Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Báo cáo kết quả thực tập tại phòng sản xuất của công ty tnhh mtv út mừng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.61 MB, 25 trang )

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG, HÌNH

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP
1.1 Thông tin về công ty
Tên công ty:

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Út Mừng

Tên tiếng anh:

Ut Mung Co.Ltd

Mã số thuế:

2100390364

Loại hình công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Vốn điều lệ:

6.000.000.000 VNĐ

Địa chỉ:

107A, ấp Đại Đức, xã Đức Mỹ, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh

Điện thoại:

(+84) 932880897


Fax:

(074) 3889376

Email:



Website:

www.coconutmung.com www.toxoduatravinh.com

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Trải qua chặng đường gần 10 năm xây dựng và phát triển, Công ty TNHH MTV Út
Mừng đã dần khẳng định thương hiệu của mình trong lĩnh vực xuất khẩu các sản phẩm
từ Dừa. Đã có những bước thăng trầm nhưng cũng có những thành tích phát triển vượt
bậc góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội tỉnh nhà ngày càng phát triển mạnh hơn.
Công ty TNHH MTV Út Mừng được thành lập theo giấy phép kinh doanh số
2100390364 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Trà Vinh cấp ngày 30/07/2009. Công ty
bắt đầu hoạt động từ ngày 10/08/2009.

1


Tiền thân của Công ty TNHH MTV Út Mừng là hộ kinh doanh với quy mô nhỏ do
Ông Giã Văn Mừng và Bà Nguyễn Thị Kim Thuý làm chủ từ năm 2001.
Qua quá trình kinh doanh lâu dài với kinh nghiệm tích lũy và kết quả kinh doanh tăng
trưởng mạnh, vào năm 2009 chính thức được phát triển thành quy mô công ty với tên
pháp lý là Công ty TNHH MTV Út Mừng. Vào giai đoạn này công ty chủ yếu kinh
doanh mặt hàng dừa trái với hoạt động chính là thu mua dừa trái và bán cho cở sở sản

xuất kẹo dừa trên địa bàn.
Theo tiến trình đổi mới kinh tế đất nước và xu thế hội nhập thì từ năm 2012, công ty
tiếp tục mở rộng quy trình sản xuất không chỉ đơn thuần là thu mua sản phẩm dừa trái
thô mà còn sơ chế và sản xuất thủ công sản phẩm trực tiếp tại công ty và tạo ra sản
phẩm mới từ trái dừa như: thảm xơ dừa, chỉ xơ dừa, mụn dừa, lưới xơ dừa. Ngoài ra,
công ty còn không ngừng đầu tư về trang thiết bị và công nghệ hiện đại để mở rộng
quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, xây dựng thương hiệu,
phát triển hệ thống phân phối và mở rộng thị trường.
Hiện nay, các sản phẩm mũi nhọn như thảm xơ dừa, lưới xơ dừa, …ngày càng được
phía đối tác tín nhiệm. Sản phẩm chủ yếu được xuất khẩu sang Hàn Quốc.
Trải qua những khó khăn cùng sự suy thoái của nền kinh tế, công ty vẫn luôn cố gắng
vươn mình và giữ vững vị thế trên thị trường đưa sản phẩm từ thô sơ tưởng chừng như
bỏ đi từ “trái dừa” thành một sản phẩm đạt tiêu chuẩn, chất lượng xuất khẩu và được
sự tín nhiệm thị trường quốc tế. Đồng thời giải quyết được việc làm cho khoảng 200
người dân lao động tại xưởng và 115 hộ gia đình làm việc gia công tại nhà. Góp phần
vào việc xây dựng và phát triển nền kinh tế tại địa phương.
1.3 Ngành nghề - lĩnh vực hoạt động
Sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm: lưới xơ dừa, thảm xơ dừa, chỉ xơ dừa
Mua bán vỏ dừa, mụn dừa, tơ xơ dừa, chỉ xơ dừa (se tay, se máy).

Hình 1. 1: Lưới xơ dừa

Hình 1. 2: Thảm xơ dừa

2


1.4 Cơ cấu
tổ 1.
chức

nhân
Hình
3: Chỉ
xơsự
dừa

Hình 1. 4: Mụn dừa

CHỦ TỊCH KIÊM GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG SẢN XUẤT

PHÒNG TÀI CHÍNH- KẾ TOÁN

PHÒNG KINH DOANH

1.4.1 Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận










Giám đốc: Là người giữ vai trò chỉ đạo chung, chịu trách nhiệm trước cơ quan

chức năng về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đồng thời là người đại
diện cho toàn bộ quyền lợi của toàn bộ cán bộ, công nhân trong công ty, là
người ra quyết định về hợp đồng kinh tế, lựa chọn phương thức mua nguyên vật
liệu, tiêu thụ sản phẩm.
Phó giám đốc: Phụ trách chiến lược phát triển, trực tiếp chịu trách nhiệm về
kinh doanh và quảng bá sản phẩm của công ty, phụ trách quá trình sản xuất,
chịu trách nhiệm về kĩ thuật, chất lượng sản phẩm.
Phòng sản xuất: Xây dựng kế hoạch sản xuất; cập nhật tình hình sản xuất hàng
ngày của toàn công ty và báo cáo theo quy định; Tham gia kiểm tra, giám sát tại
xưởng sản xuất của các đơn vị đảm bảo chấp hành đầy đủ theo biện pháp an
toàn; Điều hành quá trình sản xuất an toàn, năng suất, chất lượng, hiệu quả.
Phòng tài chính- kế toán: Đáp ứng nhu cầu về tài chính cho mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty theo kế hoạch; Giúp giám đốc về công tác kế toán
thống kê, thông tin kinh tế, các hoạt động liên quan đến quản lý tài chính; Phân
tích hiệu quả kinh tế của các dự án, sản phẩm của công ty; Phối hợp với các
phòng ban trong công ty để hoàn thành công việc được giao.
Phòng kinh doanh: Tham mưu cho Ban giám đốc điều hành hoạt động sản xuất
kinh doanh đúng ngành nghề, đúng pháp luật, mang lại hiệu quả cao; Xây dựng
chiến lược kinh doanh của công ty theo từng giai đoạn ( ngắn hạn, trung hạn,
dài hạn); Giám sát và kiểm tra chất lượng công việc, sản phẩm của các bộ phận

3


khác nhằm mang đến khách hàng chất lượng dịch vụ cao; Nghiên cứu về thị
trường, đối thủ cạnh tranh; Tổng hợp, phân tích số liệu về tình hình sản xuất
kinh doanh của công ty.
1.5 Kết quả hoạt động
Bảng 1. 1: Kết quả kinh doanh 03 năm của công ty
Đơn vị tính: nghìn đồng


CHỈ TIÊU
1.Doanh thu thuần
về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
2.Giá vốn hàng bán
3.Lợi nhuận gộp về
bán hàng và cung
cấp dịch vụ
4.Doanh thu hoạt
động tài chính
5.Chi phí tài chính
6.Chi phí bán hàng
7.Chi phí quản lý
doanh nghiệp
8.Lợi nhuận thuần
từ hoạt động kinh
doanh
9.Lợi nhuận khác
10.Tổng lợi nhuận
11.Lợi nhuận sau
thuế

2015
35,086,637

NĂM
2016
38,561,666


2017
41,906,182

27,882,099
7,204,538

30,763,188
7,798,478

33,431,711
8,474,471

252,158

272,946

296,606

2,202,083
1,876,083
1,919,714

1,760,051
1,358,882
2,698,851

1,986,272
1,897,099
2,718,047


1,458,816

2,253,640

2,169,659

588,292
2,047,108
1,637,686

936,006
3,189,646
2,551,716

788,965
2,958,624
2,366,899

1.6 Thuận lợi – khó khăn
1.6.1 Thuận lợi
Công ty nằm trên địa bàn Trà Vinh thuận lợi cho việc thu mua nguyên vật liệu.
Điều kiện kinh tế chính trị ổn định, chính sách kinh tế mở trong thời kì đổi mới
tạo đà cho sự phát triển và hội nhập vào nền kinh tế thế giới của công ty.
• Đội ngũ công nhân lành nghề.
• Xu hướng tiêu dùng của xã hội ngày càng thiên về thiên nhiên nên cũng đem lại
một số thuận lợi cho công ty.
• Đội ngũ cán bộ quản lí có chuyên môn, kĩ thuật vững vàng.




1.6.2 Khó khăn


Những năm gần đây, ở Bến Tre nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đẫ
đầu tư vào ngành chế biến dừa, làm cho thị trường dừa vốn đã phức tạp lại càng
phức tạp hơn.

4




Thường xuyên xảy ra cạnh tranh nguyên liệu ( dừa trái, vỏ dừa,…) giữa thương
lái Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia với các chủ cơ sở chế biến trong nước
làm cho giá nguyên liệu không ổn định, tăng giảm bất thường, ảnh hưởng đến
kế hoạch và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.

1.7 Định hướng phát triển






Mở rộng quy mô xưởng sản xuất thảm xơ dừa để cung ứng được các đơn hàng
xuất khẩu nhanh chóng.
Nghiên cứu sản xuất các mặt hàng khác như: than gáo dừa, dầu dừa.
Đầu tư máy móc hiện đại để giảm bớt chi phí mua chỉ xơ dừa loại nhỏ và chi
phí thuê gia công.
Thực hiện chiến lược nghiên cứu thị trường để tìm kiếm khách hàng tiềm năng

trong và ngoài nước.
Không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống và gia tăng thu nhập cho cán bộ,
công nhân.

1.8 Thông tin và tài liệu có liên quan
Ngành công nghiệp chỉ xơ dừa nói chung vẫn cho thấy sự tăng trưởng tích cực trên thị
trường toàn cầu, đặc biệt là đối với các sản phẩm giá trị gia tăng. Hiện tại, kim ngạch
xuất khẩu chỉ xơ dừa và các sản phẩm từ chỉ xơ dừa như: thảm xơ dừa, chiếu thảm,
thảm chà chân, và lưới phủ đất ước đạt hơn 1 tỷ USD.
Trong đó, có khoảng hơn 85% trong tổng lượng xuất khẩu được xuất từ Ấn Độ, Sri
Lanka và Indonesia – đây được xem là những nước sản xuất chính, và lượng xuất khẩu
còn lại được chia cho Thái Lan, Philippines và Malaysia. Nhu cầu tiêu thụ nội địa
mạnh cùng với tỷ lệ xuất khẩu của Ấn Độ cũng chỉ đạt được 1% trong tổng lượng xuất
khẩu của thế giới vào năm 1996 và đến năm 2002 thì tăng mạnh lên 11%, sau đó, tăng
gấp đôi lên 25% vào năm 2013. Theo số liệu thống kê gần đây nhất cho thấy kim
ngạch xuất khẩu chỉ xơ dừa và các sản phẩm từ chỉ xơ dừa của Ấn Độ tăng hơn 27%
trong năm 2016 – 2017. Trong năm 2017, kim ngạch xuất khẩu của Sri Lanka tăng
11% trong giai đoạn từ tháng 01 đến tháng 12, chủ yếu tăng kim ngạch của các thành
phẩm như mụn dừa, các sản phẩm chỉ xơ dừa cuộn, chổi và bàn chải được làm từ chỉ
xơ dừa, tất cả các sản phẩm này chiếm hơn 82% tổng lượng xuất khẩu. Ấn Độ và Sri
Lanka chú trọng hơn đến các sản phẩm có giá trị gia tăng. Trong khi đó, Indonesia vẫn
đang tranh đấu để phát triển ngành chỉ xơ dừa và thời gian gần đây nước này chủ yếu
tập trung sản xuất chỉ xơ dừa thô. Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu chính các
sản phẩm chỉ xơ dừa, thị phần thị trường nước này trên thị trường toàn cầu đạt hơn
50% trong tổng lượng nhập khẩu thế giới, vẫn đang được cải thiện với tốc độ hạn chế.
Xuất khẩu các sản phẩm xơ dừa từ Indonesia bị chi phối bởi một các sản phẩm chỉ xơ
dừa chưa thành phẩm, sợi xơ dừa. Xuất khẩu sợi xơ dừa từ Indonesia trong giai đoạn
từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2017 là 31.136 tấn, kim ngạch 8,32 triệu USD. Tổng khối
lượng xuất khẩu giảm hơn 37% so với tổng sản lượng cùng kỳ năm trước. Trung Quốc
là thị trường nhập khẩu chính sợi xơ dừa từ Indonesia. Trung Quốc đã thu mua 3.256


5


tấn sợi xơ dừa, đạt 65%. Những thị trường nhập khẩu khác của Indonesia gồm Hàn
Quốc, Nhật Bản, Malaysia và Singapore. Sợi xơ dừa thô đóng kiện là sản phẩm chỉ xơ
dừa duy nhất từ Indonesia được xuất khẩu sang thị trường toàn cầu trong giai đoạn
trên. Tình hình xuất khẩu các sản phẩm chỉ xơ dừa khác từ Indonesia đều giảm đáng
kể cả về sản lượng lẫn kim ngạch.
Năm 2017, doanh thu xuất khẩu của Sri Lanka từ các sản phẩm xơ dừa là hơn 196
triệu đô la Mỹ hoặc tăng 11% so với năm trước. đóng góp doanh thu cao nhất của các
sản phẩm xơ dừa của Sri Lanka, chiếm 35,24% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhật Bản
vẫn là nước nhập khẩu chính của xi măng của Sri Lanka. Xơ dừa được sử dụng chủ
yếu làm phương tiện canh tác nông nghiệp, phân bón, thức ăn gia súc và đôi khi dùng
cho chăn nuôi. Trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2017, Nhật Bản đã nhập
khẩu 45.082 tấn hoặc 22,2% trong tổng xuất khẩu kẽm của Sri Lanka với 202.720 tấn.
Các thị trường lớn khác của công ty dừa ở Sri Lanka bao gồm Hàn Quốc, Trung Quốc,
Mexico, Mỹ, Iran, Tây Ban Nha và Anh. Từ tháng 1 đến tháng 12, những nước này
nhập khẩu xơ dừa từ 23.814 tấn đến 9.290 tấn. Tổng khối lượng nhập khẩu xơ dừa từ
các quốc gia này là 129.734 tấn tương đương với 64% tổng lượng xuất khẩu dừa của
Sri Lanka. So với năm trước, lượng xuất khẩu xơ dừa đã có mức tăng trưởng tích cực
là 9%. Hơn nữa, trong cùng thời kỳ, các sản phẩm xơ dừa của Sri Lanka như các tấm
đệm và nệm giường ngủ gia tăng khối lượng lớn nhất so với cùng kỳ năm trước. Các
sản phẩm đã ghi nhận 115% tăng khối lượng từ 247.234 chiếc trong năm 2016 lên đến
532,037 chiếc vào năm 2017.
Xuất khẩu các sản phẩm xơ dừa từ Ấn Độ tiếp tục phát triển khi thị trường toàn cầu
đối với các sản phẩm xơ dừa và chỉ xơ dừa đang được cải thiện. Dữ liệu mới nhất từ
Ban chỉ xơ dừa của Ấn độ cho thấy trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2017,
Ấn Độ xuất cho thị trường toàn cầu với tổng sản lượng chỉ xơ dừa và các dạng xơ dừa
là 791.227 tấn. Kim ngạch xuất khẩu đạt 188.515 rupee, tương đương 289.93 triệu đô

la Mỹ. Doanh thu xuất khẩu tăng 10,1% so với năm trước. Doanh thu có thể vẫn được
cải thiện do nhu cầu ngày càng tăng của các nước nhập khẩu như Trung Quốc và Mỹ
đối với xơ dừa và các sản phẩm xơ dừa từ Ấn Độ.
Đối với Việt Nam, trong 10 nước trồng dừa nhiều nhất gồm Philippines, Indonesia, Ấn
Độ, …thì Việt Nam đứng thứ 10, mỗi năm thu hoạch khoảng 1,3 triệu tấn, trong đó
dừa Bến Tre đã chiếm một nửa. Cây dừa đã gắn bó với đời sống con người Việt Nam
từ bao đời, nhưng nền công nghiệp chế biến dừa Việt Nam mới được hình thành không
lâu, nhưng đã có sự phát triển nhanh, khá chắc chắn và phong phú về các mặt hàng.
Việt Nam đã có hơn 20 sản phẩm và được xuất khẩu và được xuất khẩu trên 40 nước
trên thế giới. Trong đó, thảm xơ dừa, chỉ xơ dừa,…là một trong những sản phẩm được
đánh giá là ưu thế tại Việt Nam. Trước đây, vỏ quả phần phụ phẩm trong quá trình chế
biến cơm dừa, không được sử dụng, thải ra môi trường gây ô nhiễm. Tuy nhiên, hiện
tại đây là một nguồn nguyên liệu quan trọng chế biến các sản phẩm từ chỉ xơ và mụn
dừa làm tăng giá trị kinh tế của cây dừa, giải quyết công ăn việc làm cho rất nhiều lao
động nghèo, trình độ thấp,…làm gia tăng giá trị xã hội của cây dừa; tạo ra nguồn phân
hữu cơ thân thiện với môi trường, bảo vệ cây trồng chống hạn hán, chống xói mòn đất,
…làm tăng giá trị sinh thái của cây dừa. Các sản phẩm trên không những được xuất
khẩu sang các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản mà còn được sử dụng rộng

6


rãi trong nền công nghiệp Việt Nam. Với ưu điểm là các sản phẩm bảo vệ môi trường,
các sản phẩm từ xơ dừa và mụn dừa sẽ có tiềm năng được sử dụng nhiều trong tương
lai.
Sản xuất dừa tại Philippine:
Theo dữ liệu mới nhất (2017) cho thấy, Philippine có 3,5 triệu ha đất trồng dừa chiếm
26% của 12 triệu đất nông nghiệp của cả nước với 339 triệu cây dừa do 3,4 triệu nông
dân canh tác trong tổng số 26 triệu người trực tiếp hoăc gián tiếp tham gia vào ngành
dừa với 68 trong số 81 tỉnh có trồng dừa. Là quốc gia xuất khẩu hàng đầu trên toàn cầu

về dầu dừa và các sản phẩm dừa khác, mặc dù là nhà sản xuất dừa lớn thứ 3 sau Ấn Độ
và Indonesia nhưng doanh thu về xuất khẩu không dưới 1,5 tỷ USD mỗi năm kể từ
năm 2010, chiếm 59% thị phần xuất khẩu dừa trên thế giới. Doanh thu cao nhất được
ghi nhận trong năm 2011 là 1,95 tỷ USD, và 2016 là 2 tỷ USD, đóng góp 1,15 GDP
của nước nầy; theo dự kiến năm 2017 sẽ đạt 2 tỷ 2 USD.
Sản phẩm dừa xuất khẩu rất đa dạng, thể hiện năng lực chế biến mạnh và tính chất
quan trọng của ngành dừa Philippine.Là nhà sản xuất dầu dừa lớn nhất thế giới, các thị
trường lớn nhất là Hoa Kỳ và Châu Âu. Ước thực hiện sản lượng dầu sản xuất 2017 là
1.480 tấn, trong đó xuất khẩu 850 ngàn tấn, giảm so với năm trước 7,61%. Châu Âu và
Mỹ vẫn là hai thị trường nhập khẩu chính dầu dừa từ Philippines; thị trường nhập khẩu
lớn tiếp theo là Nhật Bản. Châu Âu đã nhập khẩu hơn 60% trong tổng lượng dầu dừa
xuất khẩu của Philippines, và khoảng 30,2% trong tổng lượng dầu dừa được xuất khẩu
sang Mỹ, 4,3% sang Nhật Bản và 2,7% sang Trung Quốc.
Xuất khẩu nước dừa tại Philippin đã tăng gần gấp đôi từ 647.000 lít lên 1,8 triệu lít
trong giai đoạn 2008-2010. Đến năm 2015, con số này đã tăng lên 61 triệu lít.
Về cơm dừa nạo sấy, năm 2017, Philippines đã duy trì xu hướng gia tăng sản xuất mặt
hàng nầy với sản lượng 2,3 triệu tấn sau khi sụt giảm còn 2,2 triệu tấn vào năm 2016.
Xuất khẩu 2017 là 140 ngàn tấn, bằng với những năm trước. Mỹ và Châu Âu vẫn là
những điểm đến chính, chiếm hơn 81% tổng xuất khẩu. Mỹ chiếm 32% tổng xuất
khẩu. Ở châu Âu, Hà Lan là trung tâm chính, nhận 11% số lượng, tại các nước châu Á,
Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản nằm trong số các nước nhập khẩu cơm dừa nạo
sấy lớn nhất từ Philippines.
Sữa dừa của Philippine tuy là mặt hàng mới, nhưng cũng là sản phẩm có chiều hướng
phát triển mạnh với sản lượng hằng năm trên 1.500 tấn
Là quốc gia xuất khẩu than hoạt tính đứng thứ 2 sau Ấn độ với sản lượng 20 ngàn tấn
đã được xuất khẩu sang 51 thị trường khác nhau. Đức, Nhật Bản và Mỹ là những thị
trường nhập khẩu hàng đầu than hoạt tính từ Philippines, nhập hơn 52% trong tổng
lượng xuất khẩu than hoạt tính từ quốc gia này.
Sản xuất dừa tại Indonesia:
Có diện tích dừa lớn nhất thế giới, chiếm 12,% diện tích đất nông nghiệp, trình độ

thâm canh thấp nên năng suất không cao (45 trái/cây/năm), là một quốc gia chủ yếu
theo đạo Hồi nên một nửa sản lượng được tiêu thụ trong nước. So với các quốc gia

7


xuất khẩu sản phẩm dừa thì Indonesia đứng hàng thứ nhì sau Philippine với sản lượng
dầu ước 2017 là 995 ngàn tấn, tăng 3,13% so cùng kỳ; trong đó xuất khẩu 620 ngàn
tấn, giảm 7,46% so cùng kỳ. Cơm dừa nạo sấy 1, 750 triệu tấn, giảm 0,6% so năm
trước; trong đó xuất khẩu 12 ngàn tấn, giảm 20% so với năm trước vì hiệu quả không
cao. Bột dừa 515 ngàn tấn, tăng 1,1% so với năm trước; trong đó xuất khẩu 245 ngàn
tấn, tăng 2,8% và các mặt hàng xuất khẩu khác như than hoạt tính 25 ngàn tấn, chỉ xơ
dừa 13 ngàn tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu dừa đạt 1 tỷ USD trong 2016 chiếm 0,7%
giá trị hàng xuất khẩu của quốc gia này.
ác thị trường tiềm năng của Indonesia cũng giống như Philippine nhưng lợi thế cạnh
tranh không lớn do năng lực chế biến chưa cao, trình độ công nghệ thấp.
Tuy nhiên Indonesia là một đối thủ đáng gờm về mặt hàng dầu cọ vì giá thành rẻ, giá
trị dinh dưỡng chỉ đứng sau dầu dừa, nhu cầu trên thế giới rất lớn. Hai nước Indonesia
và Malaisia chiếm khoảng 85% đến 90% tổng sản lượng dầu cọ trên toàn cầu với sản
lượng 57 triệu tấn vào năm 2016, chiếm hơn 30% sản lượng dầu thực vật trên thế giới.
Là ngành kinh tế mũi nhọn đối với nền kinh tế của đất nước: xuất khẩu dầu cọ là
nguồn thu ngoại tệ quan trọng, tạo cơ hội việc làm cho hàng triệu người Indonesia. Về
nông nghiệp, dầu cọ là ngành công nghiệp quan trọng nhất của Indonesia đóng góp
1,5-2,5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia.
Năm 2016 Indonesia có khoảng 11,9 triệu ha, con số này dự kiến sẽ tăng lên 13 triệu
ha vào năm 2020, lớn hơn tổng diện tích dừa trên toàn thế giới hiện nay. Tuy
nhiên,việc sản xuất dầu cọ đang bị nhiều tổ chức quốc tế lên án và đưa ra những nghị
quyết nhằm hạn chế sản xuất vì ngành này có liên quan đến những vấn đề chính như
nạn phá rừng, suy thoái môi trường sống, biến đổi khí hậu, tàn ác động vật.
Sản xuất dừa tại Ấn Độ:

Là một quốc gia đông dân lớn thứ hai trên thế giới, hơn 1 tỷ dân và có tập quán sử
dụng dừa trong chế biến thức ăn hàng ngày với hơn 17 tỷ quả/ năm, chiếm 2/3 sản
lượng sản xuất, cho nên dù là quốc gia có sản lượng dừa đứng đầu thế giới, nhưng lợi
thế cạnh tranh của Ấn độ chỉ là các mặt hàng từ chỉ xơ dừa; giá trị dừa xuất khẩu
chiếm dưới 0,1% tổng giá trị hàng xuất khẩu.
Sản xuất dừa tại Việt Nam:
Diện tích dừa của Việt Nam chỉ bằng 4% diện tích dừa của Indonesia và Philippines,
8% diện tích dừa của Ấn Độ, 40% diện tích dừa của Sri Lanka. Tuy nhiên, năng suất
dừa bình quân của Việt Nam đạt 9.863 trái/ha/năm tương đương 1,9 tấn copra/ha, cao
hơn mức bình quân của các nước thuộc Hiệp hội dừa Châu Á - Thái Bình Dương
(APCC, chỉ đạt 0,9 tấn copra/ha), Philippines, Indonesia (0,85 tấn), Ấn Độ (1,1 tấn).
Bến Tre là tỉnh có diện tích dừa lớn nhất trong cả nước với diện tích trên 70 ngàn ha,
chiếm 40% diện tích dừa của cả nước. Sản lượng gần 600 triệu trái. Bến tre có đa dạng
sinh học giống dừa bản địa với năng suất và chất lượng tốt như giống dừa Ta, dừa Dâu,
dừa Xiêm, dừa Dứa. Năng suất bình quân của các giống dừa cao bản địa được tuyển
chọn đạt > 60 quả/cây/năm, hàm lượng dầu đạt >65%. Một số giống dừa uống nước
như dừa Xiêm, chất lượng ngon, ngọt (độ brix đạt >7%), hàm lượng protein 2,32 g/

8


100 ml, béo 6,31g/100ml. Chính vì vậy giá dừa trái nguyên liệu của Bến Tre luôn cao
gấp đôi so với giá dừa của Indonesia và Philippine trong suốt 10 năm qua. Tuy nhiên
do diện tích của mỗi nông hộ quá nhỏ nên thu nhập không cao, nông dân có khó khăn.
Toàn tỉnh có hơn 1.970 cơ sở chế biến dừa, với nhiều loại hình, quy mô hoạt động rất
khác nhau, có khả năng chế biến hết sản lượng dừa của Đồng bằng sông Cửu
Long. Giá trị sản xuất công nghiệp 2017 tăng 3,6%/năm so với năm 2016. Giá trị xuất
khẩu (2016) trên 150 triệu USD, chiếm 21% kim ngạch xuất khẩu với các sản phẩm có
giá trị lớn như sữa dừa, dầu dừa tinh khiết, nước dừa đóng hộp được sản xuất với các
thiết bị hiện đại, có một số công nghệ thuộc loại cao nhất Đông Nam Á. Một số doanh

nghiệp lớn đã có những chứng nhận như ISO 22000: 2005, HACCP, HALAL,
KOSSHER, Sản phẩm hữu cơ , chính vì vậy sản phẩm dừa của Bến Tre có thừa khả
năng để tham gia các thị trường lớn, khó tính nhưng đầy tiềm năng. Vì là quốc gia có
diện tích dừa quá nhỏ nên thị phần xuất khẩu chiếm dưới 1% so với tổng lượng xuất
khẩu trên thế giới.
Mức cầu về dừa đến 2025:
Theo các Trung Tâm Dự báo có tầm cở trên thế giới, mức tăng về nhu cầu các sản
phẩm dừa toàn thế giới đến 2025 như sau:
Sữa dừa tăng 15%, trong đó sữa dừa HC tăng 8,5%. Thạch dừa tăng 5,6%. Bột dừa
tăng 6,6%. Kem dừa tăng 36%. Nước dừa tăng 25%. Dầu dừa tinh khiết tăng 21%.
Bình quân tăng trên 10%
Mức tăng cao với lý do thay đổi sở thích của người tiêu dùng và chấp nhận xu hướng
tiêu thụ thực phẩm thuần chay từ thiên nhiên, lành mạnh có hàm lượng calo thấp và có
giá trị dinh dưỡng cao, giảm nguy cơ về tim mạch.
Triển vọng:
Qua những thông tin trên ta thấy: Tổng cung thấp hơn tổng cầu về dừa; Cầu tăng 10%,
trong khi đó cung chỉ tăng dưới 1% và khoảng cách ngày càng doãng ra. Thị phần dừa
của Việt Nam nhỏ hơn 1% vì vậy nếu sản lượng xuất khẩu trong tương lai có tăng
thêm thì không ảnh hưởng gì lớn đến mức cung; Các đối thủ, trừ Philippin với các lợi
thế về thị trường tiềm năng và có kinh nghiệm trong kinh doanh; còn những quốc gia
sản xuất dừa còn lại, so với Việt Nam thì gần như tương đương. Lợi thế về điều kiện
canh tác, sản xuất, trình độ ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật thì Việt Nam có nhiều thuận
hơn rất nhiều.

9


CHƯƠNG 2: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP TẠI CÔNG TY
2.1 Giới thiệu về sản phẩm thảm xơ dừa
2.1.1 Công dụng

Thảm xơ dừa (Coir carpet) được sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất nệm
giường dùng trong khách sạn, bệnh viện, xe ô tô, ghế salon và các sản phẩm dân dụng
khác. Thảm xơ dừa còn dùng để trải sàn chống trơn trợt, trang trí nội thất, làm tấm
cách âm, cách nhiệt trong xây dựng, …do đó độ đàn hồi cao và có nguồn gốc từ sợi
thiên nhiên nên rất được ưa chuộng ở các nước phát triển.
Là một sản phẩm hữu cơ, thảm xơ dừa mang lại những lợi ích:


Giữ ẩm cho đất, tăng độ xốp cho đất khi kết hợp thêm với lưới xơ dừa và mụn
xơ dừa

10




Thay thế cho hình thức phủ rơm rạ truyền thống vì khi rơm rạ thối dễ sinh ra
nấm mốc gây hại cho cây trồng. Bên cạnh đó, việc lấy được rơm rạ ở nhiều nơi
không phải là dễ dàng



Chống rửa trôi đất trồng hay phân bón



Thảm xơ dừa giúp cách ly quả của cây tiếp xúc trực tiếp với mặt đất, nhờ đó mà
có thể hạn chế việc thối trái làm giảm năng suất cây trồng




Hạn chế cỏ dại mọc nhiều và nhanh



Thảm xơ dừa có độ ẩm và giá trị thẩm mỹ cao có thể được dùng để lót đường đi
khi trời mưa trơn trợt, lót tường cho việc trồng cây treo tường.

2.1.2 Quy cách sản phẩm


Độ kết dính và trạng thái bề mặt rất cao.



Độ đồng đều: Độ dày của sản phẩm tương đối đồng nhất, không bị mỏng,
thủng.



Kích thước: chiều rộng lớn nhất là 2,10m, chiều dài lớn nhất 10m.



Độ dày: 8mm, 10mm, 12mm, 14mm, ….

Hình 2. 1: Thảm xơ dừa

Tiêu chuẩn chất lượng thảm xơ dừa được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2. 1: Bảng tiêu chuẩn chất lượng thảm xơ dừa

Specification for COIR CARPET
Model No. : TBC/CC-001

Specification for COIR CARPET
Model No. : TBC/CC-002

Độ ẩm (Moisture) : 18% max

Độ ẩm (Moisture) : 18% max

11


Khổ rộng : 2,0 m max
Chiều dài : 20 m max
Độ dày tấm : 10 mm min

Khổ rộng : 2,0 m max
Chiều dài : 20 m max
Độ dày tấm : 08 mm min

- Độ kết dính & trạng thái bề mặt: Thảm xơ dừa được dệt, định dạng, phun keo phân bố
đều trên bề mặt và sấy lưu hóa nên sản phẩm có độ kết dính rất cao.
- Độ đồng đều : Độ dày của sản phẩm tương đối đồng nhất, không bị mỏng, thủng.

Thanh toán: L/C, D/P at sight

Thanh toán: L/C, D/P at sight

Đóng gói:


Đóng gói:

Thời gian giao hàng : 30 ngày

Thời gian giao hàng: 30 ngày

Giá cả : + Model No.TBC/CC-001 :
USD / m2 FOB cảng TPHCM
Vietnam

Giá cả : + Model No.TBC/CC-002 :
USD /m2 FOB cảng TP.HCM
Vietnam

Cont 20 ft : 2.200 m2 min
Cont 40 ft : 4.500 m2 min

Cont 20 ft : 2.200 m2 min
Cont 40 ft : 4.500 m2

2.1.3 Tính độc đáo, ưu thế cạnh tranh vượt trội của sản phẩm
Thảm xơ dừa được sản xuất từ nguyên liệu sợi thiên nhiên, thân thiện với môi trường,
có độ đàn hồi cao, dễ tái tạo, không gây bất kì nguy cơ nào liên quan đến sức khỏe cho
người sử dụng.
Xơ dừa là vật liệu khó kết dính với nhau cho nên quan trọng là phải có công thức keo
kết dính nhưng không để xơ dừa bị biến dạng, không gây khó chịu cho người đội. Sau
khi nghiên cứu thành công công thức chế tạo keo kết dính, khi ép xơ dừa bảo đảm
ngâm nước mấy tiếng đồng hồ mũ vẫn không bị mốc hay hư hại, biến dạng.


12
Hình 2. 2: Thảm xơ dừa xuất khẩu

Hình 2. 3 Thảm xơ dừa trưng bày


2.2 Mô tả công việc thực tế tại công ty
2.2.1 Tìm hiểu công đoạn thu mua
• Thứ nhất, công ty thu mua trực tiếp từ các thương lái.
Cách thức mua : Ký kết hợp đồng trước để tránh trường hợp giá dừa biến động
doanh nghiệp không đủ nguồn nguyên liệu sản xuất.
Hình thức thanh toán: chuyển khoản, thanh toán bằng tiền mặt- tùy vào mỗi thương
lái yêu cầu thanh toán theo hình thức nào.
Vận chuyển: Thương lái vận chuyển trực tiếp đến công ty. Chi phí vận chuyển
thương lái chịu 100%.


Thứ hai, người dân địa phương đem bán trực tiếp tại công ty.

Cách thức mua: Công ty sẽ thu mua trực tiếp khi người dân đem dừa đến công ty.
Số lượng bao nhiêu (nhiều hay ít) công ty đều mua.
Hình thức thanh toán: Trả trực tiếp bằng tiền mặt.
Vận chuyển: Người dân vận chuyển trực tiếp đến công ty.


Thứ ba, công ty liên kết với các công ty chuyên sản xuất than gáo dừa, cơm
dừa sấy, bánh kẹo dừa,… để thu mua vỏ dừa.

Thông thường thì các công ty sản xuất than gáo dừa, cơm dừa sấy, bánh kẹo dừa,…
sẽ không sử dụng vỏ dừa mà chỉ sử dụng phần bên trong (hạt dừa) nên công ty liên

kết để thu mua vỏ dừa từ các công ty này.
Cách thức mua: Công ty trực tiếp đến các công ty này để thu mua theo từng quý.
Và có ký kết hợp đồng trước.
Hình thức thanh toán: chuyển khoản, thanh toán bằng tiền mặt.
Vận chuyển: Công ty tự vận chuyển và chịu 40% chi phí vận chuyển.


Thứ 4, công ty trực tiếp đến các nhà vườn để thu mua và thanh toán trực tiếp
bằng tiền mặt.

Hình 2. 4: Dừa được mua từ thương lái

13


Tất cả sau khi thu mua xong được tập kết tại nơi công nhân lột vỏ dừa nếu công ty thu
mua dừa trái, còn thu mua vỏ thì tập kết phía sau nhà xưởng để công nhân đưa lên
băng chuyền đưa vào máy để đánh tơi xơ dừa.

Hình 2. 5: Dừa trái được công ty thu mua

Hình 2. 6: Dừa trái

14


Hình 2. 7: Vỏ dừa được tập kết sau nhà xưởng

Hình 2. 8: Dừa trái được tập kết tại nơi công nhân tách vỏ


15


2.2.2 Tham quan tìm hiểu quy trình sản xuất
Một số hình ảnh tại xưởng sản xuất.

Hình 2. 9: Nơi công nhân bện thảm

Hình 2. 10: Hình ảnh tại xưởng sản
xuất
Quy trình sản xuất thảm xơ dừa:

16


Mua dừa

Tách vỏ dừa

Đánh tơi xơ dừa từ vỏ dừa

Thuê gia công chỉ xơ dừa
Làm mềm và phơi khô

Bện thảm

Quấn thành sợi chỉ lớn

Đốt lông li ti và cuộn lại


17


Hình 2. 11: Quy trình sản xuất thảm xơ dừa

Hình 2. 12: Hình ảnh nhân công lột vỏ dừa Nguồn: Trần Thị Mỹ Như

Đầu tiên, mua dừa từ các nhà vườn, thương lái và các công ty liên kết sau đó chở về
xưởng cho công nhân lột vỏ hoặc thu mua vỏ trực tiếp từ các xưởng lột dừa chuyên
nghiệp. Mỗi ngày một công nhân có thể tách được một thiên dừa (khoảng 1200 trái).
Tại xưởng, công nhân sẽ đặt vỏ dừa lên băng chuyền vào máy để tách xơ từ vỏ dừa ra.
Sau khi được tách ra, xơ dừa sẽ được đưa vào một ống lưới, khi xuyên qua ống lưới
này những hạt mụn dừa li ti sẽ tách khỏi nhóm xơ dừa. Mụn dừa sẽ được công nhân
cho vào các bao tải lớn. Ống lưới này có thể quay được cả ngày không giới hạn thời
gian.

18


Hình 2. 13: Công nhân dùng máy để tách sơ dừa Nguồn: Trần Thị Mỹ Như
Công nhân sẽ đem xơ dừa đi phơi sau đó đóng lại thành những kiện lớn. Và công ty sẽ
thuê các xưởng chuyên gia công chỉ xơ dừa để gia công chỉ xơ dừa loại nhỏ hoặc mua
trực tiếp tại các công ty sản xuất chỉ xơ dừa ((trong trường hợp đơn đặt hàng nhiều
hoặc cần gấp).

Hình 2. 14: Những kiện tơ xơ dừa
Từ chỉ xơ dừa loại nhỏ, công nhân sẽ dùng máy kết hợp 04 cộng nhỏ xoắn thành cọng
lớn hơn rồi lại tiếp tục dùng 02 cọng lớn xoắn thành một sợi chỉ to.

19

Hình 2. 15: Máy se chỉ xơ dừa


Sau khi đã có sợi chỉ to, công nhân kéo sợi chỉ gắn vào khung trước khi bện thảm. Sợi
chỉ rất dày và chắc.

Hình 2. 16: Chỉ xơ dừa loại to

20
Hình 2. 17: Công nhân gắn chỉ vào khung


Từng sợi chỉ được mắc vào những lỗ tròn trong trên khung bện. Thường thì hai người
sẽ cùng bện một tấm. Mỗi người sẽ có một cây búa và dao, búa để gõ cho chỉ nó cứng
vào trong thảm và dao để cắt những sợi chỉ dư khi bện thảm xong. Công đoạn này nhìn
rất dễ nhưng thực ra những sợi chỉ to sẽ làm buốt tay người làm. Và điều khó là hai
người phải kết hợp nhịp nhàng để bện tấm thảm đều tay không bị ghồ ghề và bề mặt

Hình 2. 18: Công nhân đang cắt thảm sau khi bện xong
láng mịn đẹp mắt.
Sau khi bện và kết thảm xong, công nhân sẽ dùng bình ga và ống khè để đốt những sợi
lông li ti trên mặt thảm và mép để láng mịn hơn. Rồi cuộn lại tập kết vào một chỗ để
chuẩn bị cho các đơn hàng xuất khẩu.

21
Hình 2. 19: Công nhân khè mặt thảm

Hình 2. 20: Thảm được xếp trong kho



2.2.3 Chỉ tham khảo thông tin bộ phận kinh doanh và khách hàng (không tham
gia trực tiếp)
Đa số sản phẩm của công ty là xuất khẩu qua nước ngoài. Đặc biệt là các nước Hàn
Quốc, Nhật Bản, Malaysia, … Bên cạnh đó, công ty cũng bán ở thị trường nội địa cho
các công ty xây dựng công trường, các nhà hàng khách sạn, …
Hơn nữa, giá bán thảm xơ dừa xuất khẩu thường biến động tùy theo mùa vị. Vì vậy để
có giá thảm xơ dừa hợp lí và đúng thì khách hàng trực tiếp liên hệ qua email hoặc gọi
điện trực tiếp cho công ty.
Bảng 2. 2: Bảng giá xuất khẩu thảm xơ dừa (giá không cố định)
NO
1
2
3
4
5
6

DESCRIPTIO
N
COIR PET

SIZE

UNIT

UNIT PRICE

0.6 m
0.8 m
1.0 m

1.2 m
1.5 m
2.0 m

Set
Set
Set
Set
Set
Set

33$
48$
56$
67$
84$
112$

2.3 Nhận xét chung
• Nguồn nguyên liệu: Công ty chủ động trong việc thu mua nguồn nguyên liệu
nên vấn đề đầu vào luôn được đáp ứng đầy đủ.
• Đội ngũ công nhân: Đa số công nhân làm việc tại xưởng sản xuất không có ký
hợp đồng lao động. Hầu hết là người dân sống tại địa phương, vì vậy nguồn
nhân lực tại xưởng sản xuất của công ty không được ổn định. Mỗi ngày có
khoảng 80 người đến làm việc, nếu gặp đơn hàng lớn và cần giao gấp thì công
ty không thể nào đáp ứng kịp.
• Cách bố trí mặt bằng trong xưởng không hợp lí, công nhân phải di chuyển
nhiều trong quá trình làm việc nên rất mất nhiều thời gian. Bình thường, hai
người công nhân chỉ bện được 2 tấm thảm (10x2m) mỗi ngày. Những máy móc
bị hư hỏng công ty vẫn chưa bóc dỡ ra nên diện tích nhà xưởng bị chiếm một

phần đáng kể.
• Công ty chưa có máy móc thiết bị đầy đủ, đặc biệt là máy se chỉ xơ dừa (máy se
chỉ từ xơ dừa thành sợi chỉ nhỏ) nên chỉ xơ dừa loại nhỏ của công ty đều phải
mang đi gia công làm cho chi phí sản xuất tăng lên rất nhiều.
• Sản phẩm thảm xơ dừa của công ty thì mẫu mã không được đa dạng, hầu hết
đều là những mẫu cơ bản nên không có nhiều loại cho khách hàng lựa chọn.
• Vấn đề tồn kho của mụn dừa thì công ty chưa có kế hoạch nào để giải quyết vấn
đề này. Số lượng bao mụn dừa rất nhiều và chiếm phần lớn không gian nhà
xưởng.
• Mặt khác, chiến lược marketing của công ty thực sự chưa được định hướng rõ
ràng. Website của công ty chưa được bổ sung đầy đủ thông tin cũng như hình
ảnh sản phẩm, chưa thiết kế để khách hàng có thể đặt mua trực tuyến trên
website (đặc biệt là những người tiêu dùng nhỏ lẻ). Chưa có chiến lược cụ thể
nào để tiếp cận khách hàng mục tiêu và những khách hàng tiềm năng khác.

22


2.4 Đánh giá chung kết quả đạt được khi thực hiện công việc
2.4.1 Thuận lợi trong công việc thực tập
Được sự hướng dẫn và hỗ trợ tích cực của cán bộ phòng sản xuất trong việc tiếp
cận công việc thực tế tại công ty.
• Có cơ hội quan sát, hiểu được những yêu cầu của nghề nghiệp và tự đánh giá
được ưu khuyết điểm của bản thân.
• Sau đợt thực tập này bản thân cảm thấy tự tin và có kinh nghiệm cho lần thực
tập tiếp theo.
• Rèn luyện được khả năng giao tiếp thông qua việc tiếp xúc với mọi người tại
công ty.



2.4.2 Khó khăn trong công việc thực tập
Bên cạnh những thuận lợi cũng gặp phải không ít khó khăn như là thời gian
thực tập khá ngắn nên không thể tiếp cận được nhiều.
• Sản phẩm của công ty đa phần là xuất khẩu nên sổ sách, giấy tờ cực kì quan
trọng nên không thể tiếp cận được.
• Do là sinh viên năm 3 nên công ty không sắp xếp cho thực tập tại phòng kinh
doanh vì đa số khách hàng đều là những đối tác lớn (Hàn Quốc, Trung Quốc,
Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia).


2.5 Đề xuất giải pháp











Công ty nên tái bố trí mặt bằng trong xưởng sản xuất để tránh lãng phí thời gian
di chuyển của công nhân.
Đầu tư thêm các máy se chỉ để giảm bớt chi phí thuê gia công và mua chỉ xơ
dừa.
Công ty cần có chiến lược marketing dài hạn để thu hút khách hàng, mở rộng
kinh phân phối.
Cần có nhân lực để phát triển trang web của công ty, cập nhật thông tin mỗi
ngày, cung cấp đầy đủ hình ảnh cũng như thêm tính năng đặt mua trực tuyến

trên web.
Cần có chiến lược quản lý nhân sự để tránh trường hợp thiếu hụt nhân lực trong
công ty (đặc biệt là ở xưởng sản xuất).
Công ty nên xây dựng một dự án hoàn chỉnh để sản xuất thêm các loại thảm xơ
dừa mẫu mã khác nhau để khách hàng dễ dàng chọn lựa.
Hiện tại, xu hướng tiêu dùng của thế giới là tiêu dùng xanh. Công ty nên cân
nhắc mở rộng quy mô nhà xưởng và lập dự án để sản xuất các sản phẩm như
than gáo dừa, các loại thực phẩm từ dừa.
Công ty nên thiết kế một cái logo cho công ty của mình để tạo lập một thương
hiệu, nâng cao giá trị công ty cũng như sản phẩm.

2.6 Đề xuất hướng nghiên cứu trong thời gian tới
Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thảm xơ dừa.

23


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hiệp Hội Dừa Bến Tre; năm 2018. Sản xuất dừa trên thế giới – Triển vọng cho ngành
dừa Việt Nam. Truy cập: Ngày 21/05/2018.
Toxoduatravinh;2016. Thảm xơ dừa. Truy cập:
Năm 2016
Nguyễn Tiến Dũng, năm 2017. Nghiên cứu một số vấn đề về tiêu dùng xanh và một số
kiến nghị. Truy cập: Ngày
29/06/2018.

24


25



×