Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Đánh giá sự thay đổi mục đích sử dụng đất đến đời sống kinh tế xã hội của người dân trong vùng dự án khu dân cư vượt lũ quận bình thủy, TP cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.93 KB, 30 trang )

TÓM TẮT
Sự thay đổi mục đích sử dụng đất do những dự án quy hoạch đô thị có thể ảnh
hưởng đến điều kiện sống của người dân và hiện trạng kinh tế xã hội của người dân tại
Quận Bình Thủy. Mục đích của đề tài là đánh giá tác động của dự án quy hoạch cụm
tuyến dân cư vượt lũ Quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ đến hiện trạng kinh tế xã hội của
quận. Số liệu được điều tra khảo sát thực địa, phỏng vấn UBND Quận, Ban quản lý dự
án và 95 hộ trong khu vực nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn các hộ
dân có nguồn vốn tăng sau khi quy hoạch nhờ tiền bồi thường nhưng do việc sử dụng
nguồn vốn kém hiệu quả nên hiệu quả đầu tư thấp. Lao động sản xất nông nghiệp đã
chuyển sang làm công nhân hoặc kinh doanh mua bán nhỏ. Bên cạnh đó thì số lao
động không có việc làm gia tăng do trình độ học vấn thấp và không được đào tạo kỹ
năng nghề nghiệp.
Từ khóa: sử dụng đất, dự án đô thị hóa, quy hoạch, kinh tế xã hội.

1


MỤC LỤC
Trang
LỜI CÁM ƠN................................................................................................i
TÓM TẮT....................................................................................................ii
MỤC LỤC...................................................................................................iii
DANH SÁCH HÌNH....................................................................................v
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU............................................................................1
1.1 Đặt vấn đề..............................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................2
1.3 Kết cấu tiểu luận....................................................................................2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................3
2.1 Các khái niệm liên quan.........................................................................3
2.2 Cơ sở pháp lý đề tài................................................................................4
2.2.1 Các văn bản pháp quy của Nhà nước có liên quan đến công tác bồi


thường và giải phóng mặt bằng.....................................................................4
2.3 Tình hình giải phóng mặt bằng trên thế giới..........................................5
2.3.1 Công tác bồi thường giải phòng mặt bằng ở một số nước tư bản.........5
2.3.2 Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng ở Trung Quốc.....................5
2.3.3 Công tác bồi thường giải phòng mặt bằng ở Singapore........................6
2.4 Công tác giải phóng mặt bằng trong cả nước.........................................8
2.5 Giới thiệu về dự án khu dân cư vượt lũ, Quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ. .
...............................................................................................................9
2.6 Tổng quan về dự án xây dựng cụm tuyến dân cư vượt lũ (giai đoạn 2)....
.............................................................................................................11
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................13
3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp..................................................13
3.2 Phương pháp điều tra và khảo sát thực tế.............................................13
3.3 Phương pháp chuyên gia......................................................................13
3.4 Phương pháp phân tích thống kê..........................................................14
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...............................................15
4.1 Thực trạng về dân sinh và vấn đề thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư........................................................................................................15
4.1.1Thực trạng về dân sinh........................................................................15
2


4.1.1.1Độ tuổi người dân trong vùng dự án................................................15
4.1.1.2 Trình độ học vấn của người dân trong vùng dự án..........................15
4.1.1.3 Nguồn thu nhập của các hộ dân trước khi bị thu hồi đất.................16
4.1.2 Thực trạng thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.......................17
4.2 Đánh giá tác động của dự án................................................................19
4.2.1 Nguồn thu nhập của hộ dân sau khi bị thu hồi đất..............................19
4.2.2 Mức thu nhập của người dân sau khi thực hiện dự án được thực hiện. . .
.............................................................................................................20

4.2.3 Mức độ hài lòng về thu nhập và điều kiện sống của người dân..........21
4.2.4 Dự kiến cho cuộc sống sau khi thực hiện dự án của các hộ dân.........23
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................24
5.1 Kết luận................................................................................................24
5.2 Kiến nghị..............................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................25

DANH SÁCH HÌNH
3


Hình 2.1 Bản đồ hành chính Quận Bình Thủy..................................................10
Hình 4.1 Phân bố độ tuổi người dân tại vùng dự án..........................................15
Hình 4.2 Phân bố trình độ học vấn của người dân tại vùng dự án.....................16
Hình 4.3 Phân bố nghề nghiệp của người dân bị thu hồi đất.............................17
Hình 4.4 Tình hình tái định cư của người dân bị thu hồi đất.............................17
Hình 4.5 Phân bố diện tích đất bị thu hồi..........................................................18
Hình 4.6 Đánh giá của người dân về ảnh hưởng của dự án...............................19
Hình 4.7 Ảnh hưởng thu hồi đất đến sản xuất kinh doanh của người dân.........19
Hình 4.8 Nguồn thu nhập cùa các hộ dân sau dự án..........................................20
Hình 4.9 Thu nhập của người dân sau dự án.....................................................20
Hình 4.10 So sánh của người dân về thu nhập..................................................21
Hình 4.11 Mức độ hài lòng của người dân về thu nhập.....................................21
Hình 4.12 Mức độ hài lòng của người dân tại vùng dự án................................22
Hình 4.13 Dự kiến của người dân về cuộc sống mới.........................................23

4


CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị, xây
dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và chỉnh trang đô thị diễn ra rất nhanh chóng.
Đây là một quá trình tất yếu, có tính quy luật trong thời kỳ đầu đảy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở nước ta nói chung và của Tp. Cần Thơ nói riêng. Trong quá trình
đó đi liền với việc thu hồi đất, bao gồm cả đất ở và đất nông nghiệp của một bộ phận
dân cư, chủ yếu là ở vùng ven đô thị, vùng có điều kiện giao thông thuận lợi, vùng có
tiềm nawg, có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Giải quyết vấn đề
việc làm, ổn định và từng bức nâng cao đời sống cho người dân bị thu hồi đất là nhiệm
vụ của các cấp ủy Đảng, chính quyền và toàn xã hội. Điều đó đòi hỏi cần một hệ thống
chính sách đồng bộ đề vừa thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành
phố, vừa đảm bảo được lợi ích của người bị thu hồi đất.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên trong những năn gần đây, quá trình đô thị
hóa, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, chỉnh trang đô thị gắn liền với việc thu
hồi đất đang gây ra nhiều vấn đề kinh tế - xã hội rất bức xúc sau :
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với tình trạng đất sản xuất kinh doanh
của người dân bị thu hẹp, phải thay đổi điều kiện sinh sống ; làm cho một bộ phận dân
cư bị mất việc làm, phải chuyển đổi nghề nghiệp, thay đổi chổ ở. Trong khi đó, quá
trình phát triển các khu công nghiệp, đô thị… chưa gắn liền với công tác đào tạo nghề,
chưa chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho người dân chuyển đổi nghề nghiệp. Điều
đó làm cho bộ phận lớn dân cư ở các khu vực này chưa có khả năng tìm kiếm việc
mới. Tình trạng này càng đặc biệt khó khăn với bộ phận nông dân bị thu hồi đất nông
nghiệp. Việc thu hồi đất của nông dân chưa gắn liền với giải quyết việc làm, chưa thu
hút họ vòa các hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ, chưa gắn liền với tiến trình
đổi mới của đất nước.
Công tác đền bù khi thu hồi đất mới chỉ chú ý đến mặt thương lượng mà bỏ qua
mặt chất. Việc thu hồi đất ở một số địa phương đã diễn ra một các chưa công bằng,
chưa đảm bảo lợi ích chín đáng của người dân bị thu hồi đất. Mặc dù số tiền mà Nhà
nước phải bỏ ra là không nhỏ để đền bù cho những người dân về thiệt hại mà họ phải

gánh chịu, nhưng tình trạng sử dụng đất hu hồi kém hiệu quả xảy ra khá phổ biến.
Điều đó đang gây ra sự bất công trong xã hội, làm cho tình hình chính trì – xã hội ở
một số nơi trở nên phức tạp.
Bên cạnh những thành quả do quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa mang lại,
những vấn đề phát sinh từ chính sạch bồi thường khi thu hồi đất cũng hết sức bức xúc,
đặc biệt là cách thức trình thủ tục thực hiện công tác thu hồi đất. để đánh giá đúng thực
1


trạng, làm cơ sở cho việc tiếp tục đổi mới chính sách về bồi thường thiệt hại giải
phóng mặt bằng tái định cưc của TP. Cần Thơ, ổn định và nâng cao thu nhập, giải
quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi nên đề tài ”Đánh giá sự thay đổi mục đích
sử dụng đất ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội của người dân trong vùng dự án
khu dân cư vượt lũ, Quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ” được thực hiện. Xuất
phát
từ
những vấn đề trên, đề tài “Đánh giá sự thay đổi mục đích sử dụng đất đến đời sống
kinh tế - xã hội của người dân trong vùng dự án khu dân cư vượt lũ Quận Bình
Thủy, TP. Cần Thơ” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Đánh giá hiệu quả và ảnh hưởng của công tác giải phóng
mặt bằng đến đời sống người dân trên địa bàn thực hiện dự án và đề xuất phương án
thực hiện trong tương lai nhằm góp phần xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn để
chính quyền các cấp nói chung và quận Bình Thủy nói riêng có những quy trình, chính
sách đồng bộ và kịp thời giải quyết các vấn đề bức xúc hiện nay của người bị thu hồi.
Mục tiêu cụ thể:
Tìm hiểu sự thay đổi diện tích theo mục đích sử dụng đất trên địa bàn dự án.
Đánh giá hiệu quả và ảnh hưởng của công tác giải phóng mặt bằng lên sự phát
triển cơ sở hạ tầng và đời sống người dân trước và sau khi hoàn thành tại Quận Bình
Thủy, thành phố Cần Thơ.

Đề xuất các giải pháp hợp lý để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng.
1.3 Kết cấu tiểu luận
Tiểu luận gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu.
Chương 2: Tổng quan tài liệu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả và thảo luận.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị

2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Các khái niệm liên quan
Giải phóng mặt bằng: Giải phóng mặt bằng (GPMB) là một quá trình tổ chức
thực hiện các công việc liên quan đến di dời nhà cửa, cây cối, các công trình xây dựng
và một bộ phận dân cư trên phần đất nhất định được quy hoạch cho việc cải tạo, mở
rộng hoặc xây dựng một công trình mới trên đó. Công tác GPMB được thực hiện từ
khi thành lập Hội đồng GPMB Quận/Huyện của dự án cho tới khi giao mặt bằng cho
chủ đầu tư.
Quy hoạch sử dụng đất: Theo Luật đất đai năm 2013 thì quy hoạch sử dụng đất
là việc phân bố và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi
khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực
đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian
xác định.
Quy hoạch xây dựng: Theo quy định tại khoản 30, Điều 3, Luật Xây dựng năm
2014 thì Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức không gian của đô thị, nông thôn và khu
chức năng đặc thù ; tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ; tạo

lập môi trường thích hợp cho người dân sống tại vũng lãnh thổ, đảm bảo kết hợp hài
hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hạu. Quy
hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng gồm sơ đồ, bản
vẽ, mô hình và thuyết minh.
Kế hoạch sử dụng đất: Theo Luật đất đai năm 2013 thì kế hoạch sử dụng đất là
việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch
sử dụng đất.
Nhà nước thu hồi đất: là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của
người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi
phạm pháp luật về đất đai.
Bồi thường về đât: Theo Luật đất đai năm 2013 thì bồi thường về đất là việc Nhà
nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng
đất.
Hỗ trợ khi nhà nước thi hồi đất là việc Nhà nước trợi giúp cho người có đất thu
hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển.
Tái định cư theo nghĩa rộng là mộ quá trình bao gồm đền bì thiệt hại về đất đai
và tài sản di chuyển, dổn định và khôi phục cuộc sống cho những người bị thu hồi đất
3


để xây dựng các dự án. Tái định cư còn bao gồm các hoạt động nhằm hỗ trợ cho
những người bị ảnh hưởng do việc thực hiện các dự án gây ra, khôi phục và cải thiện
mức sống, tạo điều kiện phát triển các cơ sở sản xuất kinh tế, văn hóa, xã hội của hộ và
cộng đồng.
2.2 Cơ sở pháp lý đề tài
2.2.1 Các văn bản pháp quy của Nhà nước có liên quan đến công tác bồi thường và
giải phóng mặt bằng
a. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
Điều 17: Đất đai của Nhà nước thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ
sở hữu.

Điều 18: Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp
luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả.
Điều 58: Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà
ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, kinh phí và các tài sản khác trong doanh nghiệp
hoặc trong các tổ chức kinh tế khác, đối với đất được Nhà nước giao sử dụng thì theo
quy định tại Điều 17 và Điều 18.
Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân.
b. Bộ luật dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Điều 173: Quyền sở hữu
Điều 176: Căn cứ xác lập quyền sở hữu
Điều 177: Căn cứ chấm dứt quyền sở hữu
Điều 180: Chiếm hữu tài sản có căn cứ pháp luật
Điều 738 – 774: Quy định về thừa kế quyền sử dụng đất
c. Luật Đất đai và các văn bản dưới luật
Luật Đất đai 2003 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2004)
Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính Phủ về thi
hành Luật Đất đai.
Nghị định số 17/2004/NĐ – CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị
định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 hướng dẫn thi hành Luật Đất
đai.
Nghị đinh số 197/2004/ NĐ- CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài Chính
về bồi thường thiệt hại, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
4


Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 về hướng dẫn thực
hiện Nghị định 197/2004/NĐ- CP.
Thông tư số 69/2006/TT-BTC ngày 2 tháng 8 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng
dẫn thực hiện việc sử đổi, bổ sung Thông tư số 116/2004/TT- BTC ngày 7 tháng 12
năm 2004. Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 3

tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước
thu hồi đất.
Nghị định số 188/2004/ NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2004 của Chính Phủ về
phương pháp xác định giá đất.
Thông tư số 114/2004/ TT-BTC ngày 26 tháng 11 năm 2004 Bộ Tài Chính về
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 188/2004/NĐ-CP.
2.3 Tình hình giải phóng mặt bằng trên thế giới
2.3.1 Công tác bồi thường giải phòng mặt bằng ở một số nước tư bản
Đối với các nước tư bản trên Thế giới, đất đai thuộc sở hữu tư nhân, thị trường
đất đai phát triển theo quy luật của thị trường hàng hóa và được mua bán tự do. ở
phương Tây giá đất biến động theo lô đất, còn ở những nước tư bản phát triển theo chế
độ sử hữu tư nhân về đất đai được xác định ổn định, quá trình tích lũy về đất đat lên tới
đỉnh cao, thị trường đất đai mang tính độc quyền và các Quốc gia đó thường áp dụng
Luật thuế đối với mua bán dất đai, không áp đặt giới hạn hành chính đối với thị trường
đất đai. Các nước có nền kinh tế thị trường phát triển thì đất đai được mua bán tự do và
cho thuế rộng rãi.
Việc chuyển nhượng và cho thuê đất ruộng được cho là một biện pháp nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Việc GPMB thực chất là việc mua và bán đất đai theo
giá thỏa thuận giữa người mua và người bán cho nên việc GPMB chỉ mang tính chất
thủ tục vì đất đai thuộc sở hữu tư nhân do đó họ có quyền đem ra trao đổi hay mua bán
là tùy ý. Ngoài ra, đất đai còn tham gia vào thị trường bất động sản và thị trường
chứng khoán như một nguồn đầu tư ngoại tệ.
2.3.2 Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng ở Trung Quốc
Theo luật đất đai Trung Quốc việc thu hồi đất đai chỉ được tiến hành cho các dự
án vì lợi ích chung, Chính phủ đứng ra đàm phán với người dân về bồi thường thiệt hại
và thu hồi đất.
Theo quy định của pháp luật Trung Quốc, người bị thu hồi đất được thanh toán
ba loại tiền: tiền bồi thường đất đai, tiền trợ cấp về tái định cư, tiền trợ cấp bồi thường
hoa màu trên đất. Cách tính tiền bồi thường đất đai và tiền trợ cấp tái định cư căn cứ
theo tổng giá trị, tổng sản lượng của đất đai những năm trước đây rồi nhân với hệ số.

5


Tiền bồi thường cho hoa màu, cho các loại tài sản trên đất được tính theo giá cả hiện
tại.
Mức bồi thường cho giải tỏa mặt bằng được thực hiện theo nguyên tắc đảm bảo
cho người dân có cuộc sống bằng hoặc cao hơn nơi ở cũ. Việc quản lý giải phóng mặt
bằng được giao cho các cục quản lý tài nguyên đất đai ở địa phương đảm nhiệm. Tổ
chức, cá nhân được quyền sử dụng thửa đất nào sẽ trả tiền thuê một đơn vị xây dựng
giải tỏa mặt bằng.
Để giải quyết nhà ở cho người dân khi giải phóng mặt bằng, phương thức chủ
yếu của Trung Quốc là trả tiền và hỗ trợ bằng cách tính ba khoản sau:
Một là, giá cả xây dựng lại, chênh lệch giữa giá xây dựng lại nhà mới và nhà cũ.
Hai là, giá đất tiêu chuẩn.
Ba là, trợ cấp về giá cả. Ba khoản này cộng lại là tiền bồi thường về nhà ở.
Việc bồi thường nhà ở cho dân ở thành phố khác với việc bồi thường cho dân ở
nông thôn, bởi có sự khác nhau về hình thức sở hữu đất đai ở thành thị và nông thôn.
Đối với nhà ở của người dân thành phố, nhà nước bồi thường bằng tiền là chính, với
mức giá do thị trường bất động sản quyết định qua các tổ chức trung gian để đánh giá,
xác định giá. Với người dân nông thôn, nhà nước thực hiện theo những cách thức rất
linh hoạt, theo đó, mỗi đối tượng khác nhau sẽ có cách bồi thường khác nhau: tiền bồi
thường về sử dụng đất đai; tiền bồi thường về hoa màu; bồi thường tài sản tập thể.
Theo đánh giá của một số chuyên gia tái định cư, sở dĩ Trung Quốc có những
thành công nhất định trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là do:
Thứ nhất, đã xây dựng các chính sách và thủ tục rất chi tiết, ràng buộc đối với
các hoạt động tái định cư, đảm bảo mục tiêu tạo cơ hội phát triển cho người dân tái
định cư, tạo các nguồn lực sản xuất cho những người tái định cư.
Thứ hai, năng lực thể chế của chính quyền địa phương khá mạnh. Chính quyền
cấp tỉnh chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc thực hiện chương trình bồi thường hỗ
trợ tái định cư.

Thứ ba, quyền sở hữu đất tập thể làm cho việc thực hiện bồi thường hỗ trợ tái
định cư có nhiều thuận lợi, đặc biệt là ở nông thôn. Tiền đền bù cho đất đai bị mất
không trả cho từng hộ gia đình mà được cộng đồng sử dụng để tìm kiếm, phát triển đất
mới hoặc mua của các cộng đồng sở tại hay dùng để phát triển kết cấu hạ tầng. Chính
quyền thôn, xã chịu trách nhiệm phân chia cho các hộ bị ảnh hưởng.
2.3.3 Công tác bồi thường giải phòng mặt bằng ở Singapore
Tại Singapore, đất đai được phân ra 2 sở hữu (nhà nước và tư nhân), trong đó đất
sở hữu nhà nước chiếm 98%. Tùy theo từng dự án, từng loại đất và quy hoạch thì nhà
6


đầu tư được thuê thời hạn 20, 30, 50 và 99 năm. Hết thời hạn, người thuê đất phải tháo
dỡ công trình, trả lại đất cho nhà nước vô điều kiện. Việc đền bù giải toả ở Singapore
được thực hiện theo Luật trưng dụng đất đai, Chính phủ đền bù theo giá quy định
(thường thấp hơn giá thị trường), bù lại người dân bị giải toả cũng được bố trí căn hộ
chung cư giá rẻ theo quy định của Chính phủ. Hiện nay, ở Singapore không có chế độ
bồi thường lại bằng đất (ngoại trừ đất tôn giáo), nhờ đó mà nguồn lực vốn và đất đai
được tập trung để đầu tư cơ sở hạ tầng, bán đất tạo nguồn thu cho ngân sách
Trong trường hợp còn thời hạn thuê mà nhà nước thu hồi thì hai bên thương
lượng giá bồi thường, nếu vẫn không thương lượng được thì đưa ra tòa án hoặc khiếu
nại đến chính phủ. Nếu phán quyết cuối cùng cũng không thành thì nhà nước cưỡng
chế thu hồi đất.
Sau khi có quy hoạch chi tiết và có dự án cụ thể, nhà nước tiến hành thu hồi đất
để triển khai thực hiện. Nhà nước toàn quyền quyết định trong vấn đề thu hồi đất,
người dân có nghĩa vụ phải tuân thủ (theo Luật về thu hồi). Công tác thu hồi đất dựa
trên nguyên tắc:
Thu hồi đất bắt buộc phục vụ cho việc phát triển cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội và
chỉnh trang đô thị.
Hạn chế thu hồi đất tư nhân, chỉ thu hồi khi thực sự cần thiết.
Công tác thu hồi đất phải được sự cho phép của Chính phủ và các thành viên

trong Nội các Chính phủ, sau khi đã thảo luận và tham khảo ý kiến cộng đồng.
Việc thu hồi đất được tiến hành theo từng bước chặt chẽ và có thông báo trước
cho người dân 2- 3 năm.
Nếu người dân không chịu di dời để nhà nước thu hồi đất sẽ áp dụng cưỡng chế
hoặc phạt theo luật xâm chiếm đất công.
Chính sách đền bù: mức đền bù thiệt hại căn cứ vào giá trị bất động sản của chủ
sở hữu; các chi phí tháo dỡ, di chuyển hợp lý; chi phí mua vật tư thay thế; thuế sử
dụng nhà mới. Nếu người dân không tin tưởng Nhà nước, có thể thuê một tổ chức định
giá tư nhân để định giá lại và chi phí do Nhà nước chịu. Kinh nghiệm xác định giá đền
bù cho thấy: Nhà nước Singapore đền bù giá thấp hơn giá hiện tại, vì giá bất động sản
hiện tại đã bao gồm giá trị gia tăng do Nhà nước đầu tư hạ tầng, do đó Nhà nước điều
tiết một phần giá trị đầu tư. Nhà nước không thể đáp ứng đền bù theo giá trong tương
lai.
Tuy nhiên, cũng có những yếu tố không chấp nhận khi tính mức đền bù. Đó là:
Đòi được thưởng để di dời sớm hoặc muốn ở lại chỗ cũ nên đòi tăng đền bù mới chịu
đi; đòi bồi thường vào việc đầu tư thêm vào ngôi nhà sau khi đã có quyết định giải tỏa,
trừ khi căn nhà quá tệ cần được sơn sửa lại. Ngoài ra, sự gia tăng giá đất trong vòng 7
năm do sự phát triển của hạ tầng công cộng cũng được xem xét điều tiết.
7


Phương thức thanh toán khi đền bù là trả trước 20% khi chủ nhà thực hiện việc
tháo dỡ, phần còn lại trả khi hoàn tất việc di dời. Nếu hộ gia đình có nhu cầu cấp bách
về nhà ở, sẽ thu xếp cho thuê với giá phù hợp.
Nhìn chung, chính sách đền bù được tiến hành thận trọng (nhất là của tư nhân),
có văn bản luật quy định chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi và chính sách đèn bù công
bằng đối với mọi tổ chức, cá nhân, do đó tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội. Tỷ
lệ cưỡng chế chiếm tỷ lệ nhỏ, dưới 1%.
2.4 Công tác giải phóng mặt bằng trong cả nước
2.4.1 Từ khi có Luật đất đai 1993

Luật Đất đai năm 1993 đã có hiệu lực từ ngày 15/10/1993 thay thế cho Luật Đất
đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993 là chế định cơ sở pháp lý cơ bản để xuất hiện
quan hệ đất đai ở nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước,
theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là văn kiện chính sách quan trọng nhất đối với
việc thu hồi đất và đền bù thiệt hại của Nhà nước. Tại Điều 27 quy định: “Trong
trường hợp thật cần thiết, Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an
ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì người bị thu hồi đất được đền bù thiệt
hại” (Luật Đất đai,1993). Luật Đất đai quy định các loại đất sử dụng, các nguyên tắc
sử dụng từng loại đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Một thủ tục rất quan
trọng và là cơ sở pháp lý cho người sử dụng đất là họ được cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất và quyền sở hữu nhà. Chính điều này làm căn cứ cho quyền được đền bù
khi Nhà nước thu hồi đất.
Sau khi Luật Đất đai năm 1993 được ban hành, Nhà nước đã ban hành rất nhiều
các văn bản dưới luật như Nghị định, Thông tư và các văn bản pháp quy khác về quản
lý đất đai nhằm cụ thể hoá các điều luật để thực hiện các văn bản đó.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai ngày 29/6/2001 quy định cụ
thể hơn về việc bồi thường thiệt hại và GPMB, cụ thể:
Trong trường hợp cần thiết, Nhà nước thu hồi đất đang sử dụng của người sử
dụng đất vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì
người bị thu hồi đất được bồi thường hoặc hỗ trợ. Việc bồi thường hoặc hỗ trợ theo
quy định của Chính phủ.
Nhà nước có chính sách để ổn định đời sống cho người có đất bị thu hồi. Trong
trường hợp người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở thì được mua nhà ở của Nhà
nước hoặc được giao đất có thu tiền sử dụng đất để làm nhà ở. Trong trường hợp
phương án bồi thường được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, được công
bố công khai và có hiệu lực thi hành theo quy định của pháp luật mà người bị thu hồi
đất không thực hiện quyết định thu hồi thì cơ quan quyết định thu hồi đất có quyền ra
quyết định cưỡng chế. (Luật Đất đai sửa đổi; 1998).
8



2.4.2 Thời kỳ từ khi có Luật Đất đai 2003 đến nay
Sau khi Luật Đất đai 2003 được ban hành thay thế Luật Đất đai 1993, sửa đổi, bổ
sung năm 1998, 2001 (gọi chung là Luật Đất đai), chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở nước ta đã có nhiều thay đổi và ngày càng phù hợp
hơn với yêu cầu của thực tế cũng như yêu cầu của các quy luật kinh tế thị trường đặt
ra.
Nhằm cụ thể hóa chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định tại
khoản 1 Điều 38 Luật Đất đai: “Nhà nước thu hồi đất đang sử dụng để phục vụ cho
mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; phát triển kinh tế”
và Điều 42 Luật Đất đai: “Nhà nước sẽ phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư cho người có đất bị thu hồi để giải phóng mặt bằng”.
Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành như: Nghị định
197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước
thu hồi đất; Nghị định 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25/5/2007 về việc cấp
GCN quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, giải quyết khiếu nại về đất đai;
Nghị định 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về phương pháp xác định giá
đất và khung giá các loại đất. Mới đây nhất là Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày
13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi
đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và dưới đó là rất nhiều thông tư hướng dẫn của các
Bộ, Ngành có liên quan.
Về cơ bản, chính sách bồi thường, hỗ trợ GPMB theo quy định của Luật đất đai
2003 đã kế thừa được những ưu điểm của chính sách trong thời kỳ trước, đồng thời
cũng có những đổi mới nhằm góp phần tháo gỡ các vướng mắc, bất cập trong việc
thực hiện bồi thường, hỗ trợ GPMB. Các văn bản pháp luật về chính sách bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư đã thể hiện được tính khả thi trong quá trình áp dụng pháp luật vào
hoạt động bồi thường, giải phóng mặt bằng của Nhà nước.
2.5 Giới thiệu về dự án khu dân cư vượt lũ, Quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ

2.5.1.

Vị trí địa lý

Quận Bình Thủy nằm ở phía Bắc của thành phố Cần Thơ, là một trong những
quận trung tâm của thành phố, có tổng diện tích tự nhiên là 7.068.23 ha, bao gồm 08
đơn vị hành chính : Trà Nóc, Trà An, An Thới, Bùi Hữu Nghĩa, Thới An Đông, Bình
Thủy, Long Tuyền, Long Hòa ; quận lỵ đặt tại phường Bình Thủy. Có vị trí tiếp giáp
như sau :

9


* Phía Bắc giáp quận Ô Môn và tỉnh Vĩnh Long.
* Phía Nam giáp quận Ninh Kiều và huyện Phong Điền.
* Phía Đông giáp quận Ninh Kiều và Tỉnh Vĩnh Long.
* Phía Tây giáp quận Ô Môn và huyện Phong Điền.

Hình 2.1 Bản đồ hành chính Quận Bình Thủy
Về giao thông đường bộ có các tuyến huyết mạch như quốc lộ 91, Đường
Nguyễn Văn Linh (quốc lộ 91B cũ) nối liền với quốc lộ Nam Sông Hậu và quốc lộ 1,
kết hợp với các đường liên tỉnh trên địa bàn tạo nên hệ thống giao thông liên vùng
giữa quận và các địa phương khác trong vùng rất thuận lợi. Đường thủy có sông Hậu
trãi dài trên địa phận và các sông, kênh rạch khác. Đường hàng không có cảng hàng
không quốc tế Cần Thơ. Do đó, tạo thuận lợi cho quận trong việc lưu thông, trao đổi
kinh tế với vùng lân cận, cũng như trong nước và quốc tế.
2.5.2.

Địa hình, diện mạo


Địa hình của quận tương đối bằng phẳng, có độ cao phổ biến từ 0,8 – 2,0 m so
với mực nước biển, bị chia cắt bởi nhiều sông, kênh, rạch. Địa hình có xu hướng thấp
dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Nhìn chung, địa hình của quận tọa thuận lợi cho
phát triển công nghiệp, dịch vụ vận tải thủy và sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, do
tính chất và quá trình hình thành địa chất và trên địa bàn có nhiều sông, kênh, rạch,
nền đất yếu nên gây khó khăn cho việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, nhất và các
công trình giao thông đường bộ.

10


2.5.3.

Tình hình chung về kinh tế, xã hội

Quận là nơi tập trung các khu công nghiệp, cảng của thành phố Cần Thơ, trong
những năm qua mặc dù bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế của cả nước và thế giới,
nhưng quận đã tập trung giải quyết khó khăn, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của địa
phương để đưa kinh tế phát triển khá nhanh.
Cơ cấu kinh tế của quận đã chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp –
xây dựng ; thương mại – dịch vụ ; giảm tỷ trọng nông nghiệp – thủy sản. Năm 2013,
cơ cấu kinh tế của quận là : công nghiệp – xây dunwjg, thương mại – dịch vụ và nông
nghiệp đô thị, trong đó ngành công nghiệp – xây dựng, chiếm tỷ trọng 68,54%, thương
mại – dịch vụ chiếm 29,43%, nông nghiệp chiếm 2,03%.
Địa bàn quận là trung tâm an ninh, quốc phòng của toàn vùng đồng bằng sông
Cửu Long nên đã tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của quận và thành phố.
Thương mại – dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp – xây dựng đang phát triển với tốc
độ khác nhanh, từng bước thể hiện tính chất và quy mô đô thị của quận sẽ góp phần
tích cực cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, đây là tiền đề quan
trọng để nền kinh tế phát triển bền vững và có cơ cấu hợp lý hơn trong tương lai.

2.6 Tổng quan về dự án xây dựng cụm tuyến dân cư vượt lũ (giai đoạn 2)
Mục đích của dự án nhằm xây dựng cum tuyến dân cư vượt lũ, tạo ra khố không
gian tốt nhất cho các hộ dân sống ven sông Trà Nóc và phục vụ tái định cư cho một số
dự án trên địa bàn quận Bình Thủy. Góp phần cải tạo cảnh quan môi trường cho khu
vực, làm cơ sở lập dự án đầu tư và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị. Cụm tuyến dân
cư vượt lũ được hoàn thiện và đi vào hoạt động được xem là bàn đạp để thúc đẩy quận
Bình Thủy phát triển góp phần vào sự phát triển chung của cả nước.
Dự án do UBND Quận Bình Thủy làm chủ đầu tư với nguồn vốn 100% ngân
sách Nhà nước và giao cho Trung tâm Phát triển quỹ đất quận Bình Thủy thực hiện.
Về giá bồi thường về đất, tùy theo vị trí và loại đất mà giá đất ở những nơi khác
nhau. Dựa vào Quyết định số 103/2008/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân TP Cần Thơ,
Cụ thể:
Tại vị trí mặt tiền đường Lê Hồng Phong (hết ranh khu dân cư Ngân Thuận –
Ngã ba khu công nghiệp Trà Nóc): Đất ở (ODT) là 4.500.000 đồng/m2.
Đường dẫn dưới cầu Trà Nóc vào chợ Trà Nóc (đường vị trí loại 3)
Đất ở ODT là 900.000 đồng/m2.
Giá đất ở trung bình của khu vực có đất bị thu hồi là 850.000 đồng/m2.
Đất trồng cây lâu năm (không nhà) là 180.000 đồng và được hỗ trợ giá đất ở
trung bình: 180.000 + (850.000x25%)=477.500 đồng/m2.
11


Đất trồng cây hằng năm (kể cả có nhà là 162.000 đồng và được hỗ trợ 35% giá
đất ở trung bình: 162.000 + (850.000x35%)=459.500 đồng/m2.
Thời gian di dời và bồi thường, tái định cư là 3 năm kể từ khi có quyết định phê
duyệt quy hoạch xây dựng ngày 17/07/2009. Công trình có 95 hộ có nhà, đất nằm
trong phạm vi quy hoạch với diện tích quy hoạch là 2,28 ha. Trung tâm Phát triển quỹ
đất đã lập thủ tục chi trả kinh phí bồi thường hơn 28 tỷ đồng, đã có 95/95 hộ bàn giao
mựt bằng cho đơn vị thi công thiến hành thi công công trình, tuy nhiên chỉ có 44 hộ tái
định cư.

Hầu hết các hộ bị ảnh hưởng toàn bộ phần đất bị thu hồi đã được bồi hoàn, chỉ có
01 hộ bị ảnh hưởng một phần và diện tích còn lại không đủ cho các nhân khẩu sinh
sốn, tuy nhiên vẫn có 04 khiếu nại về diện tích đất bồi thường do xác minh giữa có
quan GPMB với người dân chưa được thỏa đáng và giá cả bồi thường chưa được sự
đồng thuận cao do nguồn vốn đáp ứng không kịp thời, kéo dài thời gian chi trả, phải
điều chỉnh mức giá nhiều lần tạo nên sự so bì giữa các hộ được bồi thường.
Các căn cứ để thực hiện dự án bao gồm:
Quyết định số 1709/QĐ-UBND ngày 28 tháng 06 năm 2010 của Ủy ban nhân
dân thành phố Cần Thơ về quy hoạch đất để đầu tư xây dựng cụm tuyến dân cư vượt
lũ (giai đoạn 2) tại phường Trà Nóc, Quận Bình Thủy, Tp Cần Thơ.
Quyết định số 2516/QĐ-UBND ngày 09 tháng 08 năm 2010 của Ủy ban nhân
dân thành phố Cần Thơ về việc thành lập hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và
giải phóng mặt bằng CT xây dựng cụm tuyến dân cư vượt lũ (giai đoạn 2) tại phường
Trà Nóc, Quận Bình Thủy, Tp Cần Thơ.
Biên bản họp dân triển khai công bố quyết định quy hoạch xây dựng cụm tuyến
dân cư vượt lũ (giai đoạn 2) tại phường Trà Nóc, Quận Bình Thủy, Tp Cần Thơ.
Biên bản họp Tổ chuyên viên thông qua dự thảo phương án tổng thể CT xây
dựng cụm tuyến dân cư vượt lũ (giai đoạn 2) tại phường Trà Nóc, Quận Bình Thủy, Tp
Cần Thơ.
Quyết định số 12/2010/QĐ-UBND ngày 04 tháng 02 năm 2010 của Ủy ban nhân
dân thành phố Cần Thơ về việc ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Cần Thơ và Quyết định số
68/2009/QĐ-UBND ngày 29/12/2009 của UBND Tp Cần Thơ quy định về giá bồi
thường về đất.
Các văn bản pháp luật có liên quan.

12


CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Sử dụng phương pháp nghiên cứu thu viện để tra cứu và thu thập tài liệu, số liệu
có liên quan đến đề tài. Chủ yếu các tài liệu về chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định
cư từ thu viện, các cơ quan chức năng như: Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND
caaos huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư, Ban quản lý dự án Quận Bình Thủy, UBND cấp Quận và các cơ quan có liên
quan.
3.2 Phương pháp điều tra và khảo sát thực tế
Xây dựng phiếu điều tra theo phương pháp bảng câu hỏi chuẩn. Nội dung bảng
câu hỏi cho các hộ bị ảnh hưởng bởi dự án. Nội dung điều tra tập trung vào các vấn đề
bao gồm:
Thông tin về thời gian thực hiện dự án: giai đoạn 2 của dự án được thực hiện từ
này 01/03/2012 và được hoàn thành vào tháng 12/2012.
Thông tin gia đình: Họ và tên, quan hệ với chủ hội, giới tính, năm sinh, trình độ
học vấn, trình độ chuyên môn, tình trạng nhà ở, nghề nghiệp trước khi thu hồi đất,
nghề nghiệp sau khi bị thu hồi đất.
Thông tin về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư: Về diện tích của dự án,
mục đích thu hồi, thời gian thực hiện dự án; Diện tích đất bị ảnh hưởng do dự án bị thu
hồi, thời gian bàn giao mặt bằng, mức độ hài lòng của người dân; Chính sách hỗ trợ ổn
định cuộc sống và sản xuất khi nhà nước thu hồi đất.
Mức độ hài lòng và ảnh hưởng của dự án đến người dân: Ghi nhận ý kiến về
mức độ hài lòng khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án, các chính sách được
hường, về ổn định cuộc sống; Ghi nhận về ảnh hưởng đến đời sống của người dân
trong vùng dự án.
3.3 Phương pháp chuyên gia
Tiếp cận phỏng vấn một số cán bộ quản lý, cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ và có
nhiều kinh nghiệp trong công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Phỏng
vấn và thu thập ý kiến về các chế độ chính sách, thuận lợi và khó khăn trong công tác
kiểm kê (kiểm điểm), giải phóng mặt bằng và công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định

cư, ghi nhận ý kiến về sự so sánh giá trị bồi thường, hỗ trợ tái định cư.

13


3.4 Phương pháp phân tích thống kê
Dùng phần mềm Excel để tính toán số liệu và phương pháp thống kê mô tả để
tiến hành phân tích, đánh giá so với các tiêu chí.
Đánh giá mức độ hài lòng của người dân về các tiêu chí liên quan đến việc thu
hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thông qua thống kê tỷ lệ phần trăm nhận xét của
người dân.

14


CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thực trạng về dân sinh và vấn đề thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
4.1.1 Thực trạng về dân sinh
4.1.1.1 Độ tuổi người dân trong vùng dự án
Kết quả khảo sát độ tuổi người lao động trong dự án trong Hình 4.1 cho thấy
phần lớn lao động trong các hộ đều nằm trong độ tuổi lao động.
Độ tuổi từ 18 đến 40 tuổi là độ tuổi có sức lao động cao và tiếp thu khoa học kỹ
thuật tốt nhất chiếm 55,00%, tiếp theo là độ tuổi có kinh nghiệm sản xuất lâu năm từ
41 đến 60 tuổi chiếm 33,33%. Tuy nhiên, đối với các gia đình vẫn còn sản xuất nông
nghiệp thì vấn đề này không có gì trở ngại, nhưng nếu họ không còn đất để sản xuất,
với độ tuổi này họ rất khó kiếm được việc làm, đây là một vấn đề cần được quan tâm,
vì điều này có thể trở thành gánh nặng cho các hộ dân nói riêng và xã hội nói chung.
Còn lại tỷ lệ trên và dưới độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ thấp tương ứng 8,33% và 3,33%.


Độ tuổi người dân trong vùng dự án
60.00%
50.00%
40.00%
30.00%
20.00%
10.00%
0.00%

Dưới 18 tuổi

Từ 18-40 tuổi

Từ 41-60 tuổi

Trên 60 tuổi

Hình 4.1 Phân bố độ tuổi người dân tại vùng dự án
4.1.1.2 Trình độ học vấn của người dân trong vùng dự án
Trình độ học vấn của người lao động trong dự án nhìn chung không có sự chênh
lệch nhiều giữa các cấp học 1, 2 và 3. Trong đó, trình độ cấp 1 chiếm 46,67%, tiếp
theo là cấp 2 chiếm 43,33%, cấp 3 chiếm 6,67% và thấp nhất là trình độ trên cấp 3 tức
là học nghề, trung cấp, cao đẳng và đại học chiếm tỷ lệ thấp 3,33%.

15


Trình độ học vấn của người lao động ngoài vai trò là một trong những yếu tố để
tiếp cận với nghề nghiệp thì còn là một trong những biện pháp nhằm tiếp cận thông tin
về đất đai, cũng như các chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư về đất đai và nhà

ở. Đồng thời cũng là khó khăn cả cho người dân và cho chính quyền địa phương trong
việc suy nghĩ, tính toán để lựa chọn các hình thức chuyển đổi nghề nghiệp hay phương
án tái định cư. Trình độ học vấn thấp người dân dễ bị lôi kéo vào các vụ tranh chấp
khiếu nại về đất đai.

Trình độ học vấn của người dân trong vùng dự án
50.00%
45.00%
40.00%
35.00%
30.00%
25.00%
20.00%
15.00%
10.00%
5.00%
0.00%

Cấp 1

Cấp 2

Cấp 3

Trên cấp 3

Hình 4.2 Phân bố trình độ học vấn của người dân tại vùng dự án
4.1.1.3 Nguồn thu nhập của các hộ dân trước khi bị thu hồi đất
Kết quả khảo sát cho thấy rằng tỷ lệ hộ dân có nguồn thu nhập từ sản xuất nông
nghiệp chiếm tỷ lệ cao 56,67%, tiếp theo là tiền lương, tiền công chiếm 21,67%, thu

nhập của hộ dân từ thương mại và dịch vụ chiếm 10,00% còn lại là thu nhập từ sản
xuất tiểu thủ công nghiệp và bảo hiểm, trợ cấp. Một trong những thách thức của việc
thu hồi là nếu như thu hồi đất nông nghiệp thì việc làm cho người dân sau khi thu hồi
sẽ như thế nào. Đối với các hộ dân công chứ, công nhân thì việc thay đổi chỗ ở không
ảnh hưởng gì đối với việc làm của họ, tuy nhiên đối với các hộ kinh doanh thương mại
– dịch vụ nếu bị thu hồi đất di dời chỗ ở thì đây có thể là một trong những trở ngại vì
việc kinh doanh buôn bán, dịch vụ của họ bị tạm dừng và thay đổi vị trí.

16


Nghề nghiệp của người dân bị thu hồi
60.00%
50.00%
40.00%
30.00%
20.00%
10.00%
0.00%

Sả

n


xu

ô
tn


ng

ng

ệp
hi

Sả

n

ất
xu

u
tiể


th



ng

ng

ệp
hi

Th


ươ

ng

ại
m



ch
dị

vụ

ền
Ti

ơ


ng

,

n
tiề




ng

o
Bả

h

rợ
,t
m

i

cấ

p

Hình 4.3 Phân bố nghề nghiệp của người dân bị thu hồi đất
4.1.2

Thực trạng thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

4.1.2.1 Vấn đề tái định cư của người dân bị thu hồi đất
Qua kết quả khảo sát các hộ dân trong vùng dự án cho ta thấy các đối tượng bị hu
hồi đất không khác nhau nhiều. Trong đó, tỷ lệ người dân được cấp nền tái định cư
hoặc bán nền tái định cư chiếm 60% còn lại là tỷ lệ người dân mua lại nền tái định cư
chiếm 40%.

Vấn đề tái định của của người dân bị thu hồi đất
70.00%

60.00%
50.00%
40.00%
30.00%
20.00%
10.00%
0.00%
Cấp nền tái định cư hoặc bán nền tái định cư

Mua lại nền tái định cư

Hình 4.4 Tình hình tái định cư của người dân bị thu hồi đất
4.1.2.2 Diện tích đất bị thu hồi
Diện tích đất thu hồi trong các hộ dân dao động trong hộ có diện tích bị thu hồi
từ 65 m2 đến khoảng 80m2 và diện tích lớn hơn 100 m2 bị thu hồi cũng chiếm diện tích
đáng kể 36,67%, trong đó các hộ dân bị thu hồi đất với diện tích lớn này dao động
17


trong khoảng 100 đến 150 m2, ngoài ra có hai hộ bị thu hồi diện tích khá lớn 280 m 2.
Còn lại diện tích nhỏ hơn 50 m2 chiếm 26,67%, trong đó nhỏ nhất có một vài hộ có
diện tích bị thu hồi chỉ 20 m2 còn lại dao động khoảng từ 30 m2 trở lên.

Diện tích bị thu hồi đất của người dân
40.00%
35.00%
30.00%
25.00%
20.00%
15.00%

10.00%
5.00%
0.00%

Nhỏ hơn 50 m2

Từ 50-100 m2

Lớn hơn 100 m2

Hình 4.5 Phân bố diện tích đất bị thu hồi
4.1.2.3 Ảnh hưởng của thu hồi đất cuộc sống và đất sản xuất của người dân
Việc thu hồi đất tại dự án được đánh giá rằng ảnh hưởng xấu đến cuộc sống
người dân. Trong đó, có đến 71,67% người dân cho rằng ảnh hưởng xấu đến nhà ở và
cuộc sống của họ, có 20,00% cho rằng không ảnh hưởng và có 8,33% cho rằng thuận
lợi hơn. Đối với những hộ dân cho rằng ảnh hưởng xấu nhà ở vì họ phải thay đổi nhà
ở, xây dựng lại nhà mới hoặc di chuyển đến nơi ở mới, họ phải bắt đầu lại từ đầu với
cuộc sống mới, điều kiện mới có thể thuận lợi hơn cũng có thể khó khăn hơn cho công
việc cũng như cuộc sống, việc thay đổi chỗ ở cũng ảnh hưởng đến một phần tinh thần
của họ.

Đánh giá ảnh hưởng của thu hồi đất đến nhà dân
80.00%
70.00%
60.00%
50.00%
40.00%
30.00%
20.00%
10.00%

0.00%

Thuận lợi

Không ảnh hưởng

18

Ảnh hưởng xấu


Hình 4.6 Đánh giá của người dân về ảnh hưởng của dự án
Đối với việc ảnh hưởng đến đất sản xuất của người dân: theo số liệu điều tra cho
thấy có 81,67% cho rằng ảnh hưởng xấu đến sản xuất, 15% cho rằng không ảnh hưởng
và 3,33% cho rằng thuận lợi hơn cho sản xuất. Đất là tư liệu sản xuất của người dân,
việc thu hồi đất sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống người dân, người nông dân họ
có thể mất đất sản xuất, mất việc làm; người kinh doanh có thể mất mặt bằng, mất nói
buôn bán, thất nghiệp…

Đánh giá ảnh hưởng đến thu hồi đất đến sản xuất kinh doanh của người dân
90.00%
80.00%
70.00%
60.00%
50.00%
40.00%
30.00%
20.00%
10.00%
0.00%


Thuận lợi

Không ảnh hưởng

Ảnh hưởng xấu

Hình 4.7 Ảnh hưởng thu hồi đất đến sản xuất kinh doanh của người dân
4.2 Đánh giá tác động của dự án
4.2.1 Nguồn thu nhập của hộ dân sau khi bị thu hồi đất
Tại dự án, tỷ lệ hộ dân có nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp giảm mạnh, trước
dự án là 56,67% và sau dự án chỉ còn 8,33%, tỷ lệ hộ thương mại – dịch vụ tăng lên
chiếm 31,67% và tỷ lệ hộ dân có nguồn thu chủ yếu từ tiền lương tiền công tăng mạnh
chiếm 43,33% so với trước khi thực hiện dự án là 21,67%, còn lại một tỷ lệ nhỏ 5% là
có nguồn thu từ bảo hiểm và trợ cấp. Điều này được giải thích là do diện tích đất người
dân bị thu hồi tại dự án này phần lớn là đất nông nghiệp, sau khi thực hiện dự án người
dân không còn đất để sản xuất mà phải chuyển sang các công việc khác để kiếm nguồn
thu nhaatjp, một phần các hộ dân mở ra các cơ sở buôn bán nhỏ lử, một phần chuyển
sang lao động làm thuê. Bên cạnh những tác động tích cực trong việc chuyển đổi mục
đích sử dụng đất nông nghiệp đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cũng
còn những tác động tiêu cực đến điều kiện sống của người dân như vấn đề ô nhiễm
môi trường, các tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng, điều này không những đem lại
sự bất ổn cho xã hội mà còn có tác động không nhỏ đến suy nghĩ, niềm tin của những
người dân có đất nông nghiệp bị thu hồi.
19


Nguồn thu nhập của hộ dân sau dự án
50.00%
45.00%

40.00%
35.00%
30.00%
25.00%
20.00%
15.00%
10.00%
5.00%
0.00%

Sả

n

x

uấ

ô
tn

ng

ng

ệp
hi

Sả


n


xu

t

u
tiể


th



ng

ệp
hi
ng

ư
Th

g
ơn

ại
m




ch
dị

vụ

ền
Ti



g
ơn



n
tiề



ng

o
Bả

h

rợ

,t
m

i

cấ

p

Hình 4.8 Nguồn thu nhập cùa các hộ dân sau dự án
4.2.2 Mức thu nhập của người dân sau khi thực hiện dự án được thực hiện
Mức thu nhập hàng tháng của hộ dân sau khi thực hiện dự án phân bố không
đồng đều. Các hộ dân có mức thu nhập phân bố chủ yếu dưới 3 triệu đồng. Cụ thể như
sau, tỷ lệ họ dân thu nhập dưới 2 triệu/tháng chiếm 26,67%, từ 2 đến 3 triệu/tháng
chiếm 31,67%, đây là những hộ gia đình cần được quan tâm vì có thể thu nhập dưới 3
triệu một tháng một gia đình khó có thể trang trải được cuộc sống của họ, đặc biêt là
những hộ gia đình đông con hay có hoàn cảnh khó khăn. Tỷ lệ hộ dân thu nhập từ 3
đến 4 triệu/tháng chiếm 18,33%, từ 4-6 triệu/tháng chiếm 15,00% và lớn hơn 6
triệu/tháng chiếm tỷ lệ thấp nhất 8,33%. Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch mức thu
nhập trên là do các hộ dân thuộc dự án bị mất đất sản xuất nông nghiệp phải chuyển
sang làm thuê làm mướn nên thu nhập không ổn định.

Thu nhập của người dân sau dự án
35.00%
30.00%
25.00%
20.00%
15.00%
10.00%
5.00%

0.00%

Dưới 2 triệu

Từ 2-3 triệu

Từ 3-4 triệu

Từ 4-6 triệu

Hình 4.9 Thu nhập của người dân sau dự án
20

Trên 6 triệu


Với mức thu nhập như trên đa số người dân tại dự án đánh giá mức thu nhập này
không có sự thay đổi nhiều so với trước đây. Có 45,44% ý kiến cho rằng thu nhập
giảm đi một ít so với trước khi thực hiện dự án, 26,67% ý kiến người dân cho rằng thu
nhập này không có sự thay đổi, phần lớn những hộ này là những hộ có việc làm cố
định, công nhân viên chức nên việc thực hiện dự án không ảnh hưởng gì đến thu nhập
của họ và 30,00% ý kiến người dân nói thu nhập đã giảm đi rất nhiều so với trước.
Điều này cho thấy, mặc dù cuộc sống có sự thay đổi nhiều về nơi ở, sản xuất… nhưng
thu nhập của người dân không có sự thay đổi lớn, tuy nhiên với mức thu nhập như
trên, cuộc sống người dân khó có thể đảm bảo lâu dài, cần thêm nhiều hơn chính sách
hỗ trợ từ dự án cũng như chính quyền địa phương.

So sánh của người dân về thu nhập trước và sau dự án
50.00%
45.00%

40.00%
35.00%
30.00%
25.00%
20.00%
15.00%
10.00%
5.00%
0.00%

Tương đương

Giảm ít

Giảm nhiều

Hình 4.10 So sánh của người dân về thu nhập
4.2.3 Mức độ hài lòng về thu nhập và điều kiện sống của người dân
Kết quả khảo sát về nguồn thu nhằm thay đổi cuộc sống cho hộ dân bị thu hồi đất
cho thấy phần lớn hộ dân thay đổi chỗ ở, xay dựng nhà mới và sản xuất kinh doanh từ
số tiền được bồi thường do thu hồi đất. Các hộ dân được hỏi trả lời là sử dụng nguồn
tiền từ thu hồi đất cho cuộc sống hằng ngày sau khi thu hồi đất chiếm 100%.

Mức độ hài lòng của người dân về thu nhập
70.00%
60.00%
50.00%
40.00%
30.00%
20.00%

10.00%
0.00%

Rất hài lòng

Hài lòng

Tạm hài lòng Không hài lòng Thất vọng

Hình 4.11 Mức độ hài lòng của người dân về thu nhập
21


×