thập bao
gồm:
Đào Hoàng Liên (2010), “ Hoàn thiện công tác kiểm soát chi Ngân sách Nhà
nước tỉnh Quảng Bình”, luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, trường Đại học
Đà Nẵng. Đề tài đã hệ thống cơ sở lý thuyết về NSNN, kiềm soát chi NSNN.
Đánh giá những tồn tại và hạn chế trong công tác kiểm soát chi NSNN và đưa ra
những giải pháp khắc phục những tồn tại đó và hoàn thiện công tác kiểm soát
chi NSNN ở tỉnh Quảng Bình.
Tạ Xuân Quan (2011), “ Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tình Quảng
Nam”, luận văn thạc sĩ Kinh tế, trường Đại học Đà Nẵng. Đề tài đã phân tích
tình hình quản lý Ngân sách nhà nước ở tỉnh Quảng Nam và chỉ ra các ưu nhược
điểm cũng như nguyên nhân cơ bản trong công tác quản lý ngân sách ở Quảng
Nam. Phương pháp nghiên cứu định tính, phân tích, so sánh dữ liệu từ năm 2007
đến năm 2010. Kết quả nghiên cứu ngoài việc chỉ ra các ưu khuyết điểm và
nguyên nhân của hạn chế, tác giả còn đưa ra những đề xuất giải pháp dựa trên
điều kiện phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Nam.
Diệp Quang Huy (2013), “ Các giải pháp nâng cao kiểm soát nội bộ các khoản
thu NSNN tại KBNN Bình Định”, luận văn Thạc sĩ Kế toán, trường Đại học
Quy Nhơn. Đề tài đã hệ thống cơ sở lý thuyết về kiểm soát nội trong các tổ chức
tài chính công. Đề tài nghiên cứu về kiểm soát nội bộ các khoản thu NSNN,
đánh giá thực tiễn và đưa ra các giải pháp nâng cao hệ thống KSNB các khoản
thu NSNN tại KBNN Bình Định.
6
Đặng Đình Hải (2015), “ Hoàn thiện kiểm soát nội bộ đối với quy trình thanh tra
tại Sở Tài Chính tỉnh Đồng Nai”, luận văn Thạc sĩ kế toán, trường Đại học Lạc
Hồng. Đề tài đã hệ thống cơ sở lý thuyết về KSNB, đặc biệt là KSNB khu vực
công, nghiên cứu quy trình thanh tra tài chính và kiểm soát nội bộ quy trình
thanh tài chính, tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng qua đó đề ra phương
hướng và giải pháp hoàn thiện kiềm soát nội bộ quy trình thanh tra tài chính của
Sở Tài Chính Đồng Nai.
Nguyễn Đức Thọ (2015), “ Đổi mới hoạt động kiểm soát nội bộ về sử dụng ngân
sách, tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính, sự nghiệp thuộc Bộ Tài
Chính”, luận án tiến sĩ kinh tế, Viện nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương. Đề
tài đã hệ thống cơ sở lý thuyết của hoạt động kiểm soát nội bộ về sử dụng ngân
sách, tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp. Với phương pháp
nghiên cứu định tính gồm phân tích, quy nạp, đối chiếu, so sánh dữ liệu từ năm
2006 đến năm 2014. Đề tài đã đánh giá kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân
và những vấn đề đặt ra cần giải quyết đối với hoạt động KSNB về sử dụng ngân
sách của các cơ quan hành chính, sự nghiệp thuộc Bô Tài Chính trong giai đọạn
2006-2014. Đồng thời đề xuất các giải pháp, kiến nghị, xác định lộ trình và điều
kiện để thực hiện thành công giải pháp, kiến nghị đổi mới hoạt động KSNB về
sử dụng ngân sách.
1.2 Các nghiên cứu nước ngoài.
Trên thế giới, các công trình nghiên cứu về KSNB cũng được quan tâm rất lớn,
khung kiểm soát quốc tế về KSNB được ban hành vào năm 1992, chỉnh sửa năm
2004 và cập nhật vào năm 2013 đã đáp ứng được sự phát triển của nền kinh tế
thế giới và xu hướng toàn cầu hóa. Trong phần này, tác giả trình bày một số
công trình nghiên cứu nước ngoài đã công bố có nội dung liên quan đến đề tài
mà tác giả tham khảo để hoàn thiện để tài của mình.
7
Về lĩnh vực chi tiêu công, vào năm 2001, một bài báo của tác giả Stefan Folster
và Magnus Henrekson với tiêu đề Growth effects of government expenditure and
taxation in rich countries được đăng trên tạp chí European Economic Review
với nội dung nghiên cứu về mối quan hệ giữa quy mô bộ máy chính phủ và tăng
trưởng kinh tế ở các nước phát triển. Phương pháp được tác giả sử dụng là
phương pháp định tính, phân tích dữ liệu tài chính từ 1970 đến 1995. Bài báo đã
có được kết luận càng nhiều vấn đề kinh tế được chỉ ra thì càng tác động đến sự
phát triển kinh tế, nếu chi tiêu chính phủ tăng 10% thì tăng trưởng sẽ giảm 0,7%.
Cũng trong năm này, một bài báo liên quan đến chi tiêu công được đăng trên tạp
chí Journal of Policy Modeling của hai tác giả Sanjeev Gupta và Marijin
Verhoeven với tiêu đề The efficiency of government expenditure với nội dung
nghiên cứu đánh giá chi tiêu của chính phủ về vấn đề giáo dục và sức khỏe của
37 quốc gia thuộc châu Phi. Phương pháp được sử dụng là cả phương pháp định
tính và phương pháp định lượng, dữ liệu được lấy từ năm 1984 đến 1995. Kết
quả nghiên cứu cho thấy chi tiêu công cũa các quốc gia ở châu Phi kém hiệu quả
hơn ở châu Âu và châu Á, nhưng đối với thời điểm nghiên cứu nhìn chung chi
tiêu ở các quốc gia châu Phi tương đối hiệu quả.
Năm 2013, bài nghiên cứu Tax decentralization and local government size của
hai tác giả Paolo Liberati và Agnese Sacchi đã đề cập đến sự khác biệt của chính
sách kế toán và nguồn thuế địa phương gồm thuế từ hàng hóa, dịch vụ và thuế
thu nhập góp phần vào việc khuyến khích tăng trưởng và đóng góp cho việc
kiểm soát chi tiêu công ở địa phương. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là
là phương pháp định tính với nền tảng lý thuyết là các lý thuyết về cạnh tranh
liên bang, dữ liệu nghiên cứu được lấy từ năm 1980 đến năm 2004. Kết quả cho
thấy nguồn thu thuế có tác động đến chi tiêu của địa phương, nếu thu nhiều thì
chi tiêu cũng tăng lên và nược lại.
Năm 2013, bài viết của hai tác giả Momi Dahan và Michel Strawczynski được
đang trên tạp chí Journal of Policy Analysis and Management và Public Choice
8
với tiêu đề Fiscal rules and composition bias in oecd Countries đã nghiên cứu
tác động của các chính sách tài chính lên cáu trúc chi tiêu chính phủ. ở các quốc
gia phát triển. Phương pháp được sử dụng là phương pháp nghiên cứu định tính
và định lượng. Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra rằng chính sách tài chính góp
phần vào việc làm giảm các chi tiêu của chính phủ và làm giảm thâm hụt ngân
sách nhà nước trong ngắn hạn và có tác động rõ ràng đến cấu trúc chi tiêu.
Vào năm 2015, trên tạp chí International Business and Management có đăng bài
báo tiêu đề Analysis on the reasons for imperfect promotion of risk-orientied
internal audit in China của hai tác giả Zhang Xuejun và Hou Jiatong, nội dung
nghiên cứu về nguyên nhân của những hạn chế khi áp dụng kiểm toán nội bộ
theo hướng rủi ro ở các công ty tại Trung Quốc. Phương pháp được sử dụng là
phương pháp định tính trong đó tổng hợp, phân tích và so sánh từ nguồn dữ liệu
sơ cấp và dữ liệu thứ cấp để đưa ra những nguyên nhân dẫn đến việc khó triển
khai kiểm toán nội bộ theo hướng rủi ro của các công ty ở Trung Quốc và có
những đề xuất kiến nghị. Nhìn chung, bài viết nhấn mạnh vào tầm quan trọng
của Môi trường kiểm soát thể hiện ở các văn bản quy định , thể hiện quan điểm,
nhận thức của người quản lý là rất quan trọng.
1.3 Nhận xét và xác định khe hổng nghiên cứu.
-
Đánh giá các nghiên cứu đã công bố
Nhìn chung, các nghiên cứu nói về hệ thống kiểm soát nội bộ cả lĩnh vực công
và lĩnh vực tư nhân nhằm kiểm soát ngân sách của đơn vị. Bên cạnh những
nghiên cứu nước ngoài, những nghiên cứu trong nước được nghiên cứu chủ yếu
sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê mô tả, phân tích dữ liệu sơ cấp và thứ
cấp trên cơ sở nền tảng lý thuyết về hệ thống kiểm soát nội bộ. Qua các nghiên
cứu đã công bố, luận văn của tác giả được thực hiện trên cơ sở kế thừa những
nghiên cứu về lý thuyết kiểm soát nội bộ, các thành phần của kiểm soát nội bộ
khu vực công. Đồng thời, các cơ sở lý thuyết về ngân sách nhà nước cũng được
kế thừa và mở rộng giúp tác giả có cơ sở để nghiên cứu thực trạng về kiểm soát
9
nội bộ các khoản chi ngân sách của các UBND xã trên địa bàn huyện Dương
Minh Châu.
-
Khe hổng của nghiên cứu:
Đối với các nghiên cứu đã công bố nước ngoài, tuy các nghiên cứu cũng hướng
về hệ thống kiểm soát nội bộ khu vực công nhưng ở mỗi nước có thể chế khác
nhau, các quy định về pháp luật khác nhau. Mặt khác, các nghiên cứu nước
ngoài thường có quy mô lớn hơn với đối tượng nghiên cứu ở nhiều quốc gia và
thời gian thu thập dữ liệu kéo dài.
Đối với các nghiên cứu trong nước, các nghiên cứu đã cung cấp cho tác giả
những tài liệu tham khảo với phạm vi đối tượng nghiên cứu và thời gian phù hợp
hơn, tuy nhiên, ở mỗi địa phương khác nhau sẽ có đặc thù về kinh tế, xã hội
khác nhau, bên cạnh đó, trình độ quản lý ở mỗi địa phương sẽ không giống
nhau. Mặt khác, cho đến nay, đề tài kiểm soát nội bộ các khoản chi thường
xuyên ngân sách nhà nước tại các UBND xã trên địa bàn huyện Dương Minh
Châu chưa được tác giả nào nghiên cứu cũng như dùng lý thyết INTOSAI làm lý
thuyết nền. Vì thế, đây cũng là khe hẹp nghiên cứu và nguyên nhân mà tác giả
nhận thấy để tiến hành nghiên cứu thực trạng kiểm soát nội bộ các khoản chi
thường xuyên tại các UBND xã ở huyện Dương Minh Châu, đồng thời đề xuất
những giải pháp nhằm giải quyết những nguyên nhân của hạn chế trong hệ thống
KSNB này.
10
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Kiểm soát nội bộ là vấn đề được quan tâm và nghiên cứu ở nhiều khía cạnh và
môi trường khác nhau. Nhìn chung, đối với các nghiên cứu nước ngoài đã giúp
tác giả tiếp cận được phương pháp thực hiện nghiên cứu và có cái nhìn bao quát
về vấn đề nghiên cứu ờ các khía cạnh khác nhau. Những nghiên cứu trong nước
đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về NSNN, về kiểm soát nội bộ có
tính tham khảo rất cao đối với luận văn của tác giả khi nghiên cứu hệ thống
KSNN tại các UBND xã.
Tóm lại, qua phần tổng quan các nghiên cứu trong nước và ngoài nước, tác giả
đã định hình được hướng triển khai thực hiện nghiên cứu của mình. Các nghiên
cứu đã cung cấp cơ sở lý thuyết về NSNN cũng như về hệ thống KSNB ở khu
vực vực công, vì vậy chương này có vai trò quan trọng giúp tác giả có định
hướng tốt để thực hiện và đạt được mục tiêu nghiên cứu của mình.
11
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Tổng quan về kiểm soát nội bộ.
2.1.1 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của kiểm soát nội bộ (KSNB)
Khái niệm kiểm soát nội bộ xuất hiện và được phát triển trong thời gian hơn một thế
kỷ qua. Ban đầu, KSNB được xem là một phương pháp giúp cho kiểm toán viên
độc lập xác định phương pháp hiệu quả nhất trong lập kế hoạch kiểm toán, đến bây
giờ, KSNB được xem là một bộ phận chủ yếu của hệ thống quản lý hữu hiệu.
Vào đầu thế kỷ XX, khái niệm KSNB bắt đầu được sử dụng trong các tài liệu về
kiểm toán. Việc kiểm tra tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh mất nhiều thời gian,
các kiểm toán viên đã dần quan tâm đến KSNB khi họ nhận ra họ có thể kiểm tra
dựa vào hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán bằng cách chỉ cần
chọn mẫu. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, khái niệm KSNB chỉ được xem là biện
pháp nhằm bảo vệ tiền không bị nhân viên biển thủ.
Thuật ngữ kiểm soát nội bộ được đề cập chính thức trong một công bố của Cục Dự
trữ Liên bang Hoa kỳ vào năm 1929. Theo đó, KSNB được định nghĩa như một
công cụ để bảo vệ tiền và các tài sản khác đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động và
đây là một cơ sở để phục vụ cho việc lấy mẫu thử nghiệm của kiểm toán viên.
Trong một công bố của Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa kỳ (AICPA –
American Institute of Certified Public Accountants) năm 1936, KSNB đã được hiểu
rộng hơn với ý nghĩa là “Các biện pháp và cách thức được chấp nhận được thực
hiện trong một tổ chức để bảo vệ tiền và các tài sản khác, cũng như kiểm tra sự
chính xác trong ghi chép sổ sách.” Từ đó, các báo cáo về KSNB ra đời nhiều hơn
bao gồm các hướng dẫn, tiêu chuẩn về KSNB trong các cuộ kiểm toán bởi các tổ
chức Kế toán công và kiểm toán nội bộ Hoa Kỳ như:
Năm 1949, nghiên cứu “ Kiểm soát nội bộ, các nhân tố cấu thành và tầm quan trọng
đối với việc quản trị doanh nghiệp và đối với kiểm toán viên độc lập” của AICPA
đã được công bố. KSNB được định nghĩa là “Cơ cấu tổ chức, các biện pháp và các