Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình tưới phun mưa tự động tiết kiệm nước cho cây hành tím tại huyện vĩnh châu tỉnh sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.3 KB, 24 trang )

TÓM TẮT
Nước dưới đất là nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ở huyện
Vĩnh Châu, nhưng nguồn nước này đang bị sụt giảm nghiêm trọng do khai thác quá
mức. Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích tiết kiệm lượng nước tưới cho sản
xuất nông nghiệp bằng kỹ thuật tưới phun mưa tự động, áp dụng trên cây hành tím.
Kết quả nghiên cứu cho thấy kỹ thuật tưới phun mưa tự động có thể tiết kiệm 25% 69% lượng nước tưới, 80 - 90% thời gian tưới nhưng vẫn đảm bảo năng suất so với kỹ
thuật canh tác truyền thống của người dân. Chi phi đầu tư cho mô hình là khoảng 8
triệu đồng/1000m2 và thời gian sử dụng được khoảng 4 năm cho nhiều loại cây trồng
khác nhau. Kết quả quan trọng là kỹ thuật tưới phun mưa tự động có thể thay thế kỹ
thuật tưới truyền thống của người dân nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm tác động
đến nguồn nước dưới đất và thích ứng với hiện trạng thiếu nước tưới trong tương lai.

1


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Nội Dung

4.1 Hiệu quả kinh tế mô hình tưới phun mưa tự động và tưới
truyền thống

2

Trang
17


DANH SÁCH HÌNH
Hình



Tên hình

Trang

2.1

Hệ thống tưới phun mưa tự động

02

2.2

Giếng khoan cung cấp nước trong sản xuất của nông hộ

05

2.3

Sơ đồ bố trí vòi phun

07

4.1

Biểu đồ thể hiện năng suất cách tưới truyền thống và tưới phun
mưa

14


Biểu đồ kết quả lượng nước tưới

15

Biểu đồ thể hiện thời gian tưới

16

4.2
4.3

3


MỤC LỤC

XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN.................................................................i
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP.......................ii
LỜI CẢM TẠ............................................................................................................... iii
TÓM TẮT....................................................................................................................iv
DANH SÁCH BẢNG....................................................................................................v
DANH SÁCH HÌNH....................................................................................................vi
Biểu đồ thể hiện thời gian tưới..................................................................................vi
MỤC LỤC................................................................................................................... vii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU............................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................................1
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI...................................................................................1
1.3. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI...................................................................................1
1.4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI:.....................................................................................1
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................2

2.1.Giới thiệu mô hình tưới phun mưa........................................................................2
2.1.1. Hệ thống tưới phun mưa................................................................................2
2.1.2. Ưu điểm và nhược điểm mô hình tưới phun mưa..........................................2
2.2. Quy trình canh tác cây hành tím theo phương pháp phun mua tự động...............3
2.2.1. Làm đất..........................................................................................................3
2.2.2. Chăm sóc.......................................................................................................3
2.3. Hiện trạng canh tác nông nghiệp và nguồn nước sử dung cho nhu cầu tưới tại địa
phương........................................................................................................................ 4
2.3.1. Hiện trang canh tác nông nghiệp....................................................................4
2.3.2. Nguồn nước...................................................................................................5
2.4. Mô hình tưới nước phun mưa tự động cho cây hành tím tại địa phương..............6
2.5. Cấu tạo và bố trí hệ thống lắp đặt tưới phun mưa...............................................6
4


2.5.1. Cấu tạo hệ thống tưới phun mưa....................................................................6
2.6.3. Điều kiện kinh tế - xã hội.............................................................................10
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP PHƯƠNG TIỆN........................................................12
3.1. PHƯƠNG PHÁP...............................................................................................12
3.2. PHƯƠNG TIỆN:...............................................................................................13
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN......................................................................14
4.1. Kết quả năng suất và nguồn nước, lượng nước tưới của mô hình tưới phun mưa
tự động và mô hình tưới truyền thống.......................................................................14
4.1.1. Năng suất.....................................................................................................14
4.1.2. Nguồn nước tưới..........................................................................................14
4.1.3. Kết quả lượng nước tưới..............................................................................15
4.1.4. Thời gian tưới..............................................................................................15
Hình 4.3:Biểu đồ thể hiện thời gian tưới...................................................................16
4.2. Chi phí đầu tư và hiệu quả kinh tế của mô hình tưới phun mưa tự động so với
canh tác truyền thống của người dân.........................................................................16

4.2.1 Chi phí đầu tư lắp đặt hệ thống tưới nước phun mưa tự động.......................16
4.2.2 Hiệu quả kinh tế của mô hình tưới phun mưa tự động so với mô hinh tưới
truyền thống của người dân...................................................................................17
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT...................................................................18
5.1. KẾT LUẬN.......................................................................................................18
5.2. ĐỀ XUẤT..........................................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................19

5


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước đất là nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ở
huyện Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng, nhưng nguồn nước này bị cạn kiệt nghiêm
trọng do khai thác quá mức. Và nhu cầu sử dụng nguồn nước tưới tiêu cho cây
trồng ở điạ phương này ngày càng cao,vì vậy để đủ nguồn nước cho việc tưới
tiêu nên đã thực hiện mô hình tưới phun mưa tự động để nhằm mục đích tiết
kiệm lượng nước cho tưới tiêu trong nông nghiệp Lượng nước tưới cho cây
trồng được xác định qua mô hình tính toán nhu cầu nước cho cây trồng, thời
gian tưới dựa vào độ ẩm và xác định qua thiết bị đo độ ẩm.
Kết quả cho thấy kỹ thuật tưới phun mưa tự động có thể giảm lượng
nước tưới tiêu ,thời gian tưới nhưng vẫn đảm bảo năng suất so với canh tác
truyền thống của người dân.Chi phí đầu tư cho mô hình không quá cao nhưng
thời gian sử dụng lâu.Kỹ thuật tưới phun mưa tự động có thể thay thế kỹ thuật
tưới truyền thống của người dân nhằm nâng cao hiệu quả năng suất,giảm việc
khai thác quá mức nguồn nước dưới đất,và thích ứng với hiện trạng thiếu nước
tưới trong tương lại.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Mô hình tưới phun mưa tự động sẽ tiết kiệm được nguồn nước

- Nguồn nước sử dụng
- Năng suất cho cây hành tím
- Hiệu quả kinh tế cho người dân
- Chi phi đầu tư mô hình
1.3. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
- Hiệu quả kinh tế mô hình tưới phun mưa tự động tiết kiệm nước và
canh tác truyền thống:
- So sánh mức độ sử dụng nước giữa mô hình tưới phun mưa tự động và
canh tác truyền thống
- So sánh năng suất giữa mô hình tưới phun mưa tự động và canh tác
truyền thống
- So sánh hiệu quả kinh tế.
1.4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI:
Áp dụng mô hình tưới phun mưa tự động tiết kiệm nước trên cây hành
tím tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng sẽ đánh giá được lượng nước tiết
kiệm, và hiệu quả kinh tế

1


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.Giới thiệu mô hình tưới phun mưa
2.1.1. Hệ thống tưới phun mưa
Hệ thống tưới phun mưa là một mô hình tích hợp với các đầu tưới thông
minh cùng một bộ điều khiển hẹn giờ tự động, đầu tưới phun mưa sẽ phun ra
những hạt nước nhỏ mịn như những hạt mưa kết hợp với bộ hẹn giờ tự động
tắt mở.

Hình 2.1: Hệ thống tươi phun mưa tự động


Hệ thống tưới phun mưa được sử dụng nhiều trong nông nghiệp với các
cây trồng cần nhiều nước tưới cho cả tán lá. Ngoài ra phương pháp này còn
được áp dụng cho việc tưới các bãi cỏ, các tán cây cảnh ở các địa điểm công
cộng, khu nghỉ dưỡng với thiết kế đảm bảo cả tính mỹ quan.
Hệ thống được áp dụng cho các vườn chè, khu vực trồng hoa, các vườn
rau lớn tại Việt Nam. Với thiết kế hiện đại, hệ thống phun mưa đang giúp các
nông dân tiết kiệm được chi phí đầu tư, sức lao động, nguồn nước nhất là vào
mùa khô. Được tưới nước trên toàn bề mặt, cây trồng phát triển tốt từ bộ rễ lên
đến bề mặt lá, tăng được hiệu quả sản xuất nông nghiệp, chất lượng nông sản
tốt nhất.
2.1.2. Ưu điểm và nhược điểm mô hình tưới phun mưa
2.1.2.1. Ưu điểm

2


-Năng suất lao động cao do quá trình tưới được tự động hóa có thể tăng
gấp vài lần so với tưới thường
-Cho phép dùng phân hóa học, các chất khử trùng đã hòa tan trong nước
để gãi xuống mặt ruộng một cách điều và hiệu quả hơn.
-Tiết kiệm nước rất nhiều, tưới phun có thể cho phép tưới chính xác diện
tích cần tưới với đúng lưu lượng yêu cầu, và đảm bảo tính hiệu quả của lượng
nước tưới.
-Thỏa mãn nhu cầu sinh lý của cây trồng về nước cũng như lớp đất có bộ
rễ cây hoạt động,và bề mặt lá điều được tưới và làm sạch bụi bám trên lá rất
hữu ích cho sinh trưởng phát triển của cây
- Có thể thực hiện trên vùng đất dốc, địa hình phức tạp. Chiếm ích diện
tích đất, có thẻ áp dụng với các loại đất khác nhau.
2.1.2.2. Nhược điểm
-Người sữ dụng cần có sự hiểu biết nhất định về kỷ thuật và quản lý

-Chất lượng tưới phun mưa( sự phân bố hạt trên diện tích tưới ) phụ
thuộc vài điều kiện thời tiết ( vận tốc và hướng gió )
Tuy nhiên, nhược điểm hệ thống tưới phun mưa không đáng kể so với
ưu điểm. Vì thế phương pháp này được áp dụng rộng rãi
2.2. Quy trình canh tác cây hành tím theo phương pháp phun mua tự
động
2.2.1. Làm đất
- Đất cày ải trước 1 tháng, trước khi lên liếp 3 – 5 ngày tiến hành rải vôi,
nếu đất sét cần trộn cát mịn đều trên mặt liếp.
- Liếp cao 15 – 20 cm, mặt liếp rộng 0,7 – 0,9 m, khoảng cách mương
giữa 2 liếp 20 –30 cm. Liếp trồng cần bằng phẳng, tưới nhẹ và phủ 1 lớp rơm
trước khi trồng, xịt thuốc diệt mầm cỏ bằng Ronstar, Dual.
- Chọn củ tốt có màu tím sậm, đáy tròn, không mọc rễ non, không sâu
bệnh. Trước khi trồng lột bỏ vỏ bao chóp củ, nên xử lý thuốc ngừa bệnh thối
củ bằng thuốc: Copperzinc, Aliette, Mancozeb hoặc Rampart, Kasuran.
Khoảng cách trồng: Hàng cách hàng 12 – 15 cm cây cách cây 10 – 15 cm. Mật
độ 4000 – 4500 bụi/ 1.000 m2, trồng 1 – 2 củ/ hốc, nếu đất sét cắm củ sâu 2/3
lớp mặt, nếu đất cát cắm củ vừa ngập mặt đất. Sau khi trồng xong phủ một lớp
rơm mỏng rồi tưới nước.
2.2.2. Chăm sóc
3


- Liều lượng phân
+ Vôi: 50 kg – 60 kg, phân hữu cơ (phân chuồng hoai, phân tôm): 15 –
20 thúng + phân cá, Humix, Komix 40 -50 kg.
+ Phân vô cơ:
SA 25 –30 kg; Supper Lân 10 – 15 kg; DAP 30 kg; Kali 12 kg; NPK 27
kg,Thuốc BVTV: Sử dụng thuốc Furadan 2 kg.
- Cách bón:

+Bón lót: Toàn bộ vôi + lân + phân hữu cơ ( chuồng ) DAP + NPK +
Furadan.
+Bón thúc: Bấu lỗ hoặc rạch hàng
Bón thúc lần 1 (5 -7 NSKT): Tưới 5 – 6 kg S.A
Bón thúc lần 2 (15 -20 NSKT): Tưới 6 – 8 kg SA + 3 kg DAP + 2 kg
NPK +
Bón thúc lần 3 (30 NSKT): Toàn bộ phân hữu cơ vi sinh (phân cá,
Komix, Humix) + 5 kg NPK + 5 kg DAP + 6 - 7 kg SA + 4 kg Kali
Bón thúc lần 4 (40 NSKT): 5 kg NPK + 5 kg Kali + 8 – 10 kg SA + 2 kg
DAP.
Công thức bón phân này có thể thay đổi theo đất đai, thời tiết và màu
xanh của hành. Nếu hành xấu nên tưới thêm SA hoặc DAP để lá, rễ củ phát
triển, không nên tưới urê lá sẽ vươn dài (hành bò) tạo củ khó. Chăm sóc trong
10 ngày đầu tưới 1 –2 lần/ ngày, 11 ngày trở đi 2 ngày/ lần, lượng nước tưới
thay đổi từ 100 – 150 đôi nước/ 1.000 m2/ lần tưới (400 –600 lít/ lần) và
ngưng tưới hẳn 1 tuần trước khi thu hoạch. Lượng nước tưới phải tăng đều ổn
định, nếu tưới nước bất thường củ sẽ bị xé. Nhổ cỏ 2 lần ở giai đoạn 35 ngày
đầu, tránh nhổ trễ hành sẽ bị động rễ, củ. Phun thuốc ngừa định kỳ nhất là khi
thời tiết xấu.
2.3. Hiện trạng canh tác nông nghiệp và nguồn nước sử dung cho nhu cầu
tưới tại địa phương
2.3.1. Hiện trang canh tác nông nghiệp
Mỗi năm huyện vĩnh châu trông 10.600 ha màu các loại. diện tích trông
màu đã đạt 70%.riêng hành tím chiếm 60% diện tích.ngoài ra còn trồng các
loại khác như củ cải trắng và ớt chiếm khoang 2.00 ha.Cây hành tím là một
trong những sản phẩm chủ lực trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu. Sản lượng hàng
năm của hành tím ở Vĩnh Châu từ 20.749 tấn năm 1994; đạt 83.603 tấn ở năm
4



2004 và khoảng 130.000 tấn vào năm 2012, năm 2015 là 108.920 tấn. Hiện
nay, năng suất bình quân của củ hành tím là 17-18 tấn/ha. Do những đặc trưng
về thổ nhưỡng, khí hậu và kỹ thuật canh tác nên Hành tím Vĩnh Châu có chất
lượng cao và đặc biệt là khả năng tồn trữ được lâu hơn so với hành tím trồng ở
những nơi khác, vì vậy được thị trường đánh giá rất cao về chất lượng và khả
năng tiêu thụ khá thuận lợi.
2.3.2. Nguồn nước
Thời gian qua huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng đã có nhiều nỗ lực trong
công tác quản lý nguồn tài nguyên nước ngầm trước tác động của biến đổi khí
hậu cũng như hoạt động khai thác của người dân. Tuy nhiên, để công tác quản
lý nguồn nước ngầm ở đây được tốt hơn rất cần sự hỗ trợ từ các sở, ngành
chức năng...
Huyện Vĩnh Châu có vị trí tiếp giáp với biển, nên hầu như quanh năm
nguồn nước mặt trên các sông, rạch bị nhiễm mặn, vì vậy nguồn nước ngọt
phục vụ cho các sinh hoạt hàng ngày của người dân và khoảng 10.000ha rau
màu được sử dụng chủ yếu từ nguồn nước ngầm.

Hình 2.2: Giếng khoan cung cấp nước trong sản xuất của nông hộ

Với việc người dân huyện. Vĩnh Châu khai thác nguồn nước ngầm phục
vụ cho sinh hoạt, tưới tiêu nông nghiệp khá lớn đã làm cho mực nước ngầm
trên địa bàn bị sụt giảm sâu, cụ thể mực nước ngầm đo được so với mặt đất
vào ngày 14/7/2015 ở Vĩnh Châu là 9,48m, nhưng đến ngày 01/02/2016 đã
giảm xuống độ sâu 10,31m và ngày 21/5/2016 giảm xuống độ sâu 11,84m.
Vào các tháng mùa khô, mực nước ngầm ở huyện Vĩnh Châu bị sụt giảm sâu
nhất so với các huyện, thị khác trong tỉnh, nguyên nhân một phần do tình trạng
người dân khoan giếng khai thác nước dưới đất quá mức, đặc biệt là trong thời
5



gian vừa qua một số hộ dân nơi đây đưa các loài cá nước ngọt về vùng nước
mặn để nuôi khiến cho nguồn nước ngầm càng thiết hụt, cạn kiệt.
2.4. Mô hình tưới nước phun mưa tự động cho cây hành tím tại địa
phương
Theo kết quả phỏng vấn cho thấy, hầu hết người dân ở khu vực nghiên
cứu sử dụng môtơ để bơm tưới và kỹ thuật tưới nước chủ yếu dựa vào kinh
nghiệm truyền thống. Trong mùa vụ, người dân chia ra nhiều giai đoạn tưới
nước khác nhau và phần lớn các hộ dân chia ra 2 hoặc 3 giai đoạn tưới chiếm
83%, trong đó số hộ dân chia ra 2 giai đoạn tưới chiếm 45%. Một số hộ dân
chia ra 4 giai đoạn tưới chiếm 15% và chỉ có 2% số hộ dân chỉ tưới một giai
đoạn trong suốt mùa vụ.
2.5. Cấu tạo và bố trí hệ thống lắp đặt tưới phun mưa
2.5.1. Cấu tạo hệ thống tưới phun mưa
- Hệ thống mô hình tưới phun mưa tự động gồm các thành phần chính
như:
+ Máy bơm
+ Ống dẫn nước chính
+ Ống nhánh
+ Van
+ Vòi phun nước
+ Máy đo độ ẩm,
+ Các thiết bị khác
Tổ máy bơm và động cơ có nhiệm vụ hút lấy nước từ nguồn nước cấp
cho hệ thống tưới phun mưa dưới dạng áp lực. Máy bơm nước thường sử dụng
là bơm ly tâm cột áp cao, hai chỉ tiêu cơ bản của bơm cần quan tâm là chiều
cao cột áp và lưu lượng.Chiều cao cột áp là tổng của chiều cao hút và chiều
cao đẩy. Đây là hai chỉ tiêu quan trọng để chọn công suất yêu cầu của máy
bơm và công suất của động cơ cho phù hợp.
Hệ thống ống dẫn chịu áp lực có các cơ sở khác nhau với đường ống
chính, đường ống nhánh,đường ống phun.

Thiết bị phun hay vòi phun là thành phần quan trọng trong hệ thống tưới
phun vì nó quyết định mọi hiệu quả của toàn hệ thống. Có hai loại vòi phun:
+ Vòi phun li tâm: hạt sương được tạo ra do nước từ lỗ của vòi phun
6


phun ra với áp lực nhất định đập vào đỉnh chóp,rồi đập trở lại. Đây là vòi phun
dùng áp lực thấp và tầm phun gần.
+ Vòi phun tia: hạt mưa được tạo thành do dòng nước với áp lực lớn đi
qua các lổ phun có đường kính nhỏ. Đây là thiết bị phun có áp lực vừa và cao,
có tâm phun xa.
Hệ thống tưới tiêu yêu cầu kỹ thuật tưới bằng phương pháp phun mưa,
với khoảng cách bố trí giữa các vòi phun nước là 4m và mỗi đường ống chính
dẫn vào luống hành của mô hình đều được lắp một van khóa nước. Nguyên lý
hoạt động của mô hình dựa vào độ ẩm tới hạn và được xác định qua thiết bị đo
độ ẩm. Khi độ ẩm xuống mức tới hạn cần tưới, máy bơm sẽ được mở và mở
van khóa nước đường ống chính vào luống trồng hành, nếu đạt mức tưới hạn
trên thì ngưng tưới.
2.5.2. Bố trí hệ thống lắp đặt tưới phun mưa:
Cách bố trí vòi phun:
Hệ thống tưới có hoạt động hiệu quả, năng suất hay không, ngoài việc
phải lựa chọn được hình thức tưới hợp lý và béc tưới tốt còn phải phụ thuộc
rất nhiều vào việc tính toán, thiết kế các vòi phun của hệ thống phun mưa.
Trong thực tế thường sử dụng 3 cách lắp đặt hệ thống tưới phun mưa:
+ Hình vuông: Vòi phun được đặt tại các đỉnh của hình vuông.
+ Hình tam giác: Vòi phun được đặt ở các đỉnh của hình tam giác.
+ Hình chữ nhật: Vòi phun được đặt tại các đỉnh của hình chữ nhật.

7



Hình 2.3: Sơ đồ bố trí vòi phun

R: Bán kính phun mưa.
a: Khoảng cách giữa 2 vòi phun.
b: Khoảng cách giữa 2 đường ống nhánh.
Đảm bảo độ đồng đều khi tưới: Độ đồng đều của các tia phun mưa chịu
ảnh hưởng của các yếu tố: kiểu, loại vòi phun, áp lực, đường kính vòi phun…
Cách bố trí vòi phun, độ cao và hướng đặt vòi, hướng gió… cũng ảnh hưởng
rất lớn đến sự phân bố của hạt mưa.
Lắp đặt đường ống dẫn nước:
- Đường ống dẫn nước của hệ thống tưới phun mưa bao gồm: đường ống
dẫn chính, đường ống dẫn phụ, đường ống nhánh … Các ống dẫn trước khi lắp
đặt cần kiểm tra không bẹp, nứt, vỡ là đảm bảo yêu cầu.
Đặt bơm:
Máy bơm đặt ở gần nguồn nước, ở địa điểm thuận tiện (trung tâm hoặc ở
gần nhất của vùng cần tưới, thuận tiện cho việc lắp đặt và chăm sóc, bảo vệ…)
và nên lắp ở vị trí nằm ngang. Khi lắp các vòi phun cần chú ý chọn vị trí ống
có tình ổn định cao và ít đoạn cong nhất. Đảm bảo diện tích cần tưới có hiệu
quả nhất. Khi bố trí đường ống sao cho không ảnh hưởng đến các khâu canh
tác khác như cày bừa, chăm sóc, thu hoạch…).
2.6. Giới thiệu sơ lược về huyện Vĩnh Châu
2.6.1. Vị trí địa lý
Vĩnh Châu là một thị xã thuộc tỉnh Sóc Trăng, Đồng bằng sông Cửu
Long, Việt Nam
Phía Bắc giáp giáp với huyện Mỹ Xuyên và huyện Trần Đề
Phía đông, nam giáp biển đông.
8



Phía tây giáp với tỉnh Bạc Liệu.
Thị xã Vĩnh Châu hiện nay có diện tích 473,4 km², dân số 184.918 người
gồm các dân tộc Kinh,Khơmer,Hoa. Thị xã Vĩnh Châu cũng là đô thị lớn đứng
hàng thứ hai ở tỉnh Sóc Trăng chỉ sau thành phố Sóc Trăng.
2.6.2. Điều kiện tự nhiên
- Địa hình
Địa hình huyện Vĩnh Châu bằng phẳng, cao độ trung bình 0,5 - 1,2 m so
với mặt nước biển. Một số cồn giồng cát phân bố ở các xã Trung Bình, Đại Ân
2, Lịch Hội Thượng, thị trấn Vĩnh Châu có địa hình cao hơn 1,2 – 1,5m. Địa
mạo lượn sóng, cao ở các giồng cát, thấp ở các gian cồn. Dáng địa hình cao ở
ven sông, thấp vào nội đồng.
Địa hình của Huyện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy
sản. Tuy nhiên hạn chế chủ yếu là đất đai phần lớn bị nhiễm mặn trong mùa
khô. Để đáp ứng yêu cầu sản xuất, Huyện cần được đầu tư nhiều cho xây dựng
cơ sở hạ tầng, nâng cấp các công trình thủy lợi.
- Khí hậu
Vĩnh Châu có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Nền nhiệt
độ cao đều trong năm, điều kiện bức xạ dồi dào, nhiều nắng và gió; khí hậu có
hai mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ giữa tháng 5 đến cuối tháng 10 và mùa khô
bắt đầu từ tháng 11 đến cuối tháng 4 năm sau. Theo chuỗi số liệu quan trắc của
Trung tâm Khí tượng Thủy văn Sóc Trăng, các chỉ tiêu khí hậu trên địa bàn
(trạm Mỹ Thanh) như sau:
- Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí trung bình tại Huyện khá cao khoảng 26 – 27oC.
Nhiệt độ cao vào các tháng mùa khô, trung bình từ 27 – 28oC, cao nhất là
28,5oC vào các tháng 4 và 5. Nhiệt độ cao tuyệt đối là 37,8oC và nhiệt độ thấp
tuyệt đối 16,2oC. Vào mùa khô, dao động nhiệt độ trong ngày khoảng 15oC;
vào các tháng mùa mưa nhiệt độ không khí thấp hơn, nhiệt độ dao động trong
ngày từ 8 – 10oC. Biên độ nhiệt dao động giữa các tháng khoảng 2 – 3oC.
- Độ ẩm không khí

Độ ẩm trung bình năm tại huyện Vĩnh Châu khoảng 84 - 85%. Độ ẩm
thay đổi phụ thuộc theo mùa. Vào mùa mưa độ ẩm không khí tương đối cao,
trung bình khoảng 88 - 89%. Về mùa khô, độ ẩm giảm xuống trung bình
khoảng 79%. Độ ẩm cao nhất khoảng 92%, độ ẩm thấp nhất khoảng 62%.
- Nắng và bức xạ mặt trời:
Cũng như nhiều khu vực khác trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long,
huyện Vĩnh Châu có lượng bức xạ mặt trời khá cao và tương đối ổn định.
Tổng giờ nắng trong năm đạt khoảng 2.400 – 2.500 giờ. Trong các tháng mùa
khô, tổng giờ nắng trung bình/tháng khá cao, vào tháng 3 tổng số giờ nắng đạt
gần 300 giờ. Trong khi đó các tháng mùa mưa có số giờ nắng ít hơn (tháng 8
9


chỉ đạt khoảng 150 giờ). Tổng lượng bức xạ trung bình trong năm đạt 140-150
Kcal/cm2.
- Mưa và lượng bốc hơi
Lượng mưa trung bình năm vào khoảng 2.100 – 2.200 mm (năm 2006 có
lượng mưa tương đối thấp chỉ đạt 1.660 mm). Lượng mưa tập trung không đều
trong các tháng mà phân bố thành 2 mùa đặc trưng: mùa mưa và mùa khô.
Mùa mưa từ tháng 5 tới tháng 11 nhưng tập trung nhất là các tháng 8, 9, 10.
Các tháng trong mùa mưa chiếm trên 90% lượng mưa cả năm. Các tháng mùa
khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau chỉ chiếm khoảng 10% tổng lượng mưa.
Có những tháng hầu như không mưa (tháng 2 và 3).
Lượng bốc hơi tương đối cao, trung bình 25 mm/ngày. Vào các tháng mùa
khô lượng bốc hơi lên tới 30 – 40 mm/ngày. Các tháng mùa mưa lượng bốc
hơi thấp hơn khoảng 16 – 25 mm/ngày.
- Gió, bão
Do nằm ở vị trí cửa Vĩnh Châu và biển Đông nên huyện bị chi phối
nhiều bởi hệ thống gió mùa. Hệ thống gió thịnh hành theo hướng Tây Bắc Đông Nam thổi vào các tháng 11 và tháng 12, hệ thống gió này tạo thời tiết
không mưa, khô, nóng. Từ tháng 1 tới tháng 4 gió chuyển dần từ hướng Đông

sang Đông Nam; từ tháng 5 đến tháng 9 gió chuyển dần theo hướng Đông
Nam sang Tây Nam và Tây; sang tháng 10 gió thay đổi từ hướng Tây Nam
đến Tây Bắc và hướng Đông. Tốc độ gió trung bình khoảng 3-6m/giây. Tuy
nhiên nhiều cơn gió mạnh trong mưa có thể đạt tốc độ 25-35m/giây. Huyện
Vĩnh Châu ít chịu ảnh hưởng của gió bão. Gió trên cao của Vĩnh Châu lớn thứ
2 trong toàn quốc, có tiềm năng về điện gió rất lớn cần nghiên cứu khai thác.
Nhìn chung, điều kiện khí hậu không có những trở ngại cho phát triển
nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và du lịch... Tuy nhiên do phân bố theo
mùa đặc biệt là mùa khô kéo dài, lượng mưa ít, lượng bốc hơi cao gây nên tình
trạng thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất, chính vì vậy cần có những điều
chỉnh cơ cấu mùa vụ, quá trình sản xuất và sinh hoạt cho phù hợp.
- Thủy văn
Chế độ thủy văn trong phạm vi của huyện cũng như trên phần lớn diện
tích của Tỉnh bị chi phối bởi thủy triều biển Đông, dạng bán nhật triều không
đều, với đặc điểm chính: đỉnh triều cao, chân triều thấp, mực nước bình quân
thiên về chân triều. Biên độ triều tại Đại Ngãi: tháng 10 là 1,89m, tháng 11 là
1,84m, tăng dần lên 1,98m vào tháng 1; 2,07m vào tháng 2; 2,18m vào tháng
3, chân triều thấp nhất vào tháng 6 (-1,03m).
Trên địa bàn huyện có nhiều tuyến sông, kênh rạch phân bố đồng đều,
trong đó có 03 tuyến sông chính là sông Hậu, sông Mỹ Thanh và sông Dù
Tho. Các sông, kênh này chủ yếu là dùng cho việc tưới tiêu phục vụ sản xuất
nông nghiệp và giao thông thủy, cấp thoát nước cho dân cư trên địa bàn... Do
ảnh hưởng của thủy triều khá mạnh, là những thuận lợi cho phát triển đa dạng
cây trồng và tăng hệ số sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp. Do nằm sát
biển, cặp hai sông lớn, mật độ sông rạch khá dày và đặc biệt là biên độ triều
10


khá lớn lại ngày lên xuống 2 lần nên việc tưới tiêu cho đồng ruộng chủ yếu
nhờ tự chảy (nếu có bơm cũng khá ít) thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

Mặt khác, địa bàn bị ảnh hưởng bởi thủy triều lên xuống 2 lần/ngày và
hầu hết là có dòng chảy 2 chiều trong năm nên nguồn nước trên sông đục và
không ảnh hưởng bởi ngập lụt do mực nước thủy triều dao động ở mức trung
bình từ 0,4 – 1,4m. Tuy nhiên do tiếp giáp với biển nên mùa khô nước mặn
theo hệ thống sông, kênh rạch xâm nhập vào sâu trong địa bàn của Huyện gây
khó khăn cho sản xuất nông nghiệp (ngành trồng trọt và chăn nuôi gia súc).
Gió cộng với triều cường hoặc bão cần phải được lưu ý trong quy hoạch nhất
là quy hoạch thủy lợi (bố trí quỹ đất hợp lý dành cho đê điều).
2.6.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu có bước chuyển
biến tích cực, kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội đạt
được như sau:
- Về sản xuất nông nghiệp: Sản xuất màu Đông Xuân, được thuận lợi
diện tích xuống giống 9.608 ha, đạt 91,07% kế hoạch, tăng so với cùng kỳ,
tình hình sâu, bệnh xảy ra ít. Đã thu hoạch trên 96,19% diện tích, sản lượng
193.347 tấn, đạt 95,01% kế hoạch. Thị trường tiêu thụ tương đối thuận lợi, giá
đầu ra hành tím thương phẩm từ 10.000 - 15.000 động/kg, người sản xuất có
lãi.
- Về nuôi trồng thủy sản: Các địa phương trong thị xã đã thả nuôi được
6.142 ha, đạt 21,55% kế hoạch; trong đó, nuôi tôm 3.479 ha, đối tượng khác
ha.
- Về phát triển kinh tế tập thể: Toàn thị xã hiện có 12 hợp tác xã, 1 liên
hiệp hợp tác xã, với 952 hộ thành viên, diện tích đất sản xuất 2.361,81 ha; 84
tổ hợp tác sản xuất, tình hoạt động của hộ tác xã có 8,33% tốt, 25% khá, còn
lại là yếu.
- Về sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:Giá trị thực hiện đạt
255,5 tỷ đồng, đạt 58,07% kế hoạch, tăng trên 13% so cùng kỳ.
- Về phát triển kinh tế tập thể: Toàn thị xã hiện có 12 hợp tác xã, 1 liên
hiệp hợp tác xã, với 952 hộ thành viên, diện tích đất sản xuất 2.361,81 ha; 84
tổ hợp tác sản xuất, tình hoạt động của hộ tác xã có 8,33% tốt, 25% khá, còn

lại là yếu.
- Về sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Trong 6 tháng đầu
năm 2016, giá trị thực hiện đạt 255,5 tỷ đồng, đạt 58,07% kế hoạch, tăng trên
13% so cùng kỳ.
- Thương mại, dịch vụ phát triển khá: Tổng mức bán lẽ hàng hóa và
doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội được 2.895 tỷ đồng, đạt 56,75% kế hoạch.
Thị xã có 28 điểm chợ; có trên 5.000 cơ sở dịch vụ, kinh doanh, đảm bảo cung
ứng đầy đủ, kịp thời các mặt hàng thiết yếu cho người dân. Công tác quản lý
thị trường, chống đầu cơ, gian lận thương mại và kiểm soát giá cả được tăng
cường, tình hình thị trường ổn định.
- Về đầu tư xây dựng cơ bản: Kế hoạch vốn là 61,080 tỷ đồng, tập trung
11


triển khai thi công các công trình đã được phê duyệt và đã giải ngân vốn 20,91
tỷ đồng, đạt 34,23% kế hoạch. Công tác chỉnh trang đô thị được quan tâm đầu
tư nâng cấp.
Công tác thu ngân sách nhà nước được tập trung: Trong 6 tháng đầu năm
2016, tổng thu 20,14 tỷ đồng, đạt 58,43% nghị quyết.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP PHƯƠNG TIỆN
3.1. PHƯƠNG PHÁP
Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập các thông tin, tài liệu có liên
quan đến đề tài, về thực trạng công tác thực hiện giải quyết tranh chấp khiếu
nại trên địa bàn huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Các quy định của nhà nước
có liên quan về công tác giảiquyết khiếu nại tố cáo, tranh chấp đất đai.
Phương pháp phân tích: Phân tích chi tiết các số liệu, tài liệu để nhìn
nhận một cách tổng quan về tình hình giải quyết tranh chấp, khiếu nại trên địa
bàn huyện.
Phương pháp thống kê: Thống kê các số liệu thể hiện bằng biểu bảng và

phân tích số liệu.
Bước 1:
- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan về đề tài
- Đọc các tài liệu, sách, báo, công trình nghiên cứu khoa học có liên quan
về mô hình tưới phun mưa và quy trình canh tác cây hành tím
Bước 2:
- Tìm hiểu và thu thập các số liệu
- Rà soát vùng thực hiện mô hình tưới phun mưa tự động tại huyện Vĩnh
12


Châu.
- Tiến hành thu thập số liệu thực tế thông qua phiếu thu thập thông tin
canh tác nông hộ
Bước 3:
- Nghiên cứu phân tích, so sánh và đánh giá số liệu
- Tham gia trực tiếp công việc tại mô hình của nông nộ
- Thống kê các số liệu thể hiện bằng biểu bảng và sơ đồ
- Đánh giá mức độ hiệu quả kinh tế của mô hình
Bước 4:
- Tổng hợp tài liệu và hoàn chỉnh bài viết
- Dùng các phần mềm Microsoft Word và Excel xử lý tính toán số liệu,
vẽ bảng, biểu đồ và viết bài hoàn chỉnh.

3.2. PHƯƠNG TIỆN:
Địa điểm: Đề tài được thực hiện tại mô hình canh tác tưới phun mưa tự
động cho cây hành tím tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
Thời gian thực hiện: Từ tháng 15/03/2018 đến tháng 15/05/2018
Phương tiện vật tư: Máy tính, xe máy, laptop, điện thoại…
Phần mềm: Microsoft Word, Excel,

Các tài liệu:
- Tạp chí khoa học về đánh giá hiệu quả kinh tế và tiết kiệm nước mô
hình tưới phun mưa tự động cho cây hành tím tại huyện vĩnh châu, tỉnh sóc
trăng.
- Tài liệu của cục chế biến Nông lâm sản và nghành nghề nông thôn.

13


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1. Kết quả năng suất và nguồn nước, lượng nước tưới của mô hình tưới
phun mưa tự động và mô hình tưới truyền thống
4.1.1. Năng suất
Năng suất đạt được là yếu tố quan trọng đánh giá hiệu quả mô hình tưới
tiết kiệm nước cho cây hành tím tại huyện Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng.
Kết quả cho thấy năng suất của mô hình tưới phun mưa tự động và mô
hình tưới truyền thống của người dân không có sự chênh lệch đáng kể. Năng
suất (trọng lượng khô) vào vụ hành tím ở mô hình nghiên cứu là17tấn/1000m2
còn mô hình tưới truyền thống là 18 tấn/1000m2.Qua đó cho thấy, việc cung
cấp nước tưới để đạt độ ẩm thích hợp cho sự phát triển của cây hành tím là rất
quan trọng.

14


20
18
16
14
12

10
8
6
4
2
0

Tưới truyền thống

Tưới phun mưa

Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện năng suất cách tưới truyền thống và tưới phun mưa

4.1.2. Nguồn nước tưới
Nguồn nước chính sử dụng tưới cho canh tác nông nghiệp ở huyện Vıı̃nh
Châu là nguồn nước ngầm và đang suy giảm trong thời gian qua theo nhận
định của người dân. Tầng nước khai thác dao động trong khoảng từ 5 – 170 m;
trong đó, chia làm 3 loại gồm: (1) giếng có độ sâu (<12 m); (2) giếng có độ
sâu lớn hơn 12 m và nhỏ hơn 100 m; và (3) giếng có độ sâu lớn hơn 100 m.
Qua kết quả phỏng vấn cho thấy, hầu hết các hộ dân đang khai thác ở
tầng nước dưới đất >100 m (chiếm 64%), có khoảng 28% các hộ dân đang
khai thác ở tầng nước dưới đất từ 12 – 100 m, còn lại là khai thác nước dưới
đất có độ sâu dưới 12 m (chiếm 8%). Kết quả được thể hiện qua.
4.1.3. Kết quả lượng nước tưới
Người dân khu vực nghiên cứu sử dụng máy bơm là 1,5 HP để bơm nước
từ giếng khoan tưới cho cây trồng và tiêu tốn lượng nước là khoảng 7,2
m3/giờ (tính theo công suất tối đa của máy bơm). Tuy nhiên, do máy bơm của
người dân đã qua sử dụng nên ước tính hiệu suất hoạt động là khoảng 80% so
với hiệu suất tối đa; do vậy, lượng nước tưới trong một giờ là khoảng 5,76
m3/giờ. Như vậy, trong một ngày người dân trung bình sử dụng một lượng

nước tưới cho cây hành tím là khoảng 12 m3/ngày/1000 m2, và trong một mùa
vụ 70 ngày, người dân tại khu vực nghiên cứu sử dụng lượng nước trung bình
là khoảng 840 m3/1000 m2. Kết quả mô hình tưới phun mua tự động cho cây
hành tím cho thấy , trung bình là khoảng 265 m3/vụ/1000 m2. Kết quả mô
hình tưới phun mưa tự động thấp hơn nhiều so với lượng nước tưới hiện tại mà
người dân đã sử dụng để tưới cho cây hành tím. Qua đó cho thấy rằng, người
dân tại khu vực vĩnh Châu có thể đã sử dụng lãng phí một lượng nước đáng kể
15


cho việc tưới; thêm vào đó, thời gian canh tác là vào mùa khô nên việc kết hợp
với lãng phí nguồn nước tưới như hiện nay là vấn đề cần được quan tâm.
900
800
700
600
500
400
300
200
100
0

Tưới truyền thống

Tưới phun mưa

Hình 4.2: Biểu đồ kết quả lượng nước tưới
4.1.4. Thời gian tưới
Kỹ thuật tưới nước bằng phương pháp phun mưa tự động tiết kiệm được

thời gian tưới đáng kể so với kỹ thuật tưới truyền thống của người dân. Kết
quả ghi nhận cho thấy đối với vụ hành tím người dân phải mất trung bình
106,8 phút vào buổi sáng và 94,2 phút vào buổi chiều để tưới nước trên diện
tích 1000m2. Trong khi đó, đối với mô hình tưới phun mưa tự động chỉ mất
khoảng 20 phút để tưới nước trên diện tích 1000 m2. Việc tiết kiệm thời gian
tưới có ý nghĩa quan trọng cho người dân trong quá trình trồng hành tím,
ngoài việc tiết kiệm được thời gian tưới còn tiết kiệm chi phí điện năng, công
sức lao động và nâng cao hiệu quả trong quá trình tưới.

16


120
100
80
Tưới phun mưa
Tưới truyền thống

60
40
20
0

Tưới sáng

Tưới chiều

Hình 4.3:Biểu đồ thể hiện thời gian tưới

4.2. Chi phí đầu tư và hiệu quả kinh tế của mô hình tưới phun mưa tự

động so với canh tác truyền thống của người dân
4.2.1 Chi phí đầu tư lắp đặt hệ thống tưới nước phun mưa tự động
Chi phí đầu tư mô hình tưới nước phun mưa tự động vào khoảng 8 VND
triệu/100m2 và có thể sử dụng khoảng 4 năm, tùy theo điều kiện vật tư ban
đầu và cách sử dụng của người dân. Như vậy, khấu hao trung bình của hệ
thống tưới phun mưa tự động vào khoảng 2 triệu VND/năm, và giá trị này thấp
hơn tiền thuê mướn lao động tưới theo kỹ thuật canh tác truyền thống. Trong
khi đó, mô hình tưới nước phun mưa còn giúp người dân có thể tiết kiệm được
thời gian bơm nước, lượng nước tưới, giảm hoạt động của máy bơm, công lao
động… nhưng vẫn đảm bảo năng suất. Ngoài ra, khi canh tác trên diện tích
lớn, hiệu quả của mô hình tưới phun mưa tự động sẽ tăng gấp nhiều lần so với
mô hình canh tác truyền thống.

4.2.2 Hiệu quả kinh tế của mô hình tưới phun mưa tự động so với mô
hinh tưới truyền thống của người dân

17


Bảng 4.1: Hiệu quả kinh tế mô hình tưới phun mưa tự động và tưới truyền
thống
Đơn vị: đồng
Cách tưới
Tưới truyền
thống
Tưới phun mưa

Đơn giá (kg/ha)

Tổng thu


Chi phí

Lợi nhuận

9.000

162.000.000

110.000.000

52.000.000

9.000

153.000.000

80.000.000

73.000.000

Kết quả phân tích lợi nhuận trồng hành giữa các mô hình thí nghiệm cho
thấy, lợi nhuận mang lại từ mô hình tưới phun mưa tự động cao hơn so với mô
hình canh tác của người dân khoảng 20%. Tổng thu ở mô hình canh tác theo
truyền thống của người dân ngang so với mô hình tưới phun mưa tự động
nhưng do chi phí đầu tư cao nên giảm lợi nhuận.
Phương pháp người dân có sản lượng tương đương với mô hình tưới
phun mua tự động tổng thu về của cách tưới truyền thống là khoảng 160 triệu
đồng/ha của mô hình tưới phun mưa tự động khoảng 150 triệu đồng/ha,
nhưng lợi nhuận của tưới truyền thống thu được khoảng 50 triệu đồng/ha,

thấp hơn so với mô hình tưới phun mưa tự động (khoảng 70 triệu đồng/ha)
Nguyên nhân lợi nhuận ở phương pháp truyền thống của Người dân thấp hơn
mô hình nghiên cứu là do chi phí đầu tư của phuong pháp truyền thống
(khoảng 110 triệu đồng/ha) cao hơn so với mô hình nghiên cứu (khoảng 80
triệu đồng/ha. Qua đó cho thấy, mô hình tưới nước phun mưa tự động đã mang
lại hiệu quả kinh tế cao hơn mô hình canh tác của người dân nhưng lại giảm
đáng kể được lượng nước tưới. Tuy nhiên nếu quản lý việc tưới từ mô hình
tưới tự động không tốt sẽ ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển và ảnh hưởng
đến chất lượng sản phẩm của cây hành tím.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1. KẾT LUẬN
Kỹ thuật trồng hành tím của người dân tại khu vực nghiên cứu chủ yếu là
dựa vào kinh nghiệm truyền thống của từng hộ gia đình, chưa có kỹ thuật cao
trong quá trình sản xuất. Hầu hết các hộ dân được phỏng vấn tại khu vực
18


nghiên cứu sử dụng lượng nước vượt quá mức cần thiết tưới cho cây hành tím.
Nguồn nước chính sử dụng cho nhu cầu tưới tại khu vực nghiên cứu là từ
nguồn nước dưới đất, và đang có xu hướng sụt giảm trong những năm gần đây.
Việc áp dụng phương pháp kỹ thuật tưới phun mưa tự động cho cây hành tím
đã tiết kiệm lượng nước đáng kể (từ 25% – 69% so với kỹ thuật tưới truyền
thống) nhưng năng suất hành tím vẫn đảm bảo. Ngoài việc tiết kiệm được
lượng nước tưới, mô hình tưới nước phun mưa tự động còn tiết kiệm được
80% – 90% thời gian tưới. Chi phí đầu tư ban đầu cho mô hình tưới phun mưa
tự động tuy cao (khoảng 8 triệu đồng/1000 m2) nhưng mang lại hiệu quả kinh
tế đáng để cho người dân trồng hành tím (tăng lợi nhuận lên khoảng 20%).
Vấn đề cần quan tâm khi áp dụng kỹ thuật tưới phun mưa tự động là chú
ý đến tốc độ gió tại khu vực bố trí các nghiệm thức và chiều cao của các vòi

phun so với chiều cao cây nhằm đạt hiệu quả tối đa việc cung cấp nước cho
cây trong quá trình tưới. Nên nhân rộng mô hình tưới nước phun mưa tự động
cho cây hành tím trên diện rộng và cho các loại cây trồng khác như ớt, củ cải,
bắp… ở khu vực nghiên cứu nhằm tiết kiệm lượng nước tưới và nâng cao hiệu
quả sản xuất.
5.2. ĐỀ XUẤT
Các cán bộ nông nghiệp Thương xuyên tập huấn kỷ thuật canh tác cho
người dân về các phương pháp tưới hiện đại.
Người dân nên chuyển đổi phương pháp canh tác truyền thống sang mô
hình tưới phun mưa tự động vì qua thực nghiêm đánh cho thấy mô hình này
đem lại hiệu quả năng suất cao nhưng lại ít chi phí và ít tốn nhân công lao
động
Phải phát triển mạnh mẽ mô hình tưới phun mưa tự động và nhân rộng
mô hình với quy mô lớn.
Đầu tư các thiết bị mới và cho người dân vay vốn đầu tư về việc mua và
lắp đặt hệ thống tưới phun mưa
Người dân phải thực hiện canh tác theo hướng phát triển nông nghiệp
bên vững, đảm bảo chất lượng.
Nhà nước đảm bảo giá cả đầu ra cho cây hành tím của người dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tạp chí khoa học về đánh giá hiệu quả kinh tế và tiết kiệm nước mô
hình tưới phun mưa tự động cho cây hành tím tại huyện vĩnh châu, tỉnh
sóc trăng.
2. Tài liệu của cục chế biến Nông lâm sản và nghành nghề nông thôn.
3. Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng.
19


4. Sở tài nguyên môi trường tỉnh Sóc Trăng.

5. Cổng thông tin điện tử tỉnh Sóc Trăng.

20


×