Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Đánh giá tình hình giải quyết tranh chấp, khiếu nại đất đai trên địa bàn huyện trần văn thời, tỉnh cà mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.49 KB, 47 trang )

TÓM TẮT
Trong những năm qua công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện
Trần Văn Thời có sự chuyển biến khá tích cực. Tuy nhiên trên thực tế tình hình xã hội
diễn biến phức tạp. Một trong những nguyên nhân tác động khiến cho tình hình tranh
chấp đất đai ngày càng thêm phức tạp đó là sự gia tăng dân số,… Chính sách đất đai
của Nhà nước thay đổi qua từng giai đoạn lịch sử, chưa đồng bộ, vẫn còn chồng chéo
lẫn nhau giữa các luật đã ban hành. Đề tài: “Đánh giá tình hình giải quyết tranh chấp,
khiếu nại đất đai trên địa bàn Huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau giai đoạn năm 2015
đến năm 2017” được thực hiện nhằm tìm hiểu về tình hình, thực trạng, quy trình giải
quyết, các dạng tranh chấp, khiếu nại đất đai trên địa bàn huyện Trần Văn Thời, tỉnh
Cà Mau. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy:
Tình hình tranh chấp, khiếu nại đất đai trên địa bàn huyện đang diễn biến khá
phức tạp, với số lượng đơn biến đổi qua các năm. Trong giai đoạn năm 2015 đến năm
2017, tỷ lệ giải quyết đơn tranh chấp, khiếu nại tố cáo đạt 63,4%.
Nhìn chung, công tác giải quyết khiếu nại tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện
Trần Văn Thời đạt kết quả tốt. Các vụ việc phát sinh tranh chấp, khiếu nại đất đai phần
lớn ở các dạng sau: Khiếu nại về quyết định hành chính trong quản lý đất đai (quyết
định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, quyết định bồi thường, hỗ trợ,
giải phóng mặt bằng, tái định cư; cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất); khiếu nại hành vi hành chính; tranh chấp hợp
đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; tranh chấp đòi lại đất; tranh chấp quyền sử
dụng đất; tranh chấp ranh giới liền kề. Nguyên nhân chủ yếu phát sinh tranh chấp,
khiếu nại đất đai trong giai đoạn này là do nhu cầu sử dụng đất tăng cao đã làm cho giá
đất tăng lên đã dẫn đến tình trạng khiếu nại, tranh chấp trong lĩnh vực đất đai ngày
càng đa dạng và phức tạp, quy hoạch đô thị trên địa bàn huyện nhiều dẫn đến việc
khiếu nại trong việc giải tỏa đền bù.Việc giải quyết tranh chấp khiếu nại đất đai được
thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định của Nhà nước.

1



DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Nội Dung

Trang

4.1

Bảng thể hiện số lượng đơn tiếp nhận về khiếu nại, kiến nghị, phản
ánh và tố cáo của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký Đất đai huyện
Trần Văn Thời năm 2015

25

4.2

Bảng thể hiện số lượng đơn tiếp nhận về khiếu nại, kiến nghị, phản
ánh và tố cáo của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký Đất đai huyện
Trần Văn Thời năm 2016

26

4.3

Bảng thể hiện số lượng đơn tiếp nhận về khiếu nại, kiến nghị, phản
ánh và tố cáo của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký Đất đai huyện
Trần Văn Thời năm 2017:

28


4.4

Tình hình thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về đất đai giai
đoạn 2015-2017

29

4.5

Tình hình giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Trần Văn
Thời năm 2015 đến năm 2017

33

4.6

Tình hình giải quyết tranh chấp đất đai của huyện Trần Văn Thời từ
năm 2015 đến năm 2017

35

4.7

Tổng số vụ tranh chấp quyền sử dụng đất từ năm 2015 đến 2017

37

4.8


Tổng số vụ tranh chấp ranh giới liền kề từ năm 2015 đến 2017

38

4.9

Tổng số vụ tranh chấp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ
năm 2015 đến 2017

39

4.10

Tổng số vụ tranh chấp đòi lại quyền sử dụng đất từ năm 2015 đến
2017

40

2


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

2.1


Bản đồ hành chính huyện Trần Văn Thời – tỉnh Cà Mau

14

2.2

Quy trình giải quyết TCĐĐ trên địa bàn huyện Trần Văn Thời

20

2.3

Quy trình giải quyết khiếu nại trên địa bàn huyện Trần Văn Thời

22

3.1

Sơ đồ quy trình thực hiện đề tài

23

4.1

Biểu đồ thể hiện lượng đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị trên địa
bàn huyện Trần Văn Thời năm 2015

25

4.2


Biểu đồ thể hiện lượng đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị trên địa
bàn huyện Trần Văn Thời năm 2016

27

4.3

Biểu đồ thể hiện lượng đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị trên địa
bàn huyện Trần Văn Thời năm 2017

28

4.4

Biểu đồ thể hiện lượng đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản
ánh của huyện Trần Văn Thời từ năm 2015 đến năm 2017

30

4.5

Sơ đồ thể hiện thực trạng công tác giải quyết tranh chấp đất đai
trên địa bàn huyện Trần Văn Thời giai đoạn 2015- 2017

33

4.6

Biểu đồ thể hiện tỷ lệ % các dạng TCĐĐ trên địa bàn huyện

Trần Văn Thời từ năm 2015 đến năm 2017

36

4.7

Biểu đồ thể hiện tổng số vụ tranh chấp quyền sử dụng đất từ năm
2015 đến 2017

37

4.8

Biểu đồ thể hiện tổng số vụ việc tranh chấp ranh giới đất liền kề
từ năm 2015 đến năm 2017

38

4.9

Biểu đồ thể hiện lượng đơn dạng tranh chấp hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất từ năm 2015 đến năm 2017

39

4.10

Biểu đồ thể hiện tổng số vụ việc tranh chấp đòi lại đất từ năm
2015 đến năm 2017


40

3


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

GIẢI THÍCH

TCĐĐ

Tranh chấp đất đai

KN-TCĐĐ

Khiếu nại – Tranh chấp đất đai

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

QH

Quốc Hội

UBND

Ủy ban nhân dân


NĐ-CP

Nghị định – Chính phủ

HĐND

Hội đồng nhân dân

TNMT

Tài nguyên Môi trường

TC

Tranh chấp

GCNQSD Đất

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

QĐ-UBND

Quyết định - Ủy ban nhân dân

TB/TW

Thông báo trung ương

4



MỤC LỤC

5


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước ta trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa, cơ cấu kinh tế
chuyển dịch theo hướng tích cực, thị trường đất đai mới từng bước được hoàn hiện.
Thực tế đó làm cho quá trình sử dụng đất cũng như những quan hệ sử dụng đất đai có
nhiều biến động phức tạp liên quan đến lợi ích của mọi người.
Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại – tố cáo đất đai là nội dung hết sức
quan trọng của công tác quản lí nhà nước về đất đai. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại
đất đai tuy chỉ là một trong những công tác quản lý do cơ quan nhà nước thực hiện
nhằm giải quyết ổn thỏa giữa các bên khi xảy ra mâu thuẫn trong sử dụng đất đai, nó
liên quan đến nhiều vấn đề phức tạp thuộc về pháp luật và những quan hệ xã hội, ảnh
hưởng trực tiếp đến lợi ích thiết thực của các tổ chức, cá nhân, vì vậy mọi người rất
quan tâm.
Thực hiện tốt nội dung này không những góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả
công tác quản lý nhà nước về đất đai, mà còn góp phần đáng kể trong việc giữ gìn ổn
định sản xuất, đời sống, phát triển kinh tế, giữ gìn an ninh, trật tự và ngăn ngừa hành
vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng có thể xảy ra, đảm bảo trật tự xã hội. Tuy nhiên
trong thực tế, trên địa bàn huyện Trần Văn Thời vấn đề thanh tra, giải quyết tranh
chấp, khiếu nại về đất đai trong giai đoạn 2015 - 2017 còn gặp nhiều khó khăn, phức
tạp kéo dài và tồn động hồ sơ, làm ảnh hưởng đến công tác quản lý đất đai của địa
phương. Việc tìm ra các giải pháp hữu hiệu để giải quyết khiếu nại, tranh chấp về đất
đai đang là vấn đề cấp thiết nhằm ổn định an ninh trật tự, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của người sử dụng đất. Vì vậy, cần tìm hiểu thực trạng, tình hình khiếu nại, tranh
chấp đất đai trên địa bàn huyện hiện nay.

1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Khảo sát và đánh giá thực trạng công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại đất đai
trên địa bàn huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau
Đánh giá quy trình giải quyết tranh chấp, khiếu nại đất đai trên địa bàn huyện
Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.
Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong công tác giải quyết tranh chấp, khiếu
nại đất đai trên địa bàn huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.
1.3. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
Khảo sát thực trạng công tác giải quyết tranh chấp khiếu nại đất đai tại huyện
Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau trong giai đoạn 2015 – 2017 nhằm nắm được tỉ lệ phần
6


trăm đơn tranh chấp khiếu nại được giải quyết, tỉ lệ phần trăm đơn tranh chấp khiếu
nại còn tồn chưa giải quyết để đánh giá thực trạng công tác giải quyết tranh chấp khiếu
nại đất đai trên địa bàn.
Phân loại các dạng tranh chấp khiếu nại trên địa bàn huyện Trần Văn Thời, tỉnh
Cà Mau nhằm đánh giá được các dạng loại hình tranh chấp khiếu nại đất đai trên địa
bàn huyện.
Đánh giá quy trình giải quyết tranh chấp, khiếu nại đất đai trên địa bàn huyện
Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau nhằm hiểu rõ về quy trình. Từ đó đánh giá những thuận
lợi, khó khăn cũng như những vướng mắc trong công tác giải quyết tranh chấp, khiếu
nại đất đai trên địa bàn.
Đề xuất các phương pháp giúp công tác giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai
trên địa bàn đạt hiệu quả.
1.4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Đảm bảo quyền và lợi ích của người sử dụng đất và đảm bảo quá trình quản lí đất
đai của cơ quan nhà nước ngày một hiệu quả hơn.
Phát hiện chấn chỉnh kịp thời những yếu kém, nâng cao chất lượng, hiệu quả giải
quyết tranh chấp của người dân liên quan đến đất đai..


7


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. KHÁI QUÁT ĐẤT ĐAI
2.1.1 Khái niệm về đất đai
Đất đai về mặt tự nhiên mà nói đó là một thực thể bao gồm các thành phần khí
quyển, sinh quyển và địa quyển. Các thành phần này tồn tại trong mối quan hệ tác
động lẫn nhau và có chu kỳ dự đoán được, sự thay đổi tính chất của thành phần này có
thể làm thay đổi tính chất của thành phần khác. Trong đó:
Khí quyển: bao gồm các yếu tố về khí hậu thời tiết như mưa, gió, nhiệt, bức xạ
nhiệt và các họat động tuần hoàn trên không, các yếu tố này liên kết tạo nên chế độ khí
quyển cho từng hệ thống sinh thái khác nhau.
Sinh quyển: bao gồm hoạt động sống của các sinh vật trên bề mặt vỏ trái đất (con
người, động vật, thực vật, các vi sinh vật), các loài thủy sinh, sự hoạt động của con
người trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, kinh tế, khai thác quặng mỏ đã
gây nhiều tác động đến bầu khí quyển như thay đổi khí hậu toàn cầu và lớp địa quyển
như hiện tượng sụp lún do khai thác nước ngầm.
Địa quyển: Bao gồm lớp vỏ trái đất chứa đựng các thành phần như đất và lớp địa
chất có chứa các quặng mỏ, nước ngầm. Sự thay đổi địa hình, đồi trọc gây ảnh hưởng
ngập lũ, sự rạn nứt vỏ trái đất tạo núi lửa hay gây nên sóng thần. (Lê Tấn Lợi, 2009).
2.1.2. Định nghĩa về đất đai
Đất đai thường được định nghĩa như là một thực thể tự nhiên dưới dạng đặc tính
không gian và địa hình, cái này thường được kết hợp với một giá trị kinh tế được diễn
tả dưới dạng giá đất/ha khi chuyển quyền sử dụng đất. Rộng hơn, quan niệm tổng hợp
đất đai bao gồm luôn cả nguồn tài nguyên sinh vật môi trường và kinh tế xã hội của
thực thể tự nhiên. (Lê Quang Trí, 1998)
2.1.3. Những chủ thể sử dụng đất đai
Các tổ chức trong nước bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức

chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã
hội- nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức kinh tế – xã hội, tổ chức sự nghiệp công,
đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức khác theo quy định của Chính phủ (sau đây
gọi chung là tổ chức) được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử
dụng đất; tổ chức kinh tế nhận chuyển quyền sử dụng đất;
Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân) được
Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển
quyền sử dụng đất;
8


Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn
thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc và các điểm dân cư tương tự có cùng phong tục,
tập quán hoặc có chung dòng họ được Nhà nước giao đất hoặc công nhận quyền sử
dụng đất;
Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào
tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và các cơ sở khác của tôn giáo được
Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất hoặc giao đất;
Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao,
cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được
Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ
quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ được
Nhà nước Việt Nam cho thuê đất;
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư, hoạt động văn hoá, hoạt động
khoa học thường xuyên hoặc về sống ổn định tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam
giao đất, cho thuê đất, được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở;
Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo pháp luật về đầu tư được
Nhà nước Việt Nam cho thuê đất.
2.2. Tranh chấp đất đai
2.2.1. Khái niệm về tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai là các mâu thuẩn, bất đồng ý kiến của các chủ thể tham gia
vào quan hệ Pháp luật đất đai khi họ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị
xâm phạm. (Bùi Quang Nhơn, 2003)
Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
2.2.2. Đặc điểm tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai là một hiện tượng xã hội được phát sin từ khi có sự chiếm
hữu, sử dụng đối với đất đai, là hiện tượng xã hội phức tạp, do lịch sử để lại hoặc do
phát sin các chính sách đất đai trong quá trình đổi mới và hoàn thiện xã hội nói chung
và chế độ xã hội chủ nghĩa nói riêng.
Trong những năm rằng đây tình hình tranh chấp đất đai ở nước ta có chiều hướng
gia tăng về số lượng, tính chất phức tạp, đặc biệt xuất hiện khá nhiều vụ việc tranh
chấp mang tính chất đông người có lúc có nơi đã trở thành điểm nóng của từng địa
phương gây tổn thất và sinh mạng ảnh hưởng đến an ninh, chính trị xã hội ở địa
phương, gây phức tạp cho việc giải quyết của bộ máy quản lý nhà nước.( Vi Văn Đài
và Mai Thị Nghị, 2006).
9


2.2.3. Các chủ thể trong tranh chấp đất đai
Chủ thể tranh chấp đất đai là chủ thể của quá trình quản lý và sứ dụng đất đai.
Các chủ thể trong tranh chấp đất đai bao gồm:
- Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân.
- Tranh chấp giữa nội bộ hộ gia đình với nhau.
- Tranh chấp giữa tổ chức với tổ chức.
- Tranh chấp giữa tổ chức, hộ gia đình và cá nhân.
2.2.4. Các dạng tranh chấp đất đai ở nước ta
Căn cứ vào tính chất pháp lý của các tranh chấp, có thể phân chia ra thành các
dạng chủ yếu sau đây:
Tranh chấp đòi lại đất, đòi lại tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất.

Tranh chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất khi vợ
chồng ly hôn.
Tranh chấp thừa kế về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất.
Tranh chấp giữa những người sử dụng đất với nhau về ranh giới giữa các thửa đất
được phép quản lý và sử dụng.
Tranh chấp do lấn chiếm đất đai.
Tranh chấp giữa đồng bào đi xây dựng vùng kinh tế mới hoặc di dân tự do với
đồng bào địa phương sở tại.
Tranh chấp quyền sử dụng đất có liên quan đến địa giới hành chính. Tranh chấp
này thường xảy ra giữa hai xã, hai huyện, hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
với nhau, thường xảy ra ở nơi có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa, du
lịch những vị trí bãi bồi dọc triền sông lớn vì những vùng có địa giới hành chính
không rõ ràng, những vùng có tiềm năng kinh tế lớn.
Dạng tranh chấp đất đai phát sinh trong quá trình tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử
dụng đất hợp pháp thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
Tranh chấp hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thế
chấp hoặc bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Tranh chấp do thiệt hại hoặc hạn chế quyền và nghĩa vụ trong quá trình sử dụng
đất.
Tranh chấp về mục đích sử dụng đất nhất là đất nông nghiệp, đất xây dựng, đất
nông nghiệp với đất trồng cây lâu năm... trong quá trình sử dụng đất.
10


Tranh chấp liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng. (Vi Văn Đài & Mai Thị
Nghị, 2006).
2.2.5. Nguyên nhân phát sinh tranh chấp
a) Nguyên nhân khách quan
Do sự bùng nổ dân số quá nhanh trong thời gian gần đây dẫn đến sự gia tăng nhu
cầu cho việc sử dụng đất đai. Trong các giai đoạn lịch sử, hoàn cảnh kinh tế - xã hội

luôn thay đổi, cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế thị trường , đất đai ngày càng được
sử dụng để khai thác triệt để dẫn đến ô nhiễm môi trường cùng với đó là hậu quả kinh
tế nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của con người.
b) Nguyên nhân chủ quan
Do cơ chế pháp lý đất đai chưa chặt chẽ còn yếu kém.
Chính sách pháp luật đất đai nhiều thay đổi, thiếu đồng bộ, nhiều chính sách
chưa rõ ràng không theo kịp sự phát triển của nền kinh tế thị trường.
Cán bộ công chức thực hiện công vụ liên quan đến đất đai thiếu gương mẫu, tùy
tiện, tham nhũng trong đất đai.
Tình trạng vi phạm trong quản lý sử dụng đất đai đã để lại nhiều thiệt hại cho kinh tế
xã hội.
Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai chưa được coi trọng, chưa
đi vào đời sống của cán bộ, nhân dân do đó có nột bộ phận nhân dân chưa nắm vững
các quy định về pháp luật đất đai nên phát sin tranh chấp (Vi Văn Đài & Mai Thị Nghị,
2006 ).
2.2.6. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Theo điều 203 Luật Đất Đai 2013
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn mà
một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì được giải quyết như sau:
Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận QSDĐ hoặc
có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai năm 2013 và
tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.
Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật
Đất đai năm 2013 được giải quyết như sau.
Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh
giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định
11



giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương giải quyết, quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng.
Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải
quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải
quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định
của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là quyết định giải quyết cuối cùng.
2.2.7. Hoà giải tranh chấp đất đai
Theo điều 202 Luật Đất Đai 2013
Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hoà giải hoặc giải quyết
tranh chấp đất đai thông qua hoà giải ở cơ sở.
Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hoà giải được thì gửi đơn đến
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp.
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hoà
giải tranh chấp đất đai.
Thời hạn hoà giải là ba mươi ngày làm việc, kể từ ngày Uỷ ban nhân dân xã,
phường, thị trấn nhận được đơn.
Kết quả hoà giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ký của
các bên tranh chấp và xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất.
Trường hợp kết quả hoà giải khác với hiện trạng sử dụng đất thì Uỷ ban nhân dân xã,
phường, thị trấn chuyển kết quả hoà giải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải
quyết theo quy định về quản lý đất đai.
2.2.8. Nguyên tắc của việc giải quyết tranh chấp đất đai
- Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu thực hiện nhiệm
vụ thống nhất quản lý đất đai.
Đất đai thuộc sở hữu của toàn dân tức là Nhà Nước ta không thừa nhận chế độ
sở hữu tư nhân hoặc bất kỳ hình thức sở hữu nào khác đối với đất đai vì đất đai là kết
quả của quá trình lao động, chiến đấu của nhiều thế hệ nối tiếp nhau mới giành được
sự thống nhất Đất Nước như ngày nay.

Giải quyết tranh chấp đất đai nhằm bảo vệ sở hữu toàn dân về đất đai, bảo vệ
thành quả cách mạng về ruộng đất mà nhân dân ta đã giành được.
Với tư cách là đại diện chủ sở hữu về đất đai, nhà nước thực hiện việc thống nhất
quản lý đất đai trong cả nước nhằm đảm bảo đất đai được sử dụng đúng theo quy
12


hoạch, kế hoạch, đảm bảo lợi ích của Nhà Nước cũng như người sử dụng đất trong quá
trình giải quyết tranh chấp đất đai.
- Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp cảu người sử dụng đất.
Thực hiện nguyên tắc này khi giải quyết tranh chấp đất đai phải dựa vào chính
sách pháp luật về đất đai nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân sử dụng đất.
- Hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai là thủ tục đầu tiên
Khoản 1 Điều 135 Luật đất đai năm 2003 quy định: “ Nhà nước khuyến khích
các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thong qua hòa
giải cơ sở ”. Trường hợp các bên không tự hòa giải được thì gởi đơn lên UBND cấp
xã nơi có tranh chấp.
Nguyên tắc này nhằm phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái theo
truyền thống vốn có lâu đời trong nội bộ nhân dân ta, tăng cường tình đoàn kết trong
bà con khu phố, tình làng nghĩa xóm, giữ vững ổn định tình hình giúp nhân dân địa
phương yên tâm phấn đấu phát triển sản xuất.
Đồng thời phải kiên trì giáo dục, tuyết phục thông qua việc tuyên truyền pháp
luật đất đai để các đơn sự tự thỏa thuận sao cho thấu tình đạt lý tránh gò ép theo mệnh
lệnh.
- Giải quyết tranh chấp đất đai nhằm ổn định tình hình kinh tế xã hội.
Tranh chấp đất đai sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sản xuất, gây mất
đoàn kết trong nội bộ nhân dân, giữa cơ quan nhà nước với nhân dân địa phương, gây
mất trật tự trị an, có lúc gây thiệt hại về tài sản, tính mạng nhân dân, vì vậy cần tập
chung giải quyết nhanh chóng triệt để, để sớm ổn định tình hình trong nhân dân ( Vi

Văn Đài & Mai Thị Nghị, 2006 ).
2.3. Khiếu nại đất đai
2.3.1. Khái niệm về khiếu nại đất đai và giải quyết khiếu nại đất đai
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục
do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại
quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức
khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền,
lợi ích hợp pháp của mình.
Giải quyết khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết
khiếu nại. (Khoản 11, Điều 2, Luật khiếu nại số 02/2011/QH13).

13


2.3.2. Nguyên tắc khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Việc giải quyết khiếu nại phải bảo đảm chính xác, khách quan, công khai, dân
chủ, kịp thời và đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời hạn theo quy định của pháp
luật; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ
chức, đơn vị, cá nhân.( Thông tư số: 07/2013/TT-TTCP)
2.3.3. Trách nhiệm giải quyết khiếu nại và phối hợp giải quyết khiếu nại
Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
mình có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, xử lý
nghiêm minh người vi phạm; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có
thể xảy ra; bảo đảm cho quyết định giải quyết khiếu nại được thi hành nghiêm chỉnh
và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại; cung cấp thông tin, tài liệu có liên
quan đến việc khiếu nại theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm kiểm tra, xem xét lại quyết định hành
chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật của mình; nếu trái pháp luật phải kịp

thời sửa chữa, khắc phục, tránh phát sinh khiếu nại.
Nhà nước khuyến khích việc hòa giải tranh chấp giữa các cơ quan, tổ chức, cá
nhân trước khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó.
( Luật khiếu nại 2011 )
2.3.4. Giải quyết khiếu nại về đất đai
Người sử dụng đất có quyền khiếu nại quyết định hành chính hoặc hành vi hành
chính về quản lý đất đai.
Việc giải quyết khiếu nại được thực hiện như sau:
Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp
luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại
khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có
hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật
tố tụng hành chính.
Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất
đai do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh giải quyết
lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khởi
kiện tại Toà án nhân dân hoặc tiếp tục khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương. Trong trường hợp khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì quyết định của Chủ tịch Uỷ ban
14


nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng.
Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất
đai do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần
đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khởi kiện
tại Toà án nhân dân;
Thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai
là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi
hành chính đó. Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại

theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, dịch hại, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì
những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu
khiếu nại. Trong thời hạn 30 ngày (vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì có thể kéo dài
nhưng không quá 45 ngày), kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần
đầu mà người khiếu nại không đồng ý hoặc khiếu nại lần đầu không được giải quyết
thì có quyền khiếu nại lần 2 đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện vụ
án hành chính tại Tòa án nhân dân.
2.4. Thanh tra chuyên ngành Đất đai
2.4.1. Khái niệm thanh tra đất đai
Hoạt động thanh tra, là một trong những chức năng thiết yếu của quá trình quản
lý nhà nước, nó góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt
động quản lý nhà nước. Thanh tra quản lý và sử dụng đất đai là việc xem xét tại chỗ
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai của
các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về đất đai và việc quản lý sử dụng đất của
người sử dụng đất.
Đối với hoạt động thanh tra đất đai ở cơ sở chủ yếu tập trung vào thanh tra, việc
thực hiện nhiệm vụ quản lý của chính quyền cấp cơ sở và việc sử dụng đất của người
sử dụng đất tại địa phương.
2.4.2. Mục đích, phạm vi hoạt động
a) Mục đích của hoạt động thanh tra
- Đánh giá việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với đất đai
của UBND cấp xã.
- Phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đất đai; giúp cơ
quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật,bảo đảm cho đất đai
được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường.
- Góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi
ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
15



- Thông qua thanh tra, để phát hiện những vấn đề cần phải sửa đổi, bổ sung để
hoàn chỉnh các văn bản pháp luật cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội.
b) Phạm vi hoạt động
- Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện thanh
tra chuyên ngành đất đai trong cả nước.
- Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện thanh
tra chuyên ngành đất đai tại địa phương.
- Công chức địa chính cấp xã có trách nhiệm giúp UBND cùng cấp việc quản lý
và sử dụng đất tại địa phương mình thuộc phạm vi quản lý.
2.4.3. Đối tượng, nội dung, nhiệm vụ của thanh tra đất đai
a) Đối tượng
-Người quản lý về đất đai: Gồm các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện quyền
đại diện chủ sử hữu nhà nước về đất đai.
-Người sử dụng đất: Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất,
công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp
luật (Điều 5 Luật Đất đai 2013).
-Người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất của
người sử dụng đất.
-Người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với đất được giao để quản lý.
b) Nội dung thanh tra chuyên ngành về đất đai
Theo quy định tại Điều 201 Luật Đất đai 2013.
Thanh tra chuyên ngành đất đai là hoạt động thanh tra của cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về đất
đai, quy định về chuyên môn, kỹ thuật, quản lý thuộc lĩnh vực đất đai. Bộ Tài nguyên
và Môi trường chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành đất
đai trong cả nước.
Cơ quan quản lý đất đai ởđịa phương chịu trách nhiệm tổchức thực hiện thanh tra
chuyên ngành đất đai tại địa phương.
Nội dung thanh tra chuyên ngành đất đai bao gồm:
- Thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai của Ủy ban nhân dân các cấp;

- Thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai của người sử dụng đất và của tổ
chức, cá nhân khác có liên quan;
16


- Thanh tra việc chấp hành các quy định về chuyên môn, nghiệp vụ trong
lĩnh vực đất đai
c) Nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đất đai
Nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đất đai có các nhiệm vụ sau đây:
+ Thanh tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan nhà nước, người sử dụng đất
trong việc quản lý và sử dụng đất đai;
+ Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà
nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
2.4.4. Quy trình thanh tra
a) Chuẩn bị thanh tra
Bước 1: Khảo sát, nắm tình hình để quyết định thanh tra
Bước 2: Ra quyết định thanh tra
Bước 3: Xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra
Bước 4: Phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra
Bước 5: Xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo
Bước 6: Thông báo về việc công bố quyết định thanh tra
b) Tiến hành thanh tra
Bước 1: Công bố quyết định thanh tra
Bước 2: Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra
Bước 3: Xác minh thông tin, tài liệu
Bước 4: Báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra
Bước 5: Sửa đổi, bổ sung kế hoạch tiến hành thanh tra trong quá trình thanh tra
Bước 6: Thay đổi Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra; bổ sung
thành viên Đoàn thanh tra
Bước 7: Gia hạn thời gian thanh tra

Bước 8: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên Đoàn thanh tra
Bước 9: Nhật ký Đoàn thanh tra
Bước 10: Kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra

17


c) Kết thúc thanh tra
Bước 1: Xây dựng báo cáo kết quả thanh tra
Bước 2: Đánh giá chứng cứ ở Đoàn thanh tra
Bước 3: Xem xét báo cáo kết quả thanh tra
Bước 4: Thực hiện ý kiến chỉ đạo của người ra quyết định thanh tra
Bước 5: Xây dựng dự thảo kết luận thanh tra
Bước 6: Ký ban hành và công bố kết luận thanh tra
Bước 7: Giao trả hồ sơ, tài liệu
Bước 8: Tổng kết hoạt động của Đoàn thanh tra
Bước 9: Lập, bàn giao hồ sơ thanh tra
2.5. Giới thiệu sơ lược về huyện Trần Văn Thời
2.5.1. Vị trí địa lý
Huyện Trần Văn Thời nằm về phía tây của tỉnh Cà Mau, diện tích tự nhiên
70.271,64ha, bằng 13,44% diện tích tự nhiên của tỉnh.
- Phái Bắc tiếp giáp với huyện U Minh, Thái Bình
- Phía Đông tiếp giáp với thành phố Cà Mau, huyện Cái Nước;
- Phía Nam tiếp giáp với huyện Phú Tân;
- Phía Tây tiếp giáp với Biển .
Huyện Trần Văn Thời có 13 đơn vị hành chính, bao gồm thị trấn Trần Văn Thời,
thị trấn Sông Đốc và 11 xã: Khánh Bình, Khánh Bình Đông, Khánh Bình Tây, Khánh
Bình Tây Bắc, Khánh Hưng, Khánh Hải, Khánh Lộc, Lợi An, Phong Điền, Phong Lạc
và Trần Hợi.
Trung tâm huyện lỵ đặt tại thị trấn Trần Văn Thời; thị trấn Sông Đốc hiện là đô

thị loại IV nằm ở phía Nam của huyện Trần Văn Thời, bên cửa sông Ông Đốc, là một
trong những bến cảng tập trung tàu thuyền đông nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long,
là vùng đất chứa đựng nhiều sắc thái văn hoá miệt biển độc đáo. Thị trấn Sông Đốc có
hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, phát triển theo hướng công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ.
Với chiều dài bờ biển dài 34km, có cửa biển Sông Đốc, có các cụm đảo gần bờ
và huyện là địa bàn được lựa chọn làm nơi tiếp bờ của tuyến đường ống dẫn khí PM3 Cà Mau… nên huyện Trần Văn Thời là một trong những huyện trọng điểm về kinh tế
biển kết hợp với bảo vệ an ninh quốc phòng sẽ tạo thế lực tốt hơn để phát triển kinh tế
18


xã hội, góp phần bảo vệ chủ quyền vùng biển của phía Tây Nam của Tổ quốc. Địa bàn
huyện Trần Văn Thời nằm ở cả 2 vùng quy hoạch chuyển đổi sản xuất của tỉnh Cà
Mau nên huyện có điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản một cách đa
dạng và có khả năng tăng trưởng nhanh trong những năm sắp tới.

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử huyện Trần Văn Thời)

Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Trần Văn Thời – tỉnh Cà Mau

2.5.2. Điều kiện tự nhiên
a) Khí hậu và thời tiết
Mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm thuận lợi cho cây
trồng vật nuôi phát triển. Thời tiết có 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11
với lượng chiếm trên 88% lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 với
lượng mưa chiếm 12% lượng mưa cả năm. Lượng mưa trung bình hàng năm là 2,39 mm
phân bổ không đều trong các tháng, tháng 8 đến tháng 10 có lượng mưa cao nhất sau
đó giảm dần đến tháng 11. Mùa mưa nguồn nước cung cấp dồi dào cho sản xuất nông
nghiệp, mùa khô nguồn nước ngọt còn hạn chế, chủ yếu là ngăn mặn và giữ ngọt tại
chổ.

Chế độ gió thịnh hành theo mùa, mùa khô thịnh hành gió Đông Bắc, mùa mưa
thịnh hành gió Tây Nam, trong mùa mưa thường xuyên xảy ra giông, lốc xoáy.
b) Thủy văn
Mặc dù tiếp giáp với vịnh Thái Lan nhưng huyện Trần Văn Thời chịu ảnh hưởng
của cả thủy triều vịnh Thái Lan và thủy triều biển Đông. Thủy triều vịnh Thái Lan là
19


chế độ nhật triều không đều, đỉnh triều cao 1,4 – 1,6m, chân triều 0,7 – 0,8m, biên độ
triều trung bình 0,6 – 0,7m. Do có nhiều cửa sông, kênh lớn ăn thông ra biển như Sông
Đốc, Mỹ Bình, Ba Tỉnh, Đá Bạc,… nên tác động của thủy triều vịnh Thái Lan là khá
mạnh. Đồng thời, huyện Trần Văn Thời còn chịu tác động của triều biển Đông nên tạo
ra một số vùng giáp nước.
c) Nguồn nước
Nước mặt: Phụ thuộc chủ yếu vào mùa mưa và triều biển, biên độ dao động mực
nước trên kinh rạch không lớn khoảng 0,39 – 0,59m nên khó giải quyết vấn đề tự tiêu
chảy và một số diện tích trũng thường bị ngập úng khi có mưa lớn kéo dài trong nhiều
ngày. Trong mùa mưa thường khoảng tháng 9 – 10 nước trên các sông rạch đều ngọt
hoàn toàn thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, trong mùa khô với hệ thống sông, kinh
rạch chằng chịt và theo triều nước mặn dể xâm nhập sâu vào nội địa nếu không thực
hiện tốt công tác thủy lợi ngăn mặn, giữ ngọt đối với việc canh tác nông nghiệp thì đây
là yếu tố hạn chế, xét về mặt nuôi trồng thủy sản thì đây lại là yếu tố thuận lợi.
Nước ngầm: Theo kết quả điều tra của Liên đoàn Bản đồ địa chất miền Nam
nước ngầm ở huyện Trần Văn Thời được phân chia thành 7 tầng chứa nước: tầng 1 có
độ sâu đáy tầng trung bình từ 32 – 45m; tầng 2 có độ sâu đáy tầng từ 89 – 136m; tầng
3 có độ sâu đáy tầng từ 146 – 233m; tầng 4 có độ sâu đáy tầng từ 198 – 306m; tầng 5
có độ sâu đáy tầng từ 300 – 348m; tầng 6 có độ sâu đáy tầng từ 372m; tầng 7 có độ sâu
đáy tầng từ 372 – 415m.
d) Tài nguyên đất
Địa hình toàn huyện tương đối bằng phẳng, chênh lệch độ cao ít, Cao độ trung

bình mặt ruộng từ +0,5m đến +1m, một số liếp vườn có độ cao 1,2 – 1,5m. Một số
vùng trong huyện có địa hình thấp trũng như vùng Trấp thuộc các xã Trần Hợi, Khánh
Bình Đông,… Địa tầng địa chất trong vùng tương đối đồng nhất, cấp tải trọng yếu.
Huyện Trần Văn Thời có 2 nhóm đất chính: nhóm đất mặn chiếm 34,5% và
nhóm đất phèn chiếm 65,5%. Mặc dù đa số đất đai của huyện bị nhiễm phèn mặn
nhưng với những chế độ canh tác và cơ cấu sản xuất hợp lý vẫn cho phép phát triển
kinh tế nông lâm ngư nghiệp toàn diện.
Tài nguyên đất của huyện vừa qua được sử dụng tương đối phù hợp giữa tài
nguyên đất và nước, góp phần tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích, nhất là sau khi
có chủ trương chuyển đổi cơ cấu sản xuất. Một số diện tích chuyên trồng lúa ở các xã
phía Nam sông Ông Đốc đã chuyển sang nuôi tôm kết hợp trồng lúa theo chủ trương
chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông lâm ngư nghiệp của tỉnh. Giá chuyển nhượng quyền
sử dụng đất nông nghiệp ở những vùng chuyển đổi cơ cấu sản xuất, ở khu vực thị trấn,
các trục lộ giao thông tăng khá nhanh thúc đẩy kinh tế huyện chuyển động.
20


e) Tài nguyên rừng
Trên địa bàn huyện Trần Văn Thời có 5 đơn vị quản lý sử dụng đất lâm nghiệp là
lâm ngư trường Trần Văn Thời, Hạt kiểm lâm rừng đặc dụng Vồ Dơi, Hạt kiểm lâm
rừng phòng hộ Biển Tây, Trung tâm nghiên cứu ứng dụng kĩ thuật rừng ngập Minh Hải
và Kiểm lâm đảo Hòn Chuối.
Nhìn chung rừng của huyện Trần Văn Thời chủ yếu là rừng trồng quảng canh và
tái sinh tự nhiên, độ sinh trưởng chậm, mật độ không đều, trữ lượng thấp, đa số diện
tích rừng không được chăm sóc nuôi dưỡng nên nhiều diện tích bị sậy, dây choại lấn át
hiệu quả không cao, rừng dể bị cháy. Vì vậy, để khôi phục bảo vệ và phát triển tài
nguyên rừng cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, đặc biệt là phải sớm thực hiện đổi
mới tổ chức quản lý rừng và đất lâm nghiệp.
f) Tài nguyên biển
Chiều dài bờ biển của huyện dài 36km, bằng 14,3% chiều dài bờ biển toàn tỉnh

(là huyện có bờ biển dài thứ 2 trong tỉnh sau huyện Ngọc Hiển). Dọc bờ biển của
huyện có một số cửa sông lớn ăn thông ra biển như cửa Sông Đốc, cửa Đá Bạc, cửa Ba
Tỉnh, cửa Mỹ Bình,… đã hình thành các khu dân cư, các cụm kinh tế xã hội ven biển
quan trọng của tỉnh, đặc biệt là khu vực thị trấn Sông Đốc. Các cửa biển này là những
địa bàn có các yếu tố phát triển nhanh về kinh tế xã hội địa phương.
Trong vùng biển của huyện có một số cụm đảo gần bờ:
- Cụm đảo Hòn Chuối có tọa độ địa lý 104 039’15” kinh độ Đông, 8056’40” vĩ độ
Bắc; gồm có đảo Hòn Chuối và Hòn Hàn, thuộc địa bàn quản lý hành chính của thị
trấn Sông Đốc, cách đất liền khoảng 35km, diện tích 158ha, độ cao 154m so với mặt
biển. Địa hình đảo dốc, có nhiều đá, từ sườn núi lên đỉnh có cây rừng thưa.
- Đảo Hòn Đá Bạc cách đất liền khoảng 399m, thuộc địa bàn quản lý của xã
Khánh Bình Tây, diện tích tự nhiên 5,2ha.
Những cụm đảo trên có vị trí chiến lược quan trọng, là cầu nối vươn ra biển, là
điểm tựa để khai thác kinh tế biển và là những điểm tiền tiêu bảo vệ Tổ quốc.
g) Khoáng sản
Huyện Trần Văn Thời có 2 loại khoáng sản là than bùn và đất sét.
- Về than bùn: Diện tích phân bổ chủ yếu ở khu vực rừng đặc dụng Vồ Dơi và
lâm ngư trường Trần Văn Thời. Huyện có khoảng 4.000ha đất than bùn, trong đó loại
dày và rất dày khoảng 2.000ha (chủ yếu ở khu vực rừng đặc dụng Vồ Dơi). Tuy nhiên
do cháy rừng nên diện tích và trữ lượng than bùn của huyện chỉ còn gần 2.500ha, trong
đó ở rừng đặc dụng Vồ Dơi khoảng 1.365ha và lâm ngư trường Trần Văn Thời còn
khoảng 1.130ha.
21


- Về đất sét: Ở huyện có một số mỏ đất sét ở các khu vực xã Khánh Bình Đông,
Phong Lạc và Lợi An. Qua khảo sát sơ bộ nhìn chung đất sét tại các mỏ đều có chất
lượng đảm bảo yêu cầu để sản xuất gạch thẻ và gạch ống, mỗi mỏ đất sét có thể sản
xuất với quy mô 300 – 500 ngàn viên/năm đáp ứng một phần vật liệu xây dựng của địa
phương.

h) Môi trường sinh thái
Nhìn chung quá trình khai thác tài nguyên thiên nhiên trong nhiều năm qua cho
các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội còn ở mức độ thấp. Tình trạng ô nhiễm môi
trường nước và không khí tuy chưa vượt ngưỡng tiêu chuẩn cho phép nhưng đang diễn
biến theo chiều hướng xấu. Tình trạng cháy rừng tràm đã làm giảm độ che phủ, mất
nguồn than bùn… Một số vấn đề cảnh báo và cần sớm có biện pháp khắc phục là nguy
cơ ô nhiễm môi trường khu vực cửa biển Sông Đốc, các vùng nuôi tôm,… do ý thức
bảo vệ môi trường của người dân chưa tốt, tình trạng làm nhà, chuồng heo, làm cầu
tiêu ven sông, trên kênh rạch xả rác thải, nước sinh hoạt xuống sông rạch còn phổ
biến,… Đặc biệt khu vực cửa Sông Đốc có mật độ dân cư cao, số lượng tàu thuyền cập
bến lớn gây ảnh hưởng đến môi trường do tình trạng xả nước thải, rác thải, dầu cặn
xuống sông. Nguồn lợi thủy hải sản có dấu hiệu cạn kiệt, nhất là vùng ven bờ, quá
trình chuyển dịch sản xuất sang nuôi tôm vùng nam Sông Đốc không đồng bộ các giải
pháp đầu tư và tổ chức sản xuất gây ô nhiễm nguồn nước, lây lan dịch bệnh…
2.5.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
a) Dân số
Theo số liệu thống kê, đến năm 2014 toàn huyện có 189.911 người, trong đó nam
chiếm 47,9% và nữ chiếm 52,1%.
Dân số thành thị là 37.644 người chiếm 19,82% và nông thôn là 152,267người
chiếm 80,18%. Mật độ dân số trung bình là 270 người/km2.
b) Kinh tế
Địa bàn huyện Trần Văn Thời nằm ở cả 2 vùng quy hoạch chuyển đổi sản xuất
của tỉnh Cà Mau (hệ sinh thái mặn và hệ sinh thái ngọt-lợ) vì vậy huyện có điều kiện
phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản một cách đa dạng, bền vững và có khả năng
tăng trưởng nhanh.
Thế mạnh của huyện là nông nghiệp, nuôi trồng và khai thác thủy sản biển. Với
vị trí đắc địa ở vùng cửa sông giáp biển nên có lợi thế mạnh về nuôi trồng thuỷ sản,
nổi bật là tôm sú, kế đến là trồng cây như Lúa, và tiềm năng phát triển du lịch. Nhờ tập
trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, nên từ năm 2010 đến nay, tình hình kinh
tế - xã hội của huyện tiếp tục phát triển ổn định; sản lượng lúa, thủy sản tăng; tốc độ

22


tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm 12%;
Từ những tiềm năng to lớn đó góp phần phát triển các ngành công nghiệp phục
vụ kinh tế biển và nông nghiệp nông thôn như chế biến thủy sản, cơ khí sửa chữa tàu
thuyền, sản xuất nước đá, xay xát lương thực, chế biến thức ăn gia súc. Quy hoạch và
thu hút các dự án đầu tư công nghiệp vào cụm công nghiệp Sông Đốc và một số điểm
sản xuất công nghiệp khác.
2.6. Các quy trình giải quyết tranh chấp, khiếu nại đất đai trên địa bàn huyện
2.6.1. Quy trình, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp
a) Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai
Khi hộ gia đình, cá nhân tranh chấp đất đai với nhau xảy ra trên địa bàn huyện
Trần Văn Thời thì trước tiên các bên tranh chấp phải chủ động gặp gỡ để hòa giải.
Trường hợp các bên không hòa giải được thì làm đơn gửi đến cơ quan có thẩm quyền
giải quyết.
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày UBND xã nhận được đơn yêu cầu
giải quyết tranh chấp. UBND xã phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành
viên mặt trận, các tổ chức xã hội khác và công dân ở địa phương để tiến hành hòa giải.
Kết quả hòa giải phải được ghi lại bằng biên bản, có đầy đủ các thành phần tham
dự hòa giải và các bên ký tên. Chủ tịch UBND xã, thị trấn ký tên, đóng dấu xác nhận
hòa giải thành hoặc không thành. Biên bản hòa giải phải gởi cho các bên tranh chấp và
lưu tại UBND xã, thị trấn. Thời hạn hòa giải là 30 ngày kể từ ngày nhận đơn.
Đối với các vụ việc TCĐĐ được hòa giải thành, UBND xã, thị trấn phải tiến
hành tổ chức thực hiện; nếu kết quả hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh
giới, chủ sử dụng đất thì UBND xã, thị trấn phải lập báo cáo gởi Phòng TNMT huyện
tham mưu trình Chủ tịch UBND huyện quyết định.
Đối với các vụ việc TCĐĐ hòa giải không thành mà đương sự có GCNQSDĐ
hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai năm 2013 và
tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì hướng dẫn đương sự gởi đơn đến Tòa án nhân

dân để được giải quyết.
Đối với các vụ việc TCĐĐ hòa giải không thành mà đương sự không có các loại
giấy tờ kể trên, thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện thì hướng dẫn đương
sự nộp đơn tại điểm tiếp công dân của huyện trong 10 ngày kể từ ngày ký biên bản hòa
giải lần cuối.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hòa giải lần cuối không thành, UBND xã, thị
trấn phải lập báo cáo có đề xuất quan điểm giải quyết gửi về UBND huyện (điểm tiếp
công dân) cùng toàn bộ hồ sơ có liên quan (biên bản xác minh, nguồn gốc, quá trình sử
23


dụng, giấy nộp thuế, vị trí tứ cận phần đất tranh chấp và các biên bản hòa giải) phải lập
danh mục hồ sơ và bàn giao cho cán bộ tiếp công dân của huyện.
Trường hợp hồ sơ không đúng quy định, Chánh văn phòng HĐND-UBND huyện
có văn bản yêu cầu bổ sung, trong thời hạn 05 ngày Chủ tịch UBND xã - thị trấn phải
bổ sung đầy đủ các yêu cầu.
Đơn tranh chấp đất đai giao Phòng TNMT thụ lý, tham mưu giải quyết.
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được đơn do UBND huyện giao,
Trưởng Phòng TNMT phải ra quyết định thụ lý để giải quyết và thông báo bằng văn
bản cho người khiếu nại biết.
Công chức được phân công thụ lý đơn có trách nhiệm thẩm tra, xác minh và thu
thập chứng cứ, báo cáo đúng thời gian và quy định.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định thụ lý để giải quyết, Phòng
TNMT phải hoàn thành việc xác minh, thu thập chứng cứ, báo cáo đề xuất hướng giải
quyết, tham mưu văn bản trả lời trước khi đưa ra hội đồng tư vấn giải quyết đơn huyện
giải quyết.
Đối với các tranh chấp đất đai mà một trong hai bên là chức sắc tôn giáo; người
có uy tín, có ảnh hưởng lớn trong các tôn giáo; cán bộ cách mạng lão thành, bà mẹ
Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động, cán bộ đảng
viên chủ chốt thuộc diện quản lý của cấp ủy thì Thủ trưởng cơ quan thụ lý đơn có trách

nhiệm tham mưu Chủ tịch UBND huyện báo cáo bằng văn bản và xin ý kiến chỉ đạo
của cấp ủy trước khi đưa ra giải quyết.
Đối với vụ việc phức tạp trước khi ban hành quyết định giải quyết khiếu nại, Thủ
trưởng cơ quan trực tiếp thụ lý có trách nhiệm soạn thảo văn bản trình Chủ tịch UBND
huyện ký gởi Sở, Ngành của tỉnh có liên quan để tham khảo ý kiến về đường lối giải
quyết.
Trường hợp quyết định giải quyết TCĐĐ của UBND huyện bị khiếu nại tiếp
thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh thụ lý giải quyết; ngành nào đã tham mưu UBND
huyện giải quyết, giao ngành đó có trách nhiệm tập hợp hồ sơ có liên quan và thay mặt
UBND huyện trực tiếp làm việc theo yêu cầu của cơ quan thụ lý.

b) Quy trình giải quyết TCĐĐ trên địa bàn huyện Trần Văn Thời
24


Hình 2.2: Quy trình giải quyết TCĐĐ trên địa bàn huyện Trần Văn Thời

2.6.2. Quy trình, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại về đất đai
a) Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại về đất đai
Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được đơn, cán bộ công chức tiếp công
dân phải vào sổ theo dõi, phân loại, tham mưu lãnh đạo Văn phòng HĐND-UBND
Huyện, Thanh tra huyện để thống nhất hướng xử lý đơn, đồng thời lãnh đạo Văn
phòng HĐND-UBND huyện thừa lệnh Chủ tịch UBND huyệngửi công văn giao cho
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan thụ lý giải quyết.
Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của UBND Huyện, Thủ
trưởng các cơ quan liên quan phải báo cáo UBND Huyện việc ban hành Quyết định
thụ lý đơn của đơn vị hoặc văn bản trả lời cho người khiếu nại biết rõ lý do không thụ
lý.
Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày kể từ ngày Thủ trưởng cơ quan được giao có
văn bản trả lời, cán bộ công chức tiếp dân phải tham mưu lãnh đạo thông báo bằng văn

bản để tổ chức hoặc các nhân có KN-TC biết cơ quan, bộ phận chuyên môn nào thụ lý.
25


×