Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Bức tranh nông thôn trong tập truyện ngắn "Gió đầu mùa" của Thạch Lam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.26 KB, 33 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài.....................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề........................................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu..............................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi.............................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................4
CHƯƠNG 1................................................................................................................... 5
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG..........................................................................................5
1.1.Vài nét về nhà văn Thạch Lam.............................................................................5
1.1.1. Nhà văn Thạch Lam......................................................................................5
1.1.2. Sự nghiệp sáng tác.........................................................................................5
1.1.3. Phong cách sáng tác của Thạch Lam.............................................................6
1.2. Đôi nét về tập truyện ngắn Gió đầu mùa của Thạch Lam....................................7
1.2.1. Đề tài, chủ đề, nội dung.................................................................................7
1.2.2. Tóm tắt tập truyện.........................................................................................8
1.3. Khái quát về truyện ngắn.....................................................................................9
CHƯƠNG 2 BỨC TRANH NÔNG THÔN TRONG TRUYỆN NGẮN GIÓ ĐẦU
MÙA CỦA THẠCH LAM...........................................................................................11
2.1. Bức tranh thiên nhiên vùng nông thôn trong tập truyện Gió đầu mùa của Thạch
Lam.......................................................................................................................... 11
2.2. Bức tranh con người vùng nông thôn trong tập truyện Gió đầu mùa của Thạch
Lam.......................................................................................................................... 14
2.3. Bức tranh xã hội trong tập truyện Gió đầu mùa của Thạch Lam.......................18
CHƯƠNG 3 CÁC PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN BỨC TRANH
NÔNG THÔN TRONG GIÓ ĐÀU MÙA CỦA THẠCH LAM..................................22
3.1. Giọng điệu nghệ thuật........................................................................................22
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật...........................................................................24
3.3. Thời gian và không gian nghệ thuật...................................................................27
KẾT LUẬN.................................................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................31




MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Người viết chọn đề tài Bức tranh nông thôn trong tập truyện ngắn Gió đầu mùa
của Thạch Lam để làm niên luận vì các lí do sau:
Khi nhắc đến những cây bút giàu cảm xúc và tài hoa của nền văn học Việt Nam
giai đoạn 1930 – 1945, không thể không nhắc đến Thạch Lam. Truyện ngắn của Thạch
Lam không những hấp dẫn người đọc bằng những chi tiết xung độc gây cấn mà còn
bằng những lối kể chuyện tâm tình về những cảnh đời, cảnh sống tối tăm, tù túng, tội
nghiệp hay những bức tranh nông thôn giản dị của một làng quê yên ả, thanh bình qua
cách viết của ông.
Thạch Lam là một trong những cây bút chủ chốt của Tự lực văn đoàn nhưng
ông không theo cách viết chung mà lại theo cách viết riêng của mình, một phong cách
giản dị và trong trẻo. Tuy mộc mạc đơn sơ bằng nhưng cảm xúc rất thật, tác giả đã gây
ấn tượng cho người đọc một cách sâu sắc nhất. Có lẽ, chính vì thế, dù đời văn ngắn
ngủi nhưng những tác phẩm văn chương của ông đã để lại một vẻ đẹp mang giá trị
vĩnh hằng trong đời sống tinh thần, có sức ảnh hưởng sâu đậm trong quá trình hiện đại
hóa nền văn học dân tộc.
Trong các tác phẩm của mình, Thạch Lam thường hướng ngòi bút về phía lớp
người lao động bần cùng trong xã hội đương thời. Khung cảnh thường thấy trong
truyện ngắn của Thạch Lam là những làng quê bùn lầy nước đọng, những phố chợ tồi
tàn với một bầu trời ảm đạm, những con phố ngoại ô nghèo khổ buồn vắng. Càng đi
sâu về vấn đề này, ta mới thấy được Thạch Lam đã gửi gắm những tình cảm chân thật
và hiện thực cuộc sống qua các tác phẩm của ông như thế nào. Trong đó ông đã cho
thấy sự thấm thía đau khổ, bất hạnh, hoàn cảnh éo le của những con người nghèo khổ
vừa cảm nhận sâu sắc tình người ấm nồng, cao quý, thiêng liêng. Dù cái lạnh đầu mùa
của Hà Nội bao trùm cả một gốc phố, hẻm ngõ của Hà Nội nhưng đâu đó vẫn ánh lên
trong tâm hồn của con người một nỗi niềm ấm áp vô bờ, tình làng xóm, tình thương
của những đứa trẻ với nhau. Tuy khung cảnh ảm đạm, heo hút nhưng niềm vui và tình

người luôn hiện hữu trong cuộc sống.
Qua việc nghiên cứu về đề tài này, người viết muốn hiểu rõ hơn về bức tranh
nông thôn qua từng tác phẩm trong tập truyện ngắn Gió đầu mùa. Bức tranh ấy tuy

1


mộc mạc bình dị nhưng đã thể hiện sự nghèo khổ nỗi vất vả cơ cực của người dân
đồng thời khắc họa rõ nét tấm lòng của nhà văn với những người cùng khổ.
2. Lịch sử vấn đề
Truyện ngắn Gió đầu mùa là tác phẩm đầu tay tiêu biểu của Thạch Lam, thu hút
được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả, trong đó có thể kể đến một vài công
trình tiêu biểu sau:
Năm 1937, Khái Hưng có bài viết về Gió đầu mùa. Không đơn thuần trong tác
phẩm Gió đầu mà miêu tả cảnh hay đợt gió lạnh của Hà Nội, mà còn là những con
người chân lấm tay bùn hay nói về những người phụ nữ và trẻ em “ chuyện viết về
sinh hoạt nông thôn, đã có những sáng tác miêu tả khá chân thực, cảm động về tình
cảm của những người nông dân đương thời” [3; tr.10].
Năm 1942, Vũ Ngọc Phan đã có những nhận xét chính xác khi ông cho rằng:
“Những cảm giác con con, Thạch Lam tả rất khéo… làm cho người đọc dựa vào phần
suy nghĩ. Nhưng trong tập Gió đầu mùa, những cảnh nghèo, những cảnh đồng ruộng,
ông còn tả bằng những nét bút ngượng ngập, tỏ ra nhà văn chuyên tả tình chưa quen
với lối tả cảnh” [5; tr.157].
Năm 1943, Vũ Ngọc Phan đã cố công tìm tư tưởng Thạch Lam tản mát trong
các truyện ngắn: “Và đã thấy một tâm hồn thanh tú, tỷ mỷ, những nhận xét tâm lý tinh
vi, sâu sắc, lòng yêu mến đất nước, cảm tình đối với những số phận kém hèn”. Vũ
Ngọc Phan cảm thấy những tác phẩm của Thạch Lam cho người nhiều cảm xúc khác
nhau, bằng ngòi bút tài ba, hành văn sáng sủa, tinh vi, làm cho người đọc thấy được và
thấu hiểu về thân phận của những kiếp người khốn khổ [6; tr.367].
Năm 1957, Nguyễn Tuân đã có những nhận xét về Thạch Lam ông cho rằng

Thạch Lam có tâm hồn súc tích, những cái chân thật nhất của cuộc đời, Nguyễn Tuân
đã nói: “Văn Thạch Lam đọng nhiều suy nghiệm, nó là cái kết tinh của một tâm hồn
nhạy cảm và từng trải về sự đời. Thạch Lam có những nhận xét tinh tế về cuộc sống
hằng ngày. Xúc cảm của nhà văn Thạch Lam thường bắt nguồn và nảy nở lên từ
những chân cảm đối với những con người ở tầng lớp dân nghèo thành thị và thôn
quê” [7; tr.408].
Năm 2006, Vũ Tuấn Anh có bài viết. Nhân vật mà Thạch Lam thường viết là
những người dưới đáy xã hội, người phụ nữ hay trẻ em. Vì Thạch Lam muốn bênh vực
cho những số phận bị áp bức, oán trách một xã hội trưởng giả, bất công, tàn ác với
2


những số phận đáng thương mà ông muốn an ủi “Chính vì thế, không gian hiện thực
hằng ngày trong tác phẩm của Thạch Lam là một xóm chợ, một ngõ hẻm, một ga xép,
một phố huyện nghèo nàn hoặc một con đường làng của một vùng nông thôn heo hút
nào đó. Ở đây, các nhân vật của ông bị tù túng, luẩn quẩn với những cái đói nghèo, lo
âu, dằn vặt thường nhật” [1; tr249].
Năm 2006 trong Tự lực văn đoàn có bài viết Gió đầu mùa. Bằng những nghệ
thuật miêu tả sinh động của mình Thạch Lam đã khiến cho người đọc một cảm xúc
thật sự, cảm nhận rõ nét cái se lạnh của khí trời Hà Nội “có lẽ vì không bao giờ rời bỏ
phương diện nên Thạch Lam dễ làm ta rung động : trước ta, chính ông đã rung động.
Tả cái lạnh đầu mùa, ông nhớ lại cái cảm giác mà ông có, một đem mưa rào, rồi bỗng
trở ra gió bấc” [8; tr.7].
Trên đây là những công trình bổ ích, hỗ trợ tích cực cho người viết…. Tuy
nhiên, chưa có công trình nào tìm hiểu về đề tài này.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài Bức tranh nông thôn trong truyện ngắn Gió đầu mùa của
Thạch Lam, người viết nhằm đạt được những mục đích sau đây:
Người viết muốn cho người đọc cảm nhận sâu sắc về hình cảnh của nông thôn
và những con người khốn khổ. Những hình ảnh bình dị của đồng quê luôn chất chứa

nỗi niềm yêu thương của những con người Việt Nam, hình ảnh của người nông dân
chịu nhiều bất hạnh khi sống trong chế độ cũ.
Ngoài ra, đề tài còn giúp người đọc hiểu thêm về tình cảnh của người dân
những nỗi cơ cực mà họ phải gánh chịu, những biến cố của cuộc đời luôn quanh quẩn
theo họ. Nghèo khổ luôn là nỗi ám ảnh và là nỗi sợ khi những cái đói liên tục cào ruột
lại ùa đến.
Đặc biệt, khi nghiên cứu đề tài này cho người viết hiểu về con người của Thạch
Lam, biết được đặc điểm nghệ thuật của ông trong tập truyện ngắn Gió đầu mùa. Cách
nhìn nhận, thấu hiểu và luôn đặc bản thân vào những tình tiết của câu chuyện, thể hiện
giá trị hiện thực nhân đạo vào bên trong tác phẩm.
4. Đối tượng và phạm vi
Đối tượng nghiên cứu: bức tranh nông thôn được thể hiện qua bức tranh thiên
nhiên, bức tranh con người và xã hội.

3


Phạm vi nghiên cứu: giới hạn trong tập truyện ngắn Gió đầu mùa của Thạch
Lam, Nhà xuất bản Giáo dục, 2006.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài niên luận này, người viết đã sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu sau:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: với đề tài Bức tranh nông thôn trong tập
truyện ngắn Gió đầu mùa của Thạch Lam, người viết sẽ đọc sách lý luận, các tài liệu
liên quan đến Thạch Lam và các tác phẩm truyện ngắn Gió đầu mùa của ông, đồng
thời tìm những lời phê bình, phỏng vấn về Thạch Lam cũng như truyện ngắn Gió đầu
mùa để bổ sung kiến thức hỗ trợ cho việc nghiên cứu đề tài.
Phương pháp lịch sử: tìm hiểu rõ hơn về cuộc đời và sự nghiệp của Thạch Lam
cũng như tìm hiểu rõ về cảm hứng sáng tác của ông.
Phương pháp phân tích tổng hợp: khi đọc và tìm hiểu tài liệu, người viết sử

dụng phương pháp phân tích để phân tích xử lí thông tin tìm được và tổng hợp những
kiến thức để đưa ra kết luận chung. Để làm rõ vấn đề nghiên cứu, người viết phải kết
hợp cả hai phương pháp diễn dịch và quy nạp để hoàn thành.

4


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1.Vài nét về nhà văn Thạch Lam
1.1.1. Nhà văn Thạch Lam
Thạch Lam (còn có bút danh là Việt Sinh), tên khai sinh là Nguyễn Tường
Vinh, tới năm mười lăm tuổi mới đổi tên là Nguyễn Tường Vinh. Ông sinh ngày 7-71910, tại Thái Hà ấp, Hà Nội, trong một gia đình công chức, gốc quan lại; là em ruột
hai nhà văn Nhất Linh và Hoàng Đạo – Hai cây bút có vị trí quan trọng trong Tự lực
văn đoàn.
Thuở nhỏ, ông sống ở quê ngoại Cẩm Giang, tiếp đó theo cha là công chức
chuyển sang Tân Đệ - Thái Bình. Năm lên bảy tuổi thì cha mất. Lớn lên ông ra Hà nội
học trường canh nông một thời gian, rồi vào học trường Trung học Albert Saraut. Khi
đỗ tú tài phần thứ nhất, Thạch Lam thôi học để làm báo với hai anh. Buổi đầu, ông
tham gia Tự lực văn đoàn do anh Nguyễn Tường Tam sáng lập, rồi một phần công việc
biên tập tuần báo Phong hóa và tờ Ngày nay của nhóm này. Đến tháng 2 năm 1935, thì
ông được giao làm chủ bút tờ Ngày nay.
Thạch Lam bắt đầu hoạt động văn học từ năm 1932, là thành viên của Tự lực
văn đoàn. Ông viết truyện ngắn, truyện dài, bút ký, tiểu luận, phê bình văn học, thời
đàm; tham gia biên tập các tờ tuần báo Phong hóa, Ngày nay. Hầu hết các sáng tác của
Thạch Lam gồm truyện ngắn, bút ký, tiểu thuyết, tiểu luận đều được đăng báo, trước
khi in thành sách. Tác phẩm in sau ngày ông mất là cuốn Hà Nội băm sáu phố phường.
Khoảng năm 1935, Thạch Lam lấy vợ và được người chị nhường lại căn nhà
nhỏ tại đầu làng Yên Phụ, ven Hồ Tây cho vợ chồng ông. Từ năm 1940, ông bị bệnh
lao và mất ngày 28-6-1942 tại nhà riêng ở làng Yên Phụ, ven Hồ Tây trong cảnh đơn

sơ, thanh bạch. Ông ra đi để lại người vợ trẻ cùng với ba đứa con thơ trong cảnh nghèo
khó khăn. [3; tr.19].
1.1.2. Sự nghiệp sáng tác
- Gió đầu mùa (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Đời nay, 1937).
- Nắng trong vườn (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Đời nay, 1938).
- Ngày mới (truyện dài, Nhà xuất bản Đời nay, 1939).
- Theo giòng (bình luận văn học, Nhà xuất bản Đời nay, 1941).
- Sợi tóc (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Đời nay, 1942).
5


- Hà Nội băm sáu phố phường (bút ký, Nhà xuất bản Đời nay, 1943).
- Và hai quyển truyện viết cho thiếu nhi:Quyển sách, Hạt ngọc. Cả hai đều do Nhà
xuất bản Đời nay ấn hành năm 1940.
1.1.3. Phong cách sáng tác của Thạch Lam
Những năm bốn mươi của thế kỷ XX, truyện ngắn Việt Nam trên văn đàn đã
đến hồi rực rỡ. Bạn đọc có thể nhận ra một giọng văn đầy hài hước châm biếm của
Nguyễn Công Hoan; giọng văn đầy kiêu bạc của Nguyễn Tuân, giọng văn thắm thiết
của Nguyên Hồng; giọng điệu triết lý của Nam Cao,… và Thạch Lam lại chiếm lĩnh
độc giả bằng một lối văn nhẹ nhàng, đậm chất trữ tình man mác, giàu cảm xúc, một lối
kể nhuần nhị, tinh tế, gọn gàng và gợi được thật là rành rõ những trạng thái của sinh
hoạt, xúc cảm và tâm hồn.
Nói đến Thạch Lam, người ta nhớ đến truyện ngắn nhiều hơn truyện dài. Một
số truyện ngắn của ông có thể coi như là mẫu mực về đời sống. Thạch Lam là thành
viên của Tự lực văn đoàn, nhưng khác với Nhất Linh, Hoàng Đạo. Ngòi bút của Thạch
Lam có khuynh hướng đi gần với cuộc sống của những người nghèo khổ. Thạch Lam
là một trong những cây bút thiên về tình cảm, hay ghi lại cảm xúc của mình trước
những số phận bất hạnh, những con người nghèo khổ, nhất là những người phụ nữ
trong xã hội cũ, sống vất vả, thầm lặng, chịu đựng, giàu lòng hy sinh. Thế giới nhân
vật của Thạch Lam thường được ông miêu tả khá chân thật nỗi thiếu thốn, cực khổ

trong đời sống vật chất của tầng lớp bình dân (Nhà mẹ Lê, Một cơn giận, Gió đầu
mùa) những hình ảnh bị đày đọa về tinh thần của từng nhân vật gợi cho người đọc
niềm xót xa, thương cảm cho những số phận bất hạnh.
Ở đây Thạch Lam còn miêu tả cái đẹp của ngôn từ cái đẹp của tâm hồn những
con người biết vươn lên số phận, dù nghèo khó nhưng trong họ vẫn luôn ánh lên niềm
hy vọng về tương lai tốt đẹp hơn. Lòng yêu thương, đức hy sinh, là một trong những
nét đẹp nổi bất nhất của Thạch Lam. Những con người cam chịu bất hạnh mỏi mòn rồi
đến một lúc nào đó nhận ra đó chính là thân phận và số phận của chính mình. Tác
phẩm Nhà mẹ Lê nói lên một phần nào đó của cuộc đời đen bạc của người đàn bà
nghèo, sống trong cảnh thiếu thốn, khó khăn luôn đeo bám họ: “Mẹ Lê bị chó cắn, lên
cơn sốt mê man. Trong cơn mê sảng mẹ tưởng nhớ lại cả cuộc đời mình chỉ toàn khổ
hạnh, nhọc nhằn đến mức phải thốt lên. Trời ơi? Sao tôi khổ thế này”[4; tr.132]. Vẻ
đẹp sâu bên trong tâm hồn của mỗi nhân vật, sự ăn năn, ý thức làm người và khao khát
6


hoàn lương. Thạch Lam đã tạo ra những tình huống, thử thách để nhân vật của mình có
thể giãi bày những cảm xúc, nỗi khổ mà họ phải gánh chịu. Chỉ vì một cơn giận vô cớ,
chỉ vì một chút khó chịu, vô tâm mà con người đã rơi vào tình cảnh túng quẫn “Những
ngày hôm sau là những ngày khổ sở cho tôi” (Một cơn giận) [4; tr.130]
Nói đến truyện ngắn của Thạch Lam, trước hết người ta thương nói đến một thế
giới nhân vật trong truyện của ông. Thạch Lam đi tìm cái đặc sắc trong từng thế giới
nhân vật của ông. Thạch Lam quan niệm: “Nhà văn cốt nhất phải đi sâu vào tâm hồn
mình, tìm thấy những tính tình và cảm giác thành thực, tức là tìm thấy tâm hồn của
mọi người qua tâm hồn của chính mình, đi đến bất tử mà không biết” [4; tr.26].
1.2. Đôi nét về tập truyện ngắn Gió đầu mùa của Thạch Lam
1.2.1. Đề tài, chủ đề, nội dung
Đề tài: là một khái niệm về loại của hiện tượng đời sống được miêu tả. Có bao
nhiêu loại hiện tượng đời sống thì có bấy nhiêu đề tài. Tuy nhiên, cần thấy rõ, đề tài
mang dấu ấn rõ rệt của đời sống khách quan nhưng nó cũng là sự ghi nhận dấu ấn chủ

quan của nhà văn. Bản chất đề tài không mang tính tư tưởng nhưng cách thức lựa chọn
đề tài trong tính hệ thống của quá trình sáng tác đã mang tính tư tưởng. Bởi vì, việc lựa
chọn đề tài này chứ không phải đề tài khác để thể hiện đã cho thấy, nhà văn coi chính
đề tài ấy là lựa chọn quan trọng hơn cả, đáng quan tâm hơn cả trong cái thời điểm sáng
tác đó. Qua sự lựa chọn ấy, nhà văn đã thể hiện khá rõ tính khuynh hướng trong lập
trường tư tưởng của mình [2; tr.17].
Tập truyện ngắn Gió đầu mùa của Thạch Lam hiện lên trước mắt người đọc
những cảnh đời khó khăn, khốn khổ luôn chịu nhiều bất công trong xã hội. Cuộc sống
của những người dân rơi vào hoàn cảnh khốn cùng, phải sống một cuộc đời đầy tăm
tối, cái nghèo đói luôn đeo bám họ, số phận bất hạnh của những con người cùng khổ.
Khung cảnh của một phố chợ nghèo nàn, những cảm xúc của một kiếp người phải
sống trong bóng tối của cuộc đời đã được nhà văn đề cập đến một cách cặn kẽ.
Chủ đề: Nếu đề tài là một nhân tố tương ứng với đối tượng miêu tả của tác
phẩm thì chủ đề lại là một bộ phận quan trọng của tác phẩm theo một chiều tư tưởng
nhất định. Chủ đề là vấn đề “toát lên” từ nội dung trực tiếp của tác phẩm theo một
chiều hướng tư tưởng nhất định. Chủ đề là một nhân tố khái quát, chủ đề không chỉ là
chất liệu trực tiếp mà còn được thể hiện thông qua những chất liệu trực tiếp. Khi đi vào
phân tích tác phẩm, có thể thấy những trường hợp cách khai thác chủ đề của người
7


phân tích không giống nhau tùy theo quan điểm tư tưởng và trình độ nhận thức của
từng người [2; tr.20]. Tập truyện ngắn Gió đầu mùa của Thạch Lam là một chuỗi
những tác phẩm nói về số phận bất hạnh của những con người cùng khổ, gánh chịu
nhiều khổ cực trong cuộc sống, phải sống trong bóng tối của cuộc đời. Và qua tác
phẩm đó Thạch Lam nhằm hiện thực phê phán xã hội thực dân bất công, tàn bạo, áp
bức người dân. Ông cảm thương cho những con người sống trong hoàn cảnh khó khăn,
cái nghèo đói luôn đeo bám họ, nhưng đâu đó trong họ vẫn luôn ánh lên những hy
vọng về một cuộc đời mới, thoát khỏi cảnh nghèo đói đã theo họ suốt năm tháng của
một đời người.

Nội dung tư tưởng: Cùng với chủ đề, tư tưởng là một yếu tố cơ bản trong nội
dung của tác phẩm văn học. Khái niệm tư tưởng tác phẩm có ý nghĩa rộng bao gồm
nhiệt tình, thái độ, cũng như toàn bộ quan điểm nhận thức và đánh giá của nhà văn về
hiện thực được miêu tả trong tác phẩm. Tư tưởng của tác phẩm có thể được biểu hiện ở
nhiều mức độ khác nhau tùy theo ý thức giác ngộ của nhà văn về lý tưởng, cuộc đấu
tranh xã hội, cũng tùy thuộc vào khuôn khổ, những giới hạn của thời đại tạo điều khiện
cho nhà văn nhận thức và giải quyết vấn đề đến mức độ nào. Trong tập truyện Gió đầu
mùa của Thạch Lam luôn xoay quanh những kiếp người cùng khổ, phê phán xã hội
thực dân đã đẩy người dân vào tình cảnh khốn cùng không lối thoát. Giá trị hiện thực
nhân đạo vẫn luôn hiện diện trong từng tác phẩm, Thạch Lam cảm thông và thấu hiểu
những nổi khổ mà người dân phải gánh chịu, họ luôn vật vả để tìm thấy một chút ánh
sáng của cuộc đời nhưng thối đời đen bạc không cho họ một tia hy vọng và ngày mai
tươi sáng. Tác phẩm cũng phần nào đã cho người đọc thấy được những cảnh đời khó
khăn, vất vả trong cuộc sống nhưng họ trong bao giờ chịu đầu hàng trước số phận, dù
cuộc đời phía trước vẫn là bóng tối nhưng ý chí và nghị lực vẫn luôn đánh bại bóng tối
ấy, ánh sáng của niềm tin là ngọn lửa duy nhất cho họ để vượt qua bản thân vượt qua
cảnh nghèo đói [2; tr.23].
1.2.2. Tóm tắt tập truyện
Gió đầu mùa của Thạch Lam như một bức tranh thể hiện nỗi lòng cho những
người cùng khổ, chịu nhiều áp bức trong xã hội. Trong mỗi tập truyện lại là những
mảnh đời khác nhau nhưng họ có chung một số phận bất hạnh, cảnh nghèo đói luôn là
những nỗi lo lớn nhất trong cuộc đời họ. Sự khác biệt giữa người nghèo khổ và những

8


kẻ nhà giàu, cuộc sống của những người nghèo khổ đã tố cáo lên xã hội đã bất công
đẩy những người cùng khổ vào bước đường cùng tăm tối của cuộc đời.
Tập truyện xoay quanh những mãnh đời bất hạnh luôn chịu nhiều áp bức của xã
hội. Cảnh nghèo đói luôn là vấn đề nan giải trong cuộc đời họ, cái khó khăn luôn bao

trùm cả một không gian của nơi phố chợ nghèo nàn. Những con người phải lao động
vất vả để đổi lấy cái ăn qua ngày, cái bóng tối không có ánh đèn hiện lên trước mắt
những số phận ấy, nhưng cái đáng sợ không phải là bóng tối không ánh đèn mà là
bóng tối của cuộc đời, dù vất vả khổ nhọc đến đâu con người vẫn luôn dựa vào chính
bản thân để có thể vượt qua tất cả vượt qua bóng tối cuộc đời để đến với ánh sáng của
tương lai. Dù cảnh nghèo khổ cái đói luôn đeo bám những số phận bất hạnh nhưng
bằng thiên chức của một người mẹ họ sẵn sàng hy sinh tất cả để bảo vệ những đứa con
thơ dại khỏi cái đói, ngày nóng đến ngày rét mẹ vẫn luôn là người anh hùng vĩ đại nhất
để đổi lấy cái no ấm cho các con. Số phận của người phụ nữ luôn chịu nhiều bất công
trong chính xã hội mà họ đang sống, khó khăn, vất vả chỉ là những yếu tố nhỏ đến nói
lên số phận của họ chính cái xã hội đã đưa người phụ nữ rơi vào bóng tối, bế tắc của
cuộc đời (Nhà mẹ Lê, Hai lần chết). Và chính cái đói khát đã cướp đi nhân cách của
một con người đẩy họ vào những cảm giác khổ sở phải đấu tranh giữa cái đói và nhân
cách. Xã hội đã tàn bạo cướp đi cái hạnh phúc đáng có của con người thay vào đó là
cái khổ đau, khó khăn luôn quanh họ suốt những năm tháng cuộc đời. Những ngày tàn
của một phố chợ nghèo, cái đói khát làm cho con người bán đi nhân cách của bản thân
để đổi lấy cái ăn, chính vì cái đói mà khiến con người phải khổ sở, bán đi thứ quý giá
nhất trong cuộc đời (Đói). Cái đáng quý trong tập truyện Gió đầu mùa của Thạch Lam
là sự cảm thông sâu sắc cho những số phận bất hạnh, trong cái xã hội tàn bạo đẩy
người dân xuống vực thẳm tận cùng là bóng tối không lối thoát nhưng đâu đó tình
người tình yêu thương vẫn là ánh sáng đẹp nhất cho những số phận bất hạnh, cái giá
rét của mùa đông làm cho con người co rúm lại nhưng cái ấm ấp của tình người đã
sưởi ấm bao trái tim đã bị tổn thương vì cảnh nghèo đói (Gió đầu mùa).
1.3. Khái quát về truyện ngắn
Truyện ngắn là tác phẩm cỡ nhỏ. Nội dung thể loại của truyện ngắn bao trùm
hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự hay sử thi nhưng cái độc đáo của
nó là truyện ngắn. Khác với tiểu thuyết là thể loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự
đầy đặn và toàn diện của nó, truyện ngắn thường hướng tới việc khắc họa một hiện
9



tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của
một con người. Vì thế, trong truyện ngắn thường ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp. Nếu
mỗi nhân vật của tiểu thuyết là một thế giới thì nhân vật của truyện ngắn là một mảnh
nhỏ của thế giới ấy. Nó thường không nhắm tới tính cách điển hình đầy đặn, nhiều mặt
trong tương quan với hoàn cảnh. Nhân vật của nó thường là hiện thân cho một trạng
thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người. Người viết
truyện ngắn luôn luôn chú ý vào một vấn đề cơ bản với sự tỉ mỉ, chi tiết, loại bỏ những
gì thiếu súc tích. Maugham cho rằng: “Truyện ngắn cần viết sao cho người ta không
thể bổ sung thêm vào đó chút gì cũng không thể rút bỏ ra chút gì”.
Vì vậy, Phương Lựu cho rằng; “Khuôn khổ ngắn nhiều khi làm cho truyện ngắn có
thể gần gũi với các hình thức truyện kể dân gian như truyện cổ, giai thoại, truyện cười,
hoặc gần với những bài kí ngắn. Nhưng thực ra không phải. Nó gần với tiểu thuyết
hơn cả bởi là hình thức tự sự tái hiện cuộc sống đương thời. Nội dung thể loại truyện
ngắn. Truyện ngắn có thể kể về cuộc đời hay một đoạn đời, một sự kiện hay một “chốt
lát” trong cuộc sống nhân vật, nhưng cái chính của truyện ngắn không phải ở hệ thống
sự kiện, mà ở cái nhìn tự sự đối với cuộc đời.
Truyện ngắn là thể loại gần gũi với đời sống hàng ngày, súc tích, lại thường gắn
liền với hoạt động báo chí. Do đó, có tác dụng, ảnh hưởng kịp thời trong đời sống.
Nhiều nhà văn lớn trên thế giới và nước ta đã đạt đỉnh cao của sự nghiệp sáng tác nghệ
thuật chủ yếu bằng những truyện ngắn xuất sắc của mình.
Như vậy, truyện ngắn là một thể loại gần gũi với đời sống hàng ngày, lại súc
tích, gắn liền với hoạt động báo chí, có tác dụng, ảnh hưởng kịp thời trong đời sống.

10


CHƯƠNG 2
BỨC TRANH NÔNG THÔN TRONG TRUYỆN NGẮN GIÓ ĐẦU MÙA CỦA
THẠCH LAM

2.1. Bức tranh thiên nhiên vùng nông thôn trong tập truyện Gió đầu mùa của
Thạch Lam
Khi nhắc đến Thạch Lam, người đọc có thể nghĩ ngay đến những tác phẩm của
ông luôn gắn liền với khung cảnh thiên nhiên. Những cảnh đồng quê mộc mạc, cánh
đồng lúa vươn mình trước đất trời, những đợt gió lạnh của khí trời Hà Nội lúc chuyển
mùa. Tất cả tuy quen thuộc mà mới mẻ, bình dị và đậm chất thơ. Thạch Lam đã rất
tinh tế sử dụng ngòi bút của mình để viết lên một chân thật nhất theo cách viết riêng
biệt. Hương thơm của lúa, mùi ẩm mốc của phố chợ tàn… đều được tác giả miêu tả
một cách sinh động. Có thể thấy Thạch Lam luôn mang đến cho độc giả một cảm giác
chân thực không gì tả được. Chính vì thế, thiên nhiên bỗng phút chốc làm dịu mát lòng
người, làng mạc, phố chợ tàn đã luôn hiện hữu trong những tác phẩm của ông, không
cầu kỳ không hoa văn nhưng lại mang cho người một xúc cảm tinh tế và thanh khiết.
Hình ảnh thiên nhiên lúc giao mùa hiện lên vừa thú vị vừa bất ngờ, khung cảnh
khi vào mùa đông của miền Bắc đã được Thạch Lam miêu tả sinh động, bằng những
ngôn từ bình dị, miêu tả chân thực nhưng lại làm cho người đọc cảm nhận được cái se
lạnh của những cơn gió thổi qua bất chợt. Thạch Lam dường như cho người đọc lắng
đọng lại để có thể cảm nhận được thiên nhiên lúc giao mùa, bằng mọi cảm giác và tình
cảm chân thành nhất và một tầm hồn lãng mạn yêu đời đã gửi đến độc giả những nhân
vật giàu lòng yêu thương, nhân hậu với những hoàn cảnh khó khăn. Mùa đông chợt
đến mang theo những cơn gió lạnh đặc trưng của miền Bắc: “Buổi sáng hôm nay, mùa
đông đột nhiên đến, không báo trước. Vừa mới ngày hôm qua giờ này gió nắng ấm và
hanh, cái nắng về cuối tháng mười làm nứt nẻ đất ruộng, và làm ròn khô với những
chiếc lá rơi. Sơn và chị chơi cỏ gà ở ngoài cánh đồng còn thấy nóng bức, chảy mồ
hôi”. Nhưng thế mà, chỉ qua một đêm thời tiết đã thay đổi một cách ngạc nhiên: “Thế
mà qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi ra gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho
người ta tưởng đang ở giữa mùa đông gió rét” [4; tr.122].
Truyện ngắn Nhà mẹ Lê lại miêu tả một vùng quê tồi tàn, một phố chợ nghèo
nàn. Những mãnh đời bất hạnh phải làm thuê làm mướn để có cái ăn. Cảnh nghèo luôn
đeo bám những con người khốn khổ, cái đói khát luôn hiện diện trước mặt họ. Một
11



phố chợ ồn ào, náo nhiệt lại trở thành những cuộc mưu sinh của những con người dưới
đáy xã hội: “Đoàn thôn là một cái phố chợ tồi tàn gần ngay một huyện nhỏ ở trung
châu. Hai dãy nhà lụp xụp, mái tranh xuống thấp gần đến thềm, che nửa những cái
giại nứa đã mục nát. Gần đấy là những quán chợ xiêu vẹo đứng bao bọc một căn nhà
gạch có gác, bưng bít như một cái tổ chim, nhà của một người giàu trong làng làm ra
để lấy bán hàng”. [4; tr.16].
Những ngày mới của Thạch Lam miêu tả một vùng nông thôn yên bình, những
cánh đồng lúa vương mình trước đất trời, và những bông lúa vàng ươm vừa gặt xong
được xếp ngay ngắn. Bức tranh đồng quê lại hiện lên một cách chân thực nhất, những
người nông dân bó những bó lúa thơm mùi sữa vào lòng, tiếng gặt lúa rồi đoàn người
gặt lúa hình ảnh tuy đơn sơ và giản dị nhưng có lẽ lại là một khung trời vui vẻ, người
nông dân sau những ngày chăm bẩm cho cây lúa bằng một vụ mùa bội thu: “Những
bông lúa vàng mới cắt xong đều xếp rải rác từng hàng trên bờ ruộng, trong đám cỏ
xanh mọc dầy. Mỗi khi gặt được vài lượm lúa người thợ hái ôm sát bó lúa thơm vào
người, đem ra xếp vào chỗ lúa trước. Rồi họ lại trở vào ruộng, đứng theo hàng với
những bạn gặt. Tiếng hái đưa vào gốc lúa soàn soạt như tiếng trâu bò ăn cỏ” [4;
tr.26]. Những bông lúa vàng hoe đang khoe mình dưới ánh nắng mặt trời hay cánh
đồng được gặt hái xong lại một lần nữa hiện lên cho người đọc một cảm giác bình yên,
tự tại, thong dong của một làng mạc thanh bình trước cuộc sống vội vã của phố thị:
“Cánh đồng lúa chín lóe vàng dưới mặt trời buổi trưa. Từng chỗ, ở thửa ruộng nào đã
gặt rồi, gốc rạ lấp lánh như dát bạc. Phía xa, làng mạc ở chân trời rung động trong
ánh nắng” [4; tr.29].
Người lính cũ lại nhắc đến những cánh đồng mầu vào một không gian tĩnh
mịch, màng đêm đang buông xuống giữa một làng mạc đã ngủ yên. Trời rét, những
cơn gió thổi qua và khung cảnh yên tĩnh nơi cánh đồng làm cho người lính càng nhớ
về những ngày tháng đã qua, những hình ảnh thân quen đã hiện lên trước mắt người
lính cũ: “Cánh đồng chúng tôi đi qua là một cánh đồng mầu, bấy giờ chỉ trơ cuống rạ
trên đất khô nẻ. Làng mạc đã ngủ yên lặng trong đếm tối không còn một bóng lửa nào.

Thỉnh thoảng, bên con đường khúc khuỷu chúng tôi đang đi, hiện ra cái vừng đen
thẫm của một cây nhãn, nổi lên nền trời đen nhạt hơn” [4; tr.102].
Trong truyện ngắn Trở về, Thạch Lam đã miêu tả tâm trạng của nhân vật Tâm
một cảm xúc bồi hồi nhưng nhớ đến những hồi ức tuổi thơ. Một cảm giác mát lạnh bao
12


trùm cả một vùng quê yên ả, những vòm lá tre xanh rồi tiếng cười đùa của trẻ con
trong xóm dường như những kí ức tuổi thơ lại ùa đến một cách thật lạ thường: “Một
cảm giác mát lạnh bỗng trùm lên hai vai: Tâm ngửng đầu lên nhìn; chàng vừa đi vừa
bước vào dưới vòm lá tre xanh trong ngõ. Mấy đứa trẻ nhà quê trần truồng và đen
sạm đương chơi khăng ở vệ đường” [4; tr.136]. Ở đây Thạch Lam còn miêu tả cảnh
chợ quê đã tàn theo cách viết chân thực của ông, những hình ảnh chợ đã tàn: rác, vỏ
bưởi, vỏ dưa, gói bánh và mùi ẩm mốc, mùi rác đốt…tạo cho người đọc một cảm giác
gần gủi thân quen của chợ quê.
Ngoài truyện ngắn Gió đầu mùa Thạch Lam còn có tác phẩm Hai đứa trẻ là một
trong những tác phẩm thành công vang dội của nhà văn. Hai đứa trẻ lại được miêu tả
một phố huyện nghèo: “Chợ họp giữa phố văn từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào
cũng mất. Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và ba mía. Một mùi âm
ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên
tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này” [9], tâm hồn của hai đứa trẻ thơ luôn
ước mơ về hạnh phúc mơ hồ và xa vời. Cuộc sống ở nơi đây là bóng tối, không có đèn
điện, chỉ toàn là những mùi hôi thúi của những rau củ, ẩm móc của một phố huyện
nghèo nàn. Màng đêm luôn bao trùm cả một khoảng không gian yên tĩnh, lúc nào hai
chị em cũng nhìn bóng tối từ từ xâm chiếm phố huyện và cả bầu trời. Có lẽ, số phận
của những đứa trẻ ấy cũng bắt đầu cho những ngày tăm tối của cuộc đời, cuộc sống
nghèo khổ, túng quẩn không lối thoát của những con người nơi đây sẽ là một ngọn lửa
luôn thắp sáng cho những ai biết vươn lên trong cuộc sống. Ánh sáng từ những chiếc
tàu lửa là ánh sáng của hy vọng về một tương lai tươi sáng tốt đẹp hơn. Thạch Lam đã
rất tinh tế khi miêu tả tâm trạng của nhân vật một cách rất tinh tế và tỉ mỉ, những âm

thanh buồn bã, chậm chạp, lôi cuốn người đọc và che giấu một nghịch lý, chứa đựng
tình cảm của con người và thiên nhiên.
Nhắc đến truyện ngắn không ai không thể nhắc đến những ngòi bút tài ba như:
Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng - những cái tên bật
thầy của chủ nghĩa hiện thực. Ngô Tất Tố cùng thời với Thạch Lam, ông cũng là một
trong những nhà văn viết về hiện thực phê phán, những tác phẩm của ông đã cho thấy
được xã hội phong kiến tàn bạo, đàn áp bóc lột nhân dân ta, đẩy những con người
khốn khổ xuống dưới đáy xã hội, vùi lấp niềm hy vọng của con người vào tương lai
tươi sáng xuống vực thẳm không lối thoát. Tác phẩm Tắt Đèn của Ngô Tất Tố là một
13


trong những tác phẩm tiêu biểu nói về cuộc sống khốn khổ của tầng lớp nông dân dưới
ách đô hộ thực dân Pháp. Ông miêu tả chế độ xã hội cũ một cách chân thực, khung
cảnh của một làng quê nghèo nàn được khắc họa trong tác phẩm, đời sống của người
nông dân cũng từ đó bắt đầu khốn khổ, và qua tác phẩm ấy đã làm cho người đọc một
cái nhìn sâu sắc về xã hội lúc bấy giờ, số phận của người nông dân dường như chỉ còn
là những ngày tăm tối: “Nếp nhà tranh lủn củn nấp dưới rặng tre là ngà, lặng lẽ úp
lấy khu đất dề thành và kín đáo náu trong một con xóm cuối làng Đông xá, đứng xa
ngó lại, có thể lầm với nơi nhốt lợn hay chứa tro” [10]. Thạch Lam lại chọn cho mình
một cách viết riêng biệt, ông luôn lấy những cảm xúc chân thực nhất của mình của đưa
vào tác phẩm của mình. Đối với ông thiên nhiên luôn mang lại những cảm giác yên
bình, giản dị trong tâm hồn của một thi sĩ.
Qua tập truyện Gió đầu mùa, Thạch Lam đã gây cho ta một cảm giác mới lạ
nhưng thân quen, ông cho độc giả có một cảm nhận sâu sắc về cuộc sống của bình dị
của người nông dân. Sau những ngày tháng vất vả của đời người, cuộc sống đã làm
cho họ quên đi sự yên tĩnh, tự tại. Cái mà họ nhận lại là một số phận bất hạnh nhưng
lại có một tâm hồn trong sáng, luôn vươn lên trước nghịch cảnh. Khi trong mê sảng
gần chết mẹ Lê vẫn nhớ lại cái cảm giác vui mừng bên những bông lúa sắc xát vào thịt
(Nhà mẹ Lê). Bởi thế, có thể nói thiên nhiên lại làm cho con người có cảm giác thư

thái, vui vẻ nhất, sự ôn hòa của thiên nhiên lại tạo sức sống mãnh liệt của một con
người. Tác phẩm của Thạch Lam gây cho người đọc cái cảm giác thư thái, tĩnh lặng
trước thiên nhiên tươi đẹp, trong lành. Cuộc sống mưu sinh vất vả mà mỗi con người
phải gánh lấy trên đôi vai bỗng vơi nhẹ đi khi hòa mình vào thiên nhiên. Dường như
thiên nhiên, cảnh trí, bầu không khí bao quanh các nhân vật đã làm điểm tựa tinh thần
của con người. Chính vì thế, cái đẹp của thiên nhiên lại được Thạch Lam thuật lại
trong nhiều tác phẩm, từ những chuyện nhỏ nhoi, bình thường của cuộc sống thôn quê.
Có lẽ, nó sẽ làm lòng người ấm áp hơn khi cảm nhận được hết cái không khí trong
lành vùng quê yên tĩnh.
2.2. Bức tranh con người vùng nông thôn trong tập truyện Gió đầu mùa của
Thạch Lam
Nhân vật của Thạch Lam trong tập truyện ngắn Gió đầu mùa thường là những
con người có số phận bất hạnh, cuộc sống khó khăn, chịu nhiều vất vả. Thạch Lam lại
rất tinh tế miêu tả tâm trạng các nhân vật một cách khéo léo, ông đồng cảm cho những
14


số phận chịu nhiều đau thương, mất mát nhưng đâu đó trong tâm hồn của mỗi con
người luôn ánh lên một tia hy vọng về một tương lai tươi sáng. Nói đến Thạch Lam,
trước hết người ta thường nói đến các nhân vật của ông. Nhân vật trong truyện ngắn
của Thạch Lam là các nhân vật về cuộc sống: có những nhân vật dưới đáy xã hội (Nhà
mẹ Lê); có những kiếp người phụ nữ bất hạnh (Một đời người); những tầng lớp tiểu tư
sản (Đói, Cái chân què). Thế giới nội tâm của các nhân vật đã được Thạch Lam miêu
tả một cách hiện thực nhất.
Lối văn rất nhẹ nhàng tinh tế, ông đã sử dụng bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật
chân thực nhất. Có lẽ, vì những điều ấy mà Thạch Lam làm cho người đọc một cái
cảm nhận sâu sắc về những con người khốn khổ, và cảm nhận được hết cái đói cái vất
vả sâu bên trong qua từng nhân vật. Thạch Lam luôn giành nhiều tình cảm đặc biệt
nhất cho số phận của người phụ nữ, riêng trong tập truyện Gió đầu mùa ông lại thương
xót cho thân phận mẹ Lê. Qua tập truyện ta có thể thấy được nỗi vất vả, chịu khổ của

người phụ nữ bị áp bức dưới xã hội phong kiến. Hơn thế, vì những vật chất không
đáng giá mà họ đã cướp đi mạng sống của một con người, và cũng chính cái xã hội ấy
đã đẩy con người vào bước đường cùng của xã hội.
Nhà mẹ Lê lại miêu tả những mảnh đời khốn khổ, khó khăn. Người phụ nữ lúc
nào cũng là những người hy sinh tất cả để bảo vệ những đứa con của mình, dù cuộc
sống có vất vả bất hạnh đến đâu thì thiên chức của một người mẹ sẽ giành những gì tốt
đẹp nhất cho con của mình. Là một người phụ nữ, người mẹ của một gia đình đông
con sẽ luôn bảo vệ những đứa con thơ dại khỏi phải chịu đói, chịu khát. Mẹ Lê cũng
thế, vì các con mà mẹ Lê đã hy sinh bản thân làm lụng cực nhọc để nuôi con. Cái
nghèo cái đói luôn đeo bám họ, nỗi lo toan của người mẹ lại nè nặng lên đôi vai nhỏ
bé, gầy gò này: “Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải
dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người
mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy
đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà” [4; tr.17]. Xã hội thực dân phong kiến tàn bạo
đến mức đã cướp đi mạng sống của một con người, đã cướp đi người mẹ của những
đứa con thơ. Số phận bất hạnh của những con người dưới đáy của xã hội luôn bị đàn
áp, áp bức, bóc lột một cách tàn nhẫn. Thạch Lam cũng vì sự bất công của những con
người thuộc tầng lớp thấp bé mà có sự đồng cảm, tiếc thương cho số phận bất hạnh
của con người, ông luôn thấu hiểu cho người phụ nữ rơi vào hoàn cảnh khốn cùng
15


không lối thoát, chịu nhiều nỗi khổ và sự bất công của xã hội thực dân lúc bấy giờ:
“Đêm ấy, bác Lê lên cơn sốt. Những cái rung mình lạnh lẽo nối nhau lướt qua trên da
bác, manh chiếu rách không đủ đấp ấm thân. Trong lúc mê sảng, bác Lê tưởng nhớ lại
cuộc đời của mình, từ lúc nhỏ đến bây giờ, chỉ toàn là khổ sở, nhọc nhằn. Cái nghèo
không biết tự bao giờ đã vào nhà bác” [4; tr.24].
Trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố cũng đã nói lên số phận bất hạnh của
những con người phải sống trong cảnh khốn khổ không lối thoát. Xã hội thực dân đã
cướp đi cái hạnh phúc mà đáng lẽ con người phải có, thay vào đó là những thứ thuế vô

lý, đẩy con người vào bước đường cùng của xã hội. Chị Dậu trong tác phẩm Tắt đèn là
một trong những nhân vật chịu nhiều mất mát, đau thương, cái nghèo đói luôn đè nặng
lên đôi vai gầy của người phụ nữ này, chị Dậu luôn chịu tấn bi kịch của đời mình là sự
bất đầu cho những ngaỳ tăm tối nhất mà chị phải gánh lấy, cái đau xé thịt khi bán đi
những đứa con hiếu thảo làm chị đau như ai lấy dao đâm thẳng vào tim: “U ăn khoai
đi, để lấy sữa cho em nó bú. Từ sáng đến giờ, u chưa ăn gì, đói quá chịu làm sao
được” [10]. Đồng thời, qua hai tác phẩm của Thạch Lam và Ngô Tất Tố đã cho ta thấy
được số phận bất hạnh của người nông dân sống dưới chế độ thực dân Pháp, những cái
đau thương, khổ cực mà người nông dân phải gánh chịu, cái nghèo đói luôn quanh
quẫn những kiếp người hèn kém. Vì nghèo đói họ đã hy sinh những thứ quý giá nhất
trong cuộc đời mình để đổi lấy cái ăn hàng ngày. Từ đó, cho ta thấy được số phận của
người phụ nữ luôn gánh chịu những nỗi đau thương, chua xót, tấn bi kịch trong cuộc
sống dường như cũng nói lên cái tăm tối của cuộc đời, số phận bất hạnh của một kiếp
người đen bạc.
Một đời người cuả Thạch Lam, lại miêu tả số phận của người đàn bà bất hạnh,
bị đánh đập bởi người chồng. Cái nghèo nàn, cái đói khổ đã làm cho con người mất đi
nhân tính và đánh mất chính bản thân mình, tình yêu của một gia đình cũng vì thế mà
đánh mất đi cái hạnh phúc vốn có của họ. Và hơn nữa, sự ghen tuông đã trở thành nỗi
sợ của gia đình, họ có thể lấy đó để đánh nhau, cãi vả, nhân vật Liễu trong câu truyện
lại là người gánh chịu nỗi đau đớn đó. Số phận của người phụ nữ là nỗi bất hạnh bao
trùm họ vào một khoảng không gian tĩnh mịch đen tối của cuộc đời đầy dông bão này:
“Rồi nàng gục xuống những cái đấm đá nặng nề. Lòng ghen ghét làm Tích khỏe lên
thêm. Hắn nghiến răng lại đánh túi bụi. Hắn thấy ghét nàng đến cực điểm” [4; tr.100].

16


Gió đầu mùa của Thạch Lam đã miêu tả từng chi tiết rất nhỏ, từng cơn gió lạnh
của khí trời Hà Nội vào đông, từng con hẻm ngõ ngách được nói đến rất tinh tế. Mặc
dù cái lạnh của những ngày vào đông làm cho con người phải khúm núm, nhưng đâu

đó lại chất chứa sự ấm áp tình người, tình thương cho những số phận bất hạnh. Khi nói
đến những hoàn cảnh khó khăn, Thạch Lam dường như luôn dành những tình cảm đặc
biệt với những số phận ấy. Tuy Sơn chỉ là một cậu bé nhưng trong cậu là một người
trưởng thành hiểu chuyện, Sơn cảm thấy thương cho bé Hiên cảnh nhà nghèo khó
khăn, túng quẩn: “Sơn bấy giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề
mò cua bắt ốc thì lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho nữa con nữa. Sơn thấy động lòng
thương, cũng như ban sáng Sơn đã thương nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng
nói với Hiên đùa nghịch ở vườn nhà” [4; tr.128].
Truyện ngắn Đói của Thạch Lam, ông tả cái đói làm cho người đọc có thể cảm
nhận cái đói hung tợn đến thế nào, dù muốn chống cự hay phản kháng với cái đói thì
chắc chắn rằng sẽ là người thua cuộc: “Cơn đói lại sôi nổi dậy như cào ruột, xé gan,
mãnh liệt, át hẳn cả nổi buồn. Chàng muốn chống cự lại, muốn quên đi, nhưng không
được, cái cảm giác đói đã lan ra cả khắp người như nước triều tràn lên bãi cát” [4;
tr.82]. Cái đói đã biến biến một người đàn bà hiền lương đưa đến người đàn bà mại
dâm. Cái đói luôn hiện diện cái nghèo khổ túng thiếu luôn đeo bám họ, đã làm cho con
người mất đi nhân phẩm, lòng tự trọng của một con người vốn có của mình: “ Sinh cúi
xuống nhìn gói đồ ăn tung tóe dưới bàn; chàng lấm lét đưa mắt nhìn quanh, không
thấy Mai đứng đấy nữa… Khẽ đưa tay như ngập ngừng, sợ hãi, Sinh vớ lấy miếng thịt
hồng hào” [4; tr.82].
Cái chân què là một nỗi ám ảnh của một vụ tai nạn đáng sợ. Trong cuộc sống
đôi khi là những biến cố cuộc đời mà con người không hề đoán trước được, chỉ trong
phút chốc một người lành lặn với bao nhiêu hoài bão, ước muốn của cuộc đời: “Khi
lớn lên, Minh chỉ có một chủ đích là làm giàu” [4; tr.61].Giờ đây chỉ còn là một niềm
đau thương, một cái chân què của vụ tai nạn xảy ra đáng tiếc cho Minh: “Minh đã
sống những ngày chán nản ghê gớm trên giường bệnh. Cụt chân! Bây giờ anh đã cụt
chân thì còn làm gì được nữa. Nghĩ đến phải lê cái chân gỗ như những người què anh
thường vẫn gặp, Minh thấy rùng mình lạnh giá” [4; tr.64]. Có lẽ, nếu không xảy ra vụ
việc đáng tiếc thì Minh sẽ thực hiện được những ước muốn của mình, sống vui vẻ và
là một chàng trai khỏe mạnh. Và cũng chính chính nỗi đau đó đã biến một con người
17



cần cù lao động, luôn vui vẻ trở thành người ăn chơi, say xĩn, mất lí trí vì những đồng
tiền được bồi thường sau vụ tai nạn: “Được ít lâu, tôi gặp Minh luôn luôn ở những
chốn ăn chơi trong thành phố. Đồng tiền đã làm cho anh đạt được mọi ý muốn. Anh
lấy tiền bù đắp vào cái chỗ chân què của anh; cái sức mạnh của đồng tiền làm cho
anh say sưa” [4; tr.65]. Con người có thể đánh mất chính bản thân vì đồng tiền, rơi
vào những cuộc chơi xa đọa. Đến khi không tiền mới chợt nhận ra rằng những việc
mình làm là sai trái là không đúng đắn. Vì những lẽ đó, chỉ có trải qua biến cố trong
cuộc đời mới làm cho con người cố gắng trong cuộc sống và nhìn vào thực tại một
cách lạc quan hơn: “Hai năm qua. Điều mà người ta có thể đoán trước được đã đến.
Phung phí trong hai năm, số tiền một vạn của Minh không còn một xu nhỏ. Anh lại trở
lại cái nghèo nàn như cũ, những cái thiếu thốn của kẻ không tiền. Nhưng tâm anh đã
rướm máu bị thương, lòng anh bây giờ không như trước. Bây giờ lòng anh đầy những
sự chua chát và chán nản” [4; tr.66, 67].
Truyện của Thạch Lam luôn đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật, ông luôn
miêu tả một cách thấu đáo cái tâm lý uyển chuyển của con người. Chính vì những
khúc rẽ tâm lý của từng nhân vật, Thạch Lam đã cho các độc giả hiểu sâu vào tâm hồn
và nhân cách của con người trong xã hội đương thời.
2.3. Bức tranh xã hội trong tập truyện Gió đầu mùa của Thạch Lam
Thạch Lam thường hướng tới một xã hội công bằng và thương yêu. Ông luôn
nghĩ đến những người nghèo khổ đang lầm than, những số phận bất công phải chịu
nhiều áp bức của xã hội thực dân phong kiến, những khó khăn vất vả mà người nông
dân phải gánh chịu. Xã hội phong kiến đã cướp đi hạnh phúc, yêu thương của con
người, bắt con người phải gánh chịu sự tàn bạo của chúng. Những câu chuyện trong
tập truyện ngắn Gió đầu mùa cũng đã cho ta thấy được xã hội đã đàn áp, áp bức người
nông dân vào bước đường cùng của cuộc sống, số phận bất hạnh và xã hội đã đẩy con
người nghèo khổ vào nơi tăm tối của cuộc đời. Cái ánh sáng mà họ vẫn luôn hy vọng
cho tương lai giờ đây chỉ còn là bóng tối không lối thoát.
Tác phẩm Nhà mẹ Lê của Thạch Lam đã cho thấy được số phận của người nông

dân luôn bị áp bức trong xã hội, là những người thấp bé dưới đáy xã hội cũ. Mẹ Lê là
nhân vật tiêu biểu cho người nông dân hay nói cách khác là nhân vật điển hình cho số
phận của người phụ nữ lúc bấy giờ. Một người phụ nữ nghèo, hoàn cảnh khốn khổ,
luôn vật vả trước cuộc sống, hoàn cảnh của nhà mẹ Lê rơi vào khó khăn. Đồng thời
18


Ngô Tất Tố lại miêu tả cảnh sống tối tăm của chị Dậu, và chính hai nhân vật người phụ
nữ này cho ta thấy số phận bất hạnh của con người, ánh sáng của cuộc đời có lẽ chỉ là
một ngọn nến của những ngày mùa đông lạnh giá. Những nỗi vất vả cực nhọc của
người nông dân luôn hiện hữu trong cuộc sống, giá mà cuộc đời cho họ được những
ngày sung túc, cái ăn, cái mặc sẽ không phải mà nỗi lo nữa. Xã hội thực dân phong
kiến đã cướp đi quyền tự do của người nông dân lương thiện, đẩy họ vực thẳm không
lối thoát. Cái chết của mẹ Lê là lời buộc tội sâu sắc những kẻ cường hào ác bá và cái
hiện thực xã hội lúc bấy giờ: “Thật cậu Phúc ác quá! Đã không cho thì thôi lại còn thả
chó ra đuổi, tao đã chạy mà không kịp, nên nó cắn phải. May gặp bác Đối, chứ không
biết bao giờ mới lê được về đến nhà” [7; tr. 23]. Sự phê phán của nhà văn là nhẹ nhàng
nhưng thấm thía. Mẹ Lê chết nhưng bóng tối ảm đạm vẫn còn đè nặng lên những đứa
con của mẹ Lê. Cái nghèo khổ luôn đeo đuổi họ không bao giờ hết, cảnh ngộ tăm tối
của những người lao động ở nông thôn, và cái chết của mẹ Lê cũng thể hiện những con
người cùng khổ một tấm lòng nhân ái, sự ấm áp của tình luôn hiện hữu trong cuộc
sống này. Qua tác phẩm, nhà văn đã nói lên sự mâu thuẫn của xã hội Việt Nam thời
bấy giờ. Đó là mâu thuẫn giữa những người nông dân nghèo khổ với giai cấp địa chủ.
Thạch Lam luôn có cái nhìn đồng cảm trước những số phận ấy, cuộc sống lam lũ của
người nông dân nghèo, thương cho số phận của những con người dưới đáy xã hội:
“Nhưng họ biết rằng bác Lê không trở về nữa và họ thấy một cái cảm giác lo sợ đè
nén lấy tâm can họ, những người ở lại, những người còn sống mà cái nghèo khổ cứ
theo đuổi mãi không biết bao giờ dứt” [4; tr.25].
Sống trong xã hội thực dân nửa phong kiến, người dân lao động đa phần đều
phải chịu cảnh áp bức bóc lột. Nhưng người phụ nữ bao giờ cũng phải chịu đựng nhiều

nỗi khổ hơn cả. Nhân vật Dung trong Hai lần chết của Thạch Lam lại có hoàn cảnh
khác với mẹ Lê, Dung lại là một người phụ nữ sống vào gia đình chồng, luôn bị mắng
chửi của những người trong gia đình: “Những lúc Dung cực nhọc quá, ngồi khóc thì
bà mẹ chồng lại đay nghiến: Làm đi chứ, đừng ngồi đấy mà sụt sịt đi cô. Nhà tôi
không có người ăn chơi, không có người cả ngày ôm lấy chồng đâu” [4; tr.117]. Là
một người phụ nữ luôn chịu sự bất công của cuộc sống, chỗ dựa tinh thần lại là một trở
ngại. Cuộc sống đầy tối tăm của người phụ nữ ấy là sự tuyệt vọng. cái chết có lẽ sẽ là
một trong những lối thoát mà Dung có thể tìm được: “Bị khổ quá, nàng không khóc
được nữa. Nàng không còn hy vọng gì ở nhà cha mẹ nữa. Nghĩ đến những lời đay
19


nghiến, những nỗi hành hạ nàng sẽ phải chịu, Dung thấy lạnh người đi như bị sốt.
Nàng hoa mắt lên, đầu óc rối bời, Dung ước ao cái chết như một thoát nợ” [4; tr.119].
Nhưng cái chết về tinh thần sẽ là cái chết đau khổ, giày vò của một người phụ nữ như
Dung. Và một lần nữa Thạch Lam đã cho độc giả một cảm nhận về xã hội thực dân lúc
bấy giờ, cuộc đời mịt mù tăm tối không lối thoát của cuộc hôn nhân bất hạnh, tấn bi
kịch của đời người cùng từ đó mà hiện lên. Thạch Lam lại là một nhà văn luôn cảm
thông trước số phận của những người phụ nữ, ông luôn đặt những tình cảm chân thành
nhất của mình trước những con người ấy.
Một cơn giận không chỉ nói về số phận của của người phu xe, mà ở đây tác giả
muốn nhấn mạnh cho người đọc được những nỗi vất vả mà họ phải gánh chịu. Cuộc
sống nghèo khổ đã đưa con người vào tình cảnh bi ai của cuộc đời, những số phận
cùng cực, cái đói sẽ một con quỷ dữ lấy đi nhân tính và tính cách của con người. Chỉ
vì cái nghèo mà làm cho con người không tỉnh táo. Tấn bi kịch của con người dưới
chịu dưới sự áp bức của xã hội, như một lời cáo tội tàn ác của những lớp người quyền
quý: “Tôi rùng mình nghĩ đến số phận của anh phu xe khốn nạn. Ba đồng bạc phạt!
Anh ta phải vay cái xe để nộp phạt; nhưng ba đồng bạc nợ ấy, bao giờ anh trả xong,
sau những ngày nhịn đói, bị cái xe hành hạ, đánh đập vì thù hắn” [4; tr.47]. Và cũng
chính vì những lúc không kèm chế được cơn giận mà sẽ là những hối hận, giày vò tâm

can đến suốt cuộc đời: “Cái kỉ niệm buồn rầu ấy cứ theo đuổi tôi mãi mãi đến bây
giờ, rõ rệt như các việc mới xảy ra hôm qua. Sự đó nhắc cho tôi nhớ rằng người ta có
thể tàn ác một cách dễ dàng. Và mỗi lần tôi nghĩ đến anh phu xe ngoại ô kia, lại thấy
đau đớn trong lòng, như có một vết thương chưa khỏi” [4; tr.52]. Cái chân què là mâu
thuẫn giữa người nông dân với giai cấp thống trị. Họ là những người nghèo khổ luôn
chịu nhiều áp bức “anh Minh đã phải chịu nhiều nỗi khổ sở, thiếu thốn, không kể
những nỗi bị ức hiếp mà những người nghèo ở thời nào cũng phải chịu” [4; tr. 61].
Chính sự nghèo khổ và áp bức đã khiến cho nông dân mà ở đây tiêu biểu cho cuộc đời
Minh rơi vào cảnh cùng cực về mặt tinh thần lẫn thể xác. Đói lại là tác phẩm được viết
trong giai đoạn lịch sự mà các địa chủ, cường hào áp bức, bóc lột người dân lao động
nghèo khổ. Xã hội phân hóa chia thành hai giai cấp rõ rệt giữa giàu và nghèo. Chính
nghèo đói và thất nghiệp đã làm nên bi kịch của gia đình. Sinh chính sựu thờ ơ, vô tâm
của bọn nhà giàu đã dẫn đến biết bao bi kịch “chàng nhớ lại cái thất vọng không vay

20


được tiền, đôi mắt lại buồn rầu, đôi mắt đắm đuối nhìn chàng như ngụ biết bao nhiêu
âu yếm bao nhiêu hi sinh” [4; tr.69].
Thạch Lam đã trút những tình cảm của mình cho các nhân vật. Ông luôn cảm
thông cho những kiếp người đen đuổi, chịu nhiều bi kịch của cuộc đời. Những số phận
bất hạnh dưới đáy của xã hội lại là những người vô tội nhưng phải gánh chịu những
hậu quả không đáng có.

21


CHƯƠNG 3
CÁC PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN BỨC TRANH
NÔNG THÔN TRONG GIÓ ĐÀU MÙA CỦA THẠCH LAM

3.1. Giọng điệu nghệ thuật
Giọng điệu nghệ thuật là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của
nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô,
gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay
suồng sã, gợi ca hay châm biếm… Giọng điệu nghệ thuật phản ánh lập trường xã hội,
thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ của tác giả có vai trò rất lớn trong việc tạo nên
phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc. Thiếu một giọng điệu nhất
định, nhà văn chưa thể viết ra được tác phẩm, mặc dù đã có đủ tài liệu và sắp xếp trong
hệ thống nhân vật [11].
Thạch Lam là một nhà văn chân thực, các tác phẩm của ông được viết và tả
những gì đời thường và bình dị nhất. Ông đã đi sâu vào thực tế, miêu tả nhân vật và
quan cảnh bằng cách nhìn đậm chất Thạch Lam. Ở Thạch Lam, người đọc có thể nhận
ngay các tác phẩm của ông, sự thành thực lại trở nên can đảm, đọc nhiều đoạn văn sẽ
cảm thấy rùng rợn vì độ thành thực của nó. Bởi, những cảm xúc, tâm tư, tình cảm của
ông luôn dành cho những tác phẩm của mình.
Trong truyện ngắn Ngày mới của Thạch Lam, ông miêu tả tâm trạng của từng
nhân vật là những người nông dân chất phác, thật thà, miêu tả tâm trạng của một người
xa quê. Ông sử dụng những giọng điệu tình cảm của mình giành cho thiên nhiên,
giọng điệu thư thái, êm diệu, nhẹ nhàng mà tình cảm. Những cánh đồng thơm mùa lúa
chín, những hạt lúa nặng trĩu, ánh nắng ban mai chan hòa giữa đất trời, cảnh từng dòng
người đua nhau gặt lúa, tiếng nói cười của các bác nông dân, tiếng hót của những chú
chim đang bay lượn giữa không gian vô tận trên bầu trời xanh. Cảnh vật nông thôn
hiện lên làm cho người đọc có cảm giác là một trong những nhân vật của tác phẩm,
một lần nữa Thạch Lam lại khẳng định vị trí của mình trong ruộng nào đã gặt rồi, gốc
rạ lấp lánh như dát bạc. Phía xa, làng mạc ở chân trời trong ánh nắng” [4; tr.29].
Một buổi sáng trời đông, trời trở rét với gió lạnh đầu mùa. Không khí của đất
trời đang chuyển giao mùa dường như là bất tận của một tâm hồn thư thái, đón nhận
những đều mới lạ sắp đến với con người. Cái giá lạnh của đợt rét nhưng lại là ấm áp
của tình người, tình yêu thương của những người khốn khó. Tuy đó chỉ là những cái
22



giản đơn của cuộc sống nhưng sẽ là một hồi ức tốt đẹp của một hành động nhỏ. Tâm
hồn của một đứa trẻ thơ lại làm động lòng với những người lớn tuổi, cái sẻ chia giản
đơn nhưng thấm đậm tình người. Những ngóc ngách nhỏ sẽ luôn bừng sáng khi tâm
hồn của con người đầy yêu thương: “Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở
chạy về nhà lấy áo. Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui” [4;
tr.129].
Nơi tồi tàn, nhà mẹ Lê sống lay lắt, bữa đói bữa no, cho đến những ngày u tối
nhất. Bằng tình cảm của mình Thạch Lam sử dụng những giọng điệu thương xót, cảm
thông cho những số phận hèn kém trong xã hội. Cái nghèo nàn, đói khổ cứ quanh quẩn
đeo bám họ suốt những ngày tháng của cuộc đời, số phận bất hạnh của những con
người nghèo nàn sẽ đi về đâu khi xã hội tàn bào, không chút vị tha cho những kiếp
người dưới đáy xã hội. Những ngày tàn gió rét, cái u ám nơi phố chợ càng ảm đạm
hơn, cuộc đời của mỗi con người dường như bao quanh là một khoảng trời tĩnh mịch,
cái nghèo khổ có lẽ sẽ không buông tha cho những con người ấy. Thạch Lam thấu hiểu
những nỗi vất vả mà người nông dân phải gánh chịu, ông cảm thông cho những số
phận bất hạnh, Thạch Lam luôn giành những tình cảm chân thành nhất cho những kiếp
người sống dưới xã hội thực dân phong kiến. Cách miêu tả tâm trạng của từng nhân
vật ông luôn sử dụng những thủ pháp tả chân thực nhất, ông luôn đặt chính bản thân
ông vào từng nhân vật để có thể nói hết những nổi vất vả mà những con người ấy phải
gánh chịu. Lối kể của ông rất nhẹ nhàng và tinh tế, sự thâm thúy trong câu chuyện sẽ
mãi trong lòng độc giả một nỗi thương cảm sâu sắc cho những con người dưới đáy của
xã hội: “Mùa rét năm ấy đến, giá lạnh và mùa mưa gió lầy lội. Đàn con bác Lê ôm
chặt lấy nhau rét run trong căn nhà ẩm ướt và tối tăm vì đèn đóm không có nữa. Mấy
gia đình ở phố chợ đều đói rét, khổ sở. Nhưng mỗi nhà đều lặng lẽ, âm thầm mà chịu
khổ một mình, không than thở với láng giềng hàng xóm, bởi vì ai nấy đều biết cùng
nghèo khổ như nhau” [4; tr.21].
Hai lần chết của Thạch Lam là một sự thương cảm cho số phận bất của người
phụ nữ. Là một tầng lớp luôn chịu nhiều đau khổ. Ông bộc lộ qua giọng điệu chua xót,

thương cho thân phận của người phụ nữ phải gánh chịu nhiều đau thương. Số phận của
họ từ lúc sinh ra và chết đi chỉ là những ngày buồn của một thân phận không được
xem trọng trong chính cái xã hội mà họ đang sống. Nỗi khổ của người đàn bà không
phải đau về thân xác mà chính là đau về tinh thần, cái đau khổ ấy nó giày vò, một nỗi
23


tuyệt vọng về cuộc sống, cái chết có lẽ là một giải thoát cho họ khỏi phải nỗi đau này.
Nghèo khổ, đói khát không phải là nguyên nhân chính dẫn đến cái bi kịch của cuộc đời
người phụ nữ, hơn thế chính xã hội đã chà đạp họ xuống vực thẳm của cuộc đời. Bóng
tối của tương lai, nỗi khổ của quá khứ là một tấn bi kịch cho một cuộc đời thống khổ.
Thạch Lam vỗ về, ru dỗ, thấu hiểu đời họ, ông lặng lẽ giữ lại những gì thuần phác, hồn
hậu nhất cho những mảnh đời thống khổ: “Trông thấy dòng song chảy xa xa, Dung
ngậm ngùi nghĩ đến cái chết của mình. Lần này về nhà chồng, nàng mới hẳn là chết
đuối, chết không còn mong có ai cứu vớt nàng ra nữa” [4; tr.121].
Theo Thạch Lam, khi viết chúng ta cần phải là sự thành thực của tâm hồn và
phẩm cách. Thành thực trong tâm hồn không chỉ là năng lực biết mà là chiều sâu trong
cảm xúc. Ông cho biết rằng cái biết là cái đương nhiên cần phải quan sát, học hỏi, cần
cù mới tạo thành. Và ông xem trọng nhất là cảm xúc vì chỉ có cảm xúc mới có thể viết
ra một bài văn bài thơ hay, cảm xúc nó có thể cho ta những cái rung động thực sự của
tâm hồn, nó giúp ta có thể nhận biết được tình cảm của mình ở vị trí nào, đặc biệt hơn
nhà văn có thể từ đó tạo cho mình đậm chất phong cách riêng trong từng cách viết của
họ.
Giọng điệu nghệ thuật dẫn chuyện của Thạch Lam luôn sử dụng dòng chảy của
một tâm lý tiềm thức, với những khoảnh khắc cô đơn trong thế giới mà đôi khi con
người không thể diễn tả được. Những lời văn bình dị, giản đơn, nhưng chất chứa trong
lòng một nhà văn một nỗi cảm thông sâu sắc cho số phận của con người. Thạch Lam
dùng giọng điệu nhẹ nhàng, tinh tế những cái thật nhất trong tác phẩm của ông, từng
hẻm nhỏ, phố chợ nghèo nàn, mùi hôi thối của rác hay những cánh đồng lúa thơm mùa
sữa, những ánh ban mai của một khoảng trời thơ mộng của được ông chau chuốt một

cách mang đậm chất nghệ thuật.
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
Ngoại hình là dáng vẻ bên ngoài của nhân vật, bao gồm y phục, cử chỉ, tác
phong, diện mạo,… Đây là yếu tố quan trọng góp phần cá tính hóa nhân vật. Ở
phương diện này nhà văn thường chọn lấy và mô tả nhũng chi tiếc độc đáo để gây ấn
tượng với người đọc [9; tr43]. Truyện ngắn Nhà mẹ Lê qua ngoại hình mẹ Lê đã nói
lên một phần nào đó trong tác phẩm, và cách xây dựng nhân vật của Thạch Lam qua
dáng vẻ bề ngoài người đọc có thể thấu hiểu những cơ cực của những người nông dân,
số phận của một người đàn bà nghèo khổ: “Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc
24


×