Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Khảo sát kiến thức về bệnh viêm gan siêu vi b của người dân khi đến khám bệnh tại trạm y tế xã xuân hòa huyện kế sách tỉnh sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.79 KB, 39 trang )

TÓM TẮT
Việt Nam là nước có tỷ lệ hiện mắc viêm gan B cao; ước tính có khoảng 8,6 triệu
người nhiễm vi rút viêm gan B. Tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính được ước tính
khoảng 8,8% ở phụ nữ và 12,3% ở nam giới.
Nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính là nguyên nhân chính gây bệnh gan ở Việt Nam như
xơ gan và ung thư gan. Tiêm chủng vắc xin viêm gan B cho tất cả trẻ sơ sinh đã được
triển khai từ năm 2003. Đường lây truyền viêm gan B chính ở Việt Nam là từ mẹ sang
con.
Tỷ lệ bao phủ của vắc xin viêm gan B năm 2012 là 97% và tỷ lệ bao phủ liều sau sinh
tăng lên 75% trong năm 2012 so với 65% của năm 2006.
Theo một cuộc khảo sát năm 2011, chỉ còn 2% trẻ dưới 5 tuổi bị nhiễm vi rút viêm gan B.
Việt Nam đang hướng tới mục tiêu giảm tỷ lệ hiện mắc viêm gan B xuống dưới 1% ở trẻ
dưới 5 tuổi vào năm 2017. Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : “ Khảo sát kiến thức về
bệnh viêm gan siêu vi B của người dân khi đến khám bệnh tại trạm y tế xã Xuân
Hòa huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng năm 2018”. Với mục tiêu:
Xác định tỷ lệ người dân có kiến thức đúng về bệnh viêm gan siêu vi B.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 50 người dân đến
khám bệnh tại trạm y tế xã Xuân Hòa huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng. Thu thập thông tin
dựa vào phiếu khảo sát thiết kế sẵn để khảo sát trực tiếp người dân.
Kết quả: Người dân có kiến thức đúng về bệnh viêm gan siêu vi B là 12%, còn 88%
người dân có kiến thức chưa đúng về bệnh.
Kiến nghị: Cần tăng cương công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho người dân.
Khuyến khích tiêm ngừa vắc xin viêm gan siêu vi B cho trẻ sơ sinh người trưởng thành
chưa bị bệnh. Tổ chức các đợt xét nghiệm bệnh viêm gan siêu vi B cho học sinh và người
dân.

1


MỤC LỤC


2


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1. Họ tộc Hepadnavirida
Bảng 4.1. Đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi
Bảng 4.2. Đối tượng nghiên cứu theo giới tính
Bảng 4.3. Đối tượng nghiên cứu theo dân tộc
Bảng 4.4. Đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn
Bảng 4.5. Đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp
Bảng 4.6. Nguồn cung cấp thông tin cho đối tượng nghiên cứu
Bảng 4.7. Kiến thức về bệnh viêm gan siêu vi B là bệnh truyền nhiễm
Bảng 4.8. Biểu hiện của bệnh viêm gan siêu vi B
Bảng 4.9. Nguyên nhân và đường lây truyền bệnh viêm gan siêu vi B
Bảng 4.10. Đối tượng dễ mấc bệnh viêm gan siêu vi B
Bảng 4.11. Kiến thức về di truyền của bệnh viêm gan siêu vi B
Bảng 4.12. Kiến thức về vắc xin phòng ngừa bệnh viêm gan siêu vi B
Bảng 4.13. Kiến thức về tầm soát bệnh viêm gan siêu vi B
Bảng 4.14. Kiến thức về thuốc đặc trị của bệnh viêm gan siêu vi B
Bảng 4.15. Kiến thức về biến chứng của bệnh viêm gan siêu vi B
Bảng 4.16. Kiến thức về phòng bệnh viêm gan siêu vi B
Bảng 4.17. Kiến thức về phòng tránh lây truyền bệnh viêm gan siêu vi B

3


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1. Cấu trúc bộ gen của HBV
Hình 4.1. Tỷ lệ kiến thức đúng về bệnh viêm gan siêu vi B


4


HBV
CNVC
WHO

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Hepatitis B virus
Công nhân viên chức
Tổ chức y tế thế giới

5


CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
Viêm gan siêu vi B do Hepatitis B virus (HBV) gây ra là một bệnh phổ biến trên toàn cầu,
có diễn tiến phức tạp, tỷ lệ chuyển sang mạn tính cao, thường dẫn tới sơ gan hay ung thư
gan.
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) Tây Thái Bình Dương, ngày 28 tháng 7- Nhân ngày
viêm gan thế giới. Tổ chức y tế thế giới kêu gọi các nhà hoạch định chính sách, cán bộ y
tế và công chúng cùng hành động để hướng tới loại trừ viêm gan vi rút như một mối đe
dọa đối với sức khỏe cộng đồng vào năm 2030. Viêm gan vi rút là nguyên nhân chính gây
tử vong trên thế giới, ước tính gây ra 1,5 triệu ca tử vong mỗi năm, cao hơn nhiều so với
số tử vong do HIV/AIDS, sốt rét và lao gây ra.
Việt Nam là một trong số ba quốc gia ở khu vực Tây Thái Bình Dương có số người nhiễm
vi rút viêm gan B và C mạn tính cao nhất. Ước tính có khoảng 8,7 triệu người bị viêm
gan B mạn tính và 1 triệu người bị viên gan C. Điều này có nghĩa là gấp gần 40 lần số
người nhiễm HIV ở Việt Nam.
Nhiễm vi rút viêm gan B là nguyên nhân chính gây bệnh gan ở Viêt Nam như xơ gan và

ung thư gan. Đường lây truyền viewem gan B chính ở Việt Nam là từ mẹ sang con.
Tiêm chủng vắc xin viêm gan B cho tất cả trẻ sơ sinh đã được triển khai từ năm 2003. Tỷ
lệ bao phủ của vắc xin viêm gan B năm 2012 là 97% và tỷ lệ bao phủ sau sinh tăng lên
75% trong năm 2012 so với 65% của năm 2006.
Theo một cuộc khảo sát năm 2011, chỉ còn 2% tẻ dưới 5 tuổi bị nhiễm vi rút viêm gan B.
Việt Nam đang hướng tới mục tiêu giảm tỷ lệ mắc viêm gan B xuống dưới 1% ở trẻ dưới
5 tuổi vào năm 2017.( Tổ chức y tế thế giới (WHO) Tây Thái Bình Dương, 2013)
Vì thế để tiến hành đánh giá kiến thức đúng về bệnh viêm gan siêu vi B tôi thực hiện đề
tài “ Khảo sát kiến thức về bệnh viêm gan siêu vi B của người dân khi đến khám bệnh
tại trạm y tế xã Xuân Hòa huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng năm 2018”.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ người dân có kiến thức đúng về bệnh viêm gan siêu vi B.

6


CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. VIÊM GAN VIRUS B ( HEPATITIS B VIRUS = HBV)
2.1.1. Sơ lược lịch sử phát hiện viêm gan virus B
Bệnh thì có từ thời Hyppocrates nhưng mãi đến 1930 phân biệt nhờ lâm sàn và dịch tễ đã
biết có 2 loại viêm gan là viêm gan huyết thanh ( serum hepatitis) thường do tiêm truyền
nhất là truyền máu toàn phần, huyết tương hoặc tiêm chích hay dùng dụng cụ xuyên da
không tiệt khuẩn tốt như tiêm chích, xăm hình, xuyên lỗ tai rồi quan sát kỹ hơn có thể lây
từ mẹ sang con nhất là thời gian sinh con, bú sữa mẹ và lây lan bằng đường tình dục.
Viêm gan thứ hai là viêm gan truyền nhiễm hay gây dịch nhất là trong điều kiện chiến
tranh hay sống thiếu những điều kiện cơ bản về vệ sinh sinh hoạt nên còn gọi là viêm gan
truyền nhiễm gây dịch nay xác định là viêm gan A.
Năm 1963, Baruch Blumberg trong lúc tìm kiếm một loai kháng nguyên mới cho định
loại biểu mô đã tìm ra trong máu người ưa chảy máu của người Úc bản địa một kháng
nguyên và đặt tên là kháng nguyên Au ( Australian antigen).
Năm 1967, được nhận kháng nguyên Au là kháng nguyên bề mặt của HBV ký hiệu là

HbsAg (hepatititis B surface antigen).
Năm 1970, Dane phát hiện ra tiểu thể Dane trong máu của người có HbsAg (+) và chính
tiểu thể Dane là virion HBV hoàn chỉnh; tiểu thể Dane có kháng nguyên nhân của HBV
ký hiệu là HBcAg (hepatitis B core antigen).
Năm 1973, ba năm sau phat hiện kháng nguyên có vai trò rất quan trọng chỉ dần mức độ
lây nhiễm và tiên lượng xấu về tiến triển của HBV là kháng nguyên E ký hiệu là HbeAg.
HbeAg gắn chặt với HBcAg và dùng thuốc tẩy rửa thì tách biệt được. Tất nhiên với mỗi
loại kháng nguyên nói trên có kháng thể tương ứng là HBsAb, HBcAb, HbeAb.
HBV thuộc họ Hepadnaviridae.
Bảng 2.1. Họ tộc Hepadnavirida
Họ
Genus
Loài (type species)
Túc chủ
Hepadnaviridae Orthohepadnaviradae Viêm gan virus B người và Động vật có
linh trưởng
xương sống.
Sóc đất viêm gan B
Arctic sóc đất viêm gan B
Wooddchuck (The north
americanwoodchuck
Marmota manaxWHV)
Khỉ có lông len viêm B
Avihepadnaviridae
Ba loại viêm gan virus B
Loài chim vịt,
ngỗng
ngỗng, cò
Virus viêm gan B vịt
Virus viêm gan B cò

Caulimoviridae Caulimovirus
Hoa bông cải có hình khảm Thực vật
7


virus (Cauliflower mosaic
virus)
Badnavirus
Commelina lốm đốm vàng Thực vật
virus (Commelina yellow
mottle virus)
Viêm gan virus B trên người cùng họ với trên động vật có vú như trên con mắc mốt ở
Woodchuck (WHV) vùng Bắc Mỹ, sóc đất Beechey (GSHBV), khỉ có lông như len
(wolly monkey lagothrix lagotricha) – (WMHBV) và loại chim như vịt Bắc Kinh
(DHBV), có xám (HHBV). Xếp cùng họ vì cấu trúc virion, genome và sinh sản gần giống
nhau và gây bệnh rất đặc hiệu cho tùy loại Hepadna.
Hepadvirus HBV chỉ gây nhiễm bệnh ở người, loại linh trưởng và định hướng gây bệnh
chỉ có tế bào gan.(Phạm Song, 2009)
2.1.2. Cấu trúc
Bộ gen (Genome) của HBV nằm trong tiểu thể Dane có đường kính 42nm. Tiểu thể Dane
có nhân trung tâm (central core) bao bọc bởi lớp kháng nguyên bề mặt HBsAg. Gắn chặt
vòng AND 1 (-) và 1 (+) không đồng đều về độ dài, không xoắn, có 180 protein core, sắp
xếp thành hình 20 diện tích tam giác đồng dạng và 12 đỉnh đầu của hình khối đối xứng
(icosahedral), có AND polymerase.( Hoàng Trọng Quang, 2009)
Cấu trúc của hạt Dane gồm có AND sợi đôi hình thành với khoảng 3000 nucleotid và
capsid đối xứng hình khối 20 mặt tạo thành lõi có kích thước khoảng 28 nm. Vỏ ngoài
dày 7 nm cấu tạo bởi ba protein cấu trúc làm cho virus có hình cầu với đường kính
khoảng 42 nm.(Đoàn Thị Nguyện, 2009)

Hình 2.1. Cấu trúc bộ gen của HBV.(Atlat, 2009)

Bộ gen (Genome) của HBV là một phần tử AND vòng có cấu trúc mạch kép không hoàn
toàn, kích thước 3200 Base, nó được cấu tạo bởi 2 sợ có chiều dài không bằng nhau.
8


Chuỗi dài nằm ngoài có cực tính âm, tạo nên một vòng tròn liên tục có chiều dài cố định
là 3,2 kb và mã hóa cho các thông tin di truyền của virus. Chuỗi ngắn nằm trong, có cực
tính dương thay đổi và chỉ bằng 50-80% chiều dài sợi âm. HBV có cấu trúc đặc biệt nhỏ
gọn, có được sự tiết kiệm trong cấu trúc bộ gen bằng cách sắp xếp những miền giao của
các gen: S, C, B và X cho nên có khả năng tổng hợp được nhiều loại protein quan trọng
của virus.
Gen S
Bao gồm vùng S, Pre-S1 và Pre-S2 mã hóa để tổng hợp các protein bề mặt hay HBsAg.
Vùng S, Pre-S2 có chiều dài cố định trong khi đó vùng Pre-S1 có chiều dài thay đổi tùy
theo từng phân typ khác nhau.
Đoạn gen S tổng hợp nên protein S (Small) có chiều dài 24Kd gồm 226 axit amin(aa).
Đây là protein chủ yếu (major) vì nó chiếm đa số. Ở vùng S có ít nhất 5 quyết định kháng
nguyên (antigenic determinant) HBsAg. Tùy theo sự phân bố của các quyết định kháng
nguyên này tạo ra các phân typ khác nhau. Mỗi phân typ đều có chung phần quyết định
kháng nguyên “d” hoặc “y” ghép với “w” hoặc “r”. Ngoài ra quyết định kháng nguyên r
lại có thêm quyết định phụ r1, quyết định kháng nguyên w lại có thêm quyết định phụ w1,
w2, w3, w4. Gần đây người ta lại tìm thêm được các quyết định kháng nguyên bổ xung
khác như q, x g.
Đoạn gen S và pre-S2 tổng hợp nên protein M (Medium) có chiều dài 33Kd gồm 281 aa.
Vùng pre-S2 có vai trò giúp cho virus bám dính và xâm nhập vào trong tế bào gan nhờ nó
liên kết với một loại albumin được trùng hợp trong huyết thanh người (pHSA
polymerized Hunman Serum Albumin).
Đoạn S, Pre-S1 và Pre-S2 tổng hợp nên Protein L (Large) có chiều dài 39 Kd. Chuỗi
Protein Pre-S1 có chiều dài thay đổi theo từng phân typ khác nhau.
Gen C

Mã hóa các Protein của nucleocapsid. Gen C có hai đoạn : đoạn nhân và đoạn trước nhân.
Nếu sự sao chép từ đoạn trước nhân, sản phẩm Protein HBeAg. Đây là một loại protein
không tham dự vào cấu trúc của rion và chức năng của nó chưa được biết rõ. Tư nhiên sự
hiện diện của HBeAg có liên quan đến tính lây nhiễm và phản ánh tình trạng đang nhân
lên của virus.
Nếu việc sao chép bắt đầu từ vùng nhân, thì sản phẩm của protein là HBcAg, nó không có
peptit tính hiệu nên không được bài tiết ra khỏi tế bào gan, nhưng nó tập trung lại trong cá
thể nucleocapsid gắn với RNA và có chứa DNA của HBV.
Một số trường hợp sảy ra đột biến ở đoạn pre-C cho nên sự tổng hợp của HBeAg không
thực hiện được mặc dù quá trình nhân đôi của virus vẫn tiếp diễn.
Gen P
9


Là gen lớn nhất, chiếm 80% chiều dài của bộ gen, mã hóa cho DNA- Polymerase, enzyme
có cả hai loại hoạt tính của DNA-Polymerase phụ thuộc DNA men sao chép ngược phụ
thuộc RNA.
Gen X
Mã hóa cho một loại protein nhỏ là sản phẩm của gen X(HBxAg). Hoạt hóa sao chép này
tạo thuận lợi cho sinh sản của HBV. Protein X còn có liên quan đến sự điều hòa quá trình
tăng trưởng của tế bào, cho nên có thể nó có vai trò trong cơ chế sinh ung thư của tế bào
gan bị nhiễm HBV.(Hoàng Trọng Quang, 2009)
2.1.3. Kháng nguyên
HBV có ba loại kháng nguyên chính:
HBsAg là kháng nguyên bám lên bề mặt tế bào. Đây là kháng nguyên có sự thay đổi các
thứ typ, gồm có 4 typ phụ: adw, ayw, adr, ayr. Có mặt rất sớm và mất sau 4-8 tuần nhiễm
HBV. Nếu HBsAg xuất hiện trên 6 tháng thì có thể gặp ở người mang virus hoặc bệnh
nhân viêm gan kéo dài.
HBcAg là kháng nguyên lõi nằm ở trung tâm của hạt virus. Muốn phát hiện được kháng
nguyên này phải phá vỡ hạt virus.

HBeAg là kháng nguyên có nguồn gốc từ nucleocapsid, thường thay đổi ở các thứ typ và
gồm có 2 typ phụ: HBeAg/1, HBeAg/2. Kháng nguyên này có mặt trong máu khi mà
HBV có sự nhân lên. Người có HBeAg(+), HBsAg(+) thì có khả năng lây nhiễm rất cao
(nếu là nữ thì 100% lây từ mẹ sang con).
2.1.4. Kháng thể
Khi cơ thể nhiễm HBV thì sẽ sinh ra các kháng thể tương ứng:
Kháng thể kháng HBsAg (HBsAb): xuất hiện rất muộn sau khi nhiễm HBV. Do HBsAb
có tác dụng chóng HBV nên khi xuất kiện HBsAb thì bệnh cảnh của bệnh nhân được cải
thiện.
Kháng thể kháng HBcAg (HBcAb): không có tác dụng chóng HBV. Có sớm ở giai đoạn ủ
bệnh, nhưng nếu kéo dài thì bệnh nhân sẽ trở thành viêm gan mạn.
Trong đó: HBcAb - IgM chỉ có ở giai đoạn cấp, HBcAb - IgG có cả giai đoạn muộn và
tồn tại lâu.
Kháng thể kháng HBeAg (HBeAb): xuất hiện rất muộn, thường ở thời kỳ lui bệnh và hồi
phục. Trong đó: HBeAb – IgM xuất hiện sớm, HBeAb – IgG xuất hiện muộn hơn.
2.1.5. Lâm sàng viêm gan virus B
HBV có thời gian ủ bệnh dài 60-160 ngày. Thống nhất chia diễn biến lâm sàng làm 3: thời
kỳ tiền hoàng đản, thời hoàng đản, thời kỳ lại sức.
Về mô tả các thể lâm sàng có 2 cách. Thứ nhất xem các biểu hiện lâm sàng HBV như teo
gan cấp, viêm gan mạn tính, sơ gan là biến chứng và hậu quả. Thứ hai coi các biến chứng
10


và hậu quả trên là các thể lâm sàng. Để có cách nhìn tổng quát chúng tôi áp dụng chia thể
lâm sàng của viêm gan B như sau:
Viêm gan B vàng da thể thông thường.
Viêm gan B thể không vàng da.
Viêm gan B sảy ra trên cơ địa đặc biệt: phụ nữ có thai, trẻ em, người già.
Viêm gan thể kéo dài.
Viêm gan B thể ác tính: thể tối cấp, thể cấp, thể bán cấp.

Hậu quả hay biến chứng xa của viêm gan B cấp tính.
Người mang kháng nguyên HBsAg không hoạt động.
Viêm gan B mạn tính. Sơ gan, ung thư gan.
Thời gian ủ bệnh dài 60-160 ngày còn gọi là thời kỳ tiền vàng da.
Dấu hiệu đặc trưng nhất là chán ăn, nếu không có dấu hiệu này chúng tôi không nghĩ tới
nhiễm HBV cấp tính.
Theo Boivin và Fauvert tỷ lệ các triệu chứng thời kỳ trước khi vàng da xuất hiện như sau:
mệt mỏi 31-82%, chán ăn 60-82, 9%, buồn nôn 60-75%, đau bụng 25-38%, ỉa chảy 510%, táo bón 30-40%, sốt 12-55%, đau đầu 7-35%, đau cổ 15-50%, ngứa 2-45%, nổi mày
đay 4%.
Thời kỳ vàng da
Dấu hiệu đầu tiên là nước tiểu sẫm màu, trong khi phân bạc màu. Các dấu hiệu toàn than
giảm dần trừ chán ăn. Tại Việt Nam bệnh nhân thường chỉ đến khám vào giai đoạn này.
Gan to 50-80%, ấn tức khi chạm bờ gan.
Hội chứng tổn thương tế bào gan xuất hiện đầy đủ.(Phạm Song, 2009)
2.2. DỊCH TỂ HỌC
2.2.1. Đường lây truyền bệnh viêm gan siêu vi B
HBV lây truyền chủ yếu qua 3 con đường chính, đó là: đường máu, đường tình dục và từ
mẹ sang con. Hiện nay, có nhiều con đường có thể dẫn đến nhiễm virus này, ví dụ: tiêm
truyền (chủ yếu là tiêm chích ma túy), gái mại dâm và các con đường khác như cắt tóc,
nhổ răng, châm cứu… Do vậy, viêm gan B có thể gặp ở mọi lứa tuổi và có tỷ lệ cao ở
những đối tượng phơi nhiễm. Ngoài ra, viêm gan B còn dc biết đến là căn nguyên chủ yếu
dẫn tới suy gan và ung thư gan.(Đoàn Thị Nguyện, 2009)
Viêm gan siêu vi b chủ yếu truyền qua da và niêm mạc bằng nhiều cách:
2.2.1.1. Do y cụ
Bất cứ loại y cụ nào làm tổn thương da, niêm mạc người bệnh hoặc người mang HbsAg
sau đó lại làm tổn thương da và niêm mạc người khác mà không được khử trùng chu đáo
đều có thể truyền được nhiều loại viêm gan virus đặc biệt viêm gan siêu vi B.
2.2.1.2. Do bơm tiêm
11



Cơ chế truyền bệnh viêm gan qua bơm tiêm được Hughes năm 1946 nghiên cứu. Ông đã
thấy những chất chứa trong kim, kể cả máu, tự động được hút vào bom tiêm trong khi đac
gỡ kim ra khỏi bơm. Hồng cầu được tìm thấy trong bơm tiêm ở mười bảy trong số ba
mươi lần tiêm bắp thịt mặc dù mắt thường không nhìn thấy và người tiêm không có dụng
ý hút vào. Nếu như chỉ cần 0,00004 ml máu là gây viêm gan cho 5/10 người tình nguyện
thì vai trò gây viêm gan của bơm tiêm không lấy gì làm lạ.
Ngoài ra nhiều loại y cụ khác nếu không được tiệt khuẩn chu đáo như dụng cụ khám răng,
khám tai mũi họng, phụ khoa, xét nghiệm máu, châm cứu, dùng bơm kim tiêm chung của
những người nghiện chích ,.. cũng có thể truyền bệnh.
2.2.1.3.Viêm gan sau truyền máu, huyết tương và các chế phẩm máu người
Mối liên quan giữa truyền máu và các chế phẩm máu với bệnh viêm gan là xuất xứ của từ
viêm gan sau truyền máu, viêm gan huyết thanh. Truyền máu có thể làm lây nhiều loại
viêm gan virus như A, B, C, D,.. song vì virus viêm gan không tồn tại lâu trong máu nên
đại bộ phận viêm gan sau truyền máu là viêm gan B và C. Cùng với máu, nhiều chế phẩm
máu người cũng đóng vai trò quan trọng .
2.2.1.4. Viêm gan và nghiện ma túy
Viêm gan virus ở những người nghiện chính ma túy đã được nhiều tác giả ghi nhận đặc
biệt đối với viêm gan B và C . Bệnh được truyền do những người nghiện sử dụng những
dụng cụ không được tiệt khuẩn tiêm lẫn cho nhau. Nghiện ma túy hiện đã trở thành tệ nạn
xã hội ở hầu hết các nước, kể cả nước ta. Ở miền Nam Việt Nam trước ngày giải phóng,
nạn ma túy lan tràn trong quân Mỹ và từ đó lan ra dân chúng địa phương.
2.2.1.5. Lây truyền qua đường sinh dục
Prince và cs báo cáo theo dõi được nhiều trường hợp viêm gan B từ vợ hoặc chồng, hoặc
từ những người đã có quan hệ tình dục mang HbsAg hoặc đã mắc viêm gan B cấp
Người ta thấy bệnh viêm gan B được truyền từ nam sang nữ qua tinh dịch có virus, ngược
lại từ nữ sang nam qua dịch âm đạo
2.2.1.6. Lây truyền từ mẹ sang con
Hiện đã xác định ba loại virus viêm gan B, D và C có thể truyền từ mẹ sang con trong
thời kỳ mang thai và chu sinh. Ở những nước có dịch viêm gan B lưu hành cao lây truyền

HBV từ mẹ sang con đóng vai trò hết sức quan trọng.
Lây truyền qua sữa mẹ: vấn đề còn bàn cãi . Người ta cho rằng trẻ có thể bị lây nhiễm từ
sữa mẹ có HBV hoặc trẻ mút phải huyết thanh mẹ vì núm vú bị tỗn thương.(Hoàng Quang
Trung, 2005)
2.2.2. Sức đề kháng và khả năng gây bệnh của HBV
2.2.2.1. Sức đề kháng của HBV
HBV có sức đề kháng cao và cao hơn cả HAV. Virus có thể tồn tại ở nhiệt độ buồng trong
vòng 6 tháng, ở 1000C trong vòng 20 phút, ở 580C trong vòng 24 giờ. HBsAg rất bền
12


vững, vẫn tồn tại 20 năm ở -200C. HBV bị bất hoại bởi Fomalin 5%/ 12 giờ. Muốn hủy
virus hoặc HBsAg phải khử trùng rất kỹ (đun sôi 30 phút hoặc sấy khô, hấp ướt).
2.2.2.2. Khả năng gây bệnh của HBV
Virus viêm gan B xâm nhập vào cơ thể bằng nhiều con đường khác nhau nhưng đều liên
quan đến đường máu: Nhận máu nhiễm HBV, tiêm chích chung với người nhiễm HIV,
quan hệ tình dục đồng giới hay khác giới không an toàn với người nhiễm HBV, mẹ nhiễm
HBV truyền cho con trong giai đoạn chu sinh,…
Virus xâm nhập vào cơ thể sẽ gây thể bệnh cấp tính triệu chứng giống viêm gan A nhưng
thời gian ủ bệnh dài hơn từ 30-120 ngày. Các dấu hiệu lâm sàng nặng do tế bào gan bị phá
hủy nhiều. Thời gian vàng da thường kéo dài 2-3 tuần. Nếu không diều trị kịp thời có thể
dẫn tới tình trạng nặng có thể tử vong. Nếu bệnh tiến triển tốt thì bệnh nhân ăn ngon
miệng hơn, vàng da giảm dần các triệu chứng khác cũng thuyên giảm tới hết hoàn toàn
sau khoảng 3-4 tuần. Tỷ lệ bệnh nhân bị bệnh cấp tính thường không cao, chỉ khoảng 1%.
Đa số bệnh nhân sau khi nhiễm virus triệu chứng không rõ rang, dễ bỏ qua. Đó là nhiễm
trùng thể ẩn nhưng vẫn ccos kháng thể kháng HBV.
Khoảng 5% bệnh nhân trở thành mạn tính (phát hiện được HBsAg sau 6 tháng). Khi bệnh
nhân mạn tính các dấu hiệu lâm sàng không rõ: chỉ là mệt mỏi, gan to ở những bệnh nhân
lớn tuổi, nhưng sẽ có những đợt cấp tính trở lại và có thể dẫn tới xơ gan, ung thư gan
nguyên phát.

Người lành mang HBsAg: trong gan bệnh nhân vẫn có HBV, trong máu vẫn tìm thấy
HBsAg nhưng virus nhân lên rất ít, không có dấu hiệu lâm sàng. Tuy nhiên, khi cơ thể bị
suy giảm miễn dịch vì lý do nào đó thì người lành mang víu này trở thành người viêm gan
mạn tính và tiến triển như người viêm gan mạn tính.( Lê Thị Oanh,2012)
2.3. TÌNH HÌNH NHIỄM HBV TẠI VIỆT NAM
2.3.1. Tình hình nhiễm HBV tại Việt Nam hiện nay
Việt Nam là nước có tỷ lệ hiện mắc viêm gan B cao; ước tính có khoảng 8,6 triệu
người nhiễm vi rút viêm gan B. Tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính được ước tính
khoảng 8,8% ở phụ nữ và 12,3% ở nam giới.
Nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính là nguyên nhân chính gây bệnh gan ở Việt Nam như
xơ gan và ung thư gan.
Tiêm chủng vắc xin viêm gan B cho tất cả trẻ sơ sinh đã được triển khai từ năm 2003.
Đường lây truyền viêm gan B chính ở Việt Nam là từ mẹ sang con.
Tỷ lệ bao phủ của vắc xin viêm gan B năm 2012 là 97% và tỷ lệ bao phủ liều sau sinh
tăng lên 75% trong năm 2012 so với 65% của năm 2006.
Theo một cuộc khảo sát năm 2011, chỉ còn 2% trẻ dưới 5 tuổi bị nhiễm vi rút viêm gan
B.
13


Việt Nam đang hướng tới mục tiêu giảm tỷ lệ hiện mắc viêm gan B xuống dưới 1% ở trẻ
dưới 5 tuổi vào năm 201 .(WHO,2018)
2.3.2. Gánh nặng viêm gan và những ứng phó cần thiết
Theo Bộ Y tế, viêm gan vi rút là bệnh truyền nhiễm phổ biến gây ra hậu quả nghiêm trọng
về sức khỏe và tử vong do các biến chứng của viêm gan vi rút, nhiễm vi rút viêm gan cấp
tính thường không có triệu chứng hoặc có thể biểu hiện không rõ ràng, những trường hợp
nặng có thể gây ra suy gan cấp hoặc diễn biến kéo dài dẫn đến viêm gan mạn, xơ gan và
ung thư gan. Có 5 loại viêm gan vi rút, trong đó viêm gan vi rút B và C lây truyền qua
đường máu và dịch thể, tương tự với đường lây truyền HIV; viêm gan vi rút D chỉ lây
truyền khi có mặt viêm gan B, và có đường lây truyền tương tự; viêm gan vi rút A và E

lây qua đường phân-miệng do thức ăn, nước uống và thực hành vệ sinh không đầy
đủ.Trong 5 loại vi rút viêm gan, vi rút viêm gan B và C có ảnh hưởng đến sức khỏe con
người nhiều nhất. Trên 2 tỷ người đã từng nhiễm vi rút viêm gan B và khoảng 130-150
triệu trường hợp nhiễm vi rút viêm gan C mạn tính trên toàn cầu (WHO, 2014). Hàng
năm trên thế giới có khoảng 1 triệu trường hợp tử vong có liên quan đến bệnh viêm gan vi
rút (chiếm khoảng 2,7% tổng số các trường hợp tử vong). Vi rút viêm gan B và C là
nguyên nhân gây ung thư gan hàng đầu, ước tính có khoảng 57% các trường hợp xơ gan
và 78% trường hợp ung thư gan tiên phát do nhiễm vi rút viêm gan B và C. Theo kết quả
điều tra gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm 2010, nguyên nhân tử vong có liên quan đến vi
rút viêm gan đứng hàng thứ 3 trong số các nguyên nhân do bệnh truyền nhiễm gây ra,
người tiêm chích ma túy dễ bị nhiễm cả hai loại vi rút viêm gan B và vi rút viêm gan C do
tình trạng dùng chung bơm kim tiêm, ước tính khoảng 10 triệu người nhiễm vi rút viêm
gan
C
trong
số
16
triệu
người
tiêm
chích
ma
túy.
Nguy cơ bệnh viêm gan siêu vi
Bệnh viêm gan vi rút B có thể phòng ngừa được nếu sử dụng vắc xin sớm và đúng quy
định, WHO khuyến cáo tất cả trẻ em nên được tiêm phòng vắc xin viêm gan B, đối với trẻ
em ở khu vực có tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B cao, nên tiêm vắc xin trong vòng 24 giờ
sau khi sinh và các liều sau đó theo đúng lịch tiêm chủng. Mặc dù bệnh viêm gan B có thể
dự phòng được, tỷ lệ bao phủ vắc xin viêm gan B trên toàn cầu mới đạt 75% thấp hơn
nhiều so với mục tiêu cần đạt là 90% trong đó tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh

(trong vòng 24 giờ đầu) mới đạt 27%. Hơn nữa, theo ước tính của WHO, khoảng 240
triệu người trên toàn cầu đã nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính và gánh nặng bệnh tật do
viêm gan B gây ra đối với hệ thống y tế cũng như sức khỏe người dân là rất lớn.(Nguyễn
Thị Kim Tiến,2015)
2.4. VẮC XIN DỰ PHÒNG BỆNH VIÊM GAN SIÊU VI B
14


2.4.1. Tình hình miễn dịch và hậu quả lâm sàng
Hiệu quả bảo vệ của vắc xin có liên quan trực tiếp tới kháng thể kháng HBs. Hiệu giá
kháng thể >= 10 mIU/ml 1-3 tháng sau tiêm mũi vắc xin cuối cùng được coi là chỉ số
đáng tin cậy của việc bảo vệ trung hạn hay lâu dài chống lại nhiễm HBV. Hiệu quả lâm
sàng vắc xin viêm gan B trong việc dự phong ung thư gan ở trẻ lớn hơn đã được chứng
minh. Tiêm đầy đủ ba mũi vắc xin sẽ tạo được miễn dịch bảo vệ >95% trẻ em và người
trưởng thành. Ở người 40 tuổi, mức độ kháng thể bảo vệ là <90%. Ở người 60 tuổi, mức
độ kháng thể bảo vệ chỉ còn 65-75% ở những người đã được tiêm vắc xin. Thời gian bảo
vệ ít nhất là 15 năm và có thể là suốt đời. Ở một số trẻ đẻ non cân nặng lúc sinh <2000 g
có thể không đáp ứng tốt với việc tiêm vắc xin lúc sơ sinh. Tuy nhiên khi trẻ được hơn 1
tuổi, tất cả các trẻ đẻ non, không liên quan đến cân nặng lúc sinh hay tuổi thai, đáp ứng
miễn dịch sẽ tốt hơn. Những bệnh ức chế miễn dịch như nhiễm HIV, bệnh gan mạn tính,
suy thận mạn và đái tháo đường là có liên quan tới việc giảm tính sinh miễn dịch của vắc
xin.
2.4.2. Lịch tiêm vắc xin
Có nhiều các lựa chọn cho việc lồng ghép vắc xin viêm gan B vào Chương trình tiêm
chủng mở rộng. Việc lựa chọn phụ thuộc vào tình hình dịch tễ học của từng nước và vào
các khả năng hậu cần và tổ chức. Khoảng cách tối thiểu của các mũi tiêm là 4 tuần.
Khoảng cách dài hơn có thể sẽ làm tăng hiệu giá kháng thể HBs cuối cùng nhưng không
làm tăng tỷ lệ đáp ứng miễn dịch. Không cần thiết phải tiêm hơn 3 mũi vắc xin. Lịch tiêm
vắc xin viêm gan B có thể dược chia thành 2 nhóm: liều tiêm sơ sinh và lieu không tiêm
cho trẻ sơ sinh. Liều sơ sinh là liều tiêm vắc xin đầu tiên lúc sơ sinh, các liều tiếp theo

cùng với các muic đầu tiên và mũi thứ 3 của vắc xin BH-HG-UV. Một lựa chọn khác là
lịch tiêm 4 mũi vắc xin viêm gan B bao gồm 1 mũi lú sơ sinh và 3 mũi khác, hoặc là vắc
xin viêm gan B đơn giá hay vắc xin kết hợp và theo lịch tiêm của vắc xin này. Những lịch
tiêm này sẽ phòng hầu hết nhiễm HBV lây truyền chu sinh từ mẹ sang con.(Phạm Song,
2009)
2.5. NGUYÊN TẮC PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ
2.5.1. Phòng bệnh
Phòng không đặc hiệu :
Giáo dục những người nguy cơ cao như người nghiện chích, gái mại dâm, người mắc các
bệnh lây qua đường tình dục và mọi người dân khác có tác phong sống lành mạnh, quan
hệ tình dục an toàn, sống chung thủy, không dùng bơm kim tiêm và các dụng cụ có thể
liên quan tới máu chung...(Lê Thị Oanh, 2012)
Tuyên truyền cho mọi người dân biết được các đường lây truyền cảu HBV để có biện
pháp phòng tránh thích hợp.(Hoàng Trọng Quang, 2006)
Phòng bệnh đặc hiệu:
15


Tiêm phòng vắc xin cho trẻ sơ sinh và cho mọi người chưa miễn dịch. Vắc xin phòng
viêm gan B là vắc xin có bản chất cấu trúc là HbsAg sản xuất trên tế bào hoặc vắc xin tái
tổ hợp. (Lê Thị Oanh, 2012)
2.5.2. Điều trị
Dùng kháng sinh kháng virus và intrerferon để giảm sự nhân lên của virus. Việc điều trị
kéo dài thời gian với interferon có thể dẫn tới kháng thuốc nên không phải bao giờ cũng
thành công. (Lê Thị Oanh, 2012)
Điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng cho bệnh nhân, nghỉ ngơi và chế độ ăn hợp lý. Có
thể dùng interferon để điều trị.(Hoàng Trọng Quang, 2006)

16



CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Người dân đến khám bệnh tại trạm y tế xã Xuân Hòa huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng.
3.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu
Người dân đến khám bệnh taị trạm y tế xã Xuân Hòa huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng.
Những người đồng ý tham gia khảo sát.
3.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ
Người dân bị tâm thần.
Người dân không biết chữ.
Người bệnh bị khiếm thính, khiếm thị.
Người bệnh hôn mê, cấp cứu.
3.1.4. Thời gian và địa điểm khảo sát
Địa điểm: Trạm y tế xã Xuân Hòa huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng.
Thời gian : Khảo sát được tiến hành thu thập số liệu từ ngày 20/05/2018 đến 10/06/2018.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang phân tích.
3.2.2. Cỡ mẫu
Chọn 50 người dân đến khám bệnh tại Trạm y tế xã Xuân Hòa huyện Kế Sách tỉnh Sóc
Trăng.
3.2.3. Phương pháp chọn mẫu
Dùng tiêu chuẩn chọn mẫu ngẫu nhiên đơn.
Chọn 50 người đủ tiêu chuẩn chọn mẫu và không thuộc tiêu chuẩn loại trừ.
Khi tiến hành chọn mẫu, đối tượng nghiên cứu nào thuộc tiêu chuẩn loại trừ thì bỏ ra, tiếp
tục lấy mẫu trên những đối tượng đủ tiêu chuẩn cho đến khi đủ 50 mẫu.
3.2.4. Nội dumg nghiên cứu
3.2.4.1. Đặc điểm nghiên cứu đối tượng nghiên cứu
1. Họ và tên: Ghi cụ thể từng đối tượng khảo sát.

2. Tuổi: Ghi củ thể từng đối tượng khảo sát.
3. Giới tính: Chia thành 2 giá trị:
+ Nam
+ Nữ
4. Dân tộc: Chia thành 4 giá trị:
+ Kinh
+ Hoa
+ Khmer
+ Khác
17


5. Trình độ học vấn: Chia thành 5 giá trị:
+ Không
+ Cấp 1
+ Cấp 2
+ Cấp 3
+ Từ trung cấp trở lên
6. Nghề nghiệp: Chia thành 5 giá trị:
+ Nông dân
+ CNVC
+ Nội trợ
+ Gìa
+ Khác
7. Khảo sát về nguồn cung cấp thông tin về bệnh viêm gan siêu vi B chia thành 4 giá trị:
+ Cán bộ nhân viên y tế
+ Internet
+ Tivi/đài phát thanh
+ Bạn bè /người thân


3.2.4.2. Nội dung phiếu khảo sát
Kiến thức về bệnh viêm gan siêu vi B của người dân khi đến khám bệnh tại trạm y tế xã
Xuân Hòa huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng.
Phiếu khảo sát gồm 20 nội dung, mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, câu trả lời chưa đúng
được 0 điểm.
Người có kiến thức đúng về bệnh viêm gan siêu vi B là người được 16 đến 20 điểm.
Người có kiến thức chưa đúng về bệnh viêm gan siêu vi B là người được từ 0 đến 15
điểm.
1. Bệnh viêm gan siêu vi B có phải là bệnh truyền nhiễm :
+ Có
+ Không
Kiến thức đúng khi trả lời: “có”.
2. Bệnh viêm gan siêu vi B do uống rượu bia, hút thuốc lá:
+ Có
+ Không
Kiến thức đúng khi trả lời: “có”.
3. Biểu hiện của bệnh viêm gan siêu vi B là:
+ Sốt, ăn uống kém
+ Nước tiểu sẫm màu, vàng da và mắt
+ Đau bụng dưới bên phải
Kiến thức đúng khi trả lời: “ biết >=2 biểu hiện”.
4. Hepatitis B virus( HBV) là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh viêm gan siêu vi B:
+ Có
18


Không
Kiến thức đúng khi trả lời: “có”.
5. Bệnh viêm gan siêu vi B lây truyền từ đường mẹ sang con:
+ Có

+ Không
Kiến thức đúng khi trả lời: “có”.
6. Bệnh viêm gan siêu vi B lây truyền qua đường quan hệ tình dục:
+ Có
+ Không
Kiến thức đúng khi trả lời: “có”.
7. Bệnh viêm gan siêu vi B lây truyền qua đường máu:
+ Có
+ Không
Kiến thức đúng khi trả lời: “có”.
8. Dùng chung dao cạo, bàn chải đánh răng với người nhiễm virus viêm gan siêu vi B có
bị bệnh:
+ Có
+ Không
Kiến thức đúng khi trả lời: “có”.
9. Đối tượng dễ mắc bệnh viêm gan siêu vi B:
+ Người có người nhà bị nhiễm viêm gan siêu vi B
+ Người đồng tính
+ Người bị nhiễm HIV
+ Tất cả các đáp án trên
Kiến thức đúng khi trả lời: “tất cả các đáp án trên”.(chọn 2 câu trả lời đúng trở lên)
10. Bệnh viêm gan siêu vi B là bệnh di truyền:
+ Có
+ Không
Kiến thức đúng khi trả lời: “có”.
11. Bệnh viêm gan siêu vi B có vắc xin phòng ngừa:
+ Có
+ Không
Kiến thức đúng khi trả lời: “có”.
12. Cần tiêm vắc xin phòng ngừa viêm gan siêu vi B:

+ Có
+ Không
Kiến thức đúng khi trả lời: “có”.
13. Những người đã bị bệnh viêm gan siêu vi B rồi không có cần chích ngừa:
+ Có
+

19


Không
Kiến thức đúng khi trả lời: “có”.
14. Cách tốt nhất để tầm soát viêm gan siêu vi B là khám gan định kỳ:
+ Đúng
+ Sai
Kiến thức đúng khi trả lời: “đúng”.
15. Bệnh viêm gan siêu vi B không có thuốc đặc trị:
+ Có
+ Không
Kiến thức đúng khi trả lời: “có”.
16. Biến chứng của bệnh viêm gan siêu vi B:
+ Viêm dạ dày tá tràng
+ Sơ gan
+ Ung thư gan
+ Viêm gan mạn, cấp
Kiến thức đúng khi trả lời: “sơ gan, ung thư gan, viêm gan mạn , cấp”.(chọn 2 câu trả lời
đúng trở lên)
17. Phòng bệnh viêm gan siêu vi B bằng cách:
+ Tiêm vắc xin phòng ngừa viêm gan siêu vi B
+ Sử dụng riêng dụng cụ cá nhân

+ Quan hệ tình dục an toàn
+ Thực hiên an toàn vệ sinh thực phẩm
Kiến thức đúng khi trả lời: “tiêm vắc xin phòng ngừa viêm gan siêu vi B, sử dụng riêng
dụng cụ cá nhân, quan hệ tình dục an toàn”.(chọn 2 câu trả lời đúng trở lên)
18. Để tránh lây nhiễm viêm gan siêu vi B cần phải:
+ Tiêm vắc xin phòng ngừa viêm gan siêu vi B
+ Không sử dụng chung dụng cụ cá nhân
+ Tránh tiếp xúc với máu dịch tiết của người bệnh
+ Quan hệ tình dục an toàn
+ Mang khẩu trang khi tiếp xúc với người bị bệnh
Kiến thức đúng khi trả lời: “tiêm vắc xin phòng ngừa viêm gan siêu vi B, không sử dụng
chung dụng cụ cá nhân, tránh tiếp xúc với máu dịch tiết của người bệnh, quan hệ tình dục
an toàn, mang khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh”.(chọn 2 câu trả lời đúng trở lên)
19. Lịch tiêm chủng phòng ngừa bệnh viêm gan siêu vi B là:
+ 3 mũi cách nhau 1 tháng, lặp lại sau 1 năm
+ 3 mũi cách nhau 1 tháng, lặp lại sau 3 năm
+ 2 mũi cách nhau 1 tháng, lặp lại sau 3 năm
Kiến thức đúng khi trả lời: “3 mũi cách nhau 1 tháng , lặp lại sau 3 năm”.
20. Trẻ sơ sinh tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh viêm gan siêu vi B tốt nhất là:
+ 24 giờ đầu sau sinh
+

20


Trẻ được 1 tháng tuổi
Trẻ được 1 tuổi
Không cần tiêm
Kiến thức đúng khi trả lời: 24 giờ đầu sau sinh.
3.2.5. Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu bằng phiếu khảo sát đã được soạn sẵn.
Giải thích mục đích, ý nghĩa vấn đề khảo sát, phổ biến phiếu khảo sát cho đối tượng
nghiên cứu.
Tiến hành phát phiếu khảo sát cho người dân, cho thời gian các đối tượng nghiên cứu đọc
câu hỏi và tự trả lời, sau đó thu lại phiếu khảo sát.
Đánh giá tỷ lệ kiến thức đúng về bệnh viêm gan siêu vi B của người dân.
3.2.6. Phương pháp kiểm sót sai số
Phiếu khảo sát được khảo sát trên 50 người dân có đủ tiêu chuẩn trước khi tiến hành điều
tra sau đó chỉnh sửa cho phù hợp.
Sai số do nội dung câu hỏi làm người trả lời không hiểu rõ câu hỏi.Để khắc phục phiếu
khảo sát được soạn một cách đơn giản, hạn chế dùng các từ ngữ chuyên môn, dùng các từ
thông dụng, giải thích phiếu khảo sát cho đối tượng nghiên cứu hiểu.
Kiểm tra lại các phiếu khảo sát sau mooic ngày khảo sát , với những phiếu thông tin chưa
đầy đủ hoặc không hợp lệ sẽ bị hủy hoặc đưa lại cho đối tượng khảo sát để bổ sung.
3.2.7. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được nhập và xử lý phân tích bằng phần mền Microsoft Excel 2016.
3.3.ĐẠO ĐỨC KHI NGHIÊN CỨU
Tất cả các đối tượng tham gia nghiên cứu đều đã được giải thích cụ thể về nội dung và
mục đích nghiên cứu để đối tượng tham gia tự nguyện và cung cấp thông tin chính xác.
Đảm bảo quyền lợi và sức khỏe, nêu cao tinh thần tự nguyện tham gia nghiên cứu không
ép buộc hay lợi dụng.
Đảm bảo trung thực và khách quan trong nghiên cứu.
Đảm bảo thông tin cho người nghiên cứu. Thông tin thu nhập chỉ phục vụ cho quá trình
nghiên cứu, không sử dụng cho mục đích khác.
+
+
+

21



22


CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu
Bảng 4.1. Đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi
Tần số (n)
Tỷ lệ (%)
18-25 tuổi
8
16
26 -35 tuổi
32
64
36- 46 tuổi
10
20
Tổng
50
100
Nhận xét: Dựa vào bảng 4.1 cho ta thấy nhóm tuổi 18-24 chiếm một tỷ lệ thấp hơn so
với nhóm tuổi 36-46 và thấp hơn nhiều so với nhóm tuổi 26-35.
Bảng 4.2. Đối tượng nghiên cứu theo giới tính
Giới tính
Tần số (n)
Tỷ lệ (%)
Nam

29
58
Nữ
21
42
Tổng
50
100
Nhận xét: Tỷ lệ khảo sát nam là 58% cao hơn so với tỷ lệ nữ 42% trong đối tượng
nghiên cứu.
Bảng 4.3. Đối tượng nghiên cứu theo dân tộc
Dân tộc
Tần số (n)
Tỷ lệ (%)
Kinh
50
100
Hoa
0
0
Khmer
0
0
Khác
0
0
Tổng
50
100
Nhận xét: Dân tộc kinh chiếm hoàn toàn trong các đối tượng nghiên cứu.

Bảng 4.4. Đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn
Trình độ học vấn
Tần số (n)
Tỷ lệ (%)
Mù chữ
0
0
Cấp 1
11
22
Cấp 2
21
42
Cấp 3
17
34
Từ trung cấp trở lên
1
2
Tổng
50
100
Nhận xét: Trình độ học vấn từ trung cấp trở lên là 2% còn rất thấp nhưng phần lớn không
có người mù chữ.
Bảng 4.5. Đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp
Nghề nghiệp
Tần số (n)
Tỷ lệ (%)
Nông dân
26

52
CNVC
5
10
23


Nội trợ
8
16
Khác
11
22
Tổng
50
100
Nhận xét: Vì xã Xuân hòa còn là xã nông thôn nên tỷ lệ nông dân rất cao là 52% và tỷ lệ
CNVC còn thấp là 10%.
Bảng 4.6. Nguồn cung cấp thông tin cho đối tượng nghiên cứu
Nguồn thông tin
Tần số (n)
Tỷ lệ (%)
Cán bộ nhân viên y tế
15
30
Internet
4
8
Tivi/ đài phát thanh
22

44
Bạn bè/ người thân
9
18
Tổng
50
100
Nhận xét: Dựa vào bảng 4.6 ta thấy người dân chỉ biết qua tivi/đài phát thanh là 44%
chiếm tỷ lệ cao nhất và thấp nhất là internet chiếm 8%.
4.1.2. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về bệnh viêm gan siêu vi B
Bảng 4.7. Kiến thức về bệnh viêm gan siêu vi B là bệnh truyền nhiễm
Bệnh viêm gan siêu vi B
Tần số (n)
Tỷ lệ (%)
là bệnh truyền nhiễm
Đúng
42
84
Chưa đúng
8
16
Tổng
50
100
Nhận xét: Đối tượng biết bệnh viêm gan siêu vi B là bệnh truyền nhiễm chiếm 84% cao
hơn đối tượng chưa biết là 16%.
Bảng 4.8. Biểu hiện của bệnh viêm gan siêu vi B
Biểu hiện
Tần số (n)
Tỷ lệ (%)

Sốt, ăn uống kém
22
44
Nước tiểu sẫm màu, vàng da và mắt
42
84
Đau bụng dưới bên phải
30
60
Nhận xét: Có 84% đối tượng biết biểu hiện nước tiểu sẫm màu, vàng da và mắt là cao
nhất , còn 44% đối tượng biết sốt, ăn uống kém cũng là biểu hiện của bệnh có tỷ lệ thấp.

24


Bảng 4.9. Nguyên nhân và đường lây truyền bệnh viêm gan siêu vi B
Đúng
Chưa đúng
Kiến thức
Tần số (n)
Tỷ lệ (%)
Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Uống rượu bia, hút thuốc lá
35
70
15
30
Hepatitis B virus(HBV)
42
84

8
16
Mẹ sang con
32
64
18
36
Quan hệ tình dục
29
58
21
42
Đường máu
40
80
10
20
Dùng chung dao cạo, bàn
chải đánh răng với người bị
35
70
15
30
bệnh
Nhận xét: Đa số đối tượng đều biết đến nguyên nhân do HBV chiếm 84% và 70% biết do
uống rượu bia, hút thuốc lá. Đối tượng biết đến đường lây truyền cũng rất cao như đường
máu chiếm 80%, đường lây quan hệ tình dục thấp hơn chiếm 58%.
Bảng 4.10. Đối tượng dễ mấc bệnh viêm gan siêu vi B
Đối tượng
Tần số (n)

Tỷ lệ (%)
Người có người nhà bị
35
70
bệnh
Người đồng tính
20
40
Người nhiễm HIV
18
36
Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu biết người có người nhà bị bệnh sẽ có nguy cơ mắc bệnh
chiếm 70% cao hơn tỷ lệ người đồng tính và người nhiễm HIV chiếm 40% và 36%.
Bảng 4.11. Kiến thức về di truyền của bệnh viêm gan siêu vi B
Bệnh viêm gan siêu vi B
Tần số (n)
Tỷ lệ (%)
là bệnh di truyền
Đúng
42
84
Chưa đúng
8
16
Tổng
50
100
Nhận xét: Đối tượng biết bệnh viêm gan siêu vi B là bệnh di truyền chiếm 84% cao hơn
đối tượng chưa biết là 16%.
Bảng 4.12. Kiến thức về vắc xin phòng ngừa bệnh viêm gan siêu vi B

Đúng
Chưa đúng
Kiến thức
Tần số (n)
Tỷ lệ (%) Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Bệnh viêm gan siêu vi B có
42
84
8
16
vắc xin phòng ngừa
Cần tiêm vắc xin phòng ngừa
33
66
17
34
viêm gan siêu vi B
Những người đã bị viêm gan
siêu vi B không cần chích
21
42
29
58
ngừa
Lịch tiêm chủng phòng ngừa
23
46
27
54
25



×