Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình tưới phun mưa tự động tiết kiệm nước cho cây hành tím tại huyện vĩnh châu tỉnh sóc trăng (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.51 KB, 29 trang )

TÓM TẮT
Nước ngầm là nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ở huyện
Vĩnh Châu, nhưng nguồn nước này đang bị sụt giảm nghiêm trọng do khai thác quá
mức. Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích tiết kiệm lượng nước tưới cho sản
xuất nông nghiệp bằng kỹ thuật tưới phun mưa tự động, áp dụng trên cây hành tím.
Kết quả nghiên cứu cho thấy kỹ thuật tưới phun mưa tự động có thể tiết kiệm 25% 69% lượng nước tưới, 80 - 90% thời gian tưới nhưng vẫn đảm bảo năng suất so với kỹ
thuật canh tác truyền thống của người dân. Chi phi đầu tư cho mô hình là khoảng 8
triệu đồng/1000m2 và thời gian sử dụng được khoảng 4 năm cho nhiều loại cây trồng
khác nhau. Kết quả quan trọng là kỹ thuật tưới phun mưa tự động có thể thay thế kỹ
thuật tưới truyền thống của người dân nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm tác động
đến nguồn nước dưới đất và thích ứng với hiện trạng thiếu nước tưới trong tương lai.

1


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Nội Dung

4.1 Hiệu quả kinh tế mô hình tưới phun mưa tự động và tưới
truyền thống

2

Trang
18


DANH SÁCH HÌNH
Hình



Tên hình

Trang

2.1

Hệ thống tưới phun mưa tự động

03

2.2

Giếng khoan cung cấp nước trong sản xuất của nông hộ

06

2.3

Sơ đồ bố trí vòi phun

08

2.4

Bảng đồ hành chính huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng

09

3.1


Khu vực thực hiện phỏng vấn điều tra tại xã Vĩnh Bình, thị
xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng

13

4.1

Biểu đồ thể hiện năng suất cách tưới truyền thống và tưới phun
mưa

15

4.2

Biểu đồ thể hiện phần trăm lượng nước cung cấp của từng
tầng nước cho hoạt động tưới tiêu

16

4.3

Biểu đồ kết quả lượng nước tưới trên vụ canh tác

17

4.4

Biểu đô thể hiện thời gian tưới trên vụ canh tác


17

3


MỤC LỤC

XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN.................................................................i
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP.......................ii
LỜI CẢM TẠ............................................................................................................... iii
DANH SÁCH BẢNG....................................................................................................v
DANH SÁCH HÌNH....................................................................................................vi
MỤC LỤC................................................................................................................... vii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU............................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................................1
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI...................................................................................1
1.3. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI...................................................................................2
1.4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI......................................................................................2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................3
2.1. Giới thiệu mô hình tưới phun mưa.......................................................................3
2.1.1. Hệ thống tưới phun mưa................................................................................3
2.1.2. Ưu điểm và nhược điểm mô hình tưới phun mưa..........................................4
2.2. Quy trình canh tác cây hành tím theo phương pháp phun mua tự động...............4
2.2.1. Làm đất..........................................................................................................4
2.2.2. Chăm sóc.......................................................................................................5
2.3. Hiện trạng canh tác nông nghiệp và nguồn nước sử dung cho nhu cầu tưới tại địa
phương........................................................................................................................ 5
2.3.1. Hiện trang canh tác nông nghiệp....................................................................5
2.3.2. Nguồn nước...................................................................................................6
2.4. Mô hình tưới nước phun mưa tự động cho cây hành tím tại địa phương..............7

2.5. Cấu tạo và bố trí hệ thống lắp đặt tưới phun mưa...............................................7
2.5.1. Cấu tạo hệ thống tưới phun mưa....................................................................7
2.5.2. Bố trí hệ thống lắp đặt tưới phun mưa...........................................................8
2.6. Giới thiệu sơ lược về huyện Vĩnh Châu...............................................................9
4


2.6.1. Vị trí địa lý.....................................................................................................9
2.6.2. Điều kiện tự nhiên........................................................................................10
2.6.3. Điều kiện kinh tế - xã hội.............................................................................12
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP PHƯƠNG TIỆN........................................................13
3.1. PHƯƠNG PHÁP...............................................................................................13
3.2. PHƯƠNG TIỆN................................................................................................14
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN......................................................................15
4.1. Kết quả năng suất và nguồn nước, lượng nước tưới của mô hình tưới phun mưa
tự động và mô hình tưới truyền thống.......................................................................15
4.1.1. Năng suất.....................................................................................................15
4.1.2. Nguồn nước tưới..........................................................................................16
4.1.3. Kết quả lượng nước tưới..............................................................................17
4.1.4. Thời gian tưới..............................................................................................18
4.2. Chi phí đầu tư và hiệu quả kinh tế của mô hình tưới phun mưa tự động so với
canh tác truyền thống của người dân.....................................................................19
4.2.1 Chi phí đầu tư lắp đặt hệ thống tưới nước phun mưa tự động.......................19
4.2.2 Hiệu quả kinh tế của mô hình tưới phun mưa tự động so với mô hinh tưới
truyền thống của người dân...................................................................................19
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT...................................................................20
5.1. KẾT LUẬN.......................................................................................................20
5.2. ĐỀ XUẤT..........................................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................21
PHỤ LỤC.................................................................................................................... 22

Phụ lục: Phiếu điều tra nông hộ trồng hành tím tại xã Vĩnh Bình, Thị xã Vĩnh Châu,
Tỉnh Sóc Trăng.........................................................................................................22

5


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước ngầm là nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ở huyện
Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng, nhưng nguồn nước này bị cạn kiệt nghiêm trọng do khai
thác quá mức. Và nhu cầu sử dụng nguồn nước tưới tiêu cho cây trồng ở điạ phương
này ngày càng cao, vì vậy để đủ nguồn nước cho việc tưới tiêu nên đã thực hiện mô
hình tưới phun mưa tự động để nhằm mục đích tiết kiệm lượng nước cho tưới tiêu
trong nông nghiệp Lượng nước tưới cho cây trồng được xác định qua mô hình tính
toán nhu cầu nước cho cây trồng, thời gian tưới dựa vào độ ẩm và xác định qua thiết bị
đo độ ẩm.
Đối với cây trồng, việc cung cấp đúng lượng nước, phân bón cho nhu cầu phát
triển và sinh trưởng là rất quan trọng; nếu cung cấp thừa, thiếu hoặc không đúng thời
gian đều ảnh hưởng đến sự phát triển của cây (Wassmann et al., 2004; Lê Anh Tuấn,
2005; Steduto et al., 2012; Wang and Baerenklau, 2014). Bên cạnh đó, chất lượng
nguồn nước và đất cũng ảnh hưởng đáng kể đến lượng phân bón cần cung cấp, nếu
trong nước và đất có nhiều vi lượng sẽ làm giảm lượng phân bón cung cấp cho cây
trồng (Buttar et al., 2014; Levy et al., 2014; Smith et al., 2014).
Hiện nay, sản suất nông nghiệp ở vùng ven biển ngày càng gia tăng dẫn đến
nguồn nước dưới đất ngày càng suy giảm nghiêm trọng do sự khai thác phục vụ cho
nhu cầu sử dụng của người dân. Theo kết quả nghiên cứu của Huỳnh Văn Hiệp và
Trần Văn Tỷ (2012); Trần Trọng Duy (2014); và Ngân Kiều (2013) thì mực nước
ngầm ở tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng đang sụt giảm nghiêm trọng, đặc biệt là trong mùa
khô mực nước ngầm trung bình sụt giảm từ 4 đến 9 m. Do vậy, nghiên cứu “Đánh giá
hiệu quả kinh tế mô hình tưới phun mưa tự động tiết kiệm nước cho cây hành tím tại

huyện Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng” được thực hiện nhằm mục đích tưới hiệu quả, tiết
kiệm cho cây hành tím trong quá trình canh tác và hiệu quả kinh tế mang lại từ mô
hình.
Kết quả cho thấy kỹ thuật tưới phun mưa tự động có thể giảm lượng nước tưới
tiêu, thời gian tưới nhưng vẫn đảm bảo năng suất so với canh tác truyền thống của
người dân. Chi phí đầu tư cho mô hình không quá cao nhưng thời gian sử dụng lâu. Kỹ
thuật tưới phun mưa tự động có thể thay thế kỹ thuật tưới truyền thống của người dân
nhằm nâng cao hiệu quả năng suất, giảm việc khai thác quá mức nguồn nước dưới đất,
và thích ứng với hiện trạng thiếu nước tưới trong tương lại.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Mục tiêu tổng quát: Đánh giá hiệu quả của mô hình tưới phun mưa tự động tiết
kiệm nước cho cây hành tím tại huyện Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng.
Mục tiêu cụ thể:
1


Đánh giá lượng nước sử dụng cho việc tưới cây hành tím giữa mô hình tưới phun
mưa tự động và mô hình tưới truyền thống.
Đánh giá năng suất cây hành tím tại địa phương.
Đánh giá chi phí của mô hình tưới phun mưa tự động.
Đánh giá hiệu quả kinh tế của hai mô hình tại địa phương.
1.3. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
- Hiệu quả kinh tế mô hình tưới phun mưa tự động tiết kiệm nước và canh tác
truyền thống:
- So sánh mức độ sử dụng nước giữa mô hình tưới phun mưa tự động và canh tác
truyền thống
- So sánh năng suất giữa mô hình tưới phun mưa tự động và canh tác truyền
thống
- So sánh chi phí của hai mô hình.
1.4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

Áp dụng mô hình tưới phun mưa tự động tiết kiệm nước trên cây hành tím tại
huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng sẽ đánh giá được lượng nước tiết kiệm, và hiệu quả
kinh tế

2


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu mô hình tưới phun mưa
2.1.1. Hệ thống tưới phun mưa
Hệ thống tưới phun mưa là một mô hình tích hợp với các đầu tưới thông minh
cùng một bộ điều khiển hẹn giờ tự động, đầu tưới phun mưa sẽ phun ra những hạt
nước nhỏ mịn như những hạt mưa kết hợp với bộ hẹn giờ tự động tắt mở.

Hình 2.1: Hệ thống tươi phun mưa tự động

Hệ thống tưới phun mưa được sử dụng nhiều trong nông nghiệp với các cây
trồng cần nhiều nước tưới cho cả tán lá. Ngoài ra phương pháp này còn được áp dụng
cho việc tưới các bãi cỏ, các tán cây cảnh ở các địa điểm công cộng, khu nghỉ dưỡng
với thiết kế đảm bảo cả tính mỹ quan.
Hệ thống được áp dụng cho các vườn chè, khu vực trồng hoa, các vườn rau lớn
tại Việt Nam. Với thiết kế hiện đại, hệ thống phun mưa đang giúp các nông dân tiết
kiệm được chi phí đầu tư, sức lao động, nguồn nước nhất là vào mùa khô. Được tưới
nước trên toàn bề mặt, cây trồng phát triển tốt từ bộ rễ lên đến bề mặt lá, tăng được
hiệu quả sản xuất nông nghiệp, chất lượng nông sản tốt nhất.
2.1.2. Ưu điểm và nhược điểm mô hình tưới phun mưa
2.1.2.1. Ưu điểm
- Năng suất lao động cao do quá trình tưới được tự động hóa có thể tăng gấp vài
lần so với tưới thường
- Cho phép dùng phân hóa học, các chất khử trùng đã hòa tan trong nước để gãi

xuống mặt ruộng một cách điều và hiệu quả hơn.
-Tiết kiệm nước rất nhiều, tưới phun có thể cho phép tưới chính xác diện tích cần
3


tưới với đúng lưu lượng yêu cầu, và đảm bảo tính hiệu quả của lượng nước tưới.
- Thỏa mãn nhu cầu sinh lý của cây trồng về nước cũng như lớp đất có bộ rễ cây
hoạt động, và bề mặt lá điều được tưới và làm sạch bụi bám trên lá rất hữu ích cho sinh
trưởng phát triển của cây
- Có thể thực hiện trên vùng đất dốc, địa hình phức tạp. Chiếm ích diện tích đất,
có thẻ áp dụng với các loại đất khác nhau.
2.1.2.2. Nhược điểm
- Người sữ dụng cần có sự hiểu biết nhất định về kỷ thuật và quản lý
- Chất lượng tưới phun mưa (sự phân bố hạt trên diện tích tưới) phụ thuộc vài
điều kiện thời tiết (vận tốc và hướng gió)
Tuy nhiên, nhược điểm hệ thống tưới phun mưa không đáng kể so với ưu điểm.
Vì thế phương pháp này được áp dụng rộng rãi
2.2. Quy trình canh tác cây hành tím theo phương pháp phun mua tự động
2.2.1. Làm đất
- Đất cày ải trước 1 tháng, trước khi lên liếp 3 – 5 ngày tiến hành rải vôi, nếu đất
sét cần trộn cát mịn đều trên mặt liếp.
- Liếp cao 15 – 20 cm, mặt liếp rộng 0,7 – 0,9 m, khoảng cách mương giữa 2 liếp
20 –30 cm. Liếp trồng cần bằng phẳng, tưới nhẹ và phủ 1 lớp rơm trước khi trồng, xịt
thuốc diệt mầm cỏ bằng Ronstar, Dual.
- Chọn củ tốt có màu tím sậm, đáy tròn, không mọc rễ non, không sâu bệnh.
Trước khi trồng lột bỏ vỏ bao chóp củ, nên xử lý thuốc ngừa bệnh thối củ bằng
thuốc: Copperzinc, Aliette, Mancozeb hoặc Rampart, Kasuran. Khoảng cách trồng:
Hàng cách hàng 12 – 15 cm cây cách cây 10 – 15 cm. Mật độ 4000 – 4500 bụi/ 1.000
m2, trồng 1 – 2 củ/ hốc, nếu đất sét cắm củ sâu 2/3 lớp mặt, nếu đất cát cắm củ vừa
ngập mặt đất. Sau khi trồng xong phủ một lớp rơm mỏng rồi tưới nước.

2.2.2. Chăm sóc
- Liều lượng phân
+ Vôi: 50 kg – 60 kg, phân hữu cơ (phân chuồng hoai, phân tôm): 15 – 20 thúng
+ phân cá, Humix, Komix 40 -50 kg.
+ Phân vô cơ: SA 25 –30 kg; Supper Lân 10 – 15 kg; DAP 30 kg; Kali 12 kg;
NPK 27 kg,Thuốc BVTV: Sử dụng thuốc Furadan 2 kg.
- Cách bón:
+ Bón lót: Toàn bộ vôi + lân + phân hữu cơ (chuồng) DAP + NPK + Furadan.
+ Bón thúc: Bấu lỗ hoặc rạch hàng.
4


Bón thúc lần 1 (5 -7 NSKT): Tưới 5 – 6 kg S.A
Bón thúc lần 2 (15 -20 NSKT): Tưới 6 – 8 kg SA + 3 kg DAP + 2 kg NPK +
Bón thúc lần 3 (30 NSKT): Toàn bộ phân hữu cơ vi sinh (phân cá, Komix,
Humix) + 5 kg NPK + 5 kg DAP + 6 - 7 kg SA + 4 kg Kali
Bón thúc lần 4 (40 NSKT): 5 kg NPK + 5 kg Kali + 8 – 10 kg SA + 2 kg DAP.
Công thức bón phân này có thể thay đổi theo đất đai, thời tiết và màu xanh của
hành. Nếu hành xấu nên tưới thêm SA hoặc DAP để lá, rễ củ phát triển, không nên
tưới urê lá sẽ vươn dài (hành bò) tạo củ khó. Chăm sóc trong 10 ngày đầu tưới 1 –2
lần/ ngày, 11 ngày trở đi 2 ngày/ lần, lượng nước tưới thay đổi từ 100 – 150 đôi nước/
1.000 m2/ lần tưới (400 –600 lít/ lần) và ngưng tưới hẳn 1 tuần trước khi thu hoạch.
Lượng nước tưới phải tăng đều ổn định, nếu tưới nước bất thường củ sẽ bị xé. Nhổ cỏ
2 lần ở giai đoạn 35 ngày đầu, tránh nhổ trễ hành sẽ bị động rễ, củ. Phun thuốc ngừa
định kỳ nhất là khi thời tiết xấu.
2.3. Hiện trạng canh tác nông nghiệp và nguồn nước sử dung cho nhu cầu tưới tại
địa phương
2.3.1. Hiện trang canh tác nông nghiệp
Mỗi năm huyện vĩnh châu trông 10.600 ha màu các loại. Diện tích trồng màu đã
đạt 70%, riêng hành tím chiếm 60% diện tích. Ngoài ra còn trồng các loại khác như củ

cải trắng và ớt chiếm khoang 2.00 ha. Cây hành tím là một trong những sản phẩm chủ
lực trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu. Sản lượng hàng năm của hành tím ở Vĩnh Châu từ
20.749 tấn năm 1994; đạt 83.603 tấn ở năm 2004 và khoảng 130.000 tấn vào năm
2012, năm 2015 là 108.920 tấn. Hiện nay, năng suất bình quân của củ hành tím là 1718 tấn/ha. Do những đặc trưng về thổ nhưỡng, khí hậu và kỹ thuật canh tác nên hành
tím Vĩnh Châu có chất lượng cao và đặc biệt là khả năng tồn trữ được lâu hơn so với
hành tím trồng ở những nơi khác, vì vậy được thị trường đánh giá rất cao về chất
lượng và khả năng tiêu thụ khá thuận lợi.
2.3.2. Nguồn nước
Thời gian qua huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng đã có nhiều nỗ lực trong công
tác quản lý nguồn tài nguyên nước ngầm trước tác động của biến đổi khí hậu cũng như
hoạt động khai thác của người dân. Tuy nhiên, để công tác quản lý nguồn nước ngầm ở
đây được tốt hơn rất cần sự hỗ trợ từ các sở, ngành chức năng...
Huyện Vĩnh Châu có vị trí tiếp giáp với biển, nên hầu như quanh năm nguồn
nước mặt trên các sông, rạch bị nhiễm mặn, vì vậy nguồn nước ngọt phục vụ cho các
sinh hoạt hàng ngày của người dân và khoảng 10.000ha rau màu được sử dụng chủ yếu
từ nguồn nước ngầm.

5


Hình 2.2: Giếng khoan cung cấp nước trong sản xuất của nông hộ

Với việc người dân huyện. Vĩnh Châu khai thác nguồn nước ngầm phục vụ cho
sinh hoạt, tưới tiêu nông nghiệp khá lớn đã làm cho mực nước ngầm trên địa bàn bị sụt
giảm sâu, cụ thể mực nước ngầm đo được so với mặt đất vào ngày 14/7/2015 ở Vĩnh
Châu là 9,48m, nhưng đến ngày 01/02/2016 đã giảm xuống độ sâu 10,31m và ngày
21/5/2016 giảm xuống độ sâu 11,84m. Vào các tháng mùa khô, mực nước ngầm ở
huyện Vĩnh Châu bị sụt giảm sâu nhất so với các huyện, thị khác trong tỉnh, nguyên
nhân một phần do tình trạng người dân khoan giếng khai thác nước dưới đất quá mức,
đặc biệt là trong thời gian vừa qua một số hộ dân nơi đây đưa các loài cá nước ngọt về

vùng nước mặn để nuôi khiến cho nguồn nước ngầm càng thiết hụt, cạn kiệt.
2.4. Mô hình tưới nước phun mưa tự động cho cây hành tím tại địa phương
Theo kết quả phỏng vấn cho thấy, hầu hết người dân ở khu vực nghiên cứu sử
dụng môtơ để bơm tưới và kỹ thuật tưới nước chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền
thống. Trong mùa vụ, người dân chia ra nhiều giai đoạn tưới nước khác nhau và phần
lớn các hộ dân chia ra 2 hoặc 3 giai đoạn tưới chiếm 83%, trong đó số hộ dân chia ra 2
giai đoạn tưới chiếm 45%. Một số hộ dân chia ra 4 giai đoạn tưới chiếm 15% và chỉ có
2% số hộ dân chỉ tưới một giai đoạn trong suốt mùa vụ.
2.5. Cấu tạo và bố trí hệ thống lắp đặt tưới phun mưa
2.5.1. Cấu tạo hệ thống tưới phun mưa
- Hệ thống mô hình tưới phun mưa tự động gồm các thành phần chính như:
+ Máy bơm
+ Ống dẫn nước chính
6


+ Ống nhánh
+ Van
+ Vòi phun nước
+ Máy đo độ ẩm,
+ Các thiết bị khác
Tổ máy bơm và động cơ có nhiệm vụ hút lấy nước từ nguồn nước cấp cho hệ
thống tưới phun mưa dưới dạng áp lực. Máy bơm nước thường sử dụng là bơm ly tâm
cột áp cao, hai chỉ tiêu cơ bản của bơm cần quan tâm là chiều cao cột áp và lưu
lượng.Chiều cao cột áp là tổng của chiều cao hút và chiều cao đẩy. Đây là hai chỉ tiêu
quan trọng để chọn công suất yêu cầu của máy bơm và công suất của động cơ cho phù
hợp.
Hệ thống ống dẫn chịu áp lực có các cơ sở khác nhau với đường ống chính,
đường ống nhánh,đường ống phun.
Thiết bị phun hay vòi phun là thành phần quan trọng trong hệ thống tưới phun vì

nó quyết định mọi hiệu quả của toàn hệ thống. Có hai loại vòi phun:
+ Vòi phun li tâm: hạt sương được tạo ra do nước từ lỗ của vòi phun phun ra với
áp lực nhất định đập vào đỉnh chóp,rồi đập trở lại. Đây là vòi phun dùng áp lực thấp và
tầm phun gần.
+ Vòi phun tia: hạt mưa được tạo thành do dòng nước với áp lực lớn đi qua các lổ
phun có đường kính nhỏ. Đây là thiết bị phun có áp lực vừa và cao, có tâm phun xa.
Hệ thống tưới tiêu yêu cầu kỹ thuật tưới bằng phương pháp phun mưa, với
khoảng cách bố trí giữa các vòi phun nước là 4m và mỗi đường ống chính dẫn vào
luống hành của mô hình đều được lắp một van khóa nước. Nguyên lý hoạt động của
mô hình dựa vào độ ẩm tới hạn và được xác định qua thiết bị đo độ ẩm. Khi độ ẩm
xuống mức tới hạn cần tưới, máy bơm sẽ được mở và mở van khóa nước đường ống
chính vào luống trồng hành, nếu đạt mức tưới hạn trên thì ngưng tưới.
2.5.2. Bố trí hệ thống lắp đặt tưới phun mưa
Cách bố trí vòi phun:
Hệ thống tưới có hoạt động hiệu quả, năng suất hay không, ngoài việc phải lựa
chọn được hình thức tưới hợp lý và béc tưới tốt còn phải phụ thuộc rất nhiều vào việc
tính toán, thiết kế các vòi phun của hệ thống phun mưa.
Trong thực tế thường sử dụng 3 cách lắp đặt hệ thống tưới phun mưa:
+ Hình vuông: Vòi phun được đặt tại các đỉnh của hình vuông.
+ Hình tam giác: Vòi phun được đặt ở các đỉnh của hình tam giác.
+ Hình chữ nhật: Vòi phun được đặt tại các đỉnh của hình chữ nhật.
7


Hình 2.3: Sơ đồ bố trí vòi phun

R: Bán kính phun mưa.
a: Khoảng cách giữa 2 vòi phun.
b: Khoảng cách giữa 2 đường ống nhánh.
Đảm bảo độ đồng đều khi tưới: Độ đồng đều của các tia phun mưa chịu ảnh

hưởng của các yếu tố: kiểu, loại vòi phun, áp lực, đường kính vòi phun… Cách bố trí
vòi phun, độ cao và hướng đặt vòi, hướng gió… cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phân
bố của hạt mưa.
Lắp đặt đường ống dẫn nước:
Đường ống dẫn nước của hệ thống tưới phun mưa bao gồm: đường ống dẫn
chính, đường ống dẫn phụ, đường ống nhánh … Các ống dẫn trước khi lắp đặt cần
kiểm tra không bẹp, nứt, vỡ là đảm bảo yêu cầu.
Đặt bơm:
Máy bơm đặt ở gần nguồn nước, ở địa điểm thuận tiện (trung tâm hoặc ở gần
nhất của vùng cần tưới, thuận tiện cho việc lắp đặt và chăm sóc, bảo vệ…) và nên lắp
ở vị trí nằm ngang. Khi lắp các vòi phun cần chú ý chọn vị trí ống có tình ổn định cao
và ít đoạn cong nhất. Đảm bảo diện tích cần tưới có hiệu quả nhất. Khi bố trí đường
ống sao cho không ảnh hưởng đến các khâu canh tác khác như cày bừa, chăm sóc, thu
hoạch…).

8


2.6. Giới thiệu sơ lược về huyện Vĩnh Châu
2.6.1. Vị trí địa lý
Vĩnh Châu là một thị xã thuộc tỉnh Sóc Trăng, Đồng bằng sông Cửu Long, Việt
Nam
Phía Bắc giáp giáp với huyện Mỹ Xuyên và huyện Trần Đề
Phía đông, nam giáp biển đông.
Phía tây giáp với tỉnh Bạc Liệu.
Thị xã Vĩnh Châu hiện nay có diện tích 473,4 km², dân số 184.918 người gồm
các dân tộc Kinh,Khơmer,Hoa. Thị xã Vĩnh Châu cũng là đô thị lớn đứng hàng thứ hai
ở tỉnh Sóc Trăng chỉ sau thành phố Sóc Trăng.

Hình 2.4: Bản đồ hành chính huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng


2.6.2. Điều kiện tự nhiên
- Địa hình
Địa hình huyện Vĩnh Châu bằng phẳng, cao độ trung bình 0,5 - 1,2 m so với mặt
nước biển. Một số cồn giồng cát phân bố ở các xã Trung Bình, Đại Ân 2, Lịch Hội
Thượng, thị trấn Vĩnh Châu có địa hình cao hơn 1,2 – 1,5m. Địa mạo lượn sóng, cao ở
các giồng cát, thấp ở các gian cồn. Dáng địa hình cao ở ven sông, thấp vào nội đồng.
Địa hình của Huyện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Tuy
nhiên hạn chế chủ yếu là đất đai phần lớn bị nhiễm mặn trong mùa khô. Để đáp ứng
yêu cầu sản xuất, Huyện cần được đầu tư nhiều cho xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cấp
các công trình thủy lợi.
9


- Khí hậu
Vĩnh Châu có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Nền nhiệt độ cao
đều trong năm, điều kiện bức xạ dồi dào, nhiều nắng và gió; khí hậu có hai mùa rõ rệt:
mùa mưa bắt đầu từ giữa tháng 5 đến cuối tháng 10 và mùa khô bắt đầu từ tháng 11
đến cuối tháng 4 năm sau. Theo chuỗi số liệu quan trắc của Trung tâm Khí tượng Thủy
văn Sóc Trăng, các chỉ tiêu khí hậu trên địa bàn như sau:
- Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí trung bình tại Huyện khá cao khoảng 26 – 27 0C. Nhiệt độ
cao vào các tháng mùa khô, trung bình từ 27 – 28 0C, cao nhất là 28,50C vào các tháng
4 và 5. Nhiệt độ cao tuyệt đối là 37,8 0C và nhiệt độ thấp tuyệt đối 16,20C. Vào mùa
khô, dao động nhiệt độ trong ngày khoảng 15 0C; vào các tháng mùa mưa nhiệt độ
không khí thấp hơn, nhiệt độ dao động trong ngày từ 8 – 10 0C. Biên độ nhiệt dao động
giữa các tháng khoảng 2 – 30C.
- Độ ẩm không khí
Độ ẩm trung bình năm tại huyện Vĩnh Châu khoảng 84 - 85%. Độ ẩm thay đổi
phụ thuộc theo mùa. Vào mùa mưa độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình khoảng

88 - 89%. Về mùa khô, độ ẩm giảm xuống trung bình khoảng 79%. Độ ẩm cao nhất
khoảng 92%, độ ẩm thấp nhất khoảng 62%.
- Nắng và bức xạ mặt trời:
Cũng như nhiều khu vực khác trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, huyện
Vĩnh Châu có lượng bức xạ mặt trời khá cao và tương đối ổn định. Tổng giờ nắng
trong năm đạt khoảng 2.400 – 2.500 giờ. Trong các tháng mùa khô, tổng giờ nắng
trung bình/tháng khá cao, vào tháng 3 tổng số giờ nắng đạt gần 300 giờ. Trong khi đó
các tháng mùa mưa có số giờ nắng ít hơn (tháng 8 chỉ đạt khoảng 150 giờ). Tổng
lượng bức xạ trung bình trong năm đạt 140-150 Kcal/cm2.
- Mưa và lượng bốc hơi
Lượng mưa trung bình năm vào khoảng 2.100 – 2.200 mm (năm 2006 có lượng
mưa tương đối thấp chỉ đạt 1.660 mm). Lượng mưa tập trung không đều trong các
tháng mà phân bố thành 2 mùa đặc trưng: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5
tới tháng 11 nhưng tập trung nhất là các tháng 8, 9, 10. Các tháng trong mùa mưa
chiếm trên 90% lượng mưa cả năm. Các tháng mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm
sau chỉ chiếm khoảng 10% tổng lượng mưa. Có những tháng hầu như không mưa
(tháng 2 và 3).
Lượng bốc hơi tương đối cao, trung bình 25 mm/ngày. Vào các tháng mùa khô
lượng bốc hơi lên tới 30 – 40 mm/ngày. Các tháng mùa mưa lượng bốc hơi thấp hơn
khoảng 16 – 25 mm/ngày.
10


- Gió, bão
Do nằm ở vị trí cửa Vĩnh Châu và biển Đông nên huyện bị chi phối nhiều bởi hệ
thống gió mùa. Hệ thống gió thịnh hành theo hướng Tây Bắc - Đông Nam thổi vào các
tháng 11 và tháng 12, hệ thống gió này tạo thời tiết không mưa, khô, nóng. Từ tháng 1
tới tháng 4 gió chuyển dần từ hướng Đông sang Đông Nam; từ tháng 5 đến tháng 9 gió
chuyển dần theo hướng Đông Nam sang Tây Nam và Tây; sang tháng 10 gió thay đổi
từ hướng Tây Nam đến Tây Bắc và hướng Đông. Tốc độ gió trung bình khoảng 36m/giây. Tuy nhiên nhiều cơn gió mạnh trong mưa có thể đạt tốc độ 25-35m/giây.

Huyện Vĩnh Châu ít chịu ảnh hưởng của gió bão. Gió trên cao của Vĩnh Châu lớn thứ
2 trong toàn quốc, có tiềm năng về điện gió rất lớn cần nghiên cứu khai thác.
Nhìn chung, điều kiện khí hậu không có những trở ngại cho phát triển nông
nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và du lịch... Tuy nhiên do phân bố theo mùa đặc biệt là
mùa khô kéo dài, lượng mưa ít, lượng bốc hơi cao gây nên tình trạng thiếu nước cho
sinh hoạt và sản xuất, chính vì vậy cần có những điều chỉnh cơ cấu mùa vụ, quá trình
sản xuất và sinh hoạt cho phù hợp.
- Thủy văn
Chế độ thủy văn trong phạm vi của huyện cũng như trên phần lớn diện tích của
Tỉnh bị chi phối bởi thủy triều biển Đông, dạng bán nhật triều không đều, với đặc điểm
chính: đỉnh triều cao, chân triều thấp, mực nước bình quân thiên về chân triều. Biên độ
triều tại Đại Ngãi: tháng 10 là 1,89m, tháng 11 là 1,84m, tăng dần lên 1,98m vào tháng
1; 2,07m vào tháng 2; 2,18m vào tháng 3, chân triều thấp nhất vào tháng 6 (-1,03m).
Trên địa bàn huyện có nhiều tuyến sông, kênh rạch phân bố đồng đều, trong đó
có 03 tuyến sông chính là sông Hậu, sông Mỹ Thanh và sông Dù Tho. Các sông, kênh
này chủ yếu là dùng cho việc tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp và giao thông
thủy, cấp thoát nước cho dân cư trên địa bàn... Do ảnh hưởng của thủy triều khá mạnh,
là những thuận lợi cho phát triển đa dạng cây trồng và tăng hệ số sử dụng đất trong sản
xuất nông nghiệp. Do nằm sát biển, cặp hai sông lớn, mật độ sông rạch khá dày và đặc
biệt là biên độ triều khá lớn lại ngày lên xuống 2 lần nên việc tưới tiêu cho đồng ruộng
chủ yếu nhờ tự chảy (nếu có bơm cũng khá ít) thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
Mặt khác, địa bàn bị ảnh hưởng bởi thủy triều lên xuống 2 lần/ngày và hầu hết là
có dòng chảy 2 chiều trong năm nên nguồn nước trên sông đục và không ảnh hưởng
bởi ngập lụt do mực nước thủy triều dao động ở mức trung bình từ 0,4 – 1,4m. Tuy
nhiên do tiếp giáp với biển nên mùa khô nước mặn theo hệ thống sông, kênh rạch xâm
nhập vào sâu trong địa bàn của Huyện gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp (ngành
trồng trọt và chăn nuôi gia súc). Gió cộng với triều cường hoặc bão cần phải được lưu
ý trong quy hoạch nhất là quy hoạch thủy lợi (bố trí quỹ đất hợp lý dành cho đê điều).

11



2.6.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu có bước chuyển biến tích
cực, kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội đạt được như sau:
- Về sản xuất nông nghiệp: Sản xuất màu Đông Xuân, được thuận lợi diện tích
xuống giống 9.608 ha, đạt 91,07% kế hoạch, tăng so với cùng kỳ, tình hình sâu, bệnh
xảy ra ít. Đã thu hoạch trên 96,19% diện tích, sản lượng 193.347 tấn, đạt 95,01% kế
hoạch. Thị trường tiêu thụ tương đối thuận lợi, giá đầu ra hành tím thương phẩm từ
10.000 - 15.000 động/kg, người sản xuất có
lãi.
- Về nuôi trồng thủy sản: Các địa phương trong thị xã đã thả nuôi được 6.142 ha,
đạt 21,55% kế hoạch; trong đó, nuôi tôm 3.479 ha, đối tượng khác ha.
- Về phát triển kinh tế tập thể: Toàn thị xã hiện có 12 hợp tác xã, 1 liên hiệp hợp
tác xã, với 952 hộ thành viên, diện tích đất sản xuất 2.361,81 ha; 84 tổ hợp tác sản
xuất, tình hoạt động của hộ tác xã có 8,33% tốt, 25% khá, còn lại là yếu.
- Về sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:Giá trị thực hiện đạt 255,5 tỷ
đồng, đạt 58,07% kế hoạch, tăng trên 13% so cùng kỳ.
- Về phát triển kinh tế tập thể: Toàn thị xã hiện có 12 hợp tác xã, 1 liên hiệp hợp
tác xã, với 952 hộ thành viên, diện tích đất sản xuất 2.361,81 ha; 84 tổ hợp tác sản
xuất, tình hoạt động của hộ tác xã có 8,33% tốt, 25% khá, còn lại là yếu.
- Về sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Trong 6 tháng đầu năm 2016,
giá trị thực hiện đạt 255,5 tỷ đồng, đạt 58,07% kế hoạch, tăng trên 13% so cùng kỳ.
- Thương mại, dịch vụ phát triển khá: Tổng mức bán lẽ hàng hóa và doanh thu
dịch vụ tiêu dùng xã hội được 2.895 tỷ đồng, đạt 56,75% kế hoạch. Thị xã có 28 điểm
chợ; có trên 5.000 cơ sở dịch vụ, kinh doanh, đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời các
mặt hàng thiết yếu cho người dân. Công tác quản lý thị trường, chống đầu cơ, gian lận
thương mại và kiểm soát giá cả được tăng cường, tình hình thị trường ổn định.
- Về đầu tư xây dựng cơ bản: Kế hoạch vốn là 61,080 tỷ đồng, tập trung triển
khai thi công các công trình đã được phê duyệt và đã giải ngân vốn 20,91 tỷ đồng, đạt

34,23% kế hoạch. Công tác chỉnh trang đô thị được quan tâm đầu tư nâng cấp.
Công tác thu ngân sách nhà nước được tập trung: Trong 6 tháng đầu năm 2016,
tổng thu 20,14 tỷ đồng, đạt 58,43% nghị quyết.

12


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP PHƯƠNG TIỆN
3.1. PHƯƠNG PHÁP
Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập các thông tin, tài liệu có liên quan đến
đề tài, về thực hiện mô hình tưới phun mưa tự động tiết kiệm nước trên địa bàn xã
Vĩnh Bình, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
Phương pháp phân tích: Phân tích chi tiết các số liệu, tài liệu để nhìn nhận tình
hình nguồn nước sử dụng trên địa bàn huyện.
Phương pháp thống kê: Thống kê các số liệu thể hiện bằng biểu bảng và phân
tích số liệu.

Hình 3.1: Khu vực thực hiện phỏng vấn điều tra tại xã Vĩnh Bình, thị xã Vĩnh Châu,
tỉnh Sóc Trăng

Bước 1:
- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan về đề tài
- Đọc các tài liệu, sách, báo, công trình nghiên cứu khoa học có liên quan về mô
hình tưới phun mưa và quy trình canh tác cây hành tím
Bước 2:
- Tìm hiểu và thu thập các số liệu
- Rà soát vùng thực hiện mô hình tưới phun mưa tự động tại huyện Vĩnh Châu.
- Tiến hành thu thập số liệu thực tế thông qua phiếu thu thập thông tin canh tác
nông hộ
Bước 3:

- Nghiên cứu phân tích, so sánh và đánh giá số liệu
13


- Tham gia trực tiếp công việc tại mô hình của nông nộ
- Thống kê các số liệu thể hiện bằng biểu bảng và sơ đồ
- Đánh giá mức độ hiệu quả kinh tế của mô hình
Bước 4:
- Tổng hợp tài liệu và hoàn chỉnh bài viết
- Dùng các phần mềm Microsoft Word và Excel xử lý tính toán số liệu, vẽ bảng,
biểu đồ và viết bài hoàn chỉnh.
3.2. PHƯƠNG TIỆN
Địa điểm: Đề tài được thực hiện tại mô hình canh tác tưới phun mưa tự động cho
cây hành tím tại xã Vĩnh Bình huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
Thời gian thực hiện: Từ tháng 15/03/2018 đến tháng 15/05/2018
Phương tiện vật tư: Máy tính, xe máy, laptop, điện thoại…
Phần mềm: Microsoft Word, Excel
Các tài liệu:
- Tạp chí khoa học về đánh giá hiệu quả kinh tế và tiết kiệm nước mô hình tưới
phun mưa tự động cho cây hành tím tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
- Tài liệu của cục chế biến Nông lâm sản và ngành nghề nông thôn.

14


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1. Kết quả năng suất và nguồn nước, lượng nước tưới của mô hình tưới phun
mưa tự động và mô hình tưới truyền thống
4.1.1. Năng suất
Năng suất đạt được là yếu tố quan trọng đánh giá hiệu quả mô hình tưới tiết kiệm

nước cho cây hành tím tại xã Vĩnh Bình huyện Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng.
Kết quả cho thấy năng suất của mô hình tưới phun mưa tự động và mô hình tưới
truyền thống của người dân không có sự chênh lệch đáng kể. Năng suất (trọng lượng
khô) vào vụ hành tím ở mô hình nghiên cứu là 17tấn/1000m2 còn mô hình tưới truyền
thống là 18 tấn/1000m2. Qua đó cho thấy, việc cung cấp nước tưới để đạt độ ẩm thích
hợp cho sự phát triển của cây hành tím là rất quan trọng.
20
18
16
14
12
10
8
6
4
2
0

Tưới truyền thống

Tưới phun mưa

Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện năng suất cách tưới truyền thống và tưới phun mưa

4.1.2. Nguồn nước tưới
Nguồn nước chính sử dụng tưới cho canh tác nông nghiệp ở xã Vĩnh Bình huyện
Vıı̃nh Châu là nguồn nước ngầm và đang suy giảm trong thời gian qua theo nhận định
của người dân. Tầng nước khai thác dao động trong khoảng từ 5 – 170 m; trong đó,
chia làm 3 loại gồm: (1) giếng có độ sâu (<12 m); (2) giếng có độ sâu lớn hơn 12 m và
nhỏ hơn 100 m; và (3) giếng có độ sâu lớn hơn 100 m.

Qua kết quả phỏng vấn cho thấy, hầu hết các hộ dân đang khai thác ở tầng nước
ngầm >100 m (chiếm 64%), có khoảng 28% các hộ dân đang khai thác ở tầng nước
ngầm từ 12 – 100 m, còn lại là khai thác nước ngầm có độ sâu dưới 12 m (chiếm 8%).

15


>100 m
12-100 m
< 12 m

Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện phần trăm lượng nước cung cấp của từng tầng nước cho hoạt
động tưới tiêu

4.1.3. Kết quả lượng nước tưới
Người dân khu vực nghiên cứu sử dụng máy bơm là 1,5 HP để bơm nước từ
giếng khoan tưới cho cây trồng và tiêu tốn lượng nước là khoảng 7,2 m3/giờ (tính theo
công suất tối đa của máy bơm). Tuy nhiên, do máy bơm của người dân đã qua sử dụng
nên ước tính hiệu suất hoạt động là khoảng 80% so với hiệu suất tối đa; do vậy, lượng
nước tưới trong một giờ là khoảng 5,76 m 3/giờ. Như vậy, trong một ngày người dân
trung bình sử dụng một lượng nước tưới cho cây hành tím là khoảng 6 m3/ngày/1000
m2, và trong một mùa vụ 70 ngày, người dân tại khu vực nghiên cứu sử dụng lượng
nước trung bình là khoảng 420 m3/1000 m2. Kết quả mô hình tưới phun mua tự động
cho cây hành tím cho thấy , trung bình là khoảng 210 m3/vụ/1000 m2. Kết quả mô
hình tưới phun mưa tự động thấp hơn nhiều so với lượng nước tưới hiện tại mà người
dân đã sử dụng để tưới cho cây hành tím. Qua đó cho thấy rằng, người dân tại khu vực
vĩnh Châu có thể đã sử dụng lãng phí một lượng nước đáng kể cho việc tưới; thêm vào
đó, thời gian canh tác là vào mùa khô nên việc kết hợp với lãng phí nguồn nước tưới
như hiện nay là vấn đề cần được quan tâm.


16


500

400

300

200

100

0

Tưới truyền thống

Tưới phun mưa

Hình 4.3: Biểu đồ kết quả lượng nước tưới trên vụ canh tác

4.1.4. Thời gian tưới
Kỹ thuật tưới nước bằng phương pháp phun mưa tự động tiết kiệm được thời
gian tưới đáng kể so với kỹ thuật tưới truyền thống của người dân. Kết quả ghi nhận
cho thấy đối với vụ hành tím người dân phải mất trung bình 60 phút vào buổi sáng và
50 phút vào buổi chiều để tưới nước trên diện tích 1000m 2. Trong khi đó, đối với mô
hình tưới phun mưa tự động chỉ mất khoảng 15 phút để tưới nước trên diện tích
1000 m2. Việc tiết kiệm thời gian tưới có ý nghĩa quan trọng cho người dân trong quá
trình trồng hành tím, ngoài việc tiết kiệm được thời gian tưới còn tiết kiệm chi phí điện
năng, công sức lao động và nâng cao hiệu quả trong quá trình tưới.

80

60

Tưới phun mưa
Tưới truyền thống

40

20

0

Tưới sáng

Tưới chiều

Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện thời gian tưới trên vụ canh tác
17


4.2. Chi phí đầu tư và hiệu quả kinh tế của mô hình tưới phun mưa tự động so với
canh tác truyền thống của người dân
4.2.1 Chi phí đầu tư lắp đặt hệ thống tưới nước phun mưa tự động
Chi phí đầu tư mô hình tưới nước phun mưa tự động vào khoảng 8 triệu
đồng/1000m2 và có thể sử dụng khoảng 4 năm, tùy theo điều kiện vật tư ban đầu và
cách sử dụng của người dân. Như vậy, khấu hao trung bình của hệ thống tưới phun
mưa tự động vào khoảng 2 triệu đồng/năm, và giá trị này thấp hơn tiền thuê mướn lao
động tưới theo kỹ thuật canh tác truyền thống. Trong khi đó, mô hình tưới nước phun
mưa còn giúp người dân có thể tiết kiệm được thời gian bơm nước, lượng nước tưới,

giảm hoạt động của máy bơm, công lao động… Nhưng vẫn đảm bảo năng suất. Ngoài
ra, khi canh tác trên diện tích lớn, hiệu quả của mô hình tưới phun mưa tự động sẽ tăng
gấp nhiều lần so với mô hình canh tác truyền thống.
4.2.2 Hiệu quả kinh tế của mô hình tưới phun mưa tự động so với mô hinh tưới
truyền thống của người dân
Bảng 4.1: Hiệu quả kinh tế mô hình tưới phun mưa tự động và tưới truyền thống
Đơn vị: đồng/ha
Cách tưới

Đơn giá (kg)

Tổng thu

Chi phí

Lợi nhuận

Tưới truyền
thống

9.000

162.000.000

110.000.000

52.000.000

Tưới phun mưa


9.000

153.000.000

80.000.000

73.000.000

Năng
suất(tấn)
18
17

Kết quả phân tích lợi nhuận trồng hành giữa các mô hình thí nghiệm cho thấy, lợi
nhuận mang lại từ mô hình tưới phun mưa tự động cao hơn so với mô hình canh tác
của người dân khoảng 20%. Tổng thu ở mô hình canh tác theo truyền thống của người
dân ngang so với mô hình tưới phun mưa tự động nhưng do chi phí đầu tư cao nên
giảm lợi nhuận.
Phương pháp người dân có sản lượng tương đương với mô hình tưới phun mua tự
động tổng thu về của cách tưới truyền thống là khoảng 160 triệu đồng/ha của mô hình
tưới phun mưa tự động khoảng 150 triệu đồng/ha, nhưng lợi nhuận của tưới truyền
thống thu được khoảng 50 triệu đồng/ha, thấp hơn so với mô hình tưới phun mưa tự
động (khoảng 70 triệu đồng/ha) Nguyên nhân lợi nhuận ở phương pháp truyền thống
của người dân thấp hơn mô hình nghiên cứu là do chi phí đầu tư của phuong pháp
truyền thống (khoảng 110 triệu đồng/ha) cao hơn so với mô hình nghiên cứu (khoảng
80 triệu đồng/ha. Qua đó cho thấy, mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn mô
hình canh tác của người dân nhưng lại giảm đáng kể được lượng nước tưới.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
18



5.1. KẾT LUẬN
Kỹ thuật trồng hành tím của người dân tại khu vực nghiên cứu chủ yếu là dựa
vào kinh nghiệm truyền thống của từng hộ gia đình, chưa có kỹ thuật cao trong quá
trình sản xuất. Hầu hết các hộ dân được phỏng vấn tại khu vực nghiên cứu sử dụng
lượng nước vượt quá mức cần thiết tưới cho cây hành tím. Nguồn nước chính sử dụng
cho nhu cầu tưới tại khu vực nghiên cứu là từ nguồn nước dưới đất, và đang có xu
hướng sụt giảm trong những năm gần đây. Việc áp dụng phương pháp kỹ thuật tưới
phun mưa tự động cho cây hành tím đã tiết kiệm lượng nước đáng kể (từ 25% – 69%
so với kỹ thuật tưới truyền thống) nhưng năng suất hành tím vẫn đảm bảo. Ngoài việc
tiết kiệm được lượng nước tưới, mô hình tưới nước phun mưa tự động còn tiết kiệm
được 80% – 90% thời gian tưới. Chi phí đầu tư ban đầu cho mô hình tưới phun mưa
tự động tuy cao (khoảng 8 triệu đồng/1000 m2) nhưng mang lại hiệu quả kinh tế đáng
để cho người dân trồng hành tím (tăng lợi nhuận lên khoảng 20%).
Vấn đề cần quan tâm khi áp dụng kỹ thuật tưới phun mưa tự động là chú ý đến
tốc độ gió tại khu vực bố trí các nghiệm thức và chiều cao của các vòi phun so với
chiều cao cây nhằm đạt hiệu quả tối đa việc cung cấp nước cho cây trong quá trình
tưới. Nên nhân rộng mô hình tưới nước phun mưa tự động cho cây hành tím trên diện
rộng và cho các loại cây trồng khác như ớt, củ cải, bắp… ở khu vực nghiên cứu nhằm
tiết kiệm lượng nước tưới và nâng cao hiệu quả sản xuất.
5.2. ĐỀ XUẤT
Các cán bộ nông nghiệp thường xuyên tập huấn kỹ thuật canh tác cho người dân
về các phương pháp tưới hiện đại.
Người dân nên chuyển đổi phương pháp canh tác truyền thống sang mô hình tưới
phun mưa tự động vì qua thực nghiêm đánh cho thấy mô hình này đem lại hiệu quả
năng suất cao nhưng lại ít chi phí và ít tốn nhân công lao động
Phải phát triển mạnh mẽ mô hình tưới phun mưa tự động và nhân rộng mô hình
với quy mô lớn.
Đầu tư các thiết bị mới và cho người dân vay vốn đầu tư về việc mua và lắp đặt

hệ thống tưới phun mưa
Người dân phải thực hiện canh tác theo hướng phát triển nông nghiệp bên vững,
đảm bảo chất lượng.
Nhà nước đảm bảo giá cả đầu ra cho cây hành tím của người dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
19


Tạp chí khoa học về đánh giá hiệu quả kinh tế và tiết kiệm nước mô hình tưới
phun mưa tự động cho cây hành tím tại huyện vĩnh châu, tỉnh sóc trăng.
Tài liệu của cục chế biến Nông lâm sản và nghành nghề nông thôn.
Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng.
Sở tài nguyên môi trường tỉnh Sóc Trăng.
Cổng thông tin điện tử tỉnh Sóc Trăng.
Lê Anh Tuấn. 2005. Nhu cầu nước và nhu cầu tới cho cây trồng.
Huỳnh Văn Hiệp và Trần Văn Tỷ. 2012. Đánh giá nguồn tài nguyên nước dưới
đất tỉnh Trà Vinh sử dụng mô hình Mapflow. Tập chí Khoa học Trường Đại học
Cần Thơ.
Trần Trọng Duy. 2014. Xây dựng bản đồ vị trí khai thác và đánh giá chất lượng
tài nguyên nước dưới đất vùng ven biển, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Luận
văn Thạc sĩ khoa học, Đại học Cần Thơ.
Ngân Kiều. 2013. Báo động tình trạng giảm mạch nước ngầm ở Sóc Trăng.
Wassmann, R., N.X. Hien, C.T. Hoanh, and T.P. Tuong. 2004. Sea level rise
affecting the Viet Namse Mekong Delta: Water elevation in the flood season and
implication for rice production. Clim. Change 66: 89–107.
Steduto, P., T. Hsiao, E. Fereres, and D. Raes. 2012. Crop yield response to water.
ISSN0254-5284.
Wang, J., and K.A. Baerenklau. 2014. Crop response functions integrating water,
nitrogen, and salinity. Agric. Water Manag. 139(0): 17–30.

Levy, G.J., A. Lordian, D. Goldstein, and M. Borisover. 2014. Soil structural
indices’ dependence on irrigation water quality and their association with
chromophoric components in dissolved organic matter. Eur. J. Soil Sci. 65(2):
197–205.
Buttar, G.., H.S. Thind, K.S. Sekhon, B.S. Sidhu, and A. Kaur. 2014. Effect of
quality of irrigation water and nitrogen levels applied through trickle irrigation
on yield and water use efficiency of tomato under semi-arid environment. Indian
J. Hortic. 71(1): 72–76.

PHỤ LỤC

Phụ lục: Phiếu điều tra nông hộ trồng hành tím tại xã Vĩnh
20


×