Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

Khóa luận Khảo sát kiến thức về bệnh viêm phổi ở trẻ của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã Xuân Thắng huyện Thới Lai thành phố Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.49 KB, 45 trang )

TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ bà mẹ có con dưới 5 tuổi có kiến thức đúng về bệnh
viêm phổi ở trẻ.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 50 bà mẹ có con
dưới 5 tuổi tại xã Xuân Thắng, huyện Thới Lai, Thành phố Cần Thơ năm 2018.
Kết quả: Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 3 năm 2018 đến tháng 4 năm 2018,
tiến hành nghiên cứu trên 50 bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã Xuân Thắng, huyện
Thới Lai, Thành phố Cần Thơ, thu được kết quả như sau: Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức
đúng về bệnh viêm phổi là 90%. Trong đó bà mẹ có kiến thức đúng về định nghĩa
bệnh viêm phổi với tỷ lệ 96%, nguyên nhân gây bệnh viêm phổi chiếm 74%, các
dấu hiệu nhận biết viêm phổi 86%, triệu chứng của trẻ khi bị viêm phổi 82%, triệu
chứng ho 42%, triệu chứng rút lõm lồng ngực 36% , chẩn đoán viêm phổi 76%,
biến chứng viêm phổi 62%, cách xử trí khi trẻ có dấu hiệu viêm phổi 74%, điều
trị khi trẻ bị viêm phổi 82%, chăm sóc khi trẻ bị viêm phổi chiếm 68%. Kiến thức
về chế độ dinh dưỡng cho trẻ khi bị viêm phổi: Có 80% bà mẹ biết cho trẻ ăn
nhiều đạm, thức ăn loãng, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu. 74% bà mẹ biết nên bổ sung
thêm vitamin cho trẻ bằng cách ăn hoa quả tươi, sữa hoặc nước ép hoa quả. Tăng
cường cho trẻ bú mẹ chiếm 38%. Các bà mẹ biết nên cho trẻ ăn nhiều lần trong
ngày khi trẻ bị viêm phổi với tỷ lệ 72%. Kiến thức về vệ sinh cá nhân cho trẻ: Có
64% bà mẹ biết không cho trẻ dùng chung khăn, vật dụng ăn uống,.. khi chưa
được rửa hoặc khử khuẩn. Hướng dẫn cho trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách chiếm
64%. Các bà mẹ biết nên dùng xà phòng tắm cho trẻ với tỷ lệ tương đối cao chiếm
80%. Kiến thức về phòng ngừa viêm phổi: Uống nhiều nước, tăng cường cho trẻ
bú mẹ, ăn dặm đúng cách được bà mẹ biết đến chiếm 58%. Có 96% các bà mẹ biết
không để trẻ tiếp xúc với người bệnh, trẻ bệnh, khói bụi, thuốc lá, thuốc lào,..
Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ theo đúng lịch quy định được biến đến với tỷ lệ 82%.
Các bà mẹ biết nên giữ ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè chiếm 50%. Có
86% các bà mẹ nghĩ rằng để phòng bệnh viêm phổi việc vệ sinh môi trường sẽ làm
giảm các yếu tố nguy cơ gây bệnh.
Kết luận: Kết quả nghiên cứu sẽ xác định tỷ lệ bà mẹ kiến thức đúng về bệnh
viêm phổi ở trẻ. Từ kết quả này sẽ cung cấp thông tin cần thiết và phù hợp về bệnh


viêm phổi cho các bà mẹ.

1


Kiến nghị: Cần tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cho bà mẹ và
người nhà kiến thức về bệnh viêm phổi, đặc biệt là cách nhận biết và xử trí đúng
khi trẻ bị viêm phổi.

2


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................ii
TÓM TẮT...............................................................................................................iii
MỤC LỤC...............................................................................................................iv
DANH SÁCH BẢNG...............................................................................................v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................vi
CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................1
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................3

3


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 4.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu
Bảng 4.2. Kiến thức đúng về bệnh VP của bà mẹ
Bảng 4.3. Kiến thức về định nghĩa bệnh VP ở trẻ

Bảng 4.4. Kiến thức về nguyên nhân gây bệnh VP ở trẻ
Bảng 4.5. Kiến thức về dấu hiệu nhận biết VP ở trẻ
Bảng 4.6. Kiến thức về triệu chứng của trẻ khi bị VP
Bảng 4.7. Kiến thức về triệu chứng ho trong VP trẻ em
Bảng 4.8. Kiến thức về triệu chứng rút lõm lồng ngực ở trẻ bị VP
Bảng 4.9. Kiến thức về chẩn đoán VP ở trẻ
Bảng 4.10. Kiến thức về các yếu tố gây VP ở trẻ
Bảng 4.11. Kiến thức về biến chứng VP ở trẻ em
Bảng 4.12. Kiến thức về xử trí khi trẻ có dấu hiệu bị VP
Bảng 4.13. Kiến thức về điều trị khi trẻ bị VP
Bảng 4.14. Kiến thức về chăm sóc khi trẻ bị VP
Bảng 4.15. Kiến thức về chế độ dinh dưỡng cho trẻ khi bị VP
Bảng 4.16. Kiến thức về vệ sinh cá nhân cho trẻ
Bảng 4.17. Kiến thức về phòng ngừa VP cho trẻ
Bảng 4.18. Kiến thức về phòng bệnh VP bằng việc vệ sinh môi trường xung quanh

4


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
VP: Viêm phổi
TCYTTG: Tổ Chức Y Tế Thế Giới
WHO: World Health Organization
THCS: Trung học cơ sở
THPT: Trung học phổ thông

5


CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

Viêm phổi (VP) là bệnh thường xảy ra ở người già, người mắc các bệnh mạn
tính, người suy giảm miễn dịch, nghiện rượu, đặc biệt là đối với trẻ em. Bệnh
thường xuất hiện lúc thay đổi thời tiết, yếu tố môi trường thuận lợi và có thể tạo
thành dịch (Lê Văn An, Nguyễn Thị Kim Hoa, 2008). Ngày nay có nhiều kháng
sinh hiệu quả nhưng viêm nhiễm cấp tính ở phổi vẫn còn là nguyên nhân tử vong
quan trọng ở mọi lứa tuổi, nhất là trẻ em dưới 1 tuổi và người già. (Nguyễn Văn
Thành, 2007)
Trên thế giới có 2,6 triệu trẻ em tử vong trong tháng đầu dời năm 2016, có
khoảng 7.000 ca tử vong sơ sinh mỗi ngày, chiếm tổng số trẻ em tử vong dưới 5
tuổi. Nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi là biến chứng sinh
non, VP, ngạt sinh, tiêu chảy và sốt rét (WHO, 2017). VP là nguyên gây tử vong
lớn nhất ở trẻ em trên toàn thế giới, VP đã giết chết 920 136 trẻ em dưới 5 tuổi vào
năm 2015, chiếm 16% tổng số trẻ em dưới 5 tuổi tử vong. VP ảnh hưởng đến trẻ
em và gia đình ở khắp mọi nơi, nhưng phổ biến nhất ở Nam Á và châu Phi cận
Sahara. Trẻ em có thể được bảo vệ khỏi bệnh VP, nó có thể được ngăn ngừa bằng
các biện pháp can thiệp đơn giản và được điều trị bằng thuốc và chăm sóc sức
khỏe công nghệ thấp với chi phí thấp. (WHO, 2016)
Ở Việt Nam, hiện nay có khoảng 10.000.000 trẻ dưới 5 tuổi, như vậy mỗi năm
có từ 30 đến 40 triệu lượt trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp và từ 28.000 đến 30.000 trẻ
tử vong do VP (Nguyễn Thị Thu, Nguyễn Trần Hiển, 2007). Năm 2015, có 83,1%
trường hợp trẻ mắc bệnh VP, 14,6% VP nặng và 2,3% VP rất nặng. Không có
trường hợp trẻ bị tử vong. (Nguyễn Thành Nhôm, Phan Văn Năm, Võ Thị Thu
Hương, 2015)
Với số lượng trẻ mắc bệnh và tử vong do VP đã làm ảnh hưởng rất lớn đến ngày
công lao động của các bà mẹ phải nghĩ việc để chăm sóc trẻ và tốn kém không ít
kinh phí chi tiêu cho việc chữa trị. Ngoài các phương pháp điều trị thì sự hiểu biết
về bệnh cũng là một vấn đề quan trọng để góp phần hạn chế các biến chứng và tử
vong do bệnh VP gây ra. Xuất phát từ thực tế trên, tiến hành đề tài “ Khảo sát
kiến thức về bệnh viêm phổi ở trẻ của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã Xuân
Thắng huyện Thới Lai Thành phố Cầm Thơ năm 2018” với mục tiêu như sau:

Xác định tỷ lệ bà mẹ có con dưới 5 tuổi có kiến thức đúng về bệnh viêm phổi.

6


CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ VIÊM PHỔI
2.1.1. Định nghĩa viêm phổi
Viêm phổi là hiện tượng nhiễm trùng của nhu mô phổi bao gồm viêm phế
nang, túi phế nang, ống phế nang, tổ chức liên kết khe kẽ và tiểu phế quản tận,
kèm theo tăng tiết dịch trong phế nang gây ra đông đặc nhu mô phổi. Nguyên nhân
do vi khuẩn, vius, ký sinh vật, không do trực khuẩn lao. ( Ngô Quý Châu, 2012).
2.1.2. Dịch tễ học
Không kể lao phổi, các bệnh VP do vi khuẩn hiện vẫn chiếm vị trí hàng đầu
trong bệnh học phổi ở Việt Nam, cả tỷ lệ mắc bệnh lẫn tử vong. VP có thể gặp ở
mọi lứa tuổi, nhưng nhiều nhất theo cách nói của một số tác giả, vẫn là ở hai cực
của cuộc sống: trẻ sơ sinh và người trên 60 tuổi. Một số ca đặc biệt còn gặp ở thai
nhi của những người mẹ mang thai mắc bệnh VP. Ở trẻ sơ sinh, bệnh hay gặp ở
những trẻ đẻ non, còn ở người già, từ đầu thế kỷ 20, người ta đã biết rõ nguy cơ
VP sau những tình trạng bệnh lý buộc người bệnh phải nằm lâu. Ở những lứa tuổi
khác, nhất là thanh niên, bệnh lý ít gặp hơn và thường xãy ra nhanh chóng trên
những cơ thể khỏe mạnh khi thời tiết thay đổi đột ngột. Bộ mặt của VP đã thay đổi
rất nhiều ở những nước phát triển trog vài chục năm nay, có xu hướng không điển
hình, nhiều thể kéo dài, tỷ lệ tử vong giảm hẳn, do việc áp kháng sinh rộng rãi với
nhiều biện pháp hồi sức, cấp cứu có hiệu quả và những cố gắn rất lớn trong việc
cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong chỉ tật sự giảm hẳn
ở trẻ em và trẻ sơ sinh, trong khi đó lại tăng lên tương đối ở người già. Cùng với
tiến bộ cung của thế giới, các bệnh VP do vi khuẩn ở nước ta cũng đang có chiều
hướng ngày càng giảm dần, đa dạng và không điển hình, các VP thứ phát nhiều
hơn nguyên phát. Qua thống kê hàng vạn trường hợp

khám nghiệm tử thi ở Bệnh viện Bạch Mai chỉ trong vòng 10 năm trở lại đây tỷ lệ
tử vong do các bệnh VP đã từ trên dưới 40% tổng số tử vong, giảm xuống còn xấp
xỉ 25%. Nhưng các bệnh VP ở nước ta vẫn là nguy cơ số 1 gây tử vong ở trẻ em và
cũng không kém phần quan trọng đối với người già. (Vũ Thị Bình, 2007)
2.1.3. Điều kiện thuận lợi
- Tuổi: tuổi càng nhỏ càng dễ bị mắc bệnh, thường gặp chủ yếu ở trẻ dưới 3 tuổi.
- Thời tiết: bệnh thường gặp vào mùa đông xuân, thời tiết lạnh, thay đổi độ ẩm và
chuyển mùa (tháng 4-5 và tháng 9-10 là những tháng chuyển mùa từ xuân sang hè
và từ hè sang đông).
7


- Môi trường: môi trường vệ sinh kém, nhà ở chật chội, ẩm thấp, nhiều bụi, khói
(thuốc lá, hóa chất, bếp than,...).
- Yếu tố ding dưỡng, bệnh tật: VP hay gặp ở trẻ suy dinh dưỡng, đẻ non, không
được bú sữa mẹ, tim bẩm sinh, tiêu chảy kéo dài...
- Cơ địa: những trẻ có cơ địa dị ứng, thể tạng tiết dịch...( Nguyễn Gia Khánh,
2009)
2.1.4. Phân loại viêm phổi
VP ở trẻ em có thể có nhiều dấu hiệu lâm sàng, nhưng theo Tổ Chức Y Tế Thế
Giới (TCYTTG) có thể dựa vào các dấu hiệu cơ bản như ho, thở nhanh, rút lỡm
lồng ngực và một số dấu hiệu khác để phân loại xử trí theo mức độ nặng nhẹ của
bệnh
- Bệnh rất nặng: Trẻ có một trong các dấu hiệu nguy kịch.
- VP nặng: Trẻ có dấu hiệu rút lõm lồng ngực.
- VP: Trẻ có dấu hiệu thở nhanh, không rút lõm lồng ngực.
- Không VP (ho và cảm lạnh): Trẻ chỉ có dấu hiệu ho, chảy nước mũi, không thở
nhanh, không rút lõm lồng ngực.(Đinh Ngọc Đệ và ctv, 2012)
2.2. BỆNH HỌC
2.2.1. Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi

Trên thực tế trong hầu hết các trường hợp VP không tìm được tác nhân gây
bệnh nên việc điều trị VP là điều trị theo kinh nghiệm. Yếu tố quan trọng nhất để
dự đoán tác nhân gây bệnh là dựa trên tuổi của bệnh nhi.
Nguyên nhân VP: thay đổi tùy theo lứa tuổi. Đối với các nước đang phát triển:
- Ở trẻ dưới 5 tuổi: VP được xem như viêm phổi do vi khuẩn, thường gặp là:
Streptococcus pneumoniae, Haemophilus infuenzae (là 2 nguyên nhân hàng đầu),
Branhamella catarrhalis, Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogenes,...
- Riêng trẻ dưới 2 tháng tuổi ngoài những nguyên nhân kể trên còn có thể gặp vi
khuẩn gram âm đường ruột: E.coli, Kliebsiella, Proteus,...
- Ở trẻ từ 5-15 tuổi: M.pneumoniae, S.pneumoniae, C.pneumoniae, Non typable
H.influenzae, siêu vi (influenza A hay B, Adenovirus, các loại siêu vi hô hấp
khác). ( Tăng Chí Thượng và ctv, 2013)
2.2.2. Cơ chế bệnh sinh
2.2.2.1. Đường vào
Những tác nhân gây VP có thể theo những đường vào sau đây:
- Hít phải vi khuẩn ở môi trường bên ngoài, trong không khí.
- Hít phải vi khuẩn do ổ nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.
- Vi khuẩn theo đường máu từ những ổ nhiễm khuẩn xa.
- Nhiễm khuẩn do đường tiếp cận của phổi.
2.2.2.2. Cơ chế chống đỡ của phổi
8


Khi có vậy lạ vào phổi, nắp thanh quản đóng lại theo phản xạ. Từ thanh quản
đến tiểu phế quản tận cùng cũng có lớp niêm mạc bao phủ bởi các tế bào hình trụ
có lông chuyển, những tế bào hình đài tiết ra chất nhầy kết dính và đẩy các vật lạ
lên phế quản lớn, từ đó phản xạ ho tống các vật lạ ra ngoài. Vai trò globulin miễn
dịch là cơ sở bảo vệ đường hô hấp. IgA có nồng độ cao ở đường hô hấp trên có tác
dụng chống lại virus. IgA có nồng độ thấp ở đường hô hấp dưới có tác dụng làm
ngưng kết vi khuẩn, trung hòa độc tố vi khuẩn, làm giảm sự bám của vi khuẩn vào

niêm mạc. IgG có tác dụng làm ngưng kết vi khuẩn, làm tăng bổ thể, tăng đại thực
bào, trung hòa độc tố vi khuẩn, virus, làm dung gải vi khuẩn Gram âm. Trong phế
nang có nhiều đại thực bào ăn vi khuẩn.
Bạch cầu đa nhân trung tính và tân cầu cũng có những khả năng như trên. Những
người nghiện thuốc lá, thiếu oxy, thiếu máu, rối loạn tân càu bẩm sinh, chức năng
thực bào tại phế nang bị suy giảm, giảm khả năng miễn dịch của cơ thể là cơ sở
tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh. ( Nguyễn Văn Thành và ctv, 2007)
2.2.3. Giải phẫu bệnh
- Giai đoạn xung huyết: Xảy ra trong vài giờ đầu, vùng phổi bị tổn thương bị xung
huyết mạnh các mạch máu giãn. Hồng cầu, bạch cầu, tơ huyết thoát quản vào phế
nang. Trong phế nang có dịch màu hồng, có thể tìm thấy nhiều phế cầu khuẩn.
- Giai đoạn gan hóa đỏ: Sau một, hai ngày thùy phổi bị tổn thương có màu đỏ chắc
như gan, gọi là thùy phổi bị đông đặc. Trong phế nang có nhiều hồng cầu, bạch
cầu và vi khuẩn. Mảnh phổi cắt ra bỏ vào nước thì chìm.
- Giai đoạn gan hóa xám: Vùng phổi bị tổn thương màu xám, trên mặt có mủ,
trong phế nang có nhiều bạch cầu đa nhân, đơn nhân, đại thực bào và ít hồng cầu.
Thực bào nuốt các phế cầu khuẩn và các tế bào còn lại trong dịch tiết, tiếp tục đến
khi khỏi gọi là giai đoạn hóa vàng.
Tổn thương giải phẫu bệnh trong viêm phế quản – phổi thấy những vùng tổn
thương rải rác 2 phổi. Những vùng tổn thương xen lẫn với vùng lành, tuổi cũng
khác nhau. Phế quản bị tổn thương nặng hơn. Mảnh phổi cát ra bỏ vào nước thì
chìm lơ lửng. ( Ngô Quý Châu, 2012)
2.2.4. Triệu chứng viêm phổi
* Triệu chứng lâm sàng: Theo nghiên cứu của TCYTTG viêm phổi ở trẻ em
thường có những dấu hiệu sau:
- Sốt: Dấu hiệu thường gặp nhưng độ đặc hiệu không cao vì sốt có thể do nhiều
nguyên nhân. Sốt có thể có ở nhiều bệnh, chứng tỏ trẻ có biểu hiện nhiễm khuẩn
trong đó có VP.
9



- Ho: Dấu hiệu thường gặp có độ đặc hiệu cao trong các bệnh đường hô hấp trong
đó có VP.
- Thở nhanh: Dấu hiệu thường gặp và là dấu hiệu sớm đẻ chẩn đoán VP ở trẻ em
tại cộn đồng vì có độ nhạy và đọ đặc hiệu cao. Theo TCYTTG ngưỡng thở nhanh
của trẻ em được quy định như sau:
+ Đối với trẻ em < 2 tháng tuổi: ≥ 60 lần/phút là thở nhanh.
+ Đối với trẻ em 2 – 12 tháng tuổi: ≥ 50 lần/phút là thở nhanh.
+ Đối với trẻ từ 1 – 5 tuổi: ≥ 40 lần/phút là thở nhanh.
- Cần lưu ý: Đếm nhịp thở khi trẻ nằm yên hoặc lúc ngủ, phải đếm trọn 1 phút.
Đói với trẻ < 2 tháng tuổi phải đém 2 lần vì trẻ nhỏ thở không đều, nếu cả 2 lần
đếm mà nhịp thở đều ≥ 60 lần/phút thì mới có giá trị.
- Rút lõm lồng ngực: Là dấu hiệu của VP nặng. Để phát hiện dấu hiệu này cần
nhìn vào phần dưới lồng ngực (1/3 dưới) thấy lồng ngực lõm vào khi trẻ thở vào.
Nếu chỉ phần mềm giữa các xương sườn hoặc vùng trên xương đòn rút lõm thì
chưa phải rút lõm lồng ngực
- Ở trẻ < 2 tháng tuổi nếu chỉ rút lõm nhẹ thì chưa có giá trị vì lồng ngực ở trẻ nhỏ
lứa tuổi này còn mềm, khi thở bình thường cucng có thể bị rút lõm. Vì vậy ở lứa
tuổi này khi rút lõm lồng ngực mạnh (lõm sâu và dễ nhìn thấy) mới có giá trị chẩn
đoán.
- Ran ẩm nhỏ hạt: Nghe phổi có ran ẩm nhỏ hạt là dấu hiệu của VP tuy nhiên độ
nhạy thấp so với VP được xác định bằng X quang
- Tím tái ( Bộ Y tế, 2015)
* Dấu hiệu nguy kịch
- Dấu hiệu nguy kịch ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi:
+ Trẻ không uống được hoạc bỏ bú.
+ Co giật.
+ Ngủ li bì hoạc khó đánh thức.( Là khi gọi hoặc gây tiếng động mạnh trẻ vẫn ngủ
li bì hoặc mở mắt rồi lại ngủ ngay)
+ Thở rít khi nằm yên.

+ Suy dinh dưỡng nặng.
-Dấu hiệu nguy kịch ở trẻ dưới 2 tháng tuổi
+ Bú kém hoặc bỏ bú.
+ Co giật.
+Ngủ li bì khó đánh thức.
+ Thở rít khi nằm yên.
+ Thở khò khè.
+ Sốt hoặc hạ nhiệt độ.(Đinh Ngọc Đệ và ctv, 2012)
* Triệu chứng cận lâm sàng
10


- X quang phổi có vai trò trong khẳng định sự tồn tại và vi trí tổn thương phổi,
đánh giá mứ độ lan rộng, phát hiện biến chứng và đánh giá đáp ứng điều trị.
+ Với VP thùy: Tổn thương là đám mờ đậm, đồng đều, hình tam giác, đỉnh quay
về phía trung thất
+ Với phế quản phế viêm: nhiều nốt mờ rải rác hai phổi, tập trung nhiều ở vùng
cạnh tim và phía dưới, mật độ và kích thức nốt mờ không đều nhau.
- Công thức máu: Số lượng bạch cầu tăng cao, tỷ lệ bạch cầu trung tính tăng.
- Một số xét nghiệm để chẩn đoán VP
+ Soi và cấy đờm tìm vi khuẩn gây bệnh
+ Chọc hút qua khí quản để lấy dịch phế quản nuôi cấy tìm vi khuẩn
+ Nuôi cấy dịch phế quản qua soi, chải rửa phế quản
+ Cấy máu hoặc dịch màn phổi (nếu có kèm theo) tìm vi khuẩn gây bệnh. ( Lê Thị
Luyến, 2017)
2.3. CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
2.3.1. Chẩn đoán
* Không viêm phổi (Ho, cảm lạnh)
- Trẻ có các dấu hiệu sau:
+ Ho, chảy mũi, ngạt mũi

+ Sốt hoặc không sốt
- Và không có các dấu hiệu sau:
+ Thở nhanh
+ Rút lõm lồng ngực
+ Thở rít khi nằm yên
+ Và các dấu hiệu nguy hiểm khác
* Viêm phổi (VP nhẹ)
- Trẻ có các triệu chứng
+ Ho hoặc khó thở nhẹ
+ Sốt
+ Thở nhanh
+ Có thể nghe ran ẩm hoặc không
- Không có các triệu chứng của VP nặng như:
+ Rút lõm lồng ngực
+ Phập phòng cánh mũi
+ Thở rên: ở trẻ < 2 tháng tuổi
+ Tím tái và các dấu hiệu nguy hiểm khác
Lưu ý: Đối với tẻ nhỏ < 2 tháng tuổi tất cả các trường hợp VP ở lứa tuổi này đều là
nặng và phải vào bệnh viện để điều trị và theo dõi.
* Viêm phổi nặng
- Trẻ có các dâu hiệu:
+ Ho
+ Thở nhanh hoặc khó thở
11


+ Rút lõm lồng ngực
+ Phập phồng cánh mũi
+ Thở rên: trẻ < 2 tháng tuổi
+ Có thể có tím tái nhẹ

+ Có ran ẩm hoặc không
+ X quang phổi có thể thấy tổn thương hoặc không
- Không có các dấu hiệu nguy hiểm của VP rất nặng ( Tím tái nặng, suy hô hấp
nặng, không uống được, ngủ li bì khó đánh thức, co giật hoặc hôn mê...).
* Viêm phổi rất nặng
- Trẻ có triệu chứng của VP hoặc VP nặng.
- Có thêm 1 trong các dấu hiệu nguy hiểm sau đây:
+ Tím tái nặng
+ Không uống được hoặc bỏ bú
+ Ngủ li bì khó đánh thức
+ Thở rít khi nằm yên
+ Co giật hoặc hôn mê
+ Tình trạng suy dinh dưỡng nặng
Cần theo dõi thường xuyên để phát hiện các biến chứng, nghe phổi để phát hiện
ran ẩm nhỏ hạt, tiếng thổi ống, rì rào phế nang giảm, tiếng cọ màng phổi,.. Và
chụp X quang phổi để phát hiện các tổn thương nặng của VP và biến chứng nhứ
tràn dịch màn phổi, tràn khí màng phổi, áp xe phổi,.. để điều trị kịp thời.
2.3.2. Điều trị
VP diễn biến từ nhẹ đến rất nặng nhanh, cần được điều trị sớm, kịp thời. Phần
lớn VP do vi khuẩn, ngoài ra còn do virus việc xác định nguyên nhân VP không dễ
dàng do đó chỉ có thể chỉ định dùng kháng sinh ngay theo kinh nghiệm. (Nguyễn
Công Khanh, Lê Nam Trà, 2010 )
Nguyên tắc điều trị
- Sử dụng kháng sinh: Lựa chọn kháng sinh ban đầu thường dựa theo các yếu tố
nguy cơ của VP, mô hình gây bệnh thường gặp tại địa phương, mức độ nặng của
bệnh, tuổi bệnh nhân, các bệnh kèm theo, các tướng tác, tác dụng phụ của thuốc.
(Bộ Y tế, 2012)
- Hỗ trợ hô hấp nếu cần
- Điều trị biến chứng
- Hỗ trợ dinh dưỡng (Tăng Chí Thượng và ctv, 2013)

2.2.3.1. VP ở trẻ từ 2 tháng đến dưới 5 tuổi
* VP rất nặng
Nhập viện
Hỗ trợ hô hấp nếu có suy hô hấp
Kháng sinh:
- Lựa chọn đầu tiên là Cephalosporin thế hệ thứ III
12


+ Cefotaxim: 200 mg/kg/ngày TMC chia 3 – 4 lần
+ Ceftriaxon: 80 mg/kg/ngày TB/TMC 1 lần/ngày
- Thuốc thay thế: Chloramphenicol hoặc Ampicilin + Gentamycin
- Sau đó duy trì bằng đường uống, với tổng thời gian điều trị ít nhất là 10 ngày.
- Nếu nghi ngờ tụ cầu:
+ Oxacillin (50mg/kg IM hay IV mỗi 6-8 giờ) và Gentamycin
+ Khi trẻ cải thiện, chuyển sang Oxacillin uống trong tổng thời gian 3 tuần
Các điều trị hỗ trợ khác:
- Hạ sốt: Paracetamol
- Khò khè: Dùng thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh
- Thông thoáng đường thở
- Cung cấp đủ nhu cầu nước – điện giải, dinh dưỡng theo lứa tuổi nhưng không
cho quá nhiều nước.
- Khuyến khích trẻ ăn uống bằng đường miệng
- Đăt ống thông dạ dày nuôi ăn khi có chỉ định
- Truyền dịch. Chú ý hội chứng tăng tiết ADH không thích hợp
Theo dõi: Trẻ cần được theo dõi bởi điều dưỡng ít nhất mỗi 3 giờ, bởi Bác sĩ ít
nhất 2 lần/ngày. Nếu không có biến chứng, trẻ phải có dấu hiệu cải thiện trong
vòng 48 giờ: thở bớt nhanh, bớt rút lõm lồng ngực, bớt sốt, ăn uống khá hơn.
* VP nặng
Nhập viện

Hỗ trợ hô hấp nếu có suy hô hấp
Kháng sinh:
- Benzyl Penicillin: 50.000 đv/kg IM hay IV mỗi 6 giờ ít nhất 3 ngày hoặc
Ampicillin (TM)hoặc Cephalosporin thế hệ thứ III (TM)
- Nếu trẻ không cải thiện sau 48 giờ, hoặc khi trẻ có dau hiệu xấu đi: chuyển sang
Chloramphenicol (TM, TB) hoặc Cephalosporin thế hệ thứ III (nếu đang dùng
Benzyl Penicillin).
- Khi trẻ cái thiện, chuyển sang Amoxicillin uống
- Tổng số thời gian điều trị: 7 – 10 ngày.
Điều trị nâng đỡ
Theo dõi: Diều dưỡng theo dõi ít nhất 6 giờ, Bác sĩ: ít nhất 1 lần/ngày. Nếu không
có biến chứng, sẽ cải thiện sau 48 giờ.
Trẻ VP nặng có thể xuất viện khi:
- Hết suy hô hấp
- Không có tình trạng thiếu oxy (độ bão hòa oxy> 90%)
- Ăn uống tốt
- Có thể chuyển sang thuốc uống hoặc đã hoàn tất một đợt kháng sinh tĩnh mạch.
- Cha mẹ hiểu được các dấu hiệu của VP, các yếu tố nguy cơ và khi nào cần tái
khám. (Bạch Văn Cam, Phạm Văn Quang, 2017)
13


* VP
Điều trị ngoại trú
Kháng sinh:
- Amoxicillin: 50 mg/kg/ngày chia 2 lần uống. Khi nghi ngờ vi khuẩn kháng
thuốc: 80 – 90 mg/kg/ngày chia 2 lần uống.
- Cotrimoxazol ( 4 mg/kg Trimethoprim – 20 mg/kg Sufamethoxazol) x 2
lần/ngày. Thời gian: ít nhát 5 ngày.
- Nếu cải thiện (hết thở nhanh, bớt sốt, ăn uống khá hơn): tiếp tục uống kháng sinh

đủ 5 ngày.
- Nếu trẻ không cải thiện (còn thở nhanh, sốt, ăn kém): đổi sang Cephalosporin thế
hệ thứ hai (Cefaclor, Cefuroxim) hoặc Amoxicillin + Clavulinic acid.
- Macrolid ( Erythromycin, Clarithromycin, Azithromycin) là kháng sinh thay thế
trong trường hợp dị ứng với beta lactam, kém đáp ứng với điều trị kháng sinh ban
đầu hay nghi ngờ vi khuẩn không điển hình.
Theo dõi: Khuyên bà mẹ mang trẻ đến khám lại sau 2 ngày hoặc khi trẻ có dấu
hiệu nặng hơn.
2.2.3.2. VP ở trẻ dưới 2 tháng
Mọi trường hợp ở trẻ dưới 2 tháng đều được xem là nặng và đều cần phải nhập
viện.
Điều trị VP sơ sinh tương tự như điều trị các nhiễm khuẩn nặng khác ở sơ sinh.
Kháng sing ban đầu phải nhằm vào cẩ vi khuẩn gram dương (đặc biệt là
Streptococcus grup B) và cả trực khuẩn gram âm đường ruột.
- Ampicillin (50 mg/kg mỗi 6 – 8 giờ) và Gentamycin (7,5 mg/kg 1 lần/ngày)
- Điều trị thay thế: Cephalosporin thế hệ thứ III: Cefotaxim: 50 mg/kg mỗi 6- 8
giờ.
- Nếu nghi ngờ S.aureus: Oxacillin (50 mg/kg mỗi 6 – 8 giờ) + Gentamycin.
(Tăng Chí Thượng và ctv, 2013)
2.4. BIẾN CHỨNG
Ngày nay, do tiến bộ của y học về chẩn đoán và điều trị, tiên lượng của VP đã
tốt hơn, nhưng đôi khi vẫn còn gặp biến chứng.
- Áp xe phổi: ít gặp
-VP mạn tính
-Tràn dịch màng phổi
- Tràn mủ màng phổi
- Tràng dịch màng ngoài tim
- Viêm khớp do phế cầu: gặp ở người trẻ tuổi
- Viêm phúc mạc, viêm tai xương chũm: gặp ở trẻ em.
- Viêm phổi hóa mô

- Viêm màng phổi: chiếm 50% các trường hợp
- Viêm màng não
14


- Viêm khớp có mủ, chủ yếu ở trẻ em
- Viêm mủ màng tim
-Viêm nội tâm mạc cấp
- Viêm cơ tim
- Biến chứng tiêu hóa: Biểu hiện vàng da, vàng mắt do suy gan vì thiếu oxy và tan
máu. Có khi biểu hiện ỉa chảy ở trẻ em.
- Biến chứng thần kinh: Vật vã, mê sảng, lú lẫn, xảy ra ở người già, người nghiện
rượu. (Ngô Quý Châu, 2012; Trần Phương Hạnh, Nguyễn Sào Trung).
2.5. CHĂM SÓC
* Chăm sóc trẻ tại nhà từ 2 tháng đến 5 tuổi
- Tiếp tục cho trẻ ăn khi ốm
- Bồi dưỡng thêm khi trẻ khỏi bệnh
- Làm thông thoáng mũi
- Cho trẻ uống đủ nước
- Cho trẻ bú nhiều lần
Điều trị ho và đau họng bằng thuốc nam cần chú ý đưa trẻ đên y tế khám lại khi có
các dấu hiệu sau:
- Khó thở hơn
- Thở nhanh hơn
- Bú kém, ăn kém
- Mệt nặng hơn
* Chăm sóc tại nhà cho trẻ dưới 2 tháng tuổi
- Giữ ấm cho trẻ
- Cho bú thường xuyên hơn
- Làm thông thoáng mũi

Đưa trẻ đến y tế khám lại ngay nếu thấy một trong các dấu hiệu sau:
- Khó thở hơn
- Thở nhanh hơn
- Bú kém
- Mệt nặng hơn (Nguyễn Gia Khánh, 2009)
* Những điều bà mẹ nên làm khi trẻ ho, sốt.
- Không dùng kháng sinh khi trẻ chỉ ho, sốt đơn thuần.
+ Ho, sốt là dấu hiệu thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi.
+ Khi trẻ bị ho, sốt đơn thuần không dùng kháng sinh.
+ Không dùng kháng sinh vì kháng sinh không chữa khỏi ho, sốt đơn thuần mà
gây nhờn (lờn) thuốc, tốn tiền.
- Khi trẻ có ho, sốt cần the dõi nhịp thở thường xuyên
+ Theo dõi nhịp thở để phát hiện khó thở, thở khác thường, thở nhanh.
+ Phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế khi thấy trẻ thở khác thường, thở nhanh.
- Khi trẻ ho, sốt càn theo dõi để phát hiện dấu hiệu rút lõm lồng ngực là dấu hiệu
VP nặng
15


+ Khi trẻ ho, sốt cần theo dõi để phát hiện dấu hiệu rút lõm lồng ngực.
+ Quan sát lồng ngực thấy lồng ngực lõm vào khi trẻ hít vào. Đưa trẻ đến bệnh
viện ngay.
+ Khi có dấu hiệu rút lõm lồng ngực, tức là trẻ đã bị VP nặng. Cần chuyển đến
bệnh viện gấp.
- Khi trẻ ho hoặc sốt cần cho trẻ bú mẹ nhiều hơn vì sữa mẹ giúp cho trẻ mau khỏi
bệnh và là thức ăn tốt nhất cho trẻ.
- Cho trẻ uống nhiều hơn khi trẻ bị ho, sốt: Nên cho trẻ uống nhiều hơn vì trẻ có
thể bị mất nước khi ho và sốt.
- Nên cho trẻ tiếp tục ăn tốt hơn khi trẻ ho hoặc sốt trẻ sẽ nhanh khỏi bệnh và
không bị suy dinh dưỡng. Cần cho trẻ ăn những loại thức ăn như cơm, súp, bột có

thịt, cá, dầu, mỡ, rau, sữa, hoa quả tươi.
- Chữa ho cho trẻ bằng các loại thuốc dân tộc: Có thể chữa ho cho trẻ băng các
loại thuốc dân tộc như gừng, chanh, quất, mật ong, đường vì hiệu quả, dễ kím, ít
tốn kém và không có hại. Một số loại thuốc nam như: Hoa hồng bạch, mật ong,
húng chanh, chanh. (Nguyễn Thị Thu, Nguyễn Trần Hiển, 2007)
2.6. PHÒNG BỆNH
VP là một trong những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới phổ biến nhất,
ngày nay nhờ vào nhiều loại kháng sinh mới, mạnh nên tỷ lệ biến chứng và tử
vong giảm nhiều. Tuy nhiên vẫn có trường hợp xảy ra thành những vụ dịch nhất là
do virus. (Lê Văn An, Nguyễn Thị Kim Hoa, 2008)
Để phòng bệnh VP cần:
- Bảo vệ sức khỏe bà mẹ khi mang thai: Khám thai đủ để theo dõi và xử trí kịp
thời nhằm tránh đẻ non, đẻ thấp cân, vì những trẻ này rất dễ bị bệnh VP nặng và có
nguy cơ tử vong cao.
- Đảm bảo cho trẻ luôn sống trong môi trường sạch sẽ, ấm về mùa lạnh, mát về
mùa nóng.
- Đảm bảo trẻ được bú sữa mẹ, ăn dặm đúng .
- Không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, thuốc lào và khói bếp, và không để trẻ ở
gần bếp than.
- Không để trẻ tiếp xúc với người bệnh, trẻ bệnh trong gia đình và cộng đồng.
- Vệ sinh răng miệng đầy đủ.
- Điều trị tốt các ổ nhiễm trùng tai mũi họng, răng hàm mặt.
- Tiêm vaccin phòng cúm mỗi năm 1 lần, phòng phế cầu 5 năm 1 lần cho những
trường hợp bệnh phổi mạn tính, suy tim, tuổi trên 65 hoặc đã cắt lách.
- Loại bỏ những yếu tố kích thích độc hại: thuốc lá, thuốc lào

16


- Giữ ấm cổ, ngực trong mùa lạnh. (Đinh Ngọc Đệ và ctv 2012; Nguyễn Quốc

Anh, Ngô Quý Châu, 2012)
2.6. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.6.1. Tình hình thế giới
VP là nguyên gây tử vong lớn nhất ở trẻ em trên toàn thế giới, VP đã giết chết
920 136 trẻ em dưới 5 tuổi vào năm 2015, chiếm 16% tổng số trẻ em dưới 5 tuổi
tử vong (WHO, 2016).
Nghiên cứu của Gaslvez CA, et al năm 2002 trên 501 bà mẹ được chọn ngẫu
nhiên từ 20 cộng đồng thu nhập thấp nhất của khu vực đô thị Lima, Peru về kiến
thức và nhận thức của người mẹ Peru về viêm phổi ở trẻ em dưới 5 tuổi cho thấy
khoảng 84% bà mẹ biết VP là gì. Hấu hết tin rằng VP là nguy hiểm. Đa số (58,7%)
chỉ ra rằng VP là do thiếu sự chăm sóc của cha mẹ, chỉ có 28,9% tin rằng một loại
virut gây bệnh. Hơn 80% các bà mẹ chọn thở nhanh và rút lõm lồng ngực từ các
dấu hiệu và triệu chứng VP có thể xảy ra, và 94,6% cho biết họ sẵng sàng đưa con
đến trung tâm y tế gần nhất nếu họ nghĩ con mình bị VP.
2.6.2. Tình hình Việt Nam
Ở nước ta dã có nhiều đề tài về bệnh VP với nhiều phương diện tiếp cận vấn đề
khác nhau, nhưng kiến thức về bệnh vẫn còn hạn chế.
Nghiên cứu của Nguyễn Thành Nhôm và cộng sự về đặc điểm lâm sàng, cận
lâm sàng và các yếu tố liên quan đến viêm phổi nặng ở trẻ em từ 2 tháng đến 5
tuổi tại bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long năm 2015 cho thấy 130 trường hợp trẻ
VP, gồm 46,9% nam và 53,1% nữ. Nhóm từ 2 tháng đến dưới 12 tháng tuổi
38,5%, nhóm 12 tháng tuổi đến 5 tuổi 61,5%. Các triệu chứng lâm sàng như ho
97,7% , sốt 84,6%, chảy mũi 20%, biếng ăn 21%, ran ngáy/rít 10,8%, ran ẩm/nổ
89,2%. Độ nặng VP: VP 83,1%, VP nặng 14,6%, VP rất nặng 2.3%. không có
trường hợp tử vong.
Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Lành và cộng sự năm 2014 về kiến thức, sự nhận
biết của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi về bệnh VP và các yếu tố liên quan cho thấy
tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về bệnh VP là 57,1%. Trong đó bà mẹ có kiến thức
đúng về khái niệm VP chiếm 67,1%, nguyên nhân VP chiếm 57,6%, các yếu tố
nguy cơ gây bệnh VP chiếm 54,8%, tác hại của VP được bà mẹ biết đến với tỷ lệ

cao nhất 71,9%, phòng ngừa bệnh VP chiếm 54,8%. Bà mẹ có con sinh thiếu
tháng hay nhẹ cân có kiến thức về bệnh VP tốt hơn các bà mẹ có con sinh đủ tháng
hay đủ cân. Tỷ lệ bà mẹ có nhận biết đúng về các dấu hiệu của bệnh VP là 65,7%.

17


Nghiên cứu của Trần Đỗ Hùng và Nguyễn Thị Đài Trang năm 2013 về kiến
thức chăm sóc của các bà mẹ có con bị VP tại bệnh viện nhi đồng Cần Thơ. Qua
nghiên cứu cho thấy có 96% bà mẹ biết rằng nếu trẻ bị VP thường xuyên kèm theo
không ăn uống được thì bị sụt cân có thể dẫn đến suy dinh dưỡng. Có 64% bà mẹ
biết rằng nên cho trẻ ăn uống hoặc bú bình thường hoặc nhiều hơn khi bị VP, 60%
bà mẹ biết nên cho trẻ ăn loại thức ăn như bình thường hoặc bổ dưỡng hơn khi trẻ
bị bệnh, có 61% bà mẹ biết nên cho trẻ uống nước trái cây hoặc uống thêm sữa khi
trẻ bị VP. Có 97% bà mẹ cho rằng cần thiết phải theo dõi các dấu hiệu bệnh nặng
hi trẻ bị ho cảm. Có 29% bà mẹ biết nên lau sạch mũi cho trẻ khi trẻ sổ mũi để làm
thông thoáng mũi. Kiến thức về phòng bệnh cho trẻ: giữ ấm khi trời lạnh 87%,
tranh tiếp xúc khói bụi, khói thuốc lá, lông súc vật là 52% và có 32% bà mẹ nghĩ
có thể phòng bệnh cho trẻ bằng bú sữa mẹ, không để trẻ bị suy dinh dưỡng.

18


CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã Xuân Thắng, huyện Thới Lai, Thành phố Cần
Thơ.
3.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu
Bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã Xuân Thắng, huyện Thới Lai, Thành phố Cần

Thơ có mặt tại hộ gia đình trong thời điểm tiến hành khảo sát.
3.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bà mẹ rối loạn tâm thần, mất trí, không biết chữ.
- Bà mẹ bị câm, điếc.
- Bà mẹ không đồng ý tham gia nghiên cứu.
3.1.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Tại xã Xuân Thắng, huyện Thới Lai, Thành phố Cần Thơ.
- Thời gian: Từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2018.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
3.2.2. Cỡ mẫu
Lấy mẫu 50 bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã Xuân Thắng, huyện Thới Lai,
Thành phố Cần Thơ.
3.2.3. Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện những bà mẹ đạt tiêu chuẩn chọn mẫu để tiến
hành nghiên cứu.
3.2.4. Các bước tiến hành
Bước 1: Lập phiếu khảo sát theo nội dung nghiên cứu của đề tài.
Bước 2: Tiếp xúc với từng đối tượng, giới thiệu bản thân, giới thiệu chung về mục
dích nghiên cứu của phỏng vấn viên, thời gian thực hiện nội dung phỏng vấn
khoảng 15-20 phút. Sau khi các đối tượng đồng ý tham gia, phỏng vấn viên tiến
hành phỏng vấn theo trình tự các câu hỏi trong bộ câu hỏi có sẵn.
Bước 3: Xử lý số liệu và tiến hành viết báo cáo
3.2.5. Nội dung nghiên cứu
3.2.5.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
- Tuổi: Là biến định lượng, tuổi của bà mẹ được xác định theo dương lịch.
- Địa chỉ: Là nơi cư trú thường xuyên có hộ khẩu thường trú theo quy định.
- Nghề nghiệp: Là nghề đem lại thu nhập chính của người khảo sát. Gồm các
nhóm:

+ Cán bộ - Công chức
+ Công nhân
+ Nông dân
19


+ Nội trợ
+ Khác
- Trình độ học vấn: Là bậc học cao nhất của đối tượng nghiên cứu. Gồm các
nhóm:
+ Tiểu học
+ Trung hoc cơ sở (THCS)
+ Trung học phổ thông (THPT)
+ Trung cấp và cao đẳng
+ Đại học và sau đại học
- Trong gia đình đã từng có trẻ mắc bệnh VP. Gồm 2 giá trị:
+ Có
+ Không
- Nguồn thông tin về bệnh VP mà bà mẹ được tìm hiểu:
+ Tivi, đài phát thanh, internet
+ Sách, báo, tạp chí
+ Cán bộ y tế
+ Tờ rơi, pa nô, áp phích
3.2.5.2. Thang điểm đánh giá kiến thức về bệnh VP ở trẻ của bà mẹ
* Đánh giá kiến thức: Tổng số điểm tối đa là 16, mỗi câu đúng là 1 điểm.
- Kiến thức đúng đạt từ 60%-100% của 16 điểm, tức đạt: ≥ 10 điểm.
- Kiến thức chưa đúng khi đạt < 60% củ 16 điểm, tức đạt: < 10 điểm.
1. Bệnh VP ở trẻ là gì?
A. VP là một nhiễm khuẩn cấp tính ở phổi gây viêm nhiễm, sưng đau, ho, sổ mũi
làm trẻ khó chịu, quấy khóc

B. Phổi bị chấn thương do tai nạn
C. Do dập phổi
D. Do sinh non
Kiến thức đúng khi chọn câu: D
2. Nguyên nhân gây VP ở trẻ em là gì?
A. Do vi khuẩn, virut, nấm
B. Do trẻ ăn nhiều, ngủ nhiều
C. Mặc quá nhiều quần áo
D. Nguyên nhân khác
Kiến thức đúng khi chọn câu: A
3. Các dấu hiệu nhận biết VP ở trẻ là gì?
A. Trẻ không bú được hoặc bỏ bú, kém ăn, ho, khò khè, sốt,...
B. Ngủ nhiều
C. Đau bụng
D. Tiêu chảy
Kiến thức đúng khi chọn câu: A
4. Các triệu chứng của trẻ khi bị VP là gì?
A. Thở nhanh, thở gấp, rút lõm lồng ngực, sốt cao và kéo dài, tím tái
20


B. Đau vùng bụng
C. Tiêu chảy
D. Các triệu chứng khác
Kiến thức đúng khi chọn câu: A
5. Triệu chứng ho trong VP trẻ em như thế nào?
A. Lúc đầu ho ít sau đó tăng dần
B. Ho liên tục
C. Chỉ ho vào buổi tối
D. Không ho

Kiến thức đúng khi chọn câu : A
6. Triệu chứng rút lõm lồng ngực ở trẻ bị VP như thế nào?
A. Phần dưới lồng ngực (1/3 dưới) lõm vào khi trẻ hít vào
B. Phần dưới lồng ngực (1/3 dưới) lõm vào khi trẻ thở ra
C. Khi trẻ sinh hoạt bình thường
D. Chưa có kiến thức về bệnh
Kiến thức đúng khi chọn câu: A
7. VP ở trẻ được chẩn đoán như thế nào?
A. X-quang
B. Xét nghiệm máu
C. Xét nghiệm nước tiểu
D. Xét nghiệm khác
Kiến thức đúng khi chọn câu: A
8. Các yếu tố nào dễ gây VP ở trẻ?
A. Thời tiết lạnh, trẻ hít phải chất hóa học, khói bụi,...
B. Do ăn uống không hợp vệ sinh
C. Do trẻ vệ sinh kém
D. Do các yếu tố khác
Kiến thứ đúng khi chọn câu: A
9. Biến chứng VP ở trẻ em có thể là gì?
A. Tiêu chảy
B. Chán ăn
C. Buồn nôn
D. Nhiễm trùng huyết, tràn dịch màng phổi, áp xe phổi,...
Kiến thức đúng khi chọn câu: D
10. Nhận thấy dấu hiệu trẻ bị VP người nhà cần làm gì?
A. Đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa
B. Để trẻ ở nhà tự điều trị
C. Điều trị theo hướng dẫn của người nhà
D. Ra nhà thuốc mua thuốc cho trẻ uống

Kiến thức đúng khi chọn câu: A
11. Khi trẻ bị VP người nhà cần điều trị như thế nào?
A. Mua kháng sinh cho trẻ uống
B. Để trẻ ở nhà tự chăm sóc
21


C. Hạ sốt, vỗ lưng giúp bài tiết đờm, hướng dẫn trẻ ho đúng cách, vệ sinh và chế
độ ăn theo sự tư vấn của bác sĩ
D. Thay đổi chế độ ăn và ngủ của trẻ theo ý mình
Kiến thức đúng khi chọn câu: C
12. Khi trẻ bị VP cần chăm sóc trẻ như thế nào?
A. Chườm ấm, hạ sốt (nếu có), vệ sinh mũi miệng, cho trẻ ăn loãng dễ tiêu, giàu
dinh dưỡng
B. Dinh dưỡng hợp lý
C. Cho trẻ ngủ nhiều hơn
D. Tự mua thuốc cho trẻ uống
Kiến thức đúng khi chọn câu: A
13. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ như thế nào khi trẻ bị VP?
A. Ăn nhiều đạm, thức ăn loãng, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu
B. Bổ sung thêm vitamin cho trẻ bằng cách ăn hoa quả tươi, sữa hoặc nước ép hoa
quả
C. Tăng cường cho trẻ bú mẹ
D. Cho trẻ ăn nhiều lần trong ngày
Kiến thức đúng khi chọn câu: A, B, C, D (kiến thức đúng khi chọn 3/4 đáp án)
14. Người nhà đã làm gì để vệ sinh cá nhân cho trẻ?
A. Không cho trẻ dùng chung khăn, vật dụng ăn uống,... khi chưa rửa hoặc khử
khuẩn
B. Hướng dẫn cho trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách
C. Dùng xà phòng tắm cho trẻ

D. Không làm gì cả
Kiến thức đúng khi chọn câu: A, B, C (kiến thức đúng khi chọn 2/3 đáp án)
15. Phòng ngừa VP cho trẻ bằng cách nào?
A. Uống nhiều nước, tăng cường cho trẻ bú mẹ, ăn dặm đúng cách
B. Không để trẻ tiếp xúc với người bệnh, trẻ bệnh, khói bụi, khói thuốc lá, thuốc
lào,...
C. Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ theo đúng lịch quy định
D. Giữ ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè
Kiến thức đúng khi chọn câu: A, B, C, D ( kiến thức đúng khi chọn 3/4 đáp án)
16. Để phòng bệnh VP ở trẻ nhỏ việc vệ sinh môi trường xung quanh có làm giảm
yếu tố nguy cơ gây bệnh VP cho trẻ?
A. Có
B. Không
Kiến thức đúng khi chọn câu: A
3.2.6. Phương pháp thu thập số liệu
- Công cụ thu thập số liệu: Sử dụng bộ câu hỏi tự điền được thiết kế sẵn cho các
đối tượng nghiên cứu.
22


- Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu bằng bộ câu hỏi đã được soạn
sẵn.
3.2.7. Phân tích và xử lý số liệu
Phân tích và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0
3.2.8. Biện pháp khắc phục sai số
- Sai số do nội dung câu hỏi làm người trả lời không hiểu rõ ràng: Để khắc phục
sai số, bộ câu hỏi được soạn đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu, dùng từ ngữ thông dụng,
han chế dùng các từ ngữ chuyên môn.
- Kiểm soát sai số do chọn mẫu. Tuân thủ theo nguyên tắc chọn mẫu ngẫu nhiên
thuận tiện.

- Sai số do người trả lời không trung thực: Để khắc phục sai số, trước khi phát
bộ câu hỏi thu thập số liệu, tiến hành phổ biến mục tiêu, ý nghĩa nghiên cứu, đảm
bảo bí mật thông tin của các người khảo sát.
3.3. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU
- Tất cả các đối tượng tham gia nghiên cứu đều được giải thích cụ thể về nội
dung và mục đích nghiên cứu để đối tượng tham gia tự nguyện và cung cấp kiến
thức chính xác.
- Đối tượng tham gia có quyền từ chối hoặc có thể chấm dứt nghiên cứu bất cứ
lúc nào.
- Cấu trúc và nội dung câu hỏi không vi phạm y đức cũng như bất kỳ một chuẩn
mực đạo đức nào của xã hội.
- Mọi thông tin của đối tượng nghiên cứu đều được giữ bí mật và chỉ sử dụng
cho mục tiêu nghiên cứu.
- Không có nghiệm pháp nào ảnh hưởng đến sức khỏe của đối tượng nghiên
cứu.

23


CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 4.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu
Đặc
điể
m
Từ
20
đến
35

tuổi

T
u

i

Từ
36
đến
45
tuổi
Cán
bộcôn
g
chứ
c
Côn
g
nhâ
n
Nôn
g
dân
Nội
trợ
Khá

N
g

h

n
g
h
i

p

24

n

%

32

64

18

36

8
9
10
15
8

16

18
20
30
16


c

Tiểu
học
TH
CS
THP
T
Trun
g
cấp

cao
đẳn
g
Đại
học

sau
đại
học

T
r

ì
n
h
đ

h

c
v

n
Đ
ã


Khô
ng

c
ó
t
r


25

9
13
15
7

6

18
26
30
14
12

14
36

28
72


×