Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH TỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (993.16 KB, 29 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KINH TẾ
***

NIÊN LUẬN
ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH TỚI
SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM

Giảng viên hƣớng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Phan Thu
Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Văn Nhân

MSV:

15053627

Lớp:

QH-2015E KTPT

Hà Nội, 2018


MỤC LỤC
GIỚI THIỆU CHUNG ................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................... 1
2. Mục đính nghiên cứu ......................................................................................... 1
3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 1
4. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 2
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 2


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VÀ THỰC TRẠNG .................................................... 3
1.1.

Tổng quan tình hình nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành............... 3

1.2.

Cơ sở lý luận về tác động kinh doanh lữ hành tới sự phát triển kinh tế

Việt Nam..................................................................................................................... 3
1.2.1.

Sự ra đời của hoạt động kinh doanh lữ hành.......................................... 3

1.2.2.

Các khái niệm lữ hành và hoạt động kinh doanh lữ hành ..................... 4

1.2.3.

Phân loại các doanh nghiệp lữ hành ....................................................... 4

1.2.4.

Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp lữa hành ............................. 6

1.2.5.

Các sản phẩm phẩm từ ngành lữ hành ................................................... 6


1.3.

Thực trạng sự phát triển của hoạt động kinh doanh lữ hành Việt Nam ... 8

1.3.1.

Sự phát triển của ngành thông qua doanh thu ....................................... 8

1.3.2.

Cơ cấu liên kết các ngành liên quan gia tăng tốc độ phát triển của hoạt

động kinh doanh lữ hành ..................................................................................... 11
CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ
HÀNH TỚI SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM ................................. 12
2.1.

Xác định đóng góp về kinh tế của kinh doanh lữ hành ............................. 12

2.1.1.

Đóng góp vào GDP ................................................................................. 12

2.1.2.

Đóng góp vào việc làm ........................................................................... 14

2.1.3.

Giá trị xuất khẩu và đầu tƣ từ sản phẩm của kinh doanh lữ hành ... 14



2.1.4.

Những yếu tố khác trong kinh doanh du lịch lữ hành ........................ 15

2.2.

Sự kết hợp các ngành .................................................................................... 16

2.3.

Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức .................................. 17

CHƢƠNG 3. DỰ BÁO TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT CHO
CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH VIỆT
NAM TRONG TƢƠNG LAI ..................................................................................... 20
3.1. Dự báo .............................................................................................................. 20
3.2. Đề xuất.............................................................................................................. 20
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 23


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

WTTC

Tiếng Việt

Tiếng Anh


Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế World Tourism and
giới

Travel Council

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

Gross Domestic Product

ISO

Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn International
hóa

Organization for
Standardization

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Association of
Nam Á

HDV – CTV

Hướng dẫn viên – Cộng tác viên

TCDL


Tổng cục du lịch

VITM

Hội chợ du lịch quốc tế

Southeast Asian Nations

Vietnam International
Travel Mart


DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG
Bảng 1: Kết quả kinh doanh của ngành lữ hành (từ năm 200-2010) ............ 8
Bảng 2: Cơ cấu doanh thu hoạt động lữ hành phân theo thành phần kinh tế
(2010 – 2015) ....................................................................................................... 9
Biểu đồ 1: Thể hiện doanh thu du lịch lữ hành theo thành phần kinh tế (tỷ
đồng) .................................................................................................................. 10
Bảng 3: Tổng sản phẩm trong nƣớc theo giá thực tế (2015 - 2016) ............. 12
Bảng 4: Doanh thu du lịch lữ hành cả nƣớc .................................................. 12
Biểu đồ 2: Doanh thu du lịch lữ hành cả nƣớc .............................................. 13
Biểu đồ 3: tổng sản lƣợng trong nƣớc theo giá thực tế ................................. 13
Biểu đồ 4: Thể hiện phần trăm đóng góp của du lịch lữ hành vào GDP .... 13
Biểu đồ 5: Đóng góp của du lịch và lữ hành vào GDP (2015) ..................... 15


GIỚI THIỆU CHUNG
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, quá trình hội nhập kết nối giao thương phát tiển du lịch đang được

quan tâm và đẩy mạnh phát triển. Du lịch là một nhu cầu không thể thiếu được
trong đời sống kinh tế xã hội và trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia. Hoạt động kinh
doanh lữ hành là đặc thù của ngành du lịch. Mỗi quốc gia muốn phát triển ngành
công nghiệp du lịch không thể thiếu hệ thống các công ty lữ hành hùng mạnh tham
gia hoạt động kinh doanh trên thị trường .
Hơn nữa trong lĩnh vực lữ hành có rất thành phần liên quan: hãng lữ hành và
đại lý du lịch, các công ty vận tải, dịch vụ lưu trú, địa điểm thăm quan, nhà hàng
và dịch vụ phục vụ,... Ngành lữ hành là một kênh kết nối nhiều ngành nhiều lĩnh
vực khác lại để hộ trợ phát tiển một cách tối ưu và hiệu quả.
Năm 2015 là năm thứ 5 liên tục, ngành du lịch và lữ hành có tốc độ tăng trưởng
cao hơn mức tăng trưởng của nền kinh tế thế giới (ở mức 2,8% so với 2,3%), thậm
chí cao hơn so với một số ngành kinh tế chủ yếu như công nghệ chế tạo và bán lẻ.
Trên cơ sở đó, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Tác động của hoạt động kinh
doanh lữ hành tới sự phát triển kinh tế Việt Nam” làm niên luận của mình để đưa
ra cái nhìn cụ thể về vai trò của ngành nhằm thúc đẩy nền kinh tế. Từ đó làm rõ
được điểm mạnh và hạn chế để đề ra chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh lữ
hành một cách hiệu quả trong tương lai.
2. Mục đính nghiên cứu
Dựa vào bối cảnh đã nêu trên cùng những số liệu và báo cáo từ hoạt động kinh
doanh du lịch lữ hành trong năm 2010 – 2016, để phân tích và đánh giá tác động
của ngành lữ hành tới sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam. Đồng thời
đưa ra dự báo tăng trưởng của ngành và những giải pháp hạn chế yếu điểm để đưa
ra chính sách hiệu quả.
3. Phạm vi nghiên cứu
 Hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành

1


 Giới hạn không gian: kinh tế Việt Nam

 Giới hạn thời gian: 2010 - nay
4. Nội dung nghiên cứu
 Nghiên cứu, tìm hiểu về ngành và các hoạt động kinh doanh lữ hành
 Phân tích, đánh giá tác động của hoạt động kinh doanh lữ hành lên nền kinh tế
 Đưa ra dự báo và kiến nghị phát triển tốt hơn cho hoạt động kinh doanh lữ
hành.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin: Sử dụng nguồn dữ liệu chính là dữ liệu thứ cấp;
bao gồm dữ liệu bên trong và dữ liệu bên ngoài.
Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: Sử dụng các phương pháp biểu hiện số
liệu, phương pháp bảng biểu, đồ thị. Phân tích thông tin theo dãy số thời gian.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VÀ THỰC TRẠNG
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu hoạt động kinh doanh lữ hành
Chủ yếu là những bài tiểu luận, niên luận nghiên cứu về ngành du lịch và lữ
hành từ năm 2010 – nay, các số liệu được dùng trong phân tích lấy từ Tổng cục
thống kê và những bài nghiên cứu của Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới
(WTTC),… Những bài nghiên cứu đưa ra cái nhìn tổng quan về ngành du lịch và
lữ hành, chỉ ra được những thuận lợi và giá trị đóng góp của ngành. Tuy nhiên, bài
viết chưa nêu bật được hết tiềm năng phát triển của hoạt động kinh doanh lữ hành.
Bài nghiên cứu xin được bổ sung những nhìn nhận, đánh giá đóng góp sự phát tiển
vào nền kinh tế Việt Nam, nêu bật vai trò phát triển của kinh doanh lữ hành trong
tương lai.
1.2. Cơ sở lý luận về tác động kinh doanh lữ hành tới sự phát triển kinh tế
Việt Nam
1.2.1. Sự ra đời của hoạt động kinh doanh lữ hành
Cách đây gần 2 thế kỷ, Thomas Cook, một nhà du lịch và nhà kinh tế Anh đã

sớm nhìn ra yêu cầu cần có các tổ chức du lịch. Năm 1841 ông đã tổ chức một
chuyến tham quan đặc biệt trên tàu hoả Leicester đến Lafburroy (dài 12 dặm) cho
570 khách đi dự hội nghị. Năm 1942, Thomas Cook tổ chức văn phòng du lịch đầu
tiên có tính chuyên nghiệp ở Anh (và cũng là văn phòng đầu tiên có tính chuyên
nghiệp trên thế giới) với chức năng tổ chức cho công dân Anh đi du lịch khắp nơi.
Ở Việt Nam nhu cầu đi du lịch đã xuất hiện từ thời kỳ phong kiến nhưng chủ
yếu là các chuyến đi của các vua chúa, quan lại. Cho đến ngày 9/7/1960, theo nghị
định 26/CP của Chính Phủ, Tổng cục Du lịch Việt Nam được thành lập (tiền thân
là Công ty Du Lịch Việt Nam) thì hoạt động kinh doanh lữ hành mới thực sự hình
thành, do bị chia cắt và cản trở bởi cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ nên hoạt động kinh doanh lữ hành thời kỳ này cũng chưa phát triển. Khi
đất nước thống nhất do điều kiện kinh tế còn khó khăn, hoạt động kinh doanh lữ
hành cũng chỉ phát triển trong phạm vi quốc gia. Hoạt động kinh doanh lữ hành
mới chỉ thực sự phát triển vào thời kỳ nền kinh tế nước ta chuyển đổi sang nền
kinh tế thị trường (1886). Thị trường kinh doanh lữ hành trở nên sôi động hơn, các
3


doanh nghiệp đa dạng về thành phần sở hữu, về sản phẩm và chất lượng. Cầu lữ
hành cũng phát triển cả ở cầu quốc tế đến và đi.
1.2.2. Các khái niệm lữ hành và hoạt động kinh doanh lữ hành
Lữ hành Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về lữ hành. Trong nội dung
nghiên cứu của đề tài này xin trình bày hai quan niệm:
Theo quan niệm chung “ Lữ hành là sự đi lại di chuyển của con người từ nơi
này đến nơi khác”. Theo cách đề cập này thì hoạt động du lịch bao gồm yếu tố lữ
hành, nhưng không phải tất cả các hoạt động lữ hành đều là du lịch.
Theo quan niệm của Việt nam “Lữ hành chỉ là một lĩnh vực kinh doanh trong
ngành du lịch, lữ hành bao gồm những hoạt động tổ chức, sắp xếp các chương
trình du lịch cho khách”
Du lịch và lữ hành: Là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con

người ra ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình trong khoảng thời gian không
quá 1 năm. Hoạt động kinh tế liên quan đến tất cả các khía cạnh của chuyến đi
được đo lường trong nghiên cứu này.
Doanh nghiệp lữ hành là đơn vị có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập được
thành lập nhằm mục đích sinh lời bằng việc giao dịch ký kết các hợp đồng du lịch
và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch (thông tư
số 715/TCDL ngày 9/7/1994)
1.2.3. Phân loại các doanh nghiệp lữ hành
Có nhiều cách phân loại các công ty lữ hành. Mỗi một quốc gia có một cách
phân loại phù hợp với điều kiện thực tế của hoạt động du lịch. Các tiêu thức thông
thường dùng để phân loại bao gồm: Sản phẩm chủ yếu của công ty lữ hành.
 Phạm vi hoạt động của công ty lữ hành.
 Quy mô và phương thức hoạt động của công ty lữ hành.
 Quan hệ của công ty lữ hành với khách du lịch.
 Quy định của các cơ quan quản lý du lịch.

4


Hiện nay cách phân loại chủ yếu đối với các công ty lữ hành được áp dụng tại
hầu hết các nước trên thế giới được thể hiện trên sơ đồ:

Công ty lữ hành
Công ty lữ
hành quốc
tế

Công ty lữ hành
Đại lý du lịch


Công ty du lịch
Công ty lữ
hành nội
địa

Đại lý
du
lịch
bán
buôn

Đại lý
du
lịch
bán lẻ

Công
ty lữ
hành
gửi
khách

Điểm
bán
độc
lập

5

Công

ty lữ
hành
nhận
khách

Công
ty lữ
hành
tổng
hợp


1.2.4. Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp lữa hành
 Chức năng của doanh nghiệp lữ hành
Trong lĩnh vực hoạt động của mình doanh nghiệp lữ hành thực hiện chức năng
môi giới các dịch vụ trung gian, tổ chức sản xuất các chương trình du lịch và khai
thác các chương trình du lịch khác. Với chức năng này doanh nghiệp lữ hành là
cầu nối giữa cung và cầu du lịch, giữa khách du lịch và các nhà cung ứng cơ bản
của hoạt động lữ hành được qui định bởi đặc trưng của sản phẩm du lịch và kinh
doanh du lịch. Còn với chức năng sản xuất, doanh nghiệp lữ hành thực hiện xây
dựng các chương trình du lịch trọn gói phục vụ nhu cầu của khách. Ngoài hai chức
năng trên, doanh nghiệp lữ hành còn khai thác các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của
khách như các dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển.
 Nhiệm vụ của doanh nghiệp lữ hành
Từ các chức năng trên, doanh nghiệp lữ hành thực hiện các nhiệm vụ quan
trọng là tổ chức các hoạt động trung gian và tổ chức các chương trình du lịch trọn
gói, trực tiếp tổ chức các chương trình du lịch trọn gói cho khách:
- Tổ chức các hoạt động trung gian, bán và tiêu thụ các sản phẩm của nhà cung cấp
dịch vụ du lịch. Hệ thống các điểm bán, các đại lý du lịch tạo thành mạng lưới
phân phối sản phẩm của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch. Trên cơ sở đó rút ngắn

hoặc xoá bỏ khoảng cách giữa khách du lịch và các cơ sở kinh doanh du lịch.
- Tổ chức các chương trình du lịch trọn gói, các chương trình này nhằm liên kết
các sản phẩm du lịch như vận chuyển, lưu trú, vui chơi giải trí... thành một sản
phẩm thống nhất hoàn hảo đáp ứng mọi nhu cầu của khách du lịch. Các chương
trình du lịch sẽ xoá bỏ những khó khăn, lo ngại của khách du lịch, đồng thời tạo
cho họ sự an tâm tin tưởng vào sự thành công của chuyến du lịch.
- Tổ chức cung cấp các dịch vụ đơn lẻ cho khách trên hệ thống cơ sở vật chất kỹ
thuật hiện có để đảm bảo phục vụ tất cả các nhu cầu của khách từ khâu đầu tiên tới
khâu cuối cùng.
1.2.5. Các sản phẩm phẩm từ ngành lữ hành

6


Sự đa dạng trong hoạt động lữ hành du lịch là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự
phong phú, đa dạng của các sản phẩm cung ứng của công ty lữ hành. Căn cứ vào
tính chất và nội dung, có thể chia các sản phẩm của công ty lữ hành thành 3 nhóm
cơ bản:
a) Các dịch vụ trung gian
Sản phẩm dịch vụ trung gian chủ yếu do các đại lý du lịch cung cấp. Trong
hoạt động này, các đại lý du lịch thực hiện các hoạt động bán sản phẩm của các
nhà sản xuất tới khách du lịch. Các dịch vụ trung gian chủ yếu bao gồm:
 Đăng ký đặt chỗ và bán vé máy bay.
 Đăng ký đặt chỗ và bán vé trên các loại phương tiện vận chuyển khác: tàu
thủy, đường sắt, ô tô...
 Môi giới cho thuê xe ô tô.
 Môi giới và bán bảo hiểm.
 Đăng ký đặt chỗ và bán các chương trình du lịch
 Đăng ký đặt chỗ trong các khách sạn...
 Các dịch vụ môi giới trung gian khác.

b) Các chương trình du lịch gói khác
Hoạt động du lịch trọn gói mang tính chất đặc trưng cho hoạt động lữ hành du
lịch. Các công ty lữ hành liên kết các sản phẩm của các nhà sản xuất riêng lẻ thành
một sản phẩm hoàn chỉnh và bán cho khách du lịch với một mức giá gộp. Có nhiều
tiêu thức phân loại các chương trình du lịch. Ví dụ chương trình du lịch quốc tế và
nội địa, chương trình du lịch dài ngày và ngắn ngày, Chương trình du lịch văn hóa
chương trình du lịch giải trí...
Khi tổ chức các chương trình du lịch trọn gói, các công ty lữ hành có trách
nhiệm đối với khách du lịch cũng như các nhà sản xuất ở một mức độ cao hơn
nhiều so với hoạt động trung gian.
c) Các hoạt đọng kinh doanh du lịch lữ hành tổng hợp

7


Trong quá trình phát triển các công ty lữ hành có thể mở rộng phạm vi hoạt
động của mình, trở thành những người sản xuất trực tiếp ra các sản phẩm du lịch.
Vì lẽ đó các công ty lữ hành lớn trên thế giới hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực
có liên quan đến du lịch. Các dịch vụ này thường là kết quả của sự hợp tác, liên kết
trong du lịch.
 Kinh doanh khách sạn, nhà hàng.
 Kinh doanh các dịch vụ vui chơi, giải trí.
 Kinh doanh vận chuyển du lịch: hàng không, đường thủy, đường bộ...
 Các dịch vụ ngân hàng phục vụ khách du lịch.
1.3. Thực trạng sự phát triển của hoạt động kinh doanh lữ hành Việt Nam
1.3.1. Sự phát triển của ngành thông qua doanh thu
Là một ngành kinh doanh khá mới mẻ ở việt nam, nhưng hoạt động kinh doanh
lữ hành cho thấy một sự phát triển nhanh chóng và đóng góp tích cực vào hoạt
dộng kinh doanh du lịch cũng như nền kinh tế việt nam. Với doanh thu 155393 tỷ
đồng và chỉ chiếm 26.69% trong cơ cấu doanh thu từ hoạt động du lịch thì cho đến

năm 2010 doanh thu từ kinh doanh lữ hành đạt 137333 tỷ đồng và chiếm 37,4%.
Sự tăng trưởng mạnh doanh thu của hoạt động kinh doanh lữ hành cho thấy sự
phát triển mạnh của ngành tại việt nam hiện nay.
Bảng 1: Kết quả kinh doanh của ngành lữ hành (từ năm 200-2010)
Đơn

Năm

vị
tính
Doanh thu của

Tỷ

các cơ sở lữ hành

đồng

Tốc độ phát triển

%

2010

2011

2012

2013


2014

2015

155393 180916 188529 248206 277994 304441
116.4

104.2

131.7

112.0

109.5

89672

89983

96459

113059 126017

Khách do các cơ Nghìn
sở lữ hành phục lượt
vụ

82342

khách

Nguồn: Tổng cục thống kê

8


Hoạt động kinh doanh lữ hành Việt Nam liên tục phát triển và mở rộng về quy
mô, chất lượng dịch vụ, thu hút lượng lớn khách du lịch và cùng với đó là đem lại
doanh thu ngày càng lớn. Doanh thu của các cơ sở lữ hành liên tục tăng từ năm
2010- 2015, với tốc độ tăng ngày càng lớn, và từ doanh thu 155393 tỷ đồng năm
2000 thì đến năm 2015 doanh thu đạt 304441 tỷ đồng. Mức tăng trưởng cao nhất
vào năm 2013, tăng trưởng so với năm 2012 là 131.7 %. Còn số lượt khách nhìn
chung số lượt khách trong suốt giai đoạn từ năm 2010-2015 có sự tăng lên đáng
kể, năm 2015 đạt hơn 126 triệu lượt khách.
Bảng 2: Cơ cấu doanh thu hoạt động lữ hành phân theo thành phần kinh
tế (2010 – 2015)

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Doanh thu (Tỷ đồng )
TỔNG SỐ


15.539,3 18.091,6 18.852,9 24.820,6 27.799,4 30.444,1

Kinh tế Nhà nước

4.950,4

4.750,7

6.346,6

6.628,5

4.459,8

4.803,1

Kinh tế ngoài Nhà
nước:
9.366,8

11.096,5 10.333,0 15.682,4 20.003,6 22.452,5

Tập thể

2,3

3,8

3,0


5,9

6,7

25,7

Tư nhân

..

..

..

..

..

..

Cá thể

9.364,5

11.092,7 10.330,0 15.676,5 19.996,9 22.426,8

Khu vực có vốn đầu
tư nước ngoài
1.222,1


2.244,4

2.173,3

2.509,7

3.336,0

3.188,5

Cơ cấu (%)
TỔNG SỐ

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

Kinh tế Nhà nước

31,9


26,3

33,7

26,7

16,0

15,8

Kinh tế ngoài Nhà
nước:
60,3

61,3

54,8

63,2

72,0

73,8

Tập thể

0,0

0,0


0,0

0,0

0,0

0,1

Tư nhân

..

..

..

..

..

..

Cá thể

60,3

61,3

54,8


63,1

71,9

73,7

9


Bảng 2: Cơ cấu doanh thu hoạt động lữ hành phân theo thành phần kinh
tế (2010 – 2015)

2010
Khu vực có vốn đầu
tư nước ngoài
7,9

2011

2012

2013

2014

2015

12,4

11,5


10,1

12,0

10,5

Nguồn: tổng cục thống kê
Biểu đồ 1: Thể hiện doanh thu du lịch lữ hành theo thành phần kinh tế (tỷ
đồng)
350000
300000
250000

Kinh tế nhà nước

200000
Kinh tế ngoài nhà nước
150000
Khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài

100000
50000
0
2010

2011

2012


2013

2014

2015

Doanh thu du lịch lữ hành được phân theo 3 thành phần kinh tế là kinh tế nhà
nước, kinh tế ngoài nhà nước, và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Từ bảng số
liệu thống kê trên ta thấy được doanh thu tất cả 3 thành phần kinh tế liên tục tăng
lên từ năm 2010-2015, doanh thu năm 2010 chỉ đạt 155393 tỷ đồng thì đến năm
2015, doanh thu tăng lên rất nhanh, gấp 1,96 lần doanh thu 2010 và đạt 304441 tỷ
đồng. Sự thay đổi cơ cấu doanh thu cũng theo nhiều chiều hướng khác nhau:
Chứng kiến sự sụt giảm liên tục trong cơ cấu của doanh thu kinh tế nhà nước và
khu vực vốn đầu tư nước ngoài, cùng với đó là sự tăng lên mạnh mẽ của doanh thu
kinh tế ngoài nhà nước.

10


Và đặc biệt thành phần kinh tế ngoài nhà nước tăng lên do sự tăng lên của
thành phần kinh tế cá thể, đến năm 2015 thành phần kinh tế cá thể đóng góp doanh
thu 224268 tỉ đồng trong tổng số 224525 tỷ đồng của thành phần kinh tế ngoài nhà
nước. Nền kinh tế cá thể ngày càng tăng trưởng mạnh và cho thấy được tầm quan
trọng của nó trong sự đóng góp doan thu toàn ngành kinh doanh lữ hành. Trong
khi sự phát triển mạnh của doanh thu lữ hành trong nước thì cơ cấu doanh thu
thành phần khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm mạnh, cho đến năm 2015 khu
vực có vốn đầu tư nước ngoài chỉ còn chiếm 10,5% trong cơ cấu doanh thu nước
ta. Điều này cũng cho thấy được sự quan tâm đầu tư của nhà nước và các doanh
nghiệp nội đia, ngày càng chiếm lĩnh được thị trường và đóng góp tích cực trong

sự phát triển.
1.3.2. Cơ cấu liên kết các ngành liên quan gia tăng tốc độ phát triển của
hoạt động kinh doanh lữ hành
Kinh doanh lữ hành có hiệu quả trực tiếp đối với một số: ngành du lịch và lĩnh
vực kinh doanh như giao thông vận tải, lưu trú và ăn uống và thông qua doanh thu
của các bộ phận này tăng đáng kể. Mặt khác, một số ngành du lịch, công nghiệp
hàng tiêu dùng, nông nghiệp cũng có lợi từ việc kết nối của kinh doanh lữ hành.
Đó là hiệu quả gián tiếp của sự phát triển của lữ hành Từ đây nảy sinh một khái
niệm mới: Hiệu quả bội (Multipier effect). Đồng tiền do du khách chi tiêu là đồng
tiền “mới” tại một khu vực khách đến vì du khách đã mang tiền từ nơi khác đến
nơi này. Những đồng tiền mới này được sử dụng để chi trả các khoản phát sinh
trong kì nghỉ của du khách. Đây là một hình thứ làm gia tăng phát triển kinh tế.
Đặc biệt sự phối hợp của các hãng hàng không với doanh nghiệp lữ hành, điểm
đến trong việc xúc tiến quảng bá điểm đến, khai thác các chương trình du lịch trọn
gói ngày càng chặt chẽ. Trong đó, phải kế đến sự phối hợp chặt chẽ giữa Vietnam
Airlines và các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam triến khai các chương trình xúc
tiến du lịch khai thác khách từ các thị trường Châu Âu (Anh, Đức, Pháp, Nga);
ASEAN (Thái Lan, Singapore, Malaysia...), Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc,
Trung Quốc, Đài Loan), Châu Úc (Australia). Sự phát triển mạnh mẽ của các hãng
hàng không trong nước cộng với sự tham gia của các hãng hàng không quốc tế đã

11


tạo ra sự đa dạng điểm đến và sản phẩm dịch vụ, đóng góp tích cực sự tăng trưởng
hành khách quốc tế đến Việt Nam. Hàng năm, lượng khách quốc tế đến Việt Nam
bằng đường hàng không chiếm tới 80%.
CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
LỮ HÀNH TỚI SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
2.1. Xác định đóng góp về kinh tế của kinh doanh lữ hành

2.1.1. Đóng góp vào GDP
Đóng góp trực tiếp của du lịch và lữ hành vào GDP Việt Nam năm 2015 là
304441 tỷ VND (7,26% GDP). Đóng góp này chủ yếu đến từ hoạt động kinh tế
của các lĩnh vực như khách sạn, đại lý lữ hành, hàng không và các dịch vụ vận
chuyển hành khách khác (trừ dịch vụ vận chuyển hành khách từ nhà đến nơi làm
việc); đồng thời cũng bao gồm đóng góp trong lĩnh vực nhà hàng và dịch vụ nghỉ
ngơi giải trí phục vụ khách du lịch.

Bảng 3: Tổng sản phẩm trong nƣớc theo giá thực tế (2015 - 2016)
Tổng số
2010

2011

2012

2013

2014

2015


2016

bộ

Giá
trị
2.157.828 2.779.880 3.245.419 3.584.262 3.937.856 4.192.862 4.502.733

(Tỷ
,00
,00
,00
,00
,00
,00
,00
đồn
g)
Nguồn: Tổng cục thống kê
Bảng 4: Doanh thu du lịch lữ hành cả nƣớc
2010

2011

2012

2013

180916

188529 248206

2014

2015

277994


304441

Doanh thu
(Tỷ đồng)
TỔNG SỐ 155393

12


Bảng 4: Doanh thu du lịch lữ hành cả nƣớc
2010
% GDP

2011

2012

2013

2014

2015

7.201362 6.508051 5.80908 6.924884 7.059527 7.260935
Nguồn: Tổng cục thống kê

Biểu đồ 2: Doanh thu du lịch lữ hành cả nƣớc
Doanh thu du lịch lữ hành cả nước
350000
300000

250000
200000
150000
100000
50000
0

Giá trị (tỷ
đồng)

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Nguồn: Tổng cục thống kê
Biểu đồ 3: tổng sản lƣợng trong nƣớc theo giá thực tế

Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế
5000000
4000000
3000000
2000000


Giá trị (tỷ
đồng)

1000000
0
2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Nguồn: Tổng cục thống kê
Biểu đồ 4: Thể hiện phần trăm đóng góp của du lịch lữ hành vào GDP

13


% đóng góp vào GDP
8
7
6

5
4
% đóng góp
vào GDP

3
2
1
0
2010

2011

2012

2013

2014

2015

Nguồn: Tổng cục thống kê
Tổng đóng góp của du lịch và lữ hành vào GDP Việt Nam năm 2015 (bao gồm
cả tác động rộng hơn từ đầu tư, chuỗi cung ứng và thu nhập phát sinh) là 584.884
tỷ VND in 2015 (13,9% GDP); được dự báo sẽ tăng trưởng 5,3%.
2.1.2. Đóng góp vào việc làm
Ngành du lịch và lữ hành đã tạo ra 2.783.000 việc làm trực tiếp trong năm 2015
(5,2% tổng số việc làm) và được dự báo sẽ tăng 0,7% trong năm 2016, đạt
2.802.500 việc làm (5,1% tổng số việc làm). Con số này bao gồm những việc làm
trong lĩnh vực khách sạn, đại lý lữ hành, hãng hàng không và các dịch vụ vận

chuyển hành khách khác (không tính dịch vụ vận chuyển hành khách từ nhà đến
nơi làm việc); đồng thời cũng bao gồm việc làm trong lĩnh vực nhà hàng và dịch
vụ nghỉ ngơi giải trí phục vụ khách du lịch.
Đến năm 2026, ngành du lịch và lữ hành sẽ tạo ra 3.553.000 việc làm trực tiếp,
với tốc độ tăng khoảng 2,4% mỗi năm trong vòng 10 năm tới.
Tổng đóng góp của du lịch và lữ hành vào việc làm (bao gồm cả những tác
động đến từ đầu tư, chuỗi cung cấp, thu nhập phát sinh) là 6.035.500 việc làm
trong năm 2015 (chiếm 11,2% tổng số việc làm); và được dự báo sẽ tăng 0,7%
trong năm 2016, đạt 6.075.500 việc làm (11,1% tổng số việc làm). Đến năm 2026,
dự báo ngành du lịch và lữ hành sẽ hỗ trợ tạo ra 7.632.000 việc làm (chiếm 12,3%
tổng số lao động), tăng trung bình 2,3% mỗi năm trong giai đoạn này.
Nguồn: WTTC
2.1.3. Giá trị xuất khẩu và đầu tƣ từ sản phẩm của kinh doanh lữ hành

14


Chi tiêu của khách nước ngoài khi tới một quốc gia (hay còn gọi là giá trị xuất
khẩu từ khách du lịch) là một bộ phận quan trọng trong đóng góp trực tiếp của
ngành du lịch và lữ hành. Năm 2015, Việt Nam đã thu được 213.389 tỷ VND giá
trị xuất khẩu từ khách du lịch. Giá trị xuất khẩu được dự báo sẽ tăng 2,2% trong
năm 2016.
Năm 2015, ước tính Việt Nam đã thu hút khoảng 113.497 tỷ VND vốn đầu tư
vào lĩnh vực du lịch và lữ hành. Dự báo năm 2016 sẽ tăng 7,7%; trong vòng 10
năm tới sẽ tăng khoảng 6,5% và đạt 229.855 tỷ VND vào năm 2026.
Nguồn: WTTC
2.1.4. Những yếu tố khác trong kinh doanh du lịch lữ hành
Biểu đồ 5: Đóng góp của du lịch và lữ hành vào GDP (2015)

Đóng góp của du lịch và lữ hành vào GDP 1

(2015):
10%

Chi tiêu cho DL nghỉ
dưỡng

Chi tiêu cho DL công

90%

Năm 2015, chi tiêu cho du lịch nghỉ dưỡng (trong nước và ra nước ngoài)
chiếm 90% GDP trực tiếp của du lịch và lữ hành, đạt 339.480 tỷ VND; trong khi
chi tiêu cho du lịch công vụ chiếm 10% với 37.577,9 tỷ VND.
Chi tiêu cho du lịch nghỉ dưỡng được dự báo sẽ tăng 6,6% mỗi năm trong 10
năm tới, đạt 669.906 tỷ VND vào năm 2026.
Chi tiêu cho du lịch công vụ được dự báo sẽ tăng tăng 6,1% mỗi năm trong 10
năm tới, đạt 73.474,1 tỷ vào năm 2026.

15


Đóng góp của du lịch và lữ hành vào GDP 2
(2015):

43%

Chi tiêu của khách quốc tế
57%

Chi tiêu của khách nội địa


Chi tiêu của du lịch nội địa chiếm 43,4% GDP của du lịch và lữ hành năm
2015; trong khi đó chi tiêu của du khách quốc tế (hay còn gọi là giá trị xuất khẩu
từ khách du lịch / tổng thu từ khách du lịch quốc tế) chiếm 56,6%
Chi tiêu của du khách nội địa được ước tính sẽ tăng 6,2% mỗi năm trong 10
năm tới, đạt 321.252 tỷ VND vào năm 2026.
Chi tiêu của du khách quốc tế được dự báo sẽ tăng 6,8% mỗi năm trong 10 năm
tới, đạt 422.128 tỷ VND vào năm 2026.
Ngành du lịch và lữ hành đóng góp vào GDP và việc làm theo nhiều cách, như
được mô tả ở phía trên. Tổng đóng góp của du lịch và lữ hành lớn gấp đôi đóng
góp trực tiếp của ngành.
Nguồn: WTTC
2.2. Sự kết hợp các ngành
Thời gian qua, hoạt động vận chuyển hàng không của Việt Nam đã phát triển
mạnh mẽ, đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng khách quốc tế đến Việt Nam cũng
như sự bùng nổ của khách nội địa. Năm 2014, lượng khách nội địa đạt 38,5 triệu
lượt, khách quốc tế đạt 7,87 triệu lượt, trong đó lượng khách quốc tế đến Việt Nam
bằng đường hàng không đạt hơn 6,22 triệu lượt.
Lượng khách quốc tế đến cao là yếu tố thúc đẩy các hãng hàng không nước
ngoài đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam cũng như tăng cường hợp tác mở các
đường bay trực tiếp tới các nước là thị trường trọng điểm của du lịch và kinh
16


doanh lữ hành Việt Nam. Vài năm trở lại đây, nhiều chương trình kích cầu du lịch
kết hợp với hàng không được triển khai đã thúc đẩy hoạt động du lịch nhờ sự ưu
đãi về giá và dịch vụ. Ví dụ, tại các kỳ Hội chợ Du lịch quốc tế VITM Hà Nội năm
2013, 2014, 2015, hàng chục vạn vé máy bay giá rẻ đã được bán cho khách du
lịch.
Về phía mình, các doanh nghiệp du lịch và lữ hành Việt Nam cũng tích cực

phối hợp với các hãng hàng không đang khai thác thị trường tại Việt Nam triển
khai các hoạt động tiếp cận, mở rộng thị trường, đẩy mạnh tiếp thị, quảng cáo thu
hút khách du lịch gồm: Hợp tác đón các đoàn famtrip, presstrip, tăng cường cung
cấp thông tin du lịch, vui chơi giải trí tại Việt Nam và hợp tác xây dựng các gói
tour ưu đãi, mở đường bay mới.
2.3. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
 Điểm mạnh
- Việt Nam đang nổi lên là điểm đến an toàn, hấp dẫn, được dự báo là 1 trong 10
nước có tốc độ phát triển du lịch hàng đầu thế giới giai đoạn 2006-2014.
- Môi trường kinh doanh lữ hành Quốc tế được cải thiện.
- Nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn đa dạng và hấp dẫn ở cả 3 vùng du
lịch là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp lữ hành khai thác, xây dựng các
loại hình du lịch mới để thu hút khách du lịch:
Vùng du lịch Bắc Bộ: Thế mạnh du lịch văn hóa, lịch sử, sinh thái, mạo hiểm. Các
điểm du lịch nổi bật: Vịnh Hạ Long, Cát Bà, Hà Nội, Tam Cốc-Bích Động, Sapa,
Mù Căng Chài, cao nguyên đá Đồng Văn, các rừng quốc gia, bản sắc văn hóa độc
đáo của các dân tộc và cảnh quan vùng núi Bắc bộ.
Vùng du lịch Bắc Trung bộ: thế mạnh du lịch biển, du lịch văn hóa. Các điểm du
lịch nổi trội: 3 di sản thế giới: Phong Nha Kẻ bàng, Cố đô Huế và Nhã nhạc cung
đình Huế, Vườn quốc gia Pù Mát, Bạch Mã, Bà Nà, các bãi biển đẹp: Đà Nẵng,
Non Nước, Lăng Cô, Thiên Cầm, Cửa Lò, đảo Cù Lao Chàm.
Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ: du lịch biển, sông nước miệt vườn, du
lịch văn hóa. Điểm du lịch nổi trội: 3 di sản văn hóa thế giới: di tích Mỹ Sơn, Đô

17


thị cổ Hội An, Cồng chiên Tây Nguyên; các bãi biển đẹp nổi tiếng: Nha Trang,
Mũi Né, Cửa Đại, Phú Quốc, các khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia, miệt vườn
sông nước Cửu Long.

-

Ẩm thực đa dạng và đặc sắc ở cả 3 vùng du lịch là ưu thế nổi trội của du lịch
Việt Nam.

-

An toàn và an ninh cho khách du lịch.

-

Năng lực cạnh tranh giá lữ hành của Việt Nam khá cao.

-

Sự thân thiện và hiếu khách của người Việt Nam.
 Cơ hội

-

Môi trường chính trị ổn định. Đường lối, chính sách đổi mới, là thành viên của
WTO với cam kết mở cửa dịch vụ lữ hành tạo vận hội mới cho hoạt động lữ
hành phát triển.

-

Du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn. Chính phủ, các ngành, địa
phương, doanh nghiệp quan tâm phát triển du lịch, môi trường kinh doanh đang
được cải thiện nhanh là điều kiện thuận lợi cho hoạt động lữ hành phát triển


-

Việt Nam là điểm đến mới, đa dạng, doanh nghiệp lữ hành có thể tổ chức các
loại hình du lịch hấp dẫn.

-

Xu hướng hợp tác liên kết giữa các doanh nghiệp lữ hành các nước trong khu
vực

-

Xuất hiện hàng không giá rẻ.

-

Vị trí thuận lợi của Việt Nam trong khu vực.
 Khó khăn

-

Năng lực cạnh tranh điểm đến và năng lực cạnh tranh doanh nghiệp lữ hành
còn thấp. Cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các doanh nghiệp lữ hành quốc tế.

-

Cảnh quan thiên nhiên vẫn là tiềm năng chưa được đánh thức. Sản phẩm lữ
hành còn đơn điệu, thiếu đa dạng.

-


Cơ sở hạ tầng còn thấp, chưa phát triển.

-

Thiếu vốn, quy mô kinh doanh lữ hành

-

Can thiệp của nhà nước vào hoạt động kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp
còn nhiều

18


-

Nhiều doanh nghiệp lữ hành chưa có chiến lược marketing, ít nghiên cứu thị
trường nước ngoài.

-

Doanh nghiệp lữ hành chi cho nghiên cứu triển khai và áp dụng công nghệ còn
thấp

-

Tổ chức du lịch chưa có chiến lược toàn diện quan hệ với các hãng lữ hành
nước ngoài. Tổ chức, quản lý điều hành hoạt động lữ hành Quốc tế còn nhiều
hạn chế.


-

Chất lượng nhân lực lữ hành còn thấp. Thiếu tiêu chuẩn nghề, trang thiết bị
giảng dạy thực hành lữ hành.

-

Hành lang pháp luật về du lịch và lữ hành chưa đồng bộ. Cơ cấu tổ chức du
lịch chưa ổn định. Thiếu sự phối hợp liên ngành
 Thách thức

-

Khả năng tụt hậu so với các hãng lữ hành đối thủ cạnh tranh chính là Thái Lan,
Singapore và Malaysia.

-

Thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh cục bộ, dân tộc, tôn giáo, xung đột, chạy đua
vũ trang, khủng bố ảnh hưởng đến thu hút khách quốc tế của các hãng lữ hành.

-

Giá vé hàng không Việt Nam cao làm cho giá tour khó cạnh tranh.

-

Nhiều doanh nghiệp lữ hành thiếu vốn, đầu tư lại dàn trải, phân tán, thiếu đồng
bộ, kém hiệu quả.


-

Thiếu nhân lực có đủ trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng và năng lực quản lý, kinh
doanh lữ hành.

-

Hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến lữ hành chưa hoàn thiện.

-

ài nguyên du lịch và môi trường đang bị suy giảm do khai thác, sử dụng thiếu
hợp lý. Du lịch phát triển nhanh nhưng thiếu kiểm soát có thể ảnh hưởng xấu
đến môi trường, đe dọa đa dạng sinh thái và làm xuống cấp các nguồn lực du
lịch quan trọng.

-

Việt Nam có điểm xuất phát thấp so với nhiều nước trong khu vực.

19


CHƢƠNG 3. DỰ BÁO TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT CHO
CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH
VIỆT NAM TRONG TƢƠNG LAI
3.1. Dự báo
Theo WTTC:
 Dự báo đóng góp trực tiếp của du lịch và lữ hành vào GDP sẽ tăng

khoảng 7,2% mỗi năm trong thời gian tới và đạt 587.593 tỷ VND (7,2%
GDP) vào năm 2026.
 Đến năm 2026, ngành du lịch và lữ hành sẽ tạo ra 3.553.000 việc làm
trực tiếp, với tốc độ tăng khoảng 2,4% mỗi năm trong vòng 10 năm tới.
 Dự báo đến năm 2026, chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam
sẽ đạt 422.128 tỷ VND, tăng khoảng 6,8% mỗi năm
 Năm 2015, ước tính Việt Nam đã thu hút khoảng 113.497 tỷ VND vốn
đầu tư vào lĩnh vực du lịch và lữ hành, trong vòng 10 năm tới sẽ tăng
khoảng 6,5% và đạt 229.855 tỷ VND vào năm 2026. Tỷ trọng vốn đầu
tư vào lĩnh vực du lịch và lữ hành trong tổng đầu tư quốc gia sẽ giảm từ
10% năm 2026.
 Chi tiêu của du khách nội địa tăng 7,4% năm 2016, đạt 175.730 tỷ
VND; và tăng 6,2% mỗi năm trong 10 năm tới, đạt 321.252 tỷ VND vào
năm 2026.
 Chi tiêu của du khách quốc tế tăng 2,2% năm 2016, đạt 218.042 tỷ
VND; và tăng 6,8% mỗi năm trong 10 năm tới, đạt 422.128 tỷ VND vào
năm 2026.
Ngành du lịch và lữ hành đóng góp vào GDP và việc làm theo nhiều cách, tổng
đóng góp của du lịch và lữ hành lớn gấp đôi đóng góp trực tiếp của ngành.
3.2. Đề xuất
 Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách:
-

Tạo lập môi trường pháp lý cho cạnh tranh và nâng cao năng lực
cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành, tạo môi trường kinh doanh thuận
lợi cho doanh nghiệp lữ hành cạnh tranh và phát triển.

20



×