Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

Dự án kinh doanh nhà hàng ẩm thực biển miền tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 74 trang )

Dự án kinh doanh Nhà hàng Ẩm thực Biển Miền Tây
PHẦN I - TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
Chương 1
TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở hình thành đề tài
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng kinh tế, văn hoá, chính trị đặc biệt quan
trọng của khu vực phía Nam, nối liền với TP. Hồ Chí Minh và miền Đông Nam bộ - khu vực
có đường giao thông hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng. Đây là những thuận lợi cho
việc tiếp cận các thị trường du lịch trong nước, khu vực và quốc tế. Ngoài ra, ĐBSCL còn có
những nét độc đáo riêng có của vùng về thiên nhiên, sông nước hữu tình,... ĐBSCL là khu
vực có tiềm năng về du lịch, độc đáo, không giống với vùng miền nào của cả nước. Nơi đây,
có dòng sông Mêkông bồi đắp phù sa màu mỡ, với 2 nhánh sông chính là sông Tiền và sông
Hậu, hệ thống kênh rạch chằng chịt giao thoa cùng núi rừng, biển đảo đã hình thành một vùng
sinh thái đa dạng, tạo nên những cảnh quan đặc sắc, hùng vĩ, chứa bao điều kỳ thú mời gọi du
khách gần xa.
Hòa mình cùng với nhịp phát triển du lịch của các tỉnh trong vùng ĐBSCL và mục tiêu, chính
sách phát triển du lịch của tỉnh Kiên Giang thì thành phố Rạch Giá là một trong 4 đô thị trọng
điểm của Đồng bằng sông Cửu Long. Không chỉ là đô thị lớn của vùng, là khu vực có nền
kinh tế phát triển năng động của cả nước, thành phố biển miền Tây Nam này ngày càng có
nhiều du khách biết đếnvới nền du lịch đặc biệt phát triển thì Rạch Gía cũng là những lợi thế
để vươn mình phát triển với nhiều thắng cảnh biển
Theo dự báo của Sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Kiên Giang thì hàng năm số lượng
du khách đến với Thành phố Rạch Gía sẽ tăng từ 10 – 15% mỗi năm. Chính vì vậy nhu cầu về
dịch vụ ăn uống sẽ tăng cao, nhưng thực tế hiện nay ở Rạch Gía thì số lượng nhà hàng có
công suất phục vụ cùng một lúc 100 khách và tối đa 200 khách/ ngày còn khá ít. Theo khảo
sát thực tế thì có khoảng 10 nhà hàng, còn lại các quán ăn nhỏ. Nên thị trường dịch vụ ăn
uống còn rất tiềm năng. Chính vì vậy là một người con sinh ra và lớn lên ở Kiên Giang, với
mong muốn được góp sức mình vào công cuộc xây dựng và phát triển tỉnh nhà. Và cùng với
long đam mê, tiềm lực, kinh nghiệm và sự am hiểu về ngành dịch vụ ăn uống của địa phương
cùng với những chính sách hỗ trợ đầu tư của Thành phố Rạch Giá và nhu cầu thực tế của
ngành nên tôi quyết định lập “Dự án kinh doanh nhà hàng hải sản Ẩm thực Biển Miền Tây


tại thành phố Rạch Gía”.


Dự án kinh doanh Nhà hàng Ẩm thực Biển Miền Tây
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Thiết lập dự án kinh doanh Nhà hàng hải sản Ẩm thực Biển Miền Tây tại Thành phố
Rạch Gía - Kiên Giang nhằm mục đích giúp cho Nhà đầu tư lựa chọn được phương án tối ưu
nhất khi lựa chọn đầu tư, là cơ sở để huy động vốn, tổ chức khai thác và quản lý khi đầu tư.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Căn cứ pháp lý và các chính sách ưu đãi của chính quyền địa phương đối
với dự án.
Mục tiêu 2: Phân tích thị trường của dự án
Mục tiêu 3: Hoạch định kế hoạch khai thác kinh doanh dự án.
Mục tiêu 4: Đánh giá hiệu quả tài chính, kinh tế - xã hội của dự án đầu tư.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
1.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp chủ yếu từ báo điện tử, tạp chí, internet,…và số liệu thống kê
du lịch của Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Kiên Giang được công bố trên website tỉnh
Kiên Giang. Dựa vào số liệu thu thập trên để tiến hành phân tích và làm rõ vấn đề nghiên cứu.
1.3.2. Phương pháp phân tích số liệu
Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp tổng hợp các căn cứ pháp lý và các chính sách ưu
đãi của chính quyền địa phương để làm cơ sở tiến hành lập dự án.
Mục tiêu 2 và mục tiêu 3: Sử dụng phương pháp so sánh, phân tích dự báo để phân
tích thị trường của dự án và hoạch định kế hoạch khai thác kinh doanh dự án.
Mục tiêu 4: Sử dụng phương pháp tổng hợp từ các phân tích để đánh giá hiệu quả tài
chính, kinh tế - xã hội của dự án đầu tư.
1.4. Đối tượng - phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Dự án kinh doanh Nhà hàng hải sản Ẩm thực Biển Miền Tây tại Thành phố Rạch Gía,

Kiên Giang.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu


Dự án kinh doanh Nhà hàng Ẩm thực Biển Miền Tây
1.4.2.1. Không gian
Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Rạch Gía
1.4.2.2. Thời gian
- Đề tài được thực hiện từ tháng 05/2018 đến tháng 07/2018.
- Số liệu nghiên cứu được thu thập từ năm 2013 đến nay.
1.5. Ý nghĩa đề tài
Đối với bản thân sinh viên khi lập dự án kinh doanh Nhà hàng Hải sản Âm Thực Biển
Miền Tây đây là cơ hội thực tế để sinh viên hiểu rõ về quá trình lập một dự án cụ thể. Từ đó
tích lũy thêm kinh nghiệm thực tế quý báo cho hành trang tri thức khi bước vào lập nghiệp.
Đối với chủ đầu tư lập dự án Nhà hàng Ẩm thực Biển Miền Tây là cơ sở để chủ đầu tư
bỏ vốn kinh doanh, quản lý, khai thác dự án và huy động vốn đầu tư.
Đối với địa phương khi dự án Nhà hàng Ẩm thực Biển Miền Tây đi vào hoạt động sẽ
tạo thêm điểm đến mới để du khách vui chơi, giải trí và thưởng thức những món ăn đặc sản
của Rạch Gía mà chỉ nhà hàng Ẩm thực Biển Miền Tây mới có. Bên cạnh đó, nhà hàng Ẩm
thực Biển Miền Tây sẽ là điểm đến lý tưởng để người dân địa phương đến ăn uống, thư giản
và tổ chức tiệc, hội nghị,.. Từ đó tăng thêm doanh thu cho ngành dịch vụ du lịch và tạo việc
làm cho người dân địa phương.
1.6. Bố cục đề tài
Phần I – Tổng quan
Chương 1: Tổng quan đề tài
Chương 2: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu
Phần II – Nội dung dự án
Chương 1: Sự cần thiết đầu tư
Chương 2: Phân tích thị trường
Chương 3: Phân tích kỹ thuật môi trường

Chương 4: Phân tích quản trị và nhân sự dự án
Chương 5: Phân tích tài chính dự án
Chương 6: Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội dự án


Dự án kinh doanh Nhà hàng Ẩm thực Biển Miền Tây
Chương 7: Kết luận - kiếnnghị


Dự án kinh doanh Nhà hàng Ẩm thực Biển Miền Tây
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản về dự án đầu tư
Dự án đầu tư là một tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt
động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định (Luật đầu tư 2005).
Dự án đầu tư là tổng thể các chính sách, hoạt động và chi phí có liên quan với nhau
được hoạch định nhằm đạt được mục nào đó trong thời gian nhất định (theo Ngân hàng thế
giới).
2.1.2. Yêu cầu của một Dự án đầu tư
Để một dự án có sức thuyết phục, khách quan, có tính khả thi cao đòi hỏi phải đảm bảo
các yêu cầu sau:
- Tính pháp lý: Dự án muốn được nhà nước cấp giấy phép thì phải không vi phạm an
ninh, quốc phòng, môi trường luật pháp của Nhà nước; phải nghiên cứu kỹ các vấn đề luật
pháp có liên quan đến lĩnh vực đầu tư (Luật đầu tư, Luật lao động, Luật đất đai, Thuế, các
chính sách khác…)
- Tính khoa học thể hiện các mặt sau:
+ Về số liệu thông tin phải đảm bảo tính trung thực, khách quan. Những số liệu điều tra
có phương pháp điều tra đúng, số mẫu điều tra phải đủ lớn…
+ Phương pháp tính toán phải đảm bảo tính chính xác, phải đảm bảo tính chất có thể so

sánh được giữa những chỉ tiêu cần so sánh.
+ Phương pháp lý giải hợp lý, logic, chặc chẽ giữa các nội dung riêng lẽ của dự án.
- Tính khả thi: dự án đầu tư có tính khả thi nghĩa là dự án đầu tư phải có khả năng ứng
dụng và triển khai trong thực tế, vì vậy muốn đảm bảo yêu cầu tính khả thi thì dự án đầu tư
phải phản ánh đúng môi trường đầu tư, tức là phải xác định đúng trong những hoàn cảnh và
điều kiện cụ thể về môi trường, mặt bằng, nguồn vốn….
- Tính hiệu quả: Được phản ánh thông qua các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, các chỉ tiêu thể
hiện tính khả thi về mặt tài chính và các chỉ tiêu nói lên tính hiệu quả kinh tế - xã hội mà dự


Dự án kinh doanh Nhà hàng Ẩm thực Biển Miền Tây
án mang lại. Để đảm bảo điều này khi soạn thảo cần tính toán kỹ lưỡng và nắm chắc các số
liệu đầu vào, đầu ra vào thị trường của sản phẩm của dự án.
2.1.3. Đặc điểm, vai trò của dự án đầu tư
2.1.3.1. Đặc điểm của dự án đầu tư
- Đối Nhà nước và các định chế tài chính: Dự án đầu tư là cơ sở thẩm định, ra quyết
định đầu tư, quyết định tài trợ cho dự án.
- Đối với chủ đầu tư:
+ Là căn cứ quan trọng để quyết định bỏ vốn đầu tư.
+ Là văn kiện, cơ sở xin phép đầu tư và giấy phép đầu tư.
+ Là phương tiện để tìm đối tác trong và ngoài nước liên doanh bỏ vốn đầu tư.
+ Là phương tiện thuyết phục các tồ chức tài chính tài trợ hoặc cho vay.
+ Là căn cứ quan trong để xem xét giải quyết mối liên hệ về quyền lợi và nghĩa vụ của
các bên tham gia.
2.1.3.2. Vai trò của dự án đầu tư
- Góp phần xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, tạo nguồn lực mới cho sự phát triển.
- Giải quyết mối quan hệ cung –cầu về sản phẩm và dịch vụ trên thị trường, cân đối quan
hệ giữa sản xuất và tiêu dùng trong xã hội.
- Là phương tiện để khai thác và phát triển hiệu quả các nguồn lực quốc gia và là phương
tiên chuyển dịch và phát triển cơ cầu kinh tế.

- Giải quyết mối quan hệ cung-cầu về vốn trong phát triển.
- Góp phần không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, cải tiến
bộ mặt kinh tế xã hội của đất nước.
2.1.3.3. Bản chất của dự án đầu tư
Dự án đầu tư được hình thành và thực hiện bằng các nguồn lực huy động chính như sau:
Vốn, Công nghệ, Lao động và Tài nghiên thiên nhiên. Giống như lý thiết phát triển của một
quốc gia thì trong đó nhân tố “con người” là quyết định, được thể hiện bởi công thứ sau:

D = f(C, T, L, R)
D- Khả năng phát triển của một quốc gia.


Dự án kinh doanh Nhà hàng Ẩm thực Biển Miền Tây
C- Khả năng về vốn
T- Khả năng về công nghệ
L- Khà năng về lao động (con người)
R- Khả năng về tài nguyên thiên nhiên.
2.1.3.4. Mục đích soạn thảo dự án đầu tư
- Giúp cho nhà đầu tư và cơ quan quản lý lựa chọn phương án, giải pháp tối ưu trong
việc sử dụng các nguồn lực có hạn.
- Giúp cho việc quản lý, thu hồi vốn và lợi nhuận cho nhà đầu tư, đồng thời mang lại lợi
ích cho xã hội và góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.
2.1.4. Phân loại dự án
Có nhiều cách phân loại dự án theo sản xuất, theo lĩnh vực hoạt động, theo cấp quản lý,
theo lãnh thổ, theo nguồn vốn…thùy theo qui mô, tính chất, đặc điểm của từng dự án.
Ở nước ta hiện nay thì theo Nghị định 112/2006/NĐ-CP ngày 29/09/2006 dự án đầu tư
được phân loại cơ bản sau:
- Dự án quan trọng quốc gia.
- Dự án không kể mức đầu tư thuộc các lĩnh vực: Bảo vệ ANQP, ý nghĩa chính trị xã
hội, chất độc hại, hạ tầng KCN (thường nhóm A).

- Dự án dựa vào qui mô ngành theo Tổng mức đầu tư có nhóm A, B, C (ví dụ: A >1.500
tỷ đồng, B khoảng 75-1.500 tỷ đồng, C <75 tỷ đồng).
2.1.5. Nội dung cơ bản của dự án đầu tư
Nhằm mục đích phản ánh đầy đủ những căn cứ thực tế để các nhà đầu tư và cơ quan
quản lý Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định đầu tư hoặc không đầu tư cho dự án.
Nội dung dự án phải thể hiện các phương diện sau:
- Giới thiệu chung
- Phương diện thị trường
- Kỹ thuật và môi trường
- Tổ chức quản trị & Nhân sự
- Tài Chính & Tài trợ


Dự án kinh doanh Nhà hàng Ẩm thực Biển Miền Tây
- Lợi ích kinh tế - xã hội
2.2. Khung nghiên cứu và mô hình nghiên cứu
2.2.1. Phân tích về thị trường dự án kinh doanh
Cần nghiên cứu các vấn đề sau:
+ Xác định nhu cầu thị trường: Loại hàng, chất lượng và số lượng.
+ Xác định nguồn: Khả năng cung cấp hiện tại và những năm tới.
+ Xác định giá cả: So sánh giá thành sản phẩm dự án với các sản phẩm tương tự.
+ Tiếp thị: Chương trình của dự án và sự khác biệt so với các nhà cạnh tranh trên thị
trường…
2.2.1.1. Khách hàng
Khách hàng là người tiêu thụ sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp cung ứng, là đối
tượng mà doanh nghiệp phục vụ, là yếu tố quyết định thành công hay thất bại của doanh
nghiệp. Sự tín nhiệm của khách hàng là tài sản vô giá và có giá trị lớn nhất của doanh nghiệp.
Sự tín nhiệm đó đạt được khi doanh nghiệp cung cấp sản phẩm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu
của khách hàng tốt hơn đối thủ cạnh tranh. Khách hàng luôn muốn được phục vụ tốt nhất,
chất lượng sản phẩm tốt nhất nhưng giá phải rẻ nhất nên có thể gây bất lợi cho doanh nghiệp

bằng cách ép giá xuống hay đòi hỏi chất lượng cao hơn hoặc nhiều dịch vụ hơn.
2.2.1.2. Đối thủ cạnh tranh
Trong nhóm đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp có thể kể đến hai nhóm: đối thủ cạnh
tranh hiện tại và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
- Đối thủ cạnh tranh hiện tại: Là những doanh nghiệp cung ứng cùng một loại sản
phẩm, dịch vụ và cùng hoạt động trên thị trường. Một doanh nghiệp muốn ngày càng phát
triển và chiếm lĩnh thị trường trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì phải hiểu
biết và nắm rõ thông tin về đối thủ cạnh tranh. Việc am hiểu đối thủ cạnh tranh có ý nghĩa
quan trọng đối với doanh nghiệp, nó quyết định tính chất và khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp. Doanh nghiệp cần phân tích từng đối thủ cạnh tranh để biết về mục đích tương lai,
chiến lược kinh doanh đang thực hiện, điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh để có thể
đưa ra những biện pháp phản ứng và quyết định đúng đắn.
- Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Là những doanh nghiệp hiện tại chưa phải là đối thủ
cạnh tranh nhưng trong tương lai họ có thể sẽ gia nhập ngành và trở thành đối thủ cạnh tranh.


Dự án kinh doanh Nhà hàng Ẩm thực Biển Miền Tây
Việc xuất hiện đối thủ cạnh tranh mới dẫn đến nguy cơ làm cho mức lợi nhuận của doanh
nghiệp suy giảm do họ đưa vào khai thác các năng lực sản xuất mới và mong muốn giành
được thị phần và các nguồn lực cần thiết. Doanh nghiệp cần bảo vệ vị thế cạnh tranh của mình
bằng những hàng rào hợp pháp để ngăn chặn những đối thủ cạnh tranh mới vào ngành.

2.2.1.3. Nhà cung ứng
Nhà cung ứng là những tổ chức cung cấp các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp hoạt
động. Các yếu tố đầu vào như: vật tư, thiết bị, nguồn lao động, nguồn tài chính,... Bất kỳ biến
đổi nào xuất phát từ phía nhà cung ứng thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Khi
nhà cung ứng nâng giá, giảm chất lượng sản phẩm mà họ cung ứng hoặc giảm các dịch vụ đi
kèm sẽ làm giảm mức lợi nhuận của doanh nghiệp do chi phí đầu vào tăng cao. Do đó, doanh
nghiệp phải luôn có đầy đủ, chính xác những thông tin về tình trạng, số lượng, chất lượng, giá
cả,... của các yếu tố nguồn lực cho sản xuất hàng hóa..

2.2.2. Phân tích kỹ thuật và qui trình sản xuất của dự án
Các mặt chủ yếu sau:
- Sản phẩm: Nghiên cứu đặc tính, công dụng, kích thước, bao bì…
- Phương pháp sản xuất kinh doanh: Quy trình sản xuất sản phẩm, so sánh chọn ra
phương pháp khả thi.
- Máy móc và thiết bị: Đặc điểm kỹ thuật, công suất lý thuyết, trang bị phụ tùng thay
thế; giá cả, nhà cung cấp; hợp đồng mua bán

lắp đặt giao nhận, thanh toán, chế độ hậu

mãi…
- Địa điểm xây dựng: Về mặt lợi ích vận chuyển với hệ thống vận chuyển, cơ sở hạ
tầng, địa lý tự nhiên và môi sinh; kiến trúc công trình cho phép và khả năng mở rộng trong
tương lai.
- Nguồn cung cấp nguyên vật liệu: Đặc điểm lý tính, hóa tính, chất lương nguyên vật
liệu; Độ tinh cậy trong quan hệ cung ứng, điều kiện giao nhận và thanh toán…
- Các yếu tố đầu vào khác: Điện nước nhiên liêu, bưu chính viễn thông…
- Ảnh hưởng của dự án đến các yếu tố của môi trường tư nhiên và môi trường kinh tế xã hội.


Dự án kinh doanh Nhà hàng Ẩm thực Biển Miền Tây

2.2.3. Phân tích về Quản trị và nhân sự của dự án
- Hình thức tổ chức: Công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp, cửa hàng…Nhà nước, liên danh,
tư nhân hoặc Cty TNHH…? Lý do chọn.
- Cơ cấu tổ chức: Trình bài cơ cấu quản lý theo mô hình nào? (Giám đốc, các trưởng
phòng ban, xưởng, tổ, nhóm…)
2.2.4. Phân tích về tài chính dự án
- Ước tính kinh phí đầu tư: Kinh phí xây dựng cơ bản, máy thiết bị, phí quản lý, tư vấn,
lãi suất, vốn lưu động chi phí khác, và dự phòng phí…

- Dự trù chi phí sản xuất, khấu hao, lãi vay, nguồn thu, lãi gộp, lợi nhuận trước và sau thuế.
- Phân tích điểm hòa vốn, thới gian thu hồi vốn, hiện giá thuần (NPV), tỷ suất doanh lợi
nội bộ (IRR).
2.2.4.1. Hiện giá ròng (NPV)
+ Khái niệm : Hiện giá ròng là hiệu số giữa hệ giá thực thu và thực chi bằng tiền trong
suốt thời gian thực hiện dự án. Đây là chỉ tiêu cơ bản dùng để đánh giá hiệu quả của một dự
án đầu tư vì nó thể hiện tỷ giá tăng thêm mà dự án đem lại cho Công ty.
+ Công thức tính :

Trong đó:
r: chiết khấu của dự án
n: số năm thực hiện dự án
CFt: ngân lưu ròng của dự án
+ Quy tắc chọn dự án bằng chỉ tiêu hiện giá ròng :
Khi NPV = 0, dự án được bù đắp về giá trị của tiền tệ theo thời gian và cả rủi ro. Nghĩa
là dự án có tỷ suất sinh lời bằng lãi suất chiết khấu của dự án => Có thể chấp nhận dự án.
Khi NPV > 0, dự án có tỷ suất sinh lời cao hơn chi phí cơ hội của vốn ( lãi suất chiết
khấu) => chấp nhận dự án.


Dự án kinh doanh Nhà hàng Ẩm thực Biển Miền Tây
Khi NPV < 0, có nghĩa là dự án có mức sinh lời thấp hơn chi phí cơ hội của vốn ( thu
nhập từ dự án không đủ cho chi phí sử dụng vốn) => Không chấp nhận dự án.
2.2.4.2. Tỷ suất sinh lợi nội bộ (IRR)
+ Khái niệm : tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR) là suất chiết khấu mà tại đó hiện giá dòng
tiền ròng đã xác định của dự án bằng không.
IRR chính là tỷ suất sin lời thực tế của dự án đầu tư. Vì vậy một dự án đầu tư được chấp
nhận tỷ suất lợi nhuận thực tế của nó bằng hoặc cao hơn tỷ suất lời yêu cầu ( lãi suất cho vay
của ngân hàng). Theo tiêu chuẩn IRR, dự án được chấp nhận là dự án có IRR lớn hơn hoặc
bằng chi phí vốn của dự án ( lãi suất cho vay của ngân hàng).

+ Phương pháp tính IRR:
Thử với các r khác nhau để tìm ra: Một giá trị NVP dương nhỏ nhất và NPV âm lớn
nhất, rồi tính IRR theo công thức :

Trong đó :
r1: lãi suất chiết khấu để làm cho NPV > 0 nhỏ nhất
r2: lãi suất chiết khấu để làm cho NPV < 0 lớn nhất
Nếu: IRR > lãi suất cho vay của Ngân hàng : dự án có lãi
IRR < lãi suất cho vay của Ngân hàng : dự án bị lỗ
IRR = lãi suất cho vay của Ngân hàng : dự án hoà vốn.
2.2.4.3. Thời gian hòa vốn (BEP)
Thời gian hòa vốn (TGHV) là thời gian cần thiết để có thể hoàn trả lại đủ vốn đầu tư đã
bỏ ra, tức là thời gian cần thiết để cho tổng hiện giá thu hồi vừa bằng hiện giá vốn đầu tư.
Công thức tính :


Dự án kinh doanh Nhà hàng Ẩm thực Biển Miền Tây
Trong đó: n là số năm để ngân lưu tích lũy của dự án < 0, nhưng ngân lưu tích lũy sẽ

dương khi đến năm n+1, tức là

|

< 0 và

|: Chi phí thu hồi vốn hiện giá
: Hiện giá thu nhập ròng trong năm

2.2.6. Phân tích về hiệu quả kinh tế kinh tế xã hội dự án
-


Dự án đóng góp cho ngân sách cái gì, bao nhiêu?.

-

Sử dụng nguyên vật liệu trong nước thay cho nhập khẩu?.

-

Tăng dư trữ ngoại tê.

-

Tạo bao nhiêu việc làm, tăng thu nhâp dân cư, nâng cao trình độ dân trí…

>0


Dự án kinh doanh Nhà hàng Ẩm thực Biển Miền Tây
2.2.7. Mô hình nghiên cứu của tác giả

Phân
Phân tích
tíchtình
tìnhhình
hìnhthị
thị

Phân
Phân tích

tích tính
tính pháp
pháp

Căn
Căn cứ
cứ nhu
nhu cầu
cầu và
và khả
khả

trường
trườngdự
dựán.
án.

lý,
lý,điều
điềukiện
kiệnthành
thànhlập
lập

năng
năng nguồn
nguồn vốn,
vốn, khả
khả


Phân
Phântích
tíchnhu
nhucầu
cầu sản
sản


và điều
điều kiện
kiện hoạt
hoạt

năng
năng đáp
đáp ứng
ứng của
của chủ
chủ

phẩm
phẩmdự
dựán
án

động
độngkinh
kinhdoanh.
doanh.


đầu
đầutư
tưvà
vàcác
cácnguồn
nguồnhuy
huy

Lựa
Lựachọn
chọnđịa
địađiểm
điểmxây
xây

động
độngvề
vềtài
tàichính.
chính.

dựng
dựng

Xác
Xácđịnh
địnhmục
mụctiêu,
tiêu,nhu
nhucầu

cầuvà
vàdự
dựkiến
kiếnkhả
khảnăng
năngđáp
đápứng
ứng

Hình
Hìnhthành
thànhdự
dựán
ánđầu
đầutư


Hình 2. 1-Mô hình nghiên cứu,


Dự án kinh doanh Nhà hàng Ẩm thực Biển Miền Tây

GVHD: Trịnh Bửu Nam

SVTH: Danh Ngọc Đăng Ngân
Trang 14


Dự án kinh doanh Nhà hàng Ẩm thực Biển Miền Tây
PHẦN II - NỘI DUNG DỰ ÁN

Chương 1
SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
1.1. Lời mở đầu
Với mục tiêu chung là phấn đấu đến năm 2020, phát triển du lịch Kiên Giang thành
ngành kinh tế quan trọng của tỉnh và trở thành một trong những trung tâm du lịch khu vực
Đồng bằng Sông Cửu Long. Cụm du lịch Rạch Gía – Kiên Giang nằm trong mục tiêu, quy
hoạch và phát triển cụm du lịch biển đảo danh lam thắng cảnh. Với khả năng thu hút du lịch 2
triệu lượt khách mỗi năm, lượng du khách tăng từ 10% đến 15% và doanh thu từ du lịch tăng
15% – 20% mỗi năm. Sở hữu địa hình nhiều nhánh sông và bờ biển dài bao bọc, đồng thời là
cửa ngõ phía Tây Nam hướng ra Vịnh Thái Lan, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang đóng
vai trò đầu mối giao thông quan trọng liên kết nhiều địa phương và các đảo ở khu vực biển
Tây Nam Bộ. Ngoài ra, Kiên Giang còn là nơi có tiềm năng rất lớn về kinh tế cửa khẩu, hàng
hải và mậu dịch quốc tế kết nối dễ dàng với các nước Đông Nam Á.
Cách đây 15 năm, lãnh đạo tỉnh đã lên ý tưởng mở rộng thành phố Rạch Giá bằng
phương án lấn biển. Và một năm trước, dự án Khu lấn biển Tây Bắc Rạch Giá đã được khởi
công trên phần diện tích mở rộng. Đây là khu đô thị lấn biển đầu tiên trong cả nước và lớn
nhất Việt Nam, hướng ra Vịnh Thái Lan và chạy dài trên 7 km, tăng thêm 2 phường mới cho
thành phố. Khu lấn biển Rạch Giá càng sôi động hơn khi có thêm dự án lớn với các hạng mục
như nhà hàng, khách sạn 4 sao, resort 5 sao, bệnh viện quốc tế… Ngoài ra, các công trình hạ
tầng như trường học, bệnh viện… cũng liên tục được triển khai tại đây. Với những công trình
lấn biển có quy mô lớn, thành phố Rạch Giá đã và đang mở ra thế đột phá trong việc thu hút
các nhà đầu tư khai thác tiềm năng từ vị trí địa lý cũng như kinh tế của địa phương
Từ đó có thể khẳng định: vị trí địa lý của Rạch Gía rất thuận lợi cho phát triển kinh tế
nội địa liên huyện, liên vùng và xuất nhập khẩu với các nước trong khu vực. Với quy mô dân
số toàn Thành phố có 48.847 hộ, với 223.491 khẩu,.Trong những năm qua, kinh tế - xã hội
thành phố Rạch Gía phát triển khá ổn định. Năm 2015 Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 11,81%,
mục tiêu đề ra là 12,5% xếp hạng thứ 3 trong các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long sau
Hậu Giang với 14,13%, Bạc Liêu đạt 12,57%, GDP bình quân đầu người năm 2015 là
2026 USD/người/năm


GVHD: Trịnh Bửu Nam

SVTH: Danh Ngọc Đăng Ngân
Trang 15


Dự án kinh doanh Nhà hàng Ẩm thực Biển Miền Tây
Là một trong những trung tâm du lịch của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, với tốc độ
tăng trưởng kinh tế ổn định. Rạch Gía thu hút nhiều du khách đến tham quan. Vì thế nhu cầu
về dịch vụ ăn uống nghỉ ngơi của du khách trong chuyến đi và nhu cầu ăn uống thư giãn của
người dân địa phương sau một ngày làm việc là rất lớn. Với những yếu tố thuận lợi như đã nói
ở trên cùng với tiềm lực kinh doanh sẵn có và những chính sách ưu đãi của nhà nước. Chủ
đầu tư quyết định đầu tư kinh doanh Nhà hàng Hải sản Ẩm thực Biển Miền Tây với mong
muốn đáp ứng một phần nhu cầu của khách hàng và hy vọng dư án hoạt động hiệu quả, mang
lại lợi nhuận kinh tế cao.
1.2. Sự cần thiết đầu tư
1.2.1. Căn cứ pháp lý
- Luật Đầu tư ngày 29/11/2005;
- Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
- Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng;
- Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH1 của Quốc hội về trình tự làm thủ tục đăng kí kinh
doanh
- Nghị định số 11/1999/NĐ-CP của Chính phủ Về hàng hóa cấm lưu thông, dịch vụ
thương mại cấm thực hiện; hàng hóa, dịch vụ thương mại hạn chế kinh doanh, kinh doanh có
điều kiện.
- Nghị định số: 198/2004/NĐ-CP của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất.
- Quyết định của bộ trưởng bộ y tế số 41/2005/QĐ-BYT ngày 08 tháng 12 năm 2005 về
việc ban hành “ Quy định điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh, dịch
vụ, phục vụ ăn uống”

- Thông tư số 15/2012/TT-BYT ngày 12/09/2012 về điều kiện sản xuất và kinh doanh thực
phẩm

GVHD: Trịnh Bửu Nam

SVTH: Danh Ngọc Đăng Ngân
Trang 16


Dự án kinh doanh Nhà hàng Ẩm thực Biển Miền Tây
1.2.2. Căn cứ thực tiễn
1.2.2.1.Khả năng thu hút du khách của Rạch Gía
Rạch Gía rất có tiềm năng phát triển du lịch, là thành phố nằm ven biển duy nhất c biển
đảo lớn .Nơi đây có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với du khách phương ở miền Tây đây là nơi có
nhiều cảnh quan đẹp và tiềm năng du lịch sông nướ xa khi đến thăm thành phố. Người Việt,
Hoa và Khmer - những con người ấy đã dựng xây, thành tạo nên một nền văn hóa đặc sắc đậm
đà bản sắc dân tộc, mà người đời thường gọi là văn minh xứ Rạch Giá với vô số đền đài, chùa
chiền và hàng trăm công trình thờ tự nổi tiếng khắp vùng Nam Bộ.
Theo tổng hợp từ số liệu thống kê của Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch Kiên

5,582

6,000

5,068

5,000
4,000

4,336


3,854

Nghìn người 3,000
2,000

5,232

1517.6

1348.9

1773.8

1953.7

1831.2

1,000
0

2013

2014

lượng du khách đến Kiên Giang

2015

2016


2017

Năm
lượng du khách đến Rạch Gía

Gia

ng thì toàn tỉnh có bốn cụm tuyến du lịch trọng điểm chính đó là: Khu du lịch Hà Tiên - Kiên
Lương, đảo Phú Quốc, Khu du lịch rừng U Minh Thượng, Thành phố Rạch Gía và vùng phụ
cận. Vì những tiềm năng sẵn có và thuận lợi trên nên tỷ trọng du khách đến Rạch Gía chiếm
tỷ trọng lớn khoảng 30% – 40% trong lượng du khách đến Kiên Giang. Bên cạnh đó du lịch
Rạch Gía tăng trưởng từ 15% - 20% qua các năm.

Hình 1.1. Biểu đồ thể hiện lượng du khách đến Tỉnh Kiên Giang và Thành phố Rạch Gía từ
năm 2013 đến năm 2017
Qua số liệu thống kê ta thấy rõ là lượng du khách đến với Rạch Gía tăng đều và ổn định
qua các năm. Riêng năm 2017 lượng du khách giảm so với năm 2016 nguyên nhân là do ảnh

GVHD: Trịnh Bửu Nam

SVTH: Danh Ngọc Đăng Ngân
Trang 17


Dự án kinh doanh Nhà hàng Ẩm thực Biển Miền Tây
hưởng của cuộc khủng hoảng cuối năm 2016 do thiên tai ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch.
Với xu hướng phát triển du lịch của Rạch Gía và dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế thì lượng
khách du lịch đến với Rạch Giá sẽ tăng trưởng đều và ổn định trong những năm tới.
Năm 2018, Du lịch Kiên Giang đặt mục tiêu đón 7,1 triệu lượt khách, tăng 16,8% so với năm

2017; trong đó khách quốc tế 430.000 lượt, tăng 16,7% so với cùng kỳ; tổng thu từ khách du
lịch đạt khoảng 5.900 tỷ đồng, tăng 28,8% so với năm 2017. Nhờ triển khai tốt công tác tổ
chức các hoạt động trong Năm Du lịch quốc gia nên lượng khách du lịch đến với Kiên Giang
đã tăng cao hơn so với cùng kỳ năm trước. (theo thống kê du lịch của Sở văn hóa, thể thao và
du lịch Kiên Giang)
Thành công của Năm du lịch quốc gia 2017 đã cho thấy ngành Du lịch Kiên Giang đã và đang
phát triển theo hướng ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đem lại
nguồn thu nhập lớn cho tỉnh, tạo việc làm cho xã hội, góp phần đảm bảo an sinh, giữ vững an
ninh quốc phòng; có vai trò đáng kể trong sự phát triển các ngành dịch vụ và hạ tầng kỹ thuật;
là nhân tố thúc đẩy hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa; tạo ra diện mạo, hình ảnh đẹp, ấn tượng
của một vùng đất, con người Kiên Giang và được quảng bá rộng rãi với bạn bè quốc tế.Nên
nhu cầu về dịch vụ ăn uống sẽ tăng theo lương khách là điều tất yếu.
1.2.2.2. Xu hướng phát triển
Với những tiềm năng và thế mạnh sẵn có của mình Rạch Gía đang từng bước vươn
mình phát triển thành “Thành phố văn hóa Du lịch” ,với mục tiêu tăng trưởng Phát triển kinh
tế tăng tỷ trọng ngành dịch vụ du lịch trong cơ cấu GDP. Đảm bảo tốc độ tăng trưởng du lịch,
về lượng khách đến tham quan tăng từ 10% - 15% và doanh thu từ du lịch tăng từ 15% - 20%.
1.3. Tóm tắt dự án
Chủ đầu tư
Tên công ty: Công ty TNHH Một thành viên Biển Miền Tây. (Dự kiến)
Lĩnh vực đăng ký hoạt động kinh doanh:
-

Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động

-

Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng (phục vụ
tiệc, hội họp, đám cưới...)


GVHD: Trịnh Bửu Nam

SVTH: Danh Ngọc Đăng Ngân
Trang 18


Dự án kinh doanh Nhà hàng Ẩm thực Biển Miền Tây
-

Hoạt động của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan
đến quảng bá và tổ chức tua du lịch.

Địa điểm trụ sở : đường Tôn Đức Thắng,Thành phố Rạch Gía, Tỉnh Kiên Giang
Vốn điều lệ: 4.000.000.000 đồng
Vốn lưu động : 100.000.000 đồng
Địa điểm thực hiện : Thành phố Thành Phố
Hình thức quản lý dự án : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án.
Giai đoạn 1: Trước khi chuyển khai dự án, Chủ dầu tư thành lập ban quản lý dự án, chuyên lo
công tác đôn đốc, xúc tiến để dự án hoàn thành đúng tiến độ.
Giai đoạn 2: Ngay sau khi thi công xây dựng hoàn thành, chủ đầu tư mới trực tiếp thuê mướn
nhân công, phân công công việc, mua sắm máy móc thiết bị thiết yếu và trực tiếp quản lý mộ
hoạt động kinh doanh của dự án.
Quy mô của dự án: Được xây dựng trên diện tích 2.000 m2. Bao gồm những hạn mục xây
dựng sau:

GVHD: Trịnh Bửu Nam

SVTH: Danh Ngọc Đăng Ngân
Trang 19



Dự án kinh doanh Nhà hàng Ẩm thực Biển Miền Tây
Bảng 1.1. Quy hoạch diện tích xây dựng từng hạng mục của dự án
STT

Hạng Mục

Diện tích xây dựng (m2)

1

Khu sảnh chính

614

2

Khu trưng bày

35

3

Nhà bếp

60

4

Nhà vệ sinh


48

5

Bờ bao tường rào

220

6

Bãi giữ xe

500

7

Khuôn viên cây cảnh

523

Tổng

2.000

Thời gian khai thác dự án dự là 5 năm, bắt đầu từ năm 2018.
Bắt đầu xây dựng dự kiến từ: ngày 09/2018 đến 09/2023
Bảng 1.2. Thời gian xây dựng dự kiến
STT


Hạng Mục

Thời Gian

1

Khu sảnh chính

3 tháng

2

Khu trưng bày

0,5 tháng

3

Nhà bếp

0,5 tháng

4

Nhà vệ sinh

0,5 tháng

5


Bờ bao tường rào

3 tháng

6

Bãi giữ xe

1 tháng

Tổng vốn đầu tư
Tổng vốn đàu tư thực hiện dự án tính là: 7.000.000.000 đồng
Trong đó:
- Vốn tự có: 4.000.000.000 đồng
Vốn tự có là số tiền vốn do Chủ đầu tư đóng góp.

GVHD: Trịnh Bửu Nam

SVTH: Danh Ngọc Đăng Ngân
Trang 20


Dự án kinh doanh Nhà hàng Ẩm thực Biển Miền Tây
- Vốn vay : 3.000.000.000 đồng
Nguồn vốn này dự định sẽ được vay từ Ngân hàng. Trong thời hạn là 5 năm, với lãi suất
12%/năm. Nguồn trả nợ sẽ lấy từ phần lợi nhuận thu được từ dự án sau khi trừ hết các khoảng
chi phí.

GVHD: Trịnh Bửu Nam


SVTH: Danh Ngọc Đăng Ngân
Trang 21


Dự án kinh doanh Nhà hàng Ẩm thực Biển Miền Tây
Chương 2
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG DỰ ÁN
2.1. Thực trạng phát triển của ngành du lịch Rạch Gía
2.1.1. Thuận lợi về tiềm năng phát triển du lịch
Đến với Rạch Giá, mọi người không khỏi ngạc nhiên trước công trình lấn biển đã hoàn
thành, đang xây dựng khu đô thị ven biển hiện đại đầu tiên vùng Tây Nam bộ. Và, càng ngạc
nhiên hơn khi một số công trình lấn biển tiếp tục thi công để mở rộng thành phố Rạch Giá.
Nơi thành phố biển này, rất nhiều di tích văn hóa, lịch sử có giá trị, những công trình kiến trúc
độc đáo kết hợp hài hòa giữa 3 dân tộc Kinh, Hoa và Khmer, thông qua các lễ hội dân gian
thu hút hàng triệu lượt khách du lịch mỗi năm như: Đình thần Nguyễn Trung Trực, chùa Tam
Bảo, chùa Phật Quang, chùa Quan Đế, chùa Khmer…
ĐỀN NGUYỄN TRUNG TRỰC

Đình thần Nguyễn Trung Trực hay đền thờ Nguyễn Trung Trực tọa lạc ở số 8, Nguyễn Công
Trứ, phía tây trung tâm thành phố Rạch Giá. Đây được xem là ngôi đình thờ ông sớm nhất &
lớn nhất trong số 9 ngôi đền thờ ông trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

GVHD: Trịnh Bửu Nam

SVTH: Danh Ngọc Đăng Ngân
Trang 22


Dự án kinh doanh Nhà hàng Ẩm thực Biển Miền Tây
Kiến trúc của đền cũng là một điểm khiến du khách phải choáng ngợp. Trước cửa chánh điện

có một lư hương bằng đá, trên nóc mái đền được trang trí cảnh "lưỡng long tranh trân châu",
các góc mái đắp hình lá cúc cách điệu và hình rồng. Tất cả các mảng phù điêu trên được làm
bằng xi măng cẩn những mảnh gốm nhiều màu rất đẹp. Cửa đình có hai cột đắp nổi hình rồng
uốn lượn từ dưới lên quấn quanh cột, biểu tượng cho uy quyền và sức mạnh.
Năm 1869, đền chỉ là ngôi nhà nhỏ bằng gỗ, mái lợp lá, do người dân chài dựng lên để thờ
thần Nam Hải. Qua nhiều lần sửa chữa, mở rộng và đến năm 1988, Bộ Văn hóa đã ra quyết
định công nhận mộ và đền Nguyễn Trung Trực là di tích lịch sử - văn hóa. Đến đền Nguyễn
Trung Trực, du khách vừa được chiêm ngưỡng nét kiến trúc dân tộc độc đáo
CHÙA TAM BẢO

Chùa Tam Bảo được xem là ngôi chùa cổ của thành phố biển miền Tây Rạch Giá. Chùa Tam
Bảo được lập bởi bà Dương Thị Oán, ban đầu có kết cấu đơn sơ, vật liệu chính là tre nứa sau
này chùa Tam Bảo mới dần được canh tân và trở thành điểm du lịch hút khách của Rạch Giá.
Chùa được thiết kế theo kiểu kiến trúc thượng lầu hạ hiên nên chùa tọa lạc nơi cao ráo, thoáng
mát, trước cửa chùa có ao sen rộng và hòn non bộ. Trước chánh điện là những tượng Phật lớn
trang nghiêm, trầm mặc. Các bàn thờ được chạm trổ công phu, thếp vàng rực rỡ theo dạng
"Lưỡng Long triều Nguyệt", "Song Phụng Triều Châu", "Bát Tiên"…với màu sơn son thếp

GVHD: Trịnh Bửu Nam

SVTH: Danh Ngọc Đăng Ngân
Trang 23


Dự án kinh doanh Nhà hàng Ẩm thực Biển Miền Tây
vàng còn rực rỡ. Các tượng phật, bồ tát bằng gỗ như Di Lặc, Chuẩn Đề, Địa Tạng, Văn Thù,
Phổ Hiền, Quan Âm Thế Chí… được điêu khắc với trình độ mỹ thuật cao khiến du khách
không khỏi bị cuốn hút
CỔNG TAM QUAN


Cổng Tam Quan là công trình kiến trúc được xây dựng chắn ngang đường Nguyễn Trung
Trực tại ngã tư Nguyễn Trung Trực - Lạc Hồng thuộc thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang và
suốt gần nửa thế kỷ qua, Cổng Tam Quan là niềm tự hào của Kiên Giang luôn mở rộng đón
chào khách tứ phương đến thă
Công trình được thiếp kế theo phong cách truyền thống Việt Nam gồm ba ô cửa (tam quan)
hình vòng cung. Trước đây, cổng Tam quan được xây dựng với vai trò như cổng làng xưa dẫn
vào Rạch Giá từ phía các huyện. Ngày nay, Cổng Tam quan tại Rạch Giá đã được sơn mới lại
nhiều lần, được lắp đặt thêm hệ thống đèn chiếu để sử dụng vào ban đêm. Đến Rạch Giá là
phải ghé cổng Tam Quan, chụp một tấm hình lưu niệm thì chuyến du lịch Rạch Giá của du
khách mới thực sự trọn vẹn đấy!

GVHD: Trịnh Bửu Nam

SVTH: Danh Ngọc Đăng Ngân
Trang 24


Dự án kinh doanh Nhà hàng Ẩm thực Biển Miền Tây
KHU ĐÔ THỊ LẤN BIỂN

Nếu nhắc đến danh sách những điểm hẹn thì không thể không kể đến khu đô thi lấn biển Rạch
Giá. Người dân Rạch Giá cũng như du khách bốn phương khi đến đây luôn đề cập về những
dự án lấn biển và khu đô thị mới được xây dựng tại khu vực lấn biển này. Bạn có thể sẽ nghe
nhiều người dân Rạch Giá tự hào: “Ghé khu lấn biển chơi đi!”, hoặc “Chỗ này mấy năm trước
còn là biển”. Chắc hẳn du khách sẽ đặt ra suy nghĩ rằng ở khu đô thị lấn biển Rạch Giá có gì
chơi phải không?
Khác với những khu đô thị ven biển thông thường, khu đô thị lấn biển Rạch Giá không có
những bãi cát trắng hay những hàng dừa vươn dài ra biển, những hàng phi lao đung đưa theo
chiều gió khẽ đón những tia nắng đầu ngày, bờ biển Rạch Giá đa phần là kè đá và bê tông
dựng lên chắn sóng.

Ở Rạch Giá có những hàng cây xanh được trồng trên bãi mới bồi không chỉ tạo ra bóng mát
đủ giúp cho du khách dừng chân khi trời nắng nóng, mà dường như nó đã tạo nên một màu
sắc gì đó thật thân quen mà bất cứ người con của biển khơi nào cũng mong muốn được nhìn
ngắm. Thỉnh thoảng, du khách còn có thể thấy hình ảnh hàng cây xanh trở thành những hàng

GVHD: Trịnh Bửu Nam

SVTH: Danh Ngọc Đăng Ngân
Trang 25


×