Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng về bệnh tăng huyết áp của người dân tại xã an trạch, huyện đông hải, tỉnh bạc liêu, năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.17 KB, 54 trang )

TÓM TẮT
Tăng huyết áp là bệnh lý thường gặp trong cộng đồng và gia tăng theo tuổi.
Bệnh gây nhiều biến chứng, thậm chí rất nguy hiểm đến tính mạng, làm ảnh hưởng
đến chất lượng cuộc sống, mất khả năng lao động, gia tăng tử vong. Có nhiều yếu tố
nguy cơ dẫn đến bệnh tăng huyết áp như: chế độ ăn không hợp lý, uống rượu bia, hút
thuốc lá, lười vận động… Do đó việc điều trị và dự phòng tăng huyết áp là vấn đề cần
lưu ý trong cộng đồng. Vì vậy đề tài tiểu luận “khảo sát kiến thức, thái độ, thực

hành dự phòng về bệnh tăng huyết áp của người dân tại Xã An Trạch,
Huyện Đông Hải, Tỉnh Bạc Liêu, năm 2018”. Được thực hiện với mục tiêu cụ
thể sau: Xác định tỷ lệ người dân có kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng
về bệnh tăng huyết áp tại Xã An Trạch, Huyện Đông Hải, Tỉnh Bạc Liêu,
năm 2018.
Khảo sát được thực hiện trên 100 người dân tại Xã An Trạch, Huyện
Đông Hải, Tỉnh Bạc Liêu. Theo phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang phân
tích. Số liệu thu thập thông qua bộ câu hỏi trực tiếp điều được soạn sẳn.
Kết quả khảo sát cho thấy có 26% người dân có kiến thức đúng chung về
bệnh tăng huyết áp, 45% người dân có thái độ đúng chung về bệnh tăng huyết
áp, 38% người dân có thực hành đúng chung về bệnh tăng huyết áp. Trong đó
19% có kiến thức đúng về khái niệm bệnh tăng huyết áp; 63% có kiến thức đúng
về nguyên nhân gây bệnh tăng huyết áp; 57% có kiến thức đúng về biểu hiện
tăng huyết áp; 26% có kiến thức đúng về biến chứng của tăng huyết áp; 45% có
kiến thức đúng về cách điều trị bệnh tăng huyết áp; 54% có kiến thức đúng về
cách chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp; 61% có kiến thức đúng về cách phòng
bệnh tăng huyết áp, 41% rất quan tâm đến bệnh tăng huyết áp; 39% rất quan tâm
đến chế độ ăn cho người bệnh tăng huyết áp; 44% rất quan tâm đến cách dự
phòng bệnh tăng huyết áp, 46% có thực hành đúng về việc kiểm tra sức khỏe
định kỳ; 58% có thực hành đúng về việc ngủ nghỉ đủ giờ mỗi ngày; 22% có thực
hành đúng về chế độ ăn hàng ngày; 68% có thực hành đúng về hoạt động thể lực
mỗi ngày; 70% có thực hành đúng về hút thuốc lá.
Vì vậy tăng cường giáo dục sức khỏe cho người dân, nên kiểm tra sức


khỏe định kỳ, thực hiện chế độ ăn hợp lý, tăng cường tập thể lực thể thao thường
xuyên để nâng cao sức khỏe phòng chóng bệnh tật.

1


MỤC LỤC
Trang

2


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Phân loại tăng huyết áp năm 2003……………………………......................7
Bảng 2.2. Phân loại tăng huyết áp Việt Nam năm 2007…………………………......…7
Bảng 2.3. Tác động trên huyết áp của các biện pháp thay đổi lối sống…………..….12
Bảng 4.1. Đối tượng khảo sát theo trình độ học vấn………………………………….24
Bảng 4.2. Đối tượng khảo sát theo nghề nghiệp…………………………..………….25
Bảng 4.3. Thông tin về gia đình đối tượng khảo sát mắc bệnh tăng huyết áp……..…26
Bảng 4.4. Kiến thức về bệnh tăng huyết áp……………………………………………...
Bảng 4.5. Kiến thức về khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng và biến chứng về bệnh
tăng huyết áp……………………………………………………………………………
Bảng 4.6. Kiến thức về điều trị chăm sóc và dự phòng bệnh tăng huyết áp…………….
Bảng 4.7. Kiến thức chung về bệnh tăng huyết áp……………………………………
Bảng 4.8. Thái độ dự phòng về bệnh tăng huyết áp……………………………………..
Bảng 4.9. Thái độ chung về dự phòng bệnh tăng huyết áp…………………………..
Bảng 4.10. Thực hành dự phòng về bệnh tăng huyết áp………………………………
Bảng 4.11. Thực hành chung về dự phòng bệnh tăng huyết áp…………………………


3


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1. Tim nhìn trước
Hình 3.1. Sơ đồ khảo sát
Hình 4.1. Đối tượng nghiên cứu theo giới tính
Hình 4.2. Đối tượng nghiên cứu theo độ tuổi
Hình 4.3. Đối tượng nghiên cứu theo dân tộc
Hình 4.4. Thông tin về bệnh tăng huyết áp
Hình 4.5. Nguồn cung cấp thông tin về bệnh tăng huyết áp

4


CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
Tăng huyết áp là một bệnh mạn tính phổ biến nhất trên thế giới. Tăng huyết áp
đang trở thành một vấn đề thời sự vì sự gia tăng nhanh chóng của căn bệnh này trong
cộng đồng (Nguyễn Thị Thu Hằng, 2013). Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ cao đối với
bệnh tim mạch ở các nước công nghiệp và ngay tại nước ta. Tăng huyết áp đang trở
thành một vấn đề sức khỏe trên toàn cầu do sự giai tăng tuổi thọ và tần suất các yếu tố
nguy cơ. Tăng huyết áp ước tính là nguyên nhân gây tử vong 7,1 triệu người trẻ tuổi và
chiếm 4,5% gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu (64 triệu người sống trong tàn phế) (Tạ
Văn Trầm, 2010). Ở các nước châu âu–Bắc Mỹ tỷ lệ tăng huyết áp chiếm 15–20% ở
người lớn. Cụ thể: Hoa Kỳ 6–8% Thái Lan 6,8%; Chi Lê 19–21 % (Doanh Thiêm
Thuần, 2006). Tại các nước công nghiệp phát triển, khoảng 1/6 dân số ở tuổi trưởng
thành bị tăng huyết áp. Bệnh này gặp nhiều ở người da đen hơn so với người da trắng
(38% so với 29%, tính theo tỷ lệ ở người trưởng thành). Ở lứa tuổi trên 50, có >50%
người Mỹ da đen và da trắng bị tăng huyết áp (Nguyễn Năng An, 1999). Trong báo cáo

về sức khỏe hàng năm của Tổ chức Y tế thế giới năm 2002 đã nhấn mạnh tăng huyết
áp là kẻ giết người số một. Thực vậy, vào năm 2008, người ta ước tính có khoảng 17,5
triệu người trên thế giới bị tử vong do bệnh lý tim mạch trong đó có tăng huyết áp
(Nguyễn Thị Bạch Yến, 2013)
Nhiều người còn gọi tăng huyết áp là kẻ giết người thầm lặng. Thực tế cho thấy,
có rất nhiều người không hề biết về tình trạng huyết áp của mình thậm chí có người
cho dù biết mình bị tăng huyết áp nhưng vẫn không dùng thuốc đều đặn (Sử Cẩm Thu,
2012). Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tăng huyết áp trong cộng đồng như: tuổi
cao, hút thuốc lá, uống rượu bia, khẩu phần ăn không hợp lý (ăn mặn, ăn nhiều chất
béo), ít hoạt động thể lực, béo phì, căng thẳng trong cuộc sống, tiền sử gia đình có
người bị tăng huyết áp… Phần lớn những yếu tố nguy cơ này có thể kiểm soát được
khi người dân có hiểu biết đúng và biết được cách phòng tránh. Các biến chứng của
tăng huyết áp là rất nặng nề như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy
thận, mù lòa… Những biến chứng này ảnh hưởng lớn đến người bệnh, gây tàn phế và
trở thành ránh nặng về tinh thần cũng như vật chất của gia đình bệnh nhân và xã hội
(Nguyễn Lân Việt, 2011).
Tại Việt Nam thống kê 2007, có tới 70% không biết bị tăng huyết áp, hiểu sai
về tăng huyết áp và các yêu tố nguy cơ của bệnh, không biết cách phát hiện bệnh sớm
và dự phòng bệnh tăng huyết áp cho bản thân và những người xung quanh. Trong số
bệnh nhân biết tăng huyết áp chỉ có 11,5% được điều trị và có khoảng 19% được ổn
định huyết áp. Trong khi đó việc tuyên truyền những kiến thức về bệnh cũng như cách
phát hiện sớm căn bệnh này còn nhiều hạn chế (Sử Cẩm Thu, 2012). Ở Việt Nam theo
điều tra của viện tim mạch 2008, tỉ lệ tăng huyết áp là 25,1% ở những người ≥25 tuổi
5


(Nguyễn Quốc Anh, 2012). Theo điều tra gần đây nhất của viện tim mạch Việt Nam tại
8 tỉnh thành phố của nước ta thì tỷ lệ tăng huyết áp của những người từ 25 tuổi trở lên
đã là 25.1%. Nghĩa là cứ 4 người trưởng thành thì có một người bị tăng huyết áp
(Nguyễn Thị Bạch Yến, 2013). Nhận thức của nhân dân về sự thường gặp, về mức độ

nguy hiểm của bệnh còn chưa đầy đủ và đúng mực. Việc điều chỉnh để có một lối sống
hợp lý là vấn đề rất quan trọng trong việc phòng, chống bệnh tăng huyết áp nhưng việc
áp dụng trong thực tế lại không đơn giản vì thói quen sinh hoạt không hợp lý đã tồn tại
từ khá lâu và nhận thức của người dân cũng còn những hạn chế nhất định. Như vậy,
việc tìm hiểu kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống tăng huyết áp là điều cần
thiết nhằm giảm thiểu bệnh và tật do tăng huyết áp gây ra.
Từ những yếu tố trên đề tài: “Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành dự
phòng về bệnh tăng huyết áp của người dân tại Xã An Trạch, Huyện Đông Hải,
Tỉnh Bạc Liêu năm, 2018” được tiến hành với mục tiêu cụ thể sau:
Xác định tỷ lệ người dân có kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng về bệnh
tăng huyết áp tại Xã An Trạch, Huyện Đông Hải, Tỉnh Bạc Liêu, năm 2018.

6


CHƯƠNG 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. GIẢI PHẨU HỌC VÀ SINH LÝ HỆ TUẦN HOÀN
2.1.1. Giải phẩu hệ tuần hoàn
Hệ tim mạch làm nhiệm vụ đẩy máu từ tim đi khắp cơ thể và hút máu từ các cơ
quan trong cơ thể về tim. Máu mang các chất dinh dưỡng hấp thụ được từ các cơ quan
tiêu hóa đi khắp cơ thể đồng thời thải các chất độc qua hệ thống cơ quan bài tiết.
Ngoài ra, máu còn có nhiệm vụ rất quan trọng là mang oxy từ phổi đến các cơ quan và
thải khí carbonic từ các cơ quan qua phổi ra ngoài (Nguyễn Quang Quyền, 2006).
Cơ quan chủ yếu của hệ tim mạch là tim. Tim có một hệ thống buồng và van
tim làm nhiệm vụ như một cái bơm vừa hút vừa đẩy. tim đẩy máu vào các động mạch
và hút máu từ tĩnh mạch trở về. Từ tim có một hệ thống động mạch đi ra chia nhỏ dần
đén tận các mao mạch tạo nên một mạng lưới dầy đặc nuôi tất cả các mô của các cơ
quan trong cơ thể. Thành của mao mạch rất mỏng chỉ gồm một lớp nội mô nên có thể
thẩm thấu, trao đổi khí và các chất dinh dưỡng với các mô. Từ hệ thống mao mạch,
máu sẽ tập chung về các tĩnh mạch lớn dần để trở về tim. So với động mạch tương ứng

thì tĩnh mạch thường mỏng hơn, áp lực máu thấp hơn, không đập và thường có van
trong long tĩnh mạch (Nguyễn Quang Quyền, 2006).
2.1.1.1. Tim
Tim là một khối cơ đặc biệt, rỗng ở trong vì có 4 buồng. Tim nằm trong trung
thất, giữa hai phổi, trên cơ hoành và sau xương ức, hơi lệch sang trái.

Hình 2.1. Tim nhìn trước (Nguyễn Quang Quyền, 2006).
Tâm nhĩ: có 2 tâm nhĩ. Tâm nhĩ phải có lỗ đổ của nhiều tĩnh mạch như tĩnh
mạch chủ trên, chủ dưới và xoang tĩnh mạch vành. Tâm nhĩ phải thông với lòng tiểu
7


nhĩ phải và thông với tâm thất cùng bên qua lỗ nhĩ thất phải, có van nhĩ thất phải hay
van 3 lá đậy kín. Tâm nhĩ trái có bốn tĩnh mạch phổi đổ vào trên thành sau. Tâm nhĩ
trái thông với tiểu nhĩ cùng bên và thông với tâm thất trái bởi lỗ nhĩ thất trái có van nhĩ
thất trái hay van 2 lá đậy kín (Nguyễn Quang Quyền, 2006).
Tâm thất có thành dày và sần sùi vì có các gờ cơ nỗi lên, đặc biệt có nhũng cơ
nhú để các thừng gân của các lá van nhĩ thất đính vào. Có 2 tâm thất: tâm thất phải có
thành mỏng hơn tâm thất trái. Tâm thất phải có 3 thành tương ứng với 3 lá van nhĩ
thất. Từ tâm thất phải có lỗ thân động mạch phổi đi ra được đậy bởi một van động
mạch phổi có 3 lá van bán nguyệt. Tâm thất trái có 2 thành rất dày tương ứng với 2 lá
van nhĩ thất trái. Từ tâm thất trái xuất phát động mạch chủ mà lỗ cũng được đậy kín
bởi một van động mạch chủ có 3 lá van bán nguyệt (Nguyễn Quang Quyền, 2006).
Tóm lại tim phải gồm một tâm nhĩ và một thất phải nhận máu đen (thiếu oxy) từ khắp
cơ thể đổ về và bơm lên phổi để trao đổi khí. Nữa tim trái cũng gồm tâm nhĩ trái và
tâm thất trái nhận máu đỏ (giàu oxy) từ phổi để dẫn đi khắp cơ thể qua động mạch chủ
(Nguyễn Quang Quyền, 2006).
2.1.1.2. Mạch máu và thần kinh của tim
Tim được nuổi dưỡng bởi hai động mạch vành phải và trái. Động mạch vành
phải: được tách ra từ động mạch chủ ngay phía trên van động mạch chủ, động mạch đi

giữa thân động mạch phổi và tiểu nhĩ phải đi ra mặt trước của tim, sau đó động mạch
đi ,vòng sang phải trong rãnh vành để xuống mặt hoành của tim, sau đó đônh mạch
vành phải cho nhánh động mạch gian thất sau đi trong rãnh gian thất sau. Động mạch
vành trái: tách ra từ động mạch chủ ngay phía tren van động mạch chủ, động mạch đi
giữa thân động mạch phổi và tiểu nhĩ trái để ra mặt trước tim rồi chia thành hai nhánh
nhánh động mạch gian thất và nhánh động mạch mũ (Lê Văn Cường, 2014).
Tĩnh mạch của tim gồm các tĩnh mạch như: tĩnh mạch tim lớn, tĩnh mạch tim
giữa, tĩnh mạch sau của tâm thất trái, các tĩnh mạch tim trước, tĩnh mạch tim nhỏ, tĩnh
mạch chếch của tâm nhĩ trái, các tĩnh mạch tim cực nhỏ, xoang tĩnh mạch vành tim (Lê
Văn Cường, 2014).
Thần kinh của tim: ngoài hệ thống dẫn truyền của tim thì tim còn được chi phối
thần kinh từ hệ thần kinh tự chủ, gồm các sợi giao cảm từ hạch cổ và hạch ngực trên
và các sợi đối giao cảm từ thần kinh lang thang (Lê Văn Cường, 2014).
2.1.1.3. Các động mạch đi ra từ tim
Động mạch phổi: thân động mạch phổi hay động mạch phổi vận chuyển máu ít
oxygen từ tâm thất phải tới phổi. Động mạch phổi phải dài hơn và lớn hơn một chút so
với động mạch phổi trái, ngay sau chỗ phân đôi, động mạch chạy ngang sang phải,
nằm sau động mạch chủ lên, tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch phổi phải trên, sau đó
8


động mạch phổi phải nằm trước dưới chỗ phân đôi của phế quản, động mạch phổi phải
nằm trước thực quản và phế quản chính bên phải để vào rốn phải. Động mach phổi trái
thì ngắn và nhỏ hơn so với động mạch phổi phải. Động mạch phổi trái đi ngang sang
trái, nằm trước động mạch chủ lên và phế quản chính trái để vào rốn trái. Động mạch
phổi trái xuất hiện ngay dưới bờ lõm của cung động mach chủ, đi ở phía trước động
chủ xuống rồi đi vào khe chếch. Các nhánh động mạch phổi trái rất đa dạng (Lê Văn
Cường, 2014).
Động mạch chủ: động mạch chủ dẫn máu giàu oxygen đi khắp cơ thể. Bắt đầu
từ van động mạch chủ ở nền tâm thất trái, ngay tại gốc. động mạch đi chếch sang phải,

hướng sang trái tạo thành cung động mach chủ ở phía trên so với rốn trái, sau đó đi
xuống tạo thành động mạch chủ ngực, lúc đầu ở bên trái so với cột sống, sau đó động
mạch có khuynh hướng dần dần tiến vào gần đường giữa cơ thể, đi xuống vùng bụng
qua lỗ động mạch chủ ở cơ hoành (Lê Văn Cường, 2014).
2.1.2. Sinh lý hệ tuần hoàn
Bộ máy tuần hoàn đảm nhận sự lưu thông và phân phối máu, gồm có tim và các
mạch máu và máu. Hệ tuần hoàn có những nhiệm vụ sau: vận chuyển và trao đổi 02 và
c02, vận chuyển các chất nuôi dưỡng cần thiết cho mô và lấy đi các chất chuyển hóa
của mô (Vũ Văn Dũng, 2009).
Bộ máy tuần hoàn là một hệ thống kín gồm hai vòng tuần hoàn: đại tuần hoàn
đem máu động mạch đi khắp cơ thể (nhờ tâm thất trái) và đem máu tĩnh mạch các nơi
về tâm nhĩ phải. Tiểu tuần hoàn hay vòng tuần hoàn phổi, đem máu tĩnh mạch lên phổi
nhờ tâm thất phải và đem máu động mạch về tâm nhĩ trái (Vũ Văn Dũng, 2009).
Máu được bơm từ tim ra ngoài từng đợt, làm căng thành các động mạch và các
phân nhánh là những động mạch lớn, nhỏ và mao mạch. Máu chảy liên tục trong mạch
nhờ tính đàn hồi của nó. Áp lực máu cao từ những động mạch lớn. Những động mạch
nhỏ co giản cơ vòng cho phép điều chỉnh lưu lượng máu đến mô và điều hòa huyết áp
động mạch. Áp lực máu giảm dần khi về tim. Vận tốc máu giảm dần từ động mạch lớn
đến mao mạch, rồi vận tốc máu tăng dần khi về tim. Những cơ quan đặc biệt như tim,
não, gan, thận,.. được hệ tuần hoàn điều chỉnh bởi nhiều yếu tố để thích hợp với hoạt
động của từng cơ quan (Vũ Văn Dũng, 2009).
2.2. BỆNH HỌC VỀ TĂNG HUYẾT ÁP
2.2.1. Định nghĩa huyết áp
Huyết áp là số đo về lực tác động của máu lên thành mạch. Huyết áp phụ thuộc
vào lực bơm máu của tim ,thể tích được bơm, kích thước cũng như độ đàn hồi của
thành động mạch.
9


Huyết áp liên tục thay đổi tuy theo hoạt động, nhiệt độ, chế độ ăn, cảm xúc, tư

thế, và sử dụng thuốc.
2.2.2. Định nghĩa tăng huyết áp
Tăng huyết áp là một bệnh lý rất thường gặp và là vấn đề xã hội. Tăng huyết áp
nguy hiểm bởi các biến chứng của nó không chỉ có thể gây chết người mà còn để lại
những di chứng nặng nề ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và là
gánh nặng cho gia đình và xã hội (Trần Ngọc Ân, 2011).
Theo Tổ chức Y tế thế giới và hội tăng huyết áp quốc tế (World Health
Organization-International Society of Hypertension) đã thống nhất gọi tăng huyết áp
khi huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg (Trần
Ngọc Ân, 2011).
Theo Nguyễn Năng An năm 1999 huyết áp được tính theo công thức:
Huyết áp = cung lượng tim x sức cản ngoại vi
Cung lượng tim = thể tích nhát bóp x tần số trong 1 phút
Thể tích nhát bóp phụ thuộc vào lượng máu tĩnh mạch đổ về tim. Tần số tim
quá nhanh không làm tăng cung lượng tim vì thời gian tâm trương ngắn, máu đổ về
tâm thất giảm (Nguyễn Năng An, 1999).
2.2.3. Nguyên nhân tăng huyết áp
2.2.3.1. Tăng huyết áp nguyên phát
Đại đa số tăng huyết áp ở người lớn là không có căn nguyên (hay tăng huyết áp
nguyên phát) chiếm tới > 95% (Trần Ngọc Ân, 2011).
Một số yếu tố thuận lợi có liên quan đến tăng huyết áp nguyên phát đó là: yếu
tố di truyền, tính gia đình. Yếu tố ăn uống: ăn nhiều muối, uống nhiều rượu, uống
nước mềm ít Ca+, Mg+, K+, ăn ít protid. Yếu tố tâm lý xã hội, tình trạng căng thẳng
stress thường xuyên (Doanh Thiêm Thuần, 2006).
Ngoài ra còn kể đến một số yếu tố nguy cơ khác như: hút thuốc lá, béo phì, ít
hoạt động thể lực, sang chấn tinh thần…
2.2.3.2. Tăng huyết áp thứ phát
Bệnh thận: viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn, thận đa nang, viêm đài bể
thận mạn do ứ nước, ứ mủ đài bể thận, u thận làm tiết renin, hẹp động (Doanh Thiêm
Thuần, 2006).

Bệnh nội tiết: bệnh vỏ thượng thận như: hội chứng Conn, hội chứng Cushing.
Bệnh tủy thượng thận: u tủy thượng thận (hội chứng Pheochrochromocytone) (Doanh
Thiêm Thuần, 2006).
10


Bệnh tim mạch: bệnh viêm hẹp động mạch chủ, hở van động mạch chủ. Viêm
hẹp động mạch chủ bụng chỗ xuất phát động mạch thận (Doanh Thiên Thuần, 2006).
Do thuốc: các hormone ngừa thai, cam thảo, corticoid, chất gây chán ăn, chất
chống đông trầm cảm vòng… (Doanh Thiên Thuần, 2006).
Các nguyên nhân khác: ngộ độc thai nghén: hội chứng albumin niệu. Bệnh
cường giáp, bệnh Beriberi, bệnh đa hồng cầu, hội chứng carcinoid, toan hô hấp, tăng
áp lực sọ,… (Doanh Thiên Thuần, 2006).
Các yếu tố nguy cơ tim mạch:
Tăng huyết áp (là yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng nhất). Rối loạn lipid
máu. Đái tháo đường. Có microalbumin niệu hoặc mức lọc cầu thận ước tính <60
ml/ph. Tuổi (nam >55 tuổi, nữ >65 tuổi). Tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch sớm
(nam trước 55, nữ trước 65 tuổi). Thừa cân/béo phì, béo bụng. Hút thuốc lá thuốc,
thuốc lào. Uống nhiều rượu, bia. Ít hoạt động thể dục. Stress và căng thẳng tâm lý. Chế
độ ăn quá nhiều muối (yếu tố nguy cơ đối với tăng huyết áp), ăn ít rau quả…
2.2.4. Phân loại tăng huyết áp
Phân loại tăng huyết áp có nhiều thay đổi trong những năm gần đây.
Hiện nay cách phân loại này vẫn được nhiều nơi trên thế giới áp dụng do tính
thực tiển của chúng. Tuy nhiên, gần đây Uỷ ban phòng chống tăng huyết áp Hoa Kỳ
đó đưa ra một cách phân độ mới năm 2003 như sau:
Bảng 2.1. Phân loại tăng huyết áp năm 2003

Phân độ tăng huyết áp

Huyết áp tâm thu

(mmHg)

Huyết áp tâm trương
(mmHg)

Bình thường

<120

< 80

Tiền tăng huyết áp
Tăng huyết áp độ I
Tăng huyết áp độ II

120 – 139
140 – 159
≥ 160

80 – 89
90 – 99
≥100

Dựa theo phân loại của Tổ chức y tế Thế giới/Hội tăng huyết áp Quốc tế 1999,
2005, và Uỷ ban phòng chống tăng huyết áp Hoa kỳ VI, VII, khuyến cáo của hội tim
mạch Việt Nam 2007 đưa ra về phân độ tăng huyết áp như sau:

11



Bảng 2.2. Phân loại tăng huyết áp Việt Nam 2007

Phân loại

Huyết áp tâm thu (mmHg)

Huyết áp tâm trương
(mmHg)

Huyết áp tối ưu

<120

<80

Huyết áp bình thường

<130

<85

Huyết áp bình thường cao

130-139

85-89

Tăng huyết áp độ I

140-159


90-99

Tăng huyết áp độ II

160-179

100-109

Tăng huyết áp độ III

≥180

≥110

Tăng huyết áp tâm thu
≥140
<90
đơn độc
Nếu huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương không cùng mức phân độ thì chọn
huyết áp ở mức cao nhất để xếp loại. Tăng huyết áp tâm thu đơn độc cũng được phân
độ theo các mức biến động của huyết áp tâm thu (GS. TS. Nguyễn Lân Việt, 2013).
2.2.5. Triệu chứng tăng huyết áp
2.2.5.1. Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng cơ năng
Đa số bệnh nhân bị tăng huyết áp không có triệu chứng gì cho tới khi phát hiện
ra bệnh.Đau đầu vùng chậm và hai bên thái dương (Doanh Thiêm Thuần, 2006).
Các triệu chứng khác có thể gặp như: hồi hộp, mệt mỏi, khó thở, mờ
mắt,..nhưng không đặc hiệu. Một số triệu chứng khác của tăng huyết áp tùy thuộc vào
nguyên nhân tăng huyết áp hoặc biến chứng của tăng huyết áp (Doanh Thiêm Thuần,

2006).
Triệu chứng thực thể toàn thân
Đo huyết áp: là động tác quan trọng nhất có ý nghĩa chẩn đoán xác định. Khi đo
cần phải đảm bảo một số quy định.
Nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh ít nhất 5-10 phút trước khi đo huyết áp. Không
dùng chất kích thích (cà phê, hút thuốc lá, rượu bia) trước đó 2 giờ. Tư thế đo chuẩn:
người được đo huyết áp ngồi ghế tựa, cánh tay duỗi thẳng trên bàn, nếp khủy ngang
mức với tim. Ngoài ra, có thể đo tư thế nằm, đứng. Đối với người cao tuổi hoặc có
bệnh đái tháo đường, nên cho thêm huyết áp tư thế đứng nhằm xác định có hạ huyết áp
tư thế hay không. Sử dụng huyết áp kế thủy ngân, huyết áp kế đồng hồ hoặc huyết áp
12


kế điện tử (loại đo ở cánh tay). Các thiết bị đo cần được kiểm chuẩn định kỳ. Bề dài
bao đo (nằm trong bang quấn) tối thiểu bằng 80% chu vi cánh tay, bề rộng tối thiểu
bằng 40% chu vi cánh tay. Quấn băng đủ chặt, bờ dưới của bao da đo ở trên nếp khuỷu
2cm. Đặt máy ở vị trí để đảm bảo máy hoặc mốc 0 của thang đo ngang mức với tim.
Nếu không dùng thiết bị đo tự động, trước khi đo phải xác định vị trí động mạch cánh
tay để đặt ống nghe. Bơm hơi thêm 30mmHg sau khi không còn thấy mạch đập. Xã
hơi với tốc độ 2-3mmHg/nhịp đập. Huyết áp tâm thu tương ứng với lúc xuất hiện tiếng
đập đầu tiên và huyết áp tâm trương tương ứng với khi mất hẳn tiếng đập. Không nói
chuyện khi đo huyết áp. Lần đo đầu tiên, cần đo huyết áp ở hai cánh tay, tay nào có
con số huyết áp cao hơn sẽ dùng để theo dõi huyết áp về sau. Nên đo huyết áp ít nhất
hai lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 1-2 phút. Nếu số đo huyết áp giữa hai lần đo chênh
nhau trên 10mmHg, cần đo lại một vài lần sau khi đã nghĩ trên 5 phút. Giá trị huyết áp
ghi nhận là trung bình của hai lần đo cuối cùng. Trường hợp nghi ngờ, có thể theo dõi
huyết áp bằng máy đo tự động tại nhà hoặc bằng máy đo huyết áp tự động 24 giờ. Ghi
lại số đo theo đơn vị mmHg dưới dạng huyết áp tâm thu/huyết áp tâm trương, không
làm tròn số quá hàng đơn vị và thông báo kết quả cho người được đo (Nguyễn Lân
Việt, 2013).

Các dấu hiệu lâm sàng như:
Bệnh nhân có thể có béo phì, mặt tròn, cơ chi trên phát triển hơn cơ chi dưới
trong hẹp eo động mạch chủ. Tìm các biểu hiện xơ vữa động mạch trên da (u vàng, u
mỡ, cung giác mạc…) (Doanh Thiêm Thuần, 2006).
Khám tim phổi có thể phát hiện sớm dày thất trái hay dấu hiệu suy tim trái. Sờ
và nghe động mạch có thể phát hiện các trường hợp nghẽn hay tắc động mạch cảnh.
Khám bụng có thể phát hiện tiếng thổi tâm thu hai bên rốn trong hẹp động mạch thận,
phồng động mạch chủ hoặc phát hiện thận to, thận đa nang. Khám thần kinh có thể
phát hiện các tai biến mạch máu não cũ hoặc nhẹ (Doanh Thiêm Thuần, 2006).
Cần lưu ý hiện tượng “huyết áp giả” ở những người đái tháo đường, suy thận do
xơ cứng vách động mạch làm cho trị số huyết áp đo được cao hơn trị số huyết áp nội
mạch (Doanh Thiêm Thuần, 2006).
2.2.5.2. Cận lâm sàng
Cần đơn giản, mục đích để đánh giá nguy cơ tim mạch, tổn thương thận và tìm
nguyên nhân.
Những xét nghiệm tối thiểu
Máu: ure, creatinin, kali, cholesterol, glucose, acid uric trong máu. Nước tiểu:
protein, hồng cầu. Soi đáy mắt, điện tim, xquang,tim, siêu âm,… (Doanh Thiêm
Thuần, 2006).
13


2.2.6. Biến chứng tăng huyết áp
Tim: phù phổi cấp, nhồi máu cơ tim cấp. Dày thất trái, bệnh động mạch vành
mạn tính (đau thắt ngực ổn định), suy tim,.. (Trần Ngọc Ân, 2011).
Mạch máu não: xuất huyết não, tắc mạch não, TBMN thoáng qua, bệnh não do
tăng huyết áp… (Trần Ngọc Ân, 2011).
Thận: đái máu, protein niệu vi thể, protein niệu, suy thận... (Trần Ngọc Ân,
2011).
Đáy mắt: phù, xuất huyết, xuất tiết, mạch co nho ở đáy mắt… (Hoàng Trọng Quang,

2011).
Bệnh động mạch ngoại vi: phình/tách thành động mạch. Bệnh động mạch ngoại
vi khác (Trần Ngọc Ân, 2011).
2.2.7. Chẩn đoán tăng huyết áp
2.2.7.1. Tăng huyết áp vô căn (nguyên phát)
Tăng huyết áp không tìm được nguyên nhân, chiếm 80-85% (Nguyễn Quốc
Anh, 2012).
2.2.7.2. Tăng huyết áp thứ phát
Tăng huyết áp do thận:
Viêm cầu thận cấp, mạn. Bệnh nhu mô thận: viêm đài bể thận do sỏi, thận đa
nang. Bệnh mạch máu thận: hẹp động mạch thận. U tuyến thượng thận: hội chứng
cường aldosterone tiên phát (hội chứng Coon), hội chứng Cushing, u tủy thượng thận
(TS. Nguyễn Quốc Anh, 2012). Vữa xơ động mạch thận sớm và nhanh. Xơ thận gây
tình trạng suy thận dần dần. Hoại tử dạng tơ huyết tiểu động mạch thận gây tăng huyết
áp ác tính. Giai đoạn cuối thiếu máu cục bộ nặng ở thận sẽ dẫn đến nồng độ Renin và
Angiotensin II trong máu tăng gây cường aldosterone thứ phát (Doanh Thiêm Thuần,
2006).
Tăng huyết áp do tim:
Tăng huyết áp do bệnh tim mạch: hẹp eo động mạch chủ, hở van động mạch
chủ (Nguyễn Quốc Anh, 2012) .
2.2.8. Điều trị bệnh tăng huyết áp
2.2.8.1. Mục đích và nguyên tắc điều trị tăng huyết áp
Ngăn ngừa lâu dài các biến chứng. Đưa được huyết áp về trị số bình thường
(<140/90mmHg, nếu có bệnh đái tháo đường hoặc nguy cơ cao khác thì huyết áp phải
<130/80mmHg). Điều trị cần hết sức tích cực ở bệnh nhân đã có tổn thương cơ quan
đích. Phải cân nhắc từng cá thể bệnh nhân, các bệnh kèm theo, các yếu tố nguy cơ, các
14


tác dụng phụ và ảnh hưởng có thể của thuốc mà có chế độ dùng thuốc thích hợp. Nếu

không có những tình huống tăng huyết áp cấp cứu thì huyết áp nên được hạ từ từ để
tránh những biến chứng thiếu máu cơ quan đích (não) (Trần Ngọc Ân, 2011).
Việc giáo dục bệnh nhân cần phải nhấn mạnh: điều trị tăng huyết áp là một điều
trị suốt đời. Triệu chứng cơ năng của tăng huyết áp không phải lúc nào cũng gặp và
không phải luôn tương xứng với mức độ nặng nhẹ của tăng huyết áp. Chỉ có tuân thủ
chế độ điều trị thích hợp mới giảm được đáng kể các tai biến do tăng huyết áp (Trần
Ngọc Ân, 2011).
Điều trị tăng huyết áp bằng các biện pháp không dùng thuốc
Tích cực thay đổi lối sống là biện pháp không thể thiếu trong dự phòng và điều
trị tăng huyết áp. Các biện pháp này phải được áp dụng cho mọi bệnh nhân để ngăn
ngừa tiến triển và giảm được số đo huyết áp, giảm số thuốc cần dùng. Tuy nhiên một
vấn đề rất cần chú ý là việc tuân thủ và thay đổi lối sống của người bệnh thường kém,
vì vậy cần theo dõi sát để khuyến khích người bệnh và bắt đầu dùng thuốc khi cần.
Thay đổi lối sống một cách tích cực gồm những nội dung sau: (Nguyễn Thị Bạch Yến,
2013).
Chế độ ăn: giảm muối, đã được chứng minh làm giảm số huyết áp và nguy cơ
biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp. Chế độ ăn giảm muối nên thực hiện với lượng
muối < 6 gam muối/ngày. Duy trì đầy đủ lượng kali khoảng 90 mmol/ngày, đặt biệt ở
bệnh nhân có dùng thuốc lợi tiểu để điều trị tăng huyết áp. Đảm bảo đầy đủ calium và
magnesium (Trần Ngọc Ân, 2011). Tăng cường ăn rau xanh và các loại hoa quả tươi.
Hạn chế ăn thức ăn có nhiều cholesterol và acid béo no (mỡ động vật, trứng, hải sản)
ăn thực phẩm có chứa acid béo không no (dầu lạc vừng, dầu hướng dương, dầu oliu),
ăn cá ít nhất hai bữa/tuần (Nguyễn Thị Bạch Yến, 2013).
Giảm cân nặng nếu thừa cân: chế độ giảm cân cần đặt biệt được nhấn mạnh ở
những bệnh nhận nam giới béo phì thể trung tâm (bụng). Việc giảm béo phì đã được
chứng minh làm giảm cholesterol và giảm phì đại thất trái (Hoàng Trọng Quang,
2011). Tích cực giảm cân (nếu quá cân), duy trì cân nặng chỉ số khối cơ thể (BMI) từ
18,5 đến dưới 23 kg/m2. Giảm cân giúp hạ huyết áp, đồng thời cũng giảm lượng
triglyceride và LDL- cholesrol khi có rối loạn lipid máu. Cố gắng duy trì vòng bụng
nhỏ hơn 90 cm ở nam và nhỏ hơn 80 cm đối với nữ (Nguyễn Thị Bạch Yến, 2013).

Không áp dụng chế độ này cho phụ nữ có thai bị tăng huyết áp.
Hạn chế rượu, bia: số lượng ít hơn hai cốc/ngày (nam), ít hơn một cốc/ngày
(nữ) (cốc tiêu chuẩn tương đương với 360ml bia hoặc 150ml rượu vang, hoặc 30ml
rượu mạnh) (Nguyễn Lân Việt, 2013). Nếu dùng quá nhiều rượu sẽ làm tăng nguy cơ
tai biến mạch não ở bệnh nhân tăng huyết áp, làm tăng trở kháng với thuốc điều trị
15


tăng huyết áp. Một số điều tra cho thấy nếu dùng lượng rượu thích hợp thì có thể làm
giảm nguy cơ bệnh mạch vành (hiệu ứng ngược) (Trần Ngọc Ân, 2011).
Bỏ thuốc lá: hút thuốc lá là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng của
bệnh tim mạch cần được loại bỏ. Những người đã bỏ thuốc lá được 1 năm, thì nguy cơ
bệnh tim mạch giảm được 50% (Nguyễn Thị Bạch Yến, 2013)
Tăng cường tập luyện thể lực: tăng cường tập lực ở mức thích hợp, tập thể dục
chạy bộ hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày, và từ
4-7 ngày trong tuần (Nguyễn Thị Bạch Yến, 2013).
Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh, cần thư giản, nghĩ ngơi hợp lý.
Bảng 2.3. Tác động trên huyết áp của các biện pháp thay đổi lối sống (Nguyễn Thị
Bạch Yến, 2013)

Các biện pháp

Mục tiêu cần đạt
Mức huyết áp hạ được
Duy trì chỉ số khối cơ thể
5-10 mmHg khi giảm mỗi
Giảm cân nặng
lý tưởng (20-25 kg/m2)
10kg
Chế độ ăn Dietary

Ăn nhiều trái cây, rau, ít
Approaches to Stop
mỡ (giảm chất béo toàn
8-14 mmHg
Hypertension
phần và loại bão hòa)
Giảm lượng muối ăn
Hạn chế muối
<100mmol/ngày (<2,4g
2-8 mmHg
natri hoặc <6g muối)
Khuyến khích tập thể dục
Vận động thân thể
nhịp điệu mức độ vừa như
4-9 mmHg
đi bộ lắc lư 30 phút/ngày
Nam: < 2 cốc/ngày
Hạn chế uống chất có cồn
2-4 mmHg
Nữ: < 1 cốc / ngày
Dietary Approaches to Stop Hypertension (tiếp cận chế độ ăn để làm giảm huyết áp).
2.3. TÌNH HÌNH TĂNG HUYẾT ÁP HIỆN NAY
2.3.1. Tình hình tăng huyết áp hiện nay trên thế giới:
Trên thế giới tỉ lệ tăng huyết áp chiếm 8-18%, theo tổ chức Y tế thế giới, thay
đổi từ các nước Châu á từ 6-28%, các nước Âu Mỹ từ 10-37%. Trong những năm gần
đây, thế giới đã tập trung nghiên cứu tích cực và sâu rộng về các yếu tố bệnh tăng
huyết áp và tìm thuốc điều trị hiệu quả nhất, đồng thời có những khuyến cáo về nhận
thức hậu quả của bệnh tăng huyết áp gây ra (Tạ Văn Trầm, 2010).
Ở các nước châu âu – Bắc Mỹ tỷ lệ tăng huyết áp chiếm 15-20% ở người lớn.
Cụ thể: Hoa Kỳ 6-8% Thái Lan 6,8%; Chi Lê 19-21% (Doanh Thiêm Thuần, 2006).

16


Tần suất tăng huyết áp là 28,7% ở Hoa Kỳ năm 2000; 22% ở Canada năm
1992; 45% ở CuBa; 38,8% ở Anh năm 1998; 38,4% ở Thủy Điển năm 1999; 26,3% ở
Ai Cập năm 1991; 15,4% ở Cameroon năm 1995; 27,2% ở Trung Quốc năm 2001;
20,5% ở Thái Lan năm 2001; 26,6% ở Singapore năm 1998… (Nguyễn Lân Việt,
2011).
2.3.2. Tình hình tăng huyết áp hiện nay ở Việt Nam:
Ở Việt Nam tần suất tăng huyết áp ngày càng gia tăng khi nền kinh tế phát triển,
các số liệu thống kê điều tra tăng huyết áp ở Việt Nam cho thấy năm 1960 tăng huyết
áp chiếm 1% dân số, năm 1982 là 1,9% dân số và năm 1992 tăng lên 11,79% dân số và
năm 2000 ở Miền Bắc là 16,3% (Tạ Văn Trầm, 2010). Tỷ lệ bệnh gia tăng: nếu lấy số
đo huyết áp ≥ 140/90 mmHg coi như là tiêu chuẩn tối thiểu của (tăng huyết áp) ở
người ≥ 16 tuổi thì tại Việt Nam năm 1976 có 1,9% và năm 1990 có 11,5% dân số bị
tăng huyết áp. Tại các bệnh viện trong cả nước, tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất về
tử vong trong các bệnh tim mạch (0,60/100.000) và đứng thứ 9/11 các nguyên nhân
vào điều trị. Trong toàn bộ các nguyên nhân gây tử vong, tử vong do tăng huyết áp
cũng được xếp hàng thứ 9 (Nguyễn Năng An, 1999). Tại Việt Nam trong những năm
1960, tỷ lệ tăng huyết áp là khoảng 1%, năm 1992 là 11,2%, năm 2001 là 16,3% và
năm 2005 là 18.3% (GS. TS. Nguyễn Lân Việt, 2013). Theo điều tra của viện tim
mạch 2008, tỉ lệ tăng huyết áp là 25,1% ở những người ≥ 25 tuổi (Nguyễn Quốc Anh,
2012).
Theo thống kê của GS. Đặng Văn Chung năm 1960, tần suất tăng huyết áp ở
người lớn phía Bắc Việt Nam chỉ là 1% và hơn 30 năm sau 1992, theo điều tra trên
toàn quoaasc của Trần Đỗ Trinh và cộng sự thì tỷ lệ này đã là 11,7% tăng lên hơn 11
lần và mỗi năm tăng trung bình 0,33%. Và 10 năm sau năm 2002, theo điều tra dịch tễ
học tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ tại 4 tỉnh phía Băc Việt Nam ở người dân lớn
hơn hoặc bằng 25 tuổi thì tần suất tăng huyết áp đã tăng đến 16,3%, trung bình mỗi
năm tăng 0,46%. Như vậy, tốc độ gia tăng về tỷ lệ tăng huyết áp trong cộng đồng ngày

càng tăng cao. Tỷ lệ tăng huyết áp ở vùng thành thị là 22,7% cao hơn vùng nông thôn
12,3%. Với dân số hiện nay khoảng 84 triệu người năm 2007, Việt Nam ước tính có
khoảng 6,58 triệu người bị tăng huyết áp , nếu không có biện pháp dự phòng và quản
lý hữu hiệu thì đến năm 2025 sẽ có khoảng 10 triệu người Việt Nam bị tăng huyết áp
(Nguyễn Lân Việt, 2011).
Đã có nhiều nghiên cứu về tỷ lệ tăng huyết áp được thực hiện ở rất nhiều địa
phương khác nhau cho chúng ta thấy một thực trạng về tỷ lệ tăng huyết áp ở các nhóm
đối tượng khác thì rất khác nhau và từng địa phương cũng khác nhau. Nghiên cứu tại
Hà Nội và Vĩnh Phúc (2014) đa số bệnh nhân tăng huyết áp >60 tuổi (71,7%), 33,2%
17


bệnh nhân tăng huyết áp không biết huyết áp thế nào là bình thường và 87,6% không
biết tăng huyết áp được phân thành mấy độ (Hoàng Cao Sạ, 2015); Yên Bái (2010)
theo khảo sát có tổng số 516 người dân được điều tra kiến thức về tăng huyết áp, trong
đó ≤ 39 tuổi chiếm 34,5%, từ 40 tuổi – 59 tuổi chiếm 45.7%, ≥ 60 tuổi chiếm 19.8%,
tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp 15,9% (Trịnh Thị Thu Hoài, 2010); Tỷ lệ tăng huyết áp
của người cao tuổi thành phố Cần Thơ là 49,89%, tỷ lệ tăng huyết áp tâm thu đơn độc
là 22,99% (Nguyễn Thái hoàng, 2012).
2.4. SƠ LƯỢC ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT
Xã An Trạch Huyện Đông Hải Tỉnh Bạc Liêu có diện tích 214,75 ha đất tự
nhiên được hình thành bởi 9 ấp thuộc (Lung Lá, Hiệp Vinh, Hoàng Minh, Hoàng Minh
A, Văn Đức A, Văn Đức B, Anh Dũng, Thành thưởng, Thành Thưởng A). Với dân số
là 14.569 người, nhân khẩu 3.015 hộ.
Về dân tộc gồm có 3 dân tộc chung sống trong cộng đồng dân cư: Kinh, Hoa,
Khmer. Về tôn giáo trên địa bàn có 1 nhà thờ Tin lành, 6 cơ sở thờ tự: chùa ,Thịnh xá
Thánh thất với tổng số dân tín đồ là 2.467 người.
Tại xã dân cư tập chung đông đúc chủ yếu sống bằng nuôi trồng thủy sản (tôm,
cua, cá các loại..) và buôn bán số còn lại là cán bộ, công chức, viên chức, và lao động
công nhân, các tuyến giao thông đang được xây dựng nông thôn xóm liền xóm, mở

rộng các tuyến đường ấp liền ấp đạt chuẩn nông thôn mới. Đây là điều kiện thuận lợi
trong việc đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng của xã, kể cả thuận tiện cho nhân dân trong
quan hệ giao dịch hành chính.

18


CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Người dân cư trú tại Xã An Trạch, Huyện Đông Hải, Tỉnh Bạc Liêu.
3.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu
- Người được quản lý sức khỏe tại trạm y tế Xã An Trạch.
- Người đồng ý tham gia khảo sát.
3.1.3. Tiêu chuẩn loại trư
- Người bị bệnh tâm thần.
- Người bị khiếm thị và khiếm thính.
- Người không biết chữ.
3.1.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: tại Xã An Trạch Huyện Đông Hải Tỉnh Bạc Liêu.
- Thời gian: khảo sát được tiến hành thu thập số liệu bắt đầu vào từ tháng 11 năm 2017
đến tháng 5 năm 2018.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang phân tích.
3.2.2. Cỡ mẫu
Chọn 100 người dân từ 25-60 tuổi tại Xã An Trạch, Huyện Đông Hải, Tỉnh Bạc Liêu.
3.2.3. Phương pháp chọn mẫu
- Dùng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn.
- Chọn 100 người dân đủ tiêu chuẩn chọn mẫu và không thuộc tiêu chuẩn loại trừ để

tiến hành khảo sát.
- Khi tiến hành lấy mẫu, nếu đối tượng nghiên cứu nào thuộc tiêu chuẩn loại trừ thì bỏ
ra và tiếp tục lấy mẫu ngẫu nhiên trên những người dân còn lại cho đến khi đủ 100
mẫu.
3.2.4. Nội dung nghiên cứu
3.2.4.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu
- Họ và tên: ghi cụ thể từng đối tượng khảo sát.
- Tuổi đối tượng khảo sát: các đối tượng khảo sát được chia làm 3 giá trị:
+ Nhóm từ 25-35 tuổi
+ Nhóm từ 36-45 tuổi
+ Nhóm từ 46-60 tuổi
- Địa chỉ: các đối tượng tại Xã An Trạch, Huyện Đông Hải, Tỉnh Bạc Liêu.
- Dân tộc: các đối tượng khảo sát được chia làm 2 giá trị:
+ Kinh
19


+ Dân tộc khác (Khmer, hoa, chăm…)
- Trình độ học vấn: các đối tượng khảo sát được chia làm 4 giá trị:
+ Tiểu học
+ Trung học cơ sở
+ Trung học phổ thông
+ Trung cấp, Cao đẳng, Đại học
- Nghề nghiệp: các đối tượng khảo sát được chia làm 5 giá trị:
+ Nông dân
+ Công nhân, thợ thủ công
+ Công chức, viên chức
+ Buôn bán, dịch vụ
+ Khác (nội trợ, học sinh, sinh viên, thất nghiệp…)
- Khảo sát về sự hiêu biết bệnh tăng huyết áp có 2 giá trị:

+ Có
+ Không
- Khảo sát về các nguồn cung cấp thông tin về bệnh tăng huyết áp có 5 giá trị:
+ Đọc sách, báo, tạp chí
+ Tivi, đài phát thanh, truyền thông
+ Nhân viên y tế
+ Tại trường học, bài giảng
+ Nguồn khác (internet, kinh nghiệm)
- Khảo sát về trong gia đình có người thân mắc bệnh tăng huyết áp có 3 giá trị:
+ Có
+ Không
+ Không biết
3.2.4.2. Kiến thức, thái độ, thực hành đúng về dự phòng bệnh tăng huyết áp ở
người dân
Bộ câu hỏi gồm 26 nội dung, được chia làm 3 phần:
+ Phần kiến thức dự phòng về bệnh tăng huyết áp.
+ Thái độ dự phòng về bệnh tăng huyết áp.
+ Thực hành dự phòng bệnh tăng huyết áp.
Kiến thức về dự phòng tăng huyết áp
Phần kiến thức có 13 nội dung, mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, trả lời chưa đúng thì
0 điểm.
- Huyết áp tâm thu là gì có 2 giá trị:
+ Là trị số huyết áp cao nhất trong chu kỳ tim
+ Phụ thuộc vào lực tâm thu và thể tích tâm thu của tim
20


Câu trả lời đúng: huyết áp tâm thu là trị số huyết áp cao nhất trong chu kỳ tim, phụ
thuộc vào lực tâm thu và thể tích tâm thu của tim.
Người trả lời đúng được 2 giá trị trên thì được 1 điểm.

- Huyết áp tâm trương là gì có 2 giá trị:
+ Là trị số huyết áp thấp nhất trong chu kỳ tim
+ Phụ thuộc vào trương lực của mạch máu
Câu trả lời đúng: huyết áp tâm trương là trị số huyết áp thấp nhất trong chu kỳ tim, phụ
thuộc vào trương lực của mạch máu.
Người trả lời đúng được 2 giá trị trên thì được 1 điểm.
- Chỉ số huyết áp tâm thu/huyết áp tâm trương như thế nào là bình thường có 3 giá trị:
+ 120/80mmHg
+ 140/90mmHg
+ 160/100mmHg
Câu trả lời đúng: chỉ số huyết áp tâm thu/huyết áp tâm trương bình thường là
120/80mmHg.
- Bệnh tăng huyết áp là có 4 giá trị:
+ Một số bệnh lý rất thường gặp và là vấn đề xã hội
+ Tình trạng gia tăng áp lực máu trong các động mạch
+ Khi huyết áp tâm thu >140mmHg
+ Khi huyết áp tâm trương >90mmHg
Câu trả lời đúng: bệnh tăng huyết áp là một số bệnh lý rất thường gặp và là vấn đề xã
hội; là tình trạng gia tăng áp lực máu trong các động mạch; khi huyết áp tâm thu
>140mmHg; khi huyết áp tâm trương >90mmHg.
Người trả lời đúng từ 3 đến 4 giá trị trên thì được 1 điểm.
- Nguyên nhân gây bệnh tăng huyết áp có 5 giá trị:
+ Béo phì
+ Ăn mặn
+ Ăn nhiều mỡ động vật
+ Uống rượu, bia
+ Hút thuốc lá
Câu trả lời đúng: nguyên nhân gây bệnh tăng huyết áp là béo phì; ăn mặn; ăn nhiều mỡ
động vật; uống rượu bia; hút thuốc lá.
Người trả lời đúng từ 3 đến 5 giá trị trên thì được 1 điểm.

- Khi bị tăng huyết áp thường có biểu hiện có 5 giá trị:
+ Đau đầu
+ Chóng mặt
+ Khó thở
21


+ Mất ngủ
+ Hoa mắt
Câu trả lời đúng: khi bị tăng huyết áp thường có biểu hiện là đau đầu; chóng mặt; khó
thở; mất ngủ; hoa mắt.
Người trả lời đúng từ 3 đến 5 giá trị trên thì được 1 điểm.
- Chẩn đoán tăng huyết áp bằng cách có 2 giá trị:
+ Đo huyết áp khi đi khám bệnh
+ Không biết
Câu trả lời đúng: chuẩn đoán tăng huyết áp bằng cách là đo huyết áp khi đi khám bệnh.
- Tăng huyết áp dẫn đến những biến chứng có 5 giá trị:
+ Tai biến mạch máu não
+ Thần kinh
+ Nhồi máu cơ tim
+ Suy thận
+ Đột quy
Câu trả lời đúng: tăng huyết áp dẫn đến những biến chứng là tai biến mạch máu não;
thần kinh; nhồi máu cơ tim; suy thận; đột quy.
Người trả lời đúng từ 3 đến 5 giá trị trên được 1 điểm.
- Điều trị tăng huyết bằng cách có 5 giá trị:
+ Ngăn ngừa biến chứng
+ Sử dụng thuốc
+ Tăng cường tập thể dục
+ Hạn chế rượu bia

+ Giảm cân nặng nếu thừa cân
Câu trả lời đúng: điều trị tăng huyết áp bằng cách là ngăn ngừa biến chứng; sử dụng
thuốc; tăng cường tập thể dục; hạn chế rượu bia; giảm cân nặng nếu thừa cân.
Người trả lời đúng từ 3 đến 5 giá trị trên được 1 điểm.
- Hoạt động thể lực như thế nào điều hòa để điều hòa huyết áp có 4 giá trị
+ Tập thể dục vừa phải
+ Ít nhất 30 phút mõi ngày
+ 5 ngày mỗi tuần
+ Lao động ở vườn nhà
Câu trả lời đúng: hoạt động thể lực để điều hòa huyết áp là tập thể dục vừa phải; ít nhất
30 phút mỗi ngày; 5 ngày mỗi tuần; lao động ở vườn nhà.
Người trả lời đúng từ 3 đến 4 giá trị trên được 1 điểm.
- Chế độ ăn như thế nào là tốt cho người bị tăng huyết áp có 3 giá trị:
+ Chế độ ăn nhiều rau quả
22


+ Những sản phẩm ít mỡ
+ Hạn chế ăn mặn
Câu trả lời đúng: chế độ ăn tốt cho người bị tăng huyết áp là ăn nhiều rau quả; những
sản phẩm ít mỡ; hạn chế ăn mặn.
Người trả lời đúng từ 2 đến 3 giá trị trên được 1 điểm.
- Chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp có 2 giá trị:
+ Tái khám đúng hẹn
+ Uống thuốc mỗi ngày theo chỉ định bác sĩ
Câu trả lời đúng: chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp là tái khám đúng hẹn; uống thuốc
theo chỉ định của bác sĩ.
Người trả lời đúng 2 giá trị trên được 1 điểm.
- Phòng ngừa tăng huyết áp bằng cách có 5 giá trị:
+ Kiểm soát cân nặng

+ Ăn nhạt
+ Tập thể dục
+ Không hút thuốc lá
+ Hạn chế mỡ động vật
Câu trả lời đúng: phòng ngừa tăng huyết áp bằng cách là kiểm soát cân nặng; ăn nhạt;
tập thể dục; không hút thuốc lá; hạn chế mỡ động vật.
Người trả lời đúng từ 3 đến 5 giá trị trên được 1 điểm.
- Kiến thức đúng về bệnh tăng huyết áp của người dân:
* Người có kiến thức đúng về bệnh tăng huyết áp là người được từ 9-13 điểm.
* Người có kiến thức chưa đúng về bệnh tăng huyết áp là người được từ 0-8
điểm.
Thái độ về phòng ngừa tăng huyết áp
Phần thái độ có 6 nội dung, mỗi nội dung có 3 mức độ.
+ Mức độ rất quan tâm được 2 điểm.
+ Mức độ ít quan tâm được 1 điểm.
+ Mức độ không quan tâm được 0 điểm.
- Thái độ của người dân về phòng ngừa tăng huyết áp được đánh giá trên các nội dung
sau:
+ Thái độ về việc có quan tâm đến bệnh tăng huyết áp hay không.
+ Thái độ về việc có quan tâm đến điều trị bệnh tăng huyết áp hay không.
+ Thái độ về việc có quan tâm đến chế độ ăn cho người bệnh tăng huyết áp hay
không.
+ Thái độ về việc có quan tâm đến chế độ tập thể dục, thể thao về bệnh tăng
huyết áp hay không.
23


+ Thái độ về việc có quan tâm đến cách dự phòng bệnh tăng huyết áp hay
không.
+ Thái độ về việc có quan tâm đến việc cải thiện lối sống để phòng bệnh tăng

huyết áp hay không.
* Người nào có thái độ đúng là người được từ 8-12 điểm.
* Người nào có thái độ chưa đúng là người được từ 0-7 điểm.
Thực hành về dự phòng bệnh tăng huyết áp
Phần thực hành có 7 nội dung, mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, trả lời chưa đúng thì
0 điểm.
- Thực hành về theo dõi và kiểm cân nặng hàng ngày:
+ Đúng: thường xuyên
+ Chưa đúng: thỉnh thoảng
- Thực hành về việc có ngủ nghĩ bao nhiêu giờ mỗi ngày:
+ Đúng: từ 7-8 tiếng/ngày.
+ Chưa đúng: từ 4-5 tiếng/ngày, hay thức khuya.
- Thực hành về việc có khám sức khỏe định kỳ hay không:
+ Đúng: có.
+ Chưa đúng: không.
- Thực hành về chế độ ăn hàng ngày:
+ Đúng: chế độ ăn hạn chế muối, lượng muối <6g/ngày.
+ Chưa đúng: ăn mặn thường ăn các món dưa muối; ăn bình thường; có uống
rượu bia nhiều.
- Thực hành về việc có thường xuyên hoạt động thể lực hay không:
+ Đúng: có.
+ Chưa đúng: không.
-Thực hành vê việc có hút thuốc lá hay không:
+ Đúng: có.
+ Chưa đúng: không.
-Thực hành về việc có thường xuyên tìm hiểu về bệnh tăng huyết áp:
+ Đúng: thường xuyên.
+ Chưa đúng: thỉnh thoảng.
* Người nào có thực hành đúng là người được từ 5-7 điểm.
* Người nào có thực hành chưa đúng là người được từ 0-4 điểm

3.2.5. Phương pháp thu thập số liệu
3.2.5.1. Công cụ thu thập số liệu
Bộ câu hỏi khảo sát người dân được thiết kế sẵn, để đối tượng nghiên cứu tự chọn kết
quả.
24


3.2.5.2. Kỹ thuật thu thập số liệu
- Lập danh sách 100 người dân đủ tiêu chuẩn chọn mẫu.
- Chuẩn bị bộ câu hỏi khảo sát.
- Giải thích ý nghĩa, mục đích của bộ câu hỏi và đề tài khảo sát, phiếu khảo sát để
người dân hiểu.
- Tiến hành phát bộ câu hỏi cho người dân tự điền vào sau đó thu lại bộ câu hỏi.
- Đánh giá tỷ lệ người có kiến thức, thái độ, thực hành là đúng.
3.2.6. Sơ đồ nghiên cứu
Quá trình khảo sát được thực hiện qua sơ đồ như sau:
Lập danh sách 100 người dân đủ tiêu chuẩn chọn mẫu

Chuẩn bị bộ câu hỏi khảo sát

Giải thích ý nghĩa, mục đích của bộ câu hỏi và đề tài khảo sát cho
người dân

Tiến hành phát bộ câu hỏi để các người dân điền vào sau đó thu lại
bộ câu hỏi

Tính tỉ lệ phần trăm đối tượng tả lời đúng và chưa đúng trong bộ
câu hỏi

Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành của các người dân về bệnh

tăng huyết áp
Hình 3.1. Sơ đồ khảo sát
3.2.7. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Nhập số liệu và phân tích bằng phần mềm Microsoft Excel 2003.
3.2.8. Phương pháp kiểm soát sai số
25


×