Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Hiệu quả của mô hình sử dụng nước tiết kiệm trên đất lúa thích ứng với biến đổi khí hậu tại huyện châu thành a, tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.7 MB, 26 trang )

TÓM TẮT
Hiện nay, dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu gây nên tình trạng hạn hán kéo
dài trong mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long đặc biệt là vụ Đông Xuân. Theo các
nhà khoa học, việc thiếu hụt nguồn nước tưới trong canh tác lúa trong vùng được dự
đoán sẽ là trở ngại chính trong tương lai dưới những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Tiểu luận được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của biện pháp tưới khô – ngập xen
kẽ (AWD) đến năng suất lúa. Đề tài thực hiện bằng phương pháp điều tra phỏng vấn
trực tiếp và phân tích tổng hợp để thu thập số liệu trên địa bàn nghiên cứu. Xử lý số
liệu bằng phương pháp thống kê, so sánh để đưa ra sự đánh giá hiệu quả của mô hình
sử dụng nước tiết kiệm trên đất lúa so với mô hình canh tác truyền thống của người
dân tại tại Huyện Châu Thành A, Tỉnh Hậu Giang nhằm đưa ra biện pháp canh tác lúa
thích ứng với biến đổi khí hậu trong tương lai. Sau quá trình thu thập phân tích số liệu
kết quả cho thấy, các ruộng lúa trong mô hình mô hình sử dụng nước tiết kiệm cho
năng suất bình quân đạt 7,22 tấn/ha, thấp hơn so với ruộng đối chứng và sản xuất đại
trà 0,13 tấn/ha, tuy năng suất mô hình tưới tiết kiệm có thấp hơn mô hình đối chứng
nhưng mức độ chênh lệch là không nhiều, nhưng so về khối lượng nước tưới, chi phí
bơm tưới thì mô hình ưới tiết kiệm mang lại hiệu quả kinh kinh tế và canh tác bền
vững cao hơn.
Qua đó về hiệu quả kinh tế, tổng chi phí đầu tư trong mô hình tưới tiết kiệm sẽ
thấp hơn so với mô hình đối chứng, dù năng suất thấp hơn mô hình đối chứng 0,13
tấn/ha. Kéo theo giá thành sản xuất trong mô hình sẽ thấp hơn so với mô hình đối
chứng. Trong đó, việc giảm chi phí bơm, lượng nước cho canh tác của mô hình tiết
kiệm được 15% - 20% so với lượng nước cho mô hình canh tác truyền thống đã góp
phần quan trọng trong việc hạ giá thành sản phẩm, đạt kết quả khả quan về biện pháp
canh tác giúp thích ứng với biến đổi khí hậu trong tương lai
Đặc biệt, mô hình đã giúp nâng cao nhận thức của bà con, trong điều kiện thời
tiết ngày càng khắc nghiệt, điều kiện canh tác khó khăn, cần phải áp dụng tiến bộ kỹ
thuật vào sản xuất: Thay đổi tập quán tưới ngập dài hạn cho cây của nông dân sang
tưới khô ngập xen kẽ, bón phân cân đối, hợp lý, quản lý dịch hại theo IPM,…
Qua đánh giá từ mô hình cho thấy biện pháp tưới khô – ngập xen kẽ sẽ giúp
người dân có thể ứng phó với điều kiện khan hiếm nước ngọt trong tương lai dưới ảnh


hưởng của biến đổi khí hậu.

1


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

2.1

Bản đồ hành chính Huyện Châu Thành A, Tỉnh Hậu Giang

03

2.2

Lịch tưới nước trong điều kiện đất nhiễm phèn(pH = 4 - 5)

07

2.3

Lịch tưới nước trong điều kiện đất chua mặn

09


3.1

Khu vực thực hiện phỏng vấn điều tra tại xã Tân hòa, huyện
Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang

10

3.2

Cấu tạo dụng cụ đo mực nước

11

3.3

Ống đo mực nước đặt ngoài đồng ruộng

12

4.1

Biểu đồ thể hiện diễn biến mực nước tươi cho ruộng lúa của mô
hình tưới tiết kiệm nước và tưới truyền thống tại xã Tân Hoà,
huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang
Biểu đồ thể hiện năng suất lúa thu hoạch của mô hình tưới tiết
kiệm nước và tưới truyền thống tại xã Tân Hòa, huyện Châu
Thành A, tỉnh Hậu Giang

16


4.2

Biểu đồ thể hiện chi phí bơm tưới của 2 mô hình canh tác tưới
tiết kiệm và tưới truyền thống tại xã Tân Hòa, huyện Châu
Thành A, tỉnh Hậu Giang

17

4.3

2

13


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

GIẢI THÍCH

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

BĐKH

Biến đổi khí hậu

3



MỤC LỤC

4


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Nguồn nước là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình phát
triển của cây trồng, tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, đặc tính cây trồng và đặc
điểm của khu vực mà có những phương pháp tưới khác nhau như: tưới ngập,
tưới phun mưa, tưới ngầm, hay tưới nhỏ giọt. Với nền nông nghiệp lâu đời là
sản xuất lúa nước như nước ta cho thấy nước giữ vai trò quan trọng nhất trong
sản xuất. Trước sự khắc nghiệt của thời tiết, ở nước ta hai mùa mưa và hạn
ngày càng có khoảng cách rõ ràng. Do biến đổi của khí hậu nên hiện nay
nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp đang bị giảm đi đáng kể làm ảnh
hưởng đến sinh hoạt và sản xuất của nhân dân
Ở nước ta vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong những
đồng bằng lớn, phì nhiêu của nước ta. Trong những năm qua ĐBSCL đóng vai
trò là một trung tâm lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng đánh bắt và chế biến
thủy hải sản, đóng góp lớn vào xuất khẩu nông thủy sản của cả nước. Nhưng
ĐBSCL cũng được xác định là một khu vực đặc biệt dễ bị tổn thương trước
các tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) đặc biệt là nước biển dâng gây xâm
ngập mặn và ngày càng hiếu hụt nguồn nước ngọt để tưới tiêu trong sản xuất
nông nghiệp nói chung và nguồn nước tưới trong canh tác lúa nói riêng. Các
tác động này đã và sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp trong tương lai.
Từ các nguyên nhân trên, việc đánh giá hiệu quả của mô hình sử dụng
nước tiết kiệm trên đất lúa thích ứng với biến đổi khí hậu tại Huyện Châu
Thành A, Tỉnh Hậu Giang sẽ cho cái nhìn tổng quan hơn về định hướng mang
tính chiến lược trước mắt và lâu dài nhằm mục tiêu vừa đảm bảo năng suất,

chất lượng lúa, giảm thiểu nguồn nước tưới, chi phí canh tác và vừa thích ứng
với tình hình biến đổi khí hậu như hiện nay và về sau.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu tổng quát: Đánh giá hiệu quả của mô hình trồng lúa tiết kiệm
nước tại huyện Châu Thành A tỉnh Hậu Giang.
Mục tiêu cụ thể:
Đánh giá về lượng nước cung cấp cho việc tưới tiêu trên cây lúa giữa mô
hình tưới tiết kiệm và mô hình tưới truyền thống
Đánh giá về chi phí bơm tưới của mô hình tại địa phương.
5


Đánh giá về năng suất cây lúa của mô hình tại địa phương.
1.3. Nội dung của đề tài
So sánh mức độ sử dụng nước giữa 2 mô hình canh tác truyền thống và
canh tác tiết kiệm nước;
So sánh năng suất lúa giữa 2 mô hình canh tác truyền thống và canh tác
tiết kiệm nước;
So sánh chi phí bơm tưới giữa 2 mô hình canh tác truyền thống và canh
tác tiết kiệm nước.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
Việc đánh giá hiệu quả mô hình trồng lúa tiết kiệm nước tại huyện Châu
Thành A tỉnh Hậu Giang trong điều kiện ràng buộc về biến đổi khí hậu như
hiện nay từ đó sẽ cho thấy mô hình này có tính định hướng lâu dài và thể hiện
tính hiệu quả thiết thực từ đó có thể nhân rộng mô hình ra các tỉnh khác trong
khu vực nhằm thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu trong tương lai.
1.5. Kết cấu đề tài
Tiểu luận gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu.
Chương 2: Tổng quan tài liệu.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả và thảo luận.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.

6


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.

Giới thiệu về Huyện Châu Thành A, Tỉnh Hậu Giang
Huyện Châu Thành A được coi là cửa ngõ của tỉnh Hậu Giang, nơi hội tụ
nhiều lợi thế để phát triển thương mại – dịch vụ – công nghiệp và kinh tế – xã
hội. Sau khi được thành lập, Châu Thành A đã có sự chuyển biến mạnh trên
nhiều lĩnh vực, trở thành địa phương năng động, biết bứt phá trong vận hội
mới.
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Huyện ở phía Bắc của tỉnh Hậu Giang.
-

Bắc giáp thành phố Cần Thơ.

-

Nam giáp huyện Phụng Hiệp.

-

Tây giáp thành phố Cần Thơ, tỉnh Kiên Giang và huyện Vị Thủy.


-

Đông giáp huyện Châu Thành.

Huyện Châu Thành A có vị trí tiếp giáp với Thành Phố Cần Thơ, có
tuyến Quốc lộ 1A và QL 61C đi qua.

Hình 2.1: Bản đồ hành chính Huyện Châu Thành A, Tỉnh Hậu Giang

7


b. Khí hậu
Huyện Châu Thành A có khí hậu điều hòa, ít bão, quanh năm nóng ẩm,
không có mùa lạnh. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12
đến tháng 4 năm sau.
c. Sông ngòi
Châu Thành A có hệ thống sông ngòi chằng chịt có con kênh xáng Xà No
đi qua và chịu ảnh hưởng triều cường của hạ lưu Sông Hậu; đồng thời, tạo
điều kiện thuận lợi cho việc giao thông đường thuỷ và thể hiện rõ nét văn hoá
của vùng sông nước . . .
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội Huyện Châu Thành A, Tỉnh Hậu Giang
a. Ngành nghề sản xuất của địa phương
Kinh tế của huyện chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi. Thế mạnh là trồng lúa
và cây ăn quả với đặc sản là bưởi Phú Hữu, bưởi năm roi.
Nguồn thu nhập chính của người dân Châu Thành A là trồng lúa song
vùng đang chuyển đổi cơ cấu thiên về chuyên canh đặc sản vùng rất mạnh,
một số loại cây trái được ưa chuộng như bưởi năm roi, bưởi ruột đỏ, sầu riêng,
…Mô hình sản xuất bưởi năm roi theo tiêu chuẩn VietGAP, sản xuất bưởi hồ

lô,…. Rau màu phát triển đa dạng về chủng loại, toàn huyện Châu Thành A có
hơn 137,4 ha đất trồng rau màu các loại.
Khi đến Châu Thành A, ta sẽ bắt gặp nhà nào cũng nuôi một vài con heo,
một số gia đình chuyên nuôi vịt chạy đồng, hiện nay một số nhà nông bắt đầu
đầu tư nuôi bò sữa, nuôi thủy sản thời gian gần đây theo xu hướng tăng nhanh.
Mô hình hợp tác xã đang được chú trọng phát triển, hiện tại, huyện Châu
Thành A có 16 hợp tác xã nông nghiệp đang hoạt động, trong đó có 14 hợp tác
xã hoạt động chủ yếu là sản xuất lúa giống, lúa hàng hóa chất lượng cao, bao
tiêu, cung cấp phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, dịch vụ bơm nước, máy gặt
đập liên hợp… Lĩnh vực này đa số hoạt động có hiệu quả, nhưng cũng còn
một số hợp tác xã hoạt động hiệu quả chưa cao. Đối với lĩnh vực thủy sản, có
2 hợp tác xã chuyên hoạt động sản xuất, mua bán cá giống các loại và chuyên
về sản xuất, cung cấp con giống và thu mua ba ba, cua đinh thịt hiện hoạt động
rất hiệu quả góp phần đáng kể cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp - nông
thôn.

8


b. Giao thông
Đến thời điểm năm 2017, huyện đã phát triển đồng bộ mạng lưới giao
thông thủy bộ khá hoàn chỉnh, phục vụ tốt cho nhu cầu phát triển kinh tế và
thuận tiện cho bố trí khu, cụm dân cư.
Đường tỉnh 926 được nâng cấp đạt chuẩn cấp IV đồng bằng với chiều dài
từ xã Trường Long A đến xã Trường Long Tây và đường tỉnh 931 đi từ trung
tâm huyện chạy dài đi qua thị trấn Bảy Ngàn. Với phương châm “Nhà nước và
nhân dân cùng làm” huyện đã tập trung xây dựng cầu, đường và nạo vết các
kênh thủy lợi đảm bảo phục vụ tốt cho nhu cầu di chuyển của người dân, đem
lại diện mạo mới cho nông nghiệp, nông thôn huyện Châu Thành A. Hệ thống
giao thông nông thôn cơ bản hoàn chỉnh.

c. Dân cư
Toàn huyện có 107.713 nhân khẩu với mật độ dân số: 687 người/km2.
Dân cư phân bố không đều, tập trung nhiều ở nông thôn.
Số người trong độ tuổi lao động của huyện Châu Thành A khá cao. Tuy
nhiên đội ngũ lao động có tay nghề, có chuyên môn nghiệp vụ còn thấp. Sự
phân bố lao động làm việc trong các ngành không đồng đều, chủ yếu tập trung
vào sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp, trong khi đó các hoạt động Khoa học
và Công nghệ chiếm số lượng rất ít.
d. Y tế
Huyện Châu Thành A đã thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc
gia về y tế, phòng chống dịch chủ động, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân,
nhất là gia đình chính sách, hộ nghèo. Chất lượng khám và điều trị bệnh nâng
lên rõ rệt. Mạng lưới y tế cơ sở được củng cố, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất,
hiện có 08/09 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. Công tác dân số, gia đình
và trẻ em được các ngành, các cấp quan tâm phối hợp thực hiện. Các chỉ tiêu
về KHHGĐ hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch.
e. Văn hóa – Thông tin
Huyện có 01 Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao, 04 nhà văn hóa
phân bố tại các xã. Công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở đạt kết quả
khá tốt, được tỉnh công nhận 04 xã văn hóa. Truyền thống văn hóa được giữ
vững và phát huy, đã trùng tu Nghĩa trang liệt sĩ huyện, xây mới nhà tưởng
niệm xã Phú Hữu, góp phần giáo dục lịch sử truyền thống cho các thế hệ.
Phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao được phát động rộng rãi trong
mọi tầng lớp nhân dân và được duy trì thường xuyên. Hệ thống truyền thanh
được bố trí đều khắp, các xã, thị trấn được phủ sóng phát thanh, chất lượng tin
9


bài và thời lượng phát sóng được nâng lên, phát huy tốt vai trò cơ bản là cầu
nối gắn liền giữa Đảng với dân, giữa dân với Đảng.

2.2. Tưới ướt – khô xen kẽ
2.2.1. Phương pháp tưới ướt – khô xen kẽ
Hiện nay trong canh tác lúa, biện pháp tưới tiết kiệm nước cho hiệu quả
cao và được khuyến cáo nhiều nhất vẫn là kỹ thuật tưới ướt – khô xen kẽ theo
khuyến cáo của Cục Bảo vệ thực vật, Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) và
các chuyên gia trồng trọt.
Phương pháp này được Cục Bảo vệ thực vật triển khai thí điểm tại 4
vùng trồng lúa chính của cả nước kể từ vụ Hè thu và vụ mùa năm 2005, kết
quả đều giảm được 50% số lần bơm tát nước, giảm tỉ lệ ngả đỗ.
Theo IRRI, cây lúa không phải lúc nào cũng cần ngập nước và chỉ cần
bơm nước vào ruộng tối đa là 5cm.
Tuần đầu tiên sau sạ: giữ mực nước từ bão hòa đến cao khoảng 1cm,
mực nước trong ruộng sẽ được giữ cao khoảng 1-3cm theo giai đoạn phát triển
của cây lúa và giữ liên tục cho đến lúc bón phân lần 2 (khoảng 20-25 ngày sau
sạ), giai đoạn này nước là nhu cầu thiết yếu để cây lúa phát triển. Giữ nước
trong ruộng ở giai đoạn này sẽ hạn chế được sự mọc mầm của các loài cỏ, bởi
có nước làm môi trường thành yếm khí, hạt cỏ sẽ không mọc được và cũng
cần sử dụng thuốc trừ cỏ phù hợp ở giai đoạn này.
Giai đoạn từ 25-40 ngày: đây là giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ và tối đa, phần
lớn chồi vô hiệu thường phát triển ở giai đoạn này, nên chỉ cần nước vừa đủ.
Lúc này giữ mực nước trong ruộng từ bằng mặt đến thấp hơn mặt ruộng 15cm
(đặt ống nhựa có đục lỗ lên hàng, bên trong có chia vạch 5cm để theo dõi).
Khi nước xuống thấp hơn 15cm thì bơm nước vào ruộng ngập tối đa 5cm so
với mặt đất ruộng. Khi nước hạ từ từ xuống dưới vạch 15cm thì bơm nước vào
tiếp. Ở giai đoạn này, lá lúa phát triển giáp tán, hạt cỏ có nảy mầm cũng không
phát triển và cạnh tranh được với cây lúa. Đây cũng là giai đoạn cây lúa rất dễ
bị bệnh khô vằn tấn công, mực nước không cao làm hạch nấm khô vằn sẽ
không phát tán trong ruộng, bệnh ít lây lan.
Cách điều tiết nước này sẽ làm phơi lộ mặt ruộng, vì vậy phương pháp
này được gọi là “tưới ướt - khô xen kẽ’’. Mực nước dưới mặt đất càng xa

(nhưng không thấp hơn 15cm so với mặt ruộng) sẽ giúp rễ lúa ăn sâu vào
trong đất, vừa chống đổ ngả, vừa dễ thu hoạch.
Giai đoạn lúa 40-45 ngày: là giai đoạn bón phân lần 3 (bón đón đòng).
10


Lúc này cần bơm nước vào khoảng 1-3cm trước khi bón phân, nhằm tránh ánh
sáng làm phân hủy và phân bị bốc hơi, nhất là phâm đạm.
Giai đoạn lúa 60-70 ngày: đây là giai đoạn lúa trổ nên cần giữ nước cho
cây lúa trổ và thụ phấn dễ dàng, hạt lúa không bị lép lửng.
Cây lúa 70 ngày đến thu hoạch: là giai đoạn lúa ngậm sữa, vào chắc và
chín nên chỉ cần giữ mực nước từ bằng mặt đến thấp hơn mặt ruộng 15cm (khi
cần thiết thì bơm nước vào thêm). Cần phải “xiết’’ nước 10 ngày trước khi thu
hoạch để mặt ruộng được khô ráo, dễ cho việc sử dụng máy gặt.
Cách bố trí các ống nhựa trên ruộng để theo dõi mực nước như sau:
Chọn 4 - 5 điểm cố định theo đường chéo góc hoặc đường zíc zắc trên
thửa ruộng, mỗi điểm đặt 1 ống nhựa (cách bờ 3m), ống nhựa được đục thủng
nhiều lỗ để cho nước vào; chiều dài ống 25cm, đường kính 10cm (hoặc 20cm),
Ống nhựa được đặt dưới mặt ruộng một đoạn 15cm (phần thủng lỗ), trên mặt
ruộng 10cm. Đoạn ống trên mặt ruộng có đánh dấu vạch trên ống để theo dõi
mực nước bơm tưới cho ruộng lúa; đoạn ống dưới mặt ruộng lấy hết phần đất
trong ống để cho nước vào trong ống. Khi mực nước trong ống xuống thấp
hơn mặt ruộng 10cm thì tiến hành bơm nước tưới cho ruộng lúa, tưới khi nào
mực nước trên ruộng đạt đến vạch đánh dấu trên ống (theo nhu cầu của từng
giai đoạn sinh trưởng cây lúa) thì ngưng tưới.
2.2.2. Tưới nước tiết kiệm trong điều kiện đất nhiễm phèn (pH = 4-5)
Quy trình kỹ thuật này được ThS. Trần Văn Na (Chi cục Bảo vệ thực vật
tỉnh Bạc Liêu) đề xuất, như sau:

Hình 2.2: Lịch tưới nước trong điều kiện đất nhiễm phèn(pH = 4 -5)


Lúa mới sạ đến 7 ngày sau khi sạ: để ruộng khô nước và xử lý thuốc cỏ
11


hậu nảy mầm để diệt cỏ.
Lúa từ 7 - 25 ngày sau khi sạ: cho nước vào ruộng và giữ nước trên
ruộng cao hơn mặt ruộng 5cm. Bón phân đợt 1 và tỉa dặm, bón phân đợt 2 (từ
20 - 25 ngày sau khi sạ).
Lúa từ 25 - 40 ngày sau khi sạ: giai đoạn này quan sát thấy khi nào mực
nước trên ruộng xuống dưới mặt ruộng 10cm, thì cho nước vào ruộng mực
nước đạt cao hơn mặt ruộng 5cm là được.
Lúa từ sau 40 - 60 ngày sau khi sạ: vào khoảng 45 ngày sau khi sạ thì
bơm nước vào ruộng rồi tháo nước ra để rửa các chất độc cho ruộng lúa (lần
1). Tiếp tục cho nước vào ruộng cao hơn mặt ruộng 5cm và rải phân đợt 3.
Nếu ruộng không tháo nước thì được xử lý một trong những sản phẩm:
Hydrophos, Siêu lân đỏ, Sinh Thành 1, K – Humate… để làm giảm các chất
độc gây hại cho lúa. Khi nào mực nước trên ruộng xuống dưới mặt ruộng
10cm, thì cho nước vào ruộng cao hơn mặt ruộng 5cm là được.
Lúa từ sau 60 - 75 ngày sau khi sạ: cho nước vào ruộng rồi tháo nước ra
để rửa các chất độc cho ruộng lúa (lần 2). Dùng bảng so màu lá so lá lúa, nếu
lúa thiếu phân, thì bón phân thêm cho lúa. Nếu ruộng không tháo nước được
thì nên xử lý một trong những sản phẩm: Hydrophos, Siêu lân đỏ, Sinh Thành
1, K - Humate... để giảm các chất độc gây hại cho lúa. Giai đoạn này luôn giữ
mực nước trên ruộng cao hơn mặt ruộng từ 3 – 5cm để lúa trỗ tốt.
Lúa từ sau 75 ngày đến khi thu hoạch: giữ mực nước trên ruộng từ 1 2cm. Cắt nước trước khi thu hoạch 10 ngày để dễ thu hoạch lúa.
2.2.3. Tưới nước tiết kiệm trong điều kiện đất chua mặn
Loại đất chua mặn chủ yếu ở khu vực đồng bằng ven biển chiếm 20-25%
diện tích lúa cả nước. Đối với loại đất này thường xuyên để một lớp nước
ngập trên ruộng tuỳ theo thời kỳ sinh trưởng của cây lúa là cần thiết. Không

được để ruộng cạn quá 24 giờ, vì khi cạn nước, chất phèn chua, muối mặn sẽ
leo lên tầng đất canh tác làm hư hại bộ rễ lúa. Nên thay nước (tháo chua rửa
mặn) vào những giai đoạn sinh trưởng quan trọng của cây lúa. Cách tưới cụ
thể như sau:

12


Hình 2.3: Lịch tưới nước trong điều kiện đất chua mặn

Từ cấy đến hồi xanh, làm cỏ bón thúc đợt 1 (10-15 ngày sau cấy tuỳ vụ):
Tưới nông 3-5cm. Sau khi bón phân thúc đợt 1, để lắng 1-2 ngày, thay nước
ngọt mới, tưới nông 3-5cm, có tác dụng kích thích lúa đẻ nhánh.
Sau khi bón thúc đợt 1 khoảng 10-20 ngày, tưới ngập 12-15cm trong 20
ngày, để hạn chế đẻ nhánh vô hiệu.
Giai đoạn làm đòng, trỗ chín cần tưới ngập 3-5cm bằng nước ngọt.
Khoảng 20-30 ngày thay nước cũ một lần bằng nước ngọt mới, để thau
chua, rửa mặn, tránh ngộ độc mặn cho bộ rễ lúa.

13


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP PHƯƠNG TIỆN
3.1. Phương pháp
- Bước 1: Tham khảo các tài liệu có liên quan đến mô hình tưới tiết kiệm
nước trên đất lúa, tìm hiểu thông tin về địa bàn nghiên cứu, soạn thảo mẫu
phiếu phỏng vấn nông hộ, nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến biến đổi khí
hậu thông qua các website, báo chí, các công trình nghiên cứu khoa học đã
công bố,…
- Bước 2: Điều tra thực tế

+ Tổng số phiếu điều tra là 30 phiếu phân bố ngẫu ở khu vực xã Tân
Hòa, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang.
+ Địa điểm phỏng vấn: xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu
Giang.
+ Ngày điều tra thu thập số liệu:15/5- 19/5/2018

Hình 3.1: Khu vực thực hiện phỏng vấn điều tra tại xã Tân hòa, huyện
Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang

- Bước 3: Xử lý số liệu về các chỉ tiêu về năng suất, lượng nước tưới, chi
phí bơm tưới theo số liệu thu thập được trong phiếu điều tra.
- Bước 4: Phân tích các chỉ tiêu về năng suất, lượng nước tưới, chi phí
bơm tưới theo số liệu thu thập được trong phiếu điều tra và tiến hành dựng
14


biểu đồ số liệu.
- Bước 5: So sánh và đánh giá từng biểu đồ số liệu về năng suất, lượng
nước tưới, chi phí bơm tưới.
- Bước 5: Viết kết luận và đề xuất cho đề tài qua quá trình nghiên cứu.
- Bước 6: Nộp cán bộ hướng dẫn chỉnh sửa và hoàn thành bài viết.
3.2. Phương tiện
- Phiếu phỏng vấn, điều tra cơ bản và thu thập số liệu.
- Bản đồ hành chính huyện Châu Thành A tỉnh Hậu Giang.
- Máy tính, điện thoại, xe máy, thước đo, USB và phần mềm thống kê
được sử dụng để tính toán, thông kê và đánh giá số liệu.
- Tài liệu liên quan đến kỹ thuật tưới nước tiết kiệm cho cây lúa.
- Dụng cụ theo dõi mực nước ruộng.
Dụng cụ quan sát mực nước ruộng: Dụng cụ dùng để theo dõi mực
nước trên ruộng làm bằng ống nhựa PVC có đường kính 15cm, dọc thành ống

được khoan lỗ đường kính 2mm giúp nước lưu thông giữa trong và ngoài ống.
Ống được cắm sâu xuống đất 35cm sau đó lấy hết đất trong ống.

Hình 3.2: Cấu tạo dụng cụ đo mực nước

Theo dõi mực nước: Để theo dõi sự thay đổi của mực nước trên ruộng,
sử dụng thước để đo mực nước trong ống hằng ngày và ghi nhận kết quả.
Quan sát mực nước bằng cách đo mực nước trong ống hàng ngày, nếu mực
nước giảm -30 cm thì tiến hành bơm nước vào ruộng. Dừng bơm khi mực
15


nước ngập trên mặt ruộng là 5cm.

Hình 3.3: Ống đo mực nước đặt ngoài đồng ruộng

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Diễn biến mực nước trên ruộng và hiệu quả sử dụng nước trong quá
trình canh tác của mô hình tưới tiết kiệm

16


Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện diễn biến mực nước tươi cho ruộng lúa của mô hình
tưới tiết kiệm nước và tưới truyền thống tại xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A,
tỉnh Hậu Giang

Trong đó:
GĐ 1: Từ 0 – 07 ngày sau sạ
GĐ 2: Từ 07 – 40 ngày sau sạ (giai đoạn sinh trưởng và đẻ nhánh)

GĐ 3: Từ 40 – 60 ngày sau sạ (giai đoạn trổ đồng đồng)
GĐ 4: Từ 60 – 75 ngày sau sạ (giai đoạn ngậm sữa và chắc hạt)
GĐ 5: Từ 75 ngày cho đến khi thu hoạch (giai đoạn chắc hạt và chín)
Qua biểu đồ cho thấy quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa qua
từng giai đoạn mà nhu cầu về nước của cây lúa cũng sẽ thay đổi. Sự tác động
của con người và yếu tố tác động trực tiếp đếnlượng nước cung cấp cho cây.
Quá trình canh tác cây lúa được chia thành 5 giai đoạn nổi bật về mức độ bơm
tưới nước cho cây sau quá trình phỏng vấn thu thập số liệu như sau:
Trong giai đoạn 1:
+ Mô hình tưới tiết kiệm giữ mực nước bão hòa ngang mặt ruộng và mực
nước trong ruộng sẽ được canh giữ theo giai đoạn phát triển của cây lúa,
đảm cho cây lúa trong giai đoạn này không bị ngập úng, bén rễ và phát
triển tốt.
+ Mô hình canh tác truyền thống thì mực nước trên ruộng cũng sẽ được
giữ ngang bằng mặt ruộng khi sạ và được giữ trong suốt giai đoạn 1 cho
đến khi chuyển tiếp sang giai đoạn 2.
So sánh khách quan về mực nước trong giai đoạn này có thể thấy mô
hình tưới tiết tiệm ít hơn 1cm3 nước so với mô hình tưới truyển thống,nếu quy
đổi ra 1 héc-ta diện tích lúa thì mô hình tưới tiết kiệm trong giai đoạn đầu đã
có thể tiết kiệm được 100m3 nước tưới
Trong giai đoạn 2:
Giai đoạn này nước là nhu cầu thiết yếu để cây lúa phát triển. Giữ nước
trong ruộng ở giai đoạn này sẽ hạn chế được sự mọc mầm của các loài cỏ, bởi
có nước làm môi trường thành yếm khí, hạt cỏ sẽ không mọc được và cũng
cần sử dụng thuốc trừ cỏ phù hợp ở giai đoạn này, đông thời trong khoảng 20
-25 ngày sau sạ thì đây là lúc bón phân lần 2 là lúc cây lúa đang trong giai
đoạn để nhánh rất cần chất dinh dưỡng và nguồn nước. Theo biểu đồ thể hiện
17



mức độ nước tưới trong giai đoạn này của mô hình tưới tiết kiệm nước và tưới
truyền thống lần lượt là +4cm và +5cm. Giai đoạn này lại tiếp tục cho thấy
mức độ nước tưới của mô hình tưới tiết kiệm đã giảm thêm được 100m3/ha so
với mô hình tưới truyền thống.
Trong giai đoạn 3:
Đây là giai đoạn lúa càn được bón phân lần 3 để đón đòng (40-45 ngày).
Lúc này cần bơm nước vào ruộng rồi tháo nước ra để rửa các chất độc cho
ruộng lúa, sau quá trình xả rửa đi các chất độc hại bị tích trữ trên nền ruộng thì
tiếp tuc cho nước vào ruộng cao hơn mặt ruộng 5cm và rải phân đợt 3 để khi
bón phân, nhằm tránh ánh sáng làm phân hủy và phân bị bốc hơi, nhất là phâm
đạm.. Khi nào mực nước trên ruộng xuống dưới mặt ruộng 10cm, thì cho nước
vào ruộng cao hơn mặt ruộng 5cm, bởi tính chất đặc thù khi canh tác cây lúa
nước mà giai đoạn này cần đến lượng nước nhất định để sức xả rửa trôi đi các
chất độc hại trên nền ruộng mà cả 2 mô hình điều nâng mức nước lên+5cm.
Trong giai đoạn 4:
Qúa trình rửa xả các chất độc hại cho cây được lập lại lần 2 cách từ 20
-25 ngày sau lần xả rửa đầu tiên nhưng lượng nước trong giai đoạn này đã
giảm hơn so với giai đoạn 3, và trong thời gian này chính là lúc cây lúa đang
trong giai đoạn lúa trổ nên cần giữ nước cho cây lúa trổ và thụ phấn dễ dàng,
hạt lúa không bị lép hửng, để đảm bảo cho hạt lúa đủ nước và phát triển thì cả
hai mô hình điều bơm giữ vào ruộng với mực nước khá cao với mô hình tưới
tiết kiệm thì mưc nước được giữ ở mức +4cm và +5cm của mô hình tưới
truyền thống, sự chênh lệch này cho thấy nhận định về nhu cầu sử dụng nước
của cây lúa là cần thiết nhưng việc đảm bảo tính vừa đủ là được, sẽ góp phần
sử dụng nước một cách hiệu quả hơn, mang tính bền vững hơn trong canh tác
cây lúa.
Trong giai đoạn 5:
Là giai đoạn lúa còn ngậm sữa, dần chắc hạt và chín nên giữ mực nước
để đảm bảo hạt lúa vẫn còn đủ nước cung cấp trong giai đoạn cuối này. Mực
nước giữ cho bề mặt ruộng lúc này giữa 2 mô hình vẫn có sựu khác biệt, trong

khi mô hình tưới truyền thống giữ mực nước ở mức +3cm thi với mô hình tưới
tiết kiệm được người dân chủ động hạn chế mức nước chỉ còn +2cm nhưng
vẫn cung cấp đủ nước cho cay lúa. Cả 2 mô hình này sẻ dần “xiết’’ nước 10
ngày trước khi thu hoạch để mặt ruộng được khô ráo, dễ cho việc sử dụng máy
gặt.
Có thể thấy qua 5 giai đoạn bơm tưới thì mô hình tưới tiết kiệm đã phát
18


huy tính hiệu quả của mô hình khi sử dụng nước ít hơn mô hình tưới truyền
thống,qua bảng số liệu thu thập được từ các hộ dân cho thấy mức dộ tiết kiệm
của mô hình từ 15% - 20% lượng nước so với mô hình truyền thống tại địa
phương.

4.2. Năng suất canh tác giữa mô hình tưới tiết kiệm nước và tưới truyền
thống cho cây lúa

Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện năng suất lúa thu hoạch của mô hình tưới tiết kiệm
nước và tưới truyền thống tại xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu
Giang

Biểu đồ thể hiện năng suất lúa từ 2 mô hình tưới tiết kiệm nước và mô
hình canh tác truyền thống cho ta thấy, năng suất từ mô hình được áp dụng
phương páp tưới tiết kiệm nước cho ra chỉ số năng suất trung bình thông qua
các phiếu điều tra tại đị phương là 7,22 tấn/ha và mô hình canh tác bằng
phương pháp tưới truyền thống cao hơn với 7,35 tấn/ đây cũng là chỉ số được
lấy trung bình từ các phiếu phỏng vấn điều tra của các hộ đang thực hiện
phương pháp này, mức độ chênh lệch chỉ số của mô hình tưới tiết kiệm thấp
hơn 0,13 tấn/ha so với mô hình đối chứng, với mức độ chênh lệch này theo
nhận định của tác giả là không đáng kể, vì trong vụ lúa Đông Xuân tại địa

phương năm 2017 – 2018 với điều kiện thời tiết vào những ngày có không khí
lạnh, sáng sớm nhiều sương mù, ngày nắng yếu, trời nhiều mây và có mưa nhỏ
rải rác. Từ điều kiện thời tiết như thế này đã thuận lợi cho một số sinh vật phát
19


triển, gây hại trên các loại cây trồng, trong đó có cây lúa. Qua trao đổi với
người dân trong quá trình phỏng vấn được biết các trà lúa khi đang trong giai
đoạn từ mạ đến lúc đẻ nhánh thì ruộng lúa của một số hộ dân bị bệnh đạo ôn lá
gây hại, tuy đã được bao vùng phun thuốc phòng trừ nhưng ít nhiều cũng đã
ảnh hưởng đến năng suất của nông hộ.
Vụ mùa Đông Xuân 2017 -2018 của bà con nông hộ tại địa phương qua
quá trình khảo sát cho thấy trung bình trên mỗi 1ha ruộng lẫn cả mổ hình tưới
tiết kiệm nước hoặc canh tác theo phương pháp tưới truyền thống trừ hết các
chi phí đầu vào điều mang lại cho nông hộ lợi nhuận từ 31 – 34 triệu đồng/ha,
phần vì điều kiện thời tiết trong năm không quá khắc nghiệt như các năm
trước, được thương lái thu mua với giá cho giống Jasmine 85 của nông hộ là
5.700 đồng/kg.
4.3. Chi phí bơm tưới trong quá trình canh tác của 2 mô hình tưới tiết
kiệm và tưới truyền thống

Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện chi phí bơm tưới của 2 mô hình canh tác tưới tiết
kiệm và tưới truyền thống tại xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu
Giang

Qua biểu đồ thể hiện chi phí bơm tưới của 2 mô hình tưới tiết kiệm nước
và tưới truyền thống cho thấy mức chi phí bỏ ra cho nhu cầu tưới của mô hình
tưới tiết kiệm sẽ phải bỏ ra 188 nghìn/ha cho chi phi tưới, trong khi đó nông
hộ thực hiện canh tác theo phương pháp truyền thống sẽ phải bỏ ra đến 229
nghìn/ha cho chi phí tưới, mức độ chênh lệch giá giữa hai mô hình là 41

nghìn/ha, không những vậy mức chi phí tưới bỏ ra cao hơn đồng nghĩa với
việc kéo theo chi phí cho nhân công lao động, thời gian bơm tưới, và khối
lượng nước sẽ nhiều hơn điều này sẽ làm cho chi phí sản xuất tăng lên, giảm
lợi nhuận mà người dân thu được, đồng thời góp phần làm ảnh hưởng không
tốt dến nguồn nước, chất lượng môi trường.

20


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả rút ra được một số
kết luận sau:
Trước tình hình biến đổi khí hậu và dự báo lượng nước ngày càng sụt
giảm, việc áp dụng biện pháp tưới nước tiết kiệm, giúp giảm lượng nước và
công lao động, mô hình tưới nước tiết kiệm cho cây lúa không chỉ mang lại
hiệu quả kinh tế, mà còn mang lại hiệu quả cao về môi trường,
Nhờ áp dụng phương pháp tưới tiết kiệm đã tiết kiệm được từ 15% đến
20% lượng nước tưới; giảm được 10% công lao động; giảm khoảng 3% chi
phí đầu tư nhưng lợi nhuận vẫn tương đương so với phương pháp tưới kiểu
21


truyền thống.
Phương pháp tưới tiết kiệm nước không làm ảnh hưởng ý nghĩa đến thay
đổi chất lương hay đặc tính của đất.
Biện pháp tưới tưới khô – ngập xen kẽ có nhiều triển vọng để có thể giúp
cho người dân tăng hiệu quả kinh tế trong canh tác lúa bền vững thích ứng với
biến đổi khí hậu,mà cụ thể là nguồn tài nguyên nước đang bị đe dọa nghiêm
trọng. Trước bối cảnh đó, kỹ thuật tưới tiết kiệm nước trong nông nghiệp là

thành xu thế mang tính định hướng chiến lược dài hạn cho cây lúa.
5.2. Kiến nghị
Mô hình sử dụng nước tiết kiệm trên đất lúa thích ứng với biến đổi khí
hậu cần được nhân rộng ra nhiều nơi.
Cán bộ kỹ thuật nông nghiệp tại địa phương cần giới thiệu cho người dân
biết nhiều hơn đến mô hình tưới tiết kiệm trên đất lúa vì hiệu quả của mô hình
mang lại rất thiết thực.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Kỹ thuật tưới lúa “Ướt khô xen kẽ” của IRRI, Được lấy về từ:
/>Đề án : Áp dụng quy trình tiết kiệm nước tưới cho sản xuất lúa Đông Xuân tại
Bạc Liêu” do thạc sĩ Trần Văn Na (Chi cục phó Chi cục BVTV).
Phương pháp tưới tiết kiệm nước cho lúa xuân. Được lấy về từ:
/>Trang Nghiêm (2005), Tiết kiệm nước, bước đột phá mới trong sản xuất lúa.
Được lấy về từ: />
22


PHỤ LỤC

Phụ lục: Phiếu điều tra nông hộ trồng lúa ở xã Tân Hòa, huyện
Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang
HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH SỬ DỤNG NƯỚC TIẾT KIỆM
TRÊN ĐẤT LÚA THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI
HUYỆN CHÂU THÀNH A, TỈNH HẬU GIANG

Ngày: ................................................Số phiếu :................................
Họ tên người tiến hành điều tra: .........................................................
I. Thông tin nông hộ
1. Họ tên chủ hộ: ................................................................................

2. Giới tính: Nam/nữ...........................................................................
2. Địa chỉ: ...........................................................................................
3.Tuổi: ................................................................................................
4.Trình độ học vấn: .............................................................................
Mù chữ o
Cấp 1
o
Cấp 2
o
Cấp 3
o
Trên cấp 3o
5. Số thành viên trong gia đình:………………………………………
6. Số lao động chính trong gia đình…………………………………..
7. Diện tích đất nông nghiệp ………….ha
+ Diện tích trồng lúa ………. ….ha
+ Diện tích trồng màu ………….ha
+ Diện tích sử dụng với mục đích khác ………… ha
8. Số năm canh tác lúa của ông (bà)?......................................................
II. Thông tin tình hình sản xuất nông nghiệp
1. Hiện ông (bà) đang canh tác giống lúa gì? ………………………………….
2. Giống lúa đó ông (bà) mua ở đâu?.............…………………………………..

Trại giống
Đổi giống cho nhau
Ở chợ

o
o
o



Khác

o (Ghi rõ) ……………………………………...

3. Ông (bà) biết giống lúa này qua phương tiện nào?
Truyền thông
o
Trạm KN
Các nông hộ khác
o
Khác

o
o

4. Tình hình kháng bệnh của giống lúa này ra sao?
…………………………………………………………………………………
5. Năng suất mà giống lúa mang lại?
…………………………………………………………………………………
6. Những thuận lợi và khó khăn khi canh tác?
…………………………………………………………………………………
7. Chất lượng lúa, gạo ra sao?
………………………………………………………………………………….
8. Khả năng tiêu thụ trên thị trường?
………………………………………………………………………………….
8. Theo ông (bà) thì nhân tố nào ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất lúa?
Giống
o

Kĩ thuật
o
Phân bón
o
Thuốc BVTV
o
Thời tiết
o
Khác
o
Nước tưới
o
9.Tại sao ông (bà) sử dụng giống lúa ……………trong canh tác?
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Các thông tin về sản xuất lúa
Chỉ tiêu
Diện tích trồng (ha)
Chất lượng đất:( tốt / trung bình / xấu)
Giống
- Giá (1000đ/kg)
- Số lượng (kg/ha)
Năng suất (kg/ha)
Giá bán (1000đ/kg)
Tổng chi phí bơm tưới
Mực nước sử dụng trên bề mặt ruộng
(Cm)
- Tuần đầu tiên sau sạ
- Giai đoạn từ 25-40 ngày
(giai đoạn đẻ nhánh)

- Giai đoạn lúa 40-45 ngày

Vụ………….…(từ tháng….....đến ….…)


Giai đoạn lúa 60-70 ngày
(giai đoạn lúa trổ)
- Cây lúa 70 ngày đến thu hoạch
Tổng chi phí đầu tư (làm đất, giống, gieo
sạ, bơm tưới, phân bón, thuốc BVTV, lao
động, thu hoạch)( VNĐ/ha)
Tổng thu nhập(VNĐ/ha)
Lợi nhuận(VNĐ/ha)
-

III. Những khó khăn
1 Ông (bà) gặp khó khăn gì trong quá trình sản xuất ?

Thị trường tiêu thụ o
Kỹ thuật
o
Lao động
o
Giống
o
Sâu bệnh
o
Thời tiết
o
Nguồn nước

o
Vốn sản xuất o
2 Ông (Bà) thấy cần phải làm gì để giải quyết vấn đề khó khăn
đó? .........................................................................................................................................
.................................................................................................................................
IV. Thông tin khác
1. Gia đình có vay vốn sản xuất không?
Có o
Không o
3 Hệ thống thủy lợi ở địa phương đã hoàn chỉnh chưa?
………………………………
4 Hệ thống tưới tiêu có phục vụ tốt cho canh tác lúa không?
Có o
Không o
5 Có là hội viên Hội khuyến nông không?

Có o

Không o

6. Có tham gia buổi khuyến nông nào không?
Có o
Không o
Nếu có, thì mấy lần?
1- 2 lần/năm o
hơn 2 lần/năm o
6.1 Nội dung tập huấn đề cập tới vấn đề
Trồng trọt
o
Chăn nuôi

o
Khác
o (ghi rõ) …………………………………………………….
6.2 Khi tham gia tập huấn các cán bộ KN có tư vấn cho ông (bà) không ?
Có o
Không o
Nếu có, thì họ tư vấn về vấn đề gì?
Kỹ thuật canh tác
o


×