Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Khảo sát đặc điểm hình thái giải phẫu và định tính hoạt chất coumarin trong cây cỏ mực (eclipta prostrata l )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 27 trang )

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ i
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................... ii
TÓM TẮT.................................................................................................................iii
DANH SÁCH BẢNG................................................................................................ vii
DANH SÁCH HÌNH............................................................................................... viii
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT...................................................................................... ix
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU............................................................................................... 1
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN........................................................................................ 2
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ....................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................

i


DANH SÁCH BẢNG

ii


DANH SÁCH HÌNH

iii


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

iv



CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một nước có hệ thực vật chúng rất đa dạng, nhiều loài cây cỏ mọc
hoang dại nhưng lại có giá trị cao, là nguồn dược liệu quý trong trị bệnh. Trong đó
phải nói đến cây cỏ mực. Cỏ mực hay còn gọi là cây cỏ nhọ nồi, một loài cây mọc
hoang dại có thể tìm gặp khắp nơi trong tự nhiên, vườn nhà,… Đây là một cây thuốc
nam sử dụng thường xuyên trong các bài thuốc dân gian để chữa các bệnh như chảy
máu, đau răng, đau bụng, cảm, ho… Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học,
con người đã nghiên cứu khả năng bảo vệ gan và trừ nọc độc rắn từ cây cỏ mực.
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về cây Cỏ mực ở các nước như: Ân Độ,
Trung Quốc, Pakistan, Thái Lan, Banglades,.. .Còn ở Việt Nam thì có rất ít công trình
nghiên cứu.
Từ những cơ sở trên, đề tài “Khảo sát đặc điểm hình thái giải phẫu và định tính hoạt
chất comarin trên cây cỏ mực” được thực hiện.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu về đặc điểm hình thái, giải phẫu cơ quan dinh dưỡng của cây cỏ mực
(Eclipta prostrata L.). Đồng thời xác định bộ phận dùng của cây có sự hiện diện của
nhóm hoạt chất coumarin góp phần hoàn thiện việc tìm hiểu đặc điểm hình thái và giải
phẫu của cây cỏ mực cũng như bổ sung nguồn dược liệu có nhóm hoạt chất coumarin
trong tự nhiên.

1


CHƯƠNG 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÂY CỎ MỰC
2.1.1 Vị trí phân loại
Cỏ mực hay còn có tên gọi khác: Cỏ nhọ nồi. Cỏ mực, hạn liên thảo, lệ trường,
phong trường, mạy mỏ lắc nà (Tày), nhả cha chát (Thái)

Tên khoa học: Eclipta prostrata (L.) hay [Eclipta alba (L.) Hassk.]
Theo DĐVN IV (2009), cây có vị trí phân loại như sau:
Loài: E.alba
Chi: Eclipta
Họ: Họ Cúc Asteraceae
Bộ: Bộ Cúc (Asterales)
Lớp: Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida)
Ngành: Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)
Giới: Plantae
2.1.2 Phân bố
Theo Phạm Hoàng Hộ (2000), cây cỏ mực mọc tập trung ở hầu hết các nước vùng
Nam và Đông Nam châu Á.
Ở Việt Nam, Cỏ mực phân bố rộng rãi ở khắp các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và
miền núi đến độ cao 1500 m (ở các tỉnh phía Nam). Cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể chịu
bóng râm, thường mọc lẫn với các loại cỏ thấp, trên đất ẩm ở bãi sông, ruộng trồng
hoa màu, ven đường đi, bãi hoang quanh làng bản... Ra hoa quả nhiều hàng năm, tái
sinh tự nhiên chủ yếu bằng hạt. Bên cạnh đó, với khả năng mọc chồi gốc và phân cành
nhiều, cây dễ dàng phát triển, tạo thành đám bò lan trên mặt đất. Ngoài việc thu hái từ
nguồn hoang dại, trước đây cỏ mực chỉ được trồng lẻ tẻ với quy mô ở các gia đình.
Gần đây, cây đã bắt đầu được trồng phổ biến hơn ở một số nơi.
2.2. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ CỦA CỎ MỰC
2.2.1 Y học dân gian
2.2.1.1 Y học dân gian Việt Nam
Cỏ mực thường được dùng làm thuốc bổ máu, cầm máu bên trong và bên ngoài,
chữa ho ra máu, rong kinh, băng huyết, chảy máu cam, trĩ ra máu, nôn ra máu, đái ra
máu, bị thương chảy máu. Còn dùng chữa ban sởi, ho, hen, viêm họng, bỏng, lao phổi,
di mộng tinh, bệnh nấm ở da, làm thuốc mọc tóc (sắc uống hoặc ngâm vào dầu dừa mà
bôi) và nhuộm tóc. Ngoài ra, Cỏ mực còn dùng làm thuốc sát trùng chữa các vết
thương và vết loét ở gia súc.
Bài thuốc Cỏ mực:

Thuốc cầm máu: Mỗi ngày 12 g Cỏ mực khô hoặc 30-50 g tươi, sắc uống. Dùng
riêng hoặc phối hợp với ngó sen, lá trắc bá, bách hợp.
2


Chữa lị: Cỏ mực 10 g, rau sam 10 g, cỏ sữa lá to 10 g, lá nhót 10 g, búp ổi 10 g.
Dạng thuốc bột, thuốc hoàn, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 10 g.
Chữa ỉa chảy (do nhiểm khuẩn đường tiêu hóa): Cỏ mực 1 nắm, mã đề tươi 1-2
nắm, rau má 1 nắm. Sắc đặc chia nhiều lần uống trong ngày.
Chữa sốt xuất huyết: Cỏ mực tươi 30 g, rau má tươi 30 g, bông mã đề tươi (hoặc
cối xay, rễ cỏ tranh) 20 g. Vắt lấy nước uống hoặc sắc uống. Bài thuốc này cũng có thể
dùng để phòng bệnh.
Chữa các chứng đau sưng ở trẻ em và người lớn: Cỏ mực, rau diếp cá, lá xương
sông, lá huyết dụ, lá khế, lá dưa chuột, lá nhài, lá cải trời giã nát, thêm nước, vắt lấy
nước uống, bã dùng xoa, đắp chỗ sưng.
Chữa trẻ em tưa lưỡi: Cỏ mực tươi 4 g, hẹ 2 g. Hai vị rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy
nước cốt, hòa mật ong, trộn đều, chấm thuốc vào lưỡi, cách 2 giờ một lần.
Ho do viêm họng hoặc viêm amidan cấp: Cỏ mực tươi 50 g, sắc uống mỗi ngày
một thang, trong 3 ngày.
Chữa thấp khớp: Cỏ mực 16 g, rễ cỏ xước 16 g, hy thiêm 16 g, thổ phục linh 20 g,
ngải cứu 12 g, thương nhĩ tử 12 g. Sao vàng, sắc đặc, ngày uống một thang, trong 7-10
ngày liền.
Chữa di mộng tinh: Cỏ mực sấy khô tán nhỏ, uống mỗi lần 8 g với nước cơm, hay
sắc 30 g uống.
Chữa chảy máu kéo dài do nguyên nhân bệnh: Cỏ mực, đảng sâm, ô tặc cốt, mỗi
vị 16 g; hoàng kỳ, bạch truật, địa du, ngải cứu, trắc bá diệp, mỗi vị 12 g; đương quy 8
g, cam thảo 6 g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa đáy ra máu do viêm nhiễm mãn tính đường tiết niệu: Cỏ mực 16 g; hoàng
bá, thục địa, quy bản, rễ cỏ tranh, mỗi vị 12 g; tri mẫu, chi tử sao đen, mỗi vị 8 g. Sắc
uống ngày một thang.

Chữa rong kinh: Cỏ mực 20 g, đảng sâm, ý dĩ, hoài sơn, mỗi vị 16 g, huyết dụ 6 g
bạch truật 12 g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa phong tê thấp: Cỏ mực 100 g, vòi voi 300 g, củ bồ bồ 150 g, rễ nhàu 100 g.
Các vị tán nhỏ làm hoàn to bằng hạt tiêu. Liều uống 20 hoàn, ngày 3 lần.
Chữa lao phổi: Cỏ mực 12 g, đảng sâm 16 g, bạch truật, tử uyển, mỗi vị 12 g;
phục linh, bách hợp, mỗi vị 8 g; cam thảo, ngũ vị tử, bối mẫu, mỗi vị 6 g. Sắc uống
ngày một thang.
Chữa viêm gan virus thể mạn tính tiến triển: Cỏ mực 12 g, mẫu lệ 16 g, kê huyết
đằng, sinh địa, mỗi vị 12 g, quy bản 10 g, uất kim, tam lăng, nga truật, chỉ xác, mỗi vị
8 g. Sắc uống ngày một thang.

3


Chữa đáy ra máu kéo dài do bệnh toàn thân: Cỏ mực, đảng sâm, mỗi vị 16 g; hoài
sơn, bạch truật, thạch hộc, ngẫu tiết sao đen, thục địa, trắc bá diệp, ngải cứu, mỗi vị 12
g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa bệnh bại liệt trẻ em giai đoạn khởi phát: Cỏ mực, cỏ tranh, bồ công anh,
cam thảo đất, liên kiều, mã đề, mỗi vị 10 g; ngân hoa 6 g. Sắc uống ngày một thang.
2.2.1.2 Y học dân gian thế giới
Cỏ mực đã được dùng rất phổ biến trong dân gian tại Ân Độ, Pakistan, Trung Hoa
và các quốc gia vùng Nam Á.
Theo Karthikumar, S., Vigneswari, K. and Jegatheesan, K.(2007):
Cỏ mực được dùng làm thuốc bổ và chữa ứ tắt trong các bệnh phì đại gan và lách,
và chữa một số bệnh về da. Dịch ép cây được dùng phối hợp với một số chất thơm để
chữa vàng da xuất tiết. Dịch ép lá cây được dùng cùng với mật ong để chữa sổ mũi ở
trẻ nhỏ. Một chế phẩm làm từ dịch ép lá Cỏ mực đun nóng với dầu dừa hoặc dầu vừng
được dùng để bôi đầu làm tóc mọc dầy và đen. Cây tươi có tác dụng giảm đau và thấm
hút. Nó được trộn với gôm để chữa đau răng và đắp với một ít dầu để trị nhức đầu. Nó
cũng được đắp với dầu vừng để trị phù voi. Cây cỏ mực được dùng làm chất nhuộm để

xăm hình. Lá cỏ mực được dùng làm rau ăn ở Java, và làm gia vị ở một số vùng Ân
Độ.
Cỏ mực được gọi là Bhangra, bhringaraja, được dùng trong dân gian dưới nhiều
dạng. Cây tươi được dùng làm thuốc bổ chung, giúp giảm sưng gan và lá lách, trị bệnh
ngoài da, trị suyễn, khi dùng trị bệnh gan liều nước sắc sử dụng là 1 thìa cà phê hai lần
mỗi ngày; cây giã nát, trộn với dầu mè được dùng để đắp vào nơi hạch sưng, trị bệnh
ngoài da. Lá dùng trị ho, nhức đầu, hói tóc, gan và lá lách sưng phù, vàng da.
Eclipta prostrata, hay Mò hàn lian: Lá được cho là giúp mọc tóc. Toàn cây làm
chất chát cầm máu, trị đau mắt, ho ra máu, tiểu ra máu, đau lưng, sưng gan, vàng da.
Lá tươi được cho là có thể bảo vệ chân và tay nông gia chống lại sưng và nhiễm độc
khi làm việc đồng-áng, tác dụng này theo Viện Y học Chiang-su là do ở thiophene
trong cây.
Đông Y cổ truyền gọi cỏ mực là Hạn liên thảo (Han lian cao), hay Mặc hạn liên.
(Nhật dược gọi là Kanrensò) dược liệu là toàn cây thu hái vào đầu mùa thu. Cây mọc
hoang tại các vùng Giang Tây, Triết Giang, Quảng Đông, được cho là có vị ngọt/chua,
tính mát; tác dụng vào các kinh mạch thuộc Can, Thận.
Han lian cao có những tác dụng: Dưỡng và Bổ Âm-Can và Âm-Thận. Được dùng
trị các chứng suy Âm Can và Âm Thận với các triệu chứng choáng váng, mắt mờ,
chóng mặt, tóc bạc sớm; thường dùng phối hợp với Nữ trinh tử.
Lương huyết và cầm máu (Chỉ huyết): trị các chứng Âm suy với các triệu chứng
chảy máu do nhiệt tại huyết như ói ra máu, ho ra máu, chảy máu cam, phân có máu,
4


chảy máu tử cung và tiểu ra máu. Để trị tiểu ra máu cỏ mực được dùng chung với Mã
đề (Xa tiền thảo = Che qian cao (Plantaginis)) và rễ cỏ tranh (Bạch mao căn = Bai mao
gen (Rhizoma Imperatae)); để trị phân có máu, dùng chung với Địa du = di yu (Radix
Sanguisorbae); để trị ói ra máu, dùng chung với Trắc bách diệp xấy khô = Ce bai ye
(Cacumen Biotae).
2.2.2 Y học và hóa sinh học hiện đại

Theo nghiên cứu của tác giả Trần Vũ Thiên (2008):
Cỏ mực có tác dụng cầm máu do làm tăng tổng lượng prothrombin trong máu,
giống như cơ chế tác dụng của vitamin K. Hoạt tính cầm máu của 1 g bột cỏ mực khô
tương đương 1,33 mg vitamin K. Khi dùng dài ngày, có tác dụng chống choáng phản
vệ, kháng histamin và giảm viêm. Khác với các thuốc kháng histamin tổng hợp, Cỏ
mực không kháng được tác dụng của histamin liều cao, gây choáng và chết. Có tác
dụng ức chế các chủng vi khuẩn: liên cầu, tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn bạch hầu,
Bacillus anthracis, Bacillus subtilis.
Các chế phẩm sirô và viên nén bào chế từ cao cỏ mực đã được áp dụng cho 500
bệnh nhân và theo dõi kết quả điều trị tại bệnh viện và nhà hộ sinh cho thấy các tác
dụng sau:
Cầm máu tốt và trong vài trường hợp cá biệt, tác dụng này của cỏ mực thể hiện rõ
rệt hơn cả tác dụng của vitamin K.
Nâng cao tổng hợp lượng prothrombin máu rõ rệt trong các trường hợp suy gan.
Chống viêm nhiễm trong các trường hợp cảm sốt, cúm, nhiễm khuẩn đường hô
hấp thể cấp tính nhẹ và trung bình, mụn nhọt, viêm cơ.
Để phòng nhiễm khuẩn sau khi mổ ổ bụng, mổ cắt ruột thừa, đặt vòng, nạo thai.
Chóng làm lành các vết cắt, vết mổ trong các phẫu thuật, làm đóng giả mạc sớm
và tốt trong các trường hợp cắt amiđan, làm chóng khô và không tụ máu ở các vết mổ
ở bụng.
Cao lỏng lá Cỏ mực đã được áp dụng để điều trị 70 bệnh nhân bị viêm âm đạo (23
người do tạp khuẩn, 26 do nấm, và 21 do Trichomonas). Trước khi áp dụng thuốc, thụt
âm đạo bằng nước chín. Sau đó tẩm cao lỏng lá Cỏ mực vào một bấc, bội khắp diện
âm đạo. Sau 6-8 giờ, bệnh nhân tự rút bấc ra. Tỷ lệ bệnh nhân khỏi và đỡ đối với viêm
âm đạo do tạp khuẩn: 86,3%, đối với nấm: 73%, đối với Trichomonas: 61,9%.
Bài thuốc có Cỏ mực và 7 thuốc khác đã được áp dụng để điều trị viêm âm đạo do
Trichomonas thể hư chứng, phối hợp với một bài thuốc khác dùng
ngoài. Kết quả điều trị trên 68 bệnh nhân: khỏi 80,8 %, đỡ 11,7 %.
Trên lâm sàng, đã dùng cao cầm máu bào chế từ Cỏ mực và 4 dược liệu khác thay
hoàn toàn nước oxy già trong 697 ca cắt amidan, 3.162 ca nạo VA (sùi vòm họng) và

417 ca nhổ răng, không có tai biến nào.
5


Một bài thuốc cầm máu gồm Cỏ mực và cóc kèn đã được nghiên cứu dược lý và
áp dụng trên lâm sàng. về dược lý, bài thuốc có độc tính thấp, không ảnh hưởng trên
tim, huyết áp và hô hấp, làm gia tăng sự bền vững của thành mạch, làm tăng số lượng
tiểu cầu trong máu thỏ, làm giảm thời gian máu đông và rút ngắn thời gian máu chảy.
Trên lâm sàng, thuốc không gây các phản ứng phụ, không có hiện tượng dị ứng, không
làm hạ huyết áp, có tác dụng lợi tiểu.
Một bài thuốc khác gồm Cỏ mực và 7 dược liệu khác đã được áp dụng cho 24
bệnh nhân viêm gan virus, kết quả tốt cả về lâm sàng và xét nghiệm sinh hoá ở 22
bệnh nhân. Chế phẩm bào chế từ 3 dược liệu: Cỏ mực, huyền sâm, sài đất đã được áp
dụng để điều trị các bệnh cao huyết áp, chế phẩm này đã có tác dụng như sau: an thần
ở 66,66% bệnh nhân, hạ áp ổn định ở 66,66% bệnh nhân; lợi tiểu (tăng lượng nước
tiểu 300-400 ml/ngày) ở 63,88% bệnh nhân, thuốc không gây phản ứng phụ khi dùng
điều trị lâu dài.
Bài thuốc trong có Cỏ mực và 12 dược liệu khác dùng điều trị sốt xuất huyết, đã
làm bớt sốt từ từ, tránh được hạ nhiệt độ đột ngột, đồng thời có tác dụng ngăn chặn
chảy máu, làm giảm nhẹ bệnh trạng.
Rễ Cỏ mực có tác dụng gây nôn và tẩy. Cao chồi cây có tác dụng kháng sinh đối
với tụ cầu vàng và Escherichia coli.
Cây Cỏ mực có hoạt tính kháng siêu vi khuẩn bệnh Ranikhet in vitro, gây hạ áp
nhất thời và có tác dụng chống co thắt trên hồi tràng cô lập chuột lang. Cao cỏ mực có
tác dụng bảo vệ chống nhiễm độc gan gây bởi carbon tetraclorid ở chuột nhắt và tăng
tiết mật ở chuột cống trắng.
Một thuốc cổ truyền Ân Độ gồm Cỏ mực và 6 dược liệu khác có tác dụng điều trị
tốt trên 30 bệnh nhân có sỏi thận. Sỏi được tống ra qua nước tiểu là những kết tinh
calci carbonat hoặc calci oxalat trong vòng 15-30 ngày. Những triệu chứng khác kết
hợp với sỏi thận cũng được chữa khỏi.

Bài thuốc trong có Cỏ mực và 8 dược liệu khác đã được áp dụng để điều trị sỏi
niệu quản đái ra máu nhiều. Có 51 ca trong tổng số 89 bệnh nhân được điều trị đạt kết
quả tốt (57,3%) và 15 ca có tiến bộ (16,8%).
Ngoài ra, Cỏ mực còn có khả năng trung hòa tác dụng của nọc rắn: Nghiên cứu tại
ĐH Universidade Federal do Rio de Janeiro (1989) ghi nhận dịch chiết bằng EtOH của
E.alba có khả năng trung hòa các hoạt tính nguy hại (đến gây chết người) của nọc độc
loài rắn chuông Nam Mỹ (Crotalus durissus terrificus). Các mẫu dịch chiết tương
đương với 1,8 mg trích tinh khô dùng cho mỗi chuột thử có thể trung hoà được đến 4
liều nọc độc gây tử vong (LD50 = 0,08 microgram nọc/g thú vật).
Một nghiên cứu khác, cũng tại Ba tây (1994), khảo sát các tác dụng chống độc tính
của nọc rắn trên bắp thịt và chống chảy máu, của 3 chất trong thành phần cỏ mực:
6


Wedelolactone, WE; Stigmasterol, ST và Sitosterol, SI. Thử nghiệm dùng nọc độc của
các loài rắn lục Bothrops jararacussu, Lachesis muta..., độc tố tinh khiết hóa bothrops
toxin, bothropasin và crotoxin. Sự hữu hiệu được đo lường bằng tốc độ phóng thích
creatine kinase từ cơ bắp chuột. Kết quả cho thấy (invitro) độc tính trên bắp thịt của
nọc rắn crotalid và các độc tố tinh khiết đều bị trung hòa bởi WE và dịch trích cỏ mực
(EP), cả WE lẫn EP đều ức chế tác dụng gây chảy máu của nọc Bothrops, ức chế tác
dụng của men phospholipase A2 trong crotoxin, và tác dụng ly giải protein của nọc
B.jararaca.
2.3 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA
CÂY CỎ MỰC
2.3.1 Các công trình nghiên cứu tại Việt Nam
Mặc dù Cỏ mực là dược thảo được biết đến từ rất lâu tại Việt Nam nhưng đến nay
còn ít công trình nghiên cứu về nó.
Theo Nguyễn Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Diễm Hồng (2002) đã thăm dò tác dụng
của cao cồn và cao nước của cây cỏ mực trên đường huyết và đưa đến kết quả là cao
chiếc cồn 450 của cỏ mực có tác dụng hạ đường huyết trên mô hình gây quá tải

glucose, với thời gian có tác dụng là 45 phút sau khi uống và liều có tác dụng là 0,5
g/kg thể trọng.
Võ Thanh Thúy (2002) đã xác định một số hợp chất trong cây Cỏ mực như:
Wedelolacton,stigmasterol, poriferasterol, 3-O-β-D-Glucopyranosyl, acid echinocystic.
Và đã thử nghiệm tính kháng khuẩn ở các hợp chất stigmasterol, poriferasterol, 3 -Oβ- D-Glucopyranosyl.
Trần Vũ Thiên (2008) từ cao EtOAc đã phân lập và nhận danh được một hợp chất
coumarin và một triterpene đó là Wedeolactone và 3β-O-β-D-Glucopyranosyl-16αhyroxyl olean-12-ene-28-oic acid (Eclalbasaponin II). Từ cao CHCl3, đã nhận danh và
phân lập được một flavone và một acid triterpenoic là 5-hyroxyl-7,8-dimethoxyflavone
và 3β,16α-Dihyroxyolean-12-ene-28-oic acid (Echinocystic acid).
Bằng các phương pháp sắc ký cột gradient, Nguyễn Thị Thơi đã phân lập được 4
hợp chất ß-sitosterol, metyl gallat, eclalbasaponin II và hesperidin từ các phần chiết nhexan,điclometan và etyl acetat và 3 chất eclalbasaponin I, norwedelolacton và
hesperidin từ phần chiết nước.
2.3.2 Các công trình nghiên cứu tiêu biểu trên thế giới
Thành phần hóa học của cây cỏ mực
Hiện nay chưa xác định được hết các hợp chất có trong cây c ỏ mực. Nhưng các
công trình nghiên cứu trên thế giới đã cô lập được nhiều hợp chất như:
- Các glycosides triterpene và saponins: 13 glycosides loại oleanane
(Eclalbasaponins I→XIII), Echinocystic acid Alpha và Beta-cmyrin, Eclalbatin,
7


Eclalbasaponins B, C, D.
- Các flavonoids và iso Flavonoid: Lá và đọt chứa Apigenin, Luteonin và các
dẫn xuất glucosides. Toàn cây chứa các chất như: Wedeolactone, Demethyl
Wedeolactone, Isodemethyl Wedeolactone, Quercetin, Orobol.
- Sesquiterpene lactone: Columbin.
- Các Sterols như: β-sitosterol, Stigmasterol và stigmasterol-3-O-glucoside.
- Các dẫn xuất của thiophene: α-terthiennyl; cliptal (α-terthiennyl aldehyde, αformyl-α- terthiennyl); L-terthiennylmethanol (α-terthienyl-methanol).
2-(buta-1,3-diynyl)-5-but-(3-en-1-ynyl) thiophen;
2-(buta-1,3-diynyl)-5-(4-cloro-3-hydroxybut-1-ynyl) iophen;

5-(3-buten-1-ynyl)-2,2’-bithienyl-5’-methyl Acetate;
5-hydroxymethyl-(2,2’ :5’,2”)-terthienyl Tiglate;
5-hydroxymethyl-(2,2’:5’,2”)-terthienyl Angelate;
5-hydroxymethyl-(2,2’:5’,2”)-terthienyl Acetate;
5-formyl-(2,2,:5’,2”)-terthiophene;
5'-senecioyloxymethylen-2-(4-isovaleroxybut-3-ynyl) dithiophen;
5'-tigloyloxymethylen -2-(4-isovaleroxybut-3-ynyl) dithiophen;
5'-tigloyloxymethylen -2-(4-isovaleroxybut-1-ynyl) dithiophen;
5'-senecioyloxymethylen-2-(4-isovaleroxybut-1-ynyl) dithiophen;
5'-isovaleroyloxymethylen-2-(4-isovaleroxybut-1-ynyl) dithiophen.
- Các steroidal alkaloids như:
(20S)(25S)-22,26-imino-cholesta-5,22(N)-dien-3b-ol (verazine);
20-epi-3-dehydroxy-3-oxo-5,6-dihydro-4,5-dehydroverazine;
Ecliptalbine [(20R)-20-pyridyl-cholesta-5-ene-3b, 23-diol];
(20R)-4b-hydroxyverazine;
4ft-hydroxyverazine;
(20R)-25b-hydroxyverazine;
25b-hydroxyverazine.
- Các ancol như: nonacosanol, hentriacontanol, heptacosanol.

8


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 PHƯƠNG TIỆN
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Cỏ mực Eclipta prostrata (L.) được thu hái tự nhiên ở một số khu vườn ở thành phố
Cần Thơ
Thời gian và địa điểm nghiên cứu: Đề tài thực hiện từ tháng 4 đến tháng 6 năm
2018 tại phòng thí nghiệm thực vật dược và dược liệu – Trường Đại học Tây Đô.

3.1.2 Dụng cụ
3.1.3 Hóa chất
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1 Thu mẫu
Quan sát và mô tả đặc điểm hình thái thực vật về: dạng sống; thân; lá (hình dạng
phiến, chóp, gân, gốc, cuống, kích thước…); hoa (dạng cụm hoa, vị trí cụm hoa, kích
thước, lá bắc, bộ nhị, bộ nhụy…); quả và hạt (hình dạng, màu sắc, kích thước…).
Xác định tên khoa học của loài nghiên cứu dựa trên tài liệu tham khảo và so sánh
với tiêu bản mẫu. Một số tài liệu được sử dụng để tham khảo gồm thực vật chí của:
Thực vật chí Trung Quốc, Cây cỏ Việt Nam... Bên cạnh đó, còn có sự giúp đỡ của
chuyên gia phân loại thực vật.
3.2.2 Thực hiện vi mẫu quan sát giải phẫu cơ quan dinh dưỡng
Sau khi thu hái, mẫu được đem xử lý bằng các phương pháp thích hợp rồi nghiên
cứu:
Vi phẫu tiến hành làm vi phẫu theo các bước sau:
Chọn mẫu thích hợp
Cắt tiêu bản bằng dụng cụ cắt vi phẫu cầm tay
Xử lý lát cắt: Lựa chọn những lát cắt mỏng, tẩy bằng dung dịch javen, rửa sạch
bằng nước cất, ngâm trong acid acetic 5%, rửa bằng nước cất đến hết acid. Sau đó
tiến hành nhuộm với Sol phèn.
Quan sát, mô tả và chụp ảnh: Lên tiêu bản bằng dung dịch nước rồi quan sát dưới
kính hiển vi, mô tả đặc điểm giải phẫu, chụp ảnh bằng máy ảnh qua kính hiển vi.
3.2.3 Định tính hoạt chất coumarin
Chuẩn bị mẫu: Sấy khô riêng: rễ, thân và lá dược liệu Cỏ mực trong tủ sấy ở nhiệt
độ 600C. Đem ra tán nhỏ bằng thuyền tán thành bột thô, bảo quản trong túi nilon kín,
để ở chỗ thoáng mát, khô ráo.
Định tính hoạt chất coumarin trong rễ, thân và lá dược liệu cỏ mực bằng phản ứng
hóa học đặc trưng theo tài liệu: Nguyễn Khắc Quỳnh Cứ (1999-2000), Nguyễn Ngọc
Hạnh (2002)
9



3.2.3.1 Định tính coumarin
Thí nghiệm được thực hiện trong các ống nghiệm kích cỡ bằng nhau chia thành
nghiệm thức:
Nghiệm thức 1: Nghiệm thức đối chứng, sử dụng 3 ống nghiệm. Ống 1 cho 2ml
dung dịch rễ cỏ mực, ống 2: Cho 2ml dịch chiết thân và ống 3 cho 2ml dung dịch lá cỏ
mực. Sau đó thêm vào mỗi ống nghiệm 4ml nước cất, lắc đều.
Nghiệm thức 2: Chuẩn bị ống nghiệm, mỗi ống cho vào 2ml dịch chiết rễ, thân, lá
cỏ mực giống nghiệm thức 1. Sau đó thêm 0,5ml dd NaOH 10% vào mỗi ống nghiệm.
tiến hành đun cách thủy từ 2-3 phút. Cho thêm nước cất vào để có thể tích bằng các
ống nghiệm của nghiệm thức 1, lắc đều và so sánh từng cặp ống nghiệm của nghiệm
thức 1 và ngiệm thức 2 theo từng cơ quan dinh dưỡng, dựa vào màu sắc để xác định sự
hiện lên của coumarin. Nếu có coumarin thì xuất hiện màu xanh.
3.2.3.2 Chiếu tia UV, phát hiện coumarin
Chuẩn bị mẫu chứng và mẫu thử:
Mẫu chứng chỉ có vết dịch chiết, sấy khô để so sánh.
Mẫu thử: Lấy 3ml dịch chiết rễ, thân, lá cỏ mực. Thêm 3 giọt NaOH 5%. Đun cách
thủy trong 3 phút rồi nhỏ 1 giọt dịch chiết này lên 1 tờ giấy lọc, chờ khô dung môi và
lặp lại trên 4 lần. Để khô. Che nửa vết dịch chiết bằng 1 miếng kim loại rồi đem soi
đèn UV 365nm trong 1-2 phút .
Quan sát: phần không bị che của mẫu thử sáng. Chụp hình.
Lấy miếng kim loại ra sẽ thấy nữa không bị che phát quang sáng hơn nữa bị che.
Nếu tiếp tục chiếu UV sau vài phút thì cường độ phát quang của 2 nữa sẽ như
nhau.
3.2.3.3 Định tính coumarin bằng sắc ký lớp mỏng
Dịch chấm sắc ký:
Dịch chiết cồn của dược liệu cỏ mực được bốc hơi nước trên bếp cách thủy đến
cạn. Hòa tan với CHCl3, dùng dịch này làm dịch chấm sắc ký.
Chuẩn bị bản mỏng:

Lắc kỹ 0,5 g silicagel G với khoảng 1,2 ml nước cất trong 1 ống nghiệm nhỏ,
tráng lên 1 bản kính 3x12 cm. Đặt bản kính lên 1 giá, chờ cho lớp silicagel ráo mặt
(tráng đều, không còn loáng nước) đem sấy ở 1100C trong 1 giờ. Lấy bảng mỏng ra, để
nguội trong bình hút ẩm.
Có thể sử dụng các bản mỏng silicagel trán sẵn với kích thước thích hợp (thường
là 2,5 x 10 cm), không cần thiết phải hoạt hóa các bảng tráng sẵn này.
Dung môi sắc ký: Hệ S1 = Benzen – EtOAc (20:2) ml hoặc S2 = Benzen – Aceton
(20:2) ml.
10


Cho dung môi vào một bình sắc ký (đã lót sẵn giấy lọc) sao cho lớp dung môi
trong bình cao khoảng 0,5 cm. Đậy nắp bằng sắc ký, để bão hòa trong 30 phút.
Khai triển:
Dùng mao quản lấy dịch chiết, chấm lên bảng mỏng thành từng vết gọn (chấm 2
đến 3 lần) hoặc thành từng vạch 1 mm x 3 mm cách mép dưới bản 1 - 1,5 cm (Vết
cách vết khoảng 1cm và ở vị trí cao hơn mực dung môi trong bình sắc ký).
Đặt bảng mỏng vào bình sắc ký ở tư thế nghiêng rồi đậy nắp bình. Khi dung môi
còn dịch mép trên khoảng 0,5 cm thì lấy bảng mỏng ra và để bay hơi dung môi trong
tủ hút ở nhiệt độ phòng.
Phát hiện vết và tính giá trị Rf
Quan sát bản mỏng dưới đèn UV 365 nm, 254 nm, đánh dấu các (vết bằng bút
chì) rồi tính Rf.
Công thức: Rf =a/b
Sau khi quan sát dưới đèn UV, có thể phun dung dịch KOH 5% trong cồn (làm
trong tủ hút) rồi sấy nhẹ nhàng trong 5 phút. Phun tiếp thuốc thử diazo lên bản trên,
các dẫn chất coumarin sẽ cho các vết có màu cam đến đỏ.

11



CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. KẾT QUẢ
Theo nguồn DĐVN IV, các tạp chí khoa học và tài liệu nước ngoài có liên quan
được trích dẫn cụ thể rõ ràng trong mục tài liệu tham khảo.
4.1.1 Đặc điểm hình thái
Cỏ mực, còn gọi là cỏ nhọ nồi, thuộc loại thân thảo hằng niên là một loài cỏ mọc
bò, hoặc có khi gần như thẳng đứng có thể cao từ 25-90 cm, phân nhánh. Toàn cây phủ lông
cứng. Cây có nhựa mủ khi ra không khí có màu đen.

Tên khoa học: Ecliptaprostrata (L.) hay [Eclipta alba (L.) Hassk.]

Hình 4.1 Cây cỏ mực
Thân hình trụ, có khía dọc, dài khoảng 30-50 cm, đường kính 2-5 cm. Mặt ngoài
thân màu tím nâu nhạt và mang lông cứng, trắng.

Hình 4.2 Thân cỏ mực

12


Lá nguyên, mọc đối, phiến lá thuôn dài hình mũi mác, đỉnh nhọn, gốc hẹp, dài 3,5-5
cm, rộng 0,8-1,5 cm, xanh đậm ở mặt trên, nhạt hơn ở mặt dưới. Gân lá lông chim, nổi
rõ ở mặt dưới, 4-7 cặp gân phụ nối với nhau ở gần mép lá, có lông cứng. Hai mặt lá
đều có lông cứng ngắn, màu trắng. Mép phiến lá có răng cưa to và nông đôi khi hơi
gợn sóng.. Cuống lá rất ngắn, mảnh, ôm sát vào thân. Gốc phiến lá men xuống nên coi
như không có cuống lá.

Hình 4.3 Lá cỏ mực
Cụm hoa hình đầu, màu trắng, đường kính 4-8 cm, mọc ở kẽ lá hay ngọn cành. Đầu

mang hai loại hoa: hoa cái hình lưỡi nhỏ ở ngoài, hoa lưỡng tính hình ống ở trong, có
khi các hoa đã rụng, chỉ còn lại bao hoa và trục cụm hoa. Cây ra hoa từ tháng 7 đến
tháng 9.
Hoa cái hình lưỡi xếp 1 vòng ngoài, hoa lưỡng tính hình ống ở trong. Hoa hình lưỡi
màu trắng, đài hoa dính có 4 răng to và một số răng nhỏ, dài 0,2-0,3 mm; tràng hoa
dính thành ống dài 1 mm, trên là phiến nguyên hoặc có hai răng đều hoặc không, dài
1-1,2 mm; bầu dưới 1 ô dẹp, đính noãn đáy, vòi nhụy dài khoảng 1,5 mm, phân 2
nhánh đầu nhụy.
Hoa hình ống màu trắng; đài hoa giống hoa hình lưỡi; tràng hoa dính thành ống dài
1,5 mm, trên chia 4 thùy hình tam giác dài 0,3 mm có vài gai nhọn ở mặt ngoài; bộ nhị
4, chỉ nhị hình sợi, màu trắng, dài 0,5 mm, đính đáy, ống tràng xen kẽ cánh hoa, bao
phấn dài gần 0,5 mm, màu vàng, dính nhau thành ống bao vòi nhụy, 2 ô, hướng trong,
có tai, nứt dọc, đính đáy, có phụ bộ là một phiến mỏng hình tam giác, hạt phấn hình
cầu gai, màu vàng, đường kính 17,5-22,5 µm; bộ nhụy bầu giống hoa cái, vòi nhụy
màu trắng, hình trụ dài 1,5 mm, đầu nhụy chia 2 nhánh rất ngắn, dài 0,3-0,4 mm, có
lông. Quả bế dẹp, dài 2,5-3 mm, màu đen có 2 cánh ngắn.

13


Hình 4. 4. Hoa cỏ mực
Quả đóng hình trái xoan hơi hẹp, đầu cụt, quả non có màu xanh, quả già có màu
đen, dài 3 mm, rộng 1-1,5 mm. Quả từ tháng 9 đến tháng 10.

Hình 4.5 Quả cỏ mực

14


1.2 Đặc điểm hình thái giải phẫu cây cỏ mực

1.2.1 Cấu tạo vi phẫu của rễ cỏ nực
Vi phẫu thân cỏ mực được khảo sát trình bà y ở hình 4.6, được mô tả cụ thể như
sau:
Vi phẫu rễ tròn, đi từ ngoài vào trong gồm các loại mô: bần 2-3 lớp tế bào hình
chữ nhật, vách tẩm bần mỏng có thể bong tróc. Nhu bì, 1-2 lớp tế bào hình chữ nhật.
Mô mềm đạo, 2-3 lớp tế bào hình đa giác, kích thước không đều, xếp lộn xộn, Hệ
thống dẫn không liên tục thường có 3-5 vùng libe-gỗ. Libe 1 khó nhận diện, libe 2 có
tế bào hình chữ nhật, xếp xuyên tâm, trong vùng libe có nhiều mạch rây to, rõ. Gỗ 2
chiếm tâm và không liên tục, các tia tủy rộng, mạch gỗ gần tròn hình chữ x, kích thước
to, nhiều, xếp lộn xộn, mô mềm gỗ 2 có các tế bào hình đa giác vách tẩm chất gỗ. Tia
tủy rộng, 4-8 dãy tế bào hình bầu dục hẹp, dài, vách cellulose.
Tóm lại, vi phẫu rễ cỏ mực được khảo sát rất khó phân biệt được miềm vỏ và
trung trụ, không có ranh giới rõ ràng, vỏ rất mỏng. Bó gỗ rất đặc biệt, có dạng hình
chữ thập, xen kẽ là tia ruột, gỗ 2 chiếm tủy.

1
2
3
4
5
6
7
8

Hình 4.6 Đặc điểm cấu tạo chung của rễ cỏ mực
1. Bần
2. Tầng sinh bần
3. Mô mềm
4. Libe 1


5. Libe 2
6.Tượng tần
7. Mạch gỗ
8. Tia ruột
15


1.2.1 Cấu tạo vi phẫu của rễ cỏ nực
Vi phẫu thân cỏ mực khảo sát được trình bày ở hình 4.7 được mô tả cụ thể như
sau:
Vi phẫu tiết diện tròn. Biểu bì tế bào hình chữ nhật, kích thước không đều, cutin
mỏng, có lông che chở đa bào. Mô dày góc gồm 2-3 lớp tế bào hình chữ nhật hoặc đa
giác, không đều, có lông che chở. Mô mềm tế bào hình đa giác hoặc hơi thuôn dài,
vách mỏng, xếp tạo những khuyết to nhỏ hình bầu dục. Sát vòng nội bì rải rác có các
túi tiết li bào. Nội bì khung Caspary rõ, rải rác hạt tinh bột.
Trụ bì 3-4 lớp tế bào đa giác, hóa mô cứng thành cụm úp trên libe 1. Libe và gỗ
không liên tục. Libe 1 gồm 4-5 lớp tế bào vách hơi uốn lượn, xếp lộn xộn. Libe 2 gồm
2-3 lớp tế bào hình chữ nhật, vách uốn lượn, xếp xuyên tâm. Mạch gỗ 2 nhiều, to, hình
đa giác, phân bố gần đều trong vùng mô mềm gỗ; mô mềm gỗ 2 hình đa giác hoặc
hình chữ nhật, vách dày, kích thước nhỏ. Gỗ 1 tập trung thành nhiều cụm, mạch gỗ
hình tròn hoặc đa giác gần tròn, mô mềm quanh gỗ 1 gồm nhiều lớp tế bào hình đa
giác, vách cellulose. Mô mềm tủy đạo gồm nhiều lớp tế bào hình tròn hoặc đa giác gần
tròn, kích thước lớn.
Tóm lại, vi phẫu thân cỏ mực khảo sát rất khó phân biệt đều có hình ngũ giác 5
gốc lồi, mỗi gốc lồi đều có mô dày góc và có bó libe- gỗ kiểu chồng kép ,mạch gỗ có
tiết diện gần tròn,mô mềm tủy hẹp

16



1
2
3
4
5
6
7

A

1
2
3
4
5
6
7

B

Hình 4.7 Đặc điểm cấu tạo chung của thân cỏ mực
A. Thân non; B. Thân già
1. Bần
2. Tầng sinh bần
3. Mô mềm
4. Libe 1

5. Libe 2
6.Tượng tần
7. Mạch gỗ

8. Tia ruột
17


Vi phẫu cuống lá cỏ mực khảo sát được trình bày ở hình 4.8 được mô tả cụ thể như
sau:
Vi phẫu cuống lá có mặt trên lõm, mặt dưới lồi, biểu bì là một lớp tế bào hình hơi
tròn xếp sát vào nhau theo chiều dài của cuống lá. Lông che chở đa bào, lông tiết ít.
Sát lớp biểu bì là mô dày, mô dày gốc ở trên (4-5) lớp tế bào, mô dày dưới (2-3) lớp tế
bào, tế bào gần tròn hay bầu dục kích thước không đều xếp lộn xộn để hở các khoảng
giang bào có chức năng nâng đỡ và bảo vệ. Tiếp đến là các mô mềm đạo gồm các tế
bào hình đa giác hoặc hình trứng có kích thước không đồng đều xếp lộn xộn. Tiếp giáp
với hệ thống dẫn libe- gỗ là cụm tế bào hình đa giác nhỏ vách cellulose xếp khít
nhau.Hệ thống dẫn gồm 7-8 bó libe-gỗ xếp trên một vòng cung không liên tục với libe
ở dưới gỗ ở trên, các lớp libe tế bào hình đa giác, nhỏ vách uốn lượn, xếp lộn xộn .Các
bó dẫn nằm trong khối mô mềmhợp thành từng đám lớn, hông đều từ 5-15 tế bào hình
đa giác bao xung quanh tầng libe làm nhiệm vụ nâng đỡ. Các bó nhỏ ở trên bó to ở
dưới libe ở phía ngoài gỗ ở phía trong. Xung quanh libe có thêm mô cứng làm chức
năng nâng đỡ. Tầng libe xếp thành một vòng tròn hơi lượn sóng nằm ngoài bao quanh
tầng gỗ nằm trong. Các bó mạch chỉ tập trung chủ yếu ở mặt dưới của cuống lá. Ở giữa
là khối mô mềm chiếm diện tích lớn, các mô mếm ruột cò hình đa giác.
Tóm lại, vi phẫu lá cỏ mực được khảo sát rất khó phân biệt vì hệ thống dẫn đều có
7-8 bó libe, kiểu chồng kép xếp thành vòng cung không liên tục, nằm trong khối mô
mềm và mô mềm chiếm diện tích lớn.
1
2

3
4
5


Hình 4.7 Đặc điểm cấu tạo chung của lá cỏ mực
1. Biểu bì
2. Mô dày
3. Mô mềm

4. Libe
5. Mạch gỗ

18


19


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Đề tài “Khảo sát đặc điểm hình thái giải phẫu và định tính hoạt chất coumarin trên
cây cỏ mực” thu được một số kết quả sau:
- Mô tả được chi tiết đặc điểm hình thái và giải phẫu các cơ quan dinh dưỡng của
cây cỏ mực (Eclipta prostrata L.)
- Cả ba phương pháp thí nghiệm đều chứng minh được có sự hiện diện của
coumarin trong cả 3 cơ quan dinh dưỡng của cây.
2. ĐỀ NGHỊ
- Tiếp tục nghiên cứu xác định loại nhóm chất thuộc coumarin
- Thử nghiệm chiết xuất coumarin từ cây cỏ mực

20



TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt
Bộ Y Tế (2009), Dược điển Việt Nam IV, Nhà xuất bản Y học
Đỗ Tất Lợi (1995), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học
và Kỹ thuật, trang 367-368.
Nguyễn Văn Đàn, Nguyễn Viết Tựu (1985), Phương pháp nghiên cứu cây thuốc,
Nhà xuất bản Y học.
Nguyễn Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Diễm Hồng (2002), Thăm dò tác dụng của cỏ
mực trên đường huyết, Tạp chí dược liệu, tập 7, số 3, trang 82-86.
Nguyễn Khắc Quỳnh Cứ (1999-2000), Bài giảng chiết xuất dược liệu, Trường Đại
học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Ngọc Hạnh (2002), Tách chiết và cô lập các hợp chất thiên nhiên, Giáo
trình cao học, Viện Công nghệ Hóa học-Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam,
Thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm Hoàng Hộ (2000), Cây cỏ Việt Nam tập III, Nhà xuất bản trẻ, trang 272.
Trần Vũ Thiên (2008), Góp phần nghiên cứu thành phần hóa hoc cây cỏ mực
(Eclipta prostrata L.), Họ cúc (Asteraceae), Luận văn thạc sĩ, Trung tâm học liệu, Đại
hoc Cần Thơ.
Tiếng Anh
Anuradha S. Majumdar, Madhusudan N. Saraf, Norma R. Andrades and Rahul Y.
Kamble (2008), Preliminary studies on the antioxidant activity of Tribulus terrestris
andEclipta alba, Pharmacognosy Magazine, ISSN: 0973-1296, 102-107.
Bohlmann, F. et al., Phytochemistry, 1976, 15, 1309.
Curtis, R.F. et al., Tetrahedron, 1967.
Karthikumar, S., Vigneswari, K. and Jegatheesan, K.(2007), Screening of
antibacterial and antioxidant activities of leaves of Eclipta prostrata (L)
Zhang M, Chen Y (1996), Chemical constituents of Eclipta alba (L.) Hassk,
Zhongguo Zhong Yao Za Zhi.
Website
/> /> />

21


×